Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cho Đẻ Từ Mẹ Đến Con Chi Tiết # Top 8 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cho Đẻ Từ Mẹ Đến Con Chi Tiết # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cho Đẻ Từ Mẹ Đến Con Chi Tiết được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một số điều cần biết trước khi chó đẻ

Trước khi cho cún cưng của bạn mang thai, bạn cần tìm hiểu những thông tin trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, việc chuẩn bị kỹ cho chó của bạn cũng là vấn đề hết sức quan trọng để lứa con sinh ra được khỏe mạnh. Những thông tin cơ bản mà bạn cần tìm hiểu như: giao phối, nhận biết chó mang thai, mốc thời gian.

Lưu ý trong quá trình phối giống

Trong quá trình phối giống, bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó cưng của bạn. Việc chăm sóc dinh dưỡng còn góp phần làm ổn định chu kỳ, giúp cho việc phối giống diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, đó cũng là bước chuẩn bị quan trọng cho việc mang thai của chú chó.

Nên chọn những con chó đực để phối có sức khỏe tốt, thông minh, nguồn gốc rõ ràng. Có như vậy, lứa con sinh ra cũng hạn chế được bệnh tật hay dị tật không mong muốn.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tới các biểu hiện khi động dục của chúng. Với một chú chó tới mùa động dục thì có sự thay đổi cơ thể như âm hộ hơi sưng, chảy máu âm hộ. Tuy nhiên, một số chú chó có những giai đoạn động dục rất lạ. Chúng có thể không có dấu hiệu gì trong giai đoạn này.Cho nên, bạn cần quan tâm chúng nhiều hơn để có chế độ chăm sóc hợp lý.

Cách nhận biết chó có thai

Làm sao để nhận biết thú cưng của mình mang thai là câu hỏi được nhiều chủ nhân đặc biệt quan tâm. Vì nếu không biết chó mang thai thì chủ sẽ không thể xây dựng chế độ chăm sóc tốt hơn dành cho chó bầu.

Việc nhận biết chó mang thai cũng khá đơn giản. Vì khi chó mang thai, cơ thể và hành vi của chúng có sự thay đổi rõ rệt:

Thay đổi cơ thể:

  Núm vú của chúng hồng hào, căng phồng hơn ngày bình thường.

  Tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 của thai kỳ, eo của chó bắt đầu phình to ra, bụng tròn đấy hơn.

Thay đổi hành vi:

Chó mệt mỏi, ngủ nhiều hơn

Thay đổi tập tính ăn

Chó tìm ổ đẻ

Chó có biểu hiện khó tính: hay cắn lung tung, nổi cáu vô cớ.

Ngoài ra, để chắc chắn rằng chó mang thai, hãy mang chúng đi kiểm tra ở các bệnh viện thú y. Điều này sẽ làm giảm rủi ro khi mang thai cũng như khi chó đẻ.

Một số mốc thời gian khi chó mang thai

Tùy vào chủng loại, nòi giống và tình trạng sức khỏe mà chu kỳ sinh sản của chó sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, thời gian mang bầu và đẻ của các bé gần như là giống nhau. Nếu tính mốc thời gian bắt đầu từ khi thời gian bào thai xuất hiện đến lúc hình thành ổ tử cung là trong khoảng 58 đến 68 ngày. Tức là trung bình khoảng 2 tháng các bé chó cái sẽ có hiện tượng sinh đẻ.

Chó thường đẻ mỗi năm một lứa. Với một số loại chó nghỉ ngơi ngắn hơn thì có thể là mỗi năm hai lứa nếu được chăm sóc tốt. Các lứa chó đẻ thường là cách nhau từ 6 đến 7 tháng trở lên.

Cách chăm sóc chó đẻ từ chó mẹ đến chó con

Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với một chú chó tới ngày sinh đẻ. Vì cũng giống như con người, quá trình sinh đẻ của chó cũng có thể gặp những biến chứng, nguy hiểm mà khó lường trước được. Cho nên, thời gian này lúc chó cưng rất cần sự quan tâm đặc biệt của chủ nhân.

Cách chăm sóc chó mẹ đẻ ngay trước khi sinh

Thức ăn

Ổ đẻ

Bạn cần chuẩn bị một ổ đẻ mang lại cảm giác yên tâm cho chó mẹ. Tổ cần làm thật sự ấm áp và sạch sẽ, giúp hạn chế những bệnh nhiễm khuẩn do ổ gây nên. Bạn có thể dùng giấy cạc tông, chăn hoặc nệm để làm ổ cho chúng. Việc kiểm tra thường xuyên cũng nên được quan tâm.

Động viên tinh thần

Bên cạnh đó, câu hỏi chó vỡ ối bao lâu thì đẻ là một câu hỏi khó trả lời. Việc vỡ ối chưa chắc đã là dấu hiệu chó đẻ. Một số trường hợp vỡ ối mà không đẻ sẽ làm chó cần được cấp cứu. Nhưng cũng có thể là trường hợp mang thai giả ở chó.

Chó đẻ, làm sao đỡ đẻ?

Khi sắp sinh, chó có thể thở hổn hển, rên rỉ, đi quanh quẩn như thể đang khó chịu, hoặc lẩn trốn. Chó cũng có thể bỏ ăn và bỏ uống, nhưng chắc rằng bạn cung cấp nước đầy đủ cho nó.

Nếu nhận thấy cơn co thắt và dự cảm rằng chó sắp sinh, bạn hãy dẫn chó vào khu vực ổ và giám sát nó từ xa. Nhiều chú chó sẽ sinh con vào ban đêm để có được sự yên tĩnh tuyệt đối. Bạn không cần phải can thiệp, nhưng nên bắt đầu để ý đến thời gian của những cơn co thắt và sự ra đời của cún con.

Lưu ý đến mỗi đợt sinh : Thông thường, một chú cún con sẽ ra đời cách nhau 30 phút hoặc hơn sau khoảng 10 đến 30 phút co thắt dữ dội. Bạn hãy gọi cho bác sỹ nếu không có chú cún nào xuất hiện trong vòng 30-60 phút diễn ra các co thắt mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên liên lạc với bác sỹ nếu như đã hơn bốn giờ kể từ lần cuối chó mẹ cho ra đời một chó con và bạn biết vẫn còn chó con chưa ra được.

Giám sát từng chú cún ra đời

Khi chó mẹ hạ sinh, chó con sẽ nằm trong một bọc ối; chó mẹ sẽ xé bọc nước ra, nhai dây rốn rồi liếm cún con. Tốt nhất là chúng ta nên để chó mẹ tự thực hiện thiên chức của mình mà không nhúng tay vào. Vì đây là một phần trong trải nghiệm gắn bó giữa chó mẹ và chó con.

Tuy nhiên, bạn cần quan sát xem khoảng từ 2-4 phút, chó mẹ có thực hiện việc đó hay không. Nếu khôn, bạn hay nhẹ nhàng mở bọc ối bằng tay sạch. Sau đó, làm sạch chất dịch khỏi mũi và miệng chó con. Cuối cùng, bạn nên xoa mạnh chú chó một cách từ tốn để kích thích hô hấp.

Lưu ý trong quá trình chó đẻ và sau khi chó đẻ

Trong quá trình chó đẻ, bạn nên kiểm tra xem thân nhiệt của chó con ấm áp hay không. Chó con tử vong khi sinh cũng là hiện tượng dễ thấy. Nếu bạn thấy một chú chó con mới sinh nhưng không thở, cố gắng làm sạch miệng của nó và kích thích bằng cách xoa người xem liệu chú chó có thở hay không.

Chó con nên được bú đầu ngay sau khi sinh. Đa phần chó con chết yểu vì không được bú mẹ. Vậy nên sau khi vệ sinh và cắt rốn cần đưa chúng tới chỗ mẹ ngay.

Cách chăm sóc chó mẹ và chó con sau sinh

Cũng giống như con người, sau khi sinh, chú chó trở nên yếu ớt vì kiệt sức. Chính vì vậy, chăm sóc chó mẹ sau sinh là điều bạn cần lưu tâm.  Bạn nên quan tâm chúng nhiều hơn để chúng hồi phục lại máu huyết, thể lực cũng như có nhiều sữa cho con bú.

Đối với chó mẹ sau khi đẻ

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Ngay sau khi sinh, nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ lượng thức ăn có thể thấp. Do chó mẹ vẫn còn rất mệt và nó ưu tiên cho việc ngủ nghỉ. Cho nên, bạn không cần phải quá vội vàng mà cho chúng ăn nhiều sau khi sinh. Bạn nên tăng dần lượng thức ăn theo nhu cầu của chúng.

Câu hỏi “chó đẻ ăn gì để có nhiều sữa” cũng rất được nhiều bạn quan tâm. Để chú chó có nhiều sữa cho con bú bạn nên bổ sung những thành phần sau đây:

Chất đạm

Chất đạm có trong trứng gà, các loại thịt đỏ như thịt gà, thịt vịt, thịt bò, thịt lợn,… cùng với gan lợn.

Chất béo

Chất béo rất tốt cho sự phát triển của chó con, chính vì thế mà chó mẹ cần được bổ sung hàm lượng chất béo cao hơn mức bình thường (khoảng 15% khẩu phần ăn). Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo như mỡ cá, trứng gà, phô mai,…

Tinh bột

Nếu bạn đang thắc mắc chó đẻ ăn gì để có nhiều sữa thì không thể bỏ qua tinh bột. Bổ sung tinh bột bằng cách tăng lượng cơm, cháo, bún.

Tuy nhiên, cần phải điều chỉnh lượng tinh bột ở mức vừa phải (không quá nhiều cũng không quá ít), nếu ăn quá nhiều chó mẹ có thể bị béo phì.

Canxi

Canxi là thành phần thiết yếu để giúp chó con cứng cáp, phát triển khung xương dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đặc biệt, sau khi sinh nếu chó mẹ bị thiếu canxi có thể dẫn đến các bệnh do thiếu canxi ở chó mèo.

Hàm lượng canxi cho chó mẹ qua các thực phẩm như trứng, phô mai, cải xoăn, các loại rau có lá xanh thẫm.

Nước

Nước rất cần thiết đối với cơ thể của chó mẹ sau khi sinh. Nước không những kích thích việc tạo sữa mà còn bổ sung điện giải cho chó. Người nuôi có thể cho chó uống thêm nước, sữa hoặc nước hầm xương, nước luộc rau củ,…

Sữa cho chó mẹ

Ngoài thực phẩm thường ngày thì sữa cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào dành cho chó mẹ.

Việc này không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện được chất lượng sữa cho con bú.

Bạn có thể tham khảo một số như PetLac, Esbilac, Royal Canin…. Những dòng sữa này chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất.. rất cần thiết cho chó mẹ.

Lưu ý về vệ sinh cơ thế

Tiến hành cắt tỉa lông cho chó mẹ để các tuyến sữa có thể giữ sạch.

Thường xuyên kiểm tra tuyến vú của chó mẹ hàng ngày để xem chó có bị bệnh viêm vú hay không. Nếu phát hiện thấy tuyến vú đổi màu đỏ, cứng, nóng hoặc đau thì cần cho chó thăm khám tại cơ sở thú y gần nhất.

Bạn không tắm cho chó mẹ ngay sau khi sinh.  Vì lúc này cơ thể chó mẹ còn yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Bạn nên chờ vài tuần rồi tắm cho chó mẹ. Bạn có thể tắm cho chúng bằng những loại dầu tắm nhẹ dịu dành riêng cho chó. Nhớ xả sạch nước để chó con khỏi tiếp xúc với dư lượng xà phòng còn sót lại khi chúng bú sữa mẹ

Lưu ý về chổ ở cho chó đẻ

Sau khi sinh, chó mẹ và chó con đều có sức đề kháng khá kém. Đây là cơ hội để các vi khuẩn, vi rút xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Cho nên, ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, bạn cũng cần lưu ý tới nơi ở của chúng.

Giữ vệ sinh sạch sẽ tổ ấm này là rất quan trọng. Việc giữ tổ sạch sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe đàn chó của bạn. Trong quá trình sinh nở, dịch và máu xuất hiện ở những tấm lót ổ của chúng. Bạn nên thay thế những tấm lót ổ mới để đảm bảo nơi ở của chúng được sạch sẽ, tránh những con ve chó, châý rận. Và đặc biệt là phòng tránh bệnh Care – một căn bệnh nguy hiểm của chó.

Đối với chó con sau khi đẻ

Theo dõi đàn chó con còn bú mẹ

Nếu bạn cảm thấy chúng khá khó khăn trong việc này thì có thể áp dụng những cách sau đây:

Bế chó con lên và đặt miệng chúng đúng vào núm vú của chó mẹ.

Vắt vài giọt sữa từ đầu vú của chó mẹ rồi để chó con ngửi thấy mùi sữa. Sau đó, chúng sẽ tự động tìm đúng đến núm vú để bú sữa.

Bên cạnh đó, nếu chó mẹ quá yếu và chưa có sữa cho chó con bú thì có thể thay bằng sữa ngoài. Bạn có thể dùng những loại sữa dành cho chó như sữa bột Bio Milk, sữa PetLac hay sữa EsbiLac.

Điều chỉnh nhiệt độ ổ đẻ

Nhiệt độ khu vực ổ đẻ phù hợp cho chó con là khoảng 26 – 270C và độ ẩm dưới 80%. Để tiện theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, hãy lắp đặt thêm cả nhiệt kế kiểm tra.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra thân nhiệt của chó con bằng cách quan sát và cảm giác. Nếu nhiệt độ thích hợp, chó con sẽ nằm tản đều, ngủ tốt. Nếu ổ đẻ quá nóng, chúng bò phân tán đi khắp nơi, cựa quậy nhiều, ngủ không yên giấc, tai và lưỡi của chúng đều ửng đỏ. Lúc này bạn chỉ cần lớp một lớp lót mỏng ở ổ đẻ để chó con nằm thoải mái.

Vệ sinh cơ thể

Cách nuôi chó con mới mở mắt

Khoảng 2 tuần tuổi, chó con có thể mở mắt. Thị giác cũng như thính giác từng bước hoàn thiện. Lúc này chúng đã mạnh dạn hơn và đi được nhiều hơn. Răng sữa mọc vào giai đoạn này. Chúng có thể ăn những thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo. Chúng có thể bắt đầu tự đi tiêu, tiểu mà không cần đến sự giúp đỡ của chó mẹ..

Những lưu ý chung về chăm sóc khi chó đẻ

Việc chăm sóc chó trước, trong và sau khi đẻ là việc rất quan trọng. Trong thời gian này, chó mẹ cần được quan tâm và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn nên cho chúng thăm khám bác sĩ thú ý để giảm rủi ro trong quá trình mang thai và sinh nở.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu tâm đến mặt tình cảm cho chúng. Bạn nên dành thời gian để vuốt ve và âu yếm chúng. Có như vậy, chó mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn và hạn chế được những tâm lý bất ổn trong suốt quá trình làm mẹ.

Việc chăm sóc chó con mới sinh cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ chủ nhân của chúng. Bạn nên dành thời gian quan sát để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Ví dụ như không bú, luôn tách bầy đàn, ngủ hay giật mình… Từ đó, bạn có thể đưa ra những phương án phù hợp cũng như đưa tới bác sĩ kịp thời.

Đối với những chú chó con tách mẹ thì sẽ có cách chăm sóc chó con mới tách mẹ. Bạn nên cho chúng cai sữa mẹ cũng như có những chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Những thức ăn mềm và ấm thì thích hợp với những chú chó ở độ tuổi này.

Không nên cho chó con ăn đồ lạnh. Vì thức ăn này có thể làm chó con đau bụng, tiêu chảy dẫn đến không hấp thu được. Ngoài ra, bạn cần đưa chúng đến cơ sở thú y để được tiêm phòng và sổ giun để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt.

Kết luận

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chữa Cho Chó Con Bị Đi Ngoài

Để chữa bệnh cho chó con gặp vấn đề về đi ngoài, điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là xác nhận được nguyên nhân gây bệnh ở chó. Dựa trên mức độ triệu chứng và nguyên nhân mà ta có thể đưa ra từng giải pháp cụ thể, có thể kể đến một số nguyên nhân.

1. Căng thẳng do môi trường

Việc thú nuôi bị căng thẳng dẫn đến đi ngoài là nguyên nhân khá phổ biến ở chó con, đặc biệt đối với các bé vừa được nhận nuôi đến một ngôi nhà mới, hoặc do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đồ ăn đều khiến chó ức chế, khó chịu trong người.

Tuy nhiên đây chỉ là triệu chứng nhẹ và chó con hoàn toàn có thể tự khỏi khi đã bắt đầu thích nghi. Bạn có thể giúp chó giải tỏa căng thẳng bằng một số cách như sau:

Cho chó con đi dạo, an ủi và chăm sóc kỹ bé. 

Nếu từ việc thay đổi đột ngột đồ ăn thì bạn nên chuyển lại thức ăn cũ, dành ít nhất 4-5 ngày để thêm dần thức ăn mới vào chế độ ăn của chó và cắt giảm thức ăn cũ. Cách này giúp hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ tiêu hóa có thời gian thích nghi. 

Bổ sung men tiêu hóa cho chó con.

Hạn chế tắm cho chó con trong thời gian này. Bất kỳ loại thú cưng nào cũng khá mẫn cảm với việc tắm, nếu chó con có tình trạng đi ngoài chỉ nên dùng khăn mềm vệ sinh cho bé.

2. Chế độ ăn uống

Bên cạnh nguyên nhân căng thẳng, thì chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đối với việc chó bị đi ngoài. Tùy vào giống chó, loại thức ăn mà chó con ăn vào mà sẽ có từng biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể xử lý tạm thời tình trạng đi ngoài bằng một số cách như sau:

Kiêng cho chó con ăn từ 12-24h

Ngừng cho chó ăn để đường ruột chó được để trống từ 12h – 24h giúp cho đường ruột chó được nghỉ ngơi và phục hồi vết thương. 

Không cho chó con uống sữa hoặc đồ ăn tanh

Loại sữa duy nhất phù hợp cho chó là sữa chó mẹ. Đối với chó con đang bú sữa thì bạn có thể cho dùng Lactol pha với nước để thay thế sữa. 

Nếu chó con quá nhỏ và vừa được đổi sang chế độ ăn thay thế sữa thì bạn nên chọn thực phẩm không lactose khi thấy chó con đi tiêu ra phân mềm.

Bổ sung nước đường Glucose/C-Electrolytes 

Khi chó con bị tiêu chảy phải làm sao để nó uống nước. Chính vì không thể ăn gì nên nước là nguồn bổ sung năng lượng tốt nhất lúc này. 

Cho chó uống nước đường Glucose ấm hoặc E-lectrolytes, chúng sẽ bổ sung thêm các chất điện giải.

Có thể bổ sung men tiêu hóa cho bé 

Tác dụng của men vi sinh với cún chủ yếu là hỗ trợ hệ tiêu hoá ở giai đoạn dạ dày-ruột (tức là giúp tiêu hoá đồ ăn thô) – duy trì quá trình tiêu hoá tốt, ổn định – từ đó tăng cường hệ miễn dịch, giúp cún chống lại bệnh cơ hội, stress, gút….

Các loại men vi sinh tốt cho cún bao gồm:

Men tiêu hóa Biotic: Cung cấp vitamin và vi khuẩn có lợi , ức chế vi khuẩn có hại cho đường ruột, làm giảm tiêu chảy ở thú cưng.

Men tiêu hóa Pharbiozym: Phòng ngừa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Men tiêu hóa Enterogermina (của người): bạn có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc của người, có tác dụng khá tốt với chó, kể cả chó con.

Chế độ ăn hồi phục cho chó con

Nên cho cún ăn nhạt hoặc các món như cơm trắng, nước gạo ( giúp bổ sung vi khuẩn có lợi và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột), thịt gà luộc (bỏ phần da).

Chia nhỏ các bữa nhỏ thành 3-4 bữa/ ngày trong 2 ngày đầu tiên, sau đó mới dần quay lại khẩu phần ăn cũ. 

Nên tìm hiểu kỹ lý do dẫn tới tiêu chảy để quản lý chế độ ăn hợp lý. Nếu chó không ăn được có thể truyền dịch cho nó. 

Trường hợp chó đi phân lỏng 1-2 ngày, phân nhầy kèm theo chó sốt, lừ đừ, biếng ăn cần đưa chó đi khám ngay.

3. Nhiễm bệnh do vi khuẩn, ký sinh

Nếu chó con bị tiêu chảy không đến từ 2 nguyên nhân trên, hoặc trong quá trình điều trị, khi thấy những dấu hiệu của bệnh nguy hiểm sau cần đến phòng khám ngay:

Chó con con bị tiêu chảy ra máu nhìn thấy bằng mắt thường

Bị ốm và sốt cao, bỏ ăn kiệt sức

Nôn mửa nhiều, tiêu chảy ra máu

Kêu la và tỏ vẻ rất đau đớn khi đi vệ sinh

Có dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt, phờ phạc

Đây đều là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: Care, Parvo, viêm ruột cấp, ký sinh,…Chúng khá phổ biến và thường xảy ra ở chó nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Vì đây là giai đoạn sức đề kháng của chó còn yếu nên khả năng tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Ở giai đoạn nhẹ, chó vẫn có khả năng bú mẹ và đi lại bình thường. Cần điều trị ngay ở giai đoạn này, nếu để về sau, mức độ nguy hiểm đến tính mạng của chó càng tăng, thậm chí là không có khả năng cứu chữa.

Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ tới Life Pet qua thông tin sau:

Địa chỉ: 151 Nguyễn Đình Thi, phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0916228115

Email: benhvienlifepet@gmail.com

Website: lifepet.vn

1

/

5

(

1

bình chọn

)

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ Đúng Cách

Cách chăm sóc chó con mới tách mẹ

Cai sữa cho chó con trước khi tách mẹ

Điều đầu tiên cần làm trước khi tách chó con khỏi mẹ là phải cai sữa cho chó con. Do đó, các bạn cần xác định được thời điểm chó con bao giờ tách mẹ là vô cùng quan trọng. Cần đảm bảo dạ dày của chó con chịu được thức ăn bên ngoài thay vì sữa mẹ. Nếu cai sữa quá sớm sẽ không tốt, gây ra những bệnh hành vi như gầm gừ, sủa nhiều quá mức.

Tiêm vacxin cho chó con

Chó con mới tách mẹ rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột và dạ dày. Hơn thế nữa, hệ miễn dịch của chúng cũng còn quá non nớt, mọi tác nhân môi trường đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cún con.

Hãy tiêm phòng cho chó con để phòng bệnh, đồng thời giúp chó con phát triển toàn diện nhất. Ngoài ra, đừng quên dùng thuốc tẩy giun sán định kỳ để giúp cún con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ thú y về cách chăm sóc chó con mới tách mẹ sau khi tiêm vacxin cho chó con đúng cách nhất.

Lựa chọn thức ăn phù hợp

Chó con trong giai đoạn mới cai sữa thì chỉ nên cho ăn sữa hoặc cháo loãng. Nếu không có thời gian nấu cháo cho cún cưng thì các bạn có thể sử dụng các loại thức ăn khô và pate ăn dặm dành riêng cho chó con.

Nơi ở dành cho chó con

Ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn cần lưu ý đến nơi ở của cún con. Đây là điều đặc biệt quan trọng khi thực hiện cách chăm sóc chó con mới tách mẹ. Không được để chó con nằm ở nơi quá lạnh hoặc quá nóng. Bởi nó có thể gây ra các bệnh về phổi.

Do đó, sau khi tách mẹ bạn nên sử dụng nguồn nhiệt nhân tạo để duy trì nhiệt độ cơ thể cho chó con. Từ đó, sẽ giúp cơ thể cún con dần khỏe mạnh và cứng cáp.

Dọn dẹp chỗ ở của chó con thường xuyên, đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chó con. Bởi vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại sẽ dễ xuất hiện nếu nơi ở của chúng bẩn và không được vệ sinh thường xuyên.

Sản phẩm dịch vụ của Mèo Cún gồm có:…

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh Mất Mẹ

Theo kinh nghiệm chăm sóc chó con mới sinh mất mẹ của nhiều chủ nuôi thì ở mỗi giai đoạn, tuần tuổi khác nhau chó con sẽ cần lượng chất dinh dưỡng khác nhau cũng như cách chăm sóc riêng. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

Trong vòng 24h sau khi được sinh ra nếu chó con được bú sữa mẹ là tốt nhất, nhưng nếu không có được sữa mẹ thì bạn có thể mua cho chó các loại sữa được nghiên cứu dành riêng cho chó con như PetLac, Esbilac PetAg… để chúng có thể đảm bảo được hệ miễn dịch.

Bạn pha sữa và đổ vào bình sữa của trẻ nhỏ rồi cho chó con bú từ từ từng chút một. Bạn nên cho chó con uống sữa đúng thời gian và nên chia thành 5 – 6 lần/ 01 ngày, mỗi lần uống từ 15 – 25ml.

Ở giai đoạn này thì sữa vẫn là nguồn thức ăn chính của chó con, nhưng bạn có thể giảm bớt lượng sữa đi và cho chó tập ăn cháo xay nhuyễn. Bạn nên duy trì và tập cho chó con thói quen ăn cháo để dần dần cai sữa.

Ngoài ra, bạn còn có thể trộn 2 thìa thức ăn hạt khô dành cho chó vào cùng với sữa pha, trộn đều cho đến khi nó có độ sệt giống cháo và cho chó ăn xen lẫn.

Do đây là giai đoạn mà hệ miễn dịch của chó con còn rất non nớt nên bạn cần đưa chó đi tiêm phòng, tẩy giun định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y để giúp chúng phát triển tốt nhất.

Tạo được một môi trường sống với độ ẩm và điều kiện nhiệt độ phù hợp với thân nhiệt của chó con. Cách tốt nhất là bạn nên lắp lò sưởi hoặc đèn sưởi rồi lót một tấm đệm mềm ở trong chuồng để ngăn ngừa việc chó con bị bỏng do tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt

Kiên nhẫn trong việc giúp chó con đi vệ sinh. Bởi thực tế việc giúp chó con đi vệ sinh là nhiệm vụ của chó mẹ, nhưng do chó con đã mất mẹ nên bạn cần phải giúp chúng bằng cách lấy giấy ướt rồi nhẹ nhàng lau vào phần hậu môn để tạo kích thích. Bạn nên duy trì việc làm này cho đến khi chó được 3 tuần tuổi và dần kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình.

Bạn nên dành thời gian đưa chó con đến gặp bác sĩ để có thể phát hiện ra bệnh một cách sớm nhất, giúp chúng sống khỏe mạnh hơn

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cho Đẻ Từ Mẹ Đến Con Chi Tiết trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!