Bạn đang xem bài viết Huấn Luyện Chó Theo Phương Pháp Quân Đội Là Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phương pháp quân đội
Phương pháp quân đội trong là việc áp dụng những bài học, mệnh lệnh và kỹ năng chuyên biệt của quân đội để dạy chó.
Cũng như các phương pháp khác, cách huấn luyện này cũng có nhiều cung bậc khác nhau. Từ dễ – khó, từ đơn giản – phức tạp. Điều này sẽ được cân nhắc theo sức khỏe, độ bền bỉ và mức độ đáp ứng của em chó.
Loài chó nào được huấn luyện như thế nào theo phương pháp này
Chó nghiệp vụ quân đội phải là những con được tuyển chọn kỹ lưỡng. Bởi phương pháp quân đội với những bài học chặt chẽ, kỹ thuật cao nên đòi hỏi chú chó phải là giống chó khỏe mạnh, dẻo dai, trung thành, gan dạ và thông minh.
Tại trường huấn luyện chó 276, một số giống chó thường được lựa chọn đó là: Pitbull, Phú Quốc, Doberman, Becgie Đức …Trong đó, Becgie Đức là lựa chọn số 1. Với bản lĩnh của mình, chúng dễ dàng hòa nhập vào bài học và nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ được các huấn luyện viên giao cho.
Một số bài học cơ bản trong phương pháp quân đội
T heo phương pháp quân đội không giống như một số phương pháp khác. Các bài học, kỹ năng huấn luyện cũng ở dạng nâng cao hơn.
Những kỹ năng khi chó tham gia vào phương pháp quân đội:
Biết thực hiện những động tác cơ bản theo mệnh lệnh: bò, nằm, ngồi, bắt tay, đi vệ sinh đúng nơi quy định, sủa khi có người lạ lại gần …
Biết tìm đồ vật cho chủ
Biết chơi những trò chơi vượt chướng ngại vật
Biết tránh xa bả, không ăn đồ ăn của người lạ
Bảo vệ được chủ, tài sản trước sự xâm nhập của những đối tượng xấu.
Ngoài ra, chúng còn có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ khác trong việc canh gác, đánh hơi, tấn công …
Trung tâm huấn luyện chó quân đội chuyên nghiệp
Trường huấn luyện chó 276 là một trong những trung tâm uy tín hàng đầu trong lĩnh vực huấn luyện chó. Với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, giáo trình chuẩn của Bộ Quốc Phòng. Nơi đây đã thành công rất nhiều giống chó khác nhau. Đồng thời, với trên 10 năm kinh nghiệm. T rường huấn luyện chó biết được đặc tính của từng giống chó ưu điểm, hạn chế ở đâu. Từ đó, rèn luyện chúng biết nghe lời, trung thành, khỏe mạnh. Và thực hiện tốt theo mệnh lệnh của chủ nhà, thậm chí là phát triển các kỹ năng riêng theo yêu cầu của từng chủ nhân./.
XEM THÊM Chăm sóc chó
Fanpage: https://www.facebook.com/Trungtamhuanluyenchonghiepvu276/
Huấn Luyện Chó Hung Dữ Như Thế Nào Là Hiệu Quả Nhất
Huấn luyện chó hung dữ như thế nào là hiệu quả? Và cách phòng tránh chó hung dữ tấn công như thế nào?
Nếu bạn giáp mặt một con chó hung dữ thì cần phải luôn nhớ điều này: Phải thật bình tĩnh.
Rất nhiều nghiên cứu đã cho biết, chó có thể cảm nhận được sự sợ hãi hoặc lo lắng của con mồi và điều đó khiến chúng hung hăng hơn.
Bạn cũng không được phép hét lên hoặc tìm cách đá chó. Chó – đặc biệt là những loài chó dữ bẩm sinh như Pitbull, Ngao Ý… luôn muốn làm nạn nhân hoảng loạn trước khi tấn công. Chính vì thế, việc giữ bình tĩnh và kiểm soát được hành vi cơ thể sẽ làm chúng dịu lại.
cần tránh nhìn thẳng vào mắt chó. Hầu hết chúng ta, dù có giữ bình tĩnh cũng không thể tránh khỏi cảm giác sợ hãi.
Vì thế, việc nhìn vào mắt một chú chó hung dữ có thể khiến nó cảm nhận được bạn đang lo lắng. Bên cạnh đó, chó dữ có thể coi đó là hành động khiêu khích, có thể tấn công bạn bất kỳ lúc nào.
Khi đã “làm dịu” cơn hung hăng của chó, hãy tìm cách rút lui. Nếu bạn đang cầm trong tay gậy hoặc ô, hãy giơ ra phía trước (nhưng không được chĩa vào mặt chó). Điều này sẽ làm vóc dáng bạn trở nên to lớn hơn và dường như đáng sợ hơn trong mắt chúng. Và khi chó dữ cảm thấy bạn không bị đe dọa bởi nó, rất nhiều khả năng nó sẽ rút lui.
Loài chó cũng như con người, có người hiền, có người dữ giằn cục cằn. Đôi lúc tăng động nghịch ngợm, nhưng đôi khi lại tự kỷ thu mình lại mà chẳng muốn giao tiếp ai.
Nếu bạn không để ý đến chú chó nhà mình làm tình trạng stress bị kéo dài. Lâu dần sẽ làm chú chó dẫn đến bị thần kinh. Đó là do chúng ta chưa biết cách nuôi dưỡng tính cách. Ví như việc bạn ít giao tiếp với chú chó nhà mình, ít cho chú chó ra ngoài hay tiếp xúc với các chú chó khác.
Nuôi dưỡng chú chó một mình từ nhỏ. Điều này có mặt không tốt là chú chó chỉ xây dựng mối quan hệ với mình bạn hoặc với những thành viên trong gia đình.
Nếu mà chúng có thái độ không nghe lời. Biểu hiện cắn lại chủ nhân, bạn cần nghiêm khắc. Bảo không nghe thì phải phạt, để chúng biết ai là chủ. Nhưng hình phạt không nên tính bạo lực trong đó. Vì nó sẽ góp phần làm chú chó trở nên hung dữ hơn. Biểu hiện của sự phòng thủ sẽ bắt đầu xuất hiện khi bạn đánh chúng.
Bạn có thể đánh nhẹ nhàng, đập xuống sàn, chỉ cần tạo ra tiếng động lớn lấn áp tinh thần của chú chó là được.
Yêu thương cũng cần sự nghiêm ngặt để chú chó được ngoan ngoãn hơn, hiểu chuyện hơn
Hiện nay có rất nhiều trung tâm huấn luyện chó được thành lập nhưng tìm một trung tâm huấn luyện chó uy tín và có kinh nghiệm trên 10 năm thì rất ít.
Trung tâm huấn luyện chó 105 là một trong những ở chúng tôi được khách hàng tin tưởng sẽ huấn luyện chó hung dữ thành chú chó hiền lành theo yêu cầu của bạn, Huấn luyện chó béc giê, Huấn luyện chó husky…
Bạn có nhu cầu xin liên hệ: Địa chỉ: A6/177k Trần Đại Nghĩa ấp 1 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM Số Điện Thoại: 0974 708 845 huấn luyện viên trưởng Nguyễn Hồ Thế
Phương Pháp Huấn Luyện Chó Đơn Giản
Đăng ngày: 11/04/2014 21:34
chó ngao đức
Huấn luyện chó con đi vệ sinh, biết chạy tới khi chủ gọi, đeo dây xích khi dẫn chó đi đường đi dạo, dạy chó không đuổi theo xe hơi xe máy xe đạp, biết ngồi, nằm và bò
Nên bắt đầu dạy chó từ khi cai sữa. Trước hết bạn phải dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ, có mặt khi được gọi, không được gặm đồ đạc, dày dép,…
Sau mỗi bữa ăn đưa cho chó ra ngoài và khen ngợi chó mỗi khi nó đi vệ sinh xong. Nếu chó con ỉa đái bậy ra nhà, hãy mắng và đưa nó ra ngoài ngay lập tức. Không nên dí mũi chó vào đống bậy của nó. Nếu bạn thấy chó con bắt đầu đi vòng vòng và hít hà đánh hơi thì đó là dấu hiệu cho biết nó cần đi vệ sinh. Nếu có thể được thì việc đầu tiên trong ngày là đưa chó ra ngoài lúc sáng sớm, sau mỗi lần cho chó ăn và khi bạn chuẩn bị đi ngủ. Chó phải đi vệ sinh ở ngoài bất kể thời tiết nên phải canh trừng nó và khi làm vệ sinh xong thì cho nó vào nhà, khen thưởng vuốt ve nó. Nếu bạn sống trong khu trung cư đô thị không thể dẫn chó ra ngoài thì hãy làm cho nó một khay vệ sinh có lót vài tờ giấy báo cũ. Cách tập cũng như khi đưa chó đi vệ sinh ở ngoài nhưng khi bạn dọn khay hãy để lại một mẩu giấy báo có dính mùi của nó. Một chút mùi này không phiền ai nhưng cũng nhắc cho nó nhớ khay của nó. Suốt thời kì tập làm vệ sinh bạn phải hết sức để ý đến chú cho con của bạn, nếu thấy nó đi vệ sinh không đúng chỗ hãy quát “không” và xua nó đi ra ngoài hoặc đưa đến khay vệ sinh của nó. Nếu thấy nó bị phạm lỗi hãy dí mũi nó vào gần nơi nó vẫn hay đi bẩn hoặc mẩu giấy báo có dính mùi ở khay vệ sinh và mắng nó, có thể phết cho nó vài cái bằng tờ báo cuộn lại rồi hướng dẫn nó đi đúng chỗ. Bạn phải trứng tỏ cho nó thấy nó bị mắng vì sai lỗi.
Bạn hãy thể hiện sự công bằng và đừng mong đợi quá nhiều, quá sớm ở một chú cho con trong giai đoạn huấn luyện này.
Bạn là thầy giáo, chú chó của bạn là trò. Chó con không thể hiểu những chỉ thị được truyền đạt lần đầu hoặc vài lần đầu. Cần lặp đi, lặp lại bài học và bạn phải kiên nhẫn. Bài học phải hết sức vắn tắt, mệnh lệnh phân minh, ngắn gọn, một từ là tốt nhất: Không, Nằm, đứng, ngồi, đi,… và cố định lệnh ấy không thay đổi với giọng nói bất biến, không quát tháo. Không nên dùng roi đánh chó vì loài chó ghét tiếng roi quất và dễ bị tổn thương tình cảm. Phạt chó khi sai lỗi (phết vài cái bằng tờ báo cuộn) và khen thưởng chó khi biết vâng lời: ” chó ngoan “, “giỏi” bằng giọng vui vẻ kèm theo vài cái vỗ nhẹ và vuốt ve sẽ làm chó hết sức vui sướng.
Khi có đủ lớn để học, dậy chó biết vâng lệnh: “đến đây!”. Cùng lúc giật nhẹ sợi dây và kéo nó về phía bạn khi nó tới bạn hãy khen ngợi và vuốt ve nó. Tập trong vòng mười lần thì thưởng cho nó chút thức ăn ngon và kết thúc buổi tập. Hàng ngày lập lại như thế cho đến khi nó sẵn sàng có mặt khi bạn gọi. Mỗi khi chú chó của bạn vang lời bạn hãy khen và vỗ về nó vài cái, nhưng khi làm sai bạn cũng nên la mắng nó.
3. Huấn luyện chó đeo dây xích khi dẫn nó đi đường, đi dạo.
Trước hết phải tập cho chó, quen đeo đai cổ, sau đó cho nó bắt đầu đeo xích. Hãy dạy chó đi bên cạnh bạn, nếu nó ngồi suống, vùng vẫy, chạy tới chạy lui hãy nhẹ nhàng kéo sợi xích và nhẹ nhàng với nó. Nếu nó tiếp tục ngoan cố hãy thu ngắn sợi xích và cột nó lại trong 1 giờ. Sau khi bị giam giữ nên khi được thả tự do có thể nó sẽ hoan hỉ vâng lời bạ dạy. 1 con chó được huấn luyện tốt thường không giữ căng sợi xích, không làm dối xích quanh chân bạn.
4. Dạy chó không đuổi theo xe hơi, xe máy, xe đạp.
Khi chó của bạn thích đuổi xe hơi hãy nói “không, không!” và cầm dây xích giật giữ nó lại. Việc này bạn phải kiên nhẫn, nếu sau vài lần vẫn không có kết quả bạn hãy nhờ một người mà nó không quen mặt chạy xe qua và bắn súng nước vào mặt nó khi nó đuổi theo xe. Một lần như thế cũng đủ để làm nó hết hứng thú và chừa thói chạy theo xe. Đối với xe máy hay xe đạp chó đuổi theo thường gây hột hoảng cho người điều khiển xe, có khi dẫn đến tai nạn chết người và gây phiền hà cho bạn nên tốt nhất là hãy dạy nó không đuôi theo bất kì loại xe nào.
5. Huấn luyện chó biết ngồi, nằm và bò.
– Dạy chó ngồi: Để chó đứng bên cạnh bạn, tay phải cầm đai đeo cổ, khi kéo lên tay trái nấn mõm chó xuống và da lệnh: “ngồi!”, khi chó ngồi thì khen thưởng cho ăn thức ăn ngon và vuốt ve vỗ về nó vài cái.
– Để chó đứng phía trước, tay trái của bạn nắm dây xích kéo chó ngẩng lên, tay phải cầm miếng thịt giữ nó kết hợp ra lệnh “ngồi!”, khi nó ngẩng lên đòi ăn thịt sẽ ngồi suống, bạn nên thưởng cho nó ăn, cứ làm như vậy nhiều lền cho đến khi chó nghe lệnh tự ngồi thì thôi.
– Khi cho chó ăn bạn hãy giơ cao tô thức ăn, lúc này chó muốn lấy thức ăn nên nhảy chồm chồm liên tiếp, chân sau chịu sức nặng của toàn thân mông để chấm mông suống đật muốn ngồi thì nhân cơ hội ấy bạn ra lệnh “ngồi!” kết hợp với hiệu lệnh tay giơ ngang mặt chó. Khi chó đã ngồi khen thưởng hạ tô thức ăn cho chó ăn ngay thì chó ngồi ăn tỏ ra phấn khởi cao độ.
– Sau khi cho chó dạo chơi bạn gọi chó lại, tay phải vỗ vào ngực chó, tay trái ấn mông chó xuống đồng thời tay phải ấy ngực chó lên và ra lệnh “ngồi!” chó sẽ tự ngồi xuống.
+ Bạn dắt chó ra sân chơi và để chó ngồi xuống bên trái, sau đó bạn quỳ xuống, tay trái nắm dây đai cổ, tay phải cầm miếng thịt dử và hạ tay thấp xuống đặt trước mặt chó và ra lệnh ” nằm!”. Nếu chó nằm xuống thì cho chó ăn thịt và khen “giỏi!” sau một lát tay trái của bạn cầm dây đai kéo cổ chó lên và ra lệnh cho chó ” ngồi “, nên tiếp tục làm đi làm lại trong nhiều lền trong nhiều ngày cho chó quen động tác.
+ Bạn để chó ngồi bên cạnh, còn bạn quỳ chân xuống, tay trái nắm dây đai cổ và để khuỷu tay lên lưng chó, tay phải cầm hai chân trước chó kéo từ từ xuống và ra lệnh “nằm!”. Do lưng bị đè xuống, chân bị kéo chó sẽ nằm, lập tức khen thưởng nó sẽ mau chóng theo lệnh.
+ Bạn để chó ngồi trước mặ mình còn bạn ngồi xổm, tay trái cầm dây đai cổ, tay phải cầm miếng thịt giữ khi chó nhoài ra lấy thịt thì từ từ nằm xuống, lúc này bạn kịp thời ra lệnh “nằm”, thưởng thịt cho chó ăn, và tiếp tục luyện tập cho đến khi chó thành thục động tác.
Bạn cho chó nằm ở chỗ có bãi cỏ, tay trái đề trên vai chó, tay phải cầm đai cổ kéo nhẹ và ra lệnh “bò”. Nếu chó bò thì cho phần thưởng ngay. Hoặc có thể tay phải của bạn không cần cầm đai cổ mà để miếng thịt vào lòng bàn tay cách xa mõm chó, chó muốn ăn thịt phải bò nhoài theo. Khi có bò được 1 đến 2 mét nên thưởng cho nó ăn và lại tiếp tục tập bò.
Tại Sao Shiba Inu Là Giống Chó Khó Huấn Luyện Nhất? Tìm Hiểu Phương Pháp Huấn Luyện Hiệu Quả
Khó khăn cho những người nuôi chó Shiba Inu không nằm ở quá trình chăm sóc mà nằm ở quá trình huấn luyện. Chắc chắn, khi đi mua, bạn sẽ được nghe những lời cảnh báo: giống chó này thực sự khó huấn luyện và chúng không phù hợp với những người chủ không có kinh nghiệm. Vậy sự thật có phải như thế, rằng: Shiba Inu là một trong những giống chó khó huấn luyện nhất?
Tại sao Shiba Inu là một trong những giống chó khó huấn luyện nhất?
Lý do khiến chó Shiba Inu trở nên khó huấn luyện nằm ở chính tính cách của chúng.
1.Giống chó này có ý chí mạnh mẽ và khá bướng bỉnh. Chúng luôn có xu hướng làm theo ý muốn của bản thân và sẵn sàng bỏ qua các mệnh lệnh của chủ. Bạn chỉ có thể bắt Shiba làm một việc gì đó nếu chúng thực sự thích. Chủ sở hữu Shiba nên lợi dụng tính cách và sở thích của chúng trong huấn luyện thì sẽ hiệu quả hơn.
2. Một Shiba Inu với tính cách bướng bỉnh và sự kiên định đặt sai chỗ, sẽ không đầu hàng dù bị đe doạ hay trừng phạt. Nếu dùng hình phạt trong huấn luyện Shiba, bạn sẽ mất tất cả. Shiba sẵn sàng chịu đựng nỗi đau, không ăn uống, không đi dạo, không nhận được sự chú ý, mất tự do, … để chống lại bạn.
3. Một Shiba với tính cách của kẻ nổi loạn. Nếu bạn cấm Shiba làm một điều gì đó, chúng chắc chắn sẽ cố gắng làm ngay khi có cơ hội. Shiba sẽ lén lút và làm điều đó ngay khi bạn quay lưng lại. Tuy nhiên, nếu bạn không ở nhà, chúng lại dành phần lớn thời gian để ngủ vì không có “khán giả” ngồi xem.
4. Một Shiba với tính cách độc lập và xa cách như loài mèo. Chúng không thích bị kiểm soát, hay mất tập trung và dễ chán nản.
Shiba Inu có thể là giống chó khó huấn luyện nhưng không phải không có cách. Một phương pháp huấn luyện truyền thống và căn bản sẽ không có tác dụng với giống chó này.
Thời điểm nên bắt đầu huấn luyện chó Shiba Inu
Quá trình huấn luyện chó Shiba Inu nên được diễn ra ngay khi bạn đón chúng về nhà (7-16 tuần tuổi). Đối với giống chó bướng bỉnh này thì nên huấn luyện càng sớm càng tốt khi các thói quen xấu chưa hình thành. Để đến khi chúng quá 6 tháng tuổi mới bắt đầu huấn luyện thì 100% bạn sẽ thất bại. Việc kiểm soát Shiba lúc này là bất khả thi.
Phương pháp huấn luyện chó Shiba Inu đi vệ sinh đúng chỗ
Trong huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ, không thể dùng phương pháp truyền thống như những giống chó khác. Những chuyên gia khuyên rằng, bạn nên lợi dụng tính cách và tập tính của Shiba Inu để việc huấn luyện được hiệu quả hơn. Và phương pháp huấn “đào tạo thùng” được ra đời.
Đào tạo thùng ở đây đơn giản là cố định vị trí của chó Shiba trong chuồng nhốt. Một Shiba Inu ưa sạch sẽ không thích làm bẩn không gian sống của mình. Chúng chắc chắn sẽ sủa to, báo hiệu cho chủ biết mỗi khi có nhu cầu đi vệ sinh. Việc của bạn là bắt đầu đưa chúng vào vị trí đi vệ sinh cố định và bắt đầu huấn luyện.
Phương pháp huấn luyện
Bước 1: Chuẩn bị một chuồng nhốt cho Shiba Inu với chăn và đồ chơi. Cho chúng chơi đùa với đồ chơi trong chuồng để thích nghi dần. Giữ Shiba Inu của bạn cố định trong chuồng.
Bước 2: Bất kỳ khi nào nghe thấy tiếng kêu của Shiba Inu, bạn hãy lập tức đưa chúng đến chỗ đi vệ sinh cố định để tiến hành huấn luyện. Thường là khi chúng ngủ dậy và sau mỗi bữa ăn. Nếu thời điểm đi vệ sinh quá lung tung, bạn hãy nghiên cứu lịch trình và cố gắng thay đổi nó để phù hợp hơn.
Bước 3: Khi đưa Shiba đến chỗ vệ sinh cố định, nếu chúng đi vệ sinh ngay lập tức thì hãy khen ngợi bằng một phần thưởng nào đó. Còn nếu chúng sủa báo hiệu để nghịch ngợm, phá phách thì ngay lập tức đưa trở lại bên trong và đặt vào chuồng của mình.
Bước 4: Khi chó Shiba đi vệ sinh thành công, hãy chơi với chúng trong vài phút ở bên ngoài trước khi đưa trở lại chuồng.
Bước 5: Tăng thời gian chó Shiba có thể ra khỏi chuồng sau mỗi lần đi vệ sinh thành công. Đó có thể xem là một phần thưởng giúp chúng hiểu rằng, chỉ khi đi vệ sinh đúng chỗ mới được chơi ở ngoài.
Quá trình huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ sẽ mất khá nhiều thời gian. Thông thường phải từ 2-3 tháng chúng mới hình thành thói quen. Điều đó đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của chủ trong huấn luyện.
Lưu ý khi huấn luyện
Nhốt trong chuồng không thể là một giải pháp cho tất cả các vấn đề bạn gặp phải với Shiba Inu.
Đừng giữ chó Shiba trong thùng quá lâu nếu không chúng sẽ bị trầm cảm và lo lắng. Chú chó của bạn cần tập thể dục và chơi đùa ít nhất 2-3h mỗi ngày.
Không bao giờ sử dụng chuồng nhốt như một hình phạt. Chó Shiba sẽ sợ nó và từ chối đi vào mỗi khi có lệnh.
Dùng phần thưởng như một cách khích lệ chó Shiba cố gắng. Nhưng không nên lạm dụng quá nhiều có thể tạo thành thói quen xấu.
Chó Shiba dưới 16 tháng tuổi thường không kiểm soát được hành vi của mình. Nếu chúng tè bậy ra chuồng đừng vội trách phạt. Hãy tìm cách khử trùng mùi và ghi nhớ mốc thời gian đó để lưu ý vào hôm sau.
Phương pháp xã hội hoá chó Shiba Inu
Điều quan trọng nhất khi đưa Shiba Inu về nhà là phải bắt đầu xã hội hoá chúng ngay lập tức. Xã hội hoá ở đây tức là dạy chó Shiba hòa nhập với thế giới xung quanh. Bạn phải giới thiệu chúng với người lạ, trẻ em, chó, mèo và các động vật khác để hoà nhập tốt hơn. Từ đó biết cách cư xử đúng mực và kiểm soát hành vi của mình.
Thời gian nên bắt đầu xã hội hoá
Shiba là giống chó nổi loạn về hành vi. Chúng đôi khi mất kiểm soát và hành động theo bản năng hoang dã. Xã hội hoá thật sự cần thiết. Bạn nên bắt đầu ngay trong giai đoạn chó Shiba phát triển tâm lý mạnh nhất từ 7-16 tuần tuổi. Qua giai đoạn này mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn khi bắt đầu thay đổi thói quen của chúng.
Tại sao cần phải xã hội hoá Shiba Inu?
Để chó Shiba cư xử đúng mực với con người
Hãy suy nghĩ về cảm giác khi đến thăm bạn bè và bạn rất khó có thể vào cửa vì chú chó Shiba của họ đang phát điên, nhảy khắp người, sủa điên cuồng, thậm chí cắn vào tay bạn. Đó là trường hợp điển hình cho những chú chó không được xã hội hóa đúng cách hoặc không được dạy cách cư xử đúng mực.
Để chó Shiba an toàn với trẻ em
Bạn có thể nghĩ rằng, Shiba Inu thật sự an toàn với trẻ em? Sự thật không hẳn như thế. Trên thực tế, hơn 60% nạn nhân bị chó Shiba cắn là trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do chó Shiba không xem trẻ em như người lớn thu nhỏ. Chúng chỉ xem trẻ em là những sinh vật không thể đoán trước với giọng nói to, cử động giật giật và cảm xúc khoa trương. Nhiều con chó cảm thấy bị đe dọa bởi những hành động tự nhiên đó của trẻ nhỏ.
Để giữ cho chó Shiba thật sự an toàn với trẻ em, bạn phải cho chúng tiếp xúc ngay từ nhỏ. Hãy cho Shiba chơi đùa cùng, ăn cùng, thậm chí ngủ cùng trẻ nhỏ để tạo nên tình cảm và sự gắn kết.
Để chó Shiba thân thiện với những con vật khác
Xã hội hoá để chó Shiba thân thiện với những con vật khác, đặc biệt là mèo. Shiba là giống chó săn, chúng luôn có xu hướng đuổi theo những con vật nhỏ vì nghĩ đó là con mồi. Xã hội hoá ở đây không nhất thiết là bạn phải bắt chó Shiba yêu quý, thân thiết với loài mèo. Đơn giản chỉ giúp chúng kiểm soát hành vi của mình, không lồng lộn đuổi theo dù chỉ vô tình bắt gặp mèo ngoài đường.
Hãy nuôi chó Shiba cùng với những con vật nuôi khác. Cho ăn uống, chơi đùa cùng nhau trong một không gian chung như: sân vườn, bể bơi, … Thời gian đầu có thể gây ra nhiều lộn xộn vì Shiba là giống chó độc lập. Nhưng lâu dần, chúng sẽ tự quen. Đừng để Shiba nghĩ mình là duy nhất trong lãnh thổ nhà bạn.
Để chó Shiba bình tĩnh và tự tin khi ra ngoài
Một chú Shiba không được xã hội hoá có thể sợ đám đông, sợ tiếng còi xe oto, sợ sấm sét, sợ pháo hoa, … Sợ hãi là căng thẳng, và căng thẳng tạo nên những hành vi không đúng mực. Bạn có thể xã hội hóa chú chó của bạn bình tĩnh hơn về những gì xảy ra trong thế giới xung quanh. Hãy dẫn chúng ra ngoài thường xuyên để làm quen với mọi thứ ngay từ nhỏ.
Phương pháp huấn luyện chó Shiba vâng lời
Shiba là giống chó ương bướng và khó bảo. Đào tạo vâng lời nên được tiến hành ngay từ nhỏ thì sau này mới mong kiểm soát chúng. Shiba rất tham ăn nên một mẹo nhỏ được dùng trong huấn luyện là phần thưởng. Hãy dùng những loại thức ăn yêu thích của Shiba để thu hút sự chú ý. Dần dần, dùng thức ăn ít yêu thích hơn, rồi loại bỏ hoàn toàn khỏi huấn luyện.
Lệnh “ngồi”
Đây là một trong những mệnh lệnh vâng lời dễ dạy nhất và là một lệnh tốt để bắt đầu huấn luyện chó Shiba vâng lời:
Bước 1: Giữ một phần thưởng gần mũi chó Shiba.
Bước 2: Di chuyển tay của bạn lên cao sao cho đầu chó Shiba dõi theo phần thưởng và làm cho mông của chúng thấp hơn. Chúng sẽ vô tình rơi vào tư thế ngồi.
Bước 3: Khi chó Shiba trong tư thế ngồi, hãy hô to: “Ngồi xuống”. Xoa đầu và khen thưởng.
Bước 4: Lặp lại các bước này một vài lần mỗi ngày cho đến khi chó Shiba thành thạo. Sau đó, thực hành con chó của bạn ngồi khi ăn, khi đi dạo, tóm lại trong mọi tình huống.
Lệnh “Lại đây”
Lệnh này giúp bạn quản lý chó Shiba khi chúng bị mất kiểm soát. Ví dụ như: tuột dây xích, chạy vọt ra đường, …
Bước 1: Giữ chó Shiba bằng dây xích dài khoảng 4-6m.
Bước 2: Tạo ra khoảng cách với chó Shiba bằng độ dài dây xích. Hãy hô lệnh “Lại đây” và cầm phần thưởng trên tay. Sau đó, giật nhẹ dây xích. Chó Shiba khi nhìn thấy phần thưởng chắc chắn sẽ tiến lại chỗ bạn.
Bước 3: Khi chó Shiba đến gần, hãy xoa đầu và khen thưởng cho chúng.
Bước 4: Khi chó Shiba thành thạo với dây xích, hãy loại bỏ chúng khỏi huấn luyện và thực hiện trong khi vực kín an toàn. Sau một thời gian đã quen lệnh, hãy đưa chúng đến nơi đông người để huấn luyện tốt hơn.
Những lệnh còn lại, bạn cũng có thể thực hiện tương tự với quy tắc chung: dùng phần thưởng yêu thích để huấn luyện chó Shiba. Huấn luyện chay và truyền thống áp dụng với giống chó nghịch ngợm, ương bướng như Shiba sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Cập nhật thông tin chi tiết về Huấn Luyện Chó Theo Phương Pháp Quân Đội Là Như Thế Nào? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!