Bạn đang xem bài viết Hay Bị Sôi Bụng Òng Ọc Và Tiêu Chảy Là Vì Sao, Chữa Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chào bác sĩ, năm nay em 24 tuổi. Cho em hỏi, em hay bị sôi bụng kêu ọc ọc và tiêu chảy, nhất là sau khi ăn xong. Bụng hay sôi nhiều lúc nằm ngủ trưa hoặc tối, mỗi lần ợ thì bụng không kêu nữa. Vậy cho em hỏi bệnh của em là gì? và phương pháp chữa trị như thế nào? Cảm ơn bác sĩ.Trả lời
Chào bạn,
Theo những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Đây là một trong những dạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa (FDG), được định nghĩa là các vấn đề xảy ra tại đường ruột lâu ngày mà không phát hiện thấy dấu hiệu của một bệnh lí rõ ràng hay chấn thương thực thể, thông qua xét nghiệm chẩn đoán.
➤ Tình trạng tiêu chảy kéo dài cũng có thể là do hội chứng ruột kích thích gây ra. Hội chứng ruột kích thích cũng được coi là một dạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa, bao gồm 4 nhóm chính:
IBS-D: Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
IBS-C: Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
IBS-M: Hội chứng ruột kích thích vừa tiêu chảy kèm táo bón
IBS-U: Hội chứng ruột kích thích không có dấu hiệu tiêu chảy hay táo bón
Trong đó, khi tiêu chảy mãn tính là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích thì người ta gọi đây là hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D).
➤ Tuy nhiên, tiêu chảy chức năng được phân biệt với hội chứng ruột kích thích bởi dấu hiệu đau bụng. Đây là căn cứ phân biệt rất quan trọng. Tuy nhiên, trong câu hỏi này, bạn chưa mô tả rõ mình có bị đau bụng thường xuyên hay không.
Tiêu chảy chức năng được đặc trưng bởi tình trạng ỉa chảy phân lỏng nhưng người bệnh không bị đau bụng. Trong khi, hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D) thì có thể gây đau bụng.
Tiêu chảy chức năng được xác định qua các dấu hiệu sau:
Tiêu chảy nhưng không đau bụng.
Chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng…
Các triệu chứng diễn ra trong vòng ít nhất 3 tháng.
Hội chứng ruột kích thích được xác định qua các dấu hiệu sau:
Đau bụng là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích.
Cơn đau xuất hiện ở vùng hạ vị hố chậu trái, hố chậu phải, chạy dọc theo khung đại tràng.
Tình trạng đau bụng giảm bớt sau khi người bệnh đại tiện
Thỉnh thoảng người bệnh còn xuất hiện những cơn đau thắt ruột cần đi tiêu ngay lập tức nhưng không thể thực hiện được.
Phân có thể dính nhầy nhưng không có máu.
Táo bón và tiêu chảy xen kẽ từng đợt.
Tiêu chảy hay xảy ra vào buổi sáng, ngay sau khi ăn sáng xong. Tiêu chảy có thể kéo dài hàng tháng, sau đó có khi tự hết mà không cần điều trị.
Người bệnh thường xuyên có cảm giác mót đại tiện, vừa giải quyết xong nhưng lại cảm thấy như đi chưa hết phân.
Bụng luôn khó chịu, tức nặng, nếu ấn vào bụng có thể thấy các cục cứng nổi lên.
Các triệu chứng khác như là ợ hơi dai dẳng, chướng bụng, ăn vào nhanh no, có cảm giác nóng rát vùng đại tràng.
Bị sôi bụng òng ọc kèm tiêu chảy bạn nên làm gì?
Với những gì bạn mô tả như trên chưa đủ căn cứ để kết luận chính xác bệnh tình của bạn. Vì thế, theo chúng tôi, bạn nên tới các bệnh viện uy tín tiến hành thăm khám, xác định rõ nguyên nhân là gì để có biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.
Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, thói quen ăn uống, tiền sử bệnh tật hay việc sử dụng thuốc của bạn để giúp nhận định ở bước đầu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thực thể, sờ nắn hoặc gõ vào vùng bụng để xác định những dấu hiệu bất thường.
Sau khi khám lâm sàng, họ sẽ chỉ định thêm một vài xét nghiệm chẩn đoán khác chẳng hạn như là xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp CT bụng, siêu âm, quét MRI hoặc nội soi để tìm kiếm nguyên nhân.
Chứng tiêu chảy chức năng được chẩn đoán bằng phép loại trừ. Có nghĩa là bệnh này chỉ được chẩn đoán sau khi các chứng rối loạn tiêu hóa hoặc các vấn đề về sức khỏe khác đã được loại trừ.
Thông thường, các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cần được loại trừ trước khi chẩn đoán tiêu chảy chức năng bao gồm:
Nhiễm trùng đường ruột: Hầu hết triệu chứng của các trường hợp bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đều kéo dài không quá vài tuần và thường tự khỏi. Nhiễm trùng đường ruột mãn tính có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mẫu phân.
Tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy, chẳng hạn như là Cefpodoxime, Amoxicillin, Ampicillin, Forlax, Duphalac… Vì thế bạn cần liệt kê chính xác và chi tiết tất cả loại thuốc đã sử dụng trong thời gian qua để bác sĩ nắm được.
Chế độ ăn uống không khoa học/ dị ứng thức ăn: Nếu ăn phải thực phẩm bẩn, mất vệ sinh hoặc dị ứng với thực phẩm cũng có thể khiến đường ruột bị kích thích gây ra tiêu chảy. Bạn cần ghi lại những thực phẩm đã ăn uống gần đây giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong công tác chẩn đoán và loại trừ nguyên nhân.
Bệnh celiac: Bệnh celiac là bệnh xảy ra với những người mắc chứng không dung nạp glutein (một loại protein thường có trong lúa mì, lúa mạch, bánh mì…). Bạn h
Không dung nạp Lactose: Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường sữa thường bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Các triệu chứng này có thể đến từ 30 phút đến 2h sau khi uống sữa.
Hấp thu fructose: Fructose là một loại đường được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và mật ong. Đôi khi nó được thêm vào như một chất làm ngọt cho một số đồ uống. Ở những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa fructose, nó có thể dẫn đến tiêu chảy.
Các bệnh khác: Ung thư tuyến tụy, ung thư gan, cường giáp, tiểu đường, bệnh lí thần kinh tự trị…
***
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Thông thường, điều trị tiêu chảy chức năng hoặc hội chứng ruột kích thích là nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống. Chẳng hạn như là loại bỏ những loại thực phẩm có nguy cơ kích hoạt và gia tăng tần suất tiêu chảy. Hoặc, nếu căng thẳng là lý do gây tiêu chảy thì bạn cần học cách nghỉ ngơi thư giãn, thay vì làm việc quá sức, để ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nếu bạn bị tiêu chảy do chứng không dung nạp glutein, fructoser hay lactoser thì hãy thử tiết giảm hoặc ngừng ăn những thực phẩm này trong một vài tuần xem tình trạng tiêu chảy có giảm bớt hay không.
Bác sĩ cũng có thể kê thêm đơn thuốc hoặc phương pháp điều trị khác tùy theo các tình trạng y tế khác mà bạn gặp phải.
Có thể bạn muốn biết: Mẹo dân gian chữa đau bụng, đi ngoài đơn giản mà hiệu quả
Chó Bị Tiêu Chảy Nguyên Nhân Là Vì Sao? Cách Điều Trị Đúng Đắn
Vấn đề tiêu chảy ở cún bao gồm nhiều lý do, nguyên nhân có thể nằm ở việc loài cún dễ dãi trong việc đưa bất cứ thứ gì vào miệng, thói quen nhặt, cắn, ăn rác của cún, thậm chí nhiều khi nuốt cả những vật thể lạ vào bụng.
Những thức ăn không sạch sẽ, nhiễm bẩn ban đầu có thể làm chúng ói mửa về sau dẫn đến tiêu chảy. Một số trường hợp khác nghiêm trọng hơn từ sau triệu chứng này đòi hỏi người nuôi phải quan tâm chú ý cũng như có biện pháp chữa trị kịp thời.
Màu sắc tiêu chảy để nhận biết cún đang mắc phải căn bệnh này đó là:
– Màu đen hắc là dấu hiệu nhận biết chó bị tiêu chảy ra máu trong đường tiêu hóa.
– Phân sáng màu lẫn với phân đen chính là vấn đề nằm ở gan.
– Máu chảy nhiều chỉ vấn đề ở ruột non hoặc ruột già.
– Phân lớn tối màu nguyên nhân nằm ở quá trình hấp thụ.
Các loại cỏ, cây cún có thói quen ăn mà không tiêu hóa được, hoặc việc dung nạp thức ăn mới một cách đột ngột… cũng nằm trong nguyên nhân khiến cún trở nên khó tiêu.
2. Làm thế nào khi cún bị tiêu chảy? Chó bị tiêu chảy cho ăn gì?
Không phải thời điểm nào cũng thích hợp để người nuôi có thể đưa cún đến bác sĩ thú y ngay. Có cho mình một ít kiến thức “sơ cứu” có thể giúp sức khỏe cún tốt hơn tại thời điểm nhất thời cũng như giảm nhẹ tình trạng bệnh.
Nếu không có tình trạng nôn mửa thì đây là trường hợp chó bị tiêu chảy nhẹ, chó bị tiêu chảy bỏ ăn là vấn đề bình thường bạn không cần phải quá lo lắng về điều này hơn thế trong vòng 12 giờ đồng thời bạn cũng không nên cho cún ăn bất cứ thứ gì hết, chỉ cho chúng uống nước là đủ. Nước uống lưu ý phải sạch, số lượng càng nhiều càng tốt.
Nếu như đã áp dụng hết tất cả những cách trên mà sức khỏe của cún vẫn chưa hồi phục trở lại thì bấy giờ người nuôi cần nhanh chóng đến trạm thú y gần nhất chẩn đoán và điều trị bằng thuốc.
Tương tự như bước 1 ở trên, không nên cho cún ăn bất cứ thứ gì trong vòng 12 giờ kế tiếp kể từ khi thấy cún nôn. Đồng thời phần nước uống sạch bạn hãy ở nơi cún dễ tìm thấy nhất tránh tình trạng mất nước. Nếu cún quá mệt không còn đủ sức hãy thử cho chúng liếm những viên đá nhỏ hoặc đút uống 1 thìa soda mỗi giờ.
Trong trường hợp cún nhà bạn nôn trở lại thì hãy để chúng ăn cháo trắng kèm 1 ít muối, tiếp tục cung cấp nước sạch cho đến khi phân của cún trở về tình trạng bình thường. 24 giờ sau cún vẫn không thuyên giảm thì nên đưa ngay đến trạm thú y điều trị kịp lúc.
Liều thuốc dân gian chữa trị tiêu chảy ở cún
Dân gian lưu truyền một phương thuốc chữa trị chứng tiêu chảy ở cún nhờ vào cây cỏ mực hay còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi. Theo Đông y, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính mát có tác dụng giúp cầm máu, bổ thận âm, thanh can nhiệt, trị bệnh tiêu chảy,…
Khi Tây y chưa du nhập vào Việt Nam, những chú chó canh nhà trước kia mỗi khi mắc chứng tiêu chảy đều được người dân điều trị theo phương pháp này đảm bảo trị được dứt điểm, nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên để đề phòng sức khỏe, không nên lạm dụng liều thuốc này quá nhiều tránh các tác dụng phụ đi kèm.
Lưu ý rằng điều trị chứng tiêu chảy bằng cỏ mực chỉ là bài thuốc dân gian có hiệu quả trong trường hợp tình trạng bệnh của cún ở mức độ nhẹ. Khi sử dụng phương pháp này mà không nhận thấy hiệu quả phải dừng lại ngay tránh những biến cố không đang có.
Chó con bị tiêu chảy uống thuốc gì? Chó bị bệnh đường ruột chăm sóc ra sao?
Nếu như tin tưởng vào nền y học phương Tây bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để điều trị chứng tiêu chảy ở cún. Đầu tiên việc cung cấp lượng nước đầy đủ và ngưng cho chó ăn bất cứ thứ gì trong vòng 24 giờ như trên là nguyên tắc cần phải tuân thủ. Tiếp theo dẫn truyền ion điện giải vào mạch máu bằng dung dịch Ringer lactat 30-50ml/kgP/ngày. Tốc độ truyền từ từ, nhỏ giọt (35-40 giọt/ phút) hoặc dùng oresol pha với nước uống kết hợp với vitamin C.
Cung cấp một lượng glucozo dưới 30% và Amino acid theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Vậy chó bị tiêu chảy có nên cho uống sữa? Câu trả lời là bạn vẫn có thể để chúng dùng nhưng với liều lượng ít chỉ vài ba muỗng canh là đủ. Sau khi hoàn thành xong bước này hãy cho cún uống thuốc chống nôn. Có thể tham khảo các thành phần sau:
Tiêu chảy cho cún hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể kê đơn theo triệu chứng giúp tăng sức đề kháng đồng thời chống phụ nhiễm.
3. Các biện pháp phòng tránh cún bị tiêu chảy
Hãy hình thành cho chú cún nhà bạn một thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa và đủ buổi. Điều này giúp tác động tích cực đến hệ dạ dày một cách rất có lợi ích. Tuyệt đối không được lãng quên những bữa ăn dành cho chúng, chuyện một bữa đói một bữa no ngoài việc tinh thần bị ảnh hưởng còn khiến chức năng dạ dày bị rối loạn, do đó mà nguy cơ mắc chứng tiêu chảy cao cũng tăng cao.
Ngoài thức ăn, nước sạch cho cún dùng phải luôn được giữ trong tình trạng sạch sẽ. Nếu có thời gian, nửa ngày bạn hãy thay nước một lần phòng trừ trường hợp nước nhiễm bẩn tích tụ những vi khuẩn độc hại.
Các tác nhân từ môi trường
Những chú cún không chỉ gặm mỗi thức ăn, bất kì đồ vật nào trong nhà cũng có thể trở thành món đồ chơi mà chúng yêu thích như: bóng, giày, dép, lọ nước… vì thế hãy khử độc định kỳ và duy trì độ sạch sẽ mọi thứ ở mức tối đa nhất.
Một số giống chó gặp rất nhiều khó khăn khi phải thích nghi với môi trường mới, những chuyến nghỉ dưỡng của bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiêu chảy ở cún. Hãy đảm bảo rằng nơi du lịch sắp tới phù hợp và đủ thời gian để cún thích nghi trước khi quyết định dẫn chúng đi cùng. Một gợi ý cần phải lưu tâm là khi đến môi trường mới đừng nên thay đổi chế độ ăn của các em ấy.
Ở khu vực đô thị, mỗi buổi chiều người nuôi thường dẫn cún đi dạo để chúng thư giản và thoải mái sau một ngày liên tục chỉ ở trong phòng. Tiếp xúc với không gian mới loài chó nào cũng tò mò khám phá và liên tục đánh hơi khắp xung quanh, lúc này chủ nhân không thể lơi là cảnh giác. Những món thức ăn không rõ ràng bên ngoài mà chú cún nhà bạn nhặt được trên vỉa hè rất thiếu an toàn, chứa nhiều nguy cơ mầm bệnh.
Nếu bạn chắc chắn rằng đã nuôi chú cún nhà mình một cách rất thận trọng và kĩ lưỡng mà vấn đề tiêu chảy ở chúng vẫn gặp phải thì tiêm phòng miễn dịch là cách hiệu quả nhất phòng tránh bệnh truyền nhiễm.
Các bệnh thường gặp nhất là care, parvo, viêm dạ dày… là những chứng nguy hiểm nhất có thể gây tử vong một khi không có liệu pháp điều trị triệt để. Tiêm phòng vắc xin chính là cách duy nhất giúp loại bỏ đi những nguy cơ này. Lần đầu tiêm phòng mỗi chú cún phải tiêm ít nhất 3 mũi, giữa mỗi mũi cách từ 2 đến 4 tuần tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của cún nhà bạn.
Tóm lại bệnh tiêu chảy của cún nguyên nhân là do ký sinh trùng trong cơ thể gây ra, cũng tương tự như trẻ em cún cũng có ký sinh trong cơ thể như: giun tròn, giun móc… Vì vậy tẩy giun định kỳ cho cún là việc làm quan trọng và cần thiết. Dưới 1 tháng tuổi cún phải tẩy giun 2- 3 tháng 1 lần vào thời gian mà sức khỏe ổn định nhất.
Tại Sao Chó Bị Tiêu Chảy:cách Chữa Chó Bị Đi Ngoài ?
chó bị đi ngoài hay còn gọi là tiêu chảy là hiện tượng thường gặp ở chó ,vấn đề đó cũng tương tự như ở người có thể do thức ăn,đó là phản xạ tự nhiên đẩy các thức ăn không thể tiêu hóa ra nhanh khỏi đường ruột để giúp chó loại bỏ chất độc khỏi cơ thể.
Nguyên nhân gây chó bị đi ngoài
a.Nguyên nhân do thức ăn:
Có thể do chó của bạn ăn phải các thức không đảm bảo vệ sinh, thức ăn đã ôi thiu.Có nhiều nhà do tiếc thức ăn thừ cũ đã quá hạn sử dụng ,để quá lâu nên thường cho chó ăn dẫn đến chó bị đi ngoài khi ăn phải thức ăn này.Hệ tiêu hóa chó rất tốt nhưng vẫn có thể bị đi ngoài.Đây là nguyên nhân chính khiến chó của bạn đi ngoai
Bệnh viêm ruột cấp tính do care virus, parvovirus , coronavirrus , adenovirus ,…hoặc do vi khuẩn Vi khuẩn E. coli, salmonella,…
Do thay đổi các thức ăn nên khiến chó chưa kịp thích nghi
b,Nguyên nhân do các bệnh khác:
Một số bệnh khi chó mắc phải cũng khiến con chó của bạn bị đi ỉa ví dụ như bệnh Pravo virus, bệnh care (sài sốt) tuy nhiên biểu hiện của bệnh care ngoài triệu trứng đi ngoài chó của bạn còn bị sốt cao 40-41,5% nên bạn cần phân biệt rõ
c.Nguyên nhân Do stress :
Với những chó con khi mới tách đàn chúng thường chưa quen môi trường mới chúng thường buồn bã căng thẳng.Sẽ dẫn đến một số phản ứng nhẹ ở đường ruột gây ra bệnh tiêu chảy.Hãy tập cho cún làm quen mới môi trường mới tránh tiếp xúc nhiều người.hãy tạo cho cún thói quen đều đặn về ăn chơi và tập thể dục
Điều trị khi chó bị tiêu chảy.
Với nguyên nhân do thức ăn :thông thường khi bị tiêu chảy chó sẽ nhanh bị mất nước trong cơ thể.Sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu nước,thiếu chất điện giải ,khoáng chất.Bệnh sẽ trở nên trầm trọng nếu chó không được bù đủ lượng nước mất đi .Khi mất nước da sẽ có gợn sóng nhấp nhô,khô miệng nặng hơn là trũng mắt trụy mạch có thể bị chết.
Điều trị với chó trưởng thành có thể kiêng ăn để cho dạ dày rỗng khoảng từ 12-24 tiếng.ruột sẽ được nghỉ ngơi để giảm sưng và mau lành.sau 12 tiếng đầu tiên cho cún ăn nhẹ bằng cháo nấu với 1 ít thịt gà và bắt đầu cho cún uông nước.
tiếp đó là bù nước bằng cách pha dung dịch điện giải CElectrolytes cho chó uống nếu chó không chịu uống thì dùng xê ranh không có mũi kim hút dung dịch rồi vạch mồm ra bơm cho chó uống.Cho uống từ 1-2ml/kg /giờ tùy vào tình trạng mất nước.Nếu chó bị nôn ói không thể uống thì cần bổ xung nước bằng truyền dịch.
Nguyên nhân mắc bệnh truyền nhiễm: trường hợp này thường xảy ra ở chó nhỏ từ 6-10 tháng tuổi.Nếu chó bị đi ngoài với các biểu hiện sau phân có màu đen với nhày,phân có mùi thối và khắm,tanh màu máu.Sốt bỏ ăn phờ phạc thì hãy nghĩ đên mắc các bệnh do viruts như : carré virus, parvovirus , coronavirrus , adenovirus ,…hoặc do vi khuẩn Vi khuẩn E. coli, salmonella,…
Để chuẩn đoán được cần phải làm một số xét nghiệm sinh thiết,kiểm tra phân.Với trường hợp này bạn nên đưa chó đến gặp bác sỹ thú y sớm để tìm được nguyên nhân chính xác và càng nhanh càng tốt .Vì những bệnh này rất nguy hiểm nếu để lâu.ví dụ như bệnh care (sài sốt) thì chỉ khoảng 10 ngày là khó thể chữa được.
phòng bệnh do virut:
Chăm sóc vệ sinh chó thường xuyên,dinh dưỡng cho ăn đầy đủ
chú ý tới nguồn gốc khi mua về ,cần giấy tờ tiêm vaccin đầy đủ
tiêm phòng vaccin (care, parvo, ho cũi, phó cúm, viêm gan, lepto…) sẽ phòng các bệnh này rất hữu hiệu quả nếu được tiêm đúng đủ.Lần thứ nhất tiêm vào lúc chó khoảng 8 tuần tuổi.Lần thứ 2 tiêm vào lúc chó khoảng 12 tuần.mỗi năm tiêm 2 lần tới khi chó tới 4 tuổi thì chó đã được an toàn
Chú ý khi điều trị:Không nên cho chó của bạn ăn khí chưa có dấu hiệu phục hồi vì khi cho ăn đường ruột nó sẽ tăng nhu động để tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy càng nặng và viêm ruột nặng hơn.Nên cho ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng tinh bột từ 7-14 ngày để giảm tối đa rủi ro.
Làm Thế Nào Để Cún Ngừng Tiêu Chảy?
Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến ở nhiều chú cún, lý do chủ yếu là vì chúng có thể dễ dàng cho bất cứ thứ gì vào miệng. Đôi khi, nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do các vấn đề nghiêm trọng hơn, đòi hỏi người chủ phải thực sự quan tâm, để ý và gần gũi với cún nhiều hơn, nhất là trong những trường hợp tiêu chảy kéo dài.
Khi nào thì cún nhà bạn đang tiêu chảy?
Cún đi ngoài phân lỏng, đấy là dấu hiệu cần và đủ để khẳng định cún đang tiêu chảy. Ngoài ra, có thể kèm theo các vấn đề về đường ruột cũng như nôn mửa.
Nguyên nhân chính gây tiêu chảy?
Cún có thể tiêu chảy do nguyên nhân bệnh lý hay nhiễm trùng, tuy nhiên nguyên nhân chính lại thường do thói quen nhặt, cắn, ăn rác của cún, thậm chí nhiều khi nuốt cả những vật thể lạ vào bụng. Nguyên nhân chính thứ 2 làm cún hay tiêu chảy nữa là do chế độ ăn uống bị thay đổi đột ngột.
Khi thấy cún tiêu chảy, tôi cần làm những gì?
* Bỏ hết thức ăn trong bát của cún và kiểm soát trong 12 giờ tiếp theo chỉ cho cún uống nước.
* Hãy chắc chắn cún có nhiều nước sạch để uống, để tránh bị mất nước.
* Sau 12 tiếng đầu tiên, cho cún ăn nhẹ bằng cháo với 1 ít thịt gà nấu nhừ lên. Cứ cho cún ăn cháo như vậy đến khi phân trở lại như bình thường.
* Nếu cún vẫn tiêu chảy liên tục trong hơn 24 giờ hoặc bạn bắt đầu thấy phân có máu hay có bọc nhầy, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.
* Bỏ hết toàn bộ thức ăn và nước trong vòng 12 giờ kể từ khi thấy cún nôn.
* Để tránh bị mất nước, cung cấp cho cún 1 viên đá nhỏ để nó liếm hoặc cho nó uống khoảng 1 thìa nước soda mỗi giờ.
* Khi cún ngừng nôn, cho cún ăn nhẹ bằng cháo với 1 ít thịt gà nấu nhừ lên. Ngoài ra, bắt đầu cho cún uống nước lại từ từ mỗi ít một.
* Quan sát tiếp khoảng 2 tiếng sau khi cún ngừng nôn để xem cún có bị nôn trở lại không:
o Nếu cún không nôn nữa: Tiếp tục cho cún ăn cháo như vậy đến khi phân trở lại như bình thường.
o Nếu cún có nôn trở lại: bỏ cháo gà, cho cún ăn cháo trắng với muối và cung cấp nước sạch từ từ cho đến khi thấy cún ngừng nôn và phân trở lại bình thường.
* Nếu cún vẫn tiêu chảy liên tục trong hơn 24 giờ hoặc bạn bắt đầu thấy phân có máu hay có bọc nhầy, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.
Việc chẩn đoán có khi rất dễ dàng chỉ cần kiểm tra phân là biết nhưng đôi khi nó cũng rất khó khăn, thậm chí đòi hỏi dùng nhiều biện pháp chẩn đoán phức tạp như siêu âm bụng hay nội soi đại tràng…Tuy vậy, mức độ chẩn đoán đúng hay sai, nhanh hay chậm đôi khi phụ thuộc rất nhiều vào các thông tin do chủ nhân của cún cung cấp. Thông tin càng chi tiết, càng chính xác càng tốt. Một số biện pháp giúp hạn chế và ngăn chặn cún bị tiêu chảy:
* Không cho phép cún nhặt, cắn, ăn rác.
* Không thay đổi chế độ ăn uống của cún đột ngột.
* Không nên cho cún gặm xương thật như đồ chơi ( nên chọn đồ chơi cho cún bằng chất liệu nhựa có pha ni lông).
* Không cho cún chơi với những đồ vật nhỏ, có thể cún sẽ nuốt chúng.
* Không nuôi cún bằng các phế phẩm, thức ăn thừa ôi thiu.
* Tẩy giun định kỳ cho cún.
Khi cún có dấu hiệu tiêu chảy, hãy bình tĩnh xử lý như các bước trên. Sự sáng suốt đúng lúc của bạn có thể cứu cún nhưng ngược lại, nếu bạn lúng túng, chậm chạp, thì những tác hại xảy ra với cún đôi khi là không thể lường trước được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hay Bị Sôi Bụng Òng Ọc Và Tiêu Chảy Là Vì Sao, Chữa Thế Nào? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!