Xu Hướng 10/2023 # Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó # Top 12 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

BS: Lê Giang – Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 76 Trần Tuấn khải

Giun đũa chó Toxocara là loại giun tròn lây nhiễm cho con người từ chó, mèo và một số loài động vật khác. Phần lớn do lây nhiễm từ chó nên mọi người thường gọi là bệnh sán chó, hay toxcara canis.

Thông tinh chung về bệnh giun đũa chó Toxocara

Khái niệm “ấu trùng di chuyển nội tạng” là chỉ sự di chuyển trong cơ thể người của một loại ấu trùng giun sán thường sống trong cơ thể thú nuôi hoặc thú hoang, đặc biệt là chó nhà; trong đó Toxocara canis chiếm đa số, tiếp theo là Toxocara cati ở mèo, Ascaris suum ở heo và Toxocara vitulorum ở trâu bò.

Bệnh giun đũa chó mèo được Beaver, 1952 ghi nhận lần đầu tiên ở trẻ em có hội cứng gan và/hoặc phổi; ấu trùng Toxocara canis được tìm thấy sau khi giải phẫu tử thi, sinh thiết gan hay phổi. Bệnh biểu hiện ở mắt được ghi nhận vào khoảng năm 1950 – ấu trùng được tìm thấy trong mắt của các bệnh nhân bị viêm nội nhãn hay nghi ngờ ung thư võng mô.

Bệnh giun đũa chó mèo hay ấu trùng di chuyển trong nội tạng, gây ra do sự di chuyển giai đoạn ấu trùng của giun đũa chó Toxocara canis ở nhiều cơ quan khác nhau. Những nghiên cứu gần đây với phương pháp xét nghiệm ELISA đã cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng này trong cộng đồng dân cư ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là gần gần 20%.

Chu kỳ phát triển của bệnh giun đũa chó diễn ra như thế nào?

Quá trình nhiễm bệnh giun đũa chó ở trên người

Người là ký chủ ngẫu nhiên, nhiễm do nuốt trứng có ấu trùng giai đoạn 3 của giun đũa chó , ấu trùng giun đũa chó xâm nhập thành ruột và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác.

Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan. Rồi gây nên tình trạng mẩn ngứa da dị ứng mạn tính giống như bệnh da liễu.

Ngoài người, những loài vật khác như : nhím, cừu, gà, heo, thỏ, chim, côn trùng và ngay cả giun đất cũng có thể mang ấu trùng của giun Toxocara spp. Tất cả những ký chủ này được gọi là ký chủ ngẫu nhiên, ký sinh trùng không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, ở những người bị nhiễm không bao giờ tìm thấy trứng trong phân.

Những ai có thể nhiễm bệnh giun đũa chó?

Ở trẻ em, các hành vi nguy cơ có thể nuốt phải trứng có ấu trùng của Toxocara canis bao gồm : Trẻ nhỏ (tuổi nhà trẻ, mẫu giáo) : Trẻ hay nghịch đất, ăn đất, ngậm liếm đồ chơi, mút tay, 30% trẻ em ở lứa tuổi này thường xuyên đưa tay vào miệng.

Trẻ em tuổi cấp I : Nghịch đất, chơi những trò chơi tiếp xúc với đất như : bắn bi, bán đồ hàng, bồng bế chó mèo.

Trẻ em tuổi cấp II : Không nghịch đất nhiều như hai nhòm trên, nhưng thường hay chơi những trò chơi tiếp xúc với đất như bắn bi, bán đồ hàng, nhảy lò cò, đá banh, bồng bế chó mèo, một số trẻ ở lứa tuổi này hay ăn hàng rong, ăn rau sống, tiếp xúc với chó mèo.

Trẻ xuất thân từ gia đình có tình trạng kinh tế và trình độ học vấn của cha mẹ hay người chăm sóc chính thấp dễ nhiễm hơn những trẻ xuất thân từ gia đình có tình trạng kinh tế và trình độ học vấn của cha mẹ hay người chăm sóc chính khá; trẻ ở nông thôn nhiễm nhiều hơn trẻ ở thành thị

Các nghiên cứu cho thấy do vùng nông thôn nuôi chó mèo thả rong nhiều, đất dễ ô nhiễm phân chó mèo. Tuy nhiên, nếu trẻ ở thành thị nhưng có dịp về quê ở vùng nông thôn thì khả năng nhiễm như trẻ sống ở vùng nông thôn.

Trẻ xuất thân từ gia đình khá giả, thường nuôi chó mèo nhiều, chó mèo được xem là con vật cưng, trẻ thường xuyên bồng bế, ngủ chung với chó mèo.

Ở người lớn, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là độ tuổi cao, tỷ lệ bệnh ở nam và nữ gần bằng nhau, bệnh gặp ở những người sống ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị, nhiều người có trình độ học vấn thấp, tình trạng kinh tế nghèo, có những hành vi nguy cơ như tiếp xúc đất, vệ sinh cá nhân kém, tiếp xúc thường xuyên với chó mèo, nuôi chó mèo như những con vật cưng, ăn rau sống không rửa kỹ…

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó?

Dấu hiệu mẩn ngứa da ở bệnh nhân nhiễm giun đũa chó

Ở trẻ em bệnh biểu hiện hai hội chứng

Hội chứng chương trình di chuyển nội tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.

Chu trình phát triển của Toxocara canis và những biến chứng nguy hiểm

Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng bao gồm những biểu hiện lâm sàng sau : Trẻ đi khám bệnh vì những biểu hiện:

Thần kinh như : Đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt.

Ở da như : ngứa da, dị ứng, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sung phù một vùng da. Đôi khi có xuất huyết, các biểu hiện mẩn ngứa giống như bệnh da liễu

Về hô hấp như : ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường không thuyên giảm, thường kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.

Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan lá lách to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.

Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân , tất cả các xét nghiệm thông thường đều âm tính, kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.

Đau khớp, sốt, ói, kèm bạch cầu ái toan tăng cao.

Gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung.

Ở thận: hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp.

Một số trường hợp bệnh biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, dễ nhầm lẫn với những bệnh nội khoa khác.

Thường đa số bệnh nhân có công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao và kéo dài nên nghĩ đến nhiễm KST gây bệnh nội tạng, thường gặp nhất là Toxocara spp.

Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt Triệu chứng bệnh nhân than phiền là mờ mắt, khi khám thường gặp là :

Hình ảnh ấu trùng giun đũa chó Toxocara di chuyển đến mắt

Viêm màng bồ đào, bệnh thường biểu hiện trên lâm sàng với 3 hình ảnh : viêm mủ nội nhãn nội sinh, u hạt cực sau vùng hoàng điểm hoặc giữa gai thị – hoàng điểm và u hạt ở võng mạc chu biên. Phải nghĩ đến bệnh ngay ở một trẻ viêm màng bồ đào một mắt, với hình ảnh đáy mắt có ổ tổn thương ở hoàng điểm hoặc ở võng mạc chu biên.

Triệu chứng chính là mờ mắt, không đau, không viêm đỏ, nên khó phát hiện sớm. Chẩn đoán phân biệt đáng ngại nhất trên lâm sàng của bệnh này là u nguyên bào võng mạc, cần xác định sớm nhờ hình ảnh siêu âm và Doppler hoặc CT – Scan để có hướng điều trị thích hợp.

Viêm kết mạc : Kết mạc viêm sung huyết đỏ thường kèm ngứa, thường được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán là viêm kết mạc dị ứng.

Ở người lớn chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, bệnh ở mắt rất hiếm.

Các thể lâm sàng ở người lớn được chia theo cơ quan bị tổn thương, bao gồm các thể : Thần kinh – cơ, ngoài ra, tiêu hóa, hô hấp, giả hệ thống*, thể khác**.

Nhiễm giun đũa chó thể giả hệ thống : Bệnh có biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan, giống bệnh toàn thân.

Nhiễm giun đũa chó thể khác : Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu, xanh xao, mệt, gầy ốm, công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao, huyết thanh chẩn đoán (+) với Toxocara. Trong các thể bệnh, thể thần kinh – cơ chiếm đa số.

Dấu hiệu lâm sàng bệnh giun đũa chó

Thể thần kinh – cơ (theo thứ tự tỷ lệ giảm dần): Nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não – màng não.

Thể ngoài da : Nổi cục u dưới da, nổi mề đay, sưng phù một vùng da.

Thể tiêu hóa : Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm với viêm đại tràng mạn.

Thể hô hấp : Tràn dịch màng phổi, ho kéo dài.

Trong thể thần kinh – cơ, bạch cầu ái toan trong 1/3 các trường hợp; trong khi các thể không phổ biến, bạch cầu ái toan là một triệu chứng gợi ý để cho y lệnh huyết thanh chẩn đoán KST nội tạng trong đó có huyết thanh chẩn đoán Toxocara.

Ấu trùng giun đũa chó di chuyển đến não

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó

Dựa vào lâm sàng : nghi ngờ cho làm công thức máu, công thức bạch cầu, chú ý bạch cầu ái toan, tốc độ lắng máu, CRP.

Xét nghiệm đặc thù Để loại trừ hoặc hỗ trợ cho chẩn đoán nếu có điều kiện.

Huyết thanh chẩn đoán Toxocara spp. Lấy 1-2 ml máu. Sử dụng kỹ thuật ELISA với kháng nguyên ES (ngoại tiết-phân tiết) từ ấu trùng giai đoạn 2 của Toxocara canis. Kết quả dương tính khi hiệu giá kháng thể từ 1/800 trở lên, thường dương tính ở các hiệu giá 1/800, 1/1.600, 1/3.200.

Điều trị bệnh giun đũa chó

Bệnh giun đũa chó nên được khám và trị bệnh tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đủ trang thiết bị, có bác sĩ chuyên khoa cũng như có thuốc chuyên khoa đầy đủ, giúp bệnh nhân trị triệt để bệnh giun đũa chó trong thời gian sớm nhất

Các phác đồ điều trị bệnh Toxocara spp ở trẻ em. Liều ở người lớn được đề nghị đối với thuốc diệt ký sinh trùng thông dụng là 800 mg/ngày chia 2 lần. thời gian điều trị thay đổi tùy theo thể lâm sàng và đáp ứng thuốc của từng cá thể, tương tự như ở trẻ em.

Kết hợp thuốc kháng viêm và điều trị triệu chứng khi cần thiết, tái khám xét nghiệm lại sau 2 đến 3 tháng

Phương pháp dự phòng bệnh giun đũa chó

Dự phòng bệnh giun đũa chó đối với trẻ em : Không cho trẻ nghịch đất, ăn đất, mút tay. Nếu không thể, chỉ nên cho trẻ chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.

Dự phòng bệnh giun đũa chó đối với gười lớn

Sau khi tiếp xúc đất nên rửa tay thật kỹ.

Rửa rau hay trái cây thật kỹ trước khi ăn.

Không nên ăn sống hay tái các món lòng heo, gà, thỏ, cừu…

Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.

PK CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG

Bệnh Giun Đũa Chó Tocoxara: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Chống

Giun đũa chó mèo Toxocara

Sự lây truyền của giun toxocara là do các điều kiện về khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân chó mèo.

1. Những nguyên nhân gây ra bệnh giun Toxocara - Bệnh giun đũa chó mèo (Bệnh sán chó)

Các nguồn truyền nhiễm ấu trùng giun Toxocara:

Ổ chứa: Chó là ổ chứa của toxocara canis và mèo là ổ chứa của toxocara cati; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân chó mèo.

Thời gian ủ bệnh: Từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và tính nhạy cảm của người bệnh. Trường hợp mắc bệnh do ăn phải gan có mầm bệnh mà chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh có thể là vài ngày hoặc chỉ là vài giờ.

Tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân chó mèo là nguyên nhân gây ra bệnh giun Toxocara

Người nuốt phải trứng giun toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các bộ phận khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt… gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các bộ phận nhiều năm nếu không được điều trị.

Thời kỳ lây truyền: Chó con bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ. Khoảng 3 tuần tuổi chúng đã có thể thải trứng giun toxocara ra ngoại cảnh.

Bệnh giun toxocara lây truyền qua đường ăn uống do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó mèo. Ngoài ra ấu trùng giun có trong thịt chó mèo, nếu người bệnh ăn phải mà chưa được chế biến kỹ cũng sẽ bị lây bệnh. Đặc biệt bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

2.Các triệu chứng của bệnh giun Toxocara – Bệnh giun đũa chó mèo (Bệnh sán chó)

Bệnh giun Toxocara không có những triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Một số bệnh nhân có biểu hiện như:

– Gan to, sốt

– Các triệu chứng về phổi như: ho, đau ngực

– Về đường tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu

– Tăng globulin máu, tăng bạch cầu ưa axit không thường xuyên.

Sốt – Là một trong những biểu hiện của bệnh giun Toxocara

Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng thì các triệu chứng có thể kéo dài hàng năm gây ra hội chứng viêm phổi, viêm nội nhãn, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú do sự di trú của ấu trùng giun toxocara và bạch cầu tăng và bạch cầu ái toan tăng có thể chiếm tới 80-90%.

3. Những biện pháp phòng chống bệnh giun Toxocara – Bệnh giun đũa chó mèo (Bệnh sán chó)

– Tuyên truyền, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo; bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó mèo.

– Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín.

– Tẩy giun cho chó mèo thường xuyên: với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.

Nếu bạn đang lo sợ mình có bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara) hay không ? Bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm xét nghiệm của chúng tôi để được tư vấn cụ thể và làm xét nghiệm máu. Các xét nghiệm Ký sinh trùng tại Trung tâm xét nghiệm BMT sẽ có kết quả chỉ sau 2h xét nghiệm:

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Nguồn bài viết: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-giun-tocoxara-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-chong/

Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Giun Đũa Chó

08-06-2009

Tôi đi xét nghiệm máu biết bị nhiễm giun đũa chó, đã uống thuốc nhưng không hết nên tôi nghỉ uống. Đến tháng vừa quá, tôi thấy bệnh nặng hơn mệt mỏi, uể oải, ăn không ngon, sụt cân Tôi rất lo lắng, Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh giun đũa chó có điều trị hết được không? Và điều trị như thế nào. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi (T.H)

Trả lời: Chào bạn, theo trong thư thì hiện nay bạn đang bị bệnh giun đũa chó. Giun đũa chó có tên khoa học là Toxocara canis, là một loại ký sinh trùng có hình dáng kích thước giống giun đũa ở người. Gọi là giun đũa chó vì nó sống trong ruột chó, trứng của chúng theo phân chó ra ngoài, khi nựng chó, vuốt tay vào đuôi mà quên rửa tay lại cầm thức ăn ăn thế là nuốt phải trứng giun đũa chó.

Ấu trùng giun đũa chó có thể tồn tại nhiều năm trong cơ thể người dưới dạng tự do hoặc dạng kén, lúc nào chúng gây bệnh thì ta mới biết, đa số là âm thầm. Đã là dạng kén thì chúng sẽ tồn tại lâu năm theo kiểu ẩn dật rồi bất ngờ xuất hiện gây bệnh. Bệnh giun đũa chó hoàn toàn điều trị khỏi bệnh, hiện nay có nhiều loại thuốc để điều trị, bạn nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc điều trị cụ thể. Tuy nhiên phòng bệnh mới là quan trọng, cần tránh nguy cơ tái phát nếu gia đình còn nguồn lây, ăn uống vệ sinh, cần có thói quen rửa tay trước khi ăn, tắm cho chó thường xuyên, cọ sạch phần lông đuôi, không để trẻ chơi với chó hoặc bò lê trên sàn nhà… Nếu trong nhà có chó phải thường xuyên khám và xổ giun cho chó định kỳ mới mong tránh được bệnh giun đũa chó. Bạn đã điều trị nhiều nơi không hết, hãy khám Chuyên khoa Ký sinh trùng – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn để được điều trị sớm giúp bạn hết bệnh.

Thân mến chào bạn!

THS. BS BÙI QUANG ĐI

Chuyên Khoa Tiêu Hóa – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh Giun Đũa Chó, Mèo (Toxocariasis)

Bệnh giun đũa chó, mèo (Toxocara canis, Toxocara cati)

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103, HVQY

1. Tác nhân gây bệnh

Ca bệnh giun đũa chó, mèo ở người được Wilder mô tả lần đầu năm 1950 khi phát hiện ấu trùng của giun tròn trong u hạt võng mạc (retinal granuloma). Sau đó Beaver và cs. (1952) lần đầu tiên dùng từ “ấu trùng di chuyển nội tạng” (visceral larva migrans) để báo cáo một loạt ca bệnh trẻ em có bạch cầu ái toan tăng cao trong máu đi kèm với bệnh nặng và kéo dài ở nhiều cơ quan, và khi làm sinh thiết phát hiện ấu trùng của Toxocara canis hay Toxocara cati. Trong nhiều năm bệnh giun đũa chó, mèo ở người được xem là bệnh ít gặp ở trẻ em, nhưng với những tiến bộ trong huyết thanh chẩn đoán những năm gần đây người ta thấy tỷ lệ người có phản ứng dương tính với kháng nguyên ngoại tiết của Toxocara sp. không phải là thấp, kể cả ở trẻ em lẫn người lớn và một số tác giả còn cho rằng đây là một bệnh giun sán phổ biến nhất ở các nước phát triển do thói quen nuôi chó mèo làm thú cưng.

Bệnh giun đũa chó, mèo ở người do một loài giun tròn Toxocara canis ở chó hay Toxocara cati ở mèo gây ra, thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Các giun này ký sinh ở trong ruột chó, mèo, giun đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1 – 2 tuần các trứng này sẽ hoá phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen nghịch đất cát là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo. Hiện nay nhiều gia đình nuôi chó cảnh hoặc chó Béc-giê, nên chúng tôi cũng đã khám và phát hiện giun đũa chó gây bệnh cho cả người lớn và các đại gia. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun được giải phóng, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.

2. Dịch tễ

  

Hình 1. Nang giun đũa chó mèo (Toxocara canis ) và chu kỳ của giun.

Về dịch tễ do đặc điểm chó, mèo là những động vật rất gần gũi với người, đặc biệt trẻ em, nên bệnh phân bố khắp thế giới và cả ở Việt Nam. Chưa xác định được tỉ lệ bệnh giun đũa chó, mèo ở Việt Nam, một phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và đẻ trứng trong ruột của người. Những năm gần đây đã có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu với kỹ thuật ELISA nhưng chỉ giới hạn ở một số địa điểm cụ thể và số mẫu chưa nhiều nên các số liệu khó nói lên tình hình nhiễm chung trong cả nước. Một điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6%. Tuy chưa có số liệu chính xác về tình hình nhiễm bệnh, nhưng cơ hội lây nhiễm trứng giun đũa chó, mèo vào người, đặc biệt ở trẻ em tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp do việc nuôi chó, mèo trong nhà là phổ biến. Một khảo sát tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trong 177 con chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa cho thấy qua mổ khám tỷ lệ chó nhiễm Toxocara canis chiếm từ 10% – 25% và qua xét nghiệm phân là từ 22,8% – 40%. Ngoài ra một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó, mèo chiếm đến 67,7%.

3. Thể bệnh lâm sàng

Triệu chứng khi nhiễm giun đũa chó, mèo: Ở chó hay mèo nhà, giun trưởng thành sống trong lòng ruột non. Ở người, mắc bệnh khi nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo đã hoá phôi. Nhưng các ấu trùng từ trứng nở ra sẽ không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành ở trong ruột mà chúng sẽ chu du trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm. Các ấu trùng này gây tổn thương tại những nơi mà chúng đến, gây nên bệnh giun đũa chó, mèo ở người.

Mức độ tổn thương của các cơ quan trong cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như nơi mà chúng xâm nhập: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo như sau:

– Thể ấu trùng di chuyển trong nội tạng, chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não.

– Thể ấu trùng di chuyển tới mắt, gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt, đôi khi bị lác mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà.

   

Hình 2. Ban dị ứng (hình trái). Giun ký sinh dưới da (hình phải).

  

Hình 3. Giun ký sinh trong mắt.

Ngoài hai thể lâm sàng chính nói trên, có thể gặp những thể khác:

– Thể “kín đáo”, được mô tả ở trẻ em với các đặc điểm: hiệu giá kháng thể Toxocara qua kỹ thuật ELISA tăng vừa phải (≥ 1/50), số lượng bạch cầu ái toan bình thường hay tăng nhẹ, đau bụng, nhức đầu, ho.

– Thể “thông thường”, được mô tả ở người lớn với các triệu chứng: mệt mỏi, ngứa, nổi ban, thở khó và đau bụng. Có lẽ thể “kín đáo” và thể “thông thường” chỉ là một, chỉ khác nhau ở đối tượng bị bệnh là trẻ em hay người lớn.

– Thể “thần kinh”, gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương (sa sút trí tuệ, viêm não-màng não, viêm tuỷ, viêm mạch máu não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác) hoặc ở thần kinh ngoại biên (viêm rễ thần kinh, gây tổn thương các dây thần kinh sọ hay thần kinh cơ-xương).

Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm Khám bệnh chuyên ngành Viện Sốt rét-KST-CT TP. Hồ Chí Minh trên 103 bệnh nhân có test ELISA Toxocara dương tính cho thấy các triệu chứng sau:

TT

Triệu chứng

Tần xuất

Tỉ lệ %

1

ELISA (+)

103

100

2

Ngứa

97

94,2

3

Mề đay

97

94,2

4

Đau đầu

76

73,8

5

Rối loạn tiêu hóa

34

33,0

6

Bạch cầu ái toan tăng

21

20,4

7

Ăn kém

15

5,0

8

Đau bụng

14

4,7

4. Chẩn đoán

– Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo gặp nhiều khó khăn vì:

+ Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo không đặc hiệu.

+ Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng,

+ Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Do đó để khẳng định thì phải làm Western-Blot là một kỹ thuật có tính đặc hiệu cao hơn.

+ Ngoài ra nhiều nơi sản xuất kit ELISA với những hiệu giá kháng thể hay mật độ quang (OD) khác nhau về ngưỡng dương tính, nên khó so sánh hay theo dõi diễn tiến bệnh.

+ Sự hiện diện của kháng thể kháng Toxocara cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.

+ Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có tăng nhưng với mức độ rất thay đổi.

(5) Nồng độ IgG và IgM tăng.

(6) Gan to.

Nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên trở lên thì là mắc bệnh giun đũa chó, mèo.

 - Chẩn đoán theo đề xuất của Pawlowski ZS. (2002) căn cứ vào các thông số sau:

                  (2) Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng trên từng thể bệnh;

                  (3) Kháng thể anti-Toxocara spp IgG dương tính;

                  (4) Bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên tăng;

                   (5) Nồng độIgE toàn phần tăng (bình thường IgE < 130 IU/mL).

5. Điều trị

Về điều trị nhìn chung albendazole được nhiều tác giả khuyến cáo sử dụng do tính an toàn, có sẵn và ít phản ứng bất lợi. Thời gian dùng albendazole cũng rất thay đổi tuỳ theo tác giả.

Các thuốc chống giun sán có thể sử dụng để điều trị hội chứng ấu trùng di chuyển phủ tạng (VLMs). Điều trị có thể dẫn đến các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng do ấu trùng chết và các thuốc chống viêm như corticosteroids chỉ định đồng thời. Điều trị bệnh lý ở mắt có thể gồm phẩu thuật, áp lạnh laser và các thuốc giảm tổn thương mắt thêm.

1. Albendazole (ALB), liều dùng 15mg/kg cũng cho thấy có hiệu quả trên ca nhiễm ấu trùng giun đũa chó/ mèo trong 2-3 tuần liên tiếp tùy thuộc thể bệnh.

2. Thiabendazole (TBZ) liều dùng 25mg/kg, uống 2 lần/ngày trong 2, 3, hoặc 5, 7, hoặc 21 ngày liên tiếp hay ngắt quãng (tùy thuộc vào thể bệnh ở da niêm mạc thông thường hay thể ở cơ quan nội tạng).

Đối với thể ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM) phải dùng corticoid (0,5-1 mg prednisone/kg/ngày) để chống hiện tượng viêm. Ngoài ra có thể dùng thiabendazole 25 mg/kg × 2 lần/ngày trong 5 ngày (liều tối đa trong ngày 3g), albendazole 800 mg, ngày 2 lần trong 6 ngày, hoặc mebendazole 100-200 mg, ngày 2 lần trong 5 ngày. Nếu võng mạc bị bong thì phải phẫu thuật để can thiệp.

6. Dự phòng

Phòng bệnh: dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm. Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và cho vào thùng rác. Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân. Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống. Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.

Bé trai thủng ruột do nhiễm giun tròn chó mèo không phát hiện kịp thời. https://news.zing.vn/be-trai-thung-ruot-do-nhiem-giun-tron-cho-meo-khong-phat-hien-kip-thoi-post866949.html

Video gắp giun đũa chó 14mm trong mắt bệnh nhân ở Nghệ An. http://soha.vn/kinh-hai-video-lay-con-giun-dai-14mm-ra-khoi-mat-nguoi-20230511174313359.htm

Nghệ An: Kinh hoàng phát hiện giun đũa chó kí sinh trong mắt người. https://baomoi.com/nghe-an-kinh-hoang-phat-hien-giun-dua-cho-ki-sinh-trong-mat-nguoi/c/19345761.epi

Ba người trong một gia đình mắc bệnh không ngờ từ giun đũa chó. http://giadinh.net.vn/song-khoe/3-nguoi-trong-mot-gia-dinh-mac-benh-khong-ngo-tu-giun-dua-cho-20230914183758698.htm

Đau đầu cả tháng do giun đũa chó mèo “chui” vào não. https://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-dau-ca-thang-do-giun-dua-cho-meo-chui-vao-nao-1376908317.htm

Người đàn ông bị giun đũa chó mèo làm tổ trong não ở Hải Phòng. http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/nguoi-dan-ong-bi-giun-dua-cho-meo-lam-to-trong-nao-o-hai-phong-a182977.html

Kinh hãi vì giun sán “bò” khắp cơ thể bệnh nhân. https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/bac-si-kinh-hai-vi-giun-san-bo-khap-co-the-benh-nhan-254120.html

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bệnh Giun Đũa Chó Mèo Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị &Amp; Ăn Uống

Giun đũa chó mèo là căn bệnh gây ra do ký sinh trùng có bên trong chó mèo lây truyền sang người. Tác nhân gây ra bệnh là Toxocara canis có trong chó và Toxocara Cati có trong mèo, với các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị giống nhau nên được gọi chung là bệnh giun đũa chó mèo hoặc Toxocara sp.

Toxocara sp thường sống ký sinh trên vật chủ, khi chúng trưởng thành đẻ trứng sẽ theo phân chó hoặc mèo ra ngoài và phát triển thành ấu trùng. Chúng thường lây nhiễm cho người chủ yếu thông qua đường tiêu hóa hoặc là qua da. Đa số các trường hợp, trứng ký sinh trùng sẽ nở trong ruột, ấu trùng chui qua thành ruột non đi theo máu di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phôi, tim, mắt, não và gây ra bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh giun đũa chó mèo là căn bệnh lây nhiễm nên cơ chế gây bệnh chủ yếu là sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài vào cơ thể:

Nguyên nhân lây nhiễm chủ yếu là qua đường ăn uống do nuốt phải trúng giun có trong đất hoặc là nước nhiễm phân chó mèo.

Thói quen ăn rau sống, đồ chưa nấu chín như đồ tái hoặc là thịt chó mèo chưa được chế biến kỹ.

Nhà có nuôi chó mèo và chúng có thói quen phóng uế bừa bãi cũng sẽ khiến tác nhân gây bệnh tồn tại nhiều nơi xung quanh nhà, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh giun đũa chó mèo

– Bệnh ở trẻ nhỏ:

Thường gặp ở trẻ từ 1 – 4 tuổi với các triệu chứng rất dễ nhận biết và thường tự mất đi sau nhiều tuần khi ấu trùng chết đi.

– Bệnh ở người lớn:

Bệnh giun đũa chó mèo ở người lớn thường có các dấu hiệu không rõ ràng như:

Bệnh giun đũa chó mèo là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, để phát hiện ra bạn cần đế cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán để tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh giun đũa chó mèo có nguy hiểm không?

Khi giun đũa chó mèo đi vào cơ thể người, chúng có thể đi khắp cơ thể và gây tổn thương đến những phần mà chúng đi qua, xuất hiện một số triệu chứng kéo dài hàng tháng, hàng năm như:

Người bệnh hay bị ngứa da tái phát nhiều lần, không thể điều trị dứt điểm.

Một số người có biểu hiện gan to, sốt hoặc là có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực, đau bụng, khó tiêu.

Mức độ tổn thương của bệnh giun đũa chó mèo gây ra còn tùy thuộc vào số lượng ấu trùng bên trong cơ thể, cơ quan mà chúng xâm lấn như gan, phổi, hệ thần kinh trung ương,… Hai thể thường gặp nhất là ấu trùng di chuyển nội tạng và ở mắt

Nếu chúng xâm nhập vào nội tạng, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sốt, gan to, bị hoại tử, lách to và các triệu chứng hô hấp giống như hen suyển.

Nếu chúng xâm nhập ở mắt sẽ làm giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Tình trạng suy giảm thị lực còn tùy thuộc vào vùng bị tổn thương có thể dẫn đến mù lòa.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương với các triệu chứng co giật, tâm thần hoặc bệnh lý ở não. Thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do sán chó mèo di chuyển đến não.

Như vậy căn bệnh giun đũa chó mèo rất nguy hiểm, người bệnh nên chú ý khi có các dấu hiệu bất thường nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra, phát hiện sớm để có biện pháp điều trị nhanh chóng. Tránh để lâu gây ảnh hưởng lớn đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, tổn thương não nguy cơ dẫn đến tử vong.

Phương pháp chẩn đoán bệnh giun đũa chó mèo

– Chẩn đoán trên chó, mèo

Xét nghiệm phân chẩn đoán dựa trên đặc điểm trứng hoặc thấy giun trong mẫu phân.

– Chẩn đoán trên người

Tăng BC eosine, IgE.

Kiểm tra huyết thanh miễn dịch ELISA .

Kiểm tra trong da hay lấy da Toxocara cho phản ứng dương tính giả.

– Chẩn đoán chính xác

Sự hiện diện của các triệu chứng lâm sàn như gan to.

Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàn như tăng bạch cầu,…

Kiểm tra huyết thanh dương tính với kháng thể kháng Toxocara sp trong huyết thanh .

Cách điều trị bệnh giun đũa chó mèo

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh giun đũa chó mèo rất hiệu quả, ở mỗi loại thuốc sẽ có cơ chế tác dụng riêng và tác dụng phụ nhất định khiến cơ thể có cảm giác khó chịu và bị rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng bệnh để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn điều trị giun đũa chó mèo bằng các loại thuốc sau đây:

Thuốc Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, hai lần/ngày trong 21 ngày.

Thuốc Dietylcarbamazine 3mg/kg cân năng 3 lần/ ngày trong 21 ngày.

Thuốc Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trên truờng hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.

Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine…

Một số trường hợp bị nhiễm Toxocara ở mắt, có thể phải phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật.

Biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh giun đũa chó mèo là căn bệnh do ký sinh trùng gây ra, lây nhiễm từ vật chủ có nhiệm bệnh sang người gây tổn thương đến các cơ quan bên trong cơ thể. Để phòng tránh căn bệnh này, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các vật chủ nhạy cảm như chó, mèo hoặc là môi trường có chứa mầm bệnh. Kiểm soát chặt chẽ, buộc dây xích và có khu vực nuôi rõ ràng.

Kiểm tra phân của chó hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng đế khi phân âm tính với ký sinh trùng Toxocara, tiến hành kiểm tra định kỳ vào mỗi năm và có các kế hoặc điều trị khi cần thiết.

Không để chó mèo chạy vào khu vực chơi của trẻ con, công viên hoặc, loại bỏ nhanh chóng những thùng cát tông có chứa phân chó.

Rửa tay cho trẻ sau khi chơi và ở nơi có đất cát và vật nuôi giúp loại bỏ các loại vi khuẩn có hại.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống, các loại đồ tái như phở bò tái, cá sông,… làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh

Tham gia các lớp giáo dục sức khỏe thú y góp phần vào việc phòng chống bệnh, giáo dục sức khỏe cha mẹ tránh khỏi những nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra.

Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocariasis)

Trường hợp bệnh giun đũa chó, mèo ở người được Wilder mô tả lần đầu năm 1950 khi phát hiện ấu trùng của giun tròn trong u hạt võng mạc (retinal granuloma). Sau đó Beaver và cs. (1952) lần đầu tiên dùng từ “ấu trùng di chuyển nội tạng” (visceral larva migrans) để báo cáo một loạt ca bệnh trẻ em có bạch cầu ái toan tăng cao trong máu đi kèm với bệnh nặng và kéo dài ở nhiều cơ quan, và khi làm sinh thiết phát hiện ấu trùng của Toxocara canis hay Toxocara cati[4]. Trong nhiều năm bệnh giun đũa chó, mèo ở người được xem là bệnh ít gặp ở trẻ em, nhưng với những tiến bộ trong huyết thanh chẩn đoán những năm gần đây người ta thấy tỷ lệ người có phản ứng dương tính với kháng nguyên ngoại tiết của Toxocara sp. không phải là thấp, kể cả ở trẻ em lẫn người lớn và một số tác giả còn cho rằng đây là một bệnh giun sán phổ biến nhất ở các nước phát triển [10].

2. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo.Các giun này sẽ đẻ trứng,trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hoá phôi.Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.

Một đoạn ruột non của chó với T. canis trưởng thành. Giun đực có đuôi cong, giun cái có đuôi thẳng

Trứng T. canis chưa hoá phôi

Trứng T. canis đã hoá phôi

3. Dịch tễ

Do đặc điểm chó, mèo là những động vật rất gần gũi với người, nên bệnh phân bố khắp thế giới và nhiều tác giả cho rằng đây là bệnh động vật ký sinh phổ biến nhất ở vùng ôn đới [10,15]. Một số khảo sát trên thế giới cho thấy:

+ Huyết thanh người tại một số nước phương Tây có tỷ lệ dương tính với Toxocara spp. từ 2-5% ở vùng thành thị đến 14,2-37% ở vùng nông thôn. Ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 63,2% ở Bali, 86% ở đảo Saint-Lucia, 92,8% ở đảo La Réunion [10].

+ Huyết thanh Toxocara dương tính tại Sri Lanka là 43% ở vùng nông thôn (Iddawela et al., 2003) và 20% ở vùng thành thị (Fernando et al., 2007) [5].

+ Năm 1989, trong 6100 mẫu máu tại Trung tâm Truyền máu La Chaud-de-Fonds (Thụy Sĩ) có 601 (9,9%) trường hợp dương tính với Toxocara spp., và trong 501 mẫu máu trẻ em tại hai bệnh viện La Chaud-de-Fonds và Delémont (Thụy Sĩ) có 18 (3,6%) trường hợp dương tính [7].

+ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ghi nhận có 68 bệnh nhân mắc mới bệnh giun đũa chó, mèo thể di chuyển ở mắt trong khoảng thời gian tháng 9/2009 đến tháng 9/2010 tại Hoa Kỳ. Trước đó một điều tra cắt ngang tại Hoa Kỳ trong các năm từ 1988 đến 1994 với trên 20000 người lớn hơn 6 tuổi cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính là 13,9% (Peter J. Hotez, 2009).

Tình hình bệnh tại Việt Nam:

Bệnh giun đũa chó, mèo tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, một phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và đẻ trứng trong ruột của người. Những năm gần đây đã có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu với kỹ thuật ELISA nhưng chỉ giới hạn ở một số địa điểm cụ thể và số mẫu chưa nhiều nên các số liệu khó nói lên tình hình nhiễm chung trong cả nước.

+ Một điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh năm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6%[16].

+ Theo dõi tình hình nhiễm Toxocara canis trong số cán bộ chiến sĩ công an nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng đến khám và điều trị tại bệnh viện 30-4 TP. HCM,cho các số liệu sau: năm 2011 huyết thanh dương tính với Toxocara sp. là 40/861 (4,6%) trường hợp, năm 2012 tỷ lệ này là 130/1628 (8%) trường hợp [20].

Tuy chưa có số liệu chính xác về tình hình bệnh, nhưng cơ hội lây nhiễm trứng giun đũa chó, mèo vào người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp doviệc nuôi chó, mèo trong nhà là phổ biến (để giữ nhà, làm thú cảnh, nguồn thực phẩm…). Một khảo sát tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trong177 con chótại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa cho thấy qua mổ khám tỷ lệ chó nhiễm Toxocara canis chiếm từ 10% – 25% và qua xét nghiệm phân là từ 22,8% – 40% [18]. Ngoài ra một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó, mèo chiếm đến 67,7% [17].

4. Lâm sàng

Ở ký chủ vĩnh viễn (chó hay mèo nhà), giun trưởng thành sống trong lòng ruột non. Người mắc bệnh khi nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo đã hoá phôi. Nhưng các ấu trùng từ trứng nở ra sẽ không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và sẽ chu du trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm. Các ấu trùng này sẽ gây tổn thương tại những nơi mà chúng đến, làm nên bệnh giun đũa chó, mèo ở người.

Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo được mô tả như sau [4]:

Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM), chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng:sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não.

Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM), gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà.

Ngoài hai thể lâm sàng chính nói trên, hiện nay nhiều tác giả còn mô tả những thể khác, hoặc tách ra từ thể VLM hoặc là những thể riêng biệt với những triệu chứng mơ hồ hơn như [6,11]:

Thể “che đậy” (covert toxocariasis), được mô tả ở trẻ em với các đặc điểm: hiệu giá kháng thể Toxocara qua kỹ thuật ELISA vừa phải (≥ 1/50), số lượng bạch cầu ái toan bình thường hay tăng nhẹ, đau bụng, nhức đầu, ho.

Thể “thông thường” (common toxocariasis), được các tác giả người Pháp mô tả ở người lớn với các triệu chứng: mệt mỏi, ngứa, nổi ban, thở khó và đau bụng. Có lẽ thể “che đậy” và thể “thông thường” chỉ là một, chỉ khác nhau ở đối tượng bị bệnh là trẻ em hay người lớn.

Thể “thần kinh” (neurotoxocarosis), gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương (sa sút trí tuệ, viêm não-màng não, viêm tuỷ, viêm mạch máu não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác) hoặc ở thần kinh ngoại biên (viêm rễ thần kinh, gây tổn thương các dây thần kinh sọ hay thần kinh cơ-xương).

Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm Khám bệnh chuyên ngành Viện Sốt rét-KST-CT TP. Hồ Chí Minh trên 103 bệnh nhân có test ELISA Toxocara dương tính cho thấy các triệu chứng sau [19]:

5. Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo là một việc khó vì [1,4,9,11,15]:

Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo không đặc hiệu cho bệnh,

Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng,

Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Do đó để khẳng định thì phải làm Western-Blot là một kỹ thuật có tính đặc hiệu cao hơn.

Ngoài ra nhiều nơi sản xuất kit ELISA với những hiệu giá kháng thể hay mật độ quang (OD) khác nhau về ngưỡng dương tính, nên khó so sánh hay theo dõi diễn tiến bệnh.

Sự hiện diện của kháng thể chống Toxocara cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.

Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có tăng nhưng với mức độ rất thay đổi.

Nồng độ IgG và IgM tăng,

Gan to

Nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên trở lên thì là mắc bệnh giun đũa chó, mèo.

Năm 2001, Pawlowski lại đề xuất 5 chỉ thị (markers) cho bệnh giun đũa chó, mèo:

Đặc điểm của bệnh nhân và bệnh sử,

Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng,

Chẩn đoán huyết thanh dương tính,

Tăng bạch cầu ái toan,

Nồng độ IgE tăng.

6. Điều trị

Phác đồ điều trị bệnh giun đũa chó, mèo hiện nay chưa thống nhất về thuốc tối ưu, cũng như liều lượng và thời gian điều trị. Nhìn chung albendazole được nhiều tác giả khuyến cáo do tính an toàn, có sẵn và ít phản ứng bất lợi. Thời gian dùng albendazole cũng rất thay đổi tuỳ theo tác giả.

+ S. D. Fernando (2011) điều trị cho trẻ em 4-13 tuổi tại Sri Lanka với albendazole liều 50 mg/kg/ngày chia làm 2 lần/ngày trong 3 ngày, và với DEC 6 mg/kg/ngày chia làm 3 lần/ngày trong 21 ngày. Đến tháng thứ 3 sau điều trị, hiệu giá huyết thanh Toxocara và số lượng bạch cầu ái toan giảm như nhau ở cả 2 phác đồ. Tác giả khuyến nghị dùng albendazole liều như trên để điều trị bệnh giun đũa chó, mèo do có hiệu quả và thời gian dùng thuốc ngắn [5].

+ Theo Magnaval (2001), thiabendazole liều 25-50 mg/kg/ngày trong 3-7 ngày có hiệu quả trong 50-53% trường hợp bệnh, mebendazole liều 20-25 mg/kg/ngày trong 21 ngày có hiệu quả trong 70% trường hợp bệnh và albendazole liều 10 mg/kg/ngày trong 5 ngày có hiệu quả trong 47% trường hợp bệnh. Tuy diethylcarbamazine (DEC) liều 3-4 mg/kg/ngày trong 21 ngày (khởi đầu với liều 25 mg/ngày và tăng dần) có hiệu quả đến 70% trường hợp bệnh nhưng có đến 28% bệnh nhân bị phản ứng bất lợi và 10% có phản ứng ngứa, nổi mề đay. Ivermectin không được khuyên dùng vì hiệu quả kém. Đồng thời tác giả cũng khuyến cáo rằng những bệnh nhân nào không có triệu chứng lâm sàng nhưng có tăng bạch cầu ái toan kéo dài cũng như những bệnh nhân nào có thể lâm sàng “che đậy” (covert toxocariasis) mà không có tăng bạch cầu ái toan thì không cần phải được điều trị vì bệnh sẽ tự khỏi [10].

+ Đối với thể ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM) phải dùng corticoid (0,5-1 mg prednisone/kg/ngày) để chống hiện tượng viêm. Ngoài ra có thể dùng thiabendazole 25 mg/kg x 2 lần/ngày trong 5 ngày (liều tối đa trong ngày 3 g), albendazole 800 mg, ngày 2 lần trong 6 ngày, hoặc mebendazole 100-200 mg, ngày 2 lần trong 5 ngày. Nếu võng mạc bị bong thì phải phẫu thuật để can thiệp [3].

+ Despommier (2003) khuyến cáo sử dụng albendazole liều 400 mg, ngày 2 lần và dùng trong 5 ngày để điều trị bệnh giun đũa chó, mèo [4].

+ Carvalho (2011), cũng như Turrientes (2011) đề nghị dùng albendazole 15 mg/kg/ngày trong 5 ngày để điều trị, ngoại trừ thể bệnh không có triệu chứng thì không cần phải điều trị [1,14].

+ Magnaval (2006) đề xuất các phác đồ sau [9]:

+ The Medical Letter on Drugs and Therapeutics[12], Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC, 2010) [2] cũng như Kappagoda (2011) [8] khuyến cáo sử dụng albendazole và mebendazole để điều trị bệnh giun đũa chó, mèo thể ấu trùng di chuyển nội tạng với các liều lượng như sau:

Albendazole 400 mg x 2 lần/ngày, uống trong 5 ngày

Mebendazole 100-200 mg x 2 lần/ngày, uống trong 5 ngày

Đồng thời có thể kết hợp với corticoid để chống hiện tượng viêm.

Albendazole: cơ chế tác dụng và các phản ứng bất lợi

Albendazole, thuộc nhóm benzimidazole, ức chế sự polyme-hoá tubulin của ký sinh trùng để tạo ra các microtubule, dẫn đến ký sinh trùng bị rối loạn hấp thu glucose. Khi đó ký sinh trùng sẽ không tạo ra được năng lượng, sẽ bị bất động và chết. Ngoài tác dụng lên ký sinh trùng trưởng thành, thuốc còn có tác dụng trên trứng và ấu trùng.

7. Phòng bệnh

Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.

Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.

Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.

Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.

Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!