Bạn đang xem bài viết Giống Chó Poodle: Tập Tính Và Cách Chăm Sóc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giống chó Poodle là loài được rất nhiều người yêu thích trên thế giới. Bởi 1 vẻ ngoài đáng vô cùng đáng yêu đồng thời cũng rất thông minh. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu tập tính và cách chăm sóc chó Poodle.
Đặc điểm của giống chó PoodleĐây là giống chó có tỉ lệ kích thước loại trung bình. Lớp lông quăn chính là đặc điểm đặc biệt của chúng. Vẻ bề ngoài của chúng tạo nên ấn tượng về giống chó thông mình, nhanh nhẹn và tích cực. Đồng thời ngoại hình hài hòa cũng tạo nên ấn tượng về sự sang trọng và lòng tự hào của chúng. Đây là một giống chó cỡ vừa chiều dài xấp xỉ bằng chiều cao tính bả vai.
Kích thước lên đến 10 inches (25.4 cm). Các kích thước của AKC về giống chó poodle được xác định bởi chiều cao, chứ không phải bởi trọng lượng. Poodle Tiny có kích thước 10 inch hoặc nhỏ tính từ điểm cao nhất của vai. Sọ là vừa phải, hơi tròn. Mõm dài, thẳng. Mắt hình bầu dục được đặt khá xa nhau và có màu đen hoặc nâu.
Các chú chó poodle tiêu chuẩn phải là bản sao lớn và phát triển của giống poodle kích thước trung bình với những đặc điểm giống nhau được giữ lại. Poodle cỡ trung (standard) có kích thước từ 35-45 cm. Poodle mini có kích thước từ 28-35 cm. Poodle mini phải hiển thị tướng mạo của 1 poodle cỡ trung thu nhỏ, giữ lại càng nhiềm đặc điểm tỉ lệ càng tốt và không được có dấu hiệu lùn.
Toy Poodle: kích thước từ 24-28 cm (lý tưởng nhất: 25 cm), kích thước có thể dao động trong khoảng 1 cm. Toy poodle có cân nặng khoảng 3-4 kg. Tai gần đầu, dài và phẳng, có lớp lông lượn sóng. Hai chân trước và sau cân đối với kích thước cơ thể của chúng. Đuôi hướng lên cao. Đôi khi được cắt ngắn bằng một nửa chiều dài trước đó hoặc ít hơn để làm cho chú chó nhìn cân bằng hơn. Bàn chân hình oval khá nhỏ và các ngón chân cong. Da mềm mại, đàn hồi và có sắc tố. Mông tròn và không xệ. Bắp đùi trên có cơ bắp phát triển và đẹp. Dáng đi và di chuyển của giống chó poodle nhẹ nhàng và nhún nhảy.
Màu lông của mỗi chú chó phải phù hợp với màu da của chúng. Những con chó xù trắng với da màu bạc luôn là đối tượng được ưa thích nhất. Bộ lông khá xoăn, màu sắc lông bao gồm đen, xanh, bạc, xám, kem, mai, đỏ, trắng, nâu, hay màu cafe sữa. Giống chó Poodle rất đặc biệt với bộ lông luôn mọc dài ra giống như tóc của người. Các giống chó khác lông chỉ mọc dài đến một độ tối đa rồi dừng lại. Poodle thì không như vậy, lông của chúng cũng không rụng như các giống chó khác.
Tập tính của giống chó PoodlePoodle là giống chó nổi tiếng về long trung thành, nó có khả năng học hỏi, dễ đào tạo, và là chú chó đồng hành dễ chịu. Chúng thích hợp để dạo chơi cùng con người hơn là tham gia vào những trò đuổi bắt hay vận động thể lực. Lớp lông dày xoăn của chúng là đối tượng thi tài nghệ thuật của con người với những kiểu cắt tỉa khiến những poodle trông đỏng đảnh và xinh xắn. Tuy nhiên, poodle vẫn được xếp vào những nòi chó thông minh và dễ huấn luyện mặc dù chúng sủa hơi nhiều và khá cáu kỉnh.
Toy Poodle khá là thông minh, chúng đáp ứng rất tốt các yêu cầu của con người. Chúng được cho là một trong những giống chó dễ huấn luyện nhất, chúng vui vẻ và năng động, thích được chơi với mọi người. Tuy nhiên, nếu chúng không được tập thể dục đều đặn thì sẽ có khả năng trở nên nhút nhát, có những biểu hiện tiêu cực như cắn người, phá đồ đạc, gầm gừ, sủa nhiều (Hội chứng chó nhỏ).
Chúng được coi là một trong những giống chó dễ dạy dỗ nhất: hiền hòa, vui vẻ và hoạt bát. Chúng thích được ở cùng và quan tâm với mọi người. Huấn luyện chúng dễ dàng và tuyệt đối không nên quá chiều chuộng chúng. Nếu một người không phải là chủ của chúng, chúng có thể cắn nếu bị họ chọc giận. Toy poodle nói chung rất tốt với vật nuôi khác và những chú chó khác.
Poodle cũng có thể chơi cùng với trẻ em, tuy nhiên từ 5 tuổi trở lên là tốt nhất. Trừ những thứ mà người chủ cấm và không được phép để, những thứ còn lại dễ dàng bị chúng gặm nhắm. Chúng thường cảnh giác với những người lạ, có thể chúng sẽ chồm lên, cào cấu, hay gầm gừ. Nhưng nếu chúng được dạy dỗ sớm thì chúng sẽ thân thiện hơn. Chúng có thể rất nhạy cảm và dễ giật mình.
Chăm sóc giống chó PoodleLà giống chó sống được khá lâu, tuy nhiên vẫn tùy thuộc vào bệnh di truyền. Một số dễ bị IMHA (trung gian miễn dịch Thiếu máu tán huyết), trật khuỷu chân sau, tiểu đường, động kinh, rối loạn tim, PRA, chảy nước mắt, nhiễm trùng tai và các vấn đề về đường tiêu hóa. Các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và võng mạc teo có thể gây mù. Da dễ bị dị ứng, có thể do không có kỹ năng sử dụng của đồ tỉa lông chó.
Những con có bộ lông màu nâu có xu hướng chuyển thành màu xám. Lông phải được chải thường xuyên. Chúng phải được thường xuyên và cắt bớt lông từ sáu đến tám tuần. Lông phải được cắt bớt. Có một số loại kiểu lông khác nhau của poodle. Phổ biến nhất và chăm sóc dễ dàng là “pet clip”, “puppy clip” hoặc “lamb clip”, những kiểu mà lông trên phần cơ thể cắt ngắn. Poodle ít rụng lông và thích hợp cho người bị dị ứng. Cần thường xuyên cắt tỉa, cạo bớt lông của Poodle nhằm tránh cho lông mọc dài đâm vào tai, mắt, mũi miệng hoặc các bộ phận bài tiết gây ra bệnh cho chó. Việc cắt tỉa lông này cũng nhằm mục đích thẩm mỹ, và giúp chó di chuyển dễ dàng hơn.
Làm sạch và kiểm tra thường xuyên cho đôi tai để tránh bọ ve hoặc nhiễm trùng vào trong ống tai. Cần đánh răng thường xuyên. Đây là giống chó thích hoạt động, nên chúng cần được đi bộ hàng ngày. Các trò chơi sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhu cầu tập thể dục của chúng. Chúng cũng sẽ thích thú hơn khi được chơi đùa một không gian tốt, có rào chắn an toàn.
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chó Poodle
Poodle là giống chó rất dễ nuôi và dễ chăm sóc, có thể sống tốt trong các căn hộ nhỏ ở thành phố do đó Poodle được lựa chọn nuôi rất nhiều trong các gia đình hiện đại ngày nay.
Cách Nuôi Chó PoodlePoodle là giống chó rất thông minh, học hỏi nhanh và dễ dàng huấn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng dễ học theo các thói quen xấu. Vì vậy, nếu mới mua một em poodle, bạn cần đặc biệt chú ý đến khâu huấn luyện để dậy chúng cách cư xử tốt, biết cách vâng lời và đặc biệt là đi “bậy” đúng chỗ.
Nhiều người thường bỏ qua khâu huấn luyện, hậu quả là sau 1 thời gian được sống trong sự cưng chiều của chủ, những em poodle này không biết nghe lời, sủa cả ngày lẫn đêm, đi bậy khắp nhà và thậm chí còn cắn chủ. Bạn sẽ chắc chắn sẽ không muốn rơi vào hoàn cảnh này!
Thức Ăn Cho Chó PoodleBạn có thể tự chế biến thức ăn tươi, hoặc dùng các loại thức ăn sẵn (khô hoặc ướt) dành riêng cho chó Poodle. Thức ăn tươi sẽ mất nhiều thời gian chế biến, và quan trọng hơn là khó đảm bảo được lượng dinh dưỡng phù hợp vì hệ tiêu hóa của chó rất khác so với con người.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thức ăn sẵn của các thương hiệu lớn, loại dành riêng cho chó Poodle (và các loại chó nhỏ). Những loại thức ăn này được chế biến hợp khẩu vị và dinh dưỡng cân bằng cho chó Poodle. Tất cả cũng đều có hướng dẫn cho ăn theo từng độ tuổi khác nhau.
Kiểm Soát Cân Nặng Của Chó PoodlePoodle sẽ tăng cân nhanh nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều. Một em poodle mập mạp có thể trông rất cute nhưng nó cũng gây ra những vấn đề tai hại về sức khỏe, như hạn chế vận động, mỡ máu và tim mạch. Cho ăn đúng bữa là cách tốt nhất để “giữ dáng” cho em poodle của bạn. Không nên cho chúng ăn ngay khi chúng đòi, điều đó sẽ khiến em chó trở nên khó tính về lâu dài.
Hãy luôn giữ em poodle của bạn trong thể trạng tốt bằng cách đong đếm lượng thực phẩm hàng ngày, cho ăn 2 lần/ngày set tốt hơn là để thức ăn trong suốt cả ngày. Nếu bạn không chắc rằng liệu em cún của bạn có thừa cân hay không, bạn có thể thực hiện bài test đơn giản sau đây:
Đầu tiên, nhìn xuống lưng em chó, bạn sẽ thấy 1 vòng eo. Đặt 2 tay trên lưng ở khu vực eo, ngón tay cái để dọc theo xương sống, các ngón còn lại ôm xuống và ấn nhẹ. Nếu bạn có thể cảm thấy xương sườn, em poodle của bạn hoàn toàn bình thường. Nếu không em ấy đang thừa cân, bạn cần cho ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn. Còn nếu bạn có thể cảm nhận thấy xương sườn ngay khi đặt tay mà không cần ấn nhẹ, em poodle này đang gầy và bạn cần cho ăn nhiều hơn (chút xíu).
Tập Thể Dục Cho PoodleGiống chó poodle nhìn chung thích vận động và chơi đùa, vì vậy bạn nên dắt em poodle của mình đi dạo thường xuyên, tốt nhất là mỗi buổi chiều. Công viên là nơi thích hợp để đi dạo. Bạn cũng nên mua 1 quả bóng hoặc xương cao su và chơi trò ném – bắt với em poodle, việc này không chỉ mang tính giải chí, nó còn là 1 cách huấn luyện để rèn luyện sức khỏe và tăng sự gắn kết với chủ.
* Một lưu ý rất quan trọng: luôn để mắt tới em poodle của bạn khi đi thể dục, tránh xa những con chó lớn và hung dữ, đặc biệt là giống pit bull, vì chúng có thể tấn công và cắn chết những chú chó nhỏ như poodle. Việc này không xảy ra thường xuyên, tuy nhiên cẩn thận không bao giờ là thừa.
Nguồn: Thukieng.com
Tìm Hiểu Giống Chó Ngao Anh: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Tính Cách Và Cách Chăm Sóc
Chó Ngao là giống chó được nuôi khá phổ biến ở Tây Tạng (Trung Quốc). Ở Anh cũng xuất hiện loài chó với tên gọi là chó ngao Anh nhưng có đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với giống chó Trung Quốc. Có lẽ, điểm giống nhau duy nhất chính giữa ngao Anh và ngao Trung Quốc là kích cỡ khổng lồ, khó có dòng chó nào so bì được. Để tìm hiểu thêm về giống chó này, bạn hãy tìm đọc trong bài viết sau đây của chúng tôi.
Mastiff có phải chó ngao Anh hay không?Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải giải nghĩa được từ Mastiff là gì. Mastiff trong tiếng Anh có nghĩa là chó ngao. Thông thường các dòng Mastiff đều được đặt tên theo nguyên tắc: chữ Mastiff kết hợp với tên quốc gia. Như vậy, chó ngao Anh sẽ có tên là English Mastiff hoặc Old English Mastiff. Tuy nhiên, nếu chỉ nhắc đến Mastiff thì bạn cũng có thể hiểu đây chính là chó Ngao Anh.
Những giả thuyết về nguồn gốc của chó ngao Anh Giả thuyết 1: Chó ngao Anh có nguồn gốc từ chó MolosserGiống chó Molosser vốn có tổ tiên thuộc nhóm chó Molosser. Đây là giống chó có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Tây Tạng – Trung Quốc. Bởi chúng sở hữu thân hình khổng lồ, dữ dằn như loài sư tử.
Chó Molosser xuất hiện cách đây từ hàng ngàn năm trước nhưng đã bị tuyệt chủng. Nhưng chú chó Molosser ở Tây tạng được Marco Polo miêu tả với kích thước tương xứng với con lừa và chúng sở hữu tiếng sủa vang rền như loài sư tử. Các đặc điểm này được đánh giá là có mối quan hệ ít nhiều với giống chó ngao Tây Tạng.
Khi được du nhập vào Châu Âu, giống chó Molosser Dog được nuôi với mục đích làm chó săn và tham gia các cuộc đấu chó. Những chú chó này từng được người La Mã huấn luyện để giao chiến trong nhiều trận đánh. Chúng được dạy cách làm cận vệ để bảo vệ tướng sĩ và sẵn sàng đấu với các con thú dữ như: Sư tử, voi, gấu, hổ,… La Mã ngày càng săn lùng và nhập nhiều giống chó có kích thước to và dũng mãnh.
Đến với nước Anh, giống chó Molosser lại được huấn luyện để làm chó tham gia và phục vụ trong quân đội. Chúng được dạy các hoạt động săn bắn, đấu bò, đấu chó hoặc dùng để làm chó bảo vệ, canh gác cung điện của quý tộc, thân vương và công hầu thời xưa.
Trong khi đó, các bằng chứng tại Iraq và Ba Tư lại tìm ra giống chó này thuộc nguồn gốc Trung Đông. Chó Molosser được các thương gia đưa tới châu Âu vào thế kỷ IV – VI TCN. Sau đó, chúng được phát tán rộng rãi sang phía Bắc Trung quốc và Ấn Độ. Các nhà khai quật từng tìm thấy hình ảnh chó ngao Anh trên tượng đất nung tại Iraq có niên đại khoảng 2.000 năm TCN.
Những điều trên đã chứng minh giả thuyết rằng chó ngao ở Anh có tổ tiên là giống chó Molosser.
Giả thuyết 2: Chó ngao Anh có nguồn gốc từ nhóm chó Alaunt đã bị tuyệt chủngGiả thuyết thứ 2 cho rằng chó ngao ở Anh bắt nguồn từ nhóm chó Alaunt thông qua câu chuyện lịch sử được truyền qua nhiều đời. Câu chuyện kể rằng, nhóm chó Alaunt có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Á từng là tổ tiên của dòng chó Kavkaz (Caucasian Shepherd Dog). Giống chó này được nuôi và thuần dưỡng để tham gia các cuộc đấu chó, chăn gia súc,…xuất hiện lâu đời ở Anh.
Trong một sự kiện ở Anh xuất hiện cách đây hơn 500 năm, cụ thể là ngày 25/10/1415 trong trận chiến giữa Pháp và Anh. Có một vị tướng Anh tên Sir Piers Legh bị thương và được chú chó Kavkaz lao ra chống trả, xả thân bảo vệ chủ nhân của mình.
Sau sự kiện đó không lâu, Sir Piers Legh qua đời ở Pháp và thi hài của ông được mang về Anh Quốc. Chú chó Kavkaz ngày nào đã được gia đình ông nuôi và nhân giống trong lâu đài Lyme Hall (Cheshire – Anh). Gia đình của Legh đã chọn lọc những con chó có hình dáng giống với chó Kavkaz đã từng cứu mình để lai tạo giống.
Trải qua nhiều đời, dòng họ của Legh đã tiến hành nuôi và lai tạo nhiều giống chó Mastiff trong suốt 500 năm cho đến tận thế kỷ 20. Những chú chó ngao Anh này không bị lai tạp và bắt đầu hình thành ở quốc gia này. Chính sự kiện này đã tạo nên cái nôi cho giống chó Mastiff và là địa điểm lịch sử dành cho những người yêu thích dòng chó Mastiff.
Chó ngao Anh: Gã khổng lồ thực thụ trong họ hàng nhà chóSo với các giống chó có mặt trên khắp Thế giới, những chú chó ngao Anh xứng đáng được mệnh danh là “gã khổng lồ”. Giống chó này đứng đầu về cân nặng và kích thước to lớn không giống chó nào bì được. Đặc biệt, giống chó này sở hữu chiều cao chỉ đứng sau dòng chó săn Irish Wolfhound (Ái Nhĩ Lan) và giống chó Great Dane.
Những chú ngao Anh đực trưởng thành sở hữu chiều cao khoảng 76,2cm với cân nặng 72,5 kg. Con cái có chiều cao khoảng 68,6 cm với cân nặng 68 kg. Trong khi đó, những chú chó đực cỡ đại với cân nặng khủng lên tới 91kg.
Sở hữu kích cỡ “siêu to siêu khổng lồ” nhưng giống ngao Anh lại có thân hình cân đối, cơ bắp săn chắc. Điểm nhấn nổi bật là phần đầu to nhìn vuông vức và có một rãnh hẹp nổi rõ ở hai bên mắt. Mõm của chúng rộng với bộ răng sắc, bén và rắn chắc. Mũi của ngao Anh to, có màu đen. Hai mắt của chú chó này cách xa nhau nhưng không quá lồi, xung quanh mắt có nhiều quầng đen, lòng mắt màu đen hoặc nâu.
Dòng ngao Anh còn sở hữu đôi tai nhỏ hình chữ V có kích thước tương đương với hộp sọ, tai có màu đen và lúc nào cũng rủ xuống đầu. Phần cổ nhìn rắn chắc có chiều dài tầm trung. Cổ nhiều cơ bắp nhìn hơi cong và to dần về khung xương vai. Đuôi của ngao Anh dài, thuôn và to dần về phía chân sau.
Bên cạnh đó, Chó Ngao Anh có lớp da vừa phải, mỏng và có nhiều lớp da thừa tạo nên nếp nhăn đặc trưng ở đỉnh đầu. Toàn thân được bao phủ bởi lớp lông ngắn, dày và thẳng với các màu nổi bật như: Bạc, nâu vàng nhạt, màu mơ, nâu vàng ánh kim hoặc có sọc vẹn.
Tuổi thọ trung bình của những chú ngao Anh khỏe mạnh kéo dài khoảng 10 – 12 năm. Tùy vào quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc của mỗi gia đình mà tuổi thọ có thể cao hơn.
Tính cách chó ngao Anh: Trái tim trầm tĩnh, tốt bụng bên trong vẻ ngoài vĩ đại Sự thân thiệnTrái ngược với vẻ ngoài thô, hùng dũng, Ngao Anh là một giống chó sở hữu tâm hồn lương thiện, trái tim trầm tĩnh và luôn biết cách làm vui lòng chủ nhân. Chính vì có thân hình to vạm vỡ nên giống ngao Anh thường bị nhiều người lo sợ, xa lánh khi mới bắt gặp lần đầu.
Sở hữu thân hình nặng cả trăm ký những khi tiếp xúc với giống chó này, bạn sẽ bị bất ngờ bởi tính cách hòa đồng mà không hề hung hăng hay hiếu chiến. Tuy vậy, so với những giống chó khác thì những chú ngao Anh thường có tính tình lạnh lùng hơn.
Luôn bảo vệ chủ nhânBản năng của những chú ngao Anh vốn là chó canh gác nên chúng rất ít khi sủa tùy tiện. Chú chó của bạn chỉ sủa khi chúng cảm nhận được điều chẳng lành. Chúng sẵn sàng trở nên hung dữ để chống lại kẻ xấu.
Ngao Anh xứng đáng là “những cận vệ” trung thành, tận tụy, nghiêm túc và luôn thầm lặng hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Chúng luôn biết cách để giữ gìn lãnh thổ và bảo bệ gia đình của chủ nhân bất kể khi nào bạn cần mà không phải huấn luyện chúng.
Đặc biệt khi tấn công và bắt được kẻ xấu xâm nhập vào lãnh thổ, chú chó của bạn chỉ dồn kẻ lạ vào chân tường. Sau đó, chúng sẽ dùng sức nặng để đè lên mà không tấn công hay cắn xé.
Không chỉ sở hữu tính cách nổi trội trên, giống chó này còn rất tự tin, tốt bụng và luôn thận trọng trong mọi thứ. Nhờ có tính trung thần, can đảm và kiên nhẫn nên giống chó này được nhiều gia đình ưa chuộng. Kể cả gia đình có trẻ em hoàn toàn an tâm khi cho chơi cùng với chó cưng trong nhà.
Mặc dù có nhiều mặt tốt trong tính cách, thế nhưng bạn cũng không nên chủ quan hay lơ là khi để trẻ chơi với ngao Anh. Hãy để mắt tới trẻ và chó cưng 24/24 để tránh những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát.
Đa số những chú chó ngao Anh chỉ thực sự cắn người khi chúng bị đánh đau hoặc bị trêu chọc tức. Nếu gia đình bạn nuôi một chú chó có cân nặng cỡ đại thì càng cần phải cân nhắc mỗi khi cho chúng chơi với trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn.
Những lưu ý khi chăm sóc chó Ngao Anh Với chó nhỏNhững chú ngao Anh còn nhỏ vốn có tính cách nhạy cảm, dễ buồn tủi và giận dỗi khi bạn quát mắng, đánh đập hay đối xử không công bằng.
Những bé ngao Anh rất thích được nghe chủ nhân thủ thỉ, trò chuyện, vuốt ve và nằm bên cạnh khi chúng ngủ. Trong trường hợp, bạn bắt buộc phải để chó con ở nhà thì hãy tìm cách để chú chó cưng của mình làm quen với nếp sinh hoạt hàng ngày.
Hãy để chú chó của bạn luôn cảm thấy an toàn và không bị lo lắng hay hoảng sợ mỗi khi chủ nhân lo lắng. Trước tiên, bạn nên vắng mặt vài giờ rồi từ từ mới tìm cách vắng nhà ít ngày cho đến khi tăng dần tần suất để chó cưng ở một mình. Lưu ý, hãy tạo cho chó cưng niềm tin rằng bạn chắc chắn sẽ quay lại và không để chúng ở một mình quá lâu.
Để giảm cảm giác nhàm chán khi chó cưng ở một mình, bạn nên mua đồ chơi cho chó cưng. Dù là chó con hay chó trưởng thành thì bạn cũng nên nhớ rằng, không nên để chó cưng ở một mình quá 6 – 8 tiếng/ngày.
Điều kiện sốngDo sở hữu thân hình to lớn, kích cỡ khổng lồ nên những chú ngao Anh không phù hợp để nuôi và chăm sóc ở nơi có khí hậu ẩm ướt hay quá nóng. Do giống chó này không thích bị nuôi nhốt và sống quá lâu trong nhà. Để nuôi giống chó này, đòi hỏi gia đình bạn phải có không gian lớn với khoảng sân rộng để chó cưng được chạy nhảy và chơi đùa mỗi ngày.
Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng nuôi một chú ngao Anh trong căn hộ kích thước tầm trung. Với điều kiện mỗi ngày bạn nên cho cún của mình ra ngoài đi dạo và vận động thay vì nhốt trong nhà kín mít.
Khi được chủ nhân dắt ra ngoài và đi dạo chơi, những chú ngao Anh vô cùng thích thú, tâm trí thoải mái hơn. Mặc dù vậy, bạn cũng nên xích chó cưng và chỉ dắt chúng đi dạo, hạn chế để chúng chạy nhảy quá sức. Bởi cân nặng của giống chó này có thể là nguyên nhân gây áp lực chèn lên các khung xương và gây ra những căn bệnh về khớp.
Cách cho chó ngao Anh ĂnCũng tương tự như các giống chó cưng khác, ngao Anh cần được chăm sóc chu đáo với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để chú chó cưng của mình phát triển khỏe mạnh, ít mắc phải các bệnh ở chó, bạn nên cung cấp các khẩu phần ăn đầy đủ thành phần sau:
Thực phẩm giàu chất xơ và chất đạm nhưng ít chứa chất béo no. Bao gồm: Thịt bò, yến mạch, lúa mạch vàng, lúa mạch đen và khoai tây.
Thức ăn cho chú ngao Anh nên là thực phẩm mềm, được ngâm ướt và giúp chó cưng dễ tiêu hóa.
Bạn nên hạn chế cho chó cưng ăn các loại thức ăn khô dạng hạt, bởi thức ăn này có thể nở trong dạ dày, gây cảm giác khó tiêu và chướng bụng.
Đối với những chú chó con nên hạn chế cho ăn các loại gan khô hay quá nhiều phô mai trong ngày.
Tùy vào độ tuổi và thể trọng của mỗi chú chó cưng mà bạn cung cấp khẩu phần ăn hợp lý. Chia đều các bữa ăn trong ngày và tránh để chó cưng ăn quá ít hay quá nhiều cũng không tốt.
Thông thường, những chú chó con đủ 2 tháng tuổi chỉ cần ăn 3 – 4 chén thức ăn/ngày là đủ. Trong khi đó, chó ngao Anh từ 9 tháng tuổi cần được ăn khoảng 11 chén thức ăn/ngày. Vì là giống chó thích vận động nên chúng ăn rất nhiều và ăn mọi lúc mọi nơi.
Lưu ý khi cho chó ngao Anh ăn, bạn nên cho ăn đúng giờ và tránh dồn quá nhiều thức ăn trong một bữa. Do giống chó này ăn không kiểm soát, ăn bất chấp nên rất dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Chăm sóc lông và răngGiống chó này thường bị rụng lông và thay đều vào hai mùa xuân và mùa thu hàng năm. Ngao Anh sở hữu bộ lông dày, ngắn nên rụng không quá nhiều và bạn không tốn sức để dọn dẹp hay chăm sóc mỗi ngày.
Để giữ cho chó cưng được sạch sẽ, tránh các bệnh ngoài da, bạn nên tắm cho chó cưng đều đặn mỗi tuần. Lông cần được sấy khô, chải chuốt và chú ý phần lông ở xung quanh mặt. Do mặt của giống chó này thường có nhiều nếp nhăn nên khó vệ sinh và rất hay bị bỏ sót, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Về răng miệng, bạn cần vệ sinh răng cho chó cưng 2 đến 3 lần tuần. Mỗi lần nên dùng bàn chải chuyên dụng, đánh sạch từng kẽ răng để loại bỏ cao răng và các cặn bẩn bám trong từng kẽ răng. Giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây ra bệnh về răng miệng ở chó cưng.
Những vấn đề về sức khỏeDo là giống chó sở hữu thân hình đồ sộ với vóc dáng nặng nề nên chúng cũng hay mắc các căn bệnh thường gặp ở thú cưng. Khi nuôi chó ngao Anh trong nhà, bạn sẽ chuẩn bị tâm lý để chữa trị các bệnh thường gặp ở cún như:
Bên cạnh đó, giống chó này còn dễ mắc các bệnh mạch vành (CHD), bệnh lộn mí dưới (Ectropion), teo võng mạc tiến triển (PRA), xoắn dạ dày và bệnh tăng dịch âm hộ.
Thân hình to lớn nên giống chó này cũng thường mắc các bệnh béo phì, thừa cân.
Nên cho chó ngao Anh hoạt động thể chất thế nào?Những chú chó Mastiff có tính tình trầm tính nên rất hay lười biếng. Tuy nhiên, bạn nên cho chó cưng tham gia các hoạt động ngoài trời và vận động thường xuyên. Điều này giúp chú chó cưng của bạn trông gọn gàng, cơ thể không quá xồ xề mà lại năng động và nhạy bén hơn.
Bạn nên cho chó cưng đi bộ đều đặn 2 tiếng/ngày để rèn luyện thể chất và giải phóng nguồn năng lượng tiêu cực. Mỗi lần dắt chó cưng đi dạo, bạn nên đi bên cạnh hoặc đi phía sau. Lưu ý mỗi khi dắt chó đi dạo ngoài công viên, nơi tập trung đông người, bạn nên xích chó lại và hạn chế để chúng chạy nhảy lung tung.
Cách khen thưởng, trừng phạt, huấn luyện chó ngao Anh nghe lờiKhen thưởng, trừng phạt và huấn luyện giống chó Mastiff cũng cần có kinh nghiệm và áp dụng bài bản. Bởi khi huấn luyện sai cách càng khiến chó cưng của bạn trở nên ngang bướng, lì lợm và phản ứng thái quá. Để thoải mái tâm trí khi sống cùng chú ngao Anh trong nhà, bạn cần thực hiện những cách sau đây.
Nên huấn luyện chó ngao Anh từ khi nào?Hầu hết những chú chó đều có khả năng huấn luyện khi đủ tuổi xuất chuồng và độ tuổi này dễ nghe lời hơn. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp huấn luyện chó Mastiff ngay từ khi chúng còn nhỏ. Hãy dạy chó cưng cách hòa nhập với cộng đồng con người và các chú chó khác.
Những chú chó Mastiff nếu huấn luyện sai cách sẽ trở nên hung hăng, sẽ gây nguy hiểm cho người xung quanh. Trong khi đó, chó quá hiền lành hay nhút nhát cũng không tốt, chúng sẽ không biết khi nào cần “xả thân” để cứu và bảo vệ chủ nhân.
Hầu hết những người khi huấn luyện giống chó Mastiff lần đầu đều bối rối và chó cưng thường cứng đầu làm cho bạn phát cáu. Thay vì đánh đập hay quát mắng chúng, bạn kiên nhẫn và từng bước rèn luyện chó cưng biết nhiều thói quen tốt cho đến khi chúng thành thạo hẳn.
Nên khen thưởng thế nào?Trong quá trình huấn luyện chú chó cưng của mình, bạn nên áp dụng các biện pháp khen thưởng để khích lệ chúng. Mỗi khi chú chó hoàn thành các nhiệm vụ được giao hay làm được nhiều thói quen tốt, bạn hãy sử dụng đồ ăn ngon để làm phần thưởng.
Trong lúc khen, bạn có thể vuốt ve, thủ thỉ khích lệ và nhìn vào mắt chúng với cái nhìn thân thiện và trìu mến. Đa số, những chú chó Mastiff đều cảm thấy thích thú và vui mừng khi chúng biết rằng mình đã hoàn thành nhiệm vụ nào đó và làm chủ vui lòng.
Mặc dù là khen thưởng nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá đà. Cũng không nên cho chó ăn quá nhiều sau khi chúng làm tốt các mệnh lệnh. Bạn có thể thay thế đồ ăn bằng đồ chơi dành cho thú cưng hoặc dắt chúng đi dạo để cải thiện tâm trí.
Có nên trừng phạt nghiêm khắc?Tương tự như việc khen thưởng, chú chó của bạn cũng đáng bị trừng phạt khi làm sai hoặc không làm đúng các mệnh lệnh từ chủ nhân. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng bạo lực, dùng đòn roi hay quát mắng to tiếng với chó cưng.
Những hành động hung hăng càng khiến chó cưng xa lánh, không sợ hãi mà thậm chí chó Mastiff sẵn sàng tấn công nếu bạn đánh chúng quá đau. Vì vậy, hãy trừng phạt trong ôn hòa bằng cách sử dụng lời nói “Không” mạnh mẽ và cương quyết để chúng biết lỗi sai.
Mua chó ngao Anh ở đâu, giá bao nhiêu?Đối với người yêu thích thú cưng, chắc hẳn không thể bỏ qua giống chó Mastiff cỡ đại. Tuy nhiên, để sở hữu một chú ngao Anh là điều không dễ dàng. Vậy nên mua giống chó này ở đâu, giá bao nhiêu?
Giá chó ngao AnhNgao Anh là giống chó thuộc “siêu Pet” nên giá thành vô cùng đắt đỏ. Hầu hết, những chú chó này không có sẵn tại Việt Nam mà phải nhập khẩu từ châu Âu hoặc tìm trong các trại nhân giống uy tín.
Để sở hữu một chú ngao Anh nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, bạn phải bỏ ra chi phí không hề nhỏ. Khoảng 2.000 đến 9.000 USD/chú chó (Chi phí này chưa bao bao thuế, phí vận chuyển). Trong khi đó, những chú chó Mastiff bán tại Việt Nam thường có giá dao động trong các mức giá sau:
Từ 3 đến 5 triệu đồng: Với mức giá này, bạn dễ dàng mua một chú ngao Anh được nhân giống từ chó bố mẹ có nguồn gốc tại Việt Nam và thường không có đầy đủ giấy tờ. Giá có thể cao hay thấp tùy vào sự thỏa thuận giữa người mua với người bán.
Từ 8 đến 15 triệu đồng: Mức giá này bạn sẽ rinh ngay về nhà một chú ngao Anh tại các hệ thống cung cấp thú cưng uy tín. Chó cưng đảm bảo sức khỏe, có bảo hành sức khỏe. Tuy nhiên, có thể là giống chó ngao nhập từ Thái Lan hoặc chó không có giấy chứng nhận nguồn gốc đầy đủ.
Từ 15 đến 30 triệu đồng: Bỏ ra chi phí này, bạn sẽ có cơ hội rinh ngay một chú ngao Anh thuần chủng nhập trực tiếp từ nước ngoài. Chó có đầy đủ giấy tờ chứng nhận nguồn gốc và đảm bảo tình trạng sức khỏe trước khi bàn giao.
Mua chó ngao Anh tại Việt NamMua chó ngao Anh tại Việt Nam với mức giá kể trên là giá không hề nhỏ đối với một số người. Dù là chó không đầy đủ giấy tờ hay chó nhập từ Châu Âu, bạn cũng nên chọn lọc thật kỹ.
Nên chọn các hộ dân nhân giống và nuôi đơn lẻ. Bạn dễ dàng tìm kiếm các bài rao bán chó của những hộ dân này trên các trang rao vặt, mạng xã hội như: Zalo, chợ tốt, chợ thú cưng, Facebook, Đảo chó,…Tuy nhiên, việc mua bán này rất tốn thời gian và bạn cần phải đến tận nơi xem chất lượng thú cưng có đảm bảo hay không.
Mua chó từ những trại chó hoặc người nuôi chó chuyên nghiệp. Giống chó ngao vốn không dễ nuôi và rất khó để nhân giống đại trà nên số lượng cung cấp ra thị trường rất hiếm. Vì vậy, muốn mua được giống chó này, bạn nên tìm đến các trại chó uy tín hoặc quen biết mối uy tín để đặt trước.
Mua chó ngao Anh tại Dogily Petshop. Trong trường hợp bạn chưa tìm được nơi nào cung cấp chó cưng chất lượng. Hãy đến với hệ thống của chúng tôi để chọn lựa cho mình một chú chó ngao thuần chủng, đầy đủ giấy tờ và đảm bảo sức khỏe. Chúng tôi cam kết mang lại sự hài lòng và cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn cho mọi khách hàng.
Qua các thông tin chia sẻ về giống chó ngao Anh mà chúng tôi gợi ý ở trên. Mong rằng bài viết cung cấp đầy đủ các kiến thức bổ ích về giống chó cảnh “siêu to siêu khổng lồ này”. Giúp bạn sớm tìm mua cho mình một chú chó chất lượng để mang về nuôi, chăm sóc và yêu thương mỗi ngày.
Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/cho-ngao-anh/ khi chia sẻ nha.
Địa chỉ thông tin Dogily Petshop bán chó Rottweiler uy tín – chuyên nghiệpTrụ sở chính: Dogily Petshop quận 1: Dogily Petshop Phú Nhuận: Dogily Petshop Tây Hồ:
Trang trại nhân giống Dogily Cattery 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường
Trang trại nhân giống Dogily Cattery 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội Chỉ đường
Email: [email protected]
Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/DogilyPetshop/
Youtube: https://www.youtube.com/c/dogilypetshop
Website: https://dogily.vn
Cách Chăm Sóc Chó Poodle
Chó Poodle rất nhanh nhẹn, thường có sức đề kháng cao và tuổi thọ cao hơn các giống chó to khác ( chúng có thể sống trên 15 năm). Chính vì vậy cần có một chế độ dinh dưỡng tốt, theo từng thời kỳ phát triển sinh học của chúng. VINPET sẽ cùng các bạn tìm hiểu về: “ CÁCH CHĂM SÓC CHÓ POODLE ?” – GIỐNG CHÓ MINI. Việc lựa chọn “Thức ăn cho chó Poodle” cực kỳ quan trọng đến sự phát triển cân đối của chó.
Chó “mini” là thuật ngữ chỉ những giống chó khi trưởng thành chỉ có trọng lượng từ 1 – 10kg, bao gồm cả giống chó Toy nặng không quá 4kg. Giống chó “mini” có nguồn gốc sâu xa từ giống chó săn, nên chúng có các kỹ năng săn bắt là đặc tính dễ tương để ưa chuộng như những thú cưng. Giống chó mini rất phù hợp và thích nghi với cuộc sống đô thị, nơi chúng có ít không gian hoạt động và không được hoạt động thường xuyên.
Ba giống chó Mini được thế giới công nhận: * Giống Terriers: Fox terrier, Yorshire terrier, Scottish, Jack Russell, Cairn, West Highland …. * Giống Dachshunds: dù thuần chủng hay lai tạo chúng có nhiều hình dáng riêng và các kiểu lông khác nhau: dài thẳng, dài gợn sóng, ngắn mượt, xoăn, xù hoặc cực ngắn…. * Giống Lapdogs: Bichons, Toy và Poodle, chihuahua, Pekinese … Các giống chó Mini được ưa chuộng ở Việt Nam: Phốc, Phốc sóc, Chihuahua, Toy, Poodle, Bắc Kinh lai Nhật, Phốc hươu, corgi, chó Bắc Kinh lai Phốc sóc ….Đặc điểm đặc trưng của giống chó mini: * Cân nặng: 1 – 10kg * Bộ răng nhai thường cắm sâu hơn, tỉ lệ không cân xức với hàm miệng và dễ sinh nhiều cao răng làm teo nướu răng ( nên dùng loại thức ăn chó chwuas nhiều Sodium Polyphosphates ngăn canxi trong nước bọt hình thành cao răng).
Chó Poodle là một dòng chó mini, vì vậy Chế độ và thức ăn cho chó Poodle cũng giống như chế độ dinh dưỡng của dòng chó mini khác.
Chó Poodle có kích cỡ không lớn nên lượng thức ăn cho giống chó Poodle không nhiều, nhưng đòi hỏi về mùi vị, cấu trúc bề mặt viên thức ăn là yếu tố quan trọng giúp kích thích vị giác của chó. Vì vậy, cản phải lựa chọn loại thức ăn được chế biến có hương vị đáp ứng “khoái khẩu” của chó. Chọn loại thức ăn cho chó Poodle phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chó:
Chó Poodle từ 2 tháng tuổi: * Chó từ 2 tháng tuổi trở đi, hệ miễn dịch tự nhiên qua sữa mẹ không còn nữa và chúng bắt đầu bước sang giai đoạn tăng trưởng, chó con giống mini cần có thành phần thức ăn đặc biệt để tăng cường miễn dịch và bảo hộ tự nhiên. * Bắt đầu tập ăn cho chó, tập cho chó ăn các loại thức ăn hạt khô, cho chó uống thêm sữa và bổ sung thêm vitamin và khoáng chất … * Chó Poodle từ 8 – 12 tuần tuổi, tốt nhất cho ăn 4 lần/ngày, chia đều sáng, trưa, chiều, tối. Thời gian cho ăn nên chia đều, đừng để các bữa ăn quá sát nhau và đêm bị đói. Lượng thức ăn hạt khô cho chó ăn vào khoảng 50 – 100gr/ngày. Nước uống luôn luôn để sẵn, hết ngày thay bát nước khác. Cho uống 200 – 300ml sữa/ngày, cách ngày cho ăn 1 quả trứng gà ( lúc đầu cho ăn chín, sau cho ăn tái). Sau bữa ăn 15 – 20 phút cho chó đi vệ sinh vào chỗ cố định và phải ép đi vệ sinh bằng được sẽ tạo được thói quen đi vệ sinh đúng chỗ của chó. * Chó Poodle từ 12 – 16 tuần tuổi: Cho ăn ngày 4 bữa, lượng thức ăn hạt khô cho ăn khoảng 80 – 120gr/ngày, chia đều các bữa. Sữa cho uống 500ml, cách ngày cho ăn 1 quả trứng. Thời gian này nên cho chó Poodle vận động nhiều, huấn luyện một số bài đơn giản, mang đồ chơi hoặc bóng tròn 7 màu ném cho chó chạy đuổi bắt để phát triển xương. * Chó từ 16 – 20 tuần tuổi: cho ăn 3 bữa/ngày. Tăng lượng đạm, thịt, thức ăn hạt khô cho chó.Thời gian vận động tăng cao, cho chó chạy hàng ngày hoặc chạy theo xe đạp 5km trở lên.
Chó Poodle trên 6 tháng tuổi: * Sau 6 tháng, chó Poodle được chăm sóc như chó đã trưởng thành về chế độ, vận động và huấn luyện. Thức ăn thừa sau mỗi bữa phải đổ đi, đánh rửa bát ăn sạch sẽ. * Cho ăn 2 bữa trên ngày và ăn đúng thời gian quy định. Không nên cho chó ăn quá no hoặc quá đói. Tránh cho chó ăn cá, ruột cá và những đồ ôi thiu … * Thường xuyên theo dõi trọng lượng cơ thể của chó để giám sát quá trình tăng trưởng * 6 tháng 1 lần, nên tẩy giun cho chó vì giun sán có nhiều trong nội tạng gia súc * Hàng năm phải tiêm phòng dại cho chó, đây là điều bắt buộc cho sự an toàn của chủ nhân và gia đình.
Chú ý: Khi mới tập cho chó Poodle ăn thức ăn hạt khô, nên ngâm hạt với nước trước rồi mới khuấy đều cho ăn. Khi chó có vấn đề cần gọi bác sĩ thu y ngay, tránh để nặng rồi mới gọi hoặc tự chữa mà kiến thức có hạn.
Thức ăn cho chó Poodle già ( khoảng 7 năm trở đi đối với chó Poodle) * Chó già cần một khẩu phần thức ăn thích hợp để bù đắp cho các giác quan đang bị lão hóa: ngửi, nếm và tính ngon miệng … * Trong thức ăn cho chó già cần cung cấp đầy đủ các loại vitamin A, C và Polyphenol từ quả cây giúp bảo vệ tế bào * Trong giai đoạn chó già cần chú ý giảm lượng phospho trong khẩu phần ăn của chúng
CÁCH CHỌN LOẠI THỨC ĂN CHO CHÓ POODLE PHÙ HỢP là cách chăm sóc chó Poodle tốt nhất!
NƠI BÁN THỨC ĂN CHO CHÓ POODLE UY TÍN – GIÁ TỐT NHẤT HÀ NỘICửa hàng: 20 ngõ 132 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội SĐT: 0904.684.963 VPGD: 57 ngõ 64 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà NộiSĐT: 0986.125.463 Web: http://vinpet.com.vn/ Nhận giao hàng đến tận nơi! Ship hàng toàn hệ mặt trời
Đặc Tính, Cách Nuôi Giống Chó Pug Và Những Điều Cần Biết Khi Chăm Sóc
Đặc tính, cách nuôi giống chó Pug và những điều cần biết khi chăm sóc.Chó là loài động vật thông minh và gần gũi nhất với con người. Trong cuộc sống hiện nay, hầu hết giới trẻ có sở thích nuôi chó và muốn sở hữu cho mình một chú cún thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên, có rất nhiều giống chó cảnh đã du nhập vào Việt Nam khiến bạn băn khoăn không biết lựa chọn cún cưng như thế nào để trở thành một thành viên trong gia đình mình.
Nếu bạn đang muốn sở hữu một dòng chó nhỏ bé và dễ thương thì có lẽ chó pug sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt cho bạn đấy. Bài viết này sẽ giúp bạn tăng thêm hiểu biết về đặc tính, cách nuôi giống chó pug và những điều cần biết khi chăm sóc chúng.
Nguồn gốc của giống chó pug mặt xệChưa thể xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của giống chó cảnh này. Có giả thuyết cho rằng chó Pug có nguồn gốc xuất phát từ Trung quốc sau đó được du nhập sang Châu Âu vào thế kỉ XVI và trở nên phổ biến ở Tây Âu, pug trở thành loài chó cảnh yêu thích và thời thượng nhất trong các triều đình châu Âu, đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Victoria. Tuy nhiên, cũng có giả thuyết về việc chúng xuất xứ từ vùng Viễn Đông, hay là kết quả lai tạo của dòng chó Bulldog bé.
Đặc điểm nhận dạng của dòng pugChó pug hay còn tên gọi dễ thương khác là chó mặt xệ. Với khuôn mặt ngộ nghĩnh, nhăn nheo và mõm ngắn, mặt hơi đượm chút buồn khiến bạn cười ngất, do đó nó đã chiếm được tình cảm của biết bao gia đình. Với cơ thể ngắn ngủn, tròn ủng, bạn sẽ có cảm giác giống như một cục thịt tròn vo vậy. Chúng có bộ lông ngắn mịn, đôi mắt to tròn và hơi lồi, phía dưới hàm hơi xệ trông rất ngộ. Sở hữu bộ mặt ngây thơ rưng rưng như muốn khóc, chắc chắn bạn sẽ không nỡ mắng chúng khi phạm lỗi.
Tích cách của chó pugTrái ngược với bộ mặt đượm buồn là tính cách chúng khá tưng tửng và hoạt bát, luôn vui vẻ và rất tình cảm. Mặc dù là loại chó rất cá tính nhưng chúng thường có xu hướng hài lòng với cuộc sống và sự việc xung quanh.Dòng chó này cực kì thông minh, hiếu động, có phần ranh mãnh và đanh đá, tuy nhiên lại rất dễ hòa đồng với các dòng chó và loài vật nuôi khác. Chó pug rất dễ gần và quấn người, do vậy chúng luôn có thái độ thiện chí với trẻ nhỏ và khách đến nhà. Với dáng người tròn ủng, cục mịch nhưng không phải giống chó ù lì, chậm chạp, chúng rất thích hợp để trông nhà. Nếu bạn đang sở hữu cho mình chứ cún đáng yêu này hãy lưu ý rằng, tuy chúng luôn hài lòng với cuộc sống xung quanh nhưng cũng dễ tủi thân khi không được quan tâm và trở nên ghen tỵ khi không được bạn để ý đến.
Điều kiện sống của chó pugChó pug thích hợp được nuôi trong căn hộ rộng rãi, có không gian để chạy nhảy, nô đùa. Giống chó này ưa thời tiết dễ chịu và ấm áp, không thích hợp với thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng. Do đó, khi gặp khí hậu như vậy hãy giữ chúng tại nơi có nhiệt độ thích hợp.
Với đặc điểm mũi tịt nên chúng hay bị dị ứng và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là trong môi trường không được thông thoáng. Đặc biệt, chúng rất dễ mắc bệnh vào những khoảng thời gian giao mùa.
Ngoài ra, dòng chó pug hay chảy nước mắt, đau mắt,xước giác mặc, đục giác mặc do đặc điểm mắt lồi, vì vậy bạn hãy thường xuyên rửa mắt và để ý đến chúng.Một điều cần chú ý về dòng chó này là da chúng rất nhạy cảm, dễ bị mắc các bệnh về da. Bởi vậy, bạn cần chú ý vệ sinh chỗ ở của chúng theo định kì và lựa chọn sữa tắm phù hợp.
Tuy nhiên, đây là dòng chó dễ nuôi bởi không kén chọn đồ ăn, nhưng bạn không nên cho ăn quá nhiều để tránh béo phì vì sẽ làm giảm tuổi thọ của cún cưng.
Cách chăm sócĐể tránh các bệnh viêm mắt, tai bạn nên thường xuyên làm sạch vùng tai, mắt và các nếp gấp trên khuôn mặt. Loại bỏ ghèn mắt và rửa mắt bằng nước muối sinh lý đễ giữ vệ sinh cho đôi mắt chúng.
Dòng pug có bộ lông ngắn nên không cần tắm quá nhiều. Nếu chúng nghịch ngợm và hay lê la thì bạn cần tắm cho chúng thường xuyên, khoảng 1 tuần 1 lần. Lưu ý khi tắm xong cần lau khô và sấy ngay tránh cảm lạnh. Chải lông và loại bỏ lông rụng mỗi ngày.
Chó pug dễ ăn dễ mập nên để tránh mắc bệnh béo phì, bạn nên dắt chúng ra ngoài đi dạo và chạy bộ 10 phút mỗi ngày. Do đây là giống chó cảnh nên không cần phải tập luyện nhiều hay áp dụng các bài tập như các dòng chó săn khác.
Có rất nhiều bạn chủ không thường xuyên để ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho cún. Do đó, bạn cũng nên đánh răng cho cún cưng ít nhất 1 lần/tuần để tránh các bệnh về răng nướu cho thứ cưng và giữ miệng thơm tho.
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chó Poodle Khỏe Mạnh Đúng Cách
Chó Poodle có trí thông minh và vẻ ngoài ưa nhìn và đặc biệt là rất dễ nuôi và chăm sóc, chúng là giống chó cảnh không kén cá chọn canh môi trường sống của mình, ở nông thôn cũng được và thành thị cũng chả sao miễn là em được thường xuyên ra ngoài đi dạo và vận động là được rồi.
Tham khảo đặc điểm, giá bán chó Poodle trên kênh Youtube Dogily Petshop:
Nói vậy cũng không phải là vứt em ấy ở đâu cũng được và chăm sóc chó poodle dễ hơn ăn kẹo, một số bạn mới nuôi hay bị “cóng” vì chưa có kinh nghiệm nên hôm nay mình viết bài này hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn mới nuôi.
Cách nuôi chó poodle ănTheo các chuyên gia, các bạn nên chó các em ăn bằng thức ăn sẵn chó cún vì thức ăn cho cún đã có đầy đủ chất dinh dưỡng và hướng dẫn chi tiết về khối lượng cần thiết, ví dụ với loại thức ăn khô cho chó, 1 em Standard poodle sẽ cần 1.5 – 3 bát / ngày, Miniature poodle cần 3/4 – 1 bát / ngày, còn Toy Poodle sẽ cần 1/4 – 1/2 bát / ngày.
– Chó con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo nhuyễn và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày, cho chó uống thêm sữa có độ ấm vừa phải.
– Chó Poodle từ 3 – 6 tháng tuổi cần phải ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm, nên nấu cháo cho chó như cháo thịt gà, heo, bò, tôm băm nhuyễn.
– Khi chó poodle từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều đạm, protein, canxi, tinh bột và rau củ, trái cây cho chó. Nên cho Poodle ăn thêm hột vịt lộn sẽ giúp bộ lông đẹp hơn tăng độ bóng mượt hơn cho Poodle.
Một em poodle mập mạp có thể trông rất cute nhưng nó cũng gây ra những vấn đề tai hại về sức khỏe, như hạn chế vận động, mỡ máu và tim mạch. Cho ăn đúng bữa là cách tốt nhất để “giữ dáng” cho em poodle của bạn. Không nên cho chúng ăn ngay khi chúng đòi, điều đó sẽ khiến em chó trở nên khó tính về lâu dài.
+ Đầu tiên nhìn xuống lưng em poodle, bạn sẽ thấy 1 vòng eo. Đặt 2 tay trên lưng ở ku vực eo, ngón tay cái để dọc theo xương sống, ngón còn lại ôm xuống và ấn nhẹ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý 1 số điều như sau :
+ Cần thay nước sạch cho cún khoảng 3 lần / ngày và không nên cho cún uống qá nhiều sữa; + Hạn chế ăn đồ khô hay đồ ăn quá cứng ảnh hưởng tới bộ hàm; + Tránh ăn nhiều nội tạng động vật vì lượng đạm quá nhiều gay khó tiêu; + Cho cún ăn uống đúng giờ và vừa đủ no; + Cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng khay đựng đồ ăn nước uống, tránh tình trạng dư thừa đồ ăn trong khay làm cún ăn phải đồ ăn hỏng gây bệnh…
Cách chăm sóc chó poodle Môi trường sống lý tưởng cho poodle :
– Tại các thành thị và nông thôn ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều có thể nuôi Poodle . Chúng rất dễ nuôi, chỉ cần có người chăm sóc, quan tâm hàng ngày là đủ. Đặc biệt là Poodle không cần không gian rộng.
– Chó poodle thường không chịu được khí hậu quá nóng hay quá lạnh, vì vậy cần phải đảm bảo con chó được ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Lưu ý rằng poodle có bộ lông dày rậm, tuy nhiên khả năng chịu lạnh của chúng không tốt, loài chó poodle kể cả dòng poodle lớn và toy poodle đều thường dễ bị mắc các chứng bệnh ho, viêm phổi, viêm phế quản nếu không được giữ ấm khi trời lạnh.
– Chó poodle rất hoạt bát và thích vận động, vì vậy cần phải thường xuyên cho poodle vui chơi và chạy nhảy, mỗi ngày nên dẫn chó poodle đi dạo bộ bên ngoài khoảng 15 – 30 phút để rèn luyện thể lực và giúp cơ thể của chó khỏe mạnh hơn. Khi chúng vui vẻ, nhanh nhẹn, không bị nhút nhát, tinh thần thoải mái chúng sẽ cảm thấy được chủ yêu chiều cưng nựng tự khắc sẽ ngoan ngoãn nghe lời bạn.
Vệ sinh cho chó poodle
Chó Poodle nên được tắm mỗi tuần 1 lần, nếu thời tiết lạnh thì có thể tắm 2 tuần 1 lần. Chú ý nên pha nước hơi ấm để tắm cho chó, vì poodle rất dễ bị cảm lạnh.
Kinh nghiệm tắm cho poodle để chăm sóc lông của chó được sạch đẹp và không có mùi
– Đầu tiên bạn cần dùng nước ấm xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm, nhẹ nhàng massage lông cho chó, rồi xả sạch bằng nước. Tiếp tục sử dụng dầu xả để dưỡng lông cho chó được mềm mượt rồi xả sạch dầu xả với nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Có thể dùng dầu dừa thoa lên lông của chó để dưỡng lông cho poodle. Thường xuyên kiểm tra tai, mắt và răng miệng cho chó poodle.
– Nếu chó đang bị bệnh hoặc sức khỏe yếu thì bạn nên cho poodle uống nửa viên thuốc cảm trước khi tắm cho chó. Sau khi tắm xong nên phá ít sữa ấm cho chó Poodle uống để ấm người.
– Bộ lông của chó Poodle nên được tỉa lông mỗi 2 tháng một lần. Chải lông cho chó lần một ngày, bạn nên chọn mua loại lược chải lông có gai mềm, bạn chải lông ngược lên thì lông poodle sẽ bông xù hơn. Chó Poodle rụng lông rất ít, rất thích hợp cho người bị dị ứng với lông chó.
– Poodle khi còn nhỏ đến 4 tháng tuổi thì bộ lông vẫn chưa xoăn vào nếp, trong giai đoạn đó lông của chúng bắt đầu phát triển, để poodle có được một bộ lông đẹp thì bạn cần phải thường chải lông và cắt tỉa lông cho chó poodle con để lông mới mọc đẹp hơn và xoăn hơn, poodle con nên tỉa lông 1 tháng 2 lần. Khi poodle được 1 năm tuổi trở lên thì bộ lông sẽ được hoàn thiện.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giống Chó Poodle: Tập Tính Và Cách Chăm Sóc trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!