Bạn đang xem bài viết Giống Chó Bull Terrier: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó sục bò Bull Terrier xuất hiện ở Anh vào những năm 1830 do lai giống từ giống Bulldog Anh và Terrier Anh trắng (ngày nay đã tuyệt chủng), nhằm tạo ra một giống chó săn mới năng động và gọn gàng hơn. “Bully” là cái tên người ta đặt cho giống chó này, tuy nhiên lúc bấy giờ chúng chưa thật phổ biến thường được sử dụng để làm chó chăn gia súc hoặc trông nhà.
Đến năm 1850, khi James Hinks tạo ra giống chó sục Bun thuần trắng cho tầng lớp quý tộc thì chúng mới được ưa chuộng nhiều hơn. Người ta vẫn hay nhẫm lẫn Bull Terrier với Pitbull nên nhiều chủ nuôi thường gọi chúng bằng cái tên chó sục Bun Anh để dễ phân biệt.
Bull Terrier nổi tiếng nhờ sự thông minh, nhanh nhạy và dũng cảm, song chúng vẫn mang trong mình bản tính hung hăng. Nhận thấy điều này, các nhà nhân giống thường chú trọng đến việc phát triển tính cách của chúng với mong muốn chế ngự phần nào sự hiếu chiến và hoang dã. Do đó, ngày nay Bull Terrier rất thân thiện, biết vâng lời, trung thành, xứng đáng là lựa chọn hoàn hảo cho mọi gia đình.
Đặc điểm Ngoại hìnhKích thước: Dựa vào kích cỡ, giống chó Bull Terrier được chia làm hai loại đó là Standard (tiêu chuẩn) và Miniature (nhỏ).
Đối với chó Bull Terrier Standard: chiều cao trung bình từ 53-56 cm, cân nặng đạt mức 20-27 kg.
Đối với chó Bull Terrier Mini: chiều cao từ 25-33 cm và nặng 11-15 kg.
Nhìn chung đây là giống chó không quá lớn cũng chẳng quá nhỏ và những bé Bull Terrier đực thường nhỉnh hơn so với các bé cái.
Phần đầu: Trông vô cùng nghộ nghĩnh với dáng đầu hình quả trứng, trán phẳng lì từ trên đỉnh đầu xuống mũi, đôi mắt quả hạnh sẫm màu nhỏ đến mức nhìn như mắt típ, hai tai mỏng, mọc sát nhau nằm tít sau đầu. Tất cả đã tạo nên khuôn mặt ấn tượng có một không hai khiến bất cứ ai cũng phải phì cười.
Thân hình: Tròn trịa, chắc nịnh với tổng thể cân đối, đôi vai cường tráng cuồn cuộn cơ bắp toát lên sự mạnh mẽ, vạm vỡ.
Chân: Hai chân trước thẳng, hai chân sau có khuỷu sờ vào mang lại cảm giác chắc chắn.
Đuôi: Đuôi mọc thấp, ngắn và không quăn.
Bộ lông: Ngắn, dày và mọc sát cơ thể tôn lên đường nét khỏe khoắn. Nhìn qua thì thấy óng mượt nhưng khi chạm vào bạn sẽ thấy khá thô ráp.
Màu lông: Chó sục bò Bull Terrier thường có lông trắng muốt, đen, đỏ, nâu xám, nâu vàng hoặc tam thể.
Tính cáchThân thiện, hòa nhã
Từng là loài chó được huấn luyện cho các cuộc chọi chó nhưng “kẻ bắt nạt hung dữ” ngày nào giờ đây đã được thay thế bằng chú chó với tính cách vô cùng thân thiện và dí dỏm. Khi nuôi Bull Terrier người ta để ý thấy rằng người bạn này vui vẻ và luôn tìm cách thể hiện tình cảm của mình bằng những hành động hài hước, dí dỏm. Cực kì yêu thương và quấn quýt chủ nhân là những điều người ta thấy ở Bull Terrier.
Trung thành là bản tính có hầu hết ở các giống chó và Bull Terrier cũng không ngoại lệ. Trong mọi trường hợp, chúng luôn ngoãn ngoãn và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được chủ nhân giao phó. Dù không còn được biết đến như một chú chó bảo vệ nữa nhưng Bull Terrier vẫn có các hành động tự vệ hay bảo vệ chủ nhân trong hoàn cảnh nguy hiểm.
Trung thành
Ngoài ra, Bull Terrier còn rất thông minh, luôn ngoan ngoãn và biết điều, vì vậy đây là một trong những giống chó tốt nhất cho công việc trông nhà.
Thông minh
Bản tính lăng xăng, nhí nhảnh nên Bull Terrier rất thích chơi đùa cùng trẻ nhỏ đặc biệt quý trẻ em nếu được làm quen từ nhỏ. Tuy nhiên chúng lại không thích sự trêu đùa, chòng nghẹo quá mức vì vậy dạy những đưa trẻ của bạn không đùa nghịch chó Bull Terrier là điều cần thiết. Ngay cả với chủ nhân mình, chúng đôi khi cũng tỏ ra ngang bướng nhưng muốn chúng trở thành những chú chó ngoan ngoãn buộc bạn không nên nóng giận mà hãy huấn luyện, dạy dỗ bài bản và kiên trì. Thêm vào đó, tốt nhất nếu nuôi Bull Terrier với những chú chó khác thì tránh nuôi hai giống chó đực trong nhà tránh kẻo xảy ra xung đột, mẫu thuẫn như chơi đó.
Đôi khi khó bảo, ương ngạnh
Bull Terrier thích sự hiện diện của chủ nhân bên cạnh, vì vậy không nên để chúng ở một mình trong thời gian nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của chúng, dẫn đến phá phách, sủa ầm ĩ. Chó sục bò Bull Terrier sẽ phát triển toàn diện nhất khi được sống trong lòng yêu thương và sự quan tâm của gia chủ.
Cách chăm sócKhông thích ở một mình
Giống chó Bull Terrier thích hợp với mọi không gian sống từ căn hộ hay những ngôi nhà có sân vườn rộng rãi. Có điều, dù ở môi trường nào thì hãy đảm bảo một không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ đủ cho Bull Terrier vui chơi, chạy nhảy.
Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí là điều vô cùng cần thiết, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình phát triển của Bull Terrier. Đối với thức ăn tự chế biến thì chủ nuôi phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu như cung cấp chất đạm, protein, chất xơ, vitamin, canxi,… Đối với thức ăn khô cụ thể là các loại hạt thì bạn cần tìm hiểu kĩ thông tin trước khi cho các bé ăn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán loại thức ăn này. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất nên chọn những sản phẩm có thương hiệu rõ ràng được mua tại các cơ sở thú cưng uy tín. Sản phẩm được ghi rõ thành phần cũng như hạn sử dụng trên bao bì.
Có một vấn đề là giống chó Bull Terrier rất dễ lười biếng và trở nên béo phì nếu không được tập luyện thường xuyên. Do đó, việc cần làm của các chủ nuôi là đưa chúng vào chế độ vận động quy củ. Mỗi ngày không cần nhiều hãy hãy dành 10-15 phút dẫn chú chó của bạn đi dạo để giải phóng năng lượng và có tinh thần thoải mái. Muốn thể hình đẹp, cân đối thì tập luyện thể lực theo từng giai đoạn là điều không thể thiếu. Người nuôi nên cho chúng tập các bài tập luyện từ đơn giản đến phức tạp như: chạy bền, bơi lội, đẩy tạ, nâng tạ,… Cuối tuần có nhiều thời gian dẫn các bé ra ngoài vui đùa, chạy nhảy, giao lưu với thế giới xung quanh và cả những chú chó khác.
Chế độ vận động
Lời kết Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:
Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Nguyễn Hoàng Tôn – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng
Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng
Chó Bull Pháp: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc
Chó Bull Pháp nổi tiếng trên toàn thế giới bởi sự khan hiếm và đắt đỏ. Đây không phải giống chó nuôi dành cho mọi tầng lớp nhưng lại là giống chó nằm trong top những loài chó được yêu thích nhất thế giới.
Rất nhiều tài liệu đã viết về loài chó này để phục vụ thị hiếu tìm hiểu của người nuôi. Và ngay bây giờ, PETACY cũng sẽ gửi đến bạn những thông tin thú vị xung quanh loài chó này.
Dù cùng có tên là Bull nhưng so với chó Bull Anh thì Bull Pháp có một lịch sử hình thành êm đềm hơn rất nhiều. Bull Pháp được tạo ra khi giống chó Bull Anh đến Pháp và được lai tạo với giống chó Sục Pháp bản địa vào những năm cuối thế kỷ 19. Giống chó mới được tạo ra hiền lành và nhỏ nhắn hơn nhiều so với đời tổ tiên.
Bull Pháp được sinh ra khi các môn thể thao đẫm máu đến thời thoái trào nên chúng không có khả năng chiến đấu và chỉ được giao cho những việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều như trông nhà hay bắt chuột. Vẻ ngoài nhỏ nhắn cũng được người Pháp yêu thích và thường nuôi làm thú cưng.
Chó Bull Pháp có dáng hình nhỏ nhắn, cao từ 25 – 30cm, nặng từ 8 – 13kg. Một bé chó chuẩn sẽ có chiều cao từ chân đến vai gần bằng hoặc tương đương từ vai đến mông nhưng đây không phải đa số.
Chân của giống chó này lớn hơn nếu so với tỷ lệ cơ thể, vai và mông có cơ săn chắc, nở nang. Thường một chú chó đẹp sẽ có phần cơ vai lớn hơn hẳn cơ mông. Tuy nhiên, để có được cơ bắp đẹp thì chủ nhân của chúng phải thường xuyên cho chúng luyện tập các bài tập thể thao từ khi còn nhỏ như kéo tạ, chạy, nhảy cao bắt đồ…
Lông của chó bò Pháp mỏng và bám sát da, rất mượt. Lông chúng ít rụng. Đầu của chúng to, hai tai dựng đứng, mắt màu sẫm và cách xa nhau. Mũi Bull Pháp ngắn và hếch.
Giống chó này có bộ hàm chắc khỏe, phần môi trên trễ và che phủ gần như toàn bộ phần miệng. Da mặt chó dày và nhiều nếp nhăn. Tổng thể thân hình của Bull Pháp nhỏ nhắn và tạo được nhiều thiện cảm.
Chó Bull Pháp có tính cách trái ngược hoàn toàn với Bull Anh dù cùng thuộc dòng chó bò Bulldog. Chó Bull Pháp hiền lành và dễ gần. Chúng không phải loài chó có thể đi săn hay thi đấu với bò.
Bull Pháp thích được vuốt ve và chạy nhảy. Nếu bạn có thời gian thì nên dẫn chúng ra ngoài đi dạo và vận động nhẹ nhàng để tránh béo phì và tăng cường sức khỏe Vì bản tính thích nô đùa và có phần tăng động nên nếu nuôi chúng trong nhà, bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ.
Loài chó này cũng là một lựa chọn thích hợp nếu nhà bạn có trẻ con. Bull Pháp thân thiện và dễ gần với mọi người và các vật nuôi khác nên chúng có thể chơi cùng nhau mà không xảy ra vấn đề nào. Bull Pháp cũng là một giống chó sống tình cảm và dễ tủi thân nếu bạn không quan tâm hay chơi cùng chúng.
Tuy nhiên, tính cách của tất cả các loài chó nói chung và Bull Pháp nói riêng đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách nuôi dạy của chủ nhân.
Chế độ dinh dưỡngChó Bull Pháp không kén ăn nhưng bạn cần đảm bảo rằng đồ ăn của chúng được chế biến chín và giàu protein. Chế độ ăn giàu đạm từ động vật sẽ đảm bảo cho chúng có sức khoẻ và phát triển tốt. Bạn có thể cho chúng ăn thịt nạc, nội tạng hay trứng…
Các loại rau củ cũng sẽ bổ sung thêm chất xơ và giảm nguy cơ tiêu chảy và các bệnh về đường tiêu hoá cho chúng.
Nếu không có thời gian chế biến hoặc có điều kiện hơn thì bạn có thể bổ sung thêm cho Bull Pháp thức ăn dạng hạt khô chế biến sẵn. Đây là nguồn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thức ăn được chế biến còn thiếu và cũng đảm bảo vệ sinh cho chó.
Hiện trên thị trường có rất nhiều thương hiệu thức ăn cho chó nên nếu bạn chưa có kinh nghiệm chọn thì hãy ưu tiên các thương hiệu lớn và lâu năm.
Chế độ sinh hoạtLông của Bull Pháp không dày và dài như nhiều giống chó khác nên bạn cũng không cần tắm thường xuyên cho chúng, chỉ nên duy trì 2 lần mỗi tháng. Khi tắm, hãy dùng sữa tắm chuyên dụng và sấy khô lông sau khi tắm xong cho chó.
Một lưu ý nữa khi vệ sinh cho chúng đó là hãy làm sạch các nếp nhăn trên mặt chúng một cách nhẹ nhàng. Bạn cũng nên tránh đưa chúng đến các bể bơi hay sông hồ.
Giống chó này không chịu được thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Nóng quá có thể khiến chúng đau đầu còn lạnh quá thì dễ bị ốm. Bạn cần chủ động chuẩn bị cho chúng một nơi ở đủ thông thoáng và ấm áp.
Chó Bull Pháp thường có tuổi thọ 10 – 12 năm trong điều kiện tốt. Nếu bạn chăm sóc chúng một cách khoa học và huấn luyện chúng thường xuyên thì tuổi thọ có thể nhiều hơn.
Nếu nuôi một bé Bull Pháp thì bạn nên thường xuyên dẫn chúng đi dạo để tránh béo phì và tạo điều kiện cho chúng vận động. Chúng thích nô đùa và có khả năng chạy nhảy liên tục hàng giờ.
Một điểm đặc biệt là khi chúng sinh đẻ thường khó khăn hơn các giống chó khác vì đầu chó to nên bạn cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Tiêm phòng cho chó đầy đủ là điều rất quan trọng khi bạn nuôi bất kỳ bé cún nào.
Do đặc điểm sinh đẻ nên số lượng chó Bull Pháp ít hơn hẳn chó Bull Anh khiến giá của giống chó này cũng cao hơn. Hiện mức giá cho mỗi bé Bull Pháp phụ thuộc theo nguồn gốc và giấy tờ đi kèm khi mua.
Bull Pháp thuần chủng, được nhân giống tại Việt Nam, có đầy đủ giấy tờ: 12 – 18 triệu.
Bull Pháp nhập từ Thái Lan: 28 – 25 triệu.
Bull Pháp nhập từ các nước châu Âu: 2.200 – 3.000 USD.
Ngoài ra, tùy thuộc vào uy tín của các trại nhân giống mà mức giá có thể cao hoặc thấp hơn. Đặc biệt, Bull Pháp “bò sữa” màu đen trắng được nhiều người săn lùng với mức giá cao ngất ngưởng.
Bull Pháp là giống chó của những người có điều kiện về tài chính do giá mua cao so với mặt bằng chung. Để chăm sóc chúng không khó nhưng bạn cần dành thời gian chơi và chăm sóc chúng chu đáo để chúng khỏe mạnh và vui vẻ.
Chó Poodle: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc
Poodle nổi tiếng là một loài chó dễ thương và dễ khiến người nhìn thấy ấn tượng bởi bộ lông dài và xoăn. Ở Việt Nam, loài chó này lấy được nhiều tình cảm của những người yêu chó. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin về loài chó này là điều được quan tâm và nếu bạn là một trong số đó thì hãy theo dõi bài viết này. PETACY sẽ mang đến cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết về giống chó đáng yêu này.
Cho đến hiện nay, việc nói rõ nguồn gốc của loài chó này vẫn là một việc chưa có đáp án cụ thể. Theo những tài liệu ghi chép còn lại, Poodle là giống chó chuyên dùng để săn vịt nổi tiếng khắp châu Âu khoảng 400 năm trước. Đây là hậu duệ của các dòng chó French Water Dog, Hungarian Water Hound và Barbet. Tên của chúng xuất phát từ tiếng Đức “Pudel” có nghĩa là thợ lặn, chó nước.
Ngày nay, giống chó này được lai tạo để trở thành giống chó cảnh nuôi trong nhà với hình dáng nhỏ nhắn, rất được ưa chuộng
Lông là điểm nổi bật nhất và dễ phân biệt loài chó này với các loài khác. Poodle có bộ lông xoăn dài và dễ tạo kiểu hay nhuộm màu. Lông chúng rất ít rụng và dễ mọc lại sau khi cắt. Bộ lông khá dày và rất bông nên giúp Poodle thích nghi với thời tiết lạnh. Màu lông phổ biến của chúng là nâu toàn thân. Ngoài ra còn có các màu khác như: trắng, vàng mơ chim, màu kem, màu xám, xanh blue, trắng xám, vàng ánh cam, màu bạc, màu đen và màu đỏ cam.
Chó Poodle có ngoại hình cân đối mang vẻ sang trọng. Đầu chúng tròn hình quả lê, tai có 2 dạng là tai bướm và cụp xuống. mắt to tròn, miệng nhỏ.
Tuổi thọ trung bình của giống chó Poodle là 10 – 18 năm.
Căn cứ vào kích thước chiều cao và cân nặng, Hiệp hội Chó Hoa Kỳ AKC chia Poodle thành 3 loại:
Toy Poodle: cao tối đa 25,4cm, nặng từ 2,5 – 4kg
Miniature Poodle: cao 25 – 38cm, nặng từ 6 – 8kg
Standard Poodle: cao 45 – 60cm, nặng 20-35kg
Những thông số trên áp dụng với chó đã trưởng thành. Ngoài ra, có 2 loại khác là Tiny Poodle và Teacup Poodle dù không được AKC công nhận nhưng lại được yêu thích đặc biệt vì ngoại hình đáng yêu. Tiny Poodle cao tối đa 20cm và nặng không quá 3kg. Teacup Poodle cao 10 – 15cm, nặng 0,8 – 1,5kg.
Poodle là một giống chó đáng yêu từ ngoại hình đến tính cách. Chúng sẵn sàng tham gia bất kỳ trò chơi nào và rất thân thiện. Tuy nhiên khi ngứa răng thì chúng cũng hay cắn phá đồ đạc nên bạn có thể mua xương giả để chúng tự chơi.
Poodle có khả năng học hỏi rất nhanh những điều bạn dạy chúng, kể cả những tật xấu. Vì vậy, bạn nên hạn chế những thói quen xấu khi có mặt chúng. Đây cũng là một giống chó trung thành với chủ. Nếu chuyển môi trường sinh sống, chúng sẽ mất một thời gian để làm quen và thích nghi với chủ mới.
Bạn nên thường xuyên chơi với chúng và dắt chúng đi dạo để Poodle thấy thoải mái và không sủa bậy. Giống chó này thích chơi với trẻ con và có thể sống hoà thuận với các thú nuôi khác trong nhà.
Về dinh dưỡngHệ tiêu hoá của Poodle không thực sự tốt và khoẻ nên đồ ăn cho chúng cần được chọn lọc và đảm bảo. Dinh dưỡng theo độ tuổi cụ thể như sau:
Từ 1 – 2 tháng tuổi: Cũng như những con chó con khác, bạn chỉ nên cho Poodle ăn cháo mềm, cơm nát lẫn vài ngũ cốc ngâm mềm vào giai đoạn này. Ngoài việc ti mẹ thì bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ấm. Số bữa ăn phù hợp là 4 – 5 bữa mỗi ngày.
Từ 3 – 6 tháng tuổi: Bạn có thể bổ sung thêm thịt vào khẩu phần ăn.
Từ sau 6 tháng tuổi: Từ độ tuổi này trở đi, bạn chỉ cần cho chúng ăn đủ các bữa chính với lượng thức ăn tăng lên. Ngoài đạm và tinh bột, Poodle cần thêm các nhóm chất khác như protein và chất xơ. Bạn cũng có thể bổ sung 2 – 3 quả trứng vịt lộn mỗi tuần để lông chúng đẹp hơn.
Poodle không nên ăn nội tạng động vật, dầu mỡ hay đồ có vị cay vì có thể bị đau bụng hoặc khó tiêu.
Nước và sữa uống cũng cần vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bẩn và tránh để đồ uống quá lâu. Bạn nên thay nước 3 lần mỗi ngày cho chó để đảm bảo vệ sinh.
Sinh hoạtPoodle không chịu được khí hậu quá nóng hay quá lạnh nên nơi ở của chúng cần được thông thoáng vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Bộ lông của chúng dày nhưng khả năng giữ nhiệt kém nên dễ bị viêm phổi. Bạn nên giữ chúng trong nhà hoặc mặc thêm áo giữ ấm cho chúng vào mùa đông.
Khi tắm cho chúng bạn cần lưu ý làm sạch lông trước vì lông chúng rất dễ dính bụi bẩn. Tắm cho chúng bằng nước ấm và xà bông chuyên dụng. Bạn nên tránh để nước vào tai và mắt chúng vì có thể gây nguy hiểm. Vào mùa hè, bạn nên tắm cho chúng 1 lần/tuần và vào mùa đông thì lâu hơn, 2 tuần/lần. Sau khi tắm bạn nên sấy khô lông và dùng lược chải lông cho chúng để loại bỏ lông rụng. Bình thường thì bạn cũng nên tỉa lông cho chúng định kỳ 2 tháng/lần, nếu mọc nhanh thì 1 tháng/lần. Bạn cũng không nên tắm cho chúng khi vừa tiêm về hay sức khỏe không tốt như đang ốm, mới sinh hay thời tiết quá lạnh.
Poodle thích chạy nhảy và vận động khá nhiều. Bạn nên dẫn chúng đi dạo thường xuyên để chúng không buồn bực và khỏe mạnh.
Bệnh thường gặpGiống chó Poodle không phải là một giống chó có thể trạng tốt, chúng dễ bị ốm, đặc biệt là các bệnh về hô hấp, da, lông, xương khớp hay đường ruột.
Bạn cần tuyệt đối tuân thủ lịch tiêm phòng cho các bé dưới 1 tuổi để tránh bị ốm sau này.
Do lông của Poodle bông xù và mềm nên rất dễ xuất hiện vảy gàu, bạn nên vệ sinh da và lông cho chúng thường xuyên. Tương tự, đường tiêu hóa không tốt nên bạn cần đảm bảo vệ sinh nguồn thực phẩm và đồ chứa.
Hiện nay, chó Poodle đang có những mức giá khác nhau do nguồn lai tạo giống.
Poodle nhập từ Trung Quốc: 2 – 4 triệu
Poodle được nhân giống tại Việt Nam: 5 – 7 triệu
Poodle nhập khẩu từ Thái Lan: 14 – 16 triệu
Poodle nhập khẩu từ châu Âu: 60 – 80 triệu
Poodle là một giống chó được nuôi nhiều ở nước ta do ngoại hình bắt mắt và tính cách thân thiện. Đây là một giống chó đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng vì thể trạng không tốt như những giống khác. Nếu bạn muốn nuôi một bé Poodle thì nên chuẩn bị những kiến thức cần thiết để chăm sóc thật tốt. Đây hứa hẹn là một thú nuôi giúp bạn rất nhiều khi giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng.
Chó Doberman: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc
Doberman được gọi là chú chó trong mơ với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Hiện nay, giống chó này đã được du nhập vào Việt Nam nhưng thực sự đây không phải loài chó dễ nuôi và cũng khá tốn kém. PETACY sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin xung quanh loài chó này để bạn có cách nhìn khách quan và rõ ràng hơn về Doberman từ nguồn gốc, tính cách, đặc điểm và cách chăm sóc chúng.
Nguồn gốc giống chó DobermanLouis Doberman là một người đàn ông sống tại thị trấn Apolda, Đức vào cuối thế kỷ 19 và làm nghề thu thuế. Do đặc thù công việc nên ông thường phải di chuyển qua nhiều nơi cùng với số tiền thuế thu được. Hồi đó, trộm cướp diễn ra khắp nơi nên việc đảm bảo an toàn cho bản thân và số tiền thuế là điều cần thiết.
Doberman đã lai tạo chó để tạo ra một loài chó tổng hợp tất cả những điều ông cần như trí tuệ thông minh, lòng trung thành, gan dạ cùng chiếc mũi thính nhạy. Chú chó đầu tiên ra đời năm 1890 nhưng ông không ghi chép lại cách lai tạo nên đến ngày nay vẫn không ai biết rõ nguồn gốc lai tạo của loài chó này. Bạn của ông, Otto Goeller, đã đặt tên cho loài chó này theo tên của Doberman.
Đặc điểm ngoại hìnhCũng như những loài chó khác, Doberman đực và cái thường có sự khác nhau về trọng lượng cũng như kích thước cơ thể. Chó Doberman cái có chiều cao 65 – 70cm, nặng từ 32 – 35kg trong khi chó Doberman đực cao từ 68 – 72cm, nặng từ 440 – 45kg. Nhìn chung, Doberman có thân hình cao lớn, săn chắc, bộ ngực to khoẻ, lưng dài và thẳng, bụng nhỏ. Tuy vậy, những chú Doberman nhỏ đang được yêu thích nhiều hơn.
Đầu của giống chó này có phần nhỏ hơn so với cơ thể chúng, mõm thuôn dài, miệng vuông vức, răng chắc và cực kỳ khỏe. Chúng là loài có lực cắn mạnh nhất trong tất cả các loài chó. Tai của chúng mỏng, vểnh cao và thường luôn dựng đứng. Dáng vẻ này luôn khiến Doberman trông hung tợn hơn nhưng thường thì chúng được nắn và cắt tai từ nhỏ để có dáng tai này. Hiện nay các chuyên gia thú y vẫn còn đang tranh cãi về việc cắt tai có thể gây đau đớn cho chúng.
Doberman bản chất có một cái đuôi dài nhưng chúng thường được tháo khớp và cắt ngắn bớt từ khi chúng còn nhỏ để tránh làm điểm yếu khi chiến đấu và trông dữ dằn hơn nên thường bạn sẽ thấy chúng với chiếc đuôi cụt ngủn.
Màu lông của Doberman thường là màu đen với các viền vàng. Ngoài ra, chúng còn có thể có các màu lông như đỏ hay pha trộn giữa đỏ và vàng, xanh xám hoặc có màu vàng xám với cái tên là “màu Isabella”.
Tính cách của chó DobermanDoberman là giống chó sinh ra để làm cảnh vệ với đầy đủ ưu điểm về thể hình và tính cách. Chúng hung dữ với các loài chó khác và sẵn sàng giao chiến nếu thấy cần thiết. Thông thường chúng được sử dụng để làm chó nghiệp vụ hoặc canh gác và thường ở vị trí dẫn đầu đàn.
Doberman thuộc số ít những giống chó thông minh nhất thế giới và dễ dàng dạy bảo và huấn luyện. Chúng gần như chỉ trung thành và nghe lời duy nhất một chủ nhân nên để có thể huấn luyện chúng, bạn nên bắt đầu khi chúng được 5 tháng tuổi. Doberman nhanh nhẹn, có sức bền bỉ, nhiệt tình và nhạy cảm.
Nếu bạn muốn nuôi chúng như những thú nuôi trong gia đình thì cũng vẫn rất ổn vì chúng thường trở nên nhút nhát với con người. Chúng không bao giờ tự ý cắn người hay vật nuôi khác trừ khi được sai bảo.
Cách chăm sóc chó Doberman Chế độ dinh dưỡngDoberman có tuổi thọ trung bình là 12 năm. Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, chúng trải qua những giai đoạn với chế độ chăm sóc khác nhau để đảm bảo sự phát triển và khỏe mạnh.
Các bé Doberman sơ sinh và khi cai sữa có hình dáng nguyên thuỷ của giống chó này là đuôi dài và tai cụp. Các bé cần được cho ăn 2 tiếng/lần và cần được uống sữa để duy trì trao đổi chất và đảm bảo dinh dưỡng do chúng chưa thể nhai được nhiều. Khi chó được từ 3 – 5 ngày tuổi, bạn có thể cắt đuôi nhưng nên lưu ý về việc chăm sóc vết thương để không bị nhiễm trùng.
Khi Doberman được 4 tuần tuổi, bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn mềm. Vào lúc 6 tuần tuổi, bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn cứng hơn vì khi đó chúng bắt đầu mọc răng sữa. Bắt đầu từ độ tuổi này, cơ thể Doberman bắt đầu phát triển nhanh.
Khi chúng được 3 tháng tuổi, những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Những chiếc răng sữa rụng đi sẽ được nuốt thẳng vào bụng và đi ra bằng đường tiêu hoá. Điều này không gây hại gì cho chúng nên bạn cũng không cần lo lắng. Khi mọc răng, Doberman thích cắn xé những thứ cứng hơn nên bạn có thể mua tai lợn, xương hay đồ chơi cho chúng cắn nhưng không được để chúng nuốt phải vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, Doberman nên được cho ăn 2 bữa/ngày. Bạn có thể bổ sung thêm snack nếu sợ chúng đói nhưng đừng cho ăn quá nhiều để tránh tình trạng béo phì. Một cách đơn giản và chính xác để kiểm tra xem Doberman có cân đối không là bạn hãy vuốt nhẹ dọc theo thân hình chúng. Nếu có thể cảm nhận được xương sườn thì chúng đang trong tình trạng bình thường. Chiều cao của chúng trong giai đoạn này thường đạt được bằng một nửa chiều cao khi trưởng thành, tức là 30 – 35cm.
Những chú chó cái thường đạt đến kích thước cơ thể trưởng thành khi chúng được 1 tuổi còn chó đực thì cần thêm ít nhất hơn 1 năm nữa. Chế độ ăn của chúng cần ít nhất 45% đạm mỗi bữa.
Vệ sinh cho DobermanĐây là giống chó quý tộc nên chúng không thích bẩn. Một điều thuận tiện là Doberman có bộ lông ngắn và mỏng nên việc vệ sinh cho chúng cũng không gây quá nhiều khó khăn. Bạn nên tắm cho chúng bằng xà phòng chuyên dụng ít nhất 1 tuần 1 lần và càng thường xuyên càng tốt.
Tập luyện cho DobermanĐây là giống chó cần được luyện tập thường xuyên để duy trì cơ thể dẻo dai và tránh béo phì. Bạn có thể cho chúng chơi những trò chơi vận động như bắt đĩa hay đơn giản là đi dạo mỗi ngày để Doberman luôn trong trạng thái khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
Ở Việt Nam, các bệnh thường gặp trên loài chó này gồm có: Parvo, Care, bệnh dại, Lepto, viêm gan, ghẻ, chấy rận.
Lời kếtDoberman là một giống chó khỏe mạnh và nổi tiếng với công việc chó nghiệp vụ hay chó cảnh vệ. Chúng là một lựa chọn không tồi để làm thú nuôi trong gia đình nhưng loài chó này cũng là một loài hung dữ nên cần được nuôi từ khi còn nhỏ để làm quen với các thành viên cũng như những thú nuôi khác. Bạn cần tránh để chúng một mình lâu vì chúng có thể trở nên hung dữ và không tuân lệnh chủ. Nếu có thể nuôi và chăm sóc thành công một chú Doberman thì bạn đã có một người bạn tuyệt vời trong nhà.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích được cho bạn khi tìm hiểu về loài chó này.
Chó Alaska: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc
Chó Alaska có tên gọi đầy đủ là Alaskan Malamute, được xem là ông vua của vùng núi tuyết với những điểm nổi bật cả về ngoại hình và sức mạnh. Hiện đây là một trong những giống chó nổi tiếng và được nuôi nhiều nhất trên toàn thế giới. Mặc dù vẻ ngoài có phần hiếu chiến nhưng đây lại là loài chó rất đáng yêu. Bất cứ ai đã từng chơi đùa với loài chó này đều phải nhận xét rằng chúng tuyệt vời vô cùng. Chúng được yêu thích đến nỗi ngay cả những người không quan tâm đến chó cũng biết.
Alaska có tổ tiên là giống chó kéo xe tại Bắc Cực. Nhiều tài liệu cho rằng người Eskimo đã lai tạo giống chó này với chó St Bernard để tạo ra giống Alaska khỏe mạnh và dẻo dai, dùng để kéo xe trên tuyết. Vào năm 1935, khi tiểu bang Alaska trở thành lãnh thổ của Hoa Kì thì giống chó Alaska cũng chính thức trở thành một giống chó nuôi trong gia đình trên thế giới do Hiệp hội AKC xác nhận.
Khi Thế chiến thứ 2 nổ ra, giống chó Alaska tham chiến và sau khi Thế chiến kết thúc, số lượng chó Alaska suy giảm vô cùng lớn khiến chúng đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Ngay lập tức, con người đã nhanh chóng tiến hành nhân giống chúng để bảo tồn giống chó tuyệt vời này. Đó là lý do mà Alaska trở nên phổ biến trên thế giới như ngày nay.
Do có tổ tiên là chó sói nên hình dáng chúng cũng có nhiều đặc điểm của sói. Alaska có khung xương lớn, cơ bắp khỏe và các khớp chân rất phát triển.
Bộ lông của chúng rất dày và mềm, chia làm 2 lớp. Lớp lông ngoài dài hơn và không thấm nước, giúp chúng chống chọi với cái lạnh Bắc Cực, lớp bên trong mềm và bông xù như lông cừu. Màu sắc của bộ lông thay đổi dần từ bụng tới sống lưng và đến mặt. Tai của Alaska luôn dựng thẳng và nhiều lông tơ, mắt phổ biến có màu nâu và hình quả hạnh nhân. Mõm của Alaska có lông trắng, hàm rộng và khoẻ.
Ngoại hình của chúng khá tương đồng với giống chó Husky và thường khiến nhiều người nhầm lẫn chưa tìm hiểu.
Hiệp hội AKC đã chia Alaska thành 3 loại:
Alaska Giant (Alaska khổng lồ): Đây là loại chó lớn nhất hiện nay với chiều cao có thể lên tới 1m khi trưởng thành và cân nặng gần 1 tạ. Đây là kết quả của việc lai tạo Alaska với các giống chó bản địa. Chúng mang những đặc điểm của vùng lạnh. Bộ lông của chúng rất dày và dài. Cơ thể chúng to lớn và rất khoẻ mạnh. Dòng chó này có giá thành rất cao và cách chăm sóc cũng đòi hỏi nhiều sự chăm chút nên hiện ở Việt Nam không có nhiều người tìm mua hay nuôi chúng.
Alaska Standard (Alaska tiêu chuẩn): Đây là dòng chó Alaska phổ biến nhất ở nước ta hiện nay do có khả năng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Dòng này khi trưởng thành có chiều cao 30 – 40cm và cân nặng 40kg.
Alaska Large Standard (Alaska trên tiêu chuẩn): Về cơ bản, dòng chó này giống với Alaska Standard nhưng lớn hơn một chút.
Alaska có tổ tiên là giống chó kéo xe hung hăng nhưng do đã trải qua nhiều năm được con người thuần hóa và lai tạo với nhiều giống chó khác nhau nên hiện chúng đã mất đi bản tính hung hăng và trở nên thân thiện rất nhiều, vâng lời và hiền lành. Chúng sống hòa thuận với các giống nuôi khác trong gia đình và rất thích trẻ em nên nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì Alaska rất phù hợp.
Alaska cũng là cái tên đầu tiên được nhắc đến khi nói về giống chó trung thành. Chúng có tập tính sống bầy đàn từ xưa nên nếu bạn nuôi dưỡng chúng từ nhỏ thì chúng sẽ coi bạn như “đầu đàn” và sẽ bảo vệ bạn trong mọi trường hợp, kể cả hy sinh bản thân. Đây cũng là một lý do để bạn nuôi những bé này từ nhỏ.
Đây cũng là một loài chó thích vận động và có thể vận động mạnh. Nên nếu bạn muốn chơi trò tung hay ném đồ vật với chúng thì có thể là không phù hợp. Bạn có thể cho chúng kéo vật nặng như lốp xe chẳng hạn. Chúng là giống chó có sức khoẻ nên việc luyện tập như thế cũng giúp chúng không cảm thấy khó chịu và cắn xé đồ đạc. Bạn cũng không nên để chúng trong nhà quá lâu. Alaska cần được ra ngoài nhiều và vận động để không trở nên hung hăng.
Alaska được nuôi ở nước ta chủ yếu là dòng Standard và Giant. Mức giá 2 dòng này có sự phân cấp rõ rệt.
Với dòng Standard, mức giá thấp nhất ghi nhận là 8 – 15 triệu do các gia đình hay cá nhân bán ra, hoặc do các trại nhân giống trong nước bán. Những bé có màu lông hồng phấn có mức giá cao nhất lên tới 15 triệu, các bé màu xám trắng dao động trong khoảng 10 triệu còn màu nâu đỏ là 12 triệu.
Dòng Giant có mức giá cao hơn hẳn, từ 15 – 20 triệu cho mỗi bé. Chó cái giá cao hơn chó đực. Giant nhập từ Thái Lan khoảng 18 triệu, nếu có giấy tờ sẽ cao hơn. Giant từ châu Âu có độ thuần chủng cao nên giá khoảng 40 – 60 triệu, cao nhất 100 triệu nếu có gia phả khủng hoặc có giải trong các cuộc thi quốc tế.
Chế độ dinh dưỡngAlaska không phải loại chó kén ăn nhưng cũng có những nguyên tắc bất thành văn khi chăm sóc dinh dưỡng cho chúng để đảm bảo sự phát triển cũng như sức khoẻ của chúng. Alaska thích ăn những loại thức ăn giàu protein như thịt, đặc biệt là thịt bò. Bạn cũng có thể thay bằng những loại thịt khác như gà, lợn, trứng vịt lộn… Chúng ghét ăn rau và hoa quả nhưng bạn nên trộn chung với thịt cho chúng ăn để đảm bảo đủ các nhóm chất trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Alaska ăn 3 – 4 bữa mỗi ngày, bạn có thể tăng số bữa khi chúng còn nhỏ và giảm lượng thức ăn mỗi bữa để phù hợp với hệ tiêu hoá còn non nớt. Khi chúng lớn, bạn có thể giảm số bữa và tăng lượng thức ăn mỗi bữa để đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng cho Alaska vận động và phát triển. Điều tiên quyết trong khi chuẩn bị đồ ăn cho chúng là tất cả thực phẩm và nước uống đều phải sạch sẽ và hợp vệ sinh, không dùng đồ ăn ôi thiu hay quá hạn sử dụng. Bạn cần thay nước ít nhất 3 lần trong ngày và vệ sinh vật chứa sạch sẽ, tránh cặn bẩn.
Vận động và vệ sinhAlaska là một loài ưa vận động nên bộ lông thường xuyên dính bụi bẩn. Hơn nữa, lông của chúng lại rất dày và dài nên nếu có điều kiện, bạn nên đưa chúng đến các spa cho chó để cắt tỉa lông mỗi tháng hoặc có thể cắt tỉa tại nhà. Vào mùa nắng nóng, bạn cần tỉa lông cho chúng thường xuyên hơn. Alaska cũng rất hay rụng lông nên bạn cần chải lông thường xuyên và vệ sinh các góc cơ thể chúng như tai, kẽ chân, lỗ mũi, lưỡi vì lông có thể bám vào khi chúng chơi đùa hàng ngày.
Hàng ngày bạn nên cho chúng vận động khoảng 1 tiếng với chó trưởng thành và giảm đi nếu chúng còn nhỏ. Chúng có thể luyện tập các bài tập với mức độ vận động nặng hơn các loài chó khác do có tổ tiên là loài chó ưa vận động, từ chạy theo xe đạp đến kéo lốp xe, kéo tạ hay chạy đường dài. Bạn không cần sợ chúng mệt vì nếu không được vận động đủ thì Alaska rất dễ cảm thấy khó chịu.
Bệnh thường gặpBệnh ký sinh trùng do bộ lông quá dày và là nơi trú ẩn của nấm mốc, ký sinh. Cách phòng chống hiệu quả nhất chính là vệ sinh lông thường xuyên.
Bệnh viêm ruột: Bệnh này thường gặp nhiều ở chó con do ăn phải đồ không tiêu hoá được hoặc do vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Khi mắc bệnh này, Alaska sẽ nôn mửa, chướng bụng và sôi. Bạn cần đưa đến phòng khám thú ý ngay lập tức.
Bệnh do giun ký sinh trên mắt: khi mắc bệnh, chó sợ ánh sáng và hay chảy nước mắt. Bạn nên đưa chúng đi khám để được lấy giun ký sinh ra khỏi mắt.
Sốc nhiệt: do Alaska nhập khẩu chưa quen được với khí hậu tại Việt Nam nên thường xảy ra sốc nhiệt. Bạn nên giữ chúng trong phòng nếu thời tiết nắng nóng và bật điều hoà để nhiệt độ không quá 30 độ.
Thực tế mà nói, Alaska là loại chó được yêu thích tại nước ta. Với vẻ ngoài to lớn và sức khỏe tốt, đây là loại trông nhà thích hợp. Chúng thân thiện và dễ gần. Bạn hoàn toàn có thể chăm sóc Alaska nếu như muốn có thêm một thành viên vui tính trong gia đình. Nhu cầu nuôi và tìm hiểu về loài chó này tăng mạnh trong những năm gần đây, bạn cần chắt lọc thông tin để có thể chăm sóc chúng tốt nhất.
Chó Beagle: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc
Nguồn gốc chó Beagle
Hiện không có tài liệu ghi lại rõ ràng sự lai tạo của loài chó này. Khoảng 2400 năm trước, chó Beagle đã xuất hiện và được sử dụng cho mục đích săn thỏ. Đây được xem là hậu duệ của giống chó săn thỏ Talbot và giống chó bản địa ở đảo của Anh Quốc. Đến những năm 1800 của thế kỷ 19 thì loài chó này bắt đầu được nuôi phổ biến tại châu Âu. Hiện nay, giống chó này đã xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới và được yêu thích đặc biệt.
Đặc điểm ngoại hìnhBeagle thuộc nhóm những loài chó nhỏ nhất thế giới. Kích thước khi trưởng thành của giống chó này không lớn, cao chỉ từ 30 – 40cm, chó đực nặng từ 10 – 11kg, con cái từ 9 – 10kg.
Thân hình Beagle vuông vắn và khỏe mạnh. Đầu có kích thước trung bình, mõm khá lớn và hàm chắc khỏe. Beagle là giống chó săn nhanh nhẹn và có cơ bắp phát triển mạnh. Chúng có tốc độ di chuyển đáng kinh ngạc kể cả so sánh với những dòng chó săn hiện có. Mũi đen và rất thính. Tai của chúng to và cụp hẳn xuống mặt. Beagle có một đặc trưng nhận diện khi chúng sủa, đó là tiếng sủa của chúng kéo dài như tiếng hú của chó sói chứ không chia hẳn thành tiếng riêng biệt như các giống chó khác.
Bộ lông của Beagle ngắn và bám sát da. Bộ lông của chúng thường là tam thể, tức là kết hợp 3 màu lông. Các màu phổ biến như trắng, cam, đen, nâu, vàng. Ở Việt Nam, màu phổ biến là màu tam thể trắng – vàng – đồng.
Tuổi thọ trung bình của Beagle khoảng 12 – 15 năm, còn có thể cao hơn tuỳ thuộc vào môi trường sống và cách chăm sóc.
Đặc điểm tính cáchBeagle nổi tiếng là giống chó dễ gần và thích vận động. Tổ tiên chúng là loài săn mồi nên điều này hoàn toàn có sẵn trong gen của Beagle. Beagle có thể chơi với trẻ con rất tốt. Chúng hoàn toàn có thể giúp bạn trông chừng và vận động nhẹ nhàng cùng lũ trẻ trong vườn nhà an toàn.
Tuy nhiên, với những vật nuôi nhỏ hơn như sóc, mèo, Hamster thì Beagle lại không thể chung sống hoà bình được. Chúng rất dễ biến những thú nuôi kia thành mồi và săn đuổi. Bạn không nên nuôi chung chúng với nhau hoặc phải cho chúng làm quen với nhau từ khi chưa được 1 tháng tuổi.
Có một điều cấm kỵ là không nên đùa giỡn trong khi chúng đang ăn vì chúng rất dễ kích động.
Beagle là loài ưa vận động nên nếu bạn dẫn chúng ra ngoài thì nên xích và giữ cẩn thận vì rất có thể bạn sẽ bị lạc chúng. Nhưng bạn cũng không nên giữ chúng ở nhà một mình quá lâu vì chúng sẽ cảm thấy bí bức và cắn xé đồ đạc không kiểm soát.
Chó Beagle giá bao nhiêu?
Beagle xuất xứ từ Việt Nam: 6 – 8 triệu đồng
Beagle nhập khẩu từ Thái Lan: 10 – 15 triệu
Beagle nhập khẩu từ các nước châu Âu: trên 20 triệu
Tất cả các mức giá này đều áp dụng với Beagle có đầy đủ giấy tờ. Tuy nhiên, giá có thể thay đổi ít nhiều tùy theo tình hình thị trường, giống đực/cái.
Cách nuôi chó Beagle Chế độ dinh dưỡngBeagle là giống chó không kén ăn, bạn có thể cho chúng ăn bất kỳ nhưng cần đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn, tránh các bệnh đường ruột. Bạn có thể cho chúng ăn thức ăn có sẵn hoặc tự chế biến, tuỳ thuộc vào nhóm chất cần bổ sung.
Đối với thức ăn tự chế biến, bạn cần cân đối các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp năng lượng và khoáng chất cần thiết: 45% Carbohydrate, 30% Protein, 25% chất béo. Khẩu phần của Beagle cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất nên bạn có thể cho thêm dầu cá, cà rốt, tảo bẹ.
Đối với thức ăn chế biến sẵn, bạn cần chọn đúng loại thức ăn phù hợp với độ tuổi của chó để đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá từng giai đoạn.
Sinh hoạtBeagle là giống chó săn nên hiển nhiên chúng thích vận động và điều này cũng giúp cho chúng tránh béo phì và yếu đuối. Bạn nên cho chúng ra ngoài vận động, kết hợp với những bài tập rèn khả năng đánh hơi của mũi.
Loài chó này không cần tắm quá thường xuyên vì lông chúng ngắn nên ít bám bụi bẩn hơn các giống khác. Khi tắm, bạn nên dùng sữa tắm chuyên dụng và chải lông rụng cho chúng. Nên tắm bằng nước ấm, tránh nóng quá hay lạnh quá vì có thể khiến chú Beagle của bạn sợ nước.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra móng và cắt móng cho chúng vì khi chúng vận động hay chạy nhanh, móng quá dài có thể gây cản trở đến tốc độ di chuyển. Và nếu để móng chúng quá dài thì cũng rất mất vệ sinh và mất thẩm mỹ.
Bệnh thường gặpBeagle thường mắc phải các loại bệnh sau:
Còi xương, suy dinh dưỡng khiến cơ thể thấp còi
Hội chứng Chinese Beagle khiến cho đầu to, mắt lệch và dễ mắc các bệnh về tim mạch
Bệnh cườm nước
Trật xương bánh chè khi gặp tai nạn
Cập nhật thông tin chi tiết về Giống Chó Bull Terrier: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!