Bạn đang xem bài viết Giống Chó Alaska Cách Chọn Mua Chó Thuần Chủng, Nuôi Và Huấn Luyện được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1/ Chọn nơi mua
Một trong những nơi bạn nên cân nhắc trước khi mua chó Alsaka là những người bán ở lề đường và khu LHP., một trong những khu bán chó kiểng nổi tiếng ở TP HCM. Trên những diễn đàn lớn về thú cưng, có rất nhiều câu chuyện đau lòng về những trường hợp mua bán thú cưng ở những nơi như vậy. Có chú chó chỉ mới 2 tháng tuổi nhưng đã bị giun cắn lủng ruột, khi mang về chỉ sống được chưa đến 1 tuần. Có chú thì bị viêm phổi nặng, sống chưa được dăm bữa cũng ra đi.
Một số khu chó nổi tiếng còn là nơi tập trung thú cưng, đặc biệt là chó bị đánh cắp. Những chú chó bị bọn “cẩu tặc” bắt cóc sẽ được trưng bày ở cửa hàng nhằm bán hoặc đợi người chủ mang tiền đến chuộc về. Mua bán với những tên này tức là bạn đang tiếp tay cho những tên gian thương và dập tắt hi vọng tìm lại thú cưng của rất nhiều người.
2/ Giấy tờ chứng nhận
Một số giống cún đắt tiền, đặc biệt được nhập khẩu hoặc được lai giống bài bản thường kèm theo giấy chứng nhận từ các Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam hoặc nước nhập khẩu và gia phả các đời để đảm bảo độ thuần chủng. Những chú chó có kèm giấy tờ tuỳ thân thường đắt gấp mấy lần so với con cùng giống nhưng sinh ra ở Việt Nam; tuy nhiên lại có thể sẽ yếu ớt, chậm thích nghi với môi trường hơn chó trong nước.
Việc chọn mua chó “ngoại” hay chó “nội” là tuỳ vào bạn, nhưng tốt nhất, bạn nên yêu cầu có giấy tờ hoặc được nhìn thấy chó bố mẹ để đảm bảo con chó của bạn không phải chó đánh cắp bị người bán đánh tráo. Hơn nữa, nhìn thấy chó bố mẹ, bạn có thể tưởng tượng được hình dạng sau này của chú cún của mình đấy.
3/ Chế độ ‘bảo hành’
Thường ở những nơi bán chó uy tín, bao giờ họ cũng đảm bảo sức khoẻ cho chú cún 1 tuần hoặc 1 tháng tuỳ loại bệnh. Nếu chỗ bạn mua uy tín, họ sẽ chích ngừa hoặc đảm bảo thú cưng của bạn không bị lây nhiễm những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm như care, pravo, hepatitis. Bạn không nên mua nếu người bán không dám đảm bảo hoặc lấp liếm chế độ này.
Cuối cùng, cách chu toàn nhất để bạn có một bé thú cưng để bầu bạn chính là nhận nuôi. Ở một số nước thậm chí còn có phong trào khích lệ việc nhận nuôi chứ không mua thú cưng ngoài tiệm nữa đấy. Hiện nay, ở Việt Nam tuy chưa có một đơn vị cứu trợ động vật chính thức nào, nhưng cũng có khá nhiều nhóm tình nguyện viên nhiệt tình đi cứu và tìm chủ cho các chú cún, mèo bị bỏ rơi. Bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một bé thích hợp tại những nơi như vậy với chi phí gần như không có và đặc biệt, bạn còn đang cứu chính con vật đáng thương đó nữa.
Yên tâm là khi đến tay bạn, chúng gần như đã được chữa khỏi hết bệnh và chăm sóc cẩn thận một thời gian tại trại rồi.
Hỏi cách nhận biết chó Alaska thuần chủng?
Chào các bạn. Mình chuẩn bị mua một em cún Alaska nhưng chưa có kinh nghiệm nên lên đây xin ý kiến các bạn. Mình xin hỏi các bạn ai biết cách nhận biết chó Alaska thuần chủng xin chia sẻ giúp mình. Ngoài ra, mình nên mua chó Alaska thuần chủng ở đâu mới an toàn. Giá chó hiện nay khoảng bao nhiêu. Mình xin cám ơn ( Thành Công )
Mua chó Alaska thuần chủng
Chó Alaska có hình dáng và bộ khung, mặt to hơn so với chó Husky. Điểm giao nhau giữa phần trán và phần sống mũi của chó thường rõ ràng dễ nhìn thấy.
Chân Chó Alaska to hơn và có gấp khủy ở chân trước. Với chó Alaska mắt của chúng chỉ có màu nâu đỏ, theo tiêu chuẩn giống chó Alaska được tổ chức hiệp hội chó thế giới quy định nếu mắt chó Alaska có màu khác với màu nâu nghĩa là con chó đó đã bị lai tạp. Về phần đuôi: Alaska lúc nào đuôi cũng cuộn tròn trên lưng.
Đặc điểm ngoại hình: Giống chó Alaskan Malamute có chiều cao từ 58 – 71 cm và cân nặng từ 39 – 56 kg. Giống chó này có một cơ thể dài và nhỏ gọn, nó có bộ xương rất nặng khiến cho nó trở nên mạnh mẽ và bền sức. Nó có một dáng đi mạnh mẽ, cân bằng và ổn định. Đôi mắt của chó Malamute trông như mắt “sói” với màu nâu đỏ.
Alaskan Malamute có một bộ lông dày thô từ 3 – 5 cm, lông mềm, bóng và có hai lớp lông giữ lạnh, Lớp lông dài phía ngoài phủ xung quanh vai và cổ xuống lưng, trên mông và như một chiếc quần dài ở chân. Lớp lông trong ngắn hơn nhưng rất dày trông như lông cừu. Cái đuôi của nó luôn cuốn lên mũi để giữ ấm trong thời tiết lạnh.
Màu lông của giống chó Alaskan Malamute chủ đạo có màu xám sang màu đen, trắng, màu xám xỉn và màu xám đỏ. Dưới bụng, các bộ phận ở chân và một phần trên mặt chủ yếu là màu trắng. Cũng có những con có màu trắng toàn thân hoặc có một đốm màu trắng đặc biệt trên trán hoặc xung quanh cổ. Chó Alaskan Malamute con có tính khí rất vui vẻ, hoạt bát và tò mò.
Nhận biết chó Alaska thuần chủng
Tổng thể đạt tiêu chuẩn : Ngực có chiều sâu bằng ½ chiều cao của chó tính đến vai; và điểm sâu nhất nằm ngay sau chân trước. Chiều dài thân phải lớn hơn chiều cao, trong đó chiều dài được tính từ khớp xương vai tới mép sau xương chậu, còn chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh xương vai (u vai). Cơ thể không thừa cân, và xương thì cân đối với kích cỡ.
Đầu chó alaska: Đầu rộng và sâu, cân đối với toàn bộ cơ thể chứ không thô cứng hay khó coi. Vẻ mặt dịu dàng, chứng tỏ loài này rất tình cảm. Hai mắt nằm xếch lên phía trên. Mắt nâu, hình quả hạnh nhân với cỡ trung bình. Tai có cỡ vừa phải, nhưng phải nhỏ so với đầu. Tai hình tam giác, chỏm vành tai hơi tròn. Răng cửa hàm trên luôn khớp với răng cửa hàm dưới.
Cổ, đường nét, cơ thể: Cổ rất khỏe và hơi có hình vòng cung. Tiêu chuẩn chó Alaska có Ngực rất phát triển. Cơ thể săn chắc, gọn gàng. Lưng thẳng và dốc nhẹ về phía hông. Thắt lưng cứng và nhiều cơ bắp. Thắt lưng dài là không chuẩn vì có thể làm lưng yếu đi. Đuôi không quá cao hay quá thấp, phần mấu đuôi giáp với thân thẳng hàng với xương sống. Khi không đang làm việc, đuôi chó cong lên trên lưng. Đuôi không cụt, cong sát vào lưng hay có lông ngắn như đuôi cáo.
Chó Alaska với đặc điểm vai hơi xuôi, chân trước nặng xương và nhiều cơ, chân thẳng hàng với cổ chân khi nhìn từ phía trước. Cổ chân ngắn, khỏe và hơi dốc khi nhìn nghiêng. Ở giữa các ngón chân có 1 lớp lông bảo vệ. Gan đệm bàn chân dày và cứng; móng chân ngắn và khỏe.
Hai chân sau rộng, cơ đùi rất phát triển. Chó Alaska với Khuỷu chân sau hơi cong, các khớp khuỷu chân sau cong và xuôi xuống.
Tìm mua chó Alaska thuần chủng
Cần có thêm ảnh chó mẹ sinh và nuôi con, để tránh chó nhập từ Trung Quốc (bạn biết chất lượng hàng Tàu mà).
Nên mua chó Alaska tại nhà riêng của người bán, chó mua cũng cần phải được bảo hành để lỡ xảy ra vấn đề gì thì còn đến bắt đền được.
Bạn Bin Bin chia sẻ: Minh xin chia sẻ cùng bạn một vài thông tin về giá chó Alaska thuẩn chụng hiện nay như sau:
7 – 12 triệu. Chó Alaska thuần chủng, sinh trong nước. Giá chính xác phụ thuộc vào màu lông và giới tính. Lông đen – trắng có giá từ 7 – 8 triệu, xám – trắng giá 8 – 10 triệu, nâu (đỏ) – trắng từ 9 – 12 triệu. Còn các màu phấn hồng và trắng tuyền đơn sắc hiếm hơn nên giá cả thường thỏa thuận.
15 – 25 triệu. Chó Alaska nhập từ Thái (hoặc Indo), có giấy tờ, gia phả của FCI Thái, và sổ khám chữa bệnh, tiêm phòng đầy đủ. Nhập từ Indo có giấy tờ gì đi kèm không thì mình cũng không rõ lắm.
45 – 60 triệu. Nhập từ Nga, có đăng ký và gia phả tốt. Chó Nga rẻ và chất so với chó Alaska nhập ngoại, nhưng được nhập khá ít, vì chính sách hạn chế xuất khẩu chó Alaska của Nga.
1/ Huấn luyện chó con đi vệ sinh.
Nên bắt đầu dạy chó từ khi cai sữa. Trước hết bạn phải dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ, có mặt khi được gọi, không được gặm đồ đạc, dày dép,…
Các phương pháp huấn luyện chó đơn giản
Sau mỗi bữa ăn đưa cho chó ra ngoài và khen ngợi chó mỗi khi nó đi vệ sinh xong. Nếu chó con ỉa đái bậy ra nhà, hãy mắng và đưa nó ra ngoài ngay lập tức. Không nên dí mũi chó vào đống bậy của nó. Nếu bạn thấy chó con bắt đầu đi vòng vòng và hít hà đánh hơi thì đó là dấu hiệu cho biết nó cần đi vệ sinh. Nếu có thể được thì việc đầu tiên trong ngày là đưa chó ra ngoài lúc sáng sớm, sau mỗi lần cho chó ăn và khi bạn chuẩn bị đi ngủ. Chó phải đi vệ sinh ở ngoài bất kể thời tiết nên phải canh chừng nó và khi làm vệ sinh xong thì cho nó vào nhà, khen thưởng vuốt ve nó.
Nếu bạn sống trong khu chung cư đô thị không thể dẫn chó ra ngoài thì hãy làm cho nó một khay vệ sinh có lót vài tờ giấy báo cũ. Cách tập cũng như khi đưa chó đi vệ sinh ở ngoài nhưng khi bạn dọn khay hãy để lại một mẩu giấy báo có dính mùi của nó. Một chút mùi này không phiền ai nhưng cũng nhắc cho nó nhớ khay của nó. Suốt thời kì tập làm vệ sinh bạn phải hết sức để ý đến chú cho con của bạn, nếu thấy nó đi vệ sinh không đúng chỗ hãy quát “không” và xua nó đi ra ngoài hoặc đưa đến khay vệ sinh của nó.
Nếu thấy nó bị phạm lỗi hãy dí mũi nó vào gần nơi nó vẫn hay đi bẩn hoặc mẩu giấy báo có dính mùi ở khay vệ sinh và mắng nó, có thể phết cho nó vài cái bằng tờ báo cuộn lại rồi hướng dẫn nó đi đúng chỗ. Bạn phải chứng tỏ cho nó thấy nó bị mắng vì sai lỗi.
Bạn hãy thể hiện sự công bằng và đừng mong đợi quá nhiều, quá sớm ở một chú cho con trong giai đoạn huấn luyện này.
2/ Huấn luyên chó con phải biết chạy tới khi chủ gọi.
Bạn là thầy giáo, chú chó của bạn là trò. Chó con không thể hiểu những chỉ thị được truyền đạt lần đầu hoặc vài lần đầu. Cần lặp đi, lặp lại bài học và bạn phải kiên nhẫn. Bài học phải hết sức vắn tắt, mệnh lệnh phân minh, ngắn gọn, một từ là tốt nhất: Không, Nằm, đứng, ngồi, đi,… và cố định lệnh ấy không thay đổi với giọng nói bất biến, không quát tháo. Không nên dùng roi đánh chó vì loài chó ghét tiếng roi quất và dễ bị tổn thương tình cảm. Phạt chó khi sai lỗi (phết vài cái bằng tờ báo cuộn) và khen thưởng chó khi biết vâng lời: “chó ngoan”, “giỏi” bằng giọng vui vẻ kèm theo vài cái vỗ nhẹ và vuốt ve sẽ làm chó hết sức vui sướng.
Khi có đủ lớn để học, dậy chó biết vâng lệnh: “đến đây!”. Cùng lúc giật nhẹ sợi dây và kéo nó về phía bạn khi nó tới bạn hãy khen ngợi và vuốt ve nó. Tập trong vòng mười lần thì thưởng cho nó chút thức ăn ngon và kết thúc buổi tập. Hàng ngày lập lại như thế cho đến khi nó sẵn sàng có mặt khi bạn gọi. Mỗi khi chú chó của bạn vang lời bạn hãy khen và vỗ về nó vài cái, nhưng khi làm sai bạn cũng nên la mắng nó.
3/ Huấn luyện chó đeo dây xích khi dẫn nó đi đường, đi dạo.
Trước hết phải tập cho chó, quen đeo đai cổ, sau đó cho nó bắt đầu đeo xích. Hãy dạy chó đi bên cạnh bạn, nếu nó ngồi suống, vùng vẫy, chạy tới chạy lui hãy nhẹ nhàng kéo sợi xích và nhẹ nhàng với nó. Nếu nó tiếp tục ngoan cố hãy thu ngắn sợi xích và cột nó lại trong 1 giờ. Sau khi bị giam giữ nên khi được thả tự do có thể nó sẽ hoan hỉ vâng lời bạ dạy. 1 con chó được huấn luyện tốt thường không giữ căng sợi xích, không làm rối xích quanh chân bạn
4/ Huấn luyện chó biết ngồi, nằm và bò.
Để chó đứng bên cạnh bạn, tay phải cầm đai đeo cổ, khi kéo lên tay trái nấn mõm chó xuống và da lệnh: “ngồi!”, khi chó ngồi thì khen thưởng cho ăn thức ăn ngon và vuốt ve vỗ về nó vài cái.
Để chó đứng phía trước, tay trái của bạn nắm dây xích kéo chó ngẩng lên, tay phải cầm miếng thịt giữ nó kết hợp ra lệnh “ngồi!”, khi nó ngẩng lên đòi ăn thịt sẽ ngồi suống, bạn nên thưởng cho nó ăn, cứ làm như vậy nhiều lền cho đến khi chó nghe lệnh tự ngồi thì thôi.
Khi cho chó ăn bạn hãy giơ cao tô thức ăn, lúc này chó muốn lấy thức ăn nên nhảy chồm chồm liên tiếp, chân sau chịu sức nặng của toàn thân mông để chấm mông suống đật muốn ngồi thì nhân cơ hội ấy bạn ra lệnh “ngồi!” kết hợp với hiệu lệnh tay giơ ngang mặt chó. Khi chó đã ngồi khen thưởng hạ tô thức ăn cho chó ăn ngay thì chó ngồi ăn tỏ ra phấn khởi cao độ.
Sau khi cho chó dạo chơi bạn gọi chó lại, tay phải vỗ vào ngực chó, tay trái ấn mông chó xuống đồng thời tay phải ấy ngực chó lên và ra lệnh “ngồi!” chó sẽ tự ngồi xuống.
Bạn dắt chó ra sân chơi và để chó ngồi xuống bên trái, sau đó bạn quỳ xuống, tay trái nắm dây đai cổ, tay phải cầm miếng thịt nhử và hạ tay thấp xuống đặt trước mặt chó và ra lệnh”nằm!”. Nếu chó nằm xuống thì cho chó ăn thịt và khen “giỏi!” sau một lát tay trái của bạn cầm dây đai kéo cổ chó lên và ra lệnh cho chó “ngồi”, nên tiếp tục làm đi làm lại trong nhiều lền trong nhiều ngày cho chó quen động tác.
Bạn để chó ngồi bên cạnh, còn bạn quỳ chân xuống, tay trái nắm dây đai cổ và để khuỷu tay lên lưng chó, tay phải cầm hai chân trước chó kéo từ từ xuống và ra lệnh “nằm!”. Do lưng bị đè xuống, chân bị kéo chó sẽ nằm, lập tức khen thưởng nó sẽ mau chóng theo lệnh.
Bạn để chó ngồi trước mặ mình còn bạn ngồi xổm, tay trái cầm dây đai cổ, tay phải cầm miếng thịt giữ khi chó nhoài ra lấy thịt thì từ từ nằm xuống, lúc này bạn kịp thời ra lệnh “nằm”, thưởng thịt cho chó ăn, và tiếp tục luyện tập cho đến khi chó thành thục động tác.
Bạn cho chó nằm ở chỗ có bãi cỏ, tay trái đề trên vai chó, tay phải cầm đai cổ kéo nhẹ và ra lệnh “bò”. Nếu chó bò thì cho phần thưởng ngay. Hoặc có thể tay phải của bạn không cần cầm đai cổ mà để miếng thịt vào lòng bàn tay cách xa mõm chó, chó muốn ăn thịt phải bò nhoài theo. Khi có bò được 1 đến 2 mét nên thưởng cho nó ăn và lại tiếp tục tập bò.
Huấn luyện chó là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, và quan trọng hơn hết là bạn phải có tình yêu thương đối với chúng. Bạn chỉ cần thực hiện đúng, kiên trì và bài bản thì việc huấn luyện chó nghe lời, biết nghe theo lệnh chủ không hề khó như bạn nghĩ.
Giống chó Alaska cách chọn mua chó thuần chủng, nuôi và huấn luyện Chó cưng, Chó Alaska
Đăng bởi Tiên Tiên
Tags: Giống chó Alaska, chăm sóc chó Alaska thuần chủng, Giống chó Alaska thuần chủng, huấn luyện chó alaska thuần chủng, Mua bán chó Alaska thuần chủng, tìm mua chó Alaska thuần chủng, bán chó alaska, cách nuôi dạy chó alaska, chó alaska, chó Alaska thuần chủng, chó cảnh, chó cưng, chó đẹp, mua chó alaska
Chọn Mua Chó Alaska Thuần Chủng
Cách nhận biết chó Alaska thuần chủng
Chó Alaska là dòng chó lớn có thân hình to khỏe, săn chắc và cơ bắp, cấu trúc xương nặng và chắc chắc. Bộ ngực rộng, cổ rất khỏe và hơi có hình vòng cung, xương vai vạm vỡ, lưng thẳng và dốc nhẹ về phía hông, thắt lưng cứng và nhiều cơ bắp.
Chân to khỏe và cơ bắp, xương chân rất lớn khi sờ vào chân chó cảm nhận được gân guốc chắc nịch ở các chân, cổ chân ngắn, khuỷu chân sau cong và xuôi xuống, hai chân trước có gấp khuỷu. Bàn chân lớn, các ngón chân khít vào nhau và cong đều, đệm bàn chân dày và cứng. Khi chó di chuyễn phải vững chãi, mạnh mẽ và cân bằng.
Chó Alaska có đầu rộng, phần khung xương giữa hai tai hơi tròn càng về phía mắt càng thuôn và hẹp dần, vùng xương xung quanh gò má hơi tròn và dẹt, khuôn mặt rộng hơn mặt của chó husky. Giữa hai mắt có một nếp nhăn nhỏ, đỉnh đầu có một chỏm lông. Phần giao nhau giữa trán và mõm hơi gãy nhẹ, mặt thì có thể toàn màu trắng hoặc được điểm xuyết bởi một vệt lông dài khác màu.
Mắt chó alaska có hình hạnh nhân nhỏ và hơi xếch lên phía trên, màu mắt đạt chuẩn là màu đen, đối với những con chó alaska có lông màu đỏ thì mắt sẽ có màu nâu đỏ.
Mũi và mõm chó alaska to khỏe nhìn cân đối với đầu, mõm không dài, thuôn nhỏ dần về phía mũi nhưng không nhọn. Hai môi có viền mép đều phủ kín, hàm trên và dưới rộng, răng lớn.
Tiêu chuẩn chó Alaska về đặc điểm của mũi, môi, viền mắt phải màu đen, đối với chó alaska có bộ lông màu đỏ thì những bộ phận trên thường là màu nâu đỏ.
Tai chó alaska có kích cỡ vừa phải, nhưng phải nhỏ so với đầu, đôi tai hình tam giác nằm cách xa nhau, chỏm vành tai hơi tròn, tai thường hướng nhẹ về phía trước.
Chó alaska có chiếc đuôi dày rậm lông và luôn cuộn tròn trên lưng, điều này dễ phân biệt với đuôi chó husky thường cụp, khi đi thì chiếc đuôi mới dựng đứng.
Chó Alaska có bộ lông dày rậm không thấm nước, bộ lông của chó alska có những màu sắc khác nhau được chấp nhận như màu trắng pha xám đen, trắng pha xám lông chồn, trắng pha đen, trắng pha đỏ, nâu đỏ hoặc trắng tuyền. Đặc điểm rõ nhất cho dù Alaska có màu lông nào chăng nữa thì mõm và 4 chân phải là màu trắng.
Chó Alaska thuần chủng Cách nuôi chó Alaska
Chế độ ăn của Alaska phải rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là phải giàu protein. Thịt bò là thức ăn ưa thích của chúng (khá sang chảnh), ngoài ra có thể thay thế bằng thịt lợn nạc (thật nạc và gần như như không có mỡ), thịt gà, cá, trứng vịt lộn hoặc nội tạng lợn (như gan, lòng phèo, tim cật, óc) cũng rất tốt vì giàu dinh dưỡng và ít mỡ. Vitamin và tinh bột cũng rất cần thiết, tuy nhiên giống Alaska không thích ăn hoa quả, rau và cơm (hay cháo), nên bạn cần trộn lẫn với thịt để bắt chúng ăn
Vệ sinh cá nhân
Để giữ cho bộ lông Alaska luôn mượt và đẹp, bạn cần phải vệ sinh lông hàng ngày, chải chuốt hàng tuần, tắm gội hàng tháng (hoặc 2 tháng) và spa chăm sóc lông hàng quý. Khá vất vả và tốn nhiều thời gian. Ngoài ra bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần / tuần để ngăn bệnh răng miệng và hơi thở có mùi. Khẩu phần ăn của Alaska có nhiều thịt nên miệng chúng rất dễ bị hôi. Ở xứ lạnh, chúng sẽ làm sạch răng miệng bằng tuyết, còn ở Việt Nam không có tuyết nên bạn cần đánh răng cho chúng thường xuyên.
Bạn nên thực hiện việc chăm chút, chải lông và đánh răng cho em Alaska từ sớm, khi chúng còn là chú cún nhỏ để chúng quen với những việc này. Dần dần chúng sẽ thích thú và tận hưởng khi được bạn vuốt ve, chải chuốt.
Alaska có tập tính bầy đàn và tổ chức rất chặt ché, và trong đàn thì 1 cá thể luôn phải nghe lệnh con bầy đàn. Nếu bạn nuôi 1 em Alaska từ nhỏ, theo bản năng nó sẽ mặc định bạn là con đầu đàn và tuyệt đối nghe theo lệnh bạn. Vì vậy việc huấn luyện chó Alaska về cơ bản tương đối dễ. Điều quan trọng nhất là bạn phải làm cho chúng hiểu lệnh và biết cách ra lệnh cho chúng. Dù là giống chó có họ hàng gần với chó sói, tuy nhiên bản năng săn mồi của Alaska không hề mạnh mẽ (do qua nhiều thế hệ chỉ được lai tạo chuyên biệt cho việc kéo xe). Chúng rất hiền, hiếm khi đuổi theo các vật nuôi nhỏ, tha lôi đồ đạc hay tấn công người và những chú chó khác, trừ trường hợp bị tấn công trước, nên việc huấn luyện giao tiếp xã hội cũng khá nhẹ nhàng.
Một số ý kiến khi nuôi chó Alaska
“Mình muốn mua một chú chó Alaska Malamute nhưng không biết cách chăm sóc như thế nào, ai biết chia sẻ mình với
Và nó có hợp với khí hậu nước ta không vậy mọi người, xin cho lời khuyên”
Trả lời:
Thanh Long
“Điểm yếu của giống chó này:
1- Dễ thân với người lạ. Dễ bị kẻ gian mồi chài.
2- Dễ bị bệnh béo phì, hỏng thận, nếu chủ không
cho chạy nhảy nhiều. Dễ bi bệnh phình dạ dày và
ruột vì không tiêu. Nếu bị thì chó sẽ chết.
3- Nếu chủ không luôn gần gũi huấn luyện, nó có
thể cắn xé giường, ghế sô pha bọc da.”
Hải Triều
Anh Duy
“Theo bản năng, chúng có những phản ứng biểu hiện trên cơ thể và nhất là sự biến tấu về âm thanh, thể hiện rỏ trong các cuộc tranh cãi và chúng mong đợi chủ nhân của chúng cũng sẽ nhạy cảm đối với chúng.”
Hiếu Hiền
“Trước đây, loài Alaska Malamute rất đa dạng và khó nuôi, giống này vẫn còn thuần chủng. Mặc dù ngày nay chúng có lẽ phổ biến hơn, nhưng Alaska Malamute vẫn giống với Alaska Malamute trươc đây sống ở vùng Bắc Cực”
Thiên Minh
“Bạn nuôi đi, chúng rất đặc biệt. Chúng luôn muốn đóng vai trò trung tâm trong từng hoạt động của gia đình, đòi hỏi phải được tôn trọng, chú ý và cảm kích các bản năng của chúng, như ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ thể hiện bằng âm thanh”
Chọn mua chó Alaska thuần chủng Chó cưng, Chó Alaska
Đăng bởi Bich Van
Tags: bán chó alaska, cách chọn chó Alaska thuần chủng, chó alaska, chó Alaska thuần chủng, mua bán chó Alaska, mua chó alaska, mua chó Alaska thuần chủng
Cách Chọn Chó Alaska Thuần Chủng
Chó Alaska có rất nhiều dòng nhưng trong đó có hai dòng chính, đó là: chó Alaskan Malamute thuần chủng là dòng thứ nhất, dòng thứ hai là Alaska Husky. Trong hai dòng chó thuần chủng này sẽ có những nét tương đồng và những nét khác biệt nhau.
Và trên thực tế thì mọi người thường dễ nhầm lẫn và khó phân biệt được dòng chó Alaska thuần chủng và chó Husky. Nhiều người tỏ ra thắc mắc và băn khoăn trong khi chọn mua cho mình 1 em Alaska thuần chủng ở các shop thú cưng.
Alaska là loài chó vật nuôi và làm cảnh trong nhà rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới
Chia sẻ của người yêu thú cưng trên các diễn đàn:
“Các bác cho em hỏi về cách chọn một chú Alaska 3 tháng tuổi? Và cách chăm sóc? Em không biết chọn như thế nào là một chú tốt và khỏe mạnh? Các bác giúp e với! Thanks trước các bác!” – Thien Thanh“Theo kinh nghiệm của nhỏ bạn đang nuôi 2 con Alaska thì nó nói chọn con nào nhìn vào có cảm tình, tay chân mặt mũi tròn trịa, mắt sáng lanh lợi, tránh mấy con nhìn mặt lờ đờ hay yểu xìu nha, mua ở các cửa hàng thì cần có bảo hành vì bây giờ nhiều chiêu trò lắm, nếu được thì kiếm thêm ai từng nuôi giống chó này đi mua cùng” – Mhenry85
Chia sẻ từ bài viết trên diễn đàn HoiNuoiTrong: “Cách chọn chó Alaska thuần chủng” mang đến cho bạn nhiều kiến thức và kinh nghiệm chuẩn xác khi nhận diện và chọn mua chó Alaska thuần chủng Cách nhận biết chó Alaska thuần chủng
Chó Alaska là dòng chó lớn có thân hình to khỏe, săn chắc và cơ bắp, cấu trúc xương nặng và chắc chắc. Bộ ngực rộng, cổ rất khỏe và hơi có hình vòng cung, xương vai vạm vỡ, lưng thẳng và dốc nhẹ về phía hông, thắt lưng cứng và nhiều cơ bắp.
Chân to khỏe và cơ bắp, xương chân rất lớn khi sờ vào chân chó cảm nhận được gân guốc chắc nịch ở các chân, cổ chân ngắn, khuỷu chân sau cong và xuôi xuống, hai chân trước có gấp khuỷu. Bàn chân lớn, các ngón chân khít vào nhau và cong đều, đệm bàn chân dày và cứng. Khi chó di chuyễn phải vững chãi, mạnh mẽ và cân bằng.
Chó Alaska có đầu rộng, phần khung xương giữa hai tai hơi tròn càng về phía mắt càng thuôn và hẹp dần, vùng xương xung quanh gò má hơi tròn và dẹt, khuôn mặt rộng hơn mặt của chó husky. Giữa hai mắt có một nếp nhăn nhỏ, đỉnh đầu có một chỏm lông. Phần giao nhau giữa trán và mõm hơi gãy nhẹ, mặt thì có thể toàn màu trắng hoặc được điểm xuyết bởi một vệt lông dài khác màu.
Mắt chó alaska có hình hạnh nhân nhỏ và hơi xếch lên phía trên, màu mắt đạt chuẩn là màu đen, đối với những con chó alaska có lông màu đỏ thì mắt sẽ có màu nâu đỏ.
Mũi và mõm chó alaska to khỏe nhìn cân đối với đầu, mõm không dài, thuôn nhỏ dần về phía mũi nhưng không nhọn. Hai môi có viền mép đều phủ kín, hàm trên và dưới rộng, răng lớn.
Tiêu chuẩn chó Alaska về đặc điểm của mũi, môi, viền mắt phải màu đen, đối với chó alaska có bộ lông màu đỏ thì những bộ phận trên thường là màu nâu đỏ.
Tai chó Alaska có kích cỡ vừa phải, nhưng phải nhỏ so với đầu, đôi tai hình tam giác nằm cách xa nhau, chỏm vành tai hơi tròn, tai thường hướng nhẹ về phía trước.
Chó Alaska có chiếc đuôi dày rậm lông và luôn cuộn tròn trên lưng, điều này dễ phân biệt với đuôi chó husky thường cụp, khi đi thì chiếc đuôi mới dựng đứng.
Chó Alaska có bộ lông dày rậm không thấm nước, bộ lông của chó Alaska có những màu sắc khác nhau được chấp nhận như màu trắng pha xám đen, trắng pha xám lông chồn, trắng pha đen, trắng pha đỏ, nâu đỏ hoặc trắng tuyền. Đặc điểm rõ nhất cho dù Alaska có màu lông nào chăng nữa thì mõm và 4 chân phải là màu trắng.
Những điểm lỗi ở chó Alaska không đủ tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn quan trọng nhất của chó Alaska thuần chủng là tất cả chó Alaska đều phải có đôi mắt màu đen, ngoại trừ chó Alaska có bộ lông màu nâu đỏ thì sẽ có mắt màu nâu. Nếu chó Alaska có màu mắt khác thì đó là một khuyết điểm lớn không đạt chuẩn.
Mõm dài và nhọn, răng cửa hàm trên không khớp với răng cửa hàm dưới. Răng nhô ra ngoài hay thụt vào đều bị xem là khuyết điểm.
Tai của chó Alaska nằm quá gần nhau hoặc nằm quá cao đều bị coi là lỗi.
Đuôi không quá cao hay quá thấp, đuôi chó cụp hoặc buông thõng, đuôi có lông ngắn, không dày đều không đạt.
Chân của chó Alaska nhỏ gầy, chân yếu, khuỷu chân sau to, dáng đi cứng nhắc hoặc không vững, chậm chạp, xương nhẹ và cơ thể không cân đối. Chân có móng đeo là không tốt.
Vậy để chọn được một chú chó Alaska thuần chủng, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Alaska tốt.
Cách chọn chó Alaska thuần chủng Chó cưng, Chó Alaska
Đăng bởi Nguyễn Liên
Tags: bán chó alaska, cách chọn chó Alaska thuần chủng, cách nuôi chó Alaska, chó alaska, Chó alaska giá bao nhiêu, mua chó alaska
Lựa Chọn Chó Becgie Đức Thuần Chủng Đẹp Để Nuôi Và Huấn Luyện
Lựa chọn dựa trên yếu tố ngoại hình
Khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chó becgie đức sẽ có tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng như sau:
Chó Becgie giống đực:
+ Chiều cao: từ 60 – 65cm tính từ vai trở xuống
+ Cân nặng: từ 30 – 45kg
Chó Becgie giống cái:
+ Chiều cao: từ 55 – 60cm tính từ vai trở xuống
+ Cân nặng: từ 22 – 32kg
Dựa trên tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng, tỉ lệ thân hình chuẩn của một chú chó becgie đó là chiều dài cơ thể phải lớn hơn chiều cao tính từ vai trở xuống với độ chênh lệch khoảng từ 10 – 17%.
– Phần đầu của chó becgieRăng của chúng phải có hình dạng như một lưỡi kéo, các răng cửa hàm trên phải bao kín hoặc ôm sát các răng cửa hàm dưới. Răng nanh của những chú chó becgie đức thuần chủng tuyệt đối không vểnh lên trời. Trường hợp đột biến, giống lai thì sẽ có các răng cửa của hàm dưới sẽ nằm trên một hàng với răng hàng trên. Không nên lựa chọn những chú chó becgie này bởi lực cắn của chúng sẽ không mạnh.
Cổ của chúng cần khỏe và khá chắc chắn, đặc biệt không có diềm cổ. Thông thường chó becgie sẽ có phần cổ tạo với phần thân theo hướng nằm ngang một góc khoảng 45°. Những chú chó becgie lúc bình thường sẽ có cổ hơi chếch xuống dưới và khi di chuyển hay tức giận, cổ của chúng có xu hướng chếch lên vượt góc 45 độ.
– Phần thân của chó becgieChó becgie có khuôn ngực rộng và nở nang, có hình vòng cung với độ sâu khoảng từ 45 – 48 cm tương đương với chiều cao của chúng. Lồng ngực của chó becgie cần có xương sườn cong vừa phải, những chú chó becgie xịn thì sẽ có ngực không quá tròn hay quá phẳng, bởi điều đó coi là không đẹp.
Lưng của những chú chó được tính từ bả vai dọc xuống đến gốc đuôi. Lưng của chúng không được quá dài bởi điều này sẽ làm mất cân đối về hình thể. Hông của chúng cũng phải rộng và chắc chắn, mông cần phải tròn, xệ và hơi cong. Nếu mông dẹt hay nhọn quá thì cũng không nên lựa chọn.
Nếu đuôi của chó becgie ngắn nhất thì cũng phải chạm tới khủy chân sau và dài nhất cũng không được quá nửa cổ chân sau. Thông thường khi ở trạng thái bình thường, đuôi của chúng sẽ buông thõng xuống. Còn khi di chuyển thì sẽ cong lên nhưng không được quá tầm lưng. Đuôi của những chú chó becgie đức thuần chủng thì không được phép thẳng đuột hay xoắn bởi sẽ bị đánh giá là chó nhát và thiếu thông minh.
– Kiểm tra các chân của chó becgie đức thuần chủngThường hai chân trước của chú chó becgie phải thẳng và song song với nhau. Có khuỷu chân trước không có điểm gấp và không được chĩa vào trong hay ra ngoài kể cả lúc chuyển động hay đứng yên. Thường chó becgie sẽ có xương chân nhỏ nhưng chắc khỏe và mạnh mẽ. Chiều dài từ cổ chân trở xuống phải bằng một phần ba so với chiều dài của chân. Chó becgie đẹp sẽ có phần cổ chân tạo với cẳng chân một góc khoảng 22°. Nếu góc lớn hơn 22° thì cổ chân lại quá yếu để có thể giữ vững thăng bằng. Còn nếu góc nhỏ hơn 22° thì cổ chân sẽ lại dốc thẳng và ảnh hưởng lớn tới khả năng di chuyển và tăng tốc của chó Becgie.
Bàn chân trước của chúng sẽ hơi tròn mập, khít chặt và cong nhẹ, đệm chân dày và thường sẽ có màu đen. Những chú chó ốm yếu và hay bị bệnh tật sẽ có đệm chân mỏng và không có độ thô ráp.
Đối với hai chân sau của chó becgie thì sẽ dài hơn hai chân trước, với khuỷu chân sau choãi và gập một góc khoảng 120 độ. Phần đùi của chúng thường nở nang hơn với những bó cơ săn chắc. Khớp cổ chân khỏe mạnh và có độ vuông góc với cẳng chân. Bàn chân sau của chó becgie lại tròn và mập hơn so với bàn chân trước.
– Bộ lông của những chú chó becgieNhững chú chó becgie đức thuần chủng thường có một bộ lông bao gồm hai lớp là lớp lông ngoài và lớp lông trong. Lớp lông ngoài thường dài và thẳng, rậm rạp, có chút thô ráp, tác dụng chính là chống nước. Lớp lông phía bên trong ngắn hơn, mềm mượt hơn và ôm sát với cơ thể, lớp lông này có tác dụng giữ nhiệt. Phần đầu, chân, bụng có lớp lông ngắn. Trong khi đó phần cổ lại có lớp lông mọc bù xù, khá rậm rạp và trông khá giống chiếc bờm sư tử.
Chó becgie đức thuần chủng được xem là đẹp nếu sở hữu màu lông vàng lửa hoặc vàng nhạt pha chút đen. Màu này rất phổ biến và đây cũng chính là dấu hiệu để nhận biết chó becgie đức thuần chủng. Chúng cũng có màu đen tuyền nhưng số lượng ít và chủ yếu những chú chó có màu lông đen tuyền sẽ được sử dụng trong quân đội nhằm mục đích ngụy trang.
Nếu chú chó becgie có một chút lông đốm trắng ở phần ngực, chân hoặc phần bụng thường không được đánh giá cao. Những chú chó becgie có thể thay đổi màu lông cho đến khi chúng trưởng thành. Nếu bạn muốn mua chó con thì nên tìm đơn vị bán becgie đức và hỏi họ cho xem bố, vì 90% lông của chó con sẽ giống chó bố.
Cách lựa chọn chó becgie đức thuần chủng thông qua từng chuyển độngChó becgie đức thuần chủng là giống chó chạy nước kiệu. Do đó bạn cũng nên lựa chọn những chú có chuyển động nhanh nhẹn và dứt khoát, những chú chó sở hữu tứ chi phối hợp nhịp nhàng khi di chuyển. Hãy để ý đến chân sau tạo ra sức đẩy với cơ thể trong khi chân trước cần độ mở để đạt được những bước chạy tương xứng.
Mỗi chuyển động bị lỗi là khi đường gấp khúc khuỷu chân sau quá lớn, điều này làm ảnh hưởng đến sự gia tăng và giảm tốc độ của chó becgie. Trong trường hợp này, chó becgie dễ bị mất sức khi chạy và không còn sự bền bỉ và dẻo dai vốn có.
Bên cạnh đó, những bước chạy nước kiệu cũng cần sự nhẹ nhàng, thanh thoát và uyển chuyển. Không nhất thiết bạn phải coi trọng tốc độ di chuyển của chúng mà bỏ qua sự mềm mại. Tuy nhiên, đối với những trường hợp chó becgie chậm chạp hay bị tật đều được coi là không đạt chuẩn. Nên lựa chọn những chú chó becgie đầu luôn hướng về phía trước và đuôi hơi cong khi chạy.
Kinh Nghiệm Nuôi Chó Alaska, Cách Chọn Chó Alaska Thuần Chủng
1. Chọn giống chó Alaska
giống chó Alaska có 2 loại là : Alaska Malamute thuần chủng và dòng chó lai Alaskan Husky. Thực tế thì 2 giống chó này khá giống nhau nên người mua nếu không để ý có thể nhầm lẫn 2 loại này. Để có được chú chó Alaska thuần chủng, bạn nên đến các trại nuôi chó Alaska uy tín. Bên cạnh đó, đừng quên lưu ý những điều sau như:
Chó Alaska có thân hình khỏe, săn chắc, bộ ngực nở rộng và khỏe. Thắt lưng cứng và có nhiều cơ bắp.
Khi sờ vào chân bạn sẽ cản nhân được độ gân guốc, chắc nịch, cổ chân ngắn, khuỷu chân sau cong và xuôi xuống. Hai chân trước có gấp khuỷu. Bàn chân và các ngón chân khít vào với nhau.
Alaska có phần đầu rộng, khung xương giữa 2 tai hơi tròn, vùng xương quanh gò má hơi tròn và dẹt. giữa 2 mắt có 1 nếp nhăn nhỏ, đỉnh đầu có 1 chỏm lông. Phần giao nhau giữa trán và mõm hơi gãy nhẹ. Mặt thì có thể toàn màu trắng hoặc được điểm một vệt lông dài khác màu.
Chó Alaska có bộ lông rậm không thấm nước, lông được pha các màu khác nhau như: trắng pha xám đen, trắng pha xám lông chồn, trắng pha đỏ, nâu đỏ. Tuy nhiên, dù chó Alaska có lông màu nào đi chăng nữa thì mõm và 4 chân của Alaska đều là màu trắng.
2. Chế độ dinh dưỡng của chó AlaskaDòng chó Alaska thuần chủng có cơ thể to lớn và khỏe mạnh, tuy nhiên hệ tiêu hóa của dòng chó này khá kém. Nếu không có một chế độ dinh dưỡng chuẩn, chúng có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Chế độ dinh dưỡng của chó Alaska cần được đảm bảo đầy đủ chất đạm, protein, khoáng và vitamin.
Chế độ ăn của Alaska theo độ tuổi:
Chó Alaska từ 1-2 tháng tuổi nên ăn cơm nhão trộn với thịt nạc, thịt gà xay. Với các loại thức ăn khô nên ngâm với nước chừng 2 phút cho mềm. Mỗi ngày cho Alaska ăn khoảng 4-5 bữa nhỏ.
Chó Alaska từ 3-6 tháng tuổi ăn cơm trộn với các loại thịt như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, thức ăn khô. Ở giai đoạn này bạn không nên cho ăn những loại xương lớn bởi có thể gây hóc.
Cũng giống như các dòng chó lớn khác, sau 6 tháng, chó Alaska từ 6 tháng tuổi trở đi chỉ cần cho ăn 2-3 bữa mỗi ngày. Giai đoạn này nên cho chó gặm xương động vật, ăn thịt nguyên khối để rèn luyện cơ hàm cho chó, tuy nhiên lưu ý không nên cho chó ăn quá nhiều xương trong một ngày vì chó rất dễ bị táo bón.
3. Cách chăm sóc cho AlaskaChó Alaskan malamute là dòng chó sống ở vùng khí hậu lạnh, băng tuyết, chúng có khẳ năng chịu lạnh tốt. Tuy nhiên, nếu nuôi Alaskan malamute ở nơi có khí hậu nóng như ở Việt Nam, bạn cần chú ý một số điều sau:
Nơi ở của chó Alaska phải sạch sẽ, thoáng mát và không ẩm ướt. Thường xuyên vệ sinh nơi ở của chó.
Chó Alaskan malamute có bản tính tò mò, tinh nghịch và hay đào bới vì thế khi nuôi bạn cần có một sân vườn hoặc không gian rộng để chúng có thể vận động, chạy nhảy thoải mái.
4. Cách vệ sinh và chăm sóc lông cho chó AlaskaChó Alaskan malamute có bộ lông rất rậm vì thế mà việc chăm sóc loại này mất khá nhiều thời gian. Để lông phát triển khỏe đẹp, bạn cần thường xuyên chải lông chó và dưỡng lông mềm mượt.
Bên cạnh chăm sóc lông, việc tắm cho chó alaska cũng rất cần thiết. Rất may là chó Alaska khá sạch và không có nhiều mùi hôi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần giữ cho lông chúng khô ráo để tránh một số bệnh viêm nhiễm ngoài da, bệnh hô hấp.
Vào thời tiết mùa hè nắng nóng, bạn nên cắt tỉa lông cho alaska để thân nhiệt của chúng không bị khô, nóng. Để nuôi dưỡng bộ lông của chó thêm khỏe, đẹp, bạn nên cho chó ăn thêm trứng gà, trứng vịt lộn và uống nhiều nước.
Chó Alaska rất dễ mắc các chứng bệnh về răng miệng. Vì thế bạn cần vệ sinh răng miệng cho chó hàng tuần. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm của chó như mắt, tai và cắt tỉa lông dài ở bàn chân.
5. Các bệnh thường gặp ở chó AlaskaNgay từ khi bắt đầu nuôi chó bạn cần đưa chó đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Cách Chọn Chó Golden Thuần Chủng Đã Được Huấn Luyện
10 cách chọn chó Golden thuần chủng chuẩn nhất
Những tiêu chí sau đây có thể giúp bạn đánh giá và chọn được một chú chó Golden thuần chủng đúng như nguyện vọng nhất:
Cách chọn chó Golden thuần chủng qua đặc điểm phần đầu
Phần đầu của chó Golden Retriever có hai đặc điểm chính. Thứ nhất, có một phần nhô ra rất rõ ràng ở vị trí trên đỉnh đầu. Thứ hai, mũi chó Golden có một đường thẳng dọc ở trạng thái lõm, sâu.
Quan sát vị trí mắt của chó con
Kiểm tra mắt của chó Golden thuần chủng khi nhìn thẳng về phía trước sẽ không lộ tròng trắng, nhìn rất thông minh. Vì vậy, bạn cần chú ý điều này khi lựa chọn chó Golden con.
Kiểm tra miệng chó Golden Retriever thuần chủng
Bạn có thể dùng tay sờ miệng chó Golden, nếu chúng có miệng to, thô thì lớn lên miệng sẽ rộng. Trong một phạm vi nào đó, miệng càng rộng thì được coi là khỏe mạnh, đây là một đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tham khảo.
Tai của chó con
Tai của Golden Retriever không nên quá dài. Nếu tai của chúng quá to hoặc quá dài, thì đây không phải là một lợi thế, mà là một khuyết điểm. Tai chỉ nên che ½ má.
Màu mũi của chó con
Mũi chó thuần chủng chỉ có duy nhất một màu đen và đánh hơi cực kì tốt. Màu mũi của chú chó bạn xem có màu khác thì đây không phải chó Golden thuần chủng.
Cách chọn chó Golden thuần chủng qua màu lông
Những con thuần chủng thường có bộ lông rất đặc biệt. Lông của chúng dài và dày. Golden thuần chủng thường có bộ lông màu vàng (từ kem vàng đến nâu vàng). Lớp lông rất mềm mại và trông rất bắt mắt.
Đuôi của chó Golden Retriever
Đuôi của chó Golden Retriever thuần chủng luôn được kẹp sau mông hoặc rũ xuống vừa phải khi đứng yên. Đuôi của chúng dài đến khuỷu chân và không cong lên như những giống chó khác.
Khối lượng xương để phát triển tốt
Xác định cân nặng và nhìn vào vóc dáng của chó Golden Retriever để biết được khối lượng xương của chúng có đạt chuẩn để phát triển khỏe mạnh, to lớn hay không. Trọng lượng của Golden cái trưởng thành đạt khoảng 27kg – 32kg, chó Golden đực nặng 29kg – 34kg. Khối lượng xương đủ tiêu chuẩn rất quan trọng để khi lớn lên chúng có thể trở thành những chú chó lý tưởng.
Độ dày của lông chó Golden Retriever
Lông của chó Golden Retriever theo tự nhiên là có màu vàng óng bắt mắt và rất mềm mượt. Lông của chúng có lớp bên ngoài dài và hơi cứng, còn lớp bên trong ngắn nhưng rất mềm. Sau khi nắm vững những điều trên là bạn có thể chọn được một chú chó Golden Retriever thuần chủng ưng ý dành cho mình.
Nhận biết chó đã qua huấn luyện
Sau khi đã trải qua quá trình huấn luyện, những chú chó Golden thuần chủng sẽ có những đặc điểm sau:
Ngồi yên tại chỗ.
Đứng yên tại chỗ.
Chào, bắt tay.
Nằm yên tại chỗ.
Vượt chướng ngại vật.
Sủa, làm toán theo tiếng sủa.
Vệ sinh đúng chỗ.
Lượm, tha đồ vật, giúp việc nhà.
Không ăn thức ăn của người lạ.
Trông coi trẻ em.
Mở cửa khi nhà có khách.
Trông nhà, sủa khi có người lạ đột nhập.
Bơi lội giỏi.
Một số lưu ý khi mua chó Golden thuần chủng đã được huấn luyện
Trước khi mua chó Golden thuần chủng đã được huấn luyện, bạn nên lưu ý những điều sau:
Tìm mua ở những cơ sở thú cưng uy tín, có giấy phép đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, những địa chỉ này cần có trang hoặc diễn đàn lớn và có mức độ đánh giá tin cậy của khách hàng.
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc thuần chủng của chó Golden.
Chính sách bảo hành, chăm sóc tốt.
Chó trước khi giao đã đủ 2 tháng tuổi và đã tiêm phòng đầy đủ.
Chính sách vận chuyển tiện lợi, an toàn.
Những thông tin trên có thể giúp bạn phần nào biết được cách chọn chó Golden thuần chủng. Mong rằng bạn sẽ chọn mua được một chú chó khỏe mạnh. Và đừng quên ở Trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn DTC vẫn luôn có các chú cún Golden đáng yêu đang chờ bạn.
Điều khác biệt tại Trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn DTC?
Đội ngũ huấn luyện chó chuyên nghiệp.
Yêu thương động vật, có tinh thần trách nhiệm, không đánh chó.
Công ty có 15 năm kinh nghiệm.
Có cơ sở vật chất và chuồng trại cao ráo thoáng mát, chỗ ăn ở cho chó tốt.
Đội ngũ huấn luyện được đào tạo chính quy trong quân đội.
Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những cách chọn chó Golden thuần chủng. Hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình một “người bạn” trung thành và thông minh. Nếu bạn có nhu cầu sở hữu chú chó Golden Retriever đã qua huấn luyện hoặc tư vấn dịch vụ huấn luyện chó Golden xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo những thông tin sau:
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN DTC
Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0972 944 624
Email: [email protected]
Zalo: 0972 944 624
Rate this post
Cập nhật thông tin chi tiết về Giống Chó Alaska Cách Chọn Mua Chó Thuần Chủng, Nuôi Và Huấn Luyện trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!