Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Về Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Chó Alaska Dưới 6 Tháng Tuổi được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó Alaska dưới 6 tháng tuổi là độ tuổi quan trọng, là tiền đề cho sự phát triển sau này của cún con. Alaska không chỉ nhận được sự yêu mến bằng vẻ ngoài đáng yêu, mà cách chăm sóc chúng cũng khá đặc biệt. Để nuôi chó Alaska 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi,… là một công việc khá “vất vả” cho các “con Sen” đây!
+ 5 màu lông chó alaska đẹp nhất
Đặc điểm của chó Alaska dưới 6 tháng tuổiAi yêu Alaska đều biết là, Alaska có họ hàng với giống chó Husky, là loài chó tuyết sống ở vùng Bắc cực vô cùng lạnh giá. Do đó, trước đây, Alaska thường được nuôi với mục đích kéo xe trên tuyết.
Màu sắc của Alaska cũng khá đa dạng như: đen-trắng, nâu đỏ, trắng tuyết, hồng phấn,.. Tất cả các con đều có bộ lông rất dày.
Cách chăm sóc chó Alaska 2 tháng tuổi, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng tuổiĐối với những em chó Alaska dưới 6 tháng tuổi, mới được bắt về thường sẽ chưa quen với chế độ ăn uống, khẩu phần hàng ngày. Do đó, trước 1 vài ngày, bạn có thể hỏi người chủ về chế độ ăn của cún con.
An toàn nhất khoảng thời gian này là cho cún ăn tương tự như khẩu phần ăn ở nhà cũ. Dần dần thay đổi “menu” cho cún để thu nạp được đa dạng thức ăn hơn, tốt cho hệ tiêu hóa.
Không riêng gì Alaska, khi bạn nuôi bất cứ một chú cún nào cũng phải giữ vệ sinh cho cún con thật tốt, đảm bảo môi trường của chúng thật sạch sẽ, nhất là chó Alaska 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi còn non.
Vào mùa đông, bạn có thể mua thêm thảm, đệm nhà cho chó con ấm áp hơn.
Với những chú cún mới bắt về, hãy hạn chế việc cho chúng ra ngoài chơi vì khoảng thời gian này, chúng chưa quen với môi trường, sẽ có cảm giác không an toàn, sợ hãi đấy.
Việc tiêm phòng cho chó Alaska là rất quan trọng. Từ 2 tháng tuổi bạn nên tiêm cho alaska những mũi tiêm bệnh thường gặp.
Tẩy giun cho chúng để diệt giun sán, theo dõi sức khỏe định kỳ là những điều lưu ý quan trọng khi chăm sóc chó Alaska dưới 6 tháng tuổi.
Nếu bạn muốn bộ lông mềm mượt, có thể sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho chó mèo, nhưng tuyệt đối không lấy xà bông của người tắm cho chó, bởi độ pH cao sẽ khiến lông của chó xơ rối hơn đấy.
+ 5 điểm nổi bật của chó Alaska nâu đỏ mà bạn cần biết
+ 6 Lưu ý khi nuôi chó Alaska Giant mà “con sen” cần biết
Giới Thiệu Về Chó Pitbull Và #6 Cách Chăm Sóc Hiệu Quả
Chó Pitbull là giống chó gì
Giống Chó Pitbull (hay American Pit Bull Terrier) là loài chó có xuất xứ từ nước Anh du nhập vào châu Mỹ, Pitbull có vẻ ngoài dữ dằn, cơ bắp săn chắc, đôi mắt sắc lạnh, lầm lì, hàm răng chắc chắn, bước chân nhanh như tên, là loại chó luôn được dân chơi săn lung rầm rộ. Vào thế kỷ 18, giống chó Pitbull đầu tiên được nuôi bởi những người nhập cư ở Anh để làm vật nuôi giữ nhà.
Chúng còn được huấn luyện để đi săn, sử dụng trong các cuộc chọi chó để dấu với các giống chó khác trong đấu trường. Đây là giống chó được mệnh danh là sát thủ máu lạnh hay chó chiến binh, võ sĩ giác đấu bởi sự hiếu chiến, dữ dằn, bền bỉ, gan lỳ.
Đầu thế kỷ 19 chúng được nhân rộng rãi ở Mỹ và lan rộng ra các nước khác. Những chú chó Pitbull ban đầu được huấn luyện để tham gia một cuộc chơi mang tên “bull-bear baiting” – chúng sẽ lao vào đánh nhau với 1 con bò, hoặc 1 con gấu to khỏe đến khi 1 trong 2 bên chết hoặc không thể chiến đâu nữa. Đây chính là nguồn gốc tên Pitbull của chúng (Pit – chiến đấu, bull – bò).
Tuy chó Pitbull rất tận tâm với chủ và gia đình của mình nhưng chúng thuộc dòng cho dữ nguy hiểm cần phải thận trọng khi nuôi giống chó này. Để tránh chó cắn người cần rọ mõm chúng khi đi ra nơi công cộng.
Đặc điểm ngoại hình của Chó Pitbull
Khác với giống Chó Alaska Pitbull là giống chó tầm trung bình và nhỏ, chiều cao trung bình từ 45-55cm, cân nặng từ 15-30kg.
Giống chó này có kích thước và màu sắc đa dạng do pha trộn giữa các loại khác nhau của giống Bulldogs và Terriers. Thực tế, Pitbull không phải là một giống chó riêng biệt mà để chỉ một nhóm nhiều giống chó có đặc điểm tương đồng, được lai tạo từ một tổ tiên chung, bao gồm American Pit Bull Terrier, Bull Terrier, American Staffordshire Terrier, và Staffordshire Bull Terrier.
Chúng có ngoại hình khá dữ dằn, đôi mắt đỏ ngàu dữ tợn dưới cái trán to gồ, Pitbull được biết đến với ngoại hình đầy cơ bắp và gây ấn tượng với vẻ ngoài hầm hố, hung dữ., cơ thể dài, có khung xương và cơ bắp chắc. Chúng có bộ long ngắn và cái đuôi cũng ngắn, đôi tai cụp ngắn. Vẻ ngoài hầm hố, cơ bắp khiến Pitbull dễ bị ác cảm, do đó nhiều lời đồn thổi về giống chó Pitbull một phần cũng vì ngoại hình dữ dằn của chúng.
Loài chó này có cơ hàm khá khác biệt, cấu tạo như khớp khóa, do vậy mà khi đã cắn vật gì thì chúng không dễ gì nhả ra. Vết thương mà chúng để lại cho đối thủ cũng sẽ sâu và rộng vì hàm răng chúng rất dài, sắc nhọn. Nếu cắn nhẹ cũng có thể mang tật, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một con Pitbull có thể kéo cả chiếc oto 4 bánh, thậm chí có thể cắn một vật và đu mình 30 phút mà không biết mệt.
Đặc điểm tính cách của chó Pitbull
Pitbull có nguồn gốc là một dòng chó dữ, chúng thường tạo cảm giác nguy hiểm và đáng sợ cho nhiều người, tuy nhiên khi được thuần hóa và nuôi dưỡng bở con người từ nhỏ thì Pitbull khá hiền lành và thân thiện với con người . Trừ khi chúng bị đe dọa hoặc tấn công, thì Pitbull còn là loài động vật rất trung thành và tình cảm với chủ.
Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất của giống chó này chính là khả năng chiến đấu rất máu lửa. Với tập tính lãnh thổ cao, nó có thể tấn công những con chó khác, thậm chí những loài thú lớn hơn nó nhiều lần để bảo vệ lãnh thổ của mình. Chúng ít khi bại trận trước những trận chiến với các giống chó lớn hơn, hung dữ hơn , đây chính là điểm nổi bật về sự bền bỉ không khuất phục của chúng. Khả năng chiến đấu của chúng ngang cơ với một số loại động vật như Sói Xám, chó Rottweiler.
Tuy nhiên trên thực tế, số vụ tấn công người và các vật nuôi của giống chó này tại Mỹ chỉ tương đương với các giống chó khác. Điều này chỉ ra rằng việc huấn luyện và môi trường sống quyết định tính cách của một chú chó.
Với tính cách như vậy Pitbull cần được rèn luyện từ nhỏ để kiềm chế lại bản tính hung hăng. Bản chất của chúng vẫn rất thân thiện, chúng còn được mệnh danh là “chó bảo mẫu” ở Mỹ vì sự thân thiện với trẻ em, chúng biết quan tâm, chơi đùa và gần gũi với tất cả mọi người.
Chúng ta có thể huấn luyện PitBull bằng nhiều cách để tăng cơ bắp cho chúng. Có thể cho chúng chạy, chơi thể thao với chúng. Pitbull là giống chó rất thông minh, học nhanh và dễ huấn luyện, đặc biệt cực kỳ trung thành với gia đình chủ, và sẵn sàng bảo vệ chủ đến chết – đó là điểm nổi bật của giống chó này qua hàng trăm năm tồn tại.
Cách nuôi và chăm sóc Chó Pitbull đúng cách
Vì Pitbull bẩm sinh chúng đã có kỹ năng sát thủ mạnh mẽ nên bạn cần dậy chúng cách giao tiếp và ứng xử đúng mực với con người ngay từ khi chúng còn nhỏ. Bắt đầu từ việc dạy chúng nhìn vào bạn ngau khi gọi tên, và nhớ thưởng cho chúng mỗi lần chúng thực hiện tốt.
Hãy khen ngợi, vuốt ve và thưởng cho chúng nếu có bất kỳ sự tương tác tích cực nào, chẳng hạn như đánh hơi hoặc tham gia chơi đùa. Nếu chúng bị kích động, sủa hay gầm gừ, bạn cần đưa chúng ra một chỗ tránh xa các vật nuôi khác cho đến khi chúng bình tĩnh trở lại. Không cần vội vàng, hãy giữ những tương tác ngắn nhưng tích cực.
Pitbull cũng cần được huấn luyện để biết cách ứng xử đúng mực. Chúng rất hiếu động và có xu hướng lao vào đám đông với những con chó khác để chơi đùa. Hành động này có thể tiềm ẩn nguy cơ pitbull tấn công các chú chó khác. Bạn cần huấn luyện chúng chỉ được phép lại gần đám đông nếu bạn cho phép.
Bắt đầu bằng việc đưa chúng đến 1 lớp hoặc 1 hội nuôi chó để chúng tiếp xúc với những chú chó khác. Khi chúng kéo bạn lại gần đám đông, hãy ngừng bước, kéo chúng lại và ra lệnh ngồi xuống, đừng quên xoa đầu và thưởng khi chúng làm tốt. Chỉ cho chúng lại gần khi chúng đã thực sự bình tĩnh và làm theo lệnh.
Bạn nên cho Pitbull tập thể dục hằng ngày để tránh tình trạng “dư thừa” năng lượng và để chúng có nhiều cơ bắp. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra xem Pitbull có bị thừa cân không bằng cách nhìn xuống lưng chúng, bạn sẽ thấy 1 vòng eo. Đặt 2 tay trên lưng ở khu vực eo, ngón tay cái để dọc theo xương sống, các ngón còn lại ôm xuống và ấn nhẹ.
Nếu bạn có thể cảm thấy xương sườn, em putbill của bạn hoàn toàn bình thường. Nếu không nghĩa là Pitbull của bạn đang thừa cân và bạn cần cho nó ăn ít đi cũng như tập thể dục nhiều hơn. Còn nếu bạn cảm nhận thấy xương sườn ngay khi đặt tay mà không cần ấn nhẹ, thì chú chó này đang gầy và bạn cần cho ăn nhiều hơn 1 chút.
Cắt tai chó Pitbull cũng đang rất được ưa chuộng ở Việt Nam và trên thế giới, để khiến chúng đã ngầu lại càng hầu hơn. Tuy nhiên, cắt tai cũng có 1 vài rủi ro, chó có thể gặp những vấn đề sức khỏe khi cắt tai. Vì vậy bạn cần tuân thủ những nguyên tắc để đảm bảo an toàn.
Có 3 style cắt tai đang được ưa chuộng hiện nay: Show crop, Short Crop, Battle crop.
Các bệnh thường gặp của Chó Pitbull
Vấn đề sức khỏe mà chó pitbull thường gặp là chứng rối loạn sản sinh xương ở hông và khớp chân, thừa cân khiến chứng bệnh này trở nên trầm trọng hơn. Chứng bệnh này xuất hiện chủ yếu do di truyền, tuy nhiên có thể hạn chế bằng cách kiểm soát cân nặng, nên cho ăn theo đúng chế độ dinh dưỡng và tập thể dục hàng ngày.
Ngoài ra, Pitbull có 1 vài vấn đề về sức khỏe khá phổ biến đó là dị ứng thức ăn, vì vậy việc chọn lựa thức ăn là rất quan trọng. Tránh thức ăn chứa các loại ngũ cốc như cơm, ngô, khoai – những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho Pitbull. Nên chọn thức ăn giàu Protein như thịt nạc, trứng vịt lộn, thịt bò. Nếu chúng nhè thức ăn và gãi thường xuyên, hãy dừng cho ăn và thử các loại thức ăn khác.
Chó Pitbull có giá bao nhiêu ?
Giống chó Pitbull tại Việt Nam hiện nay có 3 nguồn gốc chính là: chó sinh tại Việt Nam, nhập từ Thái Lan và Mỹ. Giá chó Pitbull cũng phụ thuộc vào xuất xứ, độ thuần chủng và màu sắc. Có các mức giá như sau:
Loại từ 1-3 triệu: Với mức giá này chắc chắn không thể sở hữu được chó Pitbull giống thuần chủng mà chỉ là những chú chó lai tạo, không có giấy tờ, gia phả đảm bảo đúng luật. Do là Pitbull lai tạo nên tính cách và sức khỏe rất khó biết.
Loại từ 6-9 triệu: là loại thuần chủng tại Việt Nam, có thể hoàn toàn yên tâm về tính cách và sức khỏe.
Loại từ 10-20 triệu: là loại Pitbull nhập khẩu từ Thái, đảm bảo có đủ giấy tờ đúng luật, gia phả, sổ khám bệnh, sổ tiêm phòng.
Loại hơn 100 triệu: Là loại Pitbull thuần chủng nhập từ Mỹ, cung cấp đầu đủ giấy tờ đúng luật, gia phả.Những chú chó này thường được mua về các trang trại để nhân giống.
Loại từ 300-600 triệu: là những chú chó Pitbull đã tham gia vào các cuộc thi chó ở Mỹ và đạt giải cao.
Hiểu về chó Pitbull sẽ giúp bạn dễ dàng chăm sóc, nuôi dạy cũng như dễ dàng tìm mua được một em Pitbull phù hợp với mình.
5
/
5
(
1
vote
)
Chó Alaska: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc
Chó Alaska có tên gọi đầy đủ là Alaskan Malamute, được xem là ông vua của vùng núi tuyết với những điểm nổi bật cả về ngoại hình và sức mạnh. Hiện đây là một trong những giống chó nổi tiếng và được nuôi nhiều nhất trên toàn thế giới. Mặc dù vẻ ngoài có phần hiếu chiến nhưng đây lại là loài chó rất đáng yêu. Bất cứ ai đã từng chơi đùa với loài chó này đều phải nhận xét rằng chúng tuyệt vời vô cùng. Chúng được yêu thích đến nỗi ngay cả những người không quan tâm đến chó cũng biết.
Alaska có tổ tiên là giống chó kéo xe tại Bắc Cực. Nhiều tài liệu cho rằng người Eskimo đã lai tạo giống chó này với chó St Bernard để tạo ra giống Alaska khỏe mạnh và dẻo dai, dùng để kéo xe trên tuyết. Vào năm 1935, khi tiểu bang Alaska trở thành lãnh thổ của Hoa Kì thì giống chó Alaska cũng chính thức trở thành một giống chó nuôi trong gia đình trên thế giới do Hiệp hội AKC xác nhận.
Khi Thế chiến thứ 2 nổ ra, giống chó Alaska tham chiến và sau khi Thế chiến kết thúc, số lượng chó Alaska suy giảm vô cùng lớn khiến chúng đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Ngay lập tức, con người đã nhanh chóng tiến hành nhân giống chúng để bảo tồn giống chó tuyệt vời này. Đó là lý do mà Alaska trở nên phổ biến trên thế giới như ngày nay.
Do có tổ tiên là chó sói nên hình dáng chúng cũng có nhiều đặc điểm của sói. Alaska có khung xương lớn, cơ bắp khỏe và các khớp chân rất phát triển.
Bộ lông của chúng rất dày và mềm, chia làm 2 lớp. Lớp lông ngoài dài hơn và không thấm nước, giúp chúng chống chọi với cái lạnh Bắc Cực, lớp bên trong mềm và bông xù như lông cừu. Màu sắc của bộ lông thay đổi dần từ bụng tới sống lưng và đến mặt. Tai của Alaska luôn dựng thẳng và nhiều lông tơ, mắt phổ biến có màu nâu và hình quả hạnh nhân. Mõm của Alaska có lông trắng, hàm rộng và khoẻ.
Ngoại hình của chúng khá tương đồng với giống chó Husky và thường khiến nhiều người nhầm lẫn chưa tìm hiểu.
Hiệp hội AKC đã chia Alaska thành 3 loại:
Alaska Giant (Alaska khổng lồ): Đây là loại chó lớn nhất hiện nay với chiều cao có thể lên tới 1m khi trưởng thành và cân nặng gần 1 tạ. Đây là kết quả của việc lai tạo Alaska với các giống chó bản địa. Chúng mang những đặc điểm của vùng lạnh. Bộ lông của chúng rất dày và dài. Cơ thể chúng to lớn và rất khoẻ mạnh. Dòng chó này có giá thành rất cao và cách chăm sóc cũng đòi hỏi nhiều sự chăm chút nên hiện ở Việt Nam không có nhiều người tìm mua hay nuôi chúng.
Alaska Standard (Alaska tiêu chuẩn): Đây là dòng chó Alaska phổ biến nhất ở nước ta hiện nay do có khả năng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Dòng này khi trưởng thành có chiều cao 30 – 40cm và cân nặng 40kg.
Alaska Large Standard (Alaska trên tiêu chuẩn): Về cơ bản, dòng chó này giống với Alaska Standard nhưng lớn hơn một chút.
Alaska có tổ tiên là giống chó kéo xe hung hăng nhưng do đã trải qua nhiều năm được con người thuần hóa và lai tạo với nhiều giống chó khác nhau nên hiện chúng đã mất đi bản tính hung hăng và trở nên thân thiện rất nhiều, vâng lời và hiền lành. Chúng sống hòa thuận với các giống nuôi khác trong gia đình và rất thích trẻ em nên nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì Alaska rất phù hợp.
Alaska cũng là cái tên đầu tiên được nhắc đến khi nói về giống chó trung thành. Chúng có tập tính sống bầy đàn từ xưa nên nếu bạn nuôi dưỡng chúng từ nhỏ thì chúng sẽ coi bạn như “đầu đàn” và sẽ bảo vệ bạn trong mọi trường hợp, kể cả hy sinh bản thân. Đây cũng là một lý do để bạn nuôi những bé này từ nhỏ.
Đây cũng là một loài chó thích vận động và có thể vận động mạnh. Nên nếu bạn muốn chơi trò tung hay ném đồ vật với chúng thì có thể là không phù hợp. Bạn có thể cho chúng kéo vật nặng như lốp xe chẳng hạn. Chúng là giống chó có sức khoẻ nên việc luyện tập như thế cũng giúp chúng không cảm thấy khó chịu và cắn xé đồ đạc. Bạn cũng không nên để chúng trong nhà quá lâu. Alaska cần được ra ngoài nhiều và vận động để không trở nên hung hăng.
Alaska được nuôi ở nước ta chủ yếu là dòng Standard và Giant. Mức giá 2 dòng này có sự phân cấp rõ rệt.
Với dòng Standard, mức giá thấp nhất ghi nhận là 8 – 15 triệu do các gia đình hay cá nhân bán ra, hoặc do các trại nhân giống trong nước bán. Những bé có màu lông hồng phấn có mức giá cao nhất lên tới 15 triệu, các bé màu xám trắng dao động trong khoảng 10 triệu còn màu nâu đỏ là 12 triệu.
Dòng Giant có mức giá cao hơn hẳn, từ 15 – 20 triệu cho mỗi bé. Chó cái giá cao hơn chó đực. Giant nhập từ Thái Lan khoảng 18 triệu, nếu có giấy tờ sẽ cao hơn. Giant từ châu Âu có độ thuần chủng cao nên giá khoảng 40 – 60 triệu, cao nhất 100 triệu nếu có gia phả khủng hoặc có giải trong các cuộc thi quốc tế.
Chế độ dinh dưỡngAlaska không phải loại chó kén ăn nhưng cũng có những nguyên tắc bất thành văn khi chăm sóc dinh dưỡng cho chúng để đảm bảo sự phát triển cũng như sức khoẻ của chúng. Alaska thích ăn những loại thức ăn giàu protein như thịt, đặc biệt là thịt bò. Bạn cũng có thể thay bằng những loại thịt khác như gà, lợn, trứng vịt lộn… Chúng ghét ăn rau và hoa quả nhưng bạn nên trộn chung với thịt cho chúng ăn để đảm bảo đủ các nhóm chất trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Alaska ăn 3 – 4 bữa mỗi ngày, bạn có thể tăng số bữa khi chúng còn nhỏ và giảm lượng thức ăn mỗi bữa để phù hợp với hệ tiêu hoá còn non nớt. Khi chúng lớn, bạn có thể giảm số bữa và tăng lượng thức ăn mỗi bữa để đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng cho Alaska vận động và phát triển. Điều tiên quyết trong khi chuẩn bị đồ ăn cho chúng là tất cả thực phẩm và nước uống đều phải sạch sẽ và hợp vệ sinh, không dùng đồ ăn ôi thiu hay quá hạn sử dụng. Bạn cần thay nước ít nhất 3 lần trong ngày và vệ sinh vật chứa sạch sẽ, tránh cặn bẩn.
Vận động và vệ sinhAlaska là một loài ưa vận động nên bộ lông thường xuyên dính bụi bẩn. Hơn nữa, lông của chúng lại rất dày và dài nên nếu có điều kiện, bạn nên đưa chúng đến các spa cho chó để cắt tỉa lông mỗi tháng hoặc có thể cắt tỉa tại nhà. Vào mùa nắng nóng, bạn cần tỉa lông cho chúng thường xuyên hơn. Alaska cũng rất hay rụng lông nên bạn cần chải lông thường xuyên và vệ sinh các góc cơ thể chúng như tai, kẽ chân, lỗ mũi, lưỡi vì lông có thể bám vào khi chúng chơi đùa hàng ngày.
Hàng ngày bạn nên cho chúng vận động khoảng 1 tiếng với chó trưởng thành và giảm đi nếu chúng còn nhỏ. Chúng có thể luyện tập các bài tập với mức độ vận động nặng hơn các loài chó khác do có tổ tiên là loài chó ưa vận động, từ chạy theo xe đạp đến kéo lốp xe, kéo tạ hay chạy đường dài. Bạn không cần sợ chúng mệt vì nếu không được vận động đủ thì Alaska rất dễ cảm thấy khó chịu.
Bệnh thường gặpBệnh ký sinh trùng do bộ lông quá dày và là nơi trú ẩn của nấm mốc, ký sinh. Cách phòng chống hiệu quả nhất chính là vệ sinh lông thường xuyên.
Bệnh viêm ruột: Bệnh này thường gặp nhiều ở chó con do ăn phải đồ không tiêu hoá được hoặc do vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Khi mắc bệnh này, Alaska sẽ nôn mửa, chướng bụng và sôi. Bạn cần đưa đến phòng khám thú ý ngay lập tức.
Bệnh do giun ký sinh trên mắt: khi mắc bệnh, chó sợ ánh sáng và hay chảy nước mắt. Bạn nên đưa chúng đi khám để được lấy giun ký sinh ra khỏi mắt.
Sốc nhiệt: do Alaska nhập khẩu chưa quen được với khí hậu tại Việt Nam nên thường xảy ra sốc nhiệt. Bạn nên giữ chúng trong phòng nếu thời tiết nắng nóng và bật điều hoà để nhiệt độ không quá 30 độ.
Thực tế mà nói, Alaska là loại chó được yêu thích tại nước ta. Với vẻ ngoài to lớn và sức khỏe tốt, đây là loại trông nhà thích hợp. Chúng thân thiện và dễ gần. Bạn hoàn toàn có thể chăm sóc Alaska nếu như muốn có thêm một thành viên vui tính trong gia đình. Nhu cầu nuôi và tìm hiểu về loài chó này tăng mạnh trong những năm gần đây, bạn cần chắt lọc thông tin để có thể chăm sóc chúng tốt nhất.
Giới Thiệu, Cách Nuôi Dạy Và Chăm Sóc Chó Beagle
Cách nuôi dạy và chăm sóc chó beagle cơ bản cần biết
Chó beagle được phân loạii là loài chó săn có kích thước nhỏ, cái tên beagle của chúng xuất phát từ “be’geule”, đó là thói quen của chúng sau mỗi lần đi săn chúng đều reo hú, tiếng tru của chúng làm cho những người thợ săn rất thích thú nhưng chẳng vui vẻ gì cho những bác hàng xóm xung quanh cả.
Người ta cho rằng giống chó này là hậu duệ của giống chó Harrier và giống chó săn Anh khác. Được nuôi phổ biến ở vương quốc Anh hơn 500 năm về trước với mục đích săn thỏ.
Bộ lông ngắn, bóng mượt có nhiều màu như: đen và nâu vàng, đỏ và trắng, tam thể, vàng và trắng. Bàn chân khỏe cứng cáp, di chuyển thoăn thoắt. Tuổi thọ trung bình của loài này khoảng từ 12 đến 15 năm. Trung bình một lứa đẻ, chó beagle đẻ khoảng 7 chó con.
Đây là loài chó có tính cách cẩn thận, thân thiện hòa nhã với các chó và loài vật khác nếu được bảo ban dạy dỗ, yêu thương trẻ con, cũng rất thông minh và dũng cảm. Chính những tính cách này làm cho chúng được yêu mến ở các gia đình.
Hiện nay chó beagle có rất nhiều mức giá khác nhau trên thị trường, tùy thuộc nhiều vào nguồn gốc, giới tính…
Mức 5-7 triệu đồng: Là những chú chó con mới bị tách mẹ, sinh ra tại Việt Nam nhưng không có giấy tờ đầy đủ.
Giá từ trên 9 triệu: Là những con beagle có giấy tờ và gia phả rõ ràng
Giá từ 8-15 triệu: Những chú chó Beagle vớimức giá này được nhập từ các trang trại chó ở Thái Lan về, tất nhiên chúng có đầy đủ giấy tờ và được đảm bảo về độ thuần chủng.
+ Hà Nội: có thể đến mua chó Beagle tại shop Mật Pet Family, Amy Pet House, Thiên Đường Thú Cưng…
+ Đà Nẵng: Có bán shop Queen’s Kennel Đà Nẵng.
+ TP. HCM: Có thể mua chó beagle tại BC’s Kennel, Pet SaiGon…
Chăm sóc và đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho chó beagle
Giống chó này rất dễ ăn, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn nấu, nhưng dù là loại nào cũng nên chọn rõ nguồn gốc nhằm an toàn hợp vệ sinh, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của chúng và để chúng phát triển khỏe mạnh.
Đây là giống chó rất hiếu động, nếu bạn cho ra ngoài thường xuyên hoặc được nuôi trong môi trường có sân thì chúng sẽ thường xuyên chạy nhảy, chơi đùa và lông sẽ bị dính bẩn khá nhiều; chính vì vậy cần thường xuyên tắm cho chúng. Việc này cũng không quá khó khăn bởi bộ lông chúng ngắn, mức độ rụng lông trung bình nên rất dễ làm sạch, thỉnh thoảng tắm bằng xà bông hoặc dầu gội khô loại dành cho chó là được.
Thường xuyên cắt móng chân, kiểm tra tai để xem có dị vật bám vào không. Cho chó beagle tiêm phòng đầy đủ vắc xin để cho các em beagle được khỏe mạnh linh hoạt và tránh những bệnh khó chữa không mong muốn.
Chúng rất dễ nuôi, có thể sống đươc trong môi trường chung cư, nhà tầng nhưng chúng sẽ không thích bị ràng buộc bởi xích và sẽ rất hiếu động trong nhà.
Có nguồn gốc là chó săn nên không nên nuôi chúng với các loài vật nhỏ khác như chuột hamster, chó nhỏ hay thỏ chung… đề phòng em beagle có thể làm bị thương chúng.
Do bản tính ham chơi, chúng không thích ở một mình và bị nuôi nhốt quá lâu. Cùng với vấn đề sức khỏe, loài chó này thường rất dễ mắc bệnh tim. Vì vậy, hãy thường xuyên cho chúng ra công viên hoặ ra ngoài dạo chơi ở những nơi rộng để chúng được vận động, khám phá để nâng cao sức đề kháng. Nhưng hãy nhớ mang theo dây xích để khỏi mất công đi tìm vì chúng mải đuổi theo những thứ lạ mắt mà chúng thấy.
Chúng khá ôn hòa, hiền lành và thân thiện với con người nhưng vẫn có thể tán côn nếu bị chọc ghẹo và đe dọa đến chúng hoặc chủ nhân của chúng nên cần được dạy dỗ nghiêm khắc từ khi còn nhỏ để chúng không gây ra lỗi lầm cho người và động vật khác.
Cách Nuôi Chó Alaska Con Từ 2 Tháng Tuổi. Cách Chăm Sóc Chó Alaska
Nuôi chó Alaska ở Việt Nam thực sự là một thách thức không nhỏ. Bạn có thể thấy những bé Alaska rất đẹp ở các nước Âu – Mỹ, với bộ lông dầy, óng mượt. Nhưng ở Việt Nam, chó Alaska sẽ khó lòng đẹp được như vậy bởi điều kiện cơ bản – khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ở Việt Nam không nuôi được chó Alaska, hoặc nuôi chó Alaska không đẹp. Tất cả đều có thể nếu bạn biết cách chăm sóc hợp lý. Vậy nuôi chó Alaska ở Việt Nam có khó không? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách nuôi chó Alaska con và trưởng thành trong điều kiện khí hậu nước ta.
Đây là vấn đề cơ bản nhất, ảnh hưởng không chỉ đến giống chó Alaska mà đến mọi giống chó tuyết khác như Husky Sibir, Samoyed. Chó Alaska thích nghi rất tốt với khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 10°C, nhờ bộ lông dầy 2 lớp với cơ chế giữ nhiệt hoàn hảo.
Vì vậy khi sống ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, bộ lông dầy lại trở thành vấn đề phiền toái. Chúng có xu hướng rụng lông nhiều, khiến bộ lông không được dày dặn và mượt mà như khi nuôi ở xứ ôn đới.
1. Vấn đề sốc nhiệtRụng lông chỉ là chuyện nhỏ, rắc rối lớn nhất là nguy cơ bị sốc nhiệt do nhiệt độ cao. Vấn đề này xảy ra thường phổ biến với những em Alaska nhỏ dưới 4 tháng tuổi, chúng có thể bị sốc và nôn mửa, lên cơn co giật nếu ở quá lâu dưới trời nóng trên 35°C.
Nếu phát hiện sơm, bạn có thể cứu chữa bằng cách đưa vào bóng râm, quạt mát rồi cho vào phòng điều hòa với nhiệt độ khoảng 25°C. Những em Alaska lớn sức khỏe tốt hơn nên sẽ ít có nguy cơ bị sốc nhiệt hơn chó Alaska con.
2. Tránh nóng cho chó AlaskaCần phải có cách tránh nóng cho những em Alaska khi thời tiết ở mức nắng nóng nắng nóng, bằng cách hạn chế đi chơi, trú trong bóng râm, ở phòng điều hòa, tắm nước lạnh hoặc cho ăn kem để giải nhiệt. Những em Alaska con có sức chống trọi với nhiệt độ cao kém hơn, nên nếu muốn mua, bạn nên mua khi thời tiết lạnh hoặc mát mẻ.
Hoặc nếu bạn muốn lấy giống cho em Alaska, bạn nên tính toán thời điểm để những chú cún ra đời khi thời tiết mát mẻ. Nếu bạn yêu những em Alaska hơn là yêu bộ lông của chúng, bạn co thể tỉa bớt lông để giải nhiệt. Chúng sẽ trông xấu hơn nhưng sẽ an toàn hơn, bộ lông sẽ mọc lại theo thời gian nhưng em cún chết thì không thể lấy lại được.
II. Tập Thể Dục Cho Chó AlaskaNếu không được vận động đủ, chúng sẽ bị “tăng động”. Mặc dù là giống chó tuyết lớn nhất nhưng Alaska lại lành tính hơn nhiều so với Husky và Samoyed, khi tăng động chúng ít khi đào bới, tìm cách trốn thoát, cắn xé giầy dép, nhưng chúng sẽ tỏ ra buồn chán, bỏ ăn, sủa inh ỏi rất khó chịu.
Các môn thể dục mà chó Alaska thích là chạy đường dài, có thể phóng xe vòng vòng trong công viên và cho chúng chạy theo. Kéo vật nặng như lốp xe hoặc tạ. Chúng không có nhiều bản năng săn mồi nên không thích tha lôi, không thích đuổi gậy, bắt bóng nhưng vẫn có thể chơi nếu bạn huấn luyện từ bé.
III. Thức Ăn và Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Chó AlaskaChế độ ăn của Alaska phải rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là phải giàu protein. Thịt bò là thức ăn ưa thích của chúng (khá sang chảnh), ngoài ra có thể thay thế bằng thịt lợn (nên có ít mỡ), thịt gà, cá, trứng vịt lộn hoặc nội tạng lợn (như gan, lòng phèo, tim cật, óc) cũng rất tốt vì giàu dinh dưỡng và ít mỡ.
Vitamin và tinh bột cũng rất cần thiết, tuy nhiên giống Alaska không thích ăn hoa quả, rau và cơm (hay cháo), nên bạn cần trộn lẫn với thịt để bắt chúng ăn.
Bộ lông là điểm quyến rũ nhất của giống chó này. Để giữ cho lông Alaska luôn mượt và đẹp, bạn nên vệ sinh chải chuốt lông hàng ngày, tắm gội hàng tuần bằng dầu tắm cho giống chó lông dài. Mỗi màu lông thì nên có một loại dầu tắm khác nhau để giữ cho màu sắc được đẹp và tự nhiên. Nếu có điều kiện thì thi thoảng một năm vài lần nên đưa các bạn ý đi chăm sóc lông ở spa. Khá vất vả và tốn nhiều thời gian, vì lông chúng quá dài mà!
Ngoài ra, nếu có thời gian thì bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần / tuần nếu bé ăn thức ăn khô. Còn nếu ăn thức ăn tươi tự chế biến như thịt, cá,… thì nên đánh răng hàng ngày là tốt nhất để ngăn bệnh răng miệng và hơi thở có mùi. Khẩu phần ăn của Alaska có nhiều thịt nên miệng chúng rất dễ bị hôi. Ở xứ lạnh, chúng sẽ tự làm sạch răng miệng bằng tuyết, còn ở Việt Nam không có tuyết nên bạn cần đánh răng cho chúng thường xuyên.
Bạn nên thực hiện việc chăm chút, chải lông và đánh răng cho em Alaska từ sớm, khi chúng còn là chú cún nhỏ để chúng quen với những việc này. Dần dần chúng sẽ thích thú và tận hưởng khi được bạn vuốt ve, chải chuốt. Nếu làm quá muộn thì sẽ rất vất vả cho bạn và còn gây hoảng sợ cho chúng nó nữa.
V. Huấn Luyện Chó AlaskaDù là giống chó có họ hàng gần với chó sói, tuy nhiên bản năng săn mồi của Alaska không hề mạnh mẽ (do qua nhiều thế hệ chỉ được lai tạo chuyên biệt cho việc kéo xe). Chúng rất hiền, hiếm khi đuổi theo các vật nuôi nhỏ, tha lôi đồ đạc hay tấn công người và những chú chó khác, trừ trường hợp bị tấn công trước, nên việc huấn luyện giao tiếp xã hội cũng khá nhẹ nhàng.
VI. Những Đồ Dùng Cần Thiết Khi Nuôi Chó Alaska 1. Chuồng hoặc lồng nuôi 2. Dây dắtDây dắt là thứ chắc chắn phải có. Không nên dùng loại dây dắt quấn quanh cổ, dễ gây ngạt cho chó và làm hỏng lông ở phần cổ. Nên dùng loại đai yếm quấn quanh ngực, vừa thẩm mỹ là vừa thoải mái cho bé. Nên dùng loại dây dắt chắc chắn nhất, vì Alaska rất khỏe, dễ dàng dật đứt các dây dắt loại nhỏ.
3. Rọ mõmAlaska không phải là giống chó hung dữ, tuy nhiên vẫn có trường hợp Alaska cắn người được ghi nhận. Do đó, để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh, khi dắt bé ra ngoài bạn nên đeo rọ mõm. Tránh trường hợp bé Alaska bị khiêu khích có thể tấn công người hoặc vật nuôi khác.
4. Dầu tắm và lược chải lôngNên dùng dầu tắm dành riêng cho các giống chó lông dài. Loại cụ thể còn tùy thuộc vào màu sắc lông. Có loại dùng cho lông sáng màu, loại cho lông sẫm màu. Dầu tắm không chỉ để làm sạch lông, mà còn giúp lông mềm mượt, kích thích mọc lông và ngăn lông rụng.
Nên dùng lược chải lông thường xuyên để loại bỏ lông rụng, giúp lông không bị rối. Ngoài lược chải lông, bạn có thể dùng găng tay chải lông chuyên dụng, vừa giúp chải lông vừa mát xa cho bé Alaska.
⁉ Nếu Bạn Cần Tư Vấn Thêm Về Kinh Nghiệm Nuôi Chó AlaskaAlaska là giống chó khá khó nuôi ở Việt Nam. Kinh nghiệm thực tế của Thú Kiểng cho thấy nuôi một bé Alaska vất vả bằng cả Lab hay Rott với kích thước tương đương, vì chúng nó lông quá dài, khoản chăm sóc lông sẽ ngốn khá nhiều thời gian. Trại Thú Kiểng lúc nào cũng phải có tầm trên chục đứa Alaska là ít, nên lần nào tắm cho chúng nó anh chị em của Thú Kiểng cũng như đánh vật.
Nói vậy để thấy rằng, Alaska là giống chó không thích hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn không thể dành thời gian cho bé, hoặc không gian nhà quá nhỏ thì không nên nuôi, sẽ rất khổ cho cả bạn và bé.
Nếu cần tư vấn thêm kinh nghiêm trong việc nuôi chó Alaska, hoặc muốn biết chắc chắn xem tính cách cũng như điều kiện của bạn (thời gian và không gian) có phù hợp để nuôi chó Alaska không, bạn có thể liên hệ với chuyên gia của Thú Kiểng theo số bên dưới để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.
Còn nếu bạn đã biết chắc mình phù hợp để nuôi chó Alaska và đang muốn tìm một bé ưng ý, Thú Kiểng mời bạn tham khảo một vài đàn cún Alaska đang xuất bán tại Thú Kiểng.
Giới Thiệu Và Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Great Dane
Giới thiệu chung về chó Great Dane
Chó Great Dane được người Hy Lạp cổ tìm thấy khoảng 3000 năm TCN, người ta cho rằng loài này là hậu duệ của loài chó ngao Anh Old English, chó săn Ireland và giống Greyhound. Chó Great Dane nắm giữ kỉ lục Guiness thế giới là loài chó cao nhất thế giới.
Loài chó này bắt đầu được nuôi làm chó bảo vệ và canh gác bởi quý tộc nước Đức ở cuối những năm 1600. Được hoàn thiện về phẩm chất tốt hơn nhờ các nhà lai tạo người Đức cuối thập niên 1800.
Là giống chó cao nên đương nhiên chúng sở hữu một thân hình khổng lồ cường tráng cùng hai đôi chân dài chắc khỏe và đầy cơ bắp. Chúng có thể cao tới 71 đến 86 cm và đạt cân nặng 45 đến 90 kg.
Loài Great Dane sở hữu cái đầu dài, trán phẳng, mõm rộng cùng hàm răng sắc bén. Đuôi dài, tai to và mỏng. Lông chúng ngắn, dày. Có nhiều màu sắc khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp những con chó loại Great Dane với bộ lông màu trắng đốm đen, nâu vàng, đen, vằn vện hoặc pha trộn giữa các màu.
Tuổi thọ của chúng chỉ khoảng 12 đến 13 năm.
Great Dane mặc dù mang một cơ thể mạnh mẽ khổng lồ nhưng chúng là một giống chó rất thân thiện và sống giàu tình cảm. Thích chơi đùa với chủ đặc biệt là các em nhỏ. Chúng cũng khá là thân thiện với loài vật khác. Dễ huấn luyện và rất biết nghe lời. Loài Great Dane cũng rất trung thành với chủ và chiến đấu dũng cảm khi chúng, hoặc chủ nhân bị đe dọa.
Giống Great Dane tốt bụng, dịu dàng chỉ tỏ ra hung dữ với các con chó lạ. Ít cắn sủa và chỉ sủa lúc cần thiết và báo hiệu điều dữ.
Bạn nên tìm mua loài chó này ở những cơ sở uy tín và chất lượng. Như vậy thì có xác suất chọn được em chó lai từ bố mẹ khỏe mạnh cao hơn, được tẩy giun và tiêm phòng đầy đủ. Giá của loài chó này hiện nay đang dao động ở mức:
+ 2 tháng tuổi: có mức giá 5 -8 triệu/con
+ Trưởng thành: có thể dao động trong khoảng từ 12 đến 20 triệu một con.
Một số cơ sở uy tín mà bạn có thể mua giống chó Great Dane này:
+ Hà Nội: Thế giới khuyển, trại Great Dane Long Biên
+ TP. HCM: Trại chó gia đình ở Quận 4.
Cách chăm sóc và tập luyện cho giống chó Great DaneGiống chó này có thân hình to lớn nên cần rất nhiều thức ăn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng cho chúng. Ngoài ra giống chó này cũng hay gặp một số bệnh thuộc về di truyền như: bệnh về phổi, bệnh về tim, chứng loạn sản xương… nên cần quan tâm và chăm sóc thật kĩ lưỡng để những em Great Dane được khỏe mạnh và phát triển đầy đủ.
Chúng tiêu thụ một lượng thức ăn khá lớn để đáp ứng được nguồn năng lượng tương thích với cơ thể đồ sộ của mình. Một con chó Great Dane (nặng khoảng 40 kg) mỗi ngày có thể tiêu thụ tới 1,5 kg và đương nhiên con số này sẽ tăng lên nếu cơ thể của chúng lớn lên.
+ Chó nhỏ hơn 3 tuần tuổi thì chúng hoàn toàn được bú bằng sữa mẹ.
+ Từ 3 tuần tuổi trở lại thì có thể cho ăn thêm cháo bằm thịt, rau.
+ Lớn hơn 2 tháng tuổi thì bạn có thể cho ăn thức ăn bình thường.
Tốc độ rụng lông của loài chó Great Dane thuộc loại ít nên rất dễ chịu trong việc chăm chuốt. Chỉ cần chải lông 1 tuần/lần bằng bàn chải lông chó chuyên dụng sau khi tắm.
Tắm không cần nhiều, nếu không gặp tình huống phải làm sạch gấp thì bạn chỉ cần tắm cho chúng 2 – 3 tháng/ lần do loài Great Dane rất sạch sẽ. Và cũng nên thường xuyên vệ sinh răng miệng cho những em chó; thỉnh thoảng cũng phải kiểm tra xem em ấy có bị dấu hiệu bất thường gì ở cơ thể không để kịp thời phát hiện và điều trị.
Theo kinh nghiệm nhiều năm của những người nuôi chó thì để cho những chú chó nghe lời, ngoan ngoãn, hiền lành và dễ dạy bảo thì chúng ta nên luyện tập cho chúng từ khi còn nhỏ. Chúng sẽ thoải mái và dễ chịu hơn khi được tự do ở sân vườn có không gian rộng hơn là điều kiện sống trong căn hộ.
Đối với chó Great Dane với thân hình to lớn thì ta nên chọn luyện tập thường xuyên bằng cách đi bộ, chạy bộ để giải phóng năng lượng. Không nên chọn những bài tập có tác động quá mạnh như kéo tạ, kéo lốp hoặc nhảy cao…vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến xương của em ấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Về Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Chó Alaska Dưới 6 Tháng Tuổi trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!