Xu Hướng 6/2023 # Gia Lai: Tăng Cường Phòng, Chống Bệnh Dại Trên Chó, Mèo # Top 14 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Gia Lai: Tăng Cường Phòng, Chống Bệnh Dại Trên Chó, Mèo # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Gia Lai: Tăng Cường Phòng, Chống Bệnh Dại Trên Chó, Mèo được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(GLO)- Ngày 3-4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo.

Ngày 1-4, tại TP.Pleiku đã xảy ra vụ một con chó thả rông cắn người khiến 16 trường hợp phải đi tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Như Ý

Theo đó, đề nghị Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tăng cường rà soát, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại chó, mèo; kịp thời phát hiện, xử lý trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại, báo cáo kịp thời về UBND cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện việc đăng ký nuôi chó, mèo và cam kết, thực hiện việc nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó, mèo trong khuôn viên của gia đình; khi đưa chó ra ngoài phải rọ mõm, xích giữ chó, mèo và có người dắt, đảm bảo an toàn cho người xung quanh; tuyên truyền về các biểu hiện bệnh dại của chó, mèo cho người dân để nắm bắt và nhận biết, khi phát hiện chó, mèo nghi bị bệnh dại phải báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để kip thời xử lý.

Vận động nhân dân chủ động mua vắc xin tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo nuôi nhằm đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% tổng đàn. Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm phòng vắc xin dại động vật năm 2020. Phối hợp, hướng dẫn UBND cấp xã thống kê tình hình nuôi chó, mèo trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý chó, mèo nuôi (lập sổ quản lý, thống kê cập nhật số lượng chó nuôi, bắt chó thả rông, xử lý vi phạm). Ngoài ra, tham mưu cho UBND cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp xã chấn chỉnh hoạt động của đội chuyên trách bắt chó thả rông; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi vi phạm theo quy định.

Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường phổ biến quy định về xử lý vi phạm hành chính khi chủ vật nuôi: Không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo; không đeo rọ mõm cho chó, mèo hoặc không xích giữ chó, mèo; không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng theo quy định tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03-01-2020 của Chính phủ (Quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31-7-2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y).

Riêng đối với TP. Pleiku, cử cán bộ giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi tại phường Trà Bá và các xã, phường xung quanh; phối hợp với UBND phường Trà Bá tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực xuất hiện chó cắn người và các khu vực lân cận.

Phòng Bệnh Dại Trên Người Do Chó, Mèo Cắn

Bệnh dại là bệnh lây truyền chung giữa động vật và người, do vi rút dại gây ra.

Vi rút dại xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo) được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết.

Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.

Cho đến nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Hạn chế nuôi chó

– Tiêm vắc xin phòng dại cho chó

– Chó nuôi phải xích, nhốt

– Chó ra đường phải có rọ mõm

– Người bị chó, mèo nghi bị dại cắn phải đi tiêm phòng sớm và đầy đủ

– Không nên điều trị thuốc nam khi bị chó, mèo nghi bị dại cắn

– Trường hợp người có nguy cơ cao với vi rút dại như người làm nghề giết mổ chó, người đi đến khu vực có lưu hành bệnh dại cần đến cơ sở y tế, Trung tâm Y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại.

– Đối với người bị chó, mèo nghi dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh, cần đến ngay Trung tâm Y tế để được khám, tư vấn và tiêm phòng vắc xin dại càng sớm càng tốt.

– Đối với động vật bị dại hoặc nghi mắc bệnh dại, gia đình cần phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền địa phương xử lý. Thực hiện tiêu hủy động vật bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng ổ dịch. Tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt, cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh dại. Không được vận chuyển đưa chó mèo ra, vào vùng có dịch. Những người trực tiếp làm vệ sinh, khử trùng tiêu độc phải thực hiện đầy đủ biện pháp phòng hộ theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

* Cách xử lý khi bị chó, mèo cắn  

Đối với chó, mèo nuôi có đăng k‎ý đã được tiêm phòng dại hằng năm, cần theo dõi con vật trong 14 ngày. Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày./.

Bệnh Dại Ở Chó Mèo &Amp; Cách Phòng Bệnh Dại

Bệnh dại ở chó mèo là một căn bệnh do virus gây ra, căn bệnh này thường lan truyền đối với tất cả các loài động vật máu nóng như chó, mèo, các loài động vật hoang dã khác và bao gồm cả con người. Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm gây tử vong 100% khi mắc phải.

Sự nguy hiểm của bệnh dại tiềm ẩn trong nước dãi của chó, mèo hoặc các loài động vật khác, các virus này lây truyền qua vết xước, vết cắn, nó len lỏi trong các tế bào cơ bắp và sau đó lây lan đến các sợi thần kinh gây rối loạn hệ thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho con vật trở nên điên dại và chết. Loại virus này có thể mất đến một tháng để phát triển, nhưng một khi các triệu chứng đã bắt đầu, virus phát bệnh một cách vô cùng nhanh chóng. Đây là căn bệnh cực kì nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều loài động vật, thú nuôi và cả con người.

Các vi rút bệnh dại là một virus RNA sợi đơn của chi Lyssavirus, trong gia đình Rhabdoviridae. Nó được truyền thông qua việc trao đổi máu hoặc nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh, và rất hiếm khi qua đường thở trong khí thoát ra từ việc phân hủy xác động vật. Nhiễm virus theo cách này là hiếm gặp nhưng nó có thể xảy ra, thường trong các hang động có dân số lớn những con dơi, nơi virus đang lan rộng. Đây có thể là một mối quan tâm cho những con chó săn.

Bệnh dại ở chó mèo do một loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN, loại virus này xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu hoặc tuyến nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh, chúng có thể tồn tại trong cơ thể từ 10 – 30 ngày trước khi khiến con vật tử vong.

Con vật khi bị nhiễm bệnh sẽ không dễ dàng phát hiện dấu hiệu bệnh ngay lập tức mà phải mất khoảng thời gian từ nhiều ngày, lúc này virus bệnh dại sẽ xâm nhập và len lỏi vào các mô cơ của con vật, trong giai đoạn đầu virus sẽ ấp trứng, phải mất từ 2 – 8 tuần để virus lây lan và phá hủy các hệ thần kinh trung ương của con vật một cách nhanh chóng, ở gian đoạn này các dấu hiệu bệnh bắt đầu thể hiện rõ rệt và con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày.

Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn đầu khi con vật bị nhiễm bệnh dại thường không thể hiện những dấu hiệu cụ thể, có thể có một số triệu chứng như bị sốt, sợ ánh sáng và sợ nước, lười ăn và có những hành vi bất thường như hung hăn, bồn chồn, dễ bị kích động hay sợ hãi. Nếu nghi ngờ con vật có khả năng bị nhiễm bệnh thì bạn cần phải đưa chúng đi gặp bác sĩ thú y để kiểm tra tình hình.

Giai đoạn phát bệnh: Ở giai đoạn này con vật đã thể hiện rõ những triệu chứng bệnh một cách rõ rệt mà bạn cần phải chú ý là con chó bắt đầu có những hành vi điên loạn, bị kích động hoặc bị bại liệt. Con vật thường có dấu hiệu khác thường như:

– Bị động kinh, tê liệt, có những hành vi sủa, cắn sủa người lạ hay vật lạ một cách dữ dội, con vật tự cào cắn cơ thể của mình.

– Bỏ ăn, mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép.

– Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về.

– Bị liệt, không thể ăn uống, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, chân sau liệt ngày càng rõ.

– Con vật sẽ chết trong khoảng từ 4 – 5 ngày sau khi có những triệu chứng trên.

Đối với vật nuôi thì bệnh dại thường phổ biến hơn ở loài chó và ít gặp ở loài mèo. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Triệu chứng của con mèo khi bị bệnh cũng thường ẩn mình vào chỗ tối, hay kêu, bồn chồn, dễ kích động, cào

Ở giai đoạn đầu con vật ít biểu hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh dại, nếu có nghi ngờ con vật bị nhiễm bệnh, bạn cần sớm gọi bác sĩ thú y để để được kiểm dịch. Tuy nhiên bạn cần phải cẩn thận với con vật không để bị chúng tấn công. Bác sĩ thú y sẽ cách ly con vật trong vòng 10 ngày để theo dõi tình trạng bệnh của con vật, ngoài ra, chúng sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh.

Bệnh dại là một căn bệnh được xếp vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới, căn bệnh này tiến triển với tốc độ rất nhanh gây tử vong nghiêm trọng, việc điều trị căn bệnh này rất khó khăn và hầu như “vô phương cứu chữa”, vì vậy chỉ có cách phòng bệnh để giữ an toàn đến tính mạng.

Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm virus ở chó mèo bị bệnh, vì vậy cần phải có các biện pháp phòng tránh bệnh một cách nghiêm ngặt để con vật chống lại với loại virus này.

Đối với các chủ nuôi, bạn cần phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ hàng năm cho thú nuôi. Tiêm mũi đầu khi vật nuôi được được 4 tuần tuổi.

Không nên thả rông vật nuôi ngoài đường mà không có sự kiểm soát, vệ sinh sạch sẽ nơi ở cho vật nuôi.

Khi phát hiện vật nuôi có những biểu hiện bất thường cần ngay lập tức đưa vật nuôi đến các cơ sở thú y để kiểm tra tình trạng. Khử trùng những khu vực xung quanh khu vực vật nuôi bị bệnh.

Làm Gì Khi Bị Chó Cắn Không Chảy Máu Và Cách Phòng Chống Bệnh Dại

Nếu bị chó cắn nhưng không chảy máu cần nhanh chóng làm sạch vết thương, rửa sạch vết thương dưới vòi nước, dùng xà phòng để loại bỏ mầm bệnh ở vết thương. Lưu ý cần rửa vết thương nhẹ nhàng nhàng không nên chà xát mạnh.

Tiếp theo, dùng thuốc sát trùng để làm sạch vết chó cắn, có thể sử dụng cồn hay oxy già, để loại bỏ vi khuẩn. Những loại thuốc này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ở mức nhất định. Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ tránh bị đau xót. Đồng thời không được băng bó vết thương hoặc dùng thuốc đắp kín vết thương khiến nó lâu khỏi hơn.

Lưu ý khi bị chó cắn không chảy máu tuyệt đối không được nặn máu vì động tác đó sẽ làm dập mô làm cho virus dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể

Trong trường hợp bị chó cắn dù không chảy máu nhưng có bầm tím mà con vật nghi mắc bệnh dại, về dịch tễ học thì địa phương có lưu hành dịch bệnh, thì nạn nhân cần được tiêm phòng.

2. Trường hợp bị chó cắn chảy máu

Lập tức sơ cứu tiến hành rửa vết thương bằng nước sạch, sát khuẩn và tiến hành cầm máu: Đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương rồi chờ trong vòng 7 – 10 phút rồi đặt thêm miếng gạc khác. Liên tục giữ miếng gạc đó cho đến khi máu ngừng chảy.

Nâng cao vùng bị thương, trong trường hợp bị chó cắn vào vùng chân hay tay cần giơ cao vùng bị thương lên, việc này rất quan trọng. Do khi chó cắn bị chảy máu, cách làm này sẽ hạn chế chảy máu và giúp cầm máu hiệu quả.

Để giúp loại bỏ tận gốc mầm mống bệnh, các mẹ có thể dùng những loại nước sát trùng như oxy già, cồn.

Sau khi đã làm các bước sơ cứu ban đầu, nhanh chóng đưa nạn nhân đến các trung tâm y tế dự phòng, để tiêm phòng dại. Trong thời gian 15 ngày, nếu con chó có biểu hiện ốm, chết, mất tích hãy đến gặp bác sỹ ngay. Nếu sau 10 – 15 ngày, con vật vẫn khỏe mạnh bình thường thì có thể không cần tiêm phòng.

Các biểu hiện sau khi bị chó cắn cần phải đến gặp bác sỹ ngay: đau mỏi người, buồn nôn, đau đầu, vết cắn sâu, mưng mủ, khó cầm máu …

Những đối tượng đặc biệt chú ý khi bị chó cắn là trẻ em, phụ nữ đang thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, cần nhanh chóng đưa người bệnh đi khám chữa và tiêm phòng cẩn thận.

3. Phòng chống bệnh dại như thế nào?

Hạn chế nuôi chó mèo, nếu nuôi phải tiến hành tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo đúng hướng dẫn quy định của bác sỹ thú y.

Nuôi nhốt chó mèo cẩn thận, tránh thả nhông khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại.

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cần tuân thủ đúng như tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch. Nhất là đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Không tiếp xúc với những con vật bị nghi dại, cũng như không mua bán, hay vận chuyển vật nuôi ra vào vùng dịch.

Cần tiêu hủy ngay chó mèo bị dại.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gia Lai: Tăng Cường Phòng, Chống Bệnh Dại Trên Chó, Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!