Bạn đang xem bài viết Điều Cần Biết Khi Chó Ngộ Độc Thuốc Diệt Chuột được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngộ độc vì thuốc diệt chuột là một trong số những tai nạn nguy hiểm luôn rình rập xung quanh thú cưng, nhưng không phải ai cũng có kiến thức y học cấp cứu cho thú cưng trong trường hợp nguy kịch này. Từ nhiều nguồn trang web khác nhau, chúng ta có thể đọc được rất nhiều phương pháp cấp cứu cho thú cưng khi bị ngộ độc, tuy nhiên không phải thông tin gì cũng an toàn, thậm chí các bài cấp cứu đó có thể gián tiếp hại cún cưng tử vong trong đau đớn.
Để giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn khi chó bị trúng độc, bài viết này được tổng hợp từ nhiều nguồn thú y tin cậy, bổ ích về phân loại thuốc độc, triệu chứng ngộ độc, cách xử lý và cách phòng tránh tai nạn trên.
Các loại thuốc độc phổ biến
Trên thị trường có nhiều loại bả chuột khác nhau, mỗi loại có mức ảnh hưởng khác nhau tùy vào thành phần hoạt tính. Hầu hết thuốc diệt động vật gặm nhấm có hình dáng giống hạt cơm, hay bột đường nhìn rất bắt mắt, thú cưng thấy là thèm ăn ngay. Các loại thuốc này được chiết từ mọi viên thuốc, khối thuốc hay dung dịch độc, chúng rất đa dạng nhiều, màu sắc, nhưng phổ biến nhất là màu xanh dương, màu lá, màu mòng két và màu tím.
Thuốc kháng đông máu : Hầu như chó bị ngộ đo đều bị tử vong vì loại này. Thuốc kháng đông máu giết thú cưng bằng cách ngăn cản cơ thể tái tạo vitamin C – thành phần thiết yếu làm đông máu, xảy ra hiện tượng chảy máu bên trong khắp cơ thể, và sau đó thú cưng tử vong. Các biểu hiện nhiễm độc sẽ xuất hiện từ hai đến bảy ngày sau.
Chất độc làm tê liệt thần kinh : chất độc này lan truyền khắp cơ thể theo huyết tương vào mọi tế bào, làm tăng hàm lượng na-tri trong tế bào, sau đó các tế bào căng lên và chết. Chất độc có thể tác dụng lên bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng hệ thần kinh trung ương (não bộ, xương sống, các dây thần kinh) lại chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Với một lượng nhỏ vào cơ thể, các dấu hiệu ngộ độc dần dần xuất hiện trong khoảng 1 đến 2 tuần; nhưng nếu dùng quá liều có thể gây tử vong nhanh chóng.
Vitamin D3 : làm tăng hàm lượng canxi trong cơ thể, dẫn đến suy thận cấp tính, rối loạn tim mạch và thậm chí gây tử vong. Thuốc độc bắt đầu phát tán từ 12 – 36 giờ sau khi tiêu hóa.
Zinc Phosphide và Strychnine : ít phổ biến vì hai chất này chỉ được sử dụng bởi các chuyên gia diệt loài gặm nhấm.
Triệu chứng ngộ độc
Các dấu hiệu phổ biến khi chó bị trúng độc hay gồm có chứng chán ăn, nôn ra máu, thở gấp/khó thở, hơi thở hôi bất thường, di chuyển khó khăn, các chi co cứng, toàn thân rung lên, co giật toàn thân và chứng suy nhược thần kinh.
Đặc biệt khi chó ngộ độc thuốc kháng đông máu, các dấu hiệu bệnh lí thường sẽ lộ ra sau hai đến bảy ngày (mặc dù một số loài chó sẽ tiếp tục phát bệnh trong vòng bốn đến sáu tuần). Nếu cún bị trúng độc nhẹ với liều lượng thấp, các triệu chứng sẽ tiêu tan một đến hai tuần sau khi ngộ độc.
Cách xử lí
Ngay khi phát hiện chó bị ngộ độc, việc quan trọng hàng đầu là bạn cần bình tĩnh, và nhanh chóng gọi điện cho cơ sở thú y gần nhất. Bác sĩ thú y sẽ cho bạn lời khuyên cách sơ cứu kịp thời trước khi đưa thú cưng đến bệnh viện thú y. Nếu cún vừa ăn bả chuột, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn làm nó nôn ra ngay, hoặc bác sĩ sẽ nhanh chóng làm điều đó (nhưng cún của bạn có thể sẽ nguy kịch hơn nếu chờ bác sĩ lâu quá).
Để cún nôn ra chất độc tại gia, bạn cần có một lọ dung dịch Oxy già (hydrogen peroxide ) mới nguyên, còn hạn dùng (không nên sử dụng dung dịch cũ vì hiệu quả thấp). Bác sĩ sẽ chỉ dẫn bạn cách đưa dung dịch vào cơ thể cún qua đường miệng và liều lượng an toàn (Oxy già dẫn vào quá mức có thể gây tử vong). Thông thường, cứ mỗi 2.3 cân nặng, bạn cần đong một thìa dung dịch Oxy già cho cún. Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong vòng 2 giờ kể từ lúc chó ăn bả chuột, và không đưa dung dịch vào quá ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút và không quá ba thìa dung dịch. Nếu cún không nôn ra sau liều thứ ba, bạn không được tiếp tục sử dụng phương pháp này nữa, hay bất cứ việc gì khác để giúp cún nôn ra nếu không có lời khuyên của bác sĩ thú y.
Ngoài ra, bạn không được dùng thuốc mửa nếu thú cưng bất tỉnh, khó thở, hay có dấu hiệu đau đớn hoặc sốc. Dù cún có nôn được ra hay không, bạn cần nhanh chóng đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất sau khi sơ cứu.
Chú ý : Không nên làm gì khi bạn chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc bạn làm cún nôn ra không hẳn là điều hay trong lúc này, nên cần cẩn thận.
Trước khi đưa thú cưng của bạn đến cơ sở thú y, bạn cần thu thập các thứ sau:
Sau khi làm nôn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thích hợp cho cún. Trong một số trường hợp, một hoạt chất được đưa qua đường miệng là than hoạt tính có tác dụng ngăn chất độc thấm qua thành ruột. Dựa vào thời gian trúng độc và lượng độc tố, bác sĩ cần thực hiện chuẩn đoán và điều trị bổ sung.
Bạn cần nhớ rằng: thời gian quyết định sinh mạng cún cưng, vì vậy đừng chần chừ gọi điện đến bác sĩ thú y gần nhất.
Cách phòng ngừa
Để tránh việc thú cưng bị ngộ độc thuốc diệt chuột, bạn cần để tất cả chất độc ngoài tầm với của thù cưng. Bạn cần quan sát những nơi cún cưng hay chơi ở ngoài, và ném bỏ đi mọi thứ có khả năng là thuốc độc ra khỏi khu vực đó. Bên cạnh đó, bạn nên để mắt tới cún cưng càng nhiều cáng tốt, ngăn cún không được ăn các đồ lạ trong nhà hoặc khu vực lân cận, và bảo vệ cún cưng khỏi những kẻ trộm chó hay rình mò xung quanh.
Cảnh Báo Ngộ Độc Thuốc Diệt Chuột Thế Hệ Mới
Theo chúng tôi Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai: Hiện Trung tâm đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới với bệnh cảnh hoàn toàn khác so với ngộ độc thuốc diệt chuột trước đây.
Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhân nam 59 tuổi, ở Hưng Yên. Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân đã uống 6 gói thuốc diệt chuột dạng bột do nhầm tưởng những gói bột này là ngũ cốc. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột kháng vitamin K. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm chống độc ở ngày thứ 3 sau khi đã được điều trị ở tuyến dưới. Khi nhập viện, bệnh nhân đã trong tình trạng rất nặng, rối loạn đông máu và tiếp tục được sử dụng thuốc giải độc.
Trường hợp thứ 2 cũng là một bệnh nhân nam, 39 tuổi, ở Hà Nội. Được biết, bệnh nhân này có tiền sử rối loạn tâm thần. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng nôn khan, vẫn tỉnh táo, không co giật. Theo lời kể của người nhà, trước đó bệnh nhân đã uống 4 viên thuốc diệt chuột Storm (giống viên kẹo màu xanh nước biển). Hiện bệnh nhân đang được điều trị tích cực và sử dụng thuốc giải độc.
Theo bác sĩ Nguyên, những năm gần đây, Trung tâm tiếp nhận cấp cứu rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới. Nếu các thuốc diệt chuột thế hệ cũ cách đây 10-20 năm, hầu hết nhập lậu từ Trung Quốc, gây co giật, hôn mê, loạn nhịp tim, đã bị cấm và ít xuất hiện trở lại, thì ngày nay các loại thuốc thế hệ mới gây chảy máu do kháng vitamin K. Những chất này gây độc diễn biến âm thầm và trong 3 ngày đầu, bên ngoài biểu hiện bình thường nhưng sau thời điểm này xuất hiện các dấu hiệu chảy máu ở răng, mũi, da, tiêu hóa…Có những người chỉ chảy máu nặng khi sau chấn thương, va chạm, sau các thủ thuật tác động qua da khi đi khám chữa bệnh (tiêm, chọc, tán sỏi,…). Bệnh nhân vì nhiều lý do không khai thật đã uống thuốc diệt chuột nên bác sĩ dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.
Bác sĩ Trung tâm Chống độc đang thăm khám cho bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới
Hoặc có những trường hợp sử dụng thuốc diệt chuột không an toàn, thậm chí lạm dụng đã dẫn tới thuốc diệt chuột lẫn với thức ăn, nước uống hoặc có thể ngấm qua da, có thể một lượng lớn ngay lập tức hoặc ăn uống, ngấm dần qua da, tích lũy liều và gây ngộ độc chậm tới nhiều ngày sau mà không biết. Có thể nói bức tranh về bản chất không khác, trước đây, với các thuốc diệt chuột Trung Quốc khi cả gia đình hoặc nhiều người đột nhiên bị co giật, tử vong không rõ nguyên nhân, thậm chí nghĩ do ma ám,,…thì nay nhiều người hoặc một ai đó tự nhiên chảy máu rất dễ dàng không rõ nguyên nhân. Đã có gia đình cả vợ và chồng cùng bị chảy máu, khẳng định với bác sỹ chỉ dùng thuốc diệt chuột ở ruộng, đến viện xét nghiệm trong máu vẫn còn hóa chất diệt chuột trong máu. Hoặc có người tự nhiên tiện ra máu, đi khám ở bệnh viện cơ sở thấy có sỏi, bác sỹ chẩn đoán đái máu do sỏi thận, được tán sỏi, sau tán sỏi lại thấy đái máu nặng thêm, chảy máu to ở quanh thận,…
Các thuốc diệt chuột thế hệ mới rất phong phú, đa dạng về hình thức, chủng loại, màu sắc: Có dạng viên giống viên kẹo màu xanh, hồng, đỏ, trắng; có dạng dung dịch giống siro hay dạng bột…Người dân có thể dễ dàng mua các loại thuốc diệt chuột này ở các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật hay các xe bán hàng rong. Ai cũng có thể mua được thuốc diệt chuột ở bất cứ đâu. mua từ người bán rong đến mua ở quầy bán các đồ gia dụng, thú y, vật dụng làm vườn,…Việc sử dụng không an toàn, tràn lan, lạm dụng, tự tử,…rất dễ gây ngộ độc.
Các hóa chất diệt chuột thuộc nhóm kháng vitamin K (gây chảy máu) có rất nhiều, cổ điển là warfarin (tác dụng ngắn, thường chỉ vài tuần hết tác dụng), nay có nhiều hóa chất mới được gọi là superwarfarin (như bromadiolone, flocoumafen, brodifacoum, diphacinone,…). Các hóa chất này lại thường được gọi dưới cái tên rất nhẹ nhàng “thuốc diệt chuột sinh học”. Thực tế, tất cả vẫn là các hóa chất thế hệ mới có độc tính còn cao hơn rất nhiều, thậm chí rất cao. Khi các chất này vào cơ thể chuyển hóa và thải trừ rất chậm, trong 72 giờ đầu có thể chưa biểu hiện gì, nhưng âm thầm chỉ theo dõi xét nghiệm đông máu hàng ngày mới biết, tác dụng cũng rất dài, độc tính kéo dài thường nhiều tháng, có thể tới hàng năm. Thường các bệnh nhân sau khi được cấp cứu, dùng thuốc giải độc ổn định, cần duy trì đơn thuốc và hẹn khám lại nhiều lần, có khi cả năm thì ngộ độc mới đỡ dần và hết. Tuy nhiên, các bệnh nhân thường chủ quan hoặc bận rộn với cuộc sống nên hết thuốc lại không đi khám tiếp lấy đơn thuốc trong khi chất độc vẫn còn trong người, kết quả là lại bị chảy máu và vào viện cấp cứu tiếp.
Trung tâm chống độc khuyến cáo, người dân cần rất thận trọng với các loại hóa chất diệt chuột và hậu quả ngộ độc hiện nay:
Về phát hiện, điều trị ngộ độc các hóa chất diệt chuột loại gây chảy máu:
- Khi phát hiện có người uống hóa chất diệt chuột:
+ Cần đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
+ Tại bệnh viện, các bác sỹ sẽ cấp cứu, đặc biệt khi mới uống xong trong vòng 6 giờ thì cần cho người bệnh uống than hoạt tính, rất an toàn và hiệu quả, giảm được độc tính kéo dài cho bệnh nhân.
+ Sau uống hóa chất diệt chuột chưa có biểu hiện gì thì không được chủ quan, vẫn cần theo dõi và điều trị tại bệnh viện ít nhất 72 giờ, bác sỹ sẽ xét nghiệm lại và quyết định cho ra viện hay điều trị tiếp.
+ Bệnh nhân khi đã được xác định bị ngộ độc, không được tự bỏ thuốc mà phải tuân thủ đúng theo đơn và khám lại theo hướng dẫn. Bác sỹ là người điều chỉnh và quyết định khi nào việc chữa ngộ độc hoàn tất (thường mất nhiều tháng).
- Với các cơ sở y tế: cảnh giác với các bệnh nhân rối loạn đông máu, chảy máu, đặc biệt khi các nguyên nhân không rõ ràng.
Để phòng tránh ngộ độc các hóa chất diệt chuột, cần đến:
- Với người dân:
+ Hạn chế diệt chuột bằng bả hay bằng thuốc diệt chuột.
+ Khi mua hóa chất diệt chuột: Chỉ mua hóa chất diệt chuột ở quầy kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật hoặc cơ sở có đăng ký. Chỉ mua các sản phẩm có đăng ký lưu hành ở trong nước và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi mua về phải có thông tin đầy đủ, rõ ràng về hóa chất.
+ Khi sử dụng hóa chất diệt chuột: sử dụng hóa chất diệt chuột (làm bả, đặt bả chuột) phải xa và cách biệt hẳn so với nơi ở, nơi ăn uống, đặc biệt xa thức ăn, nước uống, xa trẻ em. Trẻ em không thể với tới hoặc mở ra được. Gia đình có người bị bệnh tâm thần hoặc lẫn lộn thì không nên để các hóa chất độc trong khuôn viên nhà ở.
+ Không dự trữ các hóa chất độc hại, bao gồm hóa chất diệt chuột tại gia đình.
- Với cơ quan quản lý: Cần quản lý chặt các sản phẩm hóa chất diệt chuột, quản lý việc bán (cấm người bán rong bán các hóa chất diệt chuột hay các hóa chất độc hại, chỉ các cơ sở hoặc quầy có đăng ký mới được kinh doanh các hóa chất diệt chuột hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật nói chung) và quản lý việc mua (làm sao trẻ em, người bị bệnh tâm thần không thể mua được, cần lưu lại danh tính và nhận dạng của người mua,…)
Bài, ảnh: M.Thanh
Thuốc Diệt Kiến Có Độc Không?
Thuốc diệt kiến có độc không?
Nam Em
3 năm trước
10252 lượt xem
Trả lời:
Kiến là một loài côn trùng gây hại. Chúng thường xuất hiện trong nhà chúng ta khi thay đổi thời tiết. Vì thời gian này chúng vỡ tổ và bay đi để phân đàn đồng thời chúng có tính hướng quang nên những nơi nào có nhiều ánh sáng thì chúng sẽ đến nơi đó nhiều hơn. Vậy, để diệt kiến hiệu quả thì chúng ta phải chặn nguồn kiến vào trong nhà chúng ta. Đồng thời chúng ta phải chặn các nguồn thức ăn để kiến không có điều kiện sinh trưởng, phát triển trong nhà chúng ta được.
Để sử dụng các loại thuốc diệt kiến đảm bảo an toàn nhất chúng ta cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất:
Lưu ý khi mua và sử dụng thuốc diệt kiến, bột phấn diệt kiến, bả diệt kiến:
– Có nhiều loại thuốc diệt kiến dạng chai xịt của nhiều hãng khác nhau như Raid Maxx, Mortein, Mosfly, Falcon…, nhưng đều có thành phần hoạt chất tương tự nhau, thường là Tetramethrin, Cypermethrin, Iminoprothrin, Prallethrin, Permethrin (những chất hóa học tổng hợp thuộc nhóm Pyrethroids) hay Propoxur (nhóm Carbamate). Propoxur là một chất ức chế không hồi phục men Cholinestarase ở động vật (kể cả người). Khi Cholinesterase bị ức chế, hệ thần kinh tự chủ sẽ hoạt động quá mức và không kiểm soát dẫn đến tử vong.
Tác hại gây ngộ độc của thuốc diệt kiến là hầu như không có nếu dùng thuốc chính hãng đạt chuẩn và được dùng cẩn thận và hợp lý.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều thuốc diệt kiến, thuốc diệt côn trùng có xuất xứ không rõ ràng. Trên các bình xịt thuốc diệt kiến, gián , muỗi của Trung Quốc hầu như không có dòng chỉ dẫn nào bằng tiếng Việt cho biết cần phải phun như thế nào, nồng độ ra sao nhưng được cái tác dụng nhanh, tiêu diệt sạch. Một người bán thuốc diệt kiến, thuốc diệt côn trùng cho biết: do giá rẻ , nhỏ gọn dễ sử dụng được bày bán công khai và được người dùng ưa chuộng các loại thuốc diệt kiến này.
– Bột diệt kiến, phấn diệt kiến ngoài các loại sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, trên thị trường đang có rất nhiều loại hàng của Trung Quốc được nhập trôi nổi cũng như những sản phẩm do một số cơ sở nhỏ. Các cơ sở làm ăn không đàng hoàng thường sử dụng cả hợp chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm phốt pho hữu cơ, carbamate, cũng như các loại thuốc trừ sâu khác để pha chế thành thuốc diệt kiến và các loài côn trùng trong nhà khác.
– Một cách diệt kiến hiệu quả là bả diệt kiến Maxforce Quantum, tiêu diệt kiến hiệu quả, sản phẩm có xuất xứ từ Bayer(Đức). Thích hợp khi dùng trong nhà bếp gia đình nhà hàng, khách sạn, khu vực chứa thức ăn, quầy bia rượu,
Loại phấn diệt kiến, bột diệt kiến kém chất lượng được sản xuất rất đơn giản: sử dụng phấn viết nhúng vào thuốc trừ sâu rồi đóng gói rồi tung ra thị trường tiêu thụ.
Trong trường hợp mua thuốc diệt kiến về tự xử lý nên kiểm tra thuốc diệt kiến, bột phấn diệt kiến có dấu kiểm định của Nhà nước, để đảm bảo về quy định liều lượng, độc tính
Lưu ý khi sử dụng bả diệt kiến, thuốc diệt kiến, phấn diệt kiến, bột diệt kiến:
Các gia đình thường hay bị kiến ở các vị trí sinh hoạt thường xuyên: bếp, bàn học, kệ sách…việc dùng thuốc diệt kiến cũng rất độc hại khi phun, xịt thuốc diệt kiến, nhỏ bả diệt kiến, rắc bột phấn diệt kiến vào các vị trí đó : để đồ ăn (kiến rất hay ở gần thức ăn) , kệ sách, bàn học…mà hít phải thuốc diệt kiến cũng gây nên nguy cơ ngấm dần trong cơ thể gây nên các bệnh tiềm tàng sau này. Chưa kể, hiện nay có những loại thuốc diệt kiến, bình thuốc xịt diệt kiến, bả diệt kiến, bột phấn diệt kiến có các chất độc vẫn chưa được kiểm soát do không rõ nguồn gốc, nhiều thuốc được xuất xứ từ Trung
Tránh phun, xịt thuốc diệt kiến, nhỏ bả diệt kiến, rắc phấn diệt kiến vào chỗ chứa thức ăn, tránh trẻ nhỏ. Sau khi phun, xịt thuốc diệt kiến, rắc bột phấn diệt kiến nên mở cửa và ra ngoài một thời gian để bay hết khí…
Đối với những đợt “càn phá” dữ dội của kiến vượt quá khả năng kiểm soát không nên mua thuốc về tự diệt, hãy nhờ tới các dịch vụ xử lý chuyên nghiệp. Nhất là khi nhà có kiến ba khoang, mua thuốc diệt kiến về tự diệt rất khó diệt loại kiến này. Diệt loại kiến này cần người có kỹ thuật có chuyên môn.
Nếu quý khách hàng cần mua hàng chính hãng và tư vấn dịch vụ diệt kiến hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0938 636 444
Mèo Bị Ngộ Độc Do Ăn Phải Bả Chuột
Mèo bị ngộ độc Strychnine
Strychnine là chất có độc tính mạnh và rất nguy hiểm, thường có trong bả diệt chuột cống, chuột chũi, chuột túi và các động vật gặm nhấm khác hoặc động vật ăn thịt gây hại. Sau khi ăn phải chất này, các triệu chứng ngộ độc strychnine lâm sàng thường xuất hiện chỉ trong vòng mười phút đến hai giờ, dẫn đến cái chết đột ngột.
Các triệu chứng và phân loại
Cứng chi
Cứng cơ
Co thắt dữ dội dẫn đến đầu, cổ và lưng bị rút cong trong tình trạng các cơ bị kéo căng quá mức (vị trí cơ thể, đầu cổ và cột sống bị cong về phía sau)
Những cơn động kinh nghiêm trọng không thể kiểm soát (đôi khi phản ứng với ánh sáng hoặc tiếng ồn)
Khó thở, không thở được
Nhịp tim tăng
Nhiệt độ cơ thể cao
Nôn mửa
Nguyên nhân
Ngộ độc do có người cố ý trộn thức ăn với strychnine
Tiếp xúc ngẫu nhiên với bả (thường gặp ở chó)
Ăn các loài gặm nhấm và chim bị nhiễm độc
Chẩn đoán
Khi mèo bị ngộ độc strychnine, cần phải được điều trị ngay lập tức. Bạn cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y bệnh sử của con mèo càng nhiều càng tốt, bao gồm các triệu chứng và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này.
Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ mèo đã tiếp xúc với strychnine và có thể đưa mẫu chất nôn hoặc phân đến bác sĩ thú y để xét nghiệm ngay lập tức thì mèo sẽ được điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bác sĩ sẽ tiến hành thử máu, vì có thể chất độc đã tấn công vào nhiều hệ cơ quan trên cơ thể, gây mất cân bằng và tê liệt. Quá trình điều trị sẽ dựa trên tình trạng bệnh cụ thể, những cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng hơn sẽ được theo dõi kỹ càng hơn. Các loại xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm gồm xét nghiệm máu hoàn chỉnh, hồ sơ sinh hóa và phân tích nước tiểu. Hồ sơ sinh hóa có thể cho thấy các enzyme như creatine kinase và lactate dehydrogenase tăng bất thường và phân tích nước tiểu giúp xác định protein myglobin (myglobinuria) đã đạt đến mức cao như thế nào. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để xác định các khí máu, thường ở mức bất thường do cơ hô hấp co thắt. Mẫu dạ dày cũng có thể được trích xuất để phân tích và/hoặc để xác định xem có bất kỳ tổn thương nào xảy ra trong niêm mạc dạ dày hay không.
Chữa trị
Đây là trường hợp khẩn cấp cần điều trị ngay lập tức và không thể điều trị tại nhà. Nếu bạn nghi ngờ mèo không khỏe vì tiếp xúc với bả hoặc bất kỳ vật liệu nào khác có chứa strychnine. Bằng chứng có thể là có bả xuất hiện quanh khu phố hoặc sau khi xác nhận trực quan rằng mèo của bạn đã cắn và ăn động vật gặm nhấm hoặc chim (mà có thể bản thân con mồi đó đã nhiễm độc). Trong những trường hợp như vậy, hãy đưa mèo đến bác sĩ trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Mục tiêu chính của điều trị khẩn cấp là ngăn ngừa tình trạng nghẹt cổ do cơ hô hấp co thắt. Đây là một tác dụng phụ đặc trưng của tình trạng ngộ độc. Nếu mèo không thể thở bình thường thì cần có biện pháp hô hấp nhân tạo. Bác sĩ thú y cũng sẽ cung cấp thuốc giảm hoạt động cơ bắp nhằm tránh co thắt cơ làm mèo khó thở.
Một khi con mèo của bạn được điều trị độc tính strychnine, nó sẽ được đặt trong một căn phòng yên tĩnh và lờ mờ sáng, vì bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài như tiếng ồn hoặc ánh sáng cũng có thể gây co giật. Bác sĩ thú y sẽ khử trùng hệ tiêu hóa của mèo bằng cách rửa dạ dày, tích cực truyền tĩnh mạch và cung cấp các loại thuốc kích tiểu để thải chất độc ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.
Ở một số bệnh nhân, kích nôn cũng là cách để loại bỏ chất độc ra khỏi dạ dày, đặc biệt là khi chủ nuôi thấy mèo ăn phải chất độc. Sau đó, mèo cần phải được đưa đến phòng khám thú y ngay lập tức. Tại đây, bác sĩ sẽ cho mèo uống thuốc để vô hiệu hóa công dụng của chất độc, khiến chất độc không thể tấn công cơ thể. Thuốc kiểm soát co giật cũng sẽ được sử dụng kèm, vì co giật là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân ngộ độc strychnine.
Chăm sóc
Tiên lượng bệnh sẽ phụ thuộc vào thời gian. Nếu điều trị được bắt đầu ngay sau khi ăn phải chất độc, có thể mèo nhà bạn sẽ được cứu sống. Kiểm soát cơn động kinh là yếu tố quan trọng nhất để tiên đoán tình trạng bệnh. Vì vậy, nếu cơn động kinh đã được kiểm soát, mèo nhà bạn sẽ có cơ hội phục hồi. Sau khi điều trị bước đầu, bạn có thể cần phải đưa mèo đi tái khám thêm một vài lần để đánh giá sức khỏe tổng thể và đảm bảo không có tổn thương vĩnh viễn ở thận, hệ thần kinh hoặc bất kỳ cơ quan hoặc hệ cơ quan nào khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Cần Biết Khi Chó Ngộ Độc Thuốc Diệt Chuột trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!