Xu Hướng 9/2023 # Đbqh Tranh Luận Việc Đưa Chó Mèo, Chim, Hươu Vào Dự Luật Chăn Nuôi # Top 16 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Đbqh Tranh Luận Việc Đưa Chó Mèo, Chim, Hươu Vào Dự Luật Chăn Nuôi # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đbqh Tranh Luận Việc Đưa Chó Mèo, Chim, Hươu Vào Dự Luật Chăn Nuôi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

“Thứ nhất là giải thích từ ngữ về gia súc và gia cầm. Gia cầm ở khoản 10 dự thảo nêu 8 con, gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, gà tây, bồ câu, đà điểu. Gia súc nêu 7 con, gồm trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu, thỏ. Khái niệm giải thích từ ngữ chỉ liệt kê như thế này là thiếu, không bao quát hết. Tôi đề nghị có giải thích tiêu chí nội dung cần thiết, sau đó liệt kê với tính mở để không bị thiếu. Ví dụ, nhiều loại chim, tại sao chỉ có chim cút được đưa vào mà chim khác thì không? Chim yến là một” – ĐB Lê Xuân Thân nêu câu hỏi.

Cũng theo ĐB Lê Xuân Thân, hiện nay Khánh Hòa phát triển khá mạnh nghề nuôi chim yến tại nhà, xây cả một nhà để chim yến vào. Bên cạnh đó, đối với nuôi ong, sâm cầm, chó, mèo, chuột bạch…, thì những con này gọi là gì? Dự thảo Luật nên có giải thích mở để bảo đảm tính chính xác của luật.

Tuy nhiên, ĐB Trần Đình Gia (đoàn DDBQH Hà Tĩnh) lại nêu ý kiến khác. “Về xếp loại vật nuôi, theo ĐB Mai Sỹ Diến thì đề xuất xếp chó với mèo vào nhóm gia súc, tôi thấy chưa hợp lý. Dự thảo luật ở Điều 3 về giải thích từ ngữ ở điểm 8, 9, 10, 11 đã xếp vật nuôi có 4 nhóm: Thứ nhất, động vật cảnh. Thứ hai, động vật bán hoang dã gây nuôi. Thứ ba, gia súc. Thứ tư, gia cầm. Tôi thấy nên xếp chó với mèo ở động vật cảnh thì hợp lý hơn” – ĐB Gia nói.

Theo ĐB Trần Đình Gia, ở Hà Tĩnh có một loại vật nuôi rất thân thuộc đó là con hươu, hiện nay tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 47.000 con hươu, có những địa phương nuôi hươu còn phổ biến hơn cả nuôi trâu, nuôi bò, như huyện Hương Sơn có khoảng 32.000 con hươu mà giá trị kinh tế của con hươu đem lại cho người nông dân rất lớn.

“Tuy nhiên, vì không được xếp loại là vật nuôi, cho nên các sản phẩm nhung hươu không xuất khẩu ra nước ngoài được và người ta cho rằng đây là sản phẩm của hoang dã, nước ngoài họ không cho mình xuất khẩu sản phẩm này vào. Tôi thống nhất cao với phương án đại biểu Lê Xuân Thân trình bày, mình đưa các nhóm tiêu chí để bao quát hết các loại vật nuôi vào trong quy định của điều luật” – ĐB Trần Đình Gia nhấn mạnh.

Thiên Hương Nguồn: Dân Việt

Tranh Cãi Xung Quanh Việc Có Nên Cho Chó Mèo Vào Quán Cafe

Chó mèo là những thú cưng vô cùng thân thiết với con người. Khi xã hội càng phát triển, đời sống được nâng cao thì những nhu cầu chăm sóc cho chúng càng được cải thiện. Tuy nhiên, hành động đưa chó mèo đi ăn, đi chơi ở những nơi công cộng thì có nên hay không?

Mới đây trong một group dành cho những người yêu mèo trên mạng xã hội đã diễn ra tranh luận vô cùng sôi nổi về vụ việc một bạn nam đưa chú mèo cưng đến quán cà phê khá nổi tiếng. Từ lâu, quán cà phê này đã có quy định không phục vụ động vật.

Đây không chỉ là nội quy của mình cơ sở này mà trên toàn hệ thống và khá nhiều cửa hàng, quán cafe khác cũng thường có quy định như vậy. Trừ những quán cà phê động vật và quán cà phê có ghi rõ phục vụ chó mèo.

Chú mèo có vẻ ngoài khá đáng yêu này được chủ vô cùng cưng nịnh. Không những vậy chú mèo còn được chủ “bón” đồ uống ngay trên mặt bàn trong quán cà phê.

Sau đó, những hình ảnh chụp lại cảnh bé mèo đang liếm láp cốc cafe và kèm theo nhiều hình ảnh ăn chung với các em chó, mèo xinh đẹp khác được anh chàng đăng tải trên mạng xã hội.

Ít lâu sau, người được cho là làm việc tại quán cà phê khá nổi tiếng trên (chưa rõ chức vụ) nhìn thấy và đã nhắn tin cho bạn chủ chú mèo cưng này, yêu cầu anh chàng xóa những hình ảnh trên. Vì một trong số những bức ảnh mà anh chàng đăng có logo của quán cà phê.

Người này cho biết, việc phát tán hình ảnh chú mèo liếm đồ uống có logo của cửa hàng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín làm ăn của quán.

Trước lời nhắc nhở của người được cho là nhân viên cửa hàng cà phê, chủ nhân của chú mèo khá bức xúc. Anh chàng liền chia sẻ câu chuyện lên một nhóm kín gồm những người yêu thích mèo, kèm theo đó là ảnh chụp màn hình với dòng tâm trạng bức xúc. Anh cho rằng: “Chó mèo là những người bạn vô cùng thân thiết với con người, vậy tại sao lại không được phục vụ và yêu thương?”

Chàng trai chia sẻ trên nhóm: “Chúng ta yêu quý chúng, nhưng cũng có nhiều người không muốn lại gần chúng. Mình chỉ mong mọi người sẽ yêu thương động vật nhiều hơn. Hãy cho chúng mái ấm của tình thương yêu”.

Ngay khi được đăng tải, bài viết đã nhận được sự tranh luận khá gay gắt giữa chính những người chơi chung trong cộng đồng này. Quy mô cuộc tranh cãi được mở rộng phạm vi không chỉ trong vụ việc, mà là về vấn đề có nên cho chó mèo đi ăn ở nơi công cộng hay không.

Nhiều thành viên cho rằng không nên cho chó mèo ăn cùng tại nơi đông người, nhất là những nơi đã có quy định cấm hẳn hoi. Vì có thể sẽ có người bị dị ứng với chúng, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến người khác.

Tuy vậy, đa số thành viên trong nhóm đều bày tỏ việc đưa chó mèo vào nơi công cộng khi bị cấm là không nên. Trước những tranh luận gay gắt, nhiều người cho rằng đây là nhóm về những người yêu mèo, đã vào trong nhóm thì đều yêu thương chúng như những người bạn nên việc thiên kiến là điều không thể tranh khỏi.

Nhưng thiết nghĩ họ nên yêu quý động vật một cách văn minh chứ không nên vì những vấn đề nhỏ mà phản ứng quá quyết liệt, dẫn đến làm xấu mặt hình ảnh của cả một cộng đồng với người khác.

Cộng đồng mạng thì cho rằng việc yêu thú cưng không có gì sai. Tuy nhiên, thiết nghĩ là làm việc gì thì cũng nên tuân thủ quy định ở những nơi mà mình đặt chân đến, đúng không nhỉ?

Nuôi Chim Cút Đẻ Trứng Cách Nuôi Chim Cút Mới Nở, Nuôi Chim Cút Đẻ Trứng

Nuôi chim cút lấy trứng và thịt là những ngành nghề đã xuất hiện từ rất lâu ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Do cách nuôi chim cút không khó nên rất nhiều gia đình đã lựa chọn nó làm kế sinh nhai cho gia đình mình, trong số những gia đình này không ít người đã làm giàu từ công việc này.

Thông thường thi trứng chim cút sẽ được đưa vào lò ấp từ 12-14 ngày thì sẽ cho ra thành phẩm ” Trứng cút lôn”, nếu để thời gian ấp lâu hơn vài ngày ( 17-18 ngày) thì trứng sẽ nở thành con. Sau khi nở thì sẽ được úm trong vòng 1 tháng, sau đó chúng sẽ được phân loại trống mái để cho lên chuồng.

Cách nuôi chim cút đúng kỹ thuật dành cho người mới bắt đầu:

Lồng úm: Tiêu chuẩn chung 1.5 x1.0 x0.5m, lồng cách mặt đất khoảng 0.5m, xuynh quanh lồng phải được quấn bằng lưới ô vuông lổ nhỏ ( 1cm). Vào những ngày đầu tiên khi úm chúng ta cần phải lót giấy, che kín phần đáy và xung quanh để tạo không gian yên tỉnh và giúp chim con không bị lọt chân.

Trường hợp nuôi chim cút số lượng lớn thì chúng ta có thể đặt chồng các chuồng nuôi lên nhau, tốt nhất chừa khoảng cách 2 lồng từ 10-15cm và nhớ đặt vĩ hứng phân phía dưới lồng nuôi.

Với những người chọn cách vây nuôi dưới nền thì có thể thiết kế chuồng từ 1-1.5m, cao khoảng 0.4m và cần phải có bóng đèn và chụp sưởi ấm. Cách vây nuôi dưới nền này giúp cho chúng ta nuôi cùng lúc được nhiều chim hơn.

Một điều quan trọng khi làm chuồng là phần máng ăn, bạn có thể làm máng ăn từ nhôm hoặc nhựa treo xung quanh chuồng. Nếu không biết nên làm máng ăn kích cở như thế nào thì bạn có thể dùng chuẩn chung sau: Dài 0.5-1m, rộng từ 6-7cm, cao khoảng 5-6cm.

Trung bình mỗi ngày chim cút ăn từ 10-25gm thức ăn hổn hợp và chúng sẽ cho trứng có trọng lượng khoảng 10-11gr. Chính vì thế người nuôi cần phải lưu ý chế độ thức ăn cho chim cút phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng,..

Mỗi ngày cần cho chim cút uống tối thiểu từ 50-100ml và cần phải dùng nước sạch, tốt nhất thì người nuôi nên để cho chim cút uống nước tự do.

Cách nuôi chim cút và chăm sóc đúng kỹ thuật

Cách nuôi chim cút mới nở ( Từ 1-25 ngày): Ở giai đoạn này người nuôi cần phải úm ngay từ lúc mới nở cho đến sau 25 ngày. Có thể lựa chọn việc sử dụng lồng úm hoặc úm dưới nên, nhưng điều thiết yếu là lồng úm phải được sưởi ấm.

Nhiệt độ úm: Ở tuần đầu tiên chúng ta có thể úm ở nhiệt đọ từ 34-35 độ C, sau đó sẽ giam dần khoảng 3 độ mỗi tuần cho đến tuần thứ 4 thì ngưng.

Tuy lồng úm cần được sưởi ấm nhưng phải thoáng khí để không gây ngợp cho chim non.

Mật độ: Tuần thứ 1: 200-250 con/m2, tuần thứ 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2, tuần thứ 4: 50-100 con/m2.

Thức ăn: Trong giai đoạn úm thì việc cho ăn và uống cần phải thực hiện trong lồng úm và nên đặt máng ăn trong lống. Thức ăn cho giai đoạn này cẩn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm (26-28%), sinh tố,..nhớ phải cho ăn nhiều lần trong ngày. Trong quá trình này người nuôi cũng càn phải bổ sung thêm sinh tố vào nước ướng và cho chim uống thường xuyên.

Sau khi qua giai đoạn úm ( 25-30 ngày) thì người nuôi bắt đầu chuyển qua chế độ chăm sóc nuôi thịt. Khẩu phần ăn vào lúc này cũng cần phải thay đổi để vỗ béo cho chúng, thức ăn cần chứa nhiều nhiều tinh bột, ít đạm (22%) và cho chúng ăn uống từ do cả ngày lẫn đêm. Thông thường sau 40-50 ngày nếu bạn nuôi chim cút thịt đã có thể xuất chuồng.

Chọn giống: Nên chọn mua chim cút giống tại nhưng cơ sở sản xuất giống bố mẹ. Chim cút giống cần phải khỏe mạnh và không bị bệnh hay dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn,.. Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ cần phải nuôi tách riêng để dễ dàng chọn lọc và giao phối. Sau 25 ngày chọn lọc thì chỉ chọn những con đủ tiêu chuẩn để làm giống nuôi riêng. Tiêu chuẩn cút trống: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bóng mượt, thân hình thon gọn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài lông ngực vàng, ngực nở, kích thước nhỏ hơn con mái, sau 25 ngày trọng lượng vào khoảng 79-90gr. Tiêu chuẩn cút mái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở đỏ hồng và mềm mại,.. Kích thước và trọng lượng lớn hơn con trống.

Cách phối giống: Trường hợp ngươi nuôi muốn phối giống cần phải để trên 3 tháng mối thực hiện, nếu phối giống quá sớm sẽ làm cho giống mau thái hóa.

Đb Mai Sỹ Diến: Đề Nghị Xếp Chó, Mèo Vào Chăn Nuôi Gia Súc

Góp ý về dự án Luật Chăn nuôi, đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa) cho rằng cần nghiên cứu, bổ sung kỹ các quy định về chăn nuôi trong khu dân cư, kiểm soát việc sử dụng thức ăn chăn nuôi, tránh tồn dư kháng sinh cũng như giải thích từ ngữ trong luật sao cho người dân dễ hiểu.

Phát biểu góp ý về dự án Luật Chăn nuôi, ĐB Mai Sỹ Diến nhấn mạnh về sự cần thiết ban hành luật. Thông qua báo cáo tổng kết thực hiện pháp lệnh và các văn bản pháp quy về lĩnh vực chăn nuôi cho thấy, Pháp lệnh Giống vật nuôi hiện nay mới điều chỉnh khoảng 10% lĩnh vực chăn nuôi, còn 90% lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi khác đang cần có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, như việc ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đã thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và hội nhập quốc tế rất cao.

Bên cạnh đó, vấn đề kiểm soát việc sử dụng kháng sinh, chất cấm trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cũng còn hạn chế. Việc kiểm tra, phát hiện cũng thiếu kịp thời dẫn đến người tiêu dùng hàng ngày phải dùng những thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, phát sinh bệnh tật.

Trong chăn nuôi có những thời kỳ phải tổ chức giải cứu bởi cung vượt quá cầu đã cho thấy tính dự báo thị trường còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có nguyên nhân năng lực của các cơ quan nhà nước yếu kém, có việc thiếu chế tài đăng ký chăn nuôi để có số lượng thống kê chính xác.

Góp ý về dự án Luật này, ĐB Diến cho rằng: “Cần giải thích thêm từ ngữ ở khoản 11 Điều 3 “gia súc là các loài vật nuôi gồm trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu, thỏ”, vậy còn chó, mèo có phải là gia súc không? Theo Từ điển bách khoa thì gia súc là loài động vật có vú được nuôi thuần hóa trong gia đình. Như vậy, tôi đề nghị bổ sung chó, mèo là đối tượng gia súc”.

Tiếp đó, góp ý về Điều 34 quy định về nguyên tắc quản lý TĂCN chứa kháng sinh, ĐB Mai Sỹ Diến cho rằng: “Tôi thấy việc sử dụng kháng sinh trong TĂCN nhằm phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, nhất là với loại hình chăn nuôi trang trại, công nghiệp đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Cơ sở sản xuất TĂCN có quy định, ký hiệu riêng và gọi là thức ăn thuốc. Tuy giải trình của các cơ quan chức năng cho rằng nhóm các thức ăn an toàn sẽ được quản lý theo ngưỡng cho phép trên cơ sở các quy định về quản lý thuốc thú y hiện hành, vừa đáp ứng yêu cầu phòng, trị bệnh cho vật nuôi, vừa giảm thiểu các nguy cơ, rủi ro do kháng sinh gây ra với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.

Nhưng tôi thấy rằng, các nước trên thế giới sử dụng thức ăn, thuốc vì họ kiểm soát được nhờ có ngành chăn nuôi tập trung và giết mổ tập trung theo phương pháp công nghiệp. Việc lý giải quản lý nhà nước trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta chỉ phù hợp với việc chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại và giết mổ tập trung”.

“Việc chăn nuôi nhỏ lẻ và giết mổ nhỏ lẻ đang chiếm tỉ trọng lớn ở nước ta. Các cơ quan chức năng sẽ không thể kiểm soát được như ở các nước có ngành chăn nuôi tập trung, tiên tiến và phát triển. Kháng sinh trong TĂCN mà tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và rất khó xác định đối với chăn nuôi nhỏ lẻ và tiêu thụ nhỏ lẻ, tiêu thụ tại chỗ.

Thử hỏi các chuyên gia chăn nuôi, các đại biểu Quốc hội về thăm quê, ăn giỗ, dùng bữa cơm thân mật với bà con, anh em ở quê, có ai biết được liệu thực phẩm trên mâm cỗ có tồn dư thuốc kháng sinh hay không? Ăn một bữa cũng không sao, còn người nông dân thì thường xuyên sử dụng. Tôi thấy cần hết sức cân nhắc quy định này, và không nên giao cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định, Bộ trưởng sẽ gặp nhiều áp lực và không thể lường hết các vấn đề” – ĐB Diến nói.

Theo Danviet.Vn

Những Cụ Già Nuôi Chó Mèo Hoang, Mua Thóc Đãi Chim Trời

Người đàn bà hơn chục năm nuôi chim trời

Đó chính là bà Nguyễn Thị Tim (Hà Nội) – chủ một quán nước nhỏ tại ngã tư Tô Hiến Thành – Bà Triệu. Suốt hàng chục năm nay, hình ảnh của một người phụ nữ phúc hậu cần mẫn chăm sóc từng đàn chim trời đã quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân nơi đây. Bên hàng nước nhỏ đơn sơ với đôi ba ấm trà nóng, vài hộp kẹo lạc giòn tan và những chiếc cốc được xếp đặt ngay ngắn, lũ chim trời cứ ríu rít gọi nhau đến quây quần bên bà.

Trong một lần chia sẻ về lý do để bà ngày ngày gắn bó với lũ chim trời, bà Tim nói: “Chim là chim trời, cho nó ăn thì cho, không thích cho thì thôi, cũng không ai bắt mình nuôi cả. Với tôi cũng thế, không ai bắt tôi phải làm việc này, chỉ đơn giản là mình thích và hợp với nó thì mình nuôi nó. Hơn nữa, tôi cảm thấy rất tội nghiệp mỗi khi đàn chim bị đói”.

Bà Tim vãi thóc cho lũ chim. Ảnh: Văn Hải

Và cứ thế, bà Tim đã gắn bó cuộc đời mình bên gian hàng nhỏ cùng những đàn chim trời. Có thể nhiều người cho rằng bà Tim thật lãng phí tiền của, thời gian của mình, nhưng có lẽ điều mà bà nhận được còn ý nghĩa và quý giá hơn gấp bội lần. Ở cái tuổi tóc ngả màu bạc, hai mắt rạn những vết chân chim, chính “thú vui” ấy khiến bà Tim cảm thấy cuộc sống trở nên thoải mái, giản đơn hơn. Cũng bởi lẽ đó, ngay cả tới những đứa con của bà cũng thay nhau cho chim trời ăn thóc những lúc bà Tim bận việc.

Bà Tim cho rằng, đâu phải ai vãi thóc ra chim trời cũng sà xuống và ăn, âu cũng là cái duyên, mà đã là cái duyên thì phải giữ gìn và trân trọng. Đã trôi qua ngần ấy năm trời, bà vẫn tiếp tục giữ lấy cái duyên ấy, còn lũ chim vẫn cứ nghe lời đến bên bà, cùng bà làm vơi đi nỗi đau mất chồng sớm, để thêm yêu đời, yêu cuộc sống hơn mỗi ngày.

Cụ bà 80 tuổi cưu mang hơn 50 chú chó, mèo hoang

Những người sống quanh khu vực đường Đinh Tiên Hoàng (Q. Bình Thạnh) không ai không biết tới cụ Lê Thị Quý năm nay đã 80 tuổi. Cụ sống trong căn nhà ẩm thấp, tồi tàn và cưu mang hơn 50 chú chó, mèo hoang.

Vì sống cảnh đơn côi, nên cụ thường mang những chú chó, mèo bị bỏ hoang về nuôi dưỡng. Hàng ngày, cụ thường dậy từ lúc 5 giờ sáng, bán cháo ngoài chợ Đa Kao tới 2 giờ chiều mới đẩy xe hàng về tới nhà. Về nhà, cụ lại cẩn thận dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa sạch sẽ cho lũ chó mèo và cho chúng ăn. Nhiều ngày, tới tạn 12 giờ đêm cụ mới làm xong mọi việc.

Cụ Quý bên những chú mèo. Ảnh Như Quỳnh

Sau khi hoàn cảnh và việc làm của cụ Quý được nhiều người biết đến, các bạn trẻ đã tới thăm, chăm sóc chó, mèo hoang giúp cụ. Nhiều bạn ghé qua thường xuyên hơn để được trò chuyện cho cũ đỡ buồn. Mới đây, một show thực tế nổi tiếng của VTV3 đã có một ngày thật sự ý nghĩa tại nhà riêng của cụ Quý khi nhóm tình nguyện viên đã bắt tay vào việc dọn dẹp, thu gọn đồ trong nhà cho cụ. Chăm sóc hơn 50 chú chó, mèo và đồng thời sửa nhà cho cụ Quý được khang trang hơn.

Cụ bà xin bánh mỳ nuôi cá Hồ Gươm

Những người dân ở khu vực phố cổ đã quen với hình ảnh bà Quách Thị Gái (SN 1923) mỗi sáng sáng lại tới từng tiệm bánh mỳ xin những bọc nilong đựng bánh mỳ vụn về phơi khô, bảo quản kỹ lưỡng để dự trữ thức ăn nuôi cá Hồ Gươm.

Hàng ngày, cụ Gái đều đi xin bánh mỳ cho đàn cá. Ảnh Thái Bình

Trong ngôi nhà nhỏ chừng 20m2 của cụ Gái chất đầy những bọc bánh mỳ khô, được gói cẩn thận kheo khắp nhà. Cụ cho biết: Từ hồi Pháp còn bảo hộ, cá Hồ Gươm được cho ăn thường xuyên. Lúc ấy, ở ven hồ có hai người, một người chuyên bắt người đái bậy quanh Bờ Hồ; một người chuyên bắt phạt người vứt rác, làm bẩn Bờ Hồ, Ông thứ hai tên Chuyên, nhà trên phố Mã Mây, là người hàng ngày có trách nhiệm cho cá ăn, mỗi chiều nửa xe cút kít thức ăn. Sau khi độc lập, bẵng đi vài năm không thấy ai làm cái việc cho cá ăn, cụ Gái tự mình làm cái công việc ấy.

Cần mẫn nhiều năm với công việc chẳng ai thuê, nhưng cụ Gái coi đó là trách nhiệm, là niềm vui của một người có nhiều năm sinh sống, gắn bó với thủ đô.

Chó Ngao Tây Tạng Hết Thời, Bị Đưa Vào Lò Mổ

Nghề nuôi chó ngao Tây Tạng từng có thời kỳ phát triển cực thịnh ở Trung Quốc. Khi đó, giá mỗi con thần khuyển này lên tới 200.000 USD. Giống chó mặt xệ sở hữu lớp lông và bờm dày như sư tử trở thành biểu tượng của giới siêu giàu Trung Quốc. Nhưng đó là câu chuyện của hai năm trước.

Sức mua đối với các mặt hàng xa xỉ của Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng vì áp lực từ chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Số phận của những con chó ngao Tây Tạng, giống chó chăn gia súc hung dữ nhất nhì thế giới, có nguồn gốc từ cao nguyên Himalaya, từng là “trang sức” không thể thiếu của các đại gia Trung Quốc, cũng không nằm ngoài guồng quay đó.

Năm 2011, một con chó ngao Tây Tạng thuần chủng với màu lông đỏ rực được bán với giá kỷ lục 1,6 triệu USD. Nhiều người mua lúc đó nói sẵn sàng chi đến 250.000 USD để sở hữu một con chó ngao Tây Tạng có dáng chuẩn.

Dân du mục Tây Tạng từ lâu sử dụng chó ngao để canh gác vào ban đêm, chống lại kẻ trộm gia súc và chó sói. Là một loài chó hoang dã được thuần hóa, với tiếng sủa lớn, ngao Tây Tạng có khả năng thích nghi cao với cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông và điều kiện không khí loãng ở vùng cao nguyên.

“Chúng thừa sức mạnh để bảo vệ chủ, tài sản và đàn gia súc của chủ trước bất kỳ mối đeo dọa nào mà không hề sợ hãi, khiến người chủ tự hào”, ông Gombo, người nuôi chó ở Thanh Hải, phía tây bắc Trung Quốc nói, chỉ vào ba con chó ngao xích ở giữa sân nhà, đang gầm gừ trước một nhóm người lạ.

Lúc cao trào, nhiều người nuôi còn chịu chi tiền để đưa chúng đi phẫu thuật thẩm mỹ. Hồi đầu năm 2013, một chủ chó kiện bệnh viện thú y ở Bắc Kinh và yêu cầu bồi thường 140.000 USD sau khi con chó ngao Tây Tạng của ông chết trên bàn mổ khi đang phẫu thuật nâng mặt.

“Nếu chó của tôi trông oai dũng hơn, các chủ chó cái sẽ sẵn lòng bỏ ra nhiều tiền để lấy giống”, Global Times dẫn lời một người nuôi chó ngao giải thích lý do ông yêu cầu bệnh viện chỉnh hình lại khuôn mặt xệ của con vật cưng.

Bác sĩ thú y đang kiểm tra một con chó ngao Tây Tạng sau khi nó được các nhà hoạt động vì quyền động vật giải cứu khỏi lò mổ. Ảnh: NYT.

Trào lưu chóng tàn

Tuy nhiên, thời gian gần đây, những người nuôi chó ngao Tây Tạng vẫn bám trụ với nghề ở Trung Quốc đang phải vật lộn vì tình trạng cung vượt quá cầu. Người mua ngày một ít còn giá bán thì tuột dốc không phanh. Giá chào bán trung bình cho một con đực tốt giống hiện vào khoảng 2.000 USD. Nhưng nhiều chủ chó còn chấp nhận cái giá thấp hơn thế, theo NY Times.

“Nếu có cơ hội làm ăn tốt hơn, tôi sẽ từ bỏ nghề này”, Gombo nói. Ông cho biết tiền thức ăn một ngày cho mỗi con chó từ 50 – 60 USD. “Áp lực mà chúng tôi phải gánh quá lớn”, ông nhấn mạnh.

Từ năm 2013 đến nay, khoảng một nửa trong số 95 người nuôi chó ngao chuyên nghiệp ở Trung Quốc đã bỏ nghề, theo số liệu của Hiệp hội Chó ngao Tây Tạng. Trại nuôi chó ngao thuần chủng từng phát triển rất thịnh vượng ở Thành Đô, Tứ Xuyên, hiện bị biến thành một chợ bán thú cưng và công viên thủy sinh.

Li Quin, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, chuyên gia về chó ngao Tây Tạng, cho hay các nhà đầu cơ là một phần nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của thị trường từng được coi là rất lành mạnh này.

Ngoài ra, khi giá cao, người nuôi vô đạo đức đã phối giống chó ngao Tây Tạng thuần chủng với những loài chó khác nhằm đánh lừa khách hàng. “Năm 2013, thị trường đầy rẫy chó lai”, ông Li nhận xét.

Hàng loạt câu chuyện ngao Tây Tạng tấn công người cũng khiến chủ chó nản lòng. Ngoài ra, những năm gần đây, nhiều thành phố ở Trung Quốc còn cấm nuôi chó dữ. Điều này càng khiến nhu cầu suy giảm.

Suốt 25 năm ở Trung Quốc, Mary Peng, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Trung tâm Thú y Quốc tế ở Bắc Kinh, chứng kiến hàng loạt trào lưu nuôi chó rộ lên rồi kết thúc bằng việc lũ chó bị bỏ rơi.

Theo VnExpress

Cập nhật thông tin chi tiết về Đbqh Tranh Luận Việc Đưa Chó Mèo, Chim, Hươu Vào Dự Luật Chăn Nuôi trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!