Xu Hướng 3/2023 # Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó Mèo Lây Từ Vật Nuôi Sang Người # Top 9 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó Mèo Lây Từ Vật Nuôi Sang Người # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó Mèo Lây Từ Vật Nuôi Sang Người được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh sán chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ vật nuôi sang người (zoonosis) do giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Được nhiều người gọi là bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó.

Bệnh sán chó mèo thường lây bệnh cho người như thế nào?

Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường có tên gọi là sán chó mèo.

mèo sẽ đẻ trứng, trứng theo phân và ra bên ngoài môi trường sau 1 đến 2 tuần lễ, các trứng này sẽ hoá phôi.

Đây là giai đoạn có thể gây nên bệnh cho người nếu nuốt phải trứng giun sán. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất vì do thói quen hay đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun sán nhiều do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó mèo.

Sau khi nuốt trứng vào trong cơ thể, ấu trùng giun sẽ được phóng thích ra ngoài, đi xuyên qua thành ruột và đi theo đường máu để di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể nhiều tháng và sau đó lại phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã để lại hậu quả tổn thương tại các mô.

Tiếp xúc với chó mèo có nhiễm bệnh sán chó mèo không?

Do đặc điểm chó mèo là những vật nuôi rất gần gũi với con người, nên bệnh thường phân bố khắp thế giới và bất kỳ ai trên thế giới cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó mèo.

Bệnh sán chó mèo ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, phần vì việc làm xét nghiệm phân không được áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành để đẻ trứng trong ruột của con người.

Những năm gần đây có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu kỹ thuật Elisa nhưng chỉ được giới hạn ở một số địa điểm cụ thể. Số mẫu chứa nhiều nên các số liệu khó nói lên được tình hình nhiễm chung trong cả nước.

Tuy chưa có số liệu thật chính xác về tình hình của bệnh, nhưng nguy cơ lây nhiễm trứng sán chó mèo ở người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp, do việc nuôi chó mèo trong nhà rất phổ biến và đa số các vật nuôi này không được tắm rửa thường xuyên hay chích ngừa để phòng bệnh.

Thói quen ăn rau sống, hải sản, thịt tái sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiễm ấu trùng giun sán. Dấu hiệu bệnh sán chó mèo hiện nay có tỷ lệ nhiễm rất cao. Do đó những trường hợp bị ngứa lâu ngày cần phải đi khám và làm xét nghiệm máu để chẩn đoán giun sán gây ngứa, dị ứng da. Thông thường thì sau điều trị đặc hiệu giun sán thì bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.

Phòng ngừa nhiễm bệnh sán chó mèo

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải lau dọn sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ăn rau sống phải rửa sạch và rửa dưới vòi nước đang chảy.

Nên tắm cho chó mèo thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun theo định kỳ. Thu gom và xử lý phân chó mèo như phân người, không để chó mèo ỉa bậy ở khắp nơi.

Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó Mèo

Câu hỏi: Chào bác sĩ, bác cho cháu hỏi dấu hiệu bệnh sán chó mèo là như thế nào vậy? Tại cháu có nuôi 1 con chó mà giờ cháu thấy ngứa nhiều và nổi hột đỏ ạ? Tr.T.Khánh Vy

Trả lời: Chào Khánh Vy, rất vui vì nhận được câu hỏi của cháu cũng là câu hỏi mà rất nhiều các bạn độc giả cần bác sĩ giải đáp về các dấu hiệu bệnh sán chó mèo.

Trong gia đình có nuôi chó/ mèo, hay do thói quen sinh hoạt trong vấn đề ăn uống và vệ sinh như là ăn rau sống, không rửa tay trước khi ăn hay sau khi tiếp xúc đồ dơ… đều là nguyên nhân thường gặp khiến người bệnh vô tình bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara spp hay còn được gọi trong dân gian là bệnh sán chó/ mèo.

Bệnh sán chó mèo là gì?

Giun đũa chó/ mèo Toxocara spp có 2 loại là Toxocara canis lây truyền từ con chó và Toxocara cati lây truyền từ con mèo đây là một loài giun tròn sống trong ruột chó mèo. Do nguồn lây chính là từ chó và mèo nên thường gọi là bệnh sán chó mèo.

Người bị nhiễm bệnh sán chó mèo như thế nào?

Khi con người vô tình nuốt phải trứng hoặc ấu trùng giun sán chó mèo thì ấu trùng sẽ vào máu và đi khắp cơ thể, nó có thể gây tổn thương đến tim, gan, não, phổi…hay đi cùng dòng máu theo mạch máu và có thể gây các dấu hiệu bệnh sán chó mèo gợi ý sau đây:

Mẩn ngứa da, ngứa nhiều về đêm cũng là dấu hiệu bệnh sán chó mèo

Giun, sán có thể khiến bạn bị ngứa da dai dẳng do chúng tiết chất độc vào máu. Các độc tố này khiến bạn bị ngứa, nổi mẩn đỏ khắp người hoặc rải rác 1 số vùng không cố đinh trên cơ thể. Cảm giác nóng rát vùng da ngứa khiến bạn bạn phải uống thuốc dị ứng mới bớt ngứa, đó cũng là dấu hiệu bệnh sán chó chó ở người

Dấu hiệu bệnh sán chó mèo: với những hình thái mẩn ngứa da giống bệnh da liễu

Đau nhức đầu, toàn thân mệt mỏi gợi ý dấu hiệu bệnh sán chó mèo

Giun sán chó mèo có thể di chuyển đến não gây đau nhức đầu, toàn thân mệt mỏi kéo dài, gây viêm dây thần kinh, viêm cơ làm cho các cơ bắp của cơ thể mệt mỏi, người uể oải không muốn làm việc hay thậm chí chỉ muốn nằm nghỉ trên giường, những dấu hiệu vừa nêu cần nghĩ đến dấu hiệu bệnh sán chó mèo, từ đó có những phương án xét nghiệm và chữa trị.

Dấu hiệu bệnh sán chó mèo với tim mạch

Các dấu hiệu bệnh sán chó mèo kèm theo có thể là nhịp tim nhanh bất thường, hay bị mệt mỏi và khó tập trung không lại trừ là dấu hiệu bệnh sán chó mèo. Nếu nghi ngờ mình bị bệnh sán chó mèo, bạn hãy để ý thường xuyên hơn đến nhịp tim và huyết áp

Dấu hiệu bệnh sán chó mèo gợi ý ấu trùng di chuyển đến mắt

Mắt nhìn mờ, giảm thị lực, đau nhức mắt một bên, cộm mắt, chữa trị bằng thuốc nhỏ mắt không có tác dụng là những dấu hiệu bệnh sán chó mèo thể ấu trùng di chuyển đến mắt

Dấu hiệu bệnh sán chó mèo: ấu trùng Toxocara gây viêm kết mạc mắt bên phải

Nhiễm bệnh sán chó mèo gây táo bón kéo dài

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nếu bạn vẫn dung nạp đầy đủ chất xơ từ các loại rau xanh và trái cây nhưng vẫn gặp tình trạng táo bón thường xuyên, có thể đó là dấu hiệu bệnh sán chó mèo. Giun, sán có khả năng làm ruột bị kích ứng và rối loạn tiêu hóa. Nó làm giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể, khiến bạn bị táo bón.

Luôn có cảm giác bị trướng bụng, đầy hơi khó tiêu hóa hoặc tiêu chảy

Nếu bạn vừa mới có những hoạt động tiếp xúc với nguồn đất hoặc nước ở một khu vực khác nơi bạn sinh sống hoặc nghề nghiệp của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường đất, nước có nguy cơ cao để bị ấu trùng sán chó Toxocara xâm nhập vào cơ thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

Dấu hiệu bệnh sán chó mèo: có thể gây mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu

Dấu hiệu bệnh sán chó mèo gây khó ngủ mất ngủ hoặc tâm lý không ổn định

Dấu hiệu bệnh sán chó mèo gây cho người bệnh cảm giác bị trằn chọc khó ngủ thậm chí mất ngủ thời gian dài mà dùng các loại thảo dược dễ ngủ đều không đem lại hiệu quả. Việc này cũng dẫn tới tâm lý bệnh nhân trở nên khó chịu, dễ cáu gắt, phản ứng mạnh với những việc không thỏa mãn mong muốn.

Những dấu hiệu bệnh sán chó mèo chia sẻ ở trên chỉ có ý nghĩa gợi ý cho người bệnh về nguy cơ đã bị nhiễm bệnh giun sán chó mèo. Để biết có bị nhiễm giun sán chó mèo hay không thì người bệnh nên tới nhưng bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa về ký sinh trùng để được xét nghiệm máu cho kết quả chính xác nhất và bệnh nhân nhanh chóng được điều trị khỏi bệnh. Mong là câu trả lời đã giải đáp được thắc mắc của Khánh Vy.

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

Bác sĩ: Lê Thị Hương Giang

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒNCHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁNĐịa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCMTư vấn: 0912444663 – Hotline: 02838302345Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CNThời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

Cách Chữa Nấm Chó, Mèo Lây Sang Người

Nếu bệnh nấm cơ thể bao gồm một khu vực rộng lớn, nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc toa, có thể cần một toa thuốc tăng cường (lotion, kem hoặc thuốc mỡ) hoặc thuốc uống (thuốc viên, viên nang hoặc viên). Nhiều tùy chọn có sẵn, bao gồm:

Butenafine (Mentax).

Ciclopirox (Loprox).

Clotrimazole (Mycelex).

Terbinafine (Lamisil).

Griseofulvin (Grifulvin V).

Itraconazole (Sporanox).

Fluconazole (Diflucan).

Terbinafine (Lamisil).

Các tác dụng phụ từ thuốc uống bao gồm khó chịu đường tiêu hóa, phát ban và chức năng gan bất thường. Một số thuốc uống có thể thay đổi hiệu quả của warfarin, một loại thuốc chống đông máu làm giảm khả năng đông của máu.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

Đối với một trường hợp nhẹ, có thể áp dụng lotion toa kháng nấm, kem hoặc thuốc mỡ. Hầu hết các bệnh nhiễm nấm đáp ứng tốt tại chỗ, trong đó bao gồm:

Clotrimazole (Lotrimin AF).

Miconazole (Micatin, Micaderm).

Terbinafine (Lamisil AT).

Tolnaftate (Tinactin).

Rửa và lau khô vùng bị ảnh hưởng. Sau đó, áp một lớp mỏng của các đại lý tại chỗ một lần hoặc hai lần một ngày trong ít nhất hai tuần, hoặc theo hướng gói. Mở rộng các ứng dụng một inch ngoài rìa nhìn thấy được để đảm bảo điều trị tốt nhất. Nếu không thấy sự cải tiến sau bốn tuần, gặp bác sĩ.

Phòng chống nấm chó mèo lây sang người

Bệnh nấm là khó khăn để ngăn chặn. Các loại nấm gây ra bệnh nấm là phổ biến và lây nhiễm ngay cả trước khi các triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, có thể giúp giảm nguy cơ bệnh nấm bằng cách tham gia các bước sau:

Giáo dục chính mình và những người khác. Hãy nhận biết các nguy cơ bệnh nấm từ người bị nhiễm hoặc vật nuôi. Hãy cho trẻ em biết về bệnh nấm, những gì để xem và làm thế nào để tránh nhiễm trùng.

Giữ sạch. Rửa tay thường xuyên để tránh sự lây lan của nhiễm trùng. Giữ hoặc chia sẻ các khu vực chung sạch sẽ, đặc biệt là trong các trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng tập thể dục và phòng thay quần áo.

Giữ lạnh và khô. Không mặc quần áo dày trong thời gian dài, thời tiết ẩm ướt ấm. Tránh ra mồ hôi quá nhiều.

Tránh nhiễm bệnh động vật. Nhiễm thường trông giống như một bản vá lỗi của da. Trong một số trường hợp, mặc dù, có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của bệnh. Hãy hỏi bác sĩ thú y để kiểm tra vật nuôi và vật nuôi cho bệnh nấm.

Không dùng chung vật dụng cá nhân. Đừng để người khác sử dụng khăn, quần áo, bàn chải tóc hoặc các cá nhân khác. Không được dùng các mặt hàng này từ những người khác.

Sán Chó Là Gì: Dấu Hiệu Nào Nhận Biết Bệnh Sán Chó

BỆNH SÁN CHÓ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ SÁN CHÓ

Câu hỏi: Chào bác sĩ gần đây em xuất hiện mệt mỏi và mẩn ngứa da, em đã uống thuốc ngứa ở bệnh viện da liễu nhưng không bớt. Bác sĩ ở tỉnh nói em nên lên thành phố để xét nghiệm bệnh sán chó. Bác sĩ cho em hỏi làm sao để biết em có bị bệnh sán chó hay không và bị nhiễm sán chó có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ. Ng. Th. D, Long An.

Trả lời: Chào chị Ng.Th.D, qua câu hỏi của chị chúng tôi trả lời như sau:

Thông tin chung về ký sinh trùng sán chó ở người

Nhiễm sán chó là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại ký sinh trùng giun tròn có tên gọi Toxocara canis, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là chó. Ấu trùng sán chó nhiễm vào cơ thể và xâm nhập vào máu. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm vì ấu trùng sẽ gây tổn thương nội tạng của người bệnh, gây ra tình trạng ngứa ngáy mề đay trong thời gian dài, dẫn đến giảm sức đề kháng và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

Một số ấu trùng giun sán khi nhiễm vào cơ thể rồi chúng xuyên qua thành ruột vào máu và gây ngứa. Những loại ấu trùng giun sán thường gặp là ấu trùng giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó, bệnh ấu trùng giun lươn Strongyloides, bệnh sán lá gan lớn Fasciola,…là những loại ký sinh trùng giun sán thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi và người lớn.

Trong có thể, ấu trùng sán chó có thể gây tổn thương một số cơ quan nội tạng

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó ở người

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh sán chó giống với một số bệnh nội khoa thông thường khác nên rất khó để phát hiện sớm nếu không xét nghiệm máu. Đa số người bệnh nhiễm sán chó thường được phát hiện sau khi bị ngứa da trong thời gian dài chữa trị da liễu không hiệu quả.

Hình ảnh (mũi tên) ấu trùng sán chó trú ngụ trong gan người bệnh

Không phải tất cả những trường hợp nhiễm sán chó đều bị ngứa da

Bản chất của ngứa da là do phản ứng của cơ thể chống lại độc tố do sán chó tiết ra trong máu, ngứa gãi lâu ngày có thể biến làn da mịn màng thành thô ráp. Nhiễm sán chó cũng có thể gây mệt mỏi xanh xao do bị ký sinh trùng chiếm chất dĩnh dưỡng.

Tuy nhiên không phải ai nhiễm sán chó trong cơ thể cũng gây mẩn ngứa da, có người bị nhiễm sán chó nhiều năm nhưng không hề ngứa da, do đó, thay vì lo lắng về bệnh tình, chị nên sắp xếp thời gian lên Sài Gòn xét nghiệm máu rồi chữa trị.

Biểu hiện ngứa da ở bệnh nhân xét nghiệm máu dương tính với Toxocara

Bị sán chó có nguy hiểm không?

Bị sán chó thê ấu trùng di chuyển lên não là biến chứng nguy hiểm, người bị nhiễm sán chó Toxocara nếu lượng ấu trùng lớn sẽ tăng nguy cơ tổn thương tim, gan, thận, mắt, não. Phiền toái của bệnh sán chó đối với sức khỏe con người là tổn thương nội tạng, gây ngứa ngáy mề đay kéo dài, gây giảm miễn dịch của cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.

Xét nghiệm sán chó có thể biết được giun sán khác không?

Xét nghiệm sán chó Toxocara bằng phương pháp ELISA để tìm một chất đặc hiệu xuất do ấu trùng sán chó phóng thích trong máu. Với mẫu máu để xét nghiệm sán chó có thể xét nghiệm các loại giun giun sán khác và cho ra kết quả cùng thời điểm.

Bao lâu nên xét nghiệm sán chó một lần? 

Người khỏe mạnh bình thường không có triệu chứng nên xét nghiệm sán chó và giun sán khác một năm một lần. 

Phương pháp trị bệnh sán chó và bệnh ngứa da dị ứng do sán chó

Sử dụng phác đồ diệt ấu trùng trong máu thay vì các phương pháp diệt giun sán thông thường trong ruột để trị sán chó. Phối hợp thuốc kháng viêm và kháng H2 giúp tăng tác dụng hiệp đồng, mang lại hiệu quả tích cực đối với trị bệnh sán chó gây ngứa, giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Sau khi trị bệnh sán chó Toxocara các dấu hiệu triệu chứng khó chịu như ngứa da, dị ứng, nổi mề đay,…được cải thiện và đẩy lùi. 

Điều trị sán chó cần theo dõi và không nên chủ quan: không nên kê toa với một liều rồi cho người bệnh về nhà mà không hẹn ngày tái khám, chữa trị sán chó cần xác định thể bệnh và phối hợp thuốc theo phác đồ.

Bác sĩ nên giải thích rõ cho người bệnh biết sử dụng thuốc A tác dụng gì? Thuốc B có tác dụng gì, sự cần thiết của việc bổ sung thuốc C để làm gì? Tái khám xét nghiệm lại khi nào? Khi đến xét nghiệm lại thì xét nghiệm những gì? Bao lâu có kết quả để người bệnh chủ động về thời gian.

Hình ảnh ấu trùng sán chó di chuyển đến não, thường gặp khi bệnh nhân đau đầu kéo dài

Đối với người bệnh sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn được ghi trong toa, không uống bia, rượu, không hút thuốc lá. Nên ăn chín, uống sôi, cắt ngắn móng tay, rửa tay thường xuyên, không ăn thực phẩm tái sống, không ăn rau sống. Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo. Với trẻ em nên cắt ngắn móng tay và rửa tay cho trẻ thường xuyên.

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi.

Thông báo:

Từ ngày 09/07/2021 để đảm an toàn phòng chống dịch Covid 19 theo Chỉ thị 16, những trường hợp thật cần thiết như ngứa da, nổi mề đay, dị ứng kéo dài có ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc đau đầu khi đến khám, phòng khám triển khai lấy mẫu xét nghiệm giun sán và trả kết quả nhanh, thực hiện đúng quy định giãn cách, không khuyến khích bệnh nhân lưu lại phòng khám quá lâu. Quí bệnh nhân vui lòng kê khai y theo hướng dẫn của nhân viên y tế trước khi thực hiện các dịch vụ tại phòng khám.

Những trường hợp do điều kiện khó khăn không tới được phòng khám có thể gửi tin nhắn qua số Zalo 0912171177 để được bác sĩ tư vấn chữa trị tại nhà.

Chân thành cảm ơn.

 

Bác sĩ. Đặng Nga

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó Mèo Lây Từ Vật Nuôi Sang Người trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!