Bạn đang xem bài viết Cứu Hộ Chó Mèo Và Động Vật Hoang Công Việc Vất Vả Và Lắm Khó Khăn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
LƯU Ý: TRUNG TÂM KHÔNG CỨU HỘ ĐỘNG VẬT CHÓ MÈO.
Hiện nay có nhiều khách hàng gọi điện lên Trung tâm cứu hộ giao thông 119 ” DUY NHẤT CHỈ CỨU HỘ Ô TÔ, XE MÁY“ để yêu cầu sự giúp đỡ về cứu hộ các loại chó mèo, thú cưng, cứu hộ gấu, động vật hoang dã nhưng hiện nay Trung tâm mới chỉ hỗ trợ cứu hộ giao thông. Chính vì vậy trong mục này Trung tâm cứu hộ giao thông 119 xin giới thiệu địa chỉ và số điện thoại để quý khách “tự liên hệ” như sau:
CÁC BẠN LIÊN HỆ: TRẠM CỨU HỘ CHÓ MÈO TẠI HÀ NỘI
1. Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội (CPAPS):
Thành lập tháng 4/2012, là một trong những trạm cứu hộ đầu tiên tại Hà Nội. Trạm sẵn sàng tiếp nhận những trường hợp chó mèo vô chủ, bị bỏ rơi và gặp các vấn đề về sức khỏe. Tiền thân của trạm là HPR – hay còn gọi là Hanoi Pet Rescue. Đây là trạm cứu hộ có giấy phép hoạt động NGO đầu tiên không chỉ tại Hà Nội mà còn là đầu tiên của Việt Nam.
Thủ tục trao gửi nhanh chóng. Đảm bảo cuộc sống của chó, mèo sau khi được trao – nhận thành công. Ngoài các hoạt động cứu hộ chó mèo, trạm còn tổ chức nhiều sự kiện khác. Các sự kiện viết về thú cưng, đặt mua sách tự xuất bản…đều nhằm mục đích gây quỹ.
Thông tin liên hệ: SĐT 01234524650 hoặc email [email protected].
2. Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Hà Nội:
Thành lập tháng 3/2014, tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Trạm có tổ chức giúp đỡ, bảo vệ chó mèo lang thang, bị bạo hành, đánh đập. Hội cũng hỗ trợ chuyển chủ để cung cấp cho các em thú cưng hoặc thú hoang một cuộc sống mới…
Thông tin liên hệ với trạm: SĐT 01256515518.
3. Bệnh viện thú y PetHeath:
Đội ngũ bác sĩ được nhận xét là có trình độ cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, giá thành hợp lý và thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Bệnh viện cam đoan sẽ đem đến cho thú cưng của bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Liên hệ: (024) 2242 8882 hoặc website: https://pethealth.vn/. Bệnh viện mở cửa 24/24, có dịch vụ tư vấn qua điện thoại và thăm khám tại gia nếu cần thiết.
CÁC BẠN LIÊN HỆ:
TRẠM CỨU HỘ CHÓ MÈO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Nhóm cứu trợ động vật SAR:
Nhóm cứu trợ động vật SAR cam đoan sẽ cho các chú chó, mèo một cơ hội thứ hai trong cuộc đời mình. Hoạt động của trạm cứu hộ chó mèo SAR chủ yếu hỗ trợ cứu giúp các thú hoang. Bên cạnh đó, hội còn tổ chức liên kết tìm chủ nuôi. Và còn hỗ trợ cứu chữa các trường hợp bệnh tật, tai nạn cho các thú hoang.
Trang fanpage của trạm cứu hộ chó mèo SAR thường xuyên cập nhật tình hình của các thú hoang hoặc thú bị bạo hành. Được biết nhóm thường hỗ trợ cứu các chú cún hơn là mèo, với lý do nhân lực trong nhóm không đủ chuyên môn để chăm sóc cho các bé mèo. Dầu vậy, sự hỗ trợ của nhóm là nguồn an ủi to lớn đối với các chú chó bị bỏ rơi hoặc bị bạo hành.
2. Cứu hộ chó mèo Saigon Time (SGT):
Thành lập khá muộn vào tháng 5/2023 tại huyện Bình Chánh với số thành viên vỏn vẹn 5 người. Tuy vậy, trạm cứu hộ chó mèo SGT đã có nhiều hoạt động thiết thực trong suốt hơn 3 năm hoạt động: chăm sóc chó, mèo lang thang cơ nhỡ, can thiệp y tế với các trường hợp bị nhiễm bệnh, chấn thương…
Hiện trạm cứu hộ chó mèo SGT vẫn đang hoạt động sôi nổi tại Sài Gòn với nhân lực chủ chốt là chị Như và bạn. Dù có đóng góp rất lớn trong công cuộc giúp đỡ thú cưng, song chi phí hoạt động từ 40-60 triệu đồng/tháng (bao gồm tiền nhà, thức ăn, thuốc men, vật liệu y tế… cho hơn 100 chó, mèo) đôi khi vượt qua khả năng tài chính của chị.
Vậy nên, các mạnh thường quân có thể giúp đỡ chị Như và trạm qua địa chỉ: [email protected].
3.Bệnh viện chó, mèo New Pet Hospital:
Các y – bác sĩ thú y tại bệnh viện luôn túc trực 24/7. Cơ sở vật chất hiện đại, với trung tâm chẩn đoán kĩ thuật cao, New Pet Hospital được xem là một trong những bệnh viện chó mèo có chất lượng hàng đầu tại Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 53 Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, chúng tôi – Số 354/8 Lý Thường Kiệt, p14, quận 10, chúng tôi SĐT: 02862.639.939 – 02862.563.939. Website: www.newpethostipal.com.vn
CÁC BẠN LIÊN HỆ:
TRẠM CỨU HỘ CHÓ MÈO TẠI ĐÀ NẴNG
1. Trạm cứu hộ chó mèo Đà Nẵng:
Thành lập năm 2013, đứng đầu là anh Bùi Trần Vĩnh Trí. Với số lượng thành viên trên 40 người rải đều khắp thành phố, trạm đã đạt được nhiều thành quả nhất định trong quá trình chăm sóc, chữa trị cho chó mèo.
Mặc dù từng xảy ra vụ việc tai tiếng với một trong những cộng tác viên của trạm là Vincent, nhưng hiện tại trạm đã được đổi mới hoàn toàn. Hiện nay, trạm đã thay đổi tên gọi và hầu hết các nhân lực chủ chốt. Trạm thường xuyên đăng tải hình ảnh, cập nhật tình hình các thú hoang và tìm chủ.
Với châm ngôn làm việc: “Sự vĩ đại của một quốc gia và sự tiến bộ về mặt đạo đức của cuộc gia đó được dựa trên các họ đối xử với động vật”. Sau 5 năm hoạt động, trạm cứu hộ chó mèo Đà Nẵng đã cưu mang và tìm chủ mới cho hơn 3000 trường hợp chó, mèo.
2. Bệnh viện chó, mèo Danangpet:
Là bệnh viện chó, mèo tại Đà Nẵng được nhiều người lựa chọn. Bệnh viện được trang bị các dụng cụ y tế, máy móc hiện đại. Với đội ngũ bác sĩ lành nghề, chắc chắn sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy đối với những người nuôi thú cưng.
Trên trang thông tin của bệnh viện thường xuyên được cập nhật. Tình hình bệnh lý cùng quy trình thực hiện chữa trị, phẫu thuật cũng được thuyết trình tỉ mỉ.
Địa chỉ: Khu nhà gia đình quân đội K38, đường Lê Quang Đạo. SĐT: 096 399 9383. Bệnh viện mở cửa từ 8h – 19h, có dịch vụ spa và trông giữ thú cưng.
CÁC BẠN LIÊN HỆ:
TRẠM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Trung Tâm cứu hộ Gấu Việt Nam (Trung tâm cứu hộ Gấu Tam Đảo)
Gấu là loài thú được công ước quốc tế bảo vệ. Việc săn bắt gấu và rút mật là trái phép và đã bị nhiều tổ chức quốc tế như CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) cực lực tố cáo cũng như các Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã như WSPA (World Society for the Protection of Animals) và Tổ chức Động vật Á châu (Animals Asia Foundation) hết sức lên án .
Ngày 15/06/2007 Tổ chức Động vật Châu Á đã được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép lập văn phòng dự án tại Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép hoạt động. Sự ra đời của Trung tâm là kết quả của thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tổ chức Động vật châu Á. Theo đó, Tổ chức Động vật Châu Á và VQG Tam Đảo thực hiện dự án xây dựng “Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam” tại VQG Tam Đảo nhằm xây dựng khu cứu hộ cho khoảng 200-250 cá thể gấu.
Địa chỉ: QL2B, Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Tỉnh: Vĩnh PhúcĐiện thoại: 0211 3537 175
2. Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn Quốc Gia Cúc Phương)
Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Cúc Phương được thành lập theo quyết định số 2585/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 9 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trung tâm được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm và một số chương trình bảo tồn động, thực vật hoang dã tại Vườn.
Vị trí: Trụ sở của Trung tâm được đặt tại khuôn viên trụ sở Vườn quốc gia Cúc Phương – Nho Quan – Ninh Bình.
Chức năng, nhiệm vụ: Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài động thực vật hoang dã quý hiếm đang bị đe dọa nguy cấp ở Việt Nam; nghiên cứu tập tính, sinh lý, sinh sản trong nuôi nhốt các loài động vật hoang dã quý hiếm phục vụ công tác bảo tồn và phát triển; sưu tập, gây trồng bảo tồn nguồn gen và tạo giống các loài thực vật quý hiếm của Việt Nam.
Mọi thông tin về Trung tâm vui lòng liên hệ:
Ông: Lê Phương Triều – Giám đốc Trung tâm
Số di động: 0914 849 248
Email: [email protected]
Ông: Hoàng Xuân Thủy – Phó giám đốc Trung tâm, Bác sỹ thú y, Phụ trách Tổ nghiên cứu thuần dưỡng động vật
Số di động: 0915 635 615
Email: [email protected]
3. Trạm cứu hộ Động vật Hoang dã Củ Chi
Thông tin nhanh Thành lập: Tháng 9 năm 2006 Diện tích: 4000m2 Các loài động vật được cứu hộ: Nhiều loài như Gấu, Vượn, Voọc, Cu li, Mèo rừng, Tê tê, Rắn hổ mang, rùa nước ngọt, rùa biển, Kỳ đà, các loài chim… Đối tác: Chi Cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khoảng cách: 70 km từ Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 50, Tỉnh lộ 15, Ấp chợ Củ Hai , gần Ngã tư An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại/Fax: +84 8 37947045
VPGD: 45/68 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84) (8) 3899 7314 – 3899 7315
Email: [email protected]
Website: www.wildlifeatrisk.org
4. Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me
Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang chính thức được thành lập vào cuối tháng 7 vừa qua với mục đích cứu hộ, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi bản năng hoang dã và khả năng trở về thiên nhiên cho các loài động vật hoang dã quý hiếm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trạm cứu hộ có diện tích khoảng 3ha, thuộc hệ thống 3 trạm cứu hộ động vật hoang dã do Tổ chức ổ chức Bảo vệ động vật hoang dã Wildlife At Risk (WAR) quản lý gồm Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi, Trạm cứu hộ Gấu và Thú họ Mèo Cát Tiên, và Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me.
Trạm cứu hộ này được thành lập từ dự án “Xây dựng Khu cứu hộ Gấu” do Tổ chức WAR, Quỹ Bảo tồn Gấu (Free The Bear) và Quỹ Brigitte Bardot thực hiện trong giai đoạn 2008-2010. Từ tháng 01/2011, Trạm chính thức mang tên “Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me”, do Tổ chức WAR trực tiếp quản lý trong sự phối hợp với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang.
Thông tin nhanh Thành lập: Năm 2008 Diện tích: 3 ha Động vật đang được cứu hộ: Gấu ngựa, Gấu chó, Vượn đen má vàng, Culi, Rùa núi vàng, Tê tê, Rùa đất lớn, Khỉ đuôi lợn. Đối tác: Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Kiên Giang, Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Tỉnh Kiên Giang. Khoảng cách: 300 km từ Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Ấp Hòn Me, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Điện thoại: (+84) 773 787 540
VPGD: 45/68 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84) (8) 3899 7314 – 3899 7315
Email: [email protected]
Website: www.wildlifeatrisk.org
5. Trạm Cứu hộ gấu thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên
Khu Cứu hộ Gấu Thành lập: Tháng 10 năm 2008 Diện tích: 1 ha Động vật được cứu hộ: Gấu chó và Gấu ngựa Đối tác: Vườn Quốc gia Cát Tiên. Khu Cứu hộ thú họ Mèo Thành lập: tháng 11 năm 2009 Diện tích: 0,5ha Động vật đang được cứu hộ: Báo hoa mai, Mèo rừng. Đối tác: Vườn Quốc gia Cát Tiên Khoảng cách: 120 km từ Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Trạm Cứu hộ Gấu và các loài thú Họ Mèo, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Ấp 4, xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại/Fax: (+84) 0613 669 159
CÁC BẠN LIÊN HỆ:
SỐ ĐIỆN THOẠI CỨU HỘ, CỨU NẠN KHÁC
1. Gọi 114 (số khẩn chữa cháy) khi cần cứu hộ cứu nạn.
2. Gọi 113 lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh khi cần có tình trạng mất an toàn xã hội xảy ra
3. Goi 115 cấp cứu y tế khi có người thương vong, nguy kịch
“Bệnh Viện” Cứu Hộ Động Vật Hoang Dã
Trong những lần đi công tác và du lịch ở Việt Nam, ông Dominic Scriven, một công dân người Anh nhận thấy các loài ĐVHD tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và đứng bên bờ tuyệt chủng. Nếu không có những biện pháp bảo tồn kịp thời, hiệu quả, nhiều loài sẽ vĩnh viễn biến mất. Thế nên, ông cùng các cộng sự có tâm huyết đã thành lập Chi nhánh WAR tại TP.Hồ Chí Minh vào năm 2003, đồng thời hỗ trợ, xây dựng và vận hành Trạm cứu hộ ĐVHD Củ Chi từ 2005-2023. Ngoài ra, WAR còn thành lập Trung tâm cứu hộ gấu và thú họ mèo Cát Tiên tại tỉnh Lâm Đồng (tháng 3-2005) và Trạm cứu hộ ĐVHD Hòn Me tại tỉnh Kiên Giang (tháng 7-2012). Nhiệm vụ của các trung tâm, trạm này là tiến hành cứu hộ các loài ĐVHD do các cơ quan chức năng bàn giao, hoặc tiếp nhận từ các các trang trại, các hộ dân nuôi nhốt động vật không đúng quy định. Các loài động vật được trạm cứu hộ, sau đó chăm sóc và phục hồi bản năng tự nhiên rồi thả về với thiên nhiên hoang dã. Sau thời gian hoạt động, các trạm trên đã bàn giao lại chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.
Đến nay Trạm BTĐVHD ở Bình Dương là nơi duy nhất ở Việt nuôi gây nuôi sinh sản tắc kè đuôi vàng
Ngày 28-6-2023, Cục Ngoại vụ – Bộ Ngoại giao đã chấp thuận cho WAR thành lập Trạm BTĐVHD tại Bình Dương để thực hiện “Chương trình nhân nuôi sinh sản nghiên cứu và bảo tồn các loài ĐVHD” trong giai đoạn 2023-2023. Trạm được thiết kế như một khu vườn nhỏ có nhiều cây xanh, phân chia theo 12 khu với những chức năng chuyên biệt. Trong đó, trạm có riêng một “bệnh viện” với đầy đủ máy móc trang thiết bị hiện đại cần thiết cho việc khám, chữa bệnh cho ĐVHD.
Hiện tại, trạm có 10 thành viên, trong có 2 bác sĩ thú y đều là những người có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực thú hoang và trên hết là tình yêu dành cho động vật. Các bác sĩ và nhân viên ở đây đều là những người có tay nghề cao, được đào tạo định kỳ thường xuyên tại nước ngoài nên rất chuyên nghiệp trong công tác cứu hộ và khám chữa bệnh cho thú.
Chú Chó Thông Minh Và Kiên Cường Trước Khó Khăn
Lịch sử của chú chó labrador Giống chó có nguồn gốc từ đảo Newfoundland
Labrador được coi là giống chó lai từ chó châu Âu với loài chó của thổ dân trên đảo Newfoundland (Canada). Trước TK 15, Newfoundland là hòn đảo hoang sơ nơi các thổ dân da đỏ sinh sống.
Khi các ngư dân châu Âu đến đây định cư và đánh bắt cá tuyết, họ mang theo nhiều giống chó. Đa phần chúng là các loài chó phổ biến ở Anh và Bồ Đào Nha. Chó trên đảo lai với những con chó này, qua chọn lọc tự nhiên tạo nên chó St. John’s Dog tổ tiên của Labrador.
Tổ tiên của LabradorKhi đó, chó St. John’s Dog có bộ lông ngắn, không thấm nước, không bị đóng băng, có màu đen điểm thêm các vệt đốm trắng ở 2 má, trước ngực và 4 chân. Chúng có sức khỏe tốt, giỏi chịu lạnh, có thể bơi trong nước biển Bắc Đại Tây Dương băng giá.
Loài chó này từng kéo lưới cùng ngư dân. Chúng còn nhảy xuống biển lùa cá, dùng mõm gỡ lưới, giúp chủ kéo cá về nhà…
Thời gian sau, những người châu Âu xâm chiếm hòn đảo, họ săn lùng và tiêu diệt hoàn toàn những người thổ dân Beothuks cùng giống chó tổ tiên của St. John’s Dog. Đầu những năm 1800, người Anh và người Scotland bắt đầu nhập St. John’s Dog về nước.
Họ nhận ra giống chó này rất giỏi trong việc săn mồi cả trên cạn và những vùng ngập nước. Chúng có thể đoán và xác định chính xác vị trí rơi của con mồi (vịt trời hay các con thú bị bắn hạ). Vì vậy, chúng còn được gọi là “chó tha mồi” và thường xuyên tham gia vào các cuộc đi săn.
Từ đây, người ta cũng gọi chó St. John’s là Labrador Retriever. Từ Labrador là tên vùng biển Canada nơi tổ tiên chúng sinh ra. Ngoài ra, từ “Labrador” theo tiếng Bồ Đào Nha còn có nghĩa là “người lao động”.
Những trại chó Labrador đầu tiênNhững trại chó Labradors ở Anh và Scotland do con trai của những vị bá tước đầu tiên đưa giống chó này về châu Âu lập nên. Thời đó, người ta chưa quan tâm đến vấn đề chó thuần chủng. Họ lai các giống chó có tài săn bắn tốt với nhau để được con chó tốt nhất phục vụ mục đích của mình.
Năm 1870, chính phủ tại Newfoundland ra đời. Họ quy định mỗi nhà chỉ được nuôi 1 con chó nhằm bảo vệ đàn cừu trên đảo. Chó chúng tôi càng hiếm dần. Cùng với đó, năm 1895, Anh ra luật hạn chế nhập khẩu chó nhằm hạn chế dịch bệnh.
Tất cả những điều trên khiến Labrador tại Anh ngày nay là kết quả khi lai với nhiều giống chó khác như: Setter, Retriever hay Spaniels… Chúng đã mất đi những đốm trắng ở mõm, chân và chỉ còn trên ngực. Chó Labrador thuần chủng ngày nay rất hiếm có đốm trắng trên mõm, nhưng Labrador lai lại rất hay gặp điều này.
Chó Labrador được công nhậnNăm 1903, Câu lạc bộ Kennel (Anh) đã chính thức công nhận Labrador Dog. Năm 1917, AKC công nhận tiêu chuẩn của loài có này. Năm 1991, giống chó Labrador đứng đầu danh sách yêu thích của AKC và tiếp tục là được yêu thích nhất tại Mỹ đến nay.
Thông tin tổng quan về chó LabradorChiều cao: 56 – 61 cm (đực), 53 – 58 cm (cái)
Cân nặng: 27 – 34 kg (đực), 25 – 32 kg (cái)
Trí thông minh: No.7 các loài chó thông minh nhất thế giới
Tuổi thọ: 10-12 năm
Tính khí: Thân thiện, năng động
Nhóm: Nhóm thể thao, ưa hoạt động
Chó Labrador có kích thước trung bình, thân hình mạnh mẽ, nhanh nhẹn, dáng thể thao vững chắc. Chúng sinh ra để làm chó săn với khả năng bơi lội “cừ khôi”: săn chim nước (vịt trời) cũng như di chuyển qua những nơi có địa hình trắc trở như núi cao.Trí thông minh và tính cách hoà đồng càng khiến giống chó này được yêu thích.
Đặc điểm bên ngoài của chó Labrador Thân hìnhKhoẻ mạnh, rắn chắc. Có 2 giống chính khác biệt nhau: Labrador Anh và Labrador Mỹ.
Labrador Anh: Thân đầy, vuông, ngực rộng.
Labrador Mỹ: Thân cao hơn, thon gọn.
LôngLoài chó này có bộ lông ngắn, thẳng, dày, không gợn, khi vuốt cảm thấy hơi sít tay. Lớp lông này có khả năng cách nhiệt, chống lạnh tốt, ít thấm nước, ít bám đất, nếu có dính bùn thì khi khô sẽ tự bong ra.
Chó Labrador Retriever có nhiều màu lông, sắc độ thay đổi từ vàng đến nâu đậm và đen: đen (black labrador), nâu chocolate, hạt dẻ, vàng (golden labrador), trắng kem bánh mì, … Trong đó phổ biến nhất là các màu: đen, vàng, kem và chocolate. Chó đột biến có thể có lông màu bạc hoặc xám.
ĐầuPhần đầu Labrador không có nhiều má thịt và nếp nhăn. Hộp sọ lớn, lõm ở dưới mắt, gò má cao vừa. Không nhìn rõ dáng xương gồ trên mặt. Môi khít, răng kín, xếp thành đường cong hướng về phía cổ họng.
Mặt chó LabPhần đầu và gương mặt của chó Lab
Đầu Labrador lớn và hơi vuông. Mõm dài vừa phải. Mắt to vừa, màu nâu đỏ hoặc nâu hạt dẻ. Mũi khá to, màu nâu hoặc đen. Tai hình tam giác, cụp, úp sát vào hai má. Mõm lớn, lực cắn cơ hàm khoảng 56 kg.
ChânKhông dài không ngắn, cân đối với cơ thể. Là giống chó giỏi bơi nên bàn chân của Labrador cũng có màng giống với Akita.
ĐuôiĐuôi chúng nặng, khá giống với đuôi rái cá. Thẳng, hơi bẹt, nhỏ gần về cuối, có lông phủ có tác dụng gần như một mái chèo bẻ lái khi bơi.
Đặc điểm tính cách của chó LobradorTính cách chính điểm đáng yêu nhất của chó Lab. Chúng là giống thông minh, hiền lành, thân thiện, tình cảm và rất biết vâng lời. Nhìn chung, Labrador Anh điềm tĩnh hơn so với Labrador Mỹ.
Não bộ của Labrador có thể hiểu đúng và thực hiện rất nhiều yêu cầu của chủ nhân. Chúng nằm trong danh sách 10 loài chó thông minh nhất thế giới. Chúng hiểu các câu lệnh mới chỉ sau tầm 5 lần nhắc lại. Khả năng thực hiện đúng câu lệnh ngay trong lần đầu tiên là 95% trở lên.
Chúng không khiến người ta sợ hãi khi đến gần. Loài chó này thích trẻ con. Chúng có thể chơi đùa, quấn quýt với bé con mà không gây hại. Labrador cũng dễ làm quen, hoà đồng với nhiều loài chó khác.
Ngoài ra, giống chó này cũng rất thích chơi đùa, nhất là nghịch nước và bơi lội. Bản tính của Labrador là canh gác, vì vậy bạn không cần lo chó Labrador có biết trông nhà không. Chúng cũng có khả năng theo dõi, tìm kiếm đồ vật, làm chó giúp đỡ người tàn tật và cứu nạn.
Những lý do bạn nên chọn nuôi chú chó Labrador Chó thông minh dễ huấn luyệnChó Labrador đứng thứ 7 trong danh sách Các loài chó thông minh nhất thế giới. Não bộ của loài chó này có thể hiểu đúng và tuân thủ theo mệnh lệnh ở mức độ cao. Chúng hiểu các câu lệnh mới chỉ sau 5 lần nhắc lại. Khả năng thực hiện đúng câu lệnh ngay trong lần đầu tiên là 95% trở lên.
Chó labrador hiền lành thân thiệnLabrador rất thân thiện, chúng yêu thích trẻ em và sống hòa đồng với những vật nuôi khác. Tại nhiều nước châu Âu, chúng trỏ thành bạn đồng hành đáng tin cậy hỗ trợ người mù và người tàn tật.
Chó labrador bơi lội rất giỏiLabrador được xếp vào Top đầu những loài chó bơi giỏi nhất. Giống chó này cũng rất thích chơi đùa, nhất là nghịch nước và bơi lội. Nhiều quốc gia trên thế giới còn sử dụng chó Labrador cho mục đích đánh hơi và săn tìm những đồ vật bị thất lạc.
Chó labrador đặc biệt trung thànhLoài chó này sống rất tình cảm và biết vâng lời. Một chú chó Labrador có xu hướng trung thành tuyệt đối với chủ nuôi lớn chúng. Chúng có thể sẽ trải qua một khoảng thời gian bị sốc và rất khó khăn nếu phải đổi chủ khi đã trưởng thành.
Điều kiện sống của chú chó LabradorCó thể nuôi Labrador trong những căn hộ ở thành phố. Tuy nhiên, không gian chật hẹp có thể khiến chúng kém nhanh nhẹn. Loài chó này có thể chịu được môi trường cực lạnh. Có thể đi trong gió tuyết – 30 độ C.
Labrador không kén ăn, bạn có thể dùng thức ăn đóng gói. Thực phẩm tươi nhiều dinh dưỡng nhưng cần chế biến phù hợp. Định lượng thức ăn tương ứng với độ tuổi.
Chó Labrador con 1 – 2 tháng tuổi, ăn 4 -5 bữa/ngày. Có thể ăn cháo, cơm mềm với thịt băm hoặc thức ăn khô được ngâm mềm với nước sạch hoặc nước dùng.
Chó 2 – 6 tháng tuổi ăn 3 bữa/ngày. Có thể lấy thịt bò, gà, nạc heo, gan, tim, … cắt nhỏ, nấu chín. Bổ sung thêm trứng, rau, hoa quả, sữa ấm để cân bằng dưỡng chất.
Chó Labrador màu cam hiếm gặp
Cho chó Lab con ăn hợp lý
Chó trên 6 tháng tuổi tiêu thụ lượng thực phẩm lớn, giàu đạm, canxi, thịt, xương, … Tuy nhiên, không nên dùng xương ống. Tránh cho chó ăn nhiều xương dễ khiến chúng bị táo bón.
Labrador trưởng thành có thể ăn thịt nguyên khối, gặm xương cứng hơn để bổ sung canxi cho răng và xương cứng cáp.
Lưu ý khi cho Labrador ănTránh dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Không nên cho Labrador ăn nhiều tinh bột và chất béo như: cơm, mì ống, đậu, khoai tây, bánh nướng, mỡ, xúc xích.
Không cho chó ăn cá tanh, thức ăn ôi hỏng. Hạn chế cho ăn đồ hun khói, đồ ngọt hoặc quá nhiều đường.
Không cho ăn quá nhiều hoặc quá ít. Định lượng ổn định để tránh cho chúng bị rối loại tiêu hoá.
Cho ăn theo giờ, không nên đổ trước thức ăn vào bát khó kiểm soát định lượng mỗi bữa.
Vệ sinh bát ăn sau mỗi lần cho ăn.
Đặt sẵn bát nước uống sạch để chó tự do uống khi khát. Nên thay nước 3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh.
Cách chăm sóc chú chó Labrador Chăm sóc lông và răngBộ lông của Labrador không bám bẩn và ít khi rụng nên dễ chăm sóc. Vì vậy nếu bạn băn khoăn: “Chó Labrador có hôi không?” thì chắc chắn là không. Nên chải lông 1 tuần/lần để loại bỏ lông rụng. Tắm 1 tuần/lần, khi tắm kết hợp kiểm tra tai, mắt và chân cho chúng, không nên tắm thường xuyên.
Nên tập thói quen chải răng cho chúng hàng ngày. Thường xuyên tỉa móng nếu thấy mọc dài.
Vận độngLabrador mạnh mẽ, luôn tràn đầy năng lượng và cần được vận động 1-2 lần/ngày. Nếu không được chạy nhảy chúng sẽ trở nên khó chịu, đôi khi xuất hiện các hành vi phá hoại. Hoạt động yêu thích của chúng là bơi lội và bắt ném.
Bạn cũng có thể giúp chúng đốt cháy năng lượng bằng cách cùng chúng chạy hoặc khám phá những địa hình mới lạ, tham gia các môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhẹn, vâng lời, khả năng quan sát, bơi lặn.
Huấn luyệnChó Labrador là loài dễ huấn luyện. Chó con từ 7 tuần – 4 tháng tuổi có thể bắt đầu gặp, làm quen với người lạ, đến nhiều địa điểm và tiếp xúc với các tình huống khác nhau.
Khi huấn luyện nên tránh kiểm soát khắt khe bằng đòn roi. Việc điều khiển bằng dây xích khó hơn ra lệnh trực tiếp. Bởi Labrador có cái cổ rất khỏe, chúng có thể nhảy chồm lên khó kiểm soát hành vi hoặc làm đứt xích.
Loài chó thông minh này chỉ cần phương pháp huấn luyện thoải mái, vui vẻ là có thể vâng lời và thực hiện nhiều lệnh điều khiển của chủ. Một vài trò đơn giản mà hầu như chú chó Lab nào cũng thực hiện được là: xoay vòng, nhặt bóng, bắt tay,…
Sau khi huấn luyện, chó Lab tham gia vào nhiều hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, phát hiện ma túy, bom, làm chó trợ giúp và hỗ trợ và nhiều công việc khác.
Những bệnh chú chó labrador thường gặpDòng Labrador rất khỏe mạnh nên ít bệnh vặt, tuy vậy chúng cũng bị những bệnh thông dụng như những dòng chó khác như dị ứng, xoắn bao tử, đầy hơi….Chính vì thế, nuôi Labrador không hề quá khó khăn. Thậm chí việc chăm sóc 1 chú chó Labrador còn khiến người ta thích thú bởi nó rất đáng yêu và dễ nuôi.
Sức khoẻ của chú chó LabradorSức đề kháng của Labrador rất tốt, chúng ít khi gặp phải những bệnh nghiêm trọng. Một vài bệnh mà loài chó này có thể gặp phải là: giãn khuỷu chân và hông, rối loạn tim, bệnh cơ di truyền (như yếu cơ). Ngoài ra có thể gặp phải các bệnh về mắt như: teo võng mạc tiến triển.
Chó Labrador con có thể bị rối loạn di truyền. Để tránh gặp phải tình trạng này nên kiểm tra kỹ ADN của chó bố mẹ. Giống như nhiều giống chó khác, cũng thường gặp rắc rối với chứng sình bụng do ăn quá nhiều, thức ăn không đảm bảo hoặc vận động không điều độ.
Những ai đang nuôi chó Labrador?Chó Lab ngày nay không chỉ là chó giúp ngư dân bắt cá hay săn vịt trời như thời xưa. Chúng hiện là những cảnh khuyển ưu tú, chó cứu hộ dũng cảm và cũng là loài chó cảnh “cục cưng” của nhiều người.
Từ những vị vua, công chúa, tổng thống đến đạo diễn, ca sĩ, diễn viên đều chọn loài chó hiền lành này làm bạn gắn bó trong thời gian dài.
Đó là: vua Thuỵ ĐIển Gustav, tổng thống Estonia Arnold Ruutel, công chúa Caroline của Monaco, đạo diễn người Ý Federico Fellini, những ca sĩ: Demis Roussos, Dieter Bohlen, nhà thiết kế thời trang Giorgio Armani; các diễn viên điện ảnh như: Antonio Banderas, Drew Barrymore, Vanessa Paradis, Kevin Costner hay Ted Turner, …
Loài chó này cũng là bạn đồng hành của nhiều chính khách nổi tiếng thế giới như: Bill Clinton, Nicolae Ceausescu hay Francois Mitterrand, … Đặc biệt, liên tục nhiều thập niên vừa qua, chó Labrador là thành viên không thể thiếu trong gia đình hoàng gia Anh.
Không ít nhà lãnh đạo cao cấp hàng đầu tại Nga cũng dành tình cảm đặc biệt cho chó Labrador. Đầu tiên phải kể đến Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó là Dmitry Medvedev hay Sergei Shoigu và nhiều quan chức cấp dưới của họ.
Đánh giá bảng giá bán chó Labrador
Giá mua chó Labrador có sự chênh lệch vì chất lượng, nguồn gốc khác nhau. Người ta có thể bán chó Labrador giá rẻ tự phối giống, thanh lí dưới 6 triệu. Chó nhập khẩu lại có mức giá gấp gần 6 lần.
Giá chó Labrador không có giấy VKANếu giá dưới 6 triệu có thể là chó Labrador lai, chưa chắc là Labrador thuần chủng. Tuy nhiên nên cẩn thận nếu giá quá rẻ.
Nếu chó Labrador thuần chủng giá khoảng 6 – 8 triệu/con được coi là khá rẻ so với những con nhập Tây có cùng kích thước. Mức giá tương đối “mềm” này có được là do hiện nay chó Labrador đã thích nghi với môi trường nước ta, chúng sinh sản khá nhiều, quanh năm và cung cấp số lượng lớn chó Lab con cho người yêu thích.
Những người bán chó Labrador thuần chủng không có giấy VKA thường là những người yêu chó, hộ gia đình tự nhân giống. Ngoài ra, cũng có thể do cửa hàng vật nuôi tự nhân giống hoặc nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
Ưu thế về giá nhưng bạn cũng đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua chất lượng của chú chó. Không có giấy tờ rõ ràng nên có chó có thể mắc bệnh, bị lỗi. Cần chú ý kiểm tra kỹ sức khoẻ và yêu cầu chính sách bảo hành phù hợp để tránh tình trạng người bán phủi tay sau khi nhận được tiền.
Giá chó Labrador có giấy VKA nói chungLabrador có giấy VKA có thể được sinh tại Việt Nam hoặc nhập khẩu. Giấy VKA hoặc giấy chứng nhận gia phả chính là bằng chứng cụ thể nhất khẳng định độ thuần chủng, nguồn gốc, xuất xứ và giá bán của chúng.
Chó Labrador có giấy VKA sinh tại Việt NamĐược cung cấp từ các trại chó Labrador quy mô. 9 – 12 triệu mua được chó Labrador có gia phả, được báo chi tiết độ thuần chủng của chó bố mẹ nên tương đối hợp lý.
Chó Labrador có giấy VKA nhập khẩuChó nhập từ Trung Quốc chính ngạch có giấy tờ thường tương đương với chó chất lượng tại Việt Nam. (tức là tầm trên dưới 12 triệu).
Một nguồn nhập chó Labrador khác là từ Thái Lan. Chúng được nhiều người chơi chó Labrador ở Việt Nam lựa chọn. Với nguồn nhập đa dạng, dồi dào, giá chó Lab nhập Thái cao hơn Trung Quốc và trong nước. Với giá chục triệu (10 – 15 triệu/con) nhưng được đánh giá là “đáng đồng tiền bát gạo”.
Tuy nhiên, các loại chó trên vẫn chưa phải là tốt nhất. Đa số các trại chó lớn, những người yêu chó và có điều kiện thích mua chó nhập khẩu từ các trại chó phương Tây hơn.
Những chú chó Labrador thường được nhập từ Mỹ. Chúng có độ thuần chủng gần như tuyệt đối, đẹp từ chân đến đầu. Cùng với đó là sức khỏe hạng A, một vài con còn có gia phả khủng, là con cháu của chó dự Dog Show, chó giành giải cao trong các cuộc thi quốc tế,…
Kể cả khi đặt mua qua trại giống, chó nhập Tây vẫn có giá không dưới 1500$ (gần 35 triệu đồng). Dĩ nhiên, khi về Việt Nam, mức giá này sẽ còn cao hơn nữa. Việc mua những chú chó nhập ngoại có ý nghĩa lớn trong việc bổ sung nguồn gen của loài chó Lab tại Việt Nam.
Bảng giá ví dụ khi mua chó LabradorKhảo sát tại một số trang web, chúng tôi gửi bạn giá chó Labrador con, cụ thể Golden lab giá bao nhiêu, Lab nâu giá bao nhiêu …
Giá chó con Labrador golden
Giá chó Golden Labrador
Giá chó Labrador nâu socola (Chocolate)
Tuổi: 2 tháng tuổi
Chó đực: 6,000,000 VNĐ/con
Chó cái: 6,000,000 VNĐ/con
Giá Golden Lab (màu vàng kim)
Màu sắc: Vàng – Vàng kim
Chó đực: 6,500,000 VNĐ/con
Chó cái: 6,500,000 VNĐ/con
Giá chó Labrador đen
Tuổi: 2 tháng tuổi
Chó đực: 5,500,000 VNĐ/con
Chó cái: 5,500,000 VNĐ/con
Khó Khăn Trong Quản Lý Chó, Mèo Thả Rông
Theo Điều 6, Nghị định 05/2023/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật do Chính phủ ban hành ngày 9/1/2023 quy định rất rõ ràng: “Chủ nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt…”. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu, việc khai báo, đăng ký với chính quyền cơ sở của các hộ gia đình có nuôi chó, mèo hầu như chưa được thực hiện do ý thức của các hộ chăn nuôi chưa cao. Người dân nuôi chó, mèo chủ yếu là nuôi thả rông. Việc xích, nhốt giữ chó trong chuồng, cũi hoặc khi đưa chó ra ngoài, nơi công cộng, phải có rọ mõm và có người dắt rất ít được thực hiện, ngay cả ở khu vực thành phố và các thị trấn, thị tứ. Tại một số huyện: Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ, chính quyền cơ sở đã quan tâm chỉ đạo, triển khai tới các hộ gia đình có nuôi chó, mèo để thực hiện việc khai báo, đăng ký với chính quyền cơ sở, nhưng việc triển khai chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và triệt để.
Tình trạng chó thả rông không rọ mõm vẫn diễn ra phổ biến trên địa bàn thành phố Lai Châu.
Năm 2023, trên địa bàn một số huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên và thành phố Lai Châu đã tổ chức bắt chó thả rông. Công tác xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống bệnh dại trên động vật theo Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 31/7/2023 của Chính phủ đã được áp dụng nhưng còn hạn chế. Cụ thể mới xử lý 3 trường hợp vi phạm tại huyện Phong Thổ với số tiền phạt 1,8 triệu đồng. Các địa phương khác chỉ thực hiện cảnh cáo, nhắc nhở hộ gia đình có chó thả rông bị bắt và thu tiền thức ăn, công chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian chó bị bắt giữ. Việc có rất ít trường hợp bị xử phạt hành chính là do chính quyền cơ sở chưa kiên quyết, mạnh tay trong xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời, việc bắt và xử lý chó, mèo thả rông không được thực hiện thường xuyên, chỉ thực hiện khi có dịch và có người chết vì chó dại cắn hoặc trong các chiến dịch của các cấp chính quyền tổ chức phát động.
Trao đổi với phóng viên, đồng chí Phạm Anh Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Hiện nay, công tác quản lý chó, mèo thả rông gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đầu tiên có thể kể đến đó là phương thức chăn nuôi. Đặc thù chăn nuôi chó, mèo trong các hộ dân là làm cảnh, trông giữ nhà, nhiều hộ nuôi làm kinh tế, nuôi lấy thịt, vì vậy, số lượng nuôi thông thường từ 1 – 3 con và có thể nhiều hơn. Việc chăn nuôi chó, mèo hầu hết theo phương thức thả rông, đặc biệt là ở đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, xa còn rất phổ biến. Đó là một thách thức không nhỏ trong công tác quản lý đàn chó mèo, giám sát dịch bệnh dại, triển khai tiêm phòng nói riêng, phòng chống dịch bệnh nói chung. Công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc khai báo với chính quyền và quản lý chó, mèo không được thả rông hay phải đeo rọ mõm khi mang ra nơi công cộng gặp không ít khó khăn, bất cập. Trong quá trình nuôi, người dân chưa có ý thức đăng ký nuôi chó, số chó nuôi nhiều nhưng đăng ký ít; nơi nào làm tốt việc tuyên truyền thì người dân chỉ đăng ký định kỳ, không đăng ký mới khi phát sinh thêm như việc mua mới hoặc chó, mèo sinh sản tại gia đình. Chưa ý thức được việc nuôi nhốt, xích chó, đeo rọ mõm, nên chất thải được thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị. Đa số chính quyền địa phương chưa quản lý tốt chó nuôi, nhất là chó mới phát sinh, việc quản lý hiện mới chủ yếu là thống kê để thực hiện tiêm vắcxin phòng dại. Việc buôn bán, giết mổ chó mèo gần như tự do, chưa có sự quản lý của cấp chính quyền, chưa có quy trình giết mổ chó nên cơ quan Thú y rất khó kiểm tra, quản lý đối với các cơ sở, điểm giết mổ chó trên địa bàn.
Cần kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm
Để quản lý hiệu quả tình trạng trên, cần cương quyết yêu cầu chủ nuôi chỉ nuôi trong khuôn viên gia đình, quản lý nuôi xích, nhốt hoặc đeo rọ mõm khi đưa chó ra nơi công cộng và tổ chức tiêm phòng vắcxin bắt buộc cho chó theo quy định. Cần công khai và có biện pháp xử lý nghiêm các hộ không đăng ký chó nuôi, thả rông chó, không chấp hành tiêm vắcxin phòng dại cho chó. Thành lập và duy trì tổ bắt chó thả rông theo quy định và áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ nuôi không chấp hành quy định về quản lý cho nuôi theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Thực hiện việc thông tin trên các phương tiện truyền thông của địa phương và niêm yết tại trụ sở của UBND xã, phường, khu dân cư, tổ dân phố đối với các hộ có nuôi chó vi phạm các quy định trong phòng chống bệnh dại.
Các địa phương cần chủ động tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung trong Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 09/5/2023 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2023-2023 trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo hệ thống mạng lưới thú y cơ sở giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn chó, phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định; chỉ đạo việc quản lý và tổ chức thống kê tổng đàn chó mèo, theo dõi rà soát biến động đàn chó, mèo trên địa bàn; lập sổ sách theo dõi số lượng chó, mèo của từng hộ gia đình; phối hợp với ngành y tế trong thông tin dịch bệnh, xử lý ổ dịch; phối hợp với các cơ quan báo, đài thông tin tuyên truyền về những quy định khi nuôi chó mèo, tính chất nguy hiểm của bệnh dại và biện pháp phòng chống hiệu quả. Chính quyền các địa phương cần vào cuộc, quyết liệt có biện pháp quản lý chó mèo, cấm thả rông, tiêm phòng triệt để, đồng thời tăng cường lực lượng kiểm tra, xử phạt theo quy định để răn đe các trường hợp cố tình không chấp hành.
Đối với người chăn nuôi cần chủ động và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc quản lý đàn chó mèo cũng như trong công tác phòng chống bệnh dại; đăng ký, khai báo và thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó mèo, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi, chỉ được nuôi thả chó trong khuôn viên của gia đình, chuồng nuôi phải được che chắn, cách ly. Khi đưa chó ra khỏi khuôn viên của gia đình phải có dây xích, rọ mõm và có người dắt. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin, đặc biệt là vắcxin phòng dại định kỳ hàng năm. Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường như: bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì báo ngay cho nhân viên thú y xã, trưởng bản, tổ dân phố và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trạm Cứu Hộ Chó, Mèo Hạ Long
Cuối ngõ 18, đường Cao Thắng (TP Hạ Long) có một ngôi nhà nhỏ, ngoài cổng đề biển “Trạm cứu hộ chó mèo Hạ Long”. Từ ngôi nhà đó, đã có hàng trăm con chó, mèo đi lạc, bị bỏ rơi, bị ốm, tai nạn… được cứu chữa, tìm được chủ nuôi mới. Người đứng ra làm công việc ý nghĩa này là chàng trai tuổi 9X Nguyễn Khắc Thuấn.
Thuấn là người rất yêu động vật, đặc biệt là chó, mèo. 6 năm trước, khi thấy trên mạng xã hội hay có người đăng tin bị mất chó, mèo; ra đường thấy những chú chó đi lạc gầy rộc, ốm yếu, Thuấn đã lập một fanpage trên facebook mang tên “Trạm cứu hộ chó, mèo Hạ Long”. Mục đích của trang là ai bị mất hoặc gặp chó, mèo bị bỏ rơi thì thông báo lên trang để chủ của chúng có thể tìm thấy hoặc Thuấn sẽ đến đón, nhận về nuôi. Gần 6 năm trôi qua, Thuấn cũng không nhớ mình đã cứu bao nhiêu con chó, mèo; kết nối, trao lại chủ cũ hoặc tìm chủ nuôi mới cho bao nhiêu con vật đáng thương. Ngôi nhà nhỏ của gia đình Thuấn giờ đây không khác gì một trang trại nuôi chó, mèo, lúc nhiều nhất tới 30 con trú ngụ.
Nguyễn Khắc Thuấn và chú chó được anh cứu ra từ một lò mổ.
Theo lời Thuấn kể, mỗi con chó, mèo đến với Trạm có một số phận, một câu chuyện riêng. Con thì bị chủ bỏ rơi, con thì đi lạc nên bị tai nạn, con thì vừa thoát khỏi những kẻ trộm chó, con thì ốm đau, kiệt sức. Hễ nhận được tin báo có chó, mèo đi lạc, bị bỏ rơi là Thuấn lại lên đường. Những con chó đi lạc, bị bỏ rơi thường hay hoảng loạn, sợ sệt, khó tiếp cận. Thuấn phải dùng dụng cụ như bẫy, súng bắn lưới… để bắt về. Có con Thuấn phải ngồi chờ đến 3-4 giờ mới đưa được về nhà. Cũng có con, Thuấn chuộc lại từ lò mổ, từ kẻ trộm chó. Con chó được Thuấn cứu ở xa nhất là ở Quan Lạn (Vân Đồn). Nhận được tin báo có con chó lạc ở đảo trong tình trạng viêm da nặng, Thuấn đã nhờ người đưa chó về nhà để chữa trị, chăm sóc. “Cũng may, do hiểu chút tâm lý chó, mèo nên 6 năm rồi, mình chưa lần nào bị chúng cắn” – Thuấn chia sẻ.
Đưa được chó, mèo về nhà, việc đầu tiên Thuấn làm là cho chúng đi bệnh viện thú y để kiểm tra sức khỏe, sau đó tìm cách chữa trị những vết thương, những căn bệnh chúng mắc phải. Để làm được việc này, Thuấn bỏ nhiều thời gian đi học lớp huấn luyện và chăm sóc, chữa bệnh cho chó, mèo. Từ đó, Thuấn hiểu được tâm lý của chúng và có thể chữa được nhiều bệnh cho chúng. Không chỉ cho ăn uống, chữa bệnh, Thuấn còn phải làm quen, thuần hóa chúng. Có con chó đi lạc lâu ngày trở nên dữ dằn, hoảng loạn, Thuấn phải mất đến 2-3 tháng để làm quen. Hiện ở nhà Thuấn có chú chó tên Đen. Chủ cũ của Đen chuyển chỗ ở và để Đen lại nhờ hàng xóm trông. Đen bị “bỏ quên”, bị tai nạn gãy chân mà hàng xóm không để ý. Đen được Thuấn đưa về nhà chữa trị và ở lại đến giờ đã hơn 3 năm. Trước Đen dữ lắm, nhưng giờ quấn quýt không rời Thuấn nửa bước.
Mỗi ngày, Nguyễn Khắc Thuấn (bên trái) đều dành thời gian chăm sóc, thuần hóa những con chó được anh đưa về Trạm.
Công việc cứu hộ, chăm sóc chó, mèo mà Thuấn đang theo đuổi là hoàn toàn tự nguyện. Thuấn tự bỏ thời gian, kinh phí ra làm công việc này. Tiền điện, nước, chi phí cho ăn uống, chữa bệnh, tiêm phòng… cho chó, mèo gần 6 năm qua Thuấn không thể nào tính hết được. Niềm vui của Thuấn là cứu những con chó, mèo đáng thương, sau đó tìm được ngôi nhà mới, chủ tốt cho chúng. Thuấn cho biết: “Việc tìm chủ tốt rất quan trọng vì nếu cứu được chó, mèo rồi mà lại giao chúng vào tay những người không biết chăm sóc hoặc muốn nuôi chúng để giết thịt thì mọi cố gắng ban đầu chỉ là vô ích”.
Hoàng Quý
[links()]
Cứu Hộ Thành Công Cá Thể Gấu Chó Cuối Cùng Tại Tây Ninh
Tổ chức Động vật châu Á đã tình nguyện cứu hộ cá thể gấu chó này sau khi nhận được thông tin của một số thầy thuốc đông y tại địa phương mong muốn tìm nơi đảm bảo điều kiện chăm sóc gấu tốt hơn.
Cá thể gấu cái ước chừng 50 kg, được nuôi nhốt trong khuôn viên một đơn vị sát biên giới Tây Ninh và Campuchia. (Nguồn: Tổ chức Động vật châu Á)
Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh cho biết đây là cá thể gấu chó cuối cùng được nuôi nhốt trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức Động vật châu Á nhận được thông tin về cá thể gấu này thông qua một nhóm các thầy thuốc đông y tại Tây Ninh, đồng hành cùng dự án trồng và phổ biến các thảo dược thay thế mật gấu.
Cá thể gấu chó mới cứu hộ được đặt tên là Aurora (Cực quang phương Bắc). Tại hiện trường cứu hộ, gấu Aurora khá căng thẳng, vì vậy, để đưa gấu ra ngoài, các chuyên gia phải tiến hành gây mê.
Bác sỹ thú y người New Zealand Shaun Thomson cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện thấy răng lợi của gấu có một số vấn đề nhưng không quá nghiêm trọng. Khớp khuỷu tay phải của gấu có khả năng bị viêm. Túi mật của gấu dường như có viên sỏi nhỏ, nhưng sẽ được kiểm tra kỹ hơn bằng máy siêu âm lớn ở trung tâm. Nhìn chung, gấu khá hoạt bát và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng này của gấu khi về trung tâm”.
Các nhân viên y tá đang tiến hành truyền nước và kiểm tra sức khỏe cho cá thể gấu chó Aurora. (Nguồn: Tổ chức động vật châu Á)
Đoàn cứu hộ sẽ di chuyển hơn 1.500 km từ Tây Ninh về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, dự kiến sẽ mất 5 ngày để gấu về tới vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay khi đưa về Tam Đảo, gấu sẽ trải qua 45 ngày cách ly trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại các khu bán tự nhiên.
Hiện có 178 cá thể gấu đang được chăm sóc y tế, dinh dưỡng và sống trong các khu bán tự nhiên của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Theo Cục Kiểm lâm Việt Nam, cả nước còn khoảng gần 800 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể.
Tổ chức Động vật châu Á là một tổ chức từ thiện quốc tế hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và vận hành Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Sứ mệnh quan trọng nhất của Tổ chức là cứu hộ gấu, chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp, và bảo tồn loài gấu ngoài tự nhiên.
Từ năm 2007 tới nay, Tổ chức Động vật châu Á đã cứu hộ được 201 cá thể gấu ngựa và gấu chó tại nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Riêng năm 2023, Tổ chức đã thực hiện 4 chuyến cứu hộ, đưa 8 cá thể gấu về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.
Tổ chức Động vật châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa được thêm khoảng 800 cá thể gấu nữa về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2023 tới 2023.
Đoàn cứu hộ đưa Aurora ra ngoài. (Nguồn: Tổ chức Động vật châu Á)
Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết: “Tổ chức Động vật châu Á đã thực hiện tuyên truyền không sử dụng mật gấu tại Tây Ninh trong vòng 4 năm qua, và việc các thầy thuốc đông y thông báo cho chúng tôi về trường hợp cứu hộ gấu ở Tây Ninh này chứng minh cho hiệu quả của quá trình tuyên truyền bảo vệ loài gấu tới cộng đồng.
Hiện Tổ chức Động vật châu Á vẫn liên tục thực hiện tuyên truyền trên nhiều bình diện từ cứu hộ, chăm sóc, nâng cao phúc lợi, giáo dục, phổ biến không sử dụng mật gấu và thay thế bằng các thảo dược an toàn, xây dựng mô hình vườn thảo dược thay thế mật gấu tại nhiều tỉnh. Tất cả các chương trình đều hướng tới khuyến khích cộng đồng thực sự chung tay để bảo vệ từng cá thể gấu một”.
Loài gấu Bắc Cực đang đối diện với một tương lai đầy bất trắc
Ủy ban Giám sát động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng tại Canada (COSEWIC) cảnh báo, loài gấu Bắc Cực đang đối diện …
Áo: Chiêm ngưỡng khả năng hội họa của một bà mẹ gấu trúc
Trong những ngày qua, du khách quốc tế đã đổ về Vườn thú Vienna ở thủ đô nước Áo để chiêm ngưỡng khả năng hội …
Ra mắt sách chăm sóc và bảo vệ gấu ở Việt Nam
Ngày 10/7, tại Trung tâm Cứu hộ Gấu ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu đồng thời hai …
(theo Tổ chức Động vật châu Á)
Cập nhật thông tin chi tiết về Cứu Hộ Chó Mèo Và Động Vật Hoang Công Việc Vất Vả Và Lắm Khó Khăn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!