Bạn đang xem bài viết Cùng Tìm Hiểu Hiệu Quả Của Phương Pháp Chữa Ghẻ Bằng Lá Xà Cừ được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh ghẻ gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần cũng như năng suất làm việc, thậm chí cả thẩm mỹ của người bệnh.
Sử dụng lá xà cừ chữa bệnh ghẻ.
Bên cạnh các phương pháp chữa ghẻ bằng lá trầu không, lá khế, lá xoan, lá mướp, lá đào…, người bệnh có thể tìm hiểu và tham khảo cách chữa ghẻ bằng lá xà cừ.
Xà cừ còn được gọi là cây sọ khỉ, thuộc nhóm cây thân gỗ lớn, khi trưởng thành có chiều cao khoảng 30-40m. Cành nhánh to, tán rộng nên thường được trồng để lấy bóng mát. Gỗ cây xà cừ thường được dùng trong xây dựng, dùng để đóng các đồ gỗ và tàu thuyền.
Ngoài những công dụng kể trên, lá xà cừ còn có tác dụng chữa trị một số loại bệnh, trong đó có bệnh ghẻ.
Lá xà cừ thon dài, nhẵn mịn có thể điều trị bệnh ghẻ bằng cách nấu nước tắm. Theo đó, nếu bị ghẻ, bạn chọn lựa một nắm lá xà cừ tươi, không sâu bệnh, đun lấy nước và pha loãng tắm hàng ngày.
Đặc biệt, không chỉ có tác dụng trên người, những người yêu động vật còn có thể chữa ghẻ cho chó bằng lá xà cừ.
Theo chúng tôi BS Chu Quốc Cường, Nguyên Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền, lá và vỏ cây xà cừ có tác dụng chữa bệnh ngoài da. Chất tanin gây ra vị chát trong lá cây có tác dụng làm se da, giúp các tổn thương da nhanh lành. Do đó, người bệnh cũng có thể chữa ghẻ bằng vỏ cây xà cừ.
Rửa sạch lá trước khi sử dụng.
Không sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Không lạm dụng lá khi chữa bệnh ghẻ nói riêng cũng như các bệnh da liễu nói chung vì nếu không dùng đúng cách, đúng liều lượng sẽ gây ngộ độc do thành phần trong lá xà cừ ngấm qua da vào máu.
Không nên dùng lá xà cừ chữa ghẻ cho trẻ sơ sinh.
Cũng theo chúng tôi BS Chu Quốc Cường, nhiều người chủ quan nghĩ rằng bôi ngoài da thì không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng nhưng thực tế nếu bị ngộ độc thì sẽ rất nặng.
Song song với quá trình chữa bệnh ghẻ bằng lá xà cừ, người bệnh cũng cần kết hợp duy trì vệ sinh cơ thể một cách sạch sẽ, khử trùng quần áo, đồ dùng bằng cách luộc qua nước sôi, phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
Một số công dụng chữa bệnh khác của xà cừ
Bên cạnh việc chữa bệnh ghẻ, lá và vỏ cây xà cừ còn có công dụng chữa một số bệnh lý khác đã được không ít người tìm hiểu và áp dụng.
Chữa ho: Dùng lớp vỏ màu vàng sẫm bên trong thân cây xà cừ ngâm cùng quất xanh và mật ong, ngậm hàng ngày để chữa ho.
Giảm sưng, viêm: Dùng lá non xà cừ rửa sạch, giã nhỏ trộn cùng một ít rượu trắng và đắp lên vùng bị sưng, viêm.
Hạ sốt: Ở Châu Phi – “quê hương” của cây xà cừ, người dân còn dùng hoa xà cừ sắc lấy nước uống để hạ sốt.
Chế biến dầu ăn: Hạt xà cừ có chứa tới 67% chất béo và axit olic nên bộ phận này của cây xà cừ còn được sử dụng để ép lấy dầu.
Quả của cây xà cừ.
Như vậy, qua bài viết ngày hôm nay của chúng tôi, độc giả đã phần nào biết được những công dụng đặc biệt của cây xà cừ nói chung và lá xà cừ nói riêng trong việc chữa bệnh ghẻ.
Mong rằng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp những bệnh nhân đang bị bệnh ghẻ hành hạ có thêm một giải pháp nữa trong quá trình điều trị. Đó chính là chữa ghẻ bằng lá xà cừ.
Kiều Hương (tổng hợp)
Tại Sao Shiba Inu Là Giống Chó Khó Huấn Luyện Nhất? Tìm Hiểu Phương Pháp Huấn Luyện Hiệu Quả
Khó khăn cho những người nuôi chó Shiba Inu không nằm ở quá trình chăm sóc mà nằm ở quá trình huấn luyện. Chắc chắn, khi đi mua, bạn sẽ được nghe những lời cảnh báo: giống chó này thực sự khó huấn luyện và chúng không phù hợp với những người chủ không có kinh nghiệm. Vậy sự thật có phải như thế, rằng: Shiba Inu là một trong những giống chó khó huấn luyện nhất?
Tại sao Shiba Inu là một trong những giống chó khó huấn luyện nhất?
Lý do khiến chó Shiba Inu trở nên khó huấn luyện nằm ở chính tính cách của chúng.
1.Giống chó này có ý chí mạnh mẽ và khá bướng bỉnh. Chúng luôn có xu hướng làm theo ý muốn của bản thân và sẵn sàng bỏ qua các mệnh lệnh của chủ. Bạn chỉ có thể bắt Shiba làm một việc gì đó nếu chúng thực sự thích. Chủ sở hữu Shiba nên lợi dụng tính cách và sở thích của chúng trong huấn luyện thì sẽ hiệu quả hơn.
2. Một Shiba Inu với tính cách bướng bỉnh và sự kiên định đặt sai chỗ, sẽ không đầu hàng dù bị đe doạ hay trừng phạt. Nếu dùng hình phạt trong huấn luyện Shiba, bạn sẽ mất tất cả. Shiba sẵn sàng chịu đựng nỗi đau, không ăn uống, không đi dạo, không nhận được sự chú ý, mất tự do, … để chống lại bạn.
3. Một Shiba với tính cách của kẻ nổi loạn. Nếu bạn cấm Shiba làm một điều gì đó, chúng chắc chắn sẽ cố gắng làm ngay khi có cơ hội. Shiba sẽ lén lút và làm điều đó ngay khi bạn quay lưng lại. Tuy nhiên, nếu bạn không ở nhà, chúng lại dành phần lớn thời gian để ngủ vì không có “khán giả” ngồi xem.
4. Một Shiba với tính cách độc lập và xa cách như loài mèo. Chúng không thích bị kiểm soát, hay mất tập trung và dễ chán nản.
Shiba Inu có thể là giống chó khó huấn luyện nhưng không phải không có cách. Một phương pháp huấn luyện truyền thống và căn bản sẽ không có tác dụng với giống chó này.
Thời điểm nên bắt đầu huấn luyện chó Shiba Inu
Quá trình huấn luyện chó Shiba Inu nên được diễn ra ngay khi bạn đón chúng về nhà (7-16 tuần tuổi). Đối với giống chó bướng bỉnh này thì nên huấn luyện càng sớm càng tốt khi các thói quen xấu chưa hình thành. Để đến khi chúng quá 6 tháng tuổi mới bắt đầu huấn luyện thì 100% bạn sẽ thất bại. Việc kiểm soát Shiba lúc này là bất khả thi.
Phương pháp huấn luyện chó Shiba Inu đi vệ sinh đúng chỗ
Trong huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ, không thể dùng phương pháp truyền thống như những giống chó khác. Những chuyên gia khuyên rằng, bạn nên lợi dụng tính cách và tập tính của Shiba Inu để việc huấn luyện được hiệu quả hơn. Và phương pháp huấn “đào tạo thùng” được ra đời.
Đào tạo thùng ở đây đơn giản là cố định vị trí của chó Shiba trong chuồng nhốt. Một Shiba Inu ưa sạch sẽ không thích làm bẩn không gian sống của mình. Chúng chắc chắn sẽ sủa to, báo hiệu cho chủ biết mỗi khi có nhu cầu đi vệ sinh. Việc của bạn là bắt đầu đưa chúng vào vị trí đi vệ sinh cố định và bắt đầu huấn luyện.
Phương pháp huấn luyện
Bước 1: Chuẩn bị một chuồng nhốt cho Shiba Inu với chăn và đồ chơi. Cho chúng chơi đùa với đồ chơi trong chuồng để thích nghi dần. Giữ Shiba Inu của bạn cố định trong chuồng.
Bước 2: Bất kỳ khi nào nghe thấy tiếng kêu của Shiba Inu, bạn hãy lập tức đưa chúng đến chỗ đi vệ sinh cố định để tiến hành huấn luyện. Thường là khi chúng ngủ dậy và sau mỗi bữa ăn. Nếu thời điểm đi vệ sinh quá lung tung, bạn hãy nghiên cứu lịch trình và cố gắng thay đổi nó để phù hợp hơn.
Bước 3: Khi đưa Shiba đến chỗ vệ sinh cố định, nếu chúng đi vệ sinh ngay lập tức thì hãy khen ngợi bằng một phần thưởng nào đó. Còn nếu chúng sủa báo hiệu để nghịch ngợm, phá phách thì ngay lập tức đưa trở lại bên trong và đặt vào chuồng của mình.
Bước 4: Khi chó Shiba đi vệ sinh thành công, hãy chơi với chúng trong vài phút ở bên ngoài trước khi đưa trở lại chuồng.
Bước 5: Tăng thời gian chó Shiba có thể ra khỏi chuồng sau mỗi lần đi vệ sinh thành công. Đó có thể xem là một phần thưởng giúp chúng hiểu rằng, chỉ khi đi vệ sinh đúng chỗ mới được chơi ở ngoài.
Quá trình huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ sẽ mất khá nhiều thời gian. Thông thường phải từ 2-3 tháng chúng mới hình thành thói quen. Điều đó đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của chủ trong huấn luyện.
Lưu ý khi huấn luyện
Nhốt trong chuồng không thể là một giải pháp cho tất cả các vấn đề bạn gặp phải với Shiba Inu.
Đừng giữ chó Shiba trong thùng quá lâu nếu không chúng sẽ bị trầm cảm và lo lắng. Chú chó của bạn cần tập thể dục và chơi đùa ít nhất 2-3h mỗi ngày.
Không bao giờ sử dụng chuồng nhốt như một hình phạt. Chó Shiba sẽ sợ nó và từ chối đi vào mỗi khi có lệnh.
Dùng phần thưởng như một cách khích lệ chó Shiba cố gắng. Nhưng không nên lạm dụng quá nhiều có thể tạo thành thói quen xấu.
Chó Shiba dưới 16 tháng tuổi thường không kiểm soát được hành vi của mình. Nếu chúng tè bậy ra chuồng đừng vội trách phạt. Hãy tìm cách khử trùng mùi và ghi nhớ mốc thời gian đó để lưu ý vào hôm sau.
Phương pháp xã hội hoá chó Shiba Inu
Điều quan trọng nhất khi đưa Shiba Inu về nhà là phải bắt đầu xã hội hoá chúng ngay lập tức. Xã hội hoá ở đây tức là dạy chó Shiba hòa nhập với thế giới xung quanh. Bạn phải giới thiệu chúng với người lạ, trẻ em, chó, mèo và các động vật khác để hoà nhập tốt hơn. Từ đó biết cách cư xử đúng mực và kiểm soát hành vi của mình.
Thời gian nên bắt đầu xã hội hoá
Shiba là giống chó nổi loạn về hành vi. Chúng đôi khi mất kiểm soát và hành động theo bản năng hoang dã. Xã hội hoá thật sự cần thiết. Bạn nên bắt đầu ngay trong giai đoạn chó Shiba phát triển tâm lý mạnh nhất từ 7-16 tuần tuổi. Qua giai đoạn này mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn khi bắt đầu thay đổi thói quen của chúng.
Tại sao cần phải xã hội hoá Shiba Inu?
Để chó Shiba cư xử đúng mực với con người
Hãy suy nghĩ về cảm giác khi đến thăm bạn bè và bạn rất khó có thể vào cửa vì chú chó Shiba của họ đang phát điên, nhảy khắp người, sủa điên cuồng, thậm chí cắn vào tay bạn. Đó là trường hợp điển hình cho những chú chó không được xã hội hóa đúng cách hoặc không được dạy cách cư xử đúng mực.
Để chó Shiba an toàn với trẻ em
Bạn có thể nghĩ rằng, Shiba Inu thật sự an toàn với trẻ em? Sự thật không hẳn như thế. Trên thực tế, hơn 60% nạn nhân bị chó Shiba cắn là trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do chó Shiba không xem trẻ em như người lớn thu nhỏ. Chúng chỉ xem trẻ em là những sinh vật không thể đoán trước với giọng nói to, cử động giật giật và cảm xúc khoa trương. Nhiều con chó cảm thấy bị đe dọa bởi những hành động tự nhiên đó của trẻ nhỏ.
Để giữ cho chó Shiba thật sự an toàn với trẻ em, bạn phải cho chúng tiếp xúc ngay từ nhỏ. Hãy cho Shiba chơi đùa cùng, ăn cùng, thậm chí ngủ cùng trẻ nhỏ để tạo nên tình cảm và sự gắn kết.
Để chó Shiba thân thiện với những con vật khác
Xã hội hoá để chó Shiba thân thiện với những con vật khác, đặc biệt là mèo. Shiba là giống chó săn, chúng luôn có xu hướng đuổi theo những con vật nhỏ vì nghĩ đó là con mồi. Xã hội hoá ở đây không nhất thiết là bạn phải bắt chó Shiba yêu quý, thân thiết với loài mèo. Đơn giản chỉ giúp chúng kiểm soát hành vi của mình, không lồng lộn đuổi theo dù chỉ vô tình bắt gặp mèo ngoài đường.
Hãy nuôi chó Shiba cùng với những con vật nuôi khác. Cho ăn uống, chơi đùa cùng nhau trong một không gian chung như: sân vườn, bể bơi, … Thời gian đầu có thể gây ra nhiều lộn xộn vì Shiba là giống chó độc lập. Nhưng lâu dần, chúng sẽ tự quen. Đừng để Shiba nghĩ mình là duy nhất trong lãnh thổ nhà bạn.
Để chó Shiba bình tĩnh và tự tin khi ra ngoài
Một chú Shiba không được xã hội hoá có thể sợ đám đông, sợ tiếng còi xe oto, sợ sấm sét, sợ pháo hoa, … Sợ hãi là căng thẳng, và căng thẳng tạo nên những hành vi không đúng mực. Bạn có thể xã hội hóa chú chó của bạn bình tĩnh hơn về những gì xảy ra trong thế giới xung quanh. Hãy dẫn chúng ra ngoài thường xuyên để làm quen với mọi thứ ngay từ nhỏ.
Phương pháp huấn luyện chó Shiba vâng lời
Shiba là giống chó ương bướng và khó bảo. Đào tạo vâng lời nên được tiến hành ngay từ nhỏ thì sau này mới mong kiểm soát chúng. Shiba rất tham ăn nên một mẹo nhỏ được dùng trong huấn luyện là phần thưởng. Hãy dùng những loại thức ăn yêu thích của Shiba để thu hút sự chú ý. Dần dần, dùng thức ăn ít yêu thích hơn, rồi loại bỏ hoàn toàn khỏi huấn luyện.
Lệnh “ngồi”
Đây là một trong những mệnh lệnh vâng lời dễ dạy nhất và là một lệnh tốt để bắt đầu huấn luyện chó Shiba vâng lời:
Bước 1: Giữ một phần thưởng gần mũi chó Shiba.
Bước 2: Di chuyển tay của bạn lên cao sao cho đầu chó Shiba dõi theo phần thưởng và làm cho mông của chúng thấp hơn. Chúng sẽ vô tình rơi vào tư thế ngồi.
Bước 3: Khi chó Shiba trong tư thế ngồi, hãy hô to: “Ngồi xuống”. Xoa đầu và khen thưởng.
Bước 4: Lặp lại các bước này một vài lần mỗi ngày cho đến khi chó Shiba thành thạo. Sau đó, thực hành con chó của bạn ngồi khi ăn, khi đi dạo, tóm lại trong mọi tình huống.
Lệnh “Lại đây”
Lệnh này giúp bạn quản lý chó Shiba khi chúng bị mất kiểm soát. Ví dụ như: tuột dây xích, chạy vọt ra đường, …
Bước 1: Giữ chó Shiba bằng dây xích dài khoảng 4-6m.
Bước 2: Tạo ra khoảng cách với chó Shiba bằng độ dài dây xích. Hãy hô lệnh “Lại đây” và cầm phần thưởng trên tay. Sau đó, giật nhẹ dây xích. Chó Shiba khi nhìn thấy phần thưởng chắc chắn sẽ tiến lại chỗ bạn.
Bước 3: Khi chó Shiba đến gần, hãy xoa đầu và khen thưởng cho chúng.
Bước 4: Khi chó Shiba thành thạo với dây xích, hãy loại bỏ chúng khỏi huấn luyện và thực hiện trong khi vực kín an toàn. Sau một thời gian đã quen lệnh, hãy đưa chúng đến nơi đông người để huấn luyện tốt hơn.
Những lệnh còn lại, bạn cũng có thể thực hiện tương tự với quy tắc chung: dùng phần thưởng yêu thích để huấn luyện chó Shiba. Huấn luyện chay và truyền thống áp dụng với giống chó nghịch ngợm, ương bướng như Shiba sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Mách Bạn Cách Chữa Bệnh Ghẻ Ở Chó Bull Pháp Hiệu Quả
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ lở ở chó
Lông rụng bất thường: Khi chó bị bệnh ghẻ, phần da trên thân bị khô cứng, chai sần nên thường bị rụng lông rất nhiều. Sau quá trình rụng lông, da của chó Bull Pháp không còn được bảo vệ nên dễ bị các loại vi khuẩn cũng như tác nhân môi trường khác tấn công.
Chó có biểu hiện bị ngứa dữ dội: Khi bị bệnh ghẻ, cái ghẻ Sarcoptic sẽ tấn công vào các mảng da nhạy cảm, gây nên cảm giác ngứa. Lúc này, chó sẽ có những phản ứng tự nhiên như gãi hoặc cạ lưng, thân vào các vật dụng khác để giải thoát cơn ngứa ngáy, khó chịu.
Tại các vết ghẻ lâu ngày, nếu không điều trị kịp thời bạn sẽ thấy các mảng trắng bong ra thường xuyên, nếu nặng hơn có thể kèm theo máu hoặc mủ. Ngoài ra, chó cũng có thêm các dấu hiệu khác như sụt cân, chán ăn và lừ đừ.
Xuất hiện các mảng da chết, mùi hôi ở cơ thể chó: Khi Bull Pháp bị ghẻ ở mức độ nặng, máu và mủ sẽ chảy ra khá nhiều nên luôn có tình trạng tanh hôi rất khó chịu. Nếu thấy chó của bạn sốt cao, lừ đừ, thỉnh thoảng có biểu hiện ngứa ngáy (cạ người vào tường, cắn “ma” ở phần chân, lông đuôi,…) tức là chúng đã bị ghẻ Sarcoptic tấn công.
Khi thú cưng của bạn bị bệnh ngoài da, hình tượng mất thẩm mỹ kèm với những di chứng có thể ảnh hưởng tới con người sẽ khiến bạn lo lắng rất nhiều. Nếu không có kinh nghiệm nuôi dưỡng chó, rất có thể bạn sẽ khiến cho tình trạng bệnh của chúng nặng hơn bởi những phương pháp thiếu khoa học.
Phần lớn chó cưng của bạn bị bệnh ghẻ là do không được vệ sinh đúng cách, khiến cho các loại vi khuẩn tấn công và gây thương tổn vùng da. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là hãy làm vệ sinh và dọn sạch sẽ tấm lót ổ, vòng cổ hoặc các vật như chăn, mền, quần áo dành cho chó. Đôi khi, những vật quen thuộc này lại chính là ổ vi khuẩn di động bạn không ngờ tới, gây ra các bệnh ghẻ lở ở chó Bull Pháp.
Đối với các vật dụng bằng vải, bạn có thể giặt chúng bằng thuốc tẩy, sau đó sấy ở nhiệt độ cao để đảm bảo sát khuẩn, an toàn cho chó cưng.
Tiến hành mang chó Bull Pháp đi thăm khám bác sỹ thú y: Khi có nghi ngờ chó của mình đã mắc phải bệnh ghẻ mà chưa biết cách xử lý, tốt nhất bạn nên đưa chúng đi thăm khám tại cơ sở thú y chuyên biệt dành cho chó. Dựa vào những biểu hiện của chó, nhân viên có chức năng chuyên môn sẽ kê đơn thuốc và có phác đồ điều trị hiệu quả. Thông thường, nếu chó Bull Pháp bị vi khẩn Sarcoptic tấn công thì sẽ có những biến chứng cực kì nguy hiểm.
Ngăn không cho chó Bull Pháp phối giống khi mắc ghẻ Demodex: Khi mắc bệnh ghẻ, chó của bạn đang mang những mầm bệnh có khả năng lây lan rất cao. Vì vậy, hãy tạm ngưng việc phối giống và tách biệt chúng hoàn toàn so với những con khác trong bầy. Đây là một trong những cách chữa bệnh ghẻ ở chó Bull Pháp hiệu quả, tránh gây tình trạng lây lan mất kiểm soát.
Vì sao bạn nên chọn S&C Dog Shop?
Bảng báo giá chó tại S&C Dog Shop
S&C Dog Shop cung cấp những giống chó thuần chủng, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng kiểm định.
S&C Dog Shop sở hữu đa dạng các loại chó, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: béc giê, Alaska, Husky, Bull Dog, Phốc Sóc, Corgi, vv.
S&C Dog Shop chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết nuôi chó và chăm sóc các loại chó cảnh, hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong việc chọn lựa, chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng.
S&C Dog Shop – Thiên Đường Thú Cưng
Địa chỉ: 379 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888.
Chó Bị Ghẻ: Dấu Hiệu Bệnh Và Phương Pháp Điều Trị
Chó bị ghẻ có mấy loại?
Trên thực tế có 2 loại bệnh ghẻ thường gặp ở chó đó là ghẻ SARCOPTES và Ghẻ DEMODEX.
– Ghẻ SARCOPTES có hình dạng quái gở với 4 cặp chân kép sắc nhọn, chúng dễ dàng xâm chiếm, đẻ trứng và gia tăng nhanh về mặt số lượng. Khi chó mắc phải ghẻ này sẽ bị ngứa, rụng lông. Ghẻ này có thể gây sang người.
– Ghẻ DEMODEX (còn được gọi là ghẻ lường hay ghẻ bao lông). Loại ghẻ này có hình mũi tên nhọn, được mệnh danh là “sát thủ đâm chọc, đào khoét”. Khi cún nhà bạn bị nhiễm loại ghẻ này, chúng sẽ khiến vùng lông của cún rụng hàng loạt cộng với những tổn thương da khá nặng nề. Bệnh ghẻ này rất ít lây sang chó khác.
Dấu hiệu nhận biết chó bị ghẻ
– Ngứa và gãi: Biểu hiện này xuất hiện phổ biến và dễ nhận biết nhất khi chú cún nhà bạn bị ghẻ. Chó sẽ dùng chân gãi nhiều vị trí trên cơ thể hay cọ, chà xát cơ thể vào tường hoặc lăn lộn cọ xát trên mặt đất thường xuyên chứ không phải do côn trùng đốt.
– Bị rụng lông: Khi chó bị ghẻ ngứa, lông của chúng sẽ có dấu hiệu bị rụng thành từng mảnh tạo thành những vùng trụi lông nhỏ trên cơ thể.
– Xuất hiện vảy gàu: Lông và da của chó sau khi rụng lông sẽ bắt đầu xuất hiện các vảy gàu, dần khô lại và bị bong tróc.
– Xuất hiện nốt đỏ ghẻ: Trên cơ thể chó lúc này sẽ xuất hiện các nốt đỏ lăn tăn xung quanh cơ thể, nó tập trung nhiều ở vùng lông bị rụng và không đỏ tấy, chỉ nổi lên một chút.
– Da: Da chó khi đó sẽ dày lên và sừng hóa, có thể có nhiều vết bị chảy máu do gãi quá nhiều hoặc da phát đỏ do gãi.
– Các vị trí phát ghẻ: Thường những vị trí phát ghẻ ở cho nhiều nhất là khuỷu chân, dưới bụng, sau tai, gần hậu môn, xung quanh mắt, sống mũi,… và xuất hiện nhiều ở các vùng da mỏng.
Phân biệt dấu hiệu bệnh khác giống với bệnh ghẻ ở chó:
Bên cạnh đó, ở chó cũng thường xuất hiện một số dấu hiệu khác tương tự như bệnh ghẻ, các bạn cần nắm rõ để phân biệt chúng:
– Khuỷu chân chó hay bị chai do nằm trên sàn cứng hoặc chống chân nhiều gây nên ma sát mà dày lên.
– Dưới bụng chó có các nốt đỏ bạn cần phân biệt với bệnh care. Khi mắc bệnh care, chó của bạn sẽ có biểu hiện sốt cao, nốt đỏ dày rộng và chó cũng bị đi ngoài tiêu chảy.
– Nấm xuất hiện cũng là dấu hiện khiến da bị đỏ, bệnh này rất khó phân biệt nên cần đưa đến bác sĩ thú y để kiểm tra.
Cách chữa ghẻ cho chó tại nhà
Dùng lá/vỏ cây có tính chát đắng
Biện pháp đơn giản, không tốn nhiều tiền và thời gian, đặc biệt là không hại cho chó là bạn nên sử dụng các bài thuốc dân gian để trị ghẻ cho chó. Bạn có thể dùng các lá, vỏ cây có tính chát, đắng (lá xoan, lá ổi, cá ba gạc, vỏ cây xà cừ) để đun nước tắm lên cho chó. Nếu dùng lá xoan bạn có thể giã nhỏ rồi bôi trực tiếp lên chỗ chó bị ghẻ. Lưu ý là khi thực hiện bạn cân đeo bao tay cẩn thận.
Áp dụng cách làm này một thời gian, bệnh ghẻ của chó sẽ hết. Ngoài trị ghẻ, việc tắm bằng các lá này còn giúp chó hết mùi hôi, ngăn ngừa một số bệnh ngoài da, nấm khác.
Dùng nước điếu
Dùng nước điếu để trị ghẻ cho chó là phương pháp hữu hiệu được nhiều người áp dụng. Bạn hãy lấy một ít nước điếu trong điếu thuốc lào rồi dùng một miếng bông nhỏ thấm vào nước điếu để thoa lên vùng da bị ghẻ lở. Bạn hãy áp dụng cách này trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần sẽ giảm được bệnh ghẻ ở chó.
Dùng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sát khuẩn và giúp làm mát da. Thế nên khi chó nhà bạn có dấu hiệu bị ghẻ thì bạn nên dùng tinh dầu bạc hà thoa lên vùng da bị ghẻ. Mỗi ngày thoa khoảng 2-3 lần, thoa liên tục trong 7-10 ngày. Lưu ý khi thoa tinh dầu ở vùng da bộ phận sinh dục của chó, bạn không nên thoa quá nhiều tinh dầu bạc hà.
Lá đào là một phương thức trị ghẻ ở chó hiệu quả được nhiều người biết đến rất an toàn cho chó. Bạn hãy đun sôi lá đào với nước và một chút muối đắng. Sau đó dùng nước lá đào đã đun sôi để tắm cho chó nhà bạn từ 2-3 lần/ngày. Hãy áp dụng cách này trong 2 tuần thì chó nhà bạn sẽ hết ghẻ và không còn mùi hôi nữa.
Dùng lá xà cừ
Cách dùng lá xà cừ để điều trị chó bị ghẻ là cách được dân gian áp dụng nhiều với hiệu quả tuyệt vời. Bạn hãy mang lá xà cừ đun sôi cùng nước và một chút muối. Sau đó dùng nước này để tắm chó chó 2-3 lần/ngày, thực hiện trong 7-10 ngày bạn sẽ nhận thấy hiệu quả mà nó mang lại.
Khi chó bị ghẻ có nên tiêm cho chó?
Cả 2 loại bệnh ghẻ trên đều không nguy hiểm tới tính mạng cho chó. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bạn có biện pháp can thiệp phù hợp. Nhiều người cho rằng, khi chó bị ghẻ thì nên tiêm thuốc. Thế nhưng một số thành phần có trong thuốc có thể khiến cún bị chấn động về thần kinh dẫn đến trầm cảm, lừ đừ, mệt mỏi, thậm chí là tử vong ở chó.
Chó bị ghẻ thì dùng thuốc gì?
Khi chó nhà bạn bị ghẻ Demodex thì bạn hãy vệ sinh cho chó và dùng dầu tắm ghẻ Dermaleen khoảng 1-2 lần/2 tuần. Lưu ý, không nên dùng xà phòng hoặc sữa tắm của người để tắm cho chó. Dermaleen có tác dụng làm giảm kích ứng, giúp giảm ngứa và giảm viêm nhiễm.
Cách sử dụng thuốc như sau: Làm ướt bộ lông chó, sau đó cho dầu tắm lên lông và massage đều, tránh để dầu tắm dính vào mắt chó. Sau khi xoa lên da chó bạn hãy để yên khoảng 5 phút rồi tắm lại cho chó bằng nước sạch.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng Advocate® spot on for dogs. Hãy nhỏ giọt 1 lần/tháng đối với cho viêm da cục bộ dạng khô; 1 lần/tuần đối với chó bị ghẻ Demodex toàn thân, dạng mủ.
Để điều trị dứt điểm bệnh ghẻ ở chó thì bạn nên dùng thêm Catosal 10% để giúp chó phục hồi nhanh hơn, tăng khả năng chống lại stress và tăng sức đề kháng cho chó. Với loại thuốc này bạn hãy tiêm bắp hoặc dưới da, tiêm với liều 01ml/10kg P, một tuần 01 lần đối với chó bị viêm da cục bộ, dạng khô. Còn những con chó bị ghẻ nặng toàn thân, dạng mủ bạn hãy tiêm 3 ngày liên tục.
Trường hợp chó bị viêm da toàn thân thì bạn hãy tiêm thêm kháng sinh Amoxisol L.A vào bắp với liều lượng 1ml/10kgP, tiêm lặp lại sau 48 giờ.
Ngoài ra, bạn cũng nên khử trùng chỗ ở, khu vực chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng các dung dịch sát trùng như Chloramin B 0,5%, Nước vôi 10%. Sau khi phun thuốc sát trùng thì bạn nên mang những thứ này ra phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Chó bị ghẻ có nên tắm không?
Đây là câu hỏi không ít người đặt ra đối với những gia đình có nuôi chó nhưng không may chó bị ghẻ. Khi chó bị ghẻ, chúng ta vẫn có thể tắm cho chó như bình thường. Tuy nhiên, bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Không dùng xà phòng hay các loại dung dịch có tính sát khuẩn cao để tắm cho chó.
– Chỉ tắm cho chó bằng xà phòng chữa ghẻ.
– Vào mùa hẹ, nên dùng nước lạnh để tắm chó sẽ giúp chó giải nhiệt và làm mát da. Mùa đông thì nên dùng nước ấm pha loãng với chút muối để tắm cho cún.
– Sau khi tắm cho cún nhà bạn thì bạn hãy lau khô và sấy lông cho chúng sau đó mới bôi thuốc trị ghẻ.
Cách phòng bệnh ghẻ ở chó
Ghẻ là một loại ký sinh trùng trên da chó, nếu muốn phòng ngừa loại bệnh này thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho cún thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bé cún nhà bạn.
– Mỗi tuần bạn nên tắm cho cún khoảng 2-3 lần bằng loại xà phòng chuyên dành cho chó mèo. Không nên tắm mỗi ngày sẽ gây rụng lông ở chó của bạn.
– Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh môi trường ăn ở, hoạt động của cún cho sạch sẽ. Nơi cún ở cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát và không ẩm thấp.
– Bạn cũng cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng của cún. Bổ sung đủ các nhóm chất như protein, chất béo, vitamin, tinh bột. Đặc biệt khi vừa chữa ghẻ chó cún, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để bộ lông của cún mọc lại như bình thường.
– Tiêm đầy đủ các loại vacxin là cách tốt nhất để phòng bệnh ghẻ ở chó. Sau khi mang cún về nhà, bạn hãy tiêm các loại vacxin cho cún để ngăn ngừa bệnh ghẻ và một số loại bệnh nguy hiểm khác như dại, care, parvo,… và tiêm đúng định kỳ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cùng Tìm Hiểu Hiệu Quả Của Phương Pháp Chữa Ghẻ Bằng Lá Xà Cừ trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!