Xu Hướng 3/2023 # Cùng Tìm Hiểu Cách Nuôi Và Huấn Luyện Chó Poodle # Top 10 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cùng Tìm Hiểu Cách Nuôi Và Huấn Luyện Chó Poodle # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Cùng Tìm Hiểu Cách Nuôi Và Huấn Luyện Chó Poodle được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Poodle là loài chó vô cùng đặc biệt bởi vẻ ngoài xinh xắn, tinh nghịch và đáng yêu. Hiện nay, nuôi và huấn luyện chó Poodle trở thành một lựa chọn hàng đầu cho những người yêu thích cún cưng trên khắp thế giới.

Nguồn gốc xuất xứ và phân loại

Xuất xứ` hương của giống chó này. 400 năm trước, Poodle đã là giống chó cảnh được yêu thích tại quốc gia Tây và Bắc Âu, theo nhiều nguồn tài liệu uy tín và các nghiên cứu khoa học thì cho rằng nó có xuất xứ từ Đức với tên gọi là Pudel có nghĩa là “thợ lặn”. Ban đầu nó được nuôi để săn chim, săn vịt và bắt cá trên mặt hồ bởi khả năng bơi lội cực giỏi của nó. Sau đó nó trở nên phổ biến ở khắp các nước châu Âu và xuất hiện nhiều phân nhánh của con chó gốc và nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của nó.

Phân loại

Qua thời gian dài được nuôi dưỡng thì đến ngày nay đã có 5 giống chó Poodle được ghi nhận, đó là:

Teacup Poodle

Tiny Poodle

Toy Poodle

Miniatures Poodle

Standard Poodle

Standard là loại lâu đời nhất trong 3 loại chính của chó Poodle. Toy và Miniatures được tạo ra bằng các chú có kích thước nhỏ hơn. Chúng là những chú chó thông minh và có khả năng đặc biệt, Standard đánh hơi cực tốt, Toy và Miniatures là những chú chó xiếc. Từ thế kỷ 16, những chú chó lông xù đã được nuôi nhiều ở Tây Ban Nha và Anh. Nhưng ở Pháp, nó thực sự được tôn thờ. Người Pháp đã biến Poodle thành những chú chó đồng hành và điều đó còn tồn tại đến ngày nay.

Đặc điểm ngoại hình

Chó Poodle có ngoại hình trung bình với lớp lông xoắn tít. Tai dài, thẳng, lông tai gợn sóng.

Chân săn chắc nên chúng đi nhẹ nhàng và hay nhún nhảy.

Màu lông rất đa dạng, ta có thể bắt gặp lông chúng màu vàng, nâu, socola, xám, đỏ, nâu đỏ, tím…

Điểm thú vị là lông chúng mọc dài theo thời gian mà không có giới hạn.

Tính cách của chó Poodle

Poodle là giống chó cảnh đáng yêu và trung thành, dễ dạy bảo và rất ngoan ngoãn. Nó thực sự là người bạn đồng hành rất đáng tin cậy và vui vẻ.

Nó dễ cáu kỉnh và hay sủa, nhưng nó là loài chó siêu thông minh. Nếu được yêu chiều đúng mực và quan tâm thì nó sẽ ngoan ngoãn nghe lời và chơi đùa thoải mái với mọi người.

Tổ tiên của nó là loài chó vận động nên chúng ta nuôi nó nên cho nó đi chơi thường xuyên, dắt đi dạo và vận động nhẹ. Nếu không, nó sẽ trở nên gầm gừ, lỳ lợm và khó chịu.

Nó là loài yêu thích trẻ em và hay vui đùa với lũ trẻ. Nói chung nó rất hòa đồng và thân thiện với con người và vật nuôi khác.

Điều kiện sống thích hợp

Nó là giống chó nhỏ dễ nuôi. Nó có thể thích nghi với nhiều kiểu khí hậu trên trái đất và mọi không gian sinh sống.

Chúng ta có thể nuôi nó trong chung cư hay nhà biệt thự hoặc những căn hộ nhỏ cũng được. Vẫn nên ưu ái cho nó một không gian vui chơi khá thoải mái cho nó chơi đùa chạy nhảy vì nó rất linh động.

Nên cho nó đi bơi để nó thỏa chí vẫy vùng thể hiện khả năng.

Chăm nuôi chó Poodle

Poodle khá kén ăn nên cần lưu ý chế độ ăn theo độ tuổi của nó. Nấu cháo cho nó ăn là thích hợp nhất. Cháo thịt kết hợp gà, bò,heo cùng các loai rau  trong thực đơn. Cho nó ăn thêm khoảng 2 quả vịt lộn một tuần để bổ sung khoáng chất và dinh dưỡng.

Cho Poodle ngủ nghỉ ở nơi sạch sẽ thoáng mát sẽ đỡ mắc các bệnh cúm.

Tắm và chải lông hằng ngày cho nó là tốt nhất. Thứ nhất để cho đẹp, thứ 2 để phòng các bệnh ký sinh cho chó. Nên cắt lông khoảng 2 tháng một lần kẻo lông chó quá dài.

Các bệnh hay mắc phải

Nó là giống chó không có thể lực tốt nên hay mắc phải các bệnh về hô hấp, xương khớp, đường ruột. Nhất là những cú Tiny Poodle là yếu nhất.

Nên tiêm phòng vacxin loại năm mũi để trị bệnh phổ biến như Pravo, Care.

Bệnh dại tiêm lúc nó 8 tháng.

Tẩy giun sán đinh kỳ và giết chấy rận, ve để nó luôn khỏe mạnh.

Huấn luyện chó Poodle

Những ai đã nuôi cún cưng thì không thể bằng lòng với một chú cún không biết làm trò và thể hiện khả năng của mình cả. Huấn luyện chó gần như ai cũng làm, dù ít dù nhiều, dù dở hay chuyên nghiệp.

» Gần gũi và thân thiện chơi đùa với nó hằng ngày

» Kiên trì và nhẫn nại khi huấn luyện với bất cứ chú chó nào

» Kỷ luật và khen thưởng đúng lúc khi nó làm sai hay làm đúng.

» Dạy nó các bài sau khi nó được tầm 5 tháng tuổi:

Thuộc tên và gọi lại gần chủ

Chào, bắt tay

Đứng, ngồi, nằm yên tại chỗ

Sủa theo hiệu lệnh và làm toán

Vệ sinh đúng chỗ (bài học này huấn luyện lúc nó tầm 2 tháng tuổi)

Tha đồ vật lại cho chủ

Đi cạnh chủ

Không ăn thức ăn của người lạ

Lăn bò trườn và giả chết

Đi bằng 2 chân (đừng bắt bé làm nhiều nếu không ảnh hưởng đến xương khớp)

Mở cửa đón khách

Poodle sở hữu trí tuệ tuyệt vời và nó không nghĩ mình là một chú chó. Nó có trạng thái thần kinh rất ổn định, nó luôn vui vẻ và muốn làm hài lòng bạn. Ở các bệnh viện và các trung tâm vật lý trị liệu, người ta dùng đặc tính vui vẻ và hoạt bát của chó Poodle để điều trị bệnh. Bạn cũng có thể dạy nâng cao cho nó các kỹ năng về vui đùa và giao lưu với con người. Nó có khả năng thẩm thấu và hiểu tình cảm cực tốt. Nó cũng thích được mặc đẹp và đồng hành với cả gia chủ như một thành viên thực sự. Tâm trí chúng luôn bận rộn và muốn tạo ra không khí thật vui vẻ cho chủ nhân của nó.

Trung tâm chúng tôi nhận huấn luyện nâng cao các bài học này theo yêu cầu của khách hàng.

Khi có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để được giúp đỡ, các bạn đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi. Trung tâm sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí cho các bạn.

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Thông Tin Về Chó Poodle Và Cách Nuôi, Huấn Luyện Cơ Bản

Thông tin về chó Poodle

Nguồn gốc xuất xứ

Chó Poodle đã tồn tại từ khoảng thế kỉ 18 tại các nước Tây Âu như Đan Mạch, Pháp, Đức. Sau những năm 1920 thì Poodle mới được đưa đến các nước khác và bắt đầu được biết đến trên phạm vi thế giới. Đến giờ vẫn chưa ai biết rõ nguồn gốc chính xác của Poodle đến từ đâu, nhưng Poodle được biết đến nhiều nhất và phổ biến nhất tại Đức và Pháp.

Poodle trong tiếng Đức nghĩa là “thợ lặn”, còn ở Pháp thì người bản xứ gọi em ấy là Caniche, nghĩa là “chó vịt”. Người dân ở các nước Tây Âu thường huấn luyện Poodle để săn vịt và chim nên em ấy còn được gọi là chó săn vịt.

Đặc điểm về ngoại hình của chó Poodle

Poodle nhìn chung đều có đặc điểm lông xoăn với rất nhiều màu sắc như nâu, xám, bạc, vàng nhạt, v.v…Đuôi của Poodle luôn hướng lên cao, mông tròn và bàn chân có hình oval nhỏ.

Chó Poodle có 4 kích cỡ khác nhau, từ kích cỡ tiêu chuẩn, trung bình, nhỏ đến siêu nhỏ.

Poodle tiêu chuẩn: Poodle tiêu chuẩn khi trưởng cao khoảng 38 cm trở lên, nặng khoảng 20 kg đến 32 kg. Loại này không phổ biến tại Việt Nam do kích cỡ hơi to, chủ nhân của Poodle sẽ khó mà đưa bé đi chơi hàng ngày hoặc thiết kế nơi ở cho bé tại nhà.

Poodle trung bình: Poodle trung bình có chiều cao dưới 35 cm và nặng từ 20 kg đến 30 kg. Cũng như Poodle tiêu chuẩn thì Poodle cỡ trung bình cũng không được ưa chuộng tại Việt Nam so với các bé Poodle cỡ nhỏ.

Poodle nhỏ: Chó Poodle kích cỡ nhỏ cao khoảng 25 cm đến 30 cm nhưng chỉ nặng 4 kg đến 7 kg mà thôi. Với kích cỡ nhỏ như vậy, chủ nhân của bé Poodle có thể dễ dàng ôm bé, đưa bé đi chơi hàng ngày hoặc chở bé trên xe đạp, xe máy của mình mà không gặp trở ngại gì.

Poodle siêu nhỏ: các bé Poodle kích cỡ siêu nhỏ chỉ nặng từ 1 kg đến 3 kg, cao từ 20 cm trở xuống, bạn có thể cho bé nằm gọn trong ba lô, túi xách hoặc chở bé đi khắp mọi nơi một cách dễ dàng. Dù giá của Poodle siêu nhỏ khá cao nhưng vẫn nhiều người yêu thú cưng tại Việt Nam và trên thế giới tìm mua vì kích cỡ nhỏ nhắn, đáng yêu của em ấy.

Giá chó Poodle

Giá của các em Poodle được quyết định bởi kích cỡ và xuất xứ của em ấy. Kích thước càng nhỏ thì giá sẽ càng cao, giá của Poodle siêu nhỏ có thể lên đến trăm triệu, trong khi Poodle tiêu chuẩn và trung bình thì chỉ vài triệu.

Xét về nguồn gốc, xuất xứ thì Poodle thường được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Châu Âu.

Chó Poodle nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rẻ nhất, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 4 triệu đến 8 triệu để sở hữu 1 bé Poodle kích cỡ nhỏ. Nếu bạn thích Poodle kích cỡ siêu nhỏ thì cũng chỉ mất khoảng 11 đến 20 triệu.

Poodle nhập khẩu từ Thái Lan có đủ giấy tờ xác nhận nguồn gốc rõ ràng có giá trung bình từ 8 triệu đến 15 triệu.

Poodle nhập khẩu hoặc nhân giống tại châu Âu thường là kích cỡ siêu nhỏ nên giá khá cao, thấp nhất là 80 triệu, đôi khi lên đến trăm triệu.

Cách nuôi chó Poodle

Nên cho chó Poodle ăn gì?

Poodle nằm trong nhóm những loài chó cảnh có hệ thống đường ruột yếu nên em ấy khá kén ăn. Các bé Poodle không thể ăn đồ quá cứng, quá cay, quá nóng hoặc quá khô đâu.

Trong 1 đến 6 tháng đầu mới sinh, các bé Poodle chủ yếu chỉ bú mẹ, nhưng bạn vẫn cần làm cháo nhuyễn và các loại hạt mềm nghiền nhỏ, chia làm 4 đến 5 bữa cho bé ăn mỗi ngày.

Về đồ uống, bạn chú ý không để chó Poodle uống nhiều sữa mà chỉ nên cho em ấy uống nước sạch, mỗi ngày thay 3 lần nước cho em ấy chứ không để một bát nước cả ngày.

Vệ sinh lông cho chó Poodle

Để lông bé Poodle luôn sạch sẽ, bóng mượt, bạn cần chú ý những điều sau:

Tắm cho bé mỗi tuần từ 1 đến 2 lần

Khi tắm, bạn chỉ dùng nước ấm để rửa lớp bụi bẩn trên lông của bé, sau đó mát xa cho lông của bé bằng các loại dầu tắm. Cuối cùng, bạn rửa lại 1 lần nước ấm nữa rồi sấy khô.

Lông của Poodle mọc khó nhanh nên bạn cần tỉa lông cho em ấy 2 tháng 1 lần. Bạn chỉ cần dùng loại lược mềm chải nhẹ các lớp lông dư thừa đi, sau đó dùng kéo cắt cẩn thận những lớp lông bị dài và rối đi.

Huấn luyện chó Poodle như thế nào?

Đừng nghĩ chỉ có những chuyên gia mới huấn luyện được các bé Poodle. Chính bạn cũng có thể giúp Poodle rèn luyện thói quen hàng ngày và dễ dàng nghe lời bạn hơn.

Đầu tiên, bạn cần xây dựng sự liên kết giữa bạn và bé Poodle. Hãy dành nhiều thời gian chơi với Poodle, cho bé ăn và vuốt ve để Poodle biết bạn là người gần gũi với bé. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu rèn luyện cho Poodle những bài tập hoặc thói quen hàng ngày.

Tập chạy: hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ nhanh hoặc chạy với chó Poodle để em ấy quen với cảm giác rèn luyện cùng bạn.

Tập nhặt đồ về cho chủ: Poodle thường có một món đồ chơi mà em ấy rất thích. Bạn hãy thử lấy món đồ chơi đó, đưa ra trước mặt em ấy, rồi ném ra xa khoảng 2m, sau đó đợi em ấy chạy theo tha món đồ đó về. Nếu em ấy chưa tha món đồ về ngay, bạn hãy kiên nhẫn và ra hiệu gọi bé chạy về với bạn.

Tập ngồi: bạn cần một sợi dây dắt buộc nhẹ vào cổ bé, nhớ là không được buộc chặt quá. Bạn ra lệnh “Ngồi” một cách dứt khoát, ngay sau đó giật nhẹ sợi dây và đè nhẹ mông Poodle xuống dưới để bé ngồi xuống. Tập 15 đến 20 phút mỗi ngày như vậy, bé sẽ quen với hiệu lệnh ngồi từ bạn.

Tập nằm: tương tự với việc tập ngồi, bạn sẽ ra lệnh “Nằm” và đè nhẹ phần mông, đầu và duỗi 2 chân của Poodle ra để bé nằm xuống. Làm 1 đến 2 phút một lần như vậy để bé tự hình thành phản xạ và làm theo hiệu lệnh nằm từ bạn.

Tập bò: sau khi bé Poodle quen với hiệu lệnh nằm, bạn dùng đồ ăn hoặc đồ chơi yêu thích của bé, để dụ bé tiến về phía trước. Khi bé muốn đứng dậy, bạn đè nhẹ mông và đầu của bé xuống, giữ như vậy để bé quen với động tác bò.

Chỉ cần làm theo những hướng dẫn về cách chăm sóc và huấn luyện chó Poodle trong bài viết này, bạn sẽ thấy việc nuôi em ấy không hề khó, quan trọng là bạn phải kiên nhẫn và thật sự muốn xây dựng sự liên kết với Poodle. Hi vọng bạn sẽ chăm sóc Poodle tốt để em ấy lớn nhanh, phát triển tốt và luôn nghe lời bạn.

Tìm Hiểu Các Cách Huấn Luyện Chó Cảnh Tham Gia Thi Dog Show

Hàng năm tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh luôn diễn ra sự kiện dog show. Đây là cơ hội để cho các chủ nuôi chứng minh khả năng chuyên nghiệp. Đồng thời, dog show cũng là nơi để các chú cún trình diễn những kỹ năng và vẻ đẹp ấn tượng của mình. Để đạt được giải cao trong các cuộc thi này cả cún và sen đều phải rất nỗ lực. Huấn luyện cho chó tham gia dog show yêu cầu cao hơn nhiều so với huấn luyện chó cảnh huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ hay huấn luyện chó sủa người lạ.

1. Chó muốn tham gia dog show cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Muốn tham gia các dogshow, mỗi chú cún cần phải đạt những yêu cầu chung về mặt sức khỏe. Bên cạnh đó, yếu tố ngoại hình cũng rất quan trọng nên như muốn đạt giải cao.

Yêu cầu đầu tiên với mỗi chú cún khi muốn tham gia dog show là phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm. Tất cả các chú chó phải được tiêm phòng theo đầy đủ 3 bệnh hay gặp nhất là dại – care – parvo.

Tiếp theo, mỗi chủ chó cần phải đăng ký đúng với thời gian mà ban tổ chức đưa ra. Với các chú đang trong thời kỳ mang thai hoặc vẫn còn sữa sẽ không được tham gia thi. Nếu chó nhà bạn bạn đang trong thời kỳ động dục thì cần phải báo cho ban tổ chức biết trước ít nhất là 1 ngày.

Đối với người thực hiện huấn luyện chó cảnh cũng cần phải tuân thủ đầy đủ một số quy định. Người huấn luyện phải phải kiểm soát được mọi hành động của cún. Đồng thời, trang bị đầy đủ dây đeo, trang phục đúng như ban tổ chức yêu cầu.

Các chú chó tham gia dog show phải đảm bảo không mắc bệnh về xương khớp, bộ răng đã phát triển hoàn thiện. Quan trọng hơn mỗi chú chó phải có tính thân thiện, không sủa bậy hay cắn người. Bên cạnh đó, các chú chó này cũng cần có hệ thần kinh ổn định, không bị hoảng loạn khi đến chỗ đông người.

Ngoài ra, ngoại hình của từng chú chó cần đáp ứng đầy đủ theo bảng tiêu chuẩn mà cún dự thi. Đặc biệt với các chú chó đực, 2 bên cà phải còn nguyên và cân đối với nhau.

2. Quy trình huấn luyện chó cảnh tham gia dog show

Khi đã chắc chắn chú cún nhà mình có đủ tiêu chuẩn và sức khỏe cũng như ngoại hình tham gia dog show, bạn cần bắt tay vào khâu huấn luyện. Việc này sẽ yêu cầu cao hơn khi bạn huấn luyện chó con bình thường. Nó giống như quá trình huấn luyện chó dữ thành hiền, cần phải có sự kiên trì của người huấn luyện.

2.1.Huấn luyện chó quen với môi trường xã hội

Khi tham gia dog show, mỗi chú cún cần phải biết hòa nhập với môi trường xung quanh nhanh. Trong những cuộc thi này thường có rất nhiều giống chó tham gia. Do đó, bạn nên tập cho cún quen với việc tiếp xúc với những giống chó khác.

2.1.1. Huấn luyện chó cảnh quen với môi trường đông người

Huấn luyện chó quen với môi trường đông người là việc đầu tiên bạn cần làm để cún dự thi dog show. Hãy huấn luyện chó Poodle, huấn luyện chó Becgie, huấn luyện chó Phốc,… Để chúng không bị căng thẳng khi tiếp xúc với người lạ. Điều này rất có lợi để cún có tâm lý ổn định hơn khi phải vượt qua các thử thách do giám khảo đưa ra.

2.1.2. Huấn luyện chó tiếp xúc với nhiều giống chó khác

Trong mỗi cuộc thi dog show luôn có sự xuất hiện của rất nhiều các giống chó khác nhau. Nếu bạn không biết cách huấn luyện, chúng sẽ có thể gây hấn với nhau. Trường hợp nghiêm trọng, cún rất dễ gặp phải những chấn thương không mong muốn.

Bạn hãy huấn luyện làm sao cho cún không quá lạ lẫm khi tiếp với các giống chó khác. Và tập cho cún biết kiềm chế những khiêu khích của đối thủ.

2.2. Huấn luyện để làm tăng thể lực cho chó

Thể lực bao giờ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi chú chó khi tham gia dog show. Nó gần giống như cách huấn luyện chó đi săn, phải làm sao săn được con mồi nhưng không mất quá nhiều sức. Mỗi cuộc thi dog show thường diễn ra với nhiều phần thi nhỏ. Vì vậy mà nếu không có sức bền, cún nhà bạn khó mà duy trì phong độ ổn định.

Để làm tăng sức bền cho cún, đầu tiên bạn cần giúp cún tập cách thích nghi với các môi trường khác nhau. Bạn hãy cho cún tập luyện ở nhiều môi trường khác nhau. Điều này sẽ giúp ta tăng sức bền và tạo cho cún quen với những sự thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, việc thay đổi môi trường luyện tập cần diễn ra từ từ để cơ thể cún không bị sốc.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho cún nhà mình. Khẩu phần ăn của cún cần giàu protein để tăng sức bền cho cơ bắp. Nhưng cũng không được quên bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ để hệ tiêu hóa của cún được khỏe mạnh.

2.3. Huấn luyện chó mở khớp

Luyện tập cho mỗi chú chó biết cách mở khớp chính giúp chúng có thêm sức bền và sự uyển chuyển. Huấn luyện mở khớp cũng giúp cơ thể của cún có sự phát triển cân đối hơn. Bởi việc tuyển tập khớp sẽ tác động trực tiếp lên các cơ, thúc đẩy cơ phát triển săn chắc hơn.

Khi các khớp cún được mở rộng, các bước chạy của chúng sẽ dài hơn. Điều này rất có lợi khi cún phải tham gia các phần thi chạy. Tuy nhiên, ở mỗi giống chó lại có đặc điểm thể lực khác nhau. Vì thế bạn không thể áp dụng cách huấn luyện chó Rottweiler. Hay cách huấn luyện chó malinois cho huấn luyện chó Corgi được. Bởi huấn luyện chó malinois thì có thể áp dụng những bài tập nặng một chút nhưng với giống chó nhỏ như Corgi thì các bài tập cần nhẹ nhàng hơn.

Quá trình luyện tập mở khớp cho cún đòi hỏi tính kiên trì như cách huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ vậy. Bạn hãy huấn luyện cho cún từ cấp thấp đến cấp cao dần. Chứ không thể ngay trong một lúc mà bắt cún tập các bài tập khó ngay được.

2.4. Huấn luyện chó cảnh chạy ring và show dáng

Một nguyên tắc khi thi dog show mà bạn bạn cần nhớ là mỗi chú chó luôn đi bên trái huấn luyện viên. Và đi ngược với chiều kim đồng hồ. Vậy nên, bạn cần tập luyện trước cho cún cách đi như vậy. Việc này gần giống như cách huấn luyện chó xoáy thái nhưng tuân theo một quy tắc chặt chẽ hơn.

Khi cún đã thành thạo với cách đi, việc tiếp theo là bạn cần huấn luyện cho chúng chạy theo các đường ring. Việc chạy theo đường rinh mất khá nhiều thời gian vì đòi cả người huấn và cún cần thực sự kiên trì.

Còn đối với việc show dáng sẽ có nhiều cách show khác nhau. Tùy vào đặc trưng của từng giống loài chó cảnh và đặc tính của chúng. Quan trọng nhất vẫn là phải làm show được nét đẹp nổi bật nhất của từng chú cún. Thế nhưng, bạn không nên để cún phải học quá nhiều cách show dáng một lúc. Vì như vậy, dễ làm cún bị phân tâm, không tập trung vào thế mạnh của mình. Việc xác định dáng đứng thế mạnh sẽ giúp cún dễ đạt giải cao hơn.

Chẳng hạn như chó H’mông đuôi cộc, khi show dáng cần đứng sao cho 2 chân trước vuông góc, 2 chân sau hơi mở ra một chút. Bên cạnh đó, phần lưng phải thật thẳng và chỉ được hạ xuống tối đa 10 độ so với mặt sàn.

2.5. Huấn luyện chó cảnh đi dog show bằng dây dắt

Khi bước đi trên sân khấu cả người huấn luyện về chó cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng. Trong đó, dây dắt chính là thứ kết nối giữa người và chó. Vì vậy, trong quá trình dắt cún bạn cần điều khiển sao cho cún hiểu đúng ý mình.

Không những vậy trên sân khấu, biểu cảm của cún cũng luôn phải tươi cười. Như vậy sẽ dễ tạo thiện cảm với người xem và ban giám khảo. Mặt khác, bạn phải huấn luyện cho cún hiểu được nhịp bước chân của người huấn luyện. Từ đó điều chỉnh tốc độ để nhịp nhàng với bước chân của bạn.

Ví dụ khi chủ chạy nhanh thì cún cũng phải chạy nhanh và khi chủ chạy chậm thì cún cần giảm tốc độ.

2.6. Lưu ý khi huấn luyện chó H’mông cộc đuôi tham gia dog show

Chó H’mông cộc đuôi được xếp vào hàng “tứ đại quốc khuyển” của Việt Nam. Đây là giống chó mà đồng bào người Mông nuôi nhiều ở vùng Tây Bắc. Việc huấn luyện chó H’mông cộc đuôi không giống như cách huấn luyện chó Alaska hay các giống chó cảnh khác.

Chó H’mông cộc đuôi vốn được người dân miền núi nuôi để phục vụ các chuyến đi săn. Vì thế mà cơ thể của chúng tương đối săn chắc. Bạn có thể áp dụng cách huấn luyện chó Rottweiler hay cách huấn luyện chó Phú Quốc. Nhưng trong quá trình huấn luyện cần phải có sự linh hoạt để phù hợp với tính cách của H’mông cộc đuôi. Bởi giống chó này vốn có vẻ mặt hơi lầm lì, khi chạy mặt hay cúi xuống dưới đất. Vì thế mà khó tạo thiện cảm với ban giám khảo hơn các giống chó khác.

Muốn huấn luyện chó H’mông cộc đuôi đạt giải cao trong các cuộc thi dog show. Bạn cần tạo cho cún tâm trạng thoải mái. Đừng bắt cún tham gia các cuộc thi lớn ngày mà nên rèn giũa, cọ xát cún từ những cuộc thi nhỏ trước.

3. Cách chăm sóc bộ lông của chó khi tham gia dog show

Bộ lông là điểm cộng cực lớn trong thang điểm của một số phần thi dog show. Do đó, bạn nên chăm sóc bộ lông cho cún kỹ lưỡng một chút. Trong đó, thành phần dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để ra một bộ lông đẹp cho các chú chó. Những thực phẩm có chứa nhiều protein sẽ giúp lông cún thêm dày và mượt.

Ngoài ra, mỗi ngày bạn cần chải lông cho cún ít nhất 1 lần để loại bỏ phần lông yếu. Mỗi tuần cần tắm cho cún tầm 1 đến 2 lần bằng những sản phẩm sữa tắm dành riêng cho thú cưng. Nếu có điều kiện, bạn có thể cho cún đến các spa thú cưng để các nhân viên tỉa tót lại bộ lông.

4. Chú ý quan trọng khi huấn luyện chó cảnh tham gia dog show

4.1. Lưu ý khi vận chuyển chó đi thi dog show

Các sự kiện dog show thường diễn ra ở các thành phố lớn. Do đó, nếu bạn đang ở các tỉnh thành xa thì việc vận chuyển chó đi thi sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức.

Nếu khoảng cách di chuyển không quá xa thì bạn nên đèo cún bằng xe máy cũng được. Nhưng nếu nhà bạn ở xa thì nên chọn vận chuyển cún bằng ô tô để đảm bảo an toàn cho cún.

Trường hợp phải vận chuyển cún với quãng đường trên 1000km, tàu hỏa và máy sẽ là phương tiện phù hợp nhất. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì chó hay các động vật khác không được ở chung với người trên tàu. Nhưng theo nhiều đã từng cho cún đi tàu cho biết. Chỉ cần có đầy chuồng nhốt và đảm bảo cún không phá phách thì các nhà tàu vẫn châm chước. Đương nhiên bạn phải cần sẵn bổ ra khoảng phí khá cao mới được cho cún lên tàu.

Còn với đường hàng không thì lại không quá khắt khe như đường sắt. Được biết, hãng hàng không Vietnam Airlines cho phép vận chuyển chó. Nhưng với điều kiện chúng phải trải qua quá trình kiểm dịch trước khi lên máy bay.

4.2. Người huấn luyện chó cảnh cần có tâm ổn định

Việc huấn luyện chó có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng của người hướng dẫn. Điều quan trọng nhất là phải xây dựng được tình cảm giữa người huấn luyện và những chú chó. Bởi nếu bạn không thực sự có tình cảm với chó mèo thì rất khó mà dạy bảo chúng tốt. Hãy nhớ luôn đặt tính kiên trì lên hàng đầu, đừng bao giờ tỏ ra cáu giận, mất bình tĩnh.

Chú chó của bạn có thoải mái thực hiện các bài thi hay không phụ thuộc lớn và tâm trạng của bạn đó. Bạn có vui vẻ, hào hứng thì chúng mới tự tin thể hiện bài thi. Ngược lại, nếu ngay cả chủ mà tỏ ra run rẩy, thiếu tự tin thì cún làm sao mà thi tốt được.

5. Nên huấn luyện chó cảnh tốt nhất ở đâu?

Nếu không phải là người có chuyên môn huấn luyện nhưng vẫn muốn cún nhà mình tham gia dog show, bạn nên tìm đến các trung tâm huấn uy tín. Tại đây họ có chương trình hướng dẫn cụ thể cho từng chú cún. Việc ăn ngủ, tập luyện của cún sẽ diễn ra theo thời gian biểu nghiêm ngặt. Việc này giúp cho cún nhà bạn có tính kỷ luật và biết nghe lời hơn.

Hiện nay có khá nhiều nơi nhận huấn luyện chó tham gia dog show. Trong đó các trung tâm huấn luyện chó Hà Nội, trung tâm huấn luyện chó cảnh TPHCM, trung tâm huấn luyện chó Đà Nẵng,.. Đang là những nơi mà nhiều chủ nuôi chó tìm đến. Giá của mỗi khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện chó Sài Gòn hay Hà Nội cũng khá đa dạng, tùy vào điều kiện cơ vật chất. Cũng như trình độ của người hướng dẫn. Vẫn có những nơi nhận huấn luyện chó giá rẻ. Nhưng giá rẻ thì thường đi đôi với điều kiện ăn ở, tập luyện của cún. Sẽ không đảm bảo như các cơ sở huấn luyện chó uy tín.

Tìm Hiểu Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Nuôi Chó Becgie

Có thể nói chó Becgie là một trong những giống chó săn sở hữu thân hình cao to và oai vệ nhất. Bản tính hung dữ nhưng rất trung thành của giống chó này đã khiến chúng được rất nhiều người yêu thích. Tại Việt Nam, chó Becgie được nuôi chủ yếu với mục đích giữ nhà và làm cảnh. Nếu bạn cũng muốn sở hữu một người gác đền trung thành, hãy tham khảo ngay đặc điểm, tính cách, cách chọn và cách nuôi chó Becgie thuần chủng.

Chó Becgie là giống chó chăn cừu nổi tiếng trên toàn thế giới. Vào cuối thế kỷ XIX, chó Becgie xuất hiện lần đầu tiên tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Người lai tạo chó Becgie chính là Đại Úy Quân đội Đức – Max Von Stephanitz.

Ban đầu giống chó này được tạo ra chỉ với mục đích chăn dắt gia súc và làm chó kéo xe. Nhưng từ sau thế chiến thứ hai, chó Becgie trở nên phổ biến trên toàn thế giới và được nhân giống rộng rãi để làm chó cảnh giữa nhà. Đến giữa thế kỷ 20, chó Becgie Đức đã có mặt tại Mỹ và bắt đầu thu hút được sự chú ý tại Việt Nam từ năm 2005.

Đặc điểm đặc trưng của chó Becgie

Ở thời điểm hiện tại, chó Becgie Đức đã không còn nhiều đặc tính giống với tổ tiên ban đầu của mình. Nhưng nhìn chung, những chú chó Becgie thuần chủng vẫn có nhiều đặc điểm nổi bật rất dễ nhận biết. Bạn có thể căn cứ vào đây để biết cách nhận biết chó Becgie lai và thuần chủng.

Đầu tiên là về cân nặng và chiều cao của chó Becgie thuần chủng. Thông thường một con Becgie trưởng thành sẽ có cân nặng dao động từ 30 đến 40kg. Chiều cao của chó nằm trong khoảng 60 lên đến 65cm. Cùng với kích thước cơ thể vượt trội, thân hình chó Becgie trông vô cùng to lớn với cơ bắp săn chắc. Nhưng 4 chiếc chân chó lại rất dài và có phần thon gọn.

Nếu để chó Becgie đi cạnh những chú chó khác, bạn sẽ nhận thấy chiếc cổ của vật nuôi cao hơn rất nhiều. Chiếc cổ chó ngểnh lên trên được kết hợp với cơ ngực vạm vỡ làm nổi bật vẻ đẹp vô cùng kiêu hãnh.

Được biết, bên trên thân người chó Becgie bị bao phủ bởi lớp lông màu đen sẫm, màu nâu đen và màu đen tuyền. Một số trường hợp đặc biệt, lông chó Becgie có màu trắng tuyền, màu cam đậm và màu lam sẫm. Lông chó Becgie có hai lớp. Trong đó lớp trong cùng ngắn và dày, lớp ngoài cùng dài và thô.

Đi sâu vào chi tiết đầu mặt của chó Becgie, chúng sở hữu phần đầu tròn với chiếc mõm vuông dài. Tai chó dựng đứng và lúc nào cũng nằm song song với nhau. Hai mắt chó Becgie khá to và có màu đen hoặc nâu đen lay láy.

Dù là giống chó săn có bản tính hung hăng trước kẻ thù, nhưng chó Becgie lại vô cùng thân thiện, tình cảm và gần gũi với con người. Chúng cũng là giống chó cảnh được xếp ở vị trí thứ ba trên thế giới về chỉ số thông minh.

Hiện tại chó Becgie được phân loại dựa trên nguồn gốc xuất xứ và độ thuần chủng của giống loài. Người ta thường phân loại chó Becgie như sau:

1. Phân loại chó Becgie theo nguồn gốc xuất xứ

Chó Becgie Đức sở hữu thân hình to lớn hơn so với các giống chó Becgie khác. chúng có đầy đủ những điểm đặc trưng của giống chó thuần chủng kể trên.

Chó Becgie Bỉ được nhận diện bằng chiếc đầu nhỏ, tai hẹp, mõm dài và phần lưng thẳng. Cơ thể của chúng có kích thước chỉ bằng 2/3 so với giống chó Becgie Đức.

Chó Becgie Nga sở hữu bộ lông màu xám đậm hơn so với chó Đức. Giống vật nuôi có thân hình cực kỳ cơ bắp với bộ chân dài, đầu nhỏ và chiếc tai dơi. Nhưng sống lưng thẳng của chúng lại hơi cong về phía đuôi.

2. Phân loại chất đặc chó Becgie dựa trên độ thuần chủng

Chó Becgie thuần chủng là giống chó có bố mẹ là những chú chó Becgie Đức thuần chủng. Giống chó này được thừa hưởng các đặc điểm vượt trội về ngoại hình và tính cách của bố mẹ mình.

Chó Becgie lai được lai tạo từ bố hoặc mẹ là chó Becgie thuần chủng và một giống chó khác. Phổ biến nhất là chó Becgie lai sói, chó Becgie lai Husky, chó Becgie lai Rottweiler và chó Becgie lai Phú Quốc.

Cách chọn và nuôi chó Becgie

1. Cách chọn và phối giống chó Becgie

Cách chọn chó Becgie cái: Bạn hãy chọn những chú chó cái ở độ tuổi sinh sản có tứ chi chắc chắn và có phần mông nở, eo rộng. Chú chó cái phải có nhiều vú và các núm vú phải mọc đối xứng nhau. Thông thường chú chó cái có từ 10 đến 12 vú được xem là tốt nhất.

Cách chọn chó Becgie đực: Ưu tiên lựa chọn những chú chó đực sở hữu thân hình cao lớn với cơ bắp săn chắc. Chó giống có tính cách linh lợi, thông minh và đặc biệt là có sức khỏe tốt để đảm bảo khả năng phối giống cho người nuôi.

Cách phối giống chó Becgie: Người nuôi hãy lựa chọn thời điểm lý tưởng để phối giống. Đó là khi những chú chó Becgie bước vào giai đoạn dậy thì và đủ 12 tháng tuổi trở lên. Lúc này mọi người hãy cho chó Becgie đực và cái tiếp xúc gần với nhau và nhốt chúng chung một chuồng. Vật nuôi sẽ nhanh chóng giao phối và tạo ra các thế hệ F2 khỏe mạnh.

2. Cách nuôi chó Becgie

Khi nuôi những chú chó Becgie tại nhà, bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống, chế độ vệ sinh và cách huấn luyện vật nuôi. Cụ thể là:

2.1.Chó Becgie ăn gì?

Các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm. Đây đều là những loại thực phẩm cung cấp đầy đủ hàm lượng chất béo, chất đạm và chất sắt cho vật nuôi phát triển cơ bắp săn chắc và thân hình vạm vỡ.

Các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như rau củ, quả và trái cây tươi. Bên trong loại thực phẩm này có chứa rất nhiều vitamin và chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Các loại thức ăn chứa nhiều khoáng chất, bao gồm cua, tôm, cá, biển, nghêu, sò, ốc hến,… Thực phẩm cung cấp cho vật nuôi hàm lượng kẽm, Kali, Natri, Magie và Canxi vô cùng dồi dào.

2.2. Môi trường sống của chó Becgie

Môi trường sống của thú cưng có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và sự phát triển của vật nuôi. Vì vậy tốt hơn hết mọi người hãy tạo cho thú cưng không gian sống lý tưởng để chúng có được sự thoải mái cao nhất.

Đó là nơi có không gian rộng rãi, sạch sẽ và cực kỳ thoáng mát. Khu vực nuôi chó đảm bảo được phần diện tích dành riêng cho thú cưng chạy nhảy và tham gia các bài huấn luyện dành cho mình.

Nhưng nếu như không có điều kiện, bạn vẫn có thể nuôi chó Đức tại căn hộ riêng của mình. Lúc này điều quan trọng là bạn hãy cho chó cưng vận động bằng cách đưa chúng ra ngoài để chạy bộ hoặc vui chơi bên trong công viên. Chỉ có như vậy vật nuôi mới không trở nên thụ động, rụt rè và mất đi vẻ dũng mãnh vốn có.

2.3. Cách vệ sinh bộ lông chó Becgie

Như chúng ta đã biết, lông chó Becgie khá dài và rậm nên thường xuyên bị rơi rụng rất nhiều. Vì vậy người nuôi cần chải lông chó thường xuyên để làm sạch những sợi lông chết. Việc làm này còn giúp bạn kích thích lại quá trình mọc lông cho thú cưng.

Điều quan trọng nữa là bạn cần tắm gội thường xuyên cho thú cưng tại nhà. Nếu có thời gian, bạn hãy tắm chó mỗi ngày. Nếu không có thời gian, bạn có thể tắm chó Becgie một lần mỗi tuần. Sau khi tắm chó, hãy làm khô bộ lông để tránh các căn bệnh viêm da, viêm nấm và ghẻ ngứa.

2.4. Cách vệ sinh cơ thể chó Becgie

Thường xuyên vệ sinh móng chân và sử dụng loại kềm chuyên dụng để cắt móng chân cho chó. Song song đó, bạn cũng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các kẽ móng chân, lỗ tai để tiêu diệt ve chó, bọ rận và lũ ký sinh trùng.

2.5. Cách vệ sinh nơi ở của Becgie

Không chỉ vệ sinh cơ thể chó, việc làm sạch khu vực sinh sống của chó Becgie cũng rất quan trọng. Tốt hơn hết mọi người hãy quét dọn sạch khu chuồng chó và rửa khay ăn, khay nước cho thú cưng. Như vậy các loại vi khuẩn và virus mới không có cơ hội sinh sôi phát triển.

2.6. Cách huấn luyện chó Becgie

Luyện chó Becgie làm theo khẩu lệnh đứng lên, ngồi xuống và bắt tay: Chuẩn bị dây xích chó và đĩa mồi → Giữ dây xích chó để cố định thú cưng → Đưa đĩa mồi trước mặt chúng rồi hô khẩu lệnh đứng lên, ngồi xuống, bắt tay → Nếu chúng vâng lời, bạn hãy cho chúng thưởng thức một ít mồi trong đĩa → Lặp lại khoảng 20 lần/ngày trong vòng 1 tháng.

Huấn luyện chó Becgie chạy bền cùng với chủ: Bạn hãy mang dây xích vào cổ chó → Mang theo đĩa mồi bên mình → Chạy song song cùng với thú cưng → Khoảng 50m bạn hãy cho chó Becgie ăn một miếng mồi đề chúng chạy theo mình → Lặp lại bài tập chạy bền mỗi ngày trong 30 ngày.

Huấn luyện chó Becgie kéo tạ: Các sen hãy buộc tạ vào dây kéo → Mang dây tạ vào người vật nuôi → Bắt đầu cho vật nuôi di chuyển bằng cách chạy phía trước để chúng đuổi theo phía sau → Duy trì bài tập trong vòng 30 phút/ngày và liên tục 30 ngày.

Huấn luyện chó Becgie đánh hơi tìm đồ vật: Chuẩn bị món đồ vật cần giấu đi → Bôi lên trên một ít thức ăn dành cho chó → Cho chó Becgie đánh hơi đồ vật → Mang món đồ đem đi giấu sao cho không được để chúng nhìn thấy → Nắm lấy dây xích chó và dẫn vật nuôi đến khu vực giấu đồ để chúng đánh hơi → Thưởng mồi cho thú cưng khi chúng tìm thấy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cùng Tìm Hiểu Cách Nuôi Và Huấn Luyện Chó Poodle trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!