Xu Hướng 3/2023 # Con Thỏ Ăn Gì? Cách Nuôi? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán Ở Đâu # Top 10 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Con Thỏ Ăn Gì? Cách Nuôi? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán Ở Đâu # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Con Thỏ Ăn Gì? Cách Nuôi? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán Ở Đâu được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đặc biệt ở Việt Nam, số lượng thỏ ngày càng bị thuyên giảm do nạn khai thác thịt thỏ cũng như giết hại bừa bãi

Trên thực tế, trong điều kiện nuôi nhốt chật chội chúng cũng có thể dễ dàng thích nghi và tồn tại

Con thỏ được biết tới là loài đào hang để trú ẩn cũng như sinh sản, chúng thường sử dụng mùi đặc trưng của cơ thể để đánh dấu chiếc hang của mình.

Ngoài ra, loài vật này thường sống theo bầy đàn, thông thường, số lượng thỏ cái trong đàn sẽ nhiều hơn hẳn so với thỏ đực.

Thỏ có thể ăn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, chúng không bao giờ ăn thức ăn đã bị dơ bẩn, bỏ đi hoặc rơi xuống đất.

Thỏ là loài động vật có 4 chân, giống như chó, mèo, chuột,… hay rất nhiều loài động vật có vú khác.

Còn 2 chân sau của loài này được ví như 2 chiếc lò xo, giúp chúng bật cao và xa hơn trong lúc di chuyển hay chạy trốn khỏi kẻ thù.

Là loài vật trầm tính, nhỏ bé, đáng yêu, tuy nhiên tuổi thọ của thỏ thường khá thấp. Trung bình, loài này chỉ sống được từ 4 đến 8 năm. Một số loài có đặc tính trội hơn thì có thể sống được 10 năm.

Sở hữu vòng đời khá ngắn ngủi, vì vậy, thỏ thường đẻ rất nhiều để có thể ổn định về mặt nòi giống cũng như số lượng loài.

Thời điểm rụng trứng, giao phối của thỏ là khoảng 2 đến 3 tháng 1 lần. Sau đó, thỏ cái sẽ sử dụng lông bụng cũng như một số nguyên liệu như: Lá cây, củi khô,… để làm ổ đẻ.

Thông thường, sau khoảng 8 đến 10 ngày là thỏ con đã có thể mở mắt, đến ngày thứ 20, thỏ sẽ bắt đầu tập ăn rau. Sau 1 tháng là chúng đã có thể tự kiếm ăn và sống tách biệt hẳn so với thỏ mẹ.

Hiện chỉ có 2 giống thỏ phổ biến là giống thỏ ra và giống thỏ ngoại. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết từng giống để quý độc giả dễ dàng phân biệt

Đây là giống thỏ đã xuất hiện từ lâu tại Việt Nam, tuy nhiên chúng được lai tạo rất nhiều nên bộ lông không còn được thuần chủng nữa.

Có con lông đen, có con lông trắng cũng có con màu xám nhạt. Màu mắt cũng có chú mắt đen có con mắt đỏ

Khi trưởng thành trọng lượng của chúng có thể lên tới 5 kg/con. Trung bình một chú thỏ cái có thể đẻ từ 5- 6 lứa mỗi năm. Mỗi lứa khoảng 7- 8 con.

Thỏ Newzealand là giống thỏ trắng được nuôi khá phổ biến tại Mỹ và Châu Âu.

Về cơ bản, loài này được nuôi với mục đích để lấy thịt hoặc làm cảnh. Chúng sở hữu những ưu điểm như: Lớn nhanh, khả năng sinh sản tốt, chất lượng thịt hấp dẫn.

Ngoài ra, phân của loài thỏ này được sử dụng rất nhiều để làm phân bón cho các loài cây. Lông và da của chúng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thuộc da.

Loài thỏ này rất khó để phân biệt đực, cái vì chúng có ngoại hình quá giống nhau và bộ phận sinh dục khá nhỏ, nằm sâu bên trong.

Thông thường, người nuôi sẽ phải bạnh bộ phận sinh dục của thỏ để kiểm tra, phục vụ cho quá trình phối giống.

Thỏ Angora là loài thỏ có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, chúng được xem là loài thú kiểng được rất nhiều người ưa thích trong thời điểm hiện nay.

Loài thỏ này sở hữu bộ lông mềm, dài và được sử dụng làm ra loại len Angora nổi tiếng.

Trong tự nhiên, thỏ Angora có thể sống từ 3 đến 5 năm, tuy nhiên, nếu được nuôi làm thú cưng, có chế độ ăn uống phù hợp, chúng có thể sống được từ 7 tới 10 năm.

Thỏ đen là giống thỏ ta, loài này được nuôi chủ yếu với mục đích để lấy thịt. Hiện tại, giống thỏ này được nuôi chủ yếu tại các thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên.

Loài thỏ này sở hữu khá nhiều ưu điểm, không hề thua kém gì so với thỏ trắng New Zealand, có thể kể đến như: Chất lượng thịt thơm ngon, dễ nuôi, thời gian phát triển nhanh.

Nuôi thỏ kiểng được xem là thú vui tao nhã của rất nhiều bạn trẻ trong thời điểm hiện nay. Về cơ bản, nuôi thỏ không hề gây hại, vì chúng là loài vật hiền lành, thân thiện và hòa đồng với các loài khác.

Mặt khác, chế độ ăn của thỏ cũng khá đơn giản, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại rau, củ, quả,… khiến bạn không bị tốn quá nhiều chi phí trong việc chăm sóc.

Tuy nhiên, điều bạn cần quan tâm duy nhất đó chính là loài này đẻ khá nhiều. Vì vậy, nếu nuôi thỏ theo cặp, bạn nên hạn chế việc sinh sản của chúng, tránh để tình trạng căn nhà hóa thành 1 “trang trại” thỏ.

Quá trình chăm sóc quyết định rất lớn tới sản lượng cũng như chất lượng thỏ tiêu thụ ngoài thị trường.

Nếu người nuôi chú ý tới các vấn đề về chuồng trại, thức ăn hay phòng bệnh thì lợi ích về kinh tế khi kinh doanh theo mô hình này sẽ vô cùng lớn

Nên đặt dưới các gốc cây lớn ở ngoài sân, vườn. Nên thiết kế một mái che nhỏ để tránh nước mưa chảy trực tiếp vào bên trong.

Khu vực đặt lồng cần thông thoáng, sạch sẽ, tránh ảnh nắng trực tiếp.

Đáy phải mềm, không ghồ ghề hay chứa các vật sắc nhọn như đinh, sắt, nhựa… Tránh gây tổn thương tới thân và chân thỏ, cũng như có thể khiến thỏ giảm trọng.

Cũng nên thiết kế hệ thống thoát nước tự động để thuận tiện cho thỏ sinh hoạt. Cũng như dễ dàng vệ sinh, cọ rửa.

Máng đựng thức ăn nên làm bằng gỗ hoặc xi măng, nên thiết kế khéo léo để khi ăn uống thức ăn không vị vương vãi ra bên ngoài.

Thức ăn không để thừa tới ngày hôm sau khi ăn, luôn phải có nước sạch trong chuồng.

Thỏ là một trong những loại động vật hiền lành, chúng chỉ ăn các loại rau củ quả có sẵn trong thiên nhiên.

Tuy nhiên nếu muốn thỏ lớn nhanh và tăng trọng tốt thì nên kết hợp ăn bổ sung đạm, vitamin, tinh bột và các khoáng chất cần thiết.

Cần rửa sạch trước khi cho thỏ ăn. Một số loại rau có hàm lượng chất khoáng nhiều nên phơi khô rồi cho chúng ăn.

Cần linh động tăng giảm hằng ngày khẩu phần ăn để thỏ được phát triển tốt nhất. Không lạm dụng cho ăn quá nhiều hoặc quá ít

Thỏ cũng giống như tất cả các loài sinh vật trên toàn thế giới, chúng vẫn cần phải có những nhu cầu cơ bản như: Thức ăn, nước uống, không khí.

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của loài này hoạt động theo cơ chế cô đặc, vì vậy chúng uống nước ít hơn các loài khác.

Mặc dù là loài động vật có sức khỏe tốt tuy nhiên bà con cũng cần đề phòng thỏ có thể mắc một số căn bệnh như: Ghẻ, đầy hơi, viêm ruột…

Đây là bệnh lý tương đối phổ biến nguyên nhân do môi trường sống bẩn thỉu, không hợp vệ sinh.

Tạo điều kiện cho các loài bọ, rệp phát triển ký sinh trên da thỏ. Khiến thỏ bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng tới kinh tế chăn nuôi.

Bệnh có diễn biến tương đối nhanh, Nếu bạn thấy những chú thỏ bị rụng lông, ngứa, luôn lấy 2 chân trước vào vuốt tai vào mồm. Cũng như dụi đầu vào lồng thì rất có thể chúng đã mắc bệnh

Nếu phát hiện 1 con trong đàn bị bệnh thì người chăn nuôi nên cách ly sớm. Tránh để cả đàn nhiễm bệnh

Hầu hết những chú thỏ thường xuyên ăn các loại rau củ quả nhiều nước đều gặp phải tình trạng này. Một phần khác là do thức ăn đã bị mốc, ẩm, hư hỏng.

Nếu phát hiện tình trạng đầy hơi bạn nên dừng cho chúng ăn các loại rau củ quả thay vào đó nên cho ăn lá chè, lá ổi. Đồng thời vuốt bên thành bụng để kích thích chúng vận động

Để hạn chết nguy cơ mắc bệnh, trước khi cho ăn cần phơi khô các loại rau nhiều nước. Cũng như cung cấp đầy đủ các thức ăn sạch, đảm bảo vệ sinh.

Thịt thỏ từ lâu đã được rất nhiều gia đình ưa chuộng bởi đây là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Thịt khá ngọt, ăn mềm và rất cuốn bia, không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn rất nhiều nước Châu Âu.

Một số món ăn thông dụng từ thịt thỏ có thể kể đến như: Thịt thỏ nướng, hấp rán, quay, xào….

Bước 1: Rửa sạch thịt thỏ và sử dụng gừng và rượu để tẩy sạch mùi hôi từ thịt thỏ.

Bước 2: Băm nhỏ thịt nên loại bỏ xương để dễ ăn hơn

Bước 3: Trộn đều thịt thỏ với hỗn hợp gia vi, nước mắp, hạt nêm.. trong khoảng 2 giờ để gia vị ngấm đều vào thịt thỏ. Tùy theo khẩu vị của gia đình bạn mà cách nêm nếm sẽ khác nhau

Bước 4: Nướng thịt trên than hoa sẽ thơm và ngon hơn. Chú ý đảo đều tay để thịt được chín đều

Như chúng tôi đã phân tích ở trên có thể thịt thỏ không được hấp dẫn như các loài gia súc khác như gà, dê, vịt…

Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng từ Thỏ lại cao hơn rất nhiều, đặc biệt với món thịt thỏ hấp hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ được lưu giữ lại tới 99%

Bước 1: Vệ sinh sạch thỏ bằng rượu trắng cũng như để làm giảm mùi hôi

Bước 2: Đập dập gừng, sả, lá chanh bạn rửa sạch và tiến hành thái thật nhỏ

Bước 3: Sử dụng gia vị đã chuẩn bị từ trước xoa đều lên thịt thỏ và ngâm trong vòng 30 phút để gia vị được ngấm đều.

Bước 4: Đặt thỏ vào nồi áp suất hấp sôi khoảng 10 phút thì nên thay đổi vị trí của thịt để chúng được chín đều.

Bạn hấp thêm 10 phút nữa cho đến khi thịt trắng là hoàn thành món ăn.

Nguyên liệu: Thịt thỏ, bột mì, mỡ, dấm, hạt tiêu….

Bước 1: Sử dụng hỗn hợp rượu gừng để tẩy sạch các vi khuẩn còn sót lại trên thịt thỏ. Cũng như loại bỏ hoàn toàn mùi hôi trên cơ thể

Bước 3: Đun sôi mỡ rồi cho từng miếng thịt thỏ vào chảo rán đều tay. Khi bề mặt thịt se lại trở nên vàng óng thì đó là lúc món ăn hoàn thành

Bước 4: Sử dụng các loại rau xà lách, rau mùi, nước muối để trang trí cho món ăn trở nên bắt mắt và ngon miệng hơn

Trên thực tế thịt thỏ vẫn còn có thể chế biến được thành nhiều món khác nhau như: thịt thỏ quay, xào rau má, rang muối hoặc chiên…

Đặc biệt, còn xuất hiện một số mặt hàng thịt thỏ khô cũng được rất nhiều gia đình yêu thích.

Bạn có thể tìm mua thịt thỏ tại các trang trại chăn nuôi thỏ kiểng tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Nai… hoặc một số tình thành khác trên cả nước.

Tùy thuộc vào điều kiện, hình thức chăn nuôi tại mỗi trang trại mà mức giá sẽ không giống nhau.

Chó Cane Corso Italiano Ăn Gì, Mua Bán Ở Đâu, Giá Bao Nhiêu Tiền

Chó ngao ý hay còn được biết đến với tên gọi cane corso hoặc mastiff Ý, đây là một trong những giống chó cảnh khá nổi tiếng của Ý.

Với những nét đặc trưng về ngoại hình cùng tính cách tốt đã giúp chó ngao ý dần trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới.

Nguồn gốc giống chó ngao ý cane corso

Giống chó ngao ý thường được xếp vào nhóm những giống chó trung thành và có khả năng tấn công mạnh mẽ. Đồng thời trong nhiều năm qua giống chó này luôn giữ vững được vị thế vốn có của mình.

Chúng thường được nuôi với mục đích như một chú chó bảo vệ, thợ săn và như một người bạn đồng hành.

Bên cạnh đó chó ngao ý còn có ưu điểm về sức khoẻ với cơ bắp cuồn cuộn nhưng trông rất thanh thoát và nhanh nhẹn.

Mặc dù sở hữu thân hình rắn chắc nhưng giống chó cane corso không phải là giống chó chọi. Chủ yếu người dân Ý nuôi loại chó này như một người bạn đồng hành hay dùng để chăm nom gia súc và giữ nhà.

Tuy nhiên với những tiềm lực vốn có thì chó ngao ý còn được xếp vào hàng những giống chó dữ và hung mãnh với lực cắn có sức sát thương rất cao.

Theo nhiều tài liệu thì chó ngao ý có nguồn gốc sâu xa từ giống cho ngao ý cổ, chúng xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17 ở Ý.

Thêm vào đó giống chó ngao ý cổ xưa còn được sử dụng trong những cuộc chiến tranh đẫm máu. Khi đó chúng sẽ được trang bị giáp sắt và được gắn một thanh chông nhọn trên lưng. Bởi sự nhanh nhẹn và hung mãnh vốn có giống chó này có sức chiến đấu rất đáng gờm.

Tuy nhiên vào khoảng thế kỉ 20 thì giống chó ngao ý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do cuộc sống của người dân Ý dần thay đổi.

Mãi đến những năm 1970 thì chó ngao ý mới thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng bởi một nhóm người đam mê đã tìm cách khôi phục chúng.

Bên cạnh đó thì cane corso dù có lịch sử hình thành lâu đời nhưng chúng chỉ trở nên phổ biến và được nuôi rộng rãi trong những năm gần đây.

Chó Ngao Ý – chiến binh mạnh mẽ và toàn năng

Chó Ngao Ý có kích thước lớn tầm trung, khí thế uy nghiêm, thân thể rất cường tráng. Con đực có cân nặng 45-50 kg, cao 62-72 m. Con cái nặng 40-45 kg, cao 58-66 cm.

Hình dạng của chúng tạo cảm giác khá “đô con”, bề ngoài trông có vẻ không hài hòa nhưng cấu trúc tổng thể bên trong lại vô cùng hài hòa.

Nếu quan sát tổng quát tỉ lệ cơ thể của Chó Ngao Ý sẽ thấy rõ sự hài hòa này. Phần eo ngắn, co gọn linh hoạt. Độ dài đầu bằng 6 phần độ dài cổ. Miệng rộng, hõm miệng bằng 3-4 phần tổng độ dài đầu.

Loài chó này lông ngắn, dày cộm và rất ít rụng lông. Thường có màu đen, xám tro, nâu vàng, xám nhạt, nâu tối, … Lông không mượt, cấu tạo thanh mạnh, bóng láng.

Độ dài trung bình khoảng 2-2.5 cm. Lớp lông này sẽ trở nên dày hơn vào mùa đông.

Lông dài hơn ở mông, hay phía sau bắp đùi và đuôi. Lông ở phần mõm lại rất ngắn, mịn và mọc đều. Da chúng rất săn chắc và cơ thể có tính dẻo dai.

Chúng dường như không cảm nhận được sự đau đớn, nên khiến chủ nuôi đau đầu vì hàng rào điện của họ chưa “đủ đô” để làm chúng sợ hãi.

Tuy nhiên chúng sẽ có một vài nhược điểm về mặt thẩm mỹ. Khuôn miệng trễ xuống, không kéo lên và giao cùng một điểm với xương sọ, phía trên lồi ra.

Phần mũi, quanh mí mắt màu khá bợt bạt. Hai con mắt có đốm trắng, cảm giác hơi lé. Đuôi thường là trời sinh hoặc trong quá trình nuôi để đảm bảo an toàn phải cắt cụt.

Hình thể mạnh mẽ dẻo dai của Chó Ngao Ý

Bắp thịt phát triển một cách mạnh mẽ, khuỷu chân cao. Điều này không hề khiến chúng hoạt động khó khăn. Mà còn khiến chúng có sức mạnh, linh hoạt và sức chịu đựng bền bỉ hơn.

Đầu chúng khá ngắn, các cạnh miệng song song. Mặt có hình khối rõ ràng. Xương gò má có chút nhô lên, gương mặt khá góc cạnh. Nhìn phía trước hay từ trên xuống trông khá bằng phẳng. Trán hơi cong và xương giữa lông mày có phần nhô lên.

Lỗ mũi lớn, chóp mũi vuông, sống mũi thẳng và bằng. Môi từ phía trên rũ xuống tạo thành một hõm miệng dưới cằm. Quan sát đằng trước sẽ cảm thấy môi chúng như một hình chữ U úp ngược.

Lại thêm hàm răng trắng, răng dưới hơi chìa ra ngoài. Khuôn miệng rộng khiến chúng trở nên khá dữ tợn.

Mắt chúng khá to. Mắt hình tròn, xu hướng lồi ra. Hõm mắt lại hơi sâu, hõm xuống.

Trên lỗ tai bị cắt từ nhỏ hình tam giác có một lớp lông ngắn. Xương tai tương đối dày, mang tai nằm trên cao và lỗ tai thì rũ xuống.

Lỗ tai cùng xương gò má đồng thời giương ra ngoài và nhô lên. Khi chúng bắt đầu đi vào trạng thái cảnh giác, lỗ tai sẽ hơi dựng lên.

Cổ chúng có độ dài nhỉnh hơn chút so với đầu. Hình bầu dục, từ cổ xuống có mảng lông trắng nổi bật. Trông cổ rất thẳng và rắn rỏi. Vai bằng, rộng và vạm vỡ, cao hơn mông.

Phần eo bo gọn, càng thể hiện rõ hình khối lồi và bẻ sang hai bên của bả vai. Chó Ngao Ý vừa có vẻ ngoài oai vệ, kiêu hãnh lại có sự bướng bỉnh, tinh nghịch.

Tính cách Chó Ngao Ý: táo bạo, trung thành

Rất nhiều chuyên gia đề cử chó Ngao Ý là loài vật hang đầu trong lựa chọn chó để bảo vệ. Chúng nhẫn nại và tiếp thu huấn luyện ờ cường độ cao. Trên cả thế là sự lắng nghe và tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của người huấn luyện.

Giống chó Ngao này có sự mạnh mẽ và táo bạo phi thường, vô cùng quật cường khi đối diện với kẻ địch. Trái lại rất gần gũi và thích đùa với trẻ con, thân thiện với các thành viên trong gia đình.

Yếu tố đặc trưng khiến ngao ý trở thành một vệ sĩ đáng tin cậy chính là sự sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối với chủ nhân của mình. Hơn nữa vô cùng cảnh giác đề phòng với người lạ. Ý chí của chúng kiên định hơn bao giờ hết.

Chúng luôn trong thế sẵn sàng công kích những kẻ nào xâm phạm chủ nhân của mình. Khuôn miệng rộng sâu đó mang sức cắn xé không thua gì sư tử đực trưởng thành.

Theo điều tra, sức cắn đo được của chúng là 522 pounds/inch2. Gần ngang với Kangal – quốc khuyển của Thổ Nhĩ Kỳ – giống chó có sức công phá mạnh nhất thế giới: 743 pounds/inch2.

Đồng thời, thể chất ưa hoạt động, Chó Ngao Ý thường thích đi lại tuần tra quanh nhà. Nên nhiều khi chúng như một người canh gác bảo vệ tài sản nhà cửa cho con người.

Không chỉ là chiến binh, là vệ binh, Chó Ngao Ý còn là người bạn rất thân cận. Chúng năng hoạt động. Có điều cho dù có hoạt động ở ngoài cũng không bao lâu liền quay về yên tĩnh ngồi trong nhà, lại không náo loạn hoặc gây ồn ào. Hơn nữa, Ngao Ý rất thích thân cận lấy lòng chủ nhân.

Mặc dù là có thuộc tính cuồng bảo vệ chủ ăn sâu trong tiềm thức. Nhưng lại ở mức nhẹ nhàng và có thể tự ý thức kiềm chế. Nên đôi khi chúng sẽ như một chàng “soái chó” thân sĩ, ga lăng.

Cũng do đặc tính trung thành và duy hộ chủ nhân rất cao, cho nên nếu càng tiếp xúc với người khác ngoài chủ ít thì khả năng bài xích người lạ càng nhiều.

Ý thức bản năng này sẽ có sau khi Chó Ngao Ý đủ 4 tháng tuổi. Đặc tính này được áp dụng để nuôi Chó Ngao Ý khi muốn chúng làm chó tuần tra gác đêm trong quân đội.

Nhưng đồng thời cũng mất đi tính cách gần gũi như một người bạn đồng hành của con người.

Trong quá khứ, chó Ngao Ý được nuôi dạy để lùa những đàn bò vào lò sát sinh. Thậm chí để tham gia vào cuộc săn bắt dã thú quy mô lớn.

Hay xuất hiện trong các cuộc đấu tranh thời La Mã như một chiến binh. Giờ đây trong thời bình chúng đã trở thành chó bảo vể và cũng là người bạn của chúng ta.

Đây không phải là thời chiến, Chó Ngao Ý vẫn không nên được nuôi để lệ thuộc vào việc chiến đấu. Khiến chúng trở nên thực dụng, thiếu đi sự hóm hỉnh đáng yêu.

Nên huấn luyện giống chó Ngao Ý từ khi còn nhỏ

Mang đặc thù tâm lý rất cảnh giác với người lạ, ngay cả đối với loài chó khác, nên một khi không có cảm giác an toàn thì chúng sẽ thường dễ bất an. Chính vì thế phải huấn luyện một cách cẩn trọng khi còn nhỏ.

Huấn luyện Chó Ngao Ý con thích hợp nhất là bắt đầu từ 8-13 tuần tuổi. Thời điểm tách đàn thích hợp nhất là vào 5-12 tuần tuổi.

Có thể cho trẻ con và người nhà tiếp xúc từ khi còn nhỏ để chúng có cảm giác vui vẻ khi có người chơi cùng. Chơi với chúng bằng cách khẽ nắm bàn chân hay bắp chân chúng, hoặc sờ vào miệng hay lỗ tai.

Để chúng quen với sự đụng chạm của con người.

Nhất là tai, tai của chó Ngao Ý nhạy cảm hơn nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, động tác phải cực kỳ nhẹ nhàng lại không được để chúng nhờn lại.

Nếu có khách mà chủ nhân quát mắng hay lạnh nhạt chúng, thì dần dà chúng sẽ ghét vị khách đó. Vì cho rằng tại người khách kia mà mình bị hắt hủi nên rất dễ công kích người đó.

Giống Chó Ngao ý rất thông minh và có khả năng tự chủ và tự ý thức cực cao. Nếu có khách mà chủ nhân cũng có ở đấy, thì chúng sẽ hài hòa đối với họ trừ trường hợp họ uy hiếp đến nguy nan của chủ.

Huấn luyện chó Ngao Ý: thưởng phạt phân minh

Bởi vậy khi chúng ngoan ngoãn nghe lời thì cần khen thưởng. Cũng đừng can thiệp cưỡng ép hành động của chúng, mà để chúng tự mình xử lý dưới sự dẫn dắt của mình.

Từ 6 tháng đến 1 tuổi nên cho chúng ra ngoài hoạt động đều đều vài lần một tuần để khiến chúng năng động hơn.

Nếu biết huấn luyện xã hội hóa đúng cách, chúng sẽ rất nghe lời, thậm chí còn nhạy cảm phát hiện được cảm xúc của chủ nhân. Cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định nuôi giống chó Ngao này.

Người nuôi phải đặt ra quy tắc và hướng chúng theo những quy tắc đó, làm gì và không được làm gì.

Nếu người chủ đủ mạnh mẽ và kiên định đưa ra phương pháp huấn luyện tính cách và vận động hang ngày, chó Ngao Ý sẽ có thể thích nghi và tự mình xử lý tốt mọi tình huống.

Chó Ngao Ý vốn dĩ không phải chó dùng để chọi, mà vốn được huấn luyện từ hàng trăm năm để bảo vệ con người.

Cho nên chúng không thường sủa loạn hay gây gổ với các con khác. Nhưng nếu con chó lạ gây hấn thì chúng có thể chiến đến khi một trong hai bên phải chịu thua mới thôi.

Theo từng giai đoạn phát triển mà có chế độ ăn thích hợp. Mỗi ngày cho ăn một lượng bằng 3% tổng số cân nặng của chó, chia làm 4 phần trong 1 ngày.

Chó Ngao Ý con thường khiến chúng ta có cảm giác như lúc nào chúng cũng đói, chính vì thế phải tự cân nhắc điều chỉnh lại. Giống chó này có thể chịu được đói, tuy vậy không thể chịu được nếu quá no.

Chúng cần được bổ sung chất đạm, chất béo và chất xơ để được phát triển toàn diện và cân bằng.

Chó Ngao Ý năng hoạt động, cùng với đó tỉ lệ mắc bệnh về xương khớp rất cao. Cũng có thể có các triệu chứng sưng hông, rối loạn tiêu hóa.

Nhất là với chứng bệnh về xương khớp có thể khiến chúng nhẹ nhất là khập khiễng, nặng thì liệt hoặc tử vong.

Rất nhiều người nuôi Ngao Ý thưởng cắt đuôi cho chúng. Vì chúng có cơ thể to lớn năng động nên cần đuôi cụt để có thể dễ dàng lách qua mọi nơi lại tiện di chuyển.

Với những ai mới bắt đầu nuôi chó ngao ý thì vấn đề dinh dưỡng luôn cần được quan tâm đúng mực. Thông thường chế độ dinh dưỡng của giống chó này phụ thuộc vào kích thước khi trưởng thành của chúng.

Để giữ thân hình tiêu chuẩn và cơ bắp cho em cane corso nhà mình thì đòi hỏi người nuôi cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với một chế độ ăn phù hợp.

Bởi giống chó này có nhiều ưu thế về sức khoẻ nên chế độ ăn uống của chúng cũng khá khác biệt so với những giống chó khác.

Khẩu phần ăn phổ biến của chúng phải đầy đủ protein, đạm và các khoáng chất cần thiết. Với giống chó ngao ý thì người nuôi không cần phải lo ngại vấn đề chúng bị béo phì thừa cân bởi chúng rất hoạt bát và yêu thích vận động.

Khẩu phần ăn uống dành cho những em ngao ý từ 5-10 tháng tuổi bao gồm các loại thịt, trứng và các loại thức ăn khô khác.

Mỗi ngày cho chúng ăn 2 bữa và không nên cho chúng ăn quá no trong mỗi bữa. Đặc biệt cần hạn chế chó chó ăn xương quá to để tránh những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

Đối với những chú chó cane corso từ 10 tháng tuổi trở lên thì khẩu phần ăn cần tăng lên. Mỗi bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm, canxi, khoáng chất và các loại vitamin

Đồng thời cũng có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt hay các loại xương. Lượng thức ăn cần cung cấp mỗi ngày thường bằng 3% tổng cân nặng của chó. Người nuôi có thể chia thành nhiều cữ ăn trong ngày khi cần thiết.

Được biết là giống chó vô cùng thông minh và nhanh nhẹn, vì vậy, việc huấn luyện chó ngao ý sẽ không khiến bạn mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, để chú chó của mình thực sự nghe lời, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây.

Ngay từ khi Ngao Ý còn bé, bạn nên cho chúng chơi với trẻ nhỏ cũng như các thành viên khác trong gia đình. Điều này sẽ khiến chú chó của bạn có cảm giác thân thiện với mọi người.

Ngoài ra, khi có khách vào nhà, bạn không nên quát mắng quá lớn hay lạnh nhạt với chó. Điều này lâu dần sẽ khiến chúng mất thiện cảm với khách vào nhà và sẵn sàng tấn công khách khi không có chủ nhân ở đó.

Với sự thông minh và lanh lợi vốn có, những chú chó ngao Ý rất biết cách thể hiện cảm xúc của mình với chủ nhân.

Vì vậy, khi thực hiện tốt các bài huấn luyện, bạn nên tán thưởng, khiến chó có cảm giác vui mừng, phấn khích. Ngược lại, khi chúng chưa nghe lời, bướng bỉnh, bạn nên có những hình thức kỷ luật hợp lý.

Tuy nhiên, không quát mắng, đánh đập hay dọa nạt chó quá nhiều, điều này có thể gây phản tác dụng, khiến chú chó trở nên ương ạnh và khó bảo hơn.

Trong thời gian đầu đời, khoảng từ 6 tháng đến 1 tuổi, bạn nên cho chó tập các bài tập vận động đều đặn 3 đến 4 lần trong 1 tuần. Điều này giúp chó trở nên năng động và phát triển thể chất

Ngoài ra, trong quá trình huấn luyện, bạn cũng nên đặt ra những quy tắc để cho thực hiện, giúp chó hiểu được việc gì là Đúng việc gì là Sai. Nếu huấn luyện tốt, chú chó của bạn sẽ rất thông minh, nhanh nhẹn và nghe lời đó.

Chó Ngao Ý giá bao nhiêu, Mua ở Đâu TPHCM, HN?

Giống chó Ngao Ý hiện nay chưa phổ biến tại Việt Nam. Cho nên giá của chúng khá cao. Nếu mua không có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng rơi vào khoảng 15 – 20 triệu.

Nếu mua chó có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì rơi vào khoảng 25 – 40 Triệu.

Phần lớn các giống chó Ngao Ý đều rất khỏe mạnh, nếu có bệnh thì thường là do di truyền. Muốn nuôi giống chó Ngao này thì nên mua ở những cơ sở uy tín, có giấy tờ đàng hoàng. Được nhập thẳng từ Châu Âu.

Nên mua ở những cơ sở bán chó lâu năm, có tư vấn và hỗ trợ trong quá trình chăm sóc. Điều đó sẽ tránh được các trường hợp lai tạp giống, giống bệnh. Và phải có sự quan tâm rõ ràng tới các biểu hiện phát triển của chúng.

Bạo dạn, trung thành, cảnh giác và nhạy bén. Những điều trên đã khiến cho rất nhiều người ưa chuộng nuôi Chó Ngao Ý như nuôi một người bạn “cận vệ” gắn bó một mực với mình.

Khiến cho sự phổ biến của giống chó này từ 2012 ở vị trí 60, nhảy vọt lên vị trí 50 vào 2013 ở Hoa Kỳ!

Nếu các bạn có nhu cầu mua 1 em Ngao ý thì đừng ngại gần liên hệ với chúng tôi bạn sẽ được chúng tôi tư vấn và chọn được chú chó ưng ý nhất cũng như bảo đảm nhât.

Chó Chow Chow Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu? Cho Ăn Gì?

1/ Chó Chow Chow đến từ đâu? 

Nhiều con sen lần đầu tiên đón các boss Chow Chow về dinh thường băn khoăn không biết làm sao để nhận diện được một em cún Chow Chow thuần chủng. Tuy nhiên những dấu hiệu để nhận biết chó Chow Chow thuần chủng vô cùng đơn giản. Các con sen chỉ cần một số đặc điểm ngoại hình của Chow Chow là có thể nhận ra ngay đâu là chó Chow Chow lai và đâu là giống thuần chủng rồi.

2.1/ Khuôn mặt “đầu gấu”

Đặc điểm đầu tiên dễ nhận ra boss Chow Chow thuần chủng dù các em ấy có đứng giữa cả đàn con lai chính là một cái đầu tròn, to. Đặc biệt là khuôn mặt nhăn với một chiếc lưỡi màu đen. Nếu nhìn qua khuôn mặt của những chú cún này bạn sẽ không khỏi bật cười bởi 2 cái tai tròn siêu nhỏ “náu” sau bộ lông xù.

2.2/ Thân hình múp míp 

Thân hình của chó Chow Chow trông khá vuông vắn với chiều cao chỉ khoảng 45-56 cm và cân nặng đạt 20 – 32kg. Vì vậy mà trông các em ấy luôn mập mạp, múp míp, rất đáng yêu, nhất là phiên bản chó Chow Chow mini con. Một tiêu chuẩn nữa của Chow Chow thuần chủng chính là chiếc đuôi xù dù mắt ngược trên lưng.

2.3/ Bộ lông xù điển hình một màu 

Đặc biệt nhắc đến Chow Chow, chúng ta sẽ không thể nào không nhắc đến bộ lông bông xù – đặc điểm khiến Chow Chow càng thêm phần mũm mĩm. Bộ lông này thường khá dài và dày, tuy nhiên cũng có một số chú chó Chow Chow lông ngắn vẫn là dòng thuần chủng nha.

Bộ lông của những chú “chó gấu” này thường có khá nhiều màu khác nhau. Các màu của chó Chow Chow là màu kem, màu trắng, màu đen, màu nâu đỏ, màu socola,… Trong đó chó Chow Chow trắng, đen thường là những chú chó khá hiếm nên luôn có mức giá cao nhất. Đặc biệt nếu là các boss thuần chủng thì màu lông bao giờ cũng chỉ sở hữu một màu thôi nha các sen.

3/ Chó Chow Chow lai có đáng yêu như Chow Chow thuần chủng?

Với một thân hình mũm mĩm, ngay cả khi lai tạo với các giống chó khác, chó Chow Chow lai cũng đáng yêu hết cả phần thiên hạ. Những phiên bản con lai phổ biến nhất hiện nay là:

3.1/ Chó Lab – Chow 

Lab – Chow đã cho chúng ta  biết được nguồn gốc của con lai này xuất phát từ hai giống chó nào rồi đấy. Đó chính là Labrador và Chow Chow. Ngoại hình của những em cún này khá thú vị, chúng có khuôn mặt dài và một bộ lông xù có bờm. Đặc biệt so với chó Chow Chow thuần chủng, Lab – Chow có chiều cao, cân nặng hơn hẳn Chow Chow, đúng là phiên bản “con hơn cha”.

3.2/ Chusky

Nghe đến cái tên Chusky, bạn có lờ mờ đoán ra được em ấy được lai giữa hai giống chó nào không? Chusky chính là kết quả của tình yêu giữa Chow Chow và Husky đấy nha. Husky nổi tiếng là Đại Ngáo mạnh nhất thiên hạ và thật không may mắn, bệnh ngáo này lại có gen di truyền sang Chusky. Tuy nhiên Chusky bướng bỉnh và khó huấn luyện hơn Husky rất nhiều bởi ngoài việc thừa hưởng “sự ngáo” của Husky, chúng còn thừa hưởng sự hung hăng của Chow Chow. 

Chow Pei là cái tên ghép của 2 giống chó Chow Chow và Shar – Pei. Ngoại hình của con lai này cũng rất đáng yêu và thú vị với đầu của Shar-pei ở trên thân Chow Chow. Cân nặng của chúng thường đạt khoảng 30kg và tính cách chung của các em này khá nghịch ngợm. 

3.4/ Một số phiên bản con lai khác 

Ngoài ra, chó Chow Chow còn được đem lai với nhiều giống chó khác như Basset Hound, Becgie Đức hay Pitbull tạo thành những phiên bản con lai siêu đáng yêu như Chow Hound, Chow Shepherd và Pitchow.

4/ Tính cách chó Chow chow như thế nào? Có dữ không?

Với một ngoại hình khá đầu gấu, bạn nghĩ rằng Chow Chow là giống chó cực kỳ hung dữ? Tuy nhiên sự thật thì các em gấu chó này không quá hung dữ đâu nha, ngược lại các pet còn sống rất tình cảm. Chow Chow là giống chó thông minh và cực kỳ Trung Thành, rất biết nghe lời. Vậy nhưng, khi không được quan tâm thì Chow Chow lại tỏ ra khá bướng bịch và cứng đầu, rất khó bảo.

Đối với những người lạ, giống chó này có tính cảnh giác rất cao. Vì vậy nếu để các boss Chow Chow trông nhà, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Đặc biệt, là một giống chó năng động nên chó Chow Chow rất hay bắt nạt các thú cưng khác trong nhà. Vậy nhưng khi làm bảo mẫu cho các bé, Chow Chow lại tỏ ra vô cùng hiền lành và thân thiện, rất biết nhường nhịn sen nhỏ.

5/ Chó Chow Chow ăn gì?

Chó Chow Chow ăn gì là vấn đề mà hầu như con sen nào cũng quan tâm. Để chăm sóc tốt cho giống chó này, chúng ta cần xây dựng thực đơn theo từng độ tuổi.

5.1/ Đối với các bé dưới 2 tháng tuổi

Từ giai đoạn sơ sinh cho đến 2 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của các boss con khá non yếu, vì thế chúng chỉ thích hợp bú mẹ mà thôi. Bạn không nên cho những em cún dưới 2 tháng tuổi ăn các loại thực phẩm cứng mà chỉ nên bổ sung thêm sữa để giúp chó con phát triển hệ xương.

5.2/ Với các bé từ 3 – 6 tháng tuổi

Bắt đầu từ 3 tháng tuổi, các boss Chow Chow đã cứng cáp hơn, vì vậy mà việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn. Và bắt đầu từ 3 đến 6 tháng tuổi là thời kỳ giống chó này bước vào giai đoạn phát triển về cả bộ não lẫn ngoại hình. Trong giai đoạn này bạn có thể cho chú chó của mình ăn các loại thực phẩm dinh dưỡng như các loại thịt, rau xanh và sữa. 

5.3/ Cho chó Chow Chow trên 6 tháng tuổi ăn gì?

Ở giai đoạn Chow Chow phát triển mạnh về thể chất, các sen vẫn cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho boss. Việc cung cấp đủ các loại ngũ cốc, thực phẩm giàu canxi và protein sẽ giúp Chow Chow phát triển toàn diện hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể để cho chú chó của mình ăn các loại thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn khô mua ở siêu thị để giúp các em ấy thay đổi khẩu vị.

6/ Cách chăm sóc chó Chow Chow

Là một trong những giống chó có sức khỏe tốt nên Chow Chow có tuổi thọ khá cao. Nếu được chăm sóc tốt, chúng có thể để đạt tuổi thọ đến 17 – 18 năm. Tuy nhiên, để chú chó của bạn phát triển khỏe mạnh thì chúng ta nên tạo cho các em ấy một môi trường sống tốt nhất. Thỉnh thoảng bạn nên dắt Chow Chow đi dạo chứ không nên nhốt mãi các boss một nơi. Nếu các sen không đưa Chow Chow đi chơi, các pet sẽ trở nên vô cùng lười biếng và bị béo phì đấy nha. 

Ngoài ra, bạn nên đưa chó Chow Chow đi khám định kỳ thì để các bác sĩ có thể phát hiện kịp thời một số căn bệnh phổ biến ở giống chó này như:

Các bệnh về mắt

Bệnh xoắn dạ dày 

Giun sán 

7/ Chó Chow Chow giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Chó Chow Chow giá bao nhiêu, có đắt không cũng là điều khiến không ít con sen bận tâm. Hiện nay giá của những chú chó này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, từ độ tuổi cho đến độ thuần chủng. Nhìn chung nếu muốn muốn nuôi một boss  Chow Chow, số tiền các sen bỏ ra không dưới 10 triệu.

Sở hữu phân khúc giá từ 10 đến 15 triệu là những chú chó Chow Chow được sinh tại Việt Nam

Với những chú chó nhập khẩu Thái Lan mức giá sẽ có phần cao hơn một chút dao động quanh khoảng giá 20 triệu

Và riêng những em cún đến từ châu Âu thì bao giờ cũng sở hữu mức giá cao nhất, tầm khoảng trên 25 triệu. 

Như vậy là mình vừa tổng hợp cho các sen biết cách làm sao để chăm sóc và nuôi chó Chow Chow phát triển tốt nhất rồi. Ngoài ra nếu nếu các xem còn có bất kỳ thắc mắc gì vì muốn được giải đáp về giống chó này thì bạn hoàn toàn có thể gửi câu hỏi về cho Tin Động Vật nha. Mình sẽ cùng các sen tìm hiểu các kiến thức để chăm sóc các boss Chow Chow tốt nhất.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Giống Chó Great Dane Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua Bán Ở Đâu?

1/ Nguồn gốc lịch sử của giống chó Great Dane

Great Dane là một trong số ít những loài chó cổ còn tồn tại cho đến ngày nay. Chúng đã xuất hiện vào khoảng thời gian 3000 năm trước Công Nguyên, do đó, việc xác định nguồn gốc của chú chó này đang là câu hỏi lớn cho các nhà khảo cổ học.

Có nhiều giả thiết đã được đặt ra. Có người cho rằng họ đã tìm được dấu vết của Great Dane ở Hi Lạp và xác định chúng ở đây vào 3000 năm về trước. Còn có giả thiết cho rằng nguồn gốc của chúng ở Tây Tạng. Qua nhiều cuộc chiến tranh, chúng di cư sang châu Âu và trở nên phổ biến ở các nước như Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch,… Great Dane còn rất được ưa chuộng tại Đức vào những năm 1600. Tuy nhiên, những giả thiết chỉ là sự phỏng đoán, chưa được công nhận.

2/ Đặc điểm ngoại hình của chó Great Dane

Thân hình của Great Dane luôn được nhắc đến với biệt hiệu “không mỡ thừa”. Cơ thể chúng tràng đầy cơ bắp. Phần ngực của Dane rộng và to, eo hẹp lại. Điều đó khiến cơ thể chúng quyến rũ vô cùng.

Bộ lông của chú chó này cũng giống với đa phần các loài chó to lớn khác, lông chúng ngắn, không dày, gần như sát với da. Lông của Great Dane cũng khá đa dạng: đen, trắng, đốm, vàng, socola,…

3/ Tính cách của chó Great Dane

Chú chó to lớn Great Dane nổi tiếng với bản tính hiền lành và ngoan ngoãn. Từ xa xưa, chúng là một loài chó săn, nhưng trải qua quá trình sinh sống và lai tạo, chúng lại có tính tình ôn hòa và gần gũi với con người.

Chúng là loài thông minh, do vậy những điều chủ nhân nói chúng đều cố gắng tiếp thu và vô cùng ngoan ngoãn vâng lời, chúng còn không thích phá phách những thứ xung quanh.

Huấn luyện chú chó này không hề khó, chỉ cần chủ nhân từ từ dạy chúng bằng thái độ tích cực, chúng sẽ tiếp thu mọi thứ một cách nhanh chóng.

Đối với tất cả mọi người, chỉ cần cảm thấy an toàn, chúng sẽ vô cùng ôn nhu, không hề cáu gắt. Great Dane rất thích trẻ nhỏ, cũng không hề đấu tranh với các loài vật khác.

Cho dù hiền lành như vậy, nhưng nếu cảm nhận được sự nguy hiểm, hoặc nhận thấy chủ nhân gặp nguy, chúng sẽ không để kẻ địch yên. Great Dane sẽ đứng lên bảo vệ những người thân yêu của chúng.

Bởi vì những đặc điểm tính cách dễ chịu, Great Dane được khá nhiều gia đình tin yêu để trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời.

4/ Nuôi dưỡng chó Great Dane

4.1/ Môi trường sống

Giống chó Great Dane do sở hữu thân hình to lớn cho nên chúng cần được nuôi ở một môi trường rộng rãi. Chúng cũng ưa vận động, vì thế dành nên dành một khoảng sân rộng ở nhà để chúng vui chơi thoải mái.

4.2/ Chó Great Dane ăn gì?

Có một chiều cao lợi thế, nên việc thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp Great Dane phát triển toàn diện cơ thể.

Đối với chó dưới 3 tuần tuổi: vào thời điểm này chó chỉ cần bú sữa mẹ. Tuy nhiên chó mẹ phải được nuôi dưỡng thật tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng mới có thể nuôi chó con khỏe mạnh.

Đối với chó trên 3 tuần tuổi: đây là độ tuổi ăn dặm của Great Dane. Thời gian này bạn cần thực hiện chế độ ăn dặm với những thức ăn lỏng hoặc được xay nhuyễn như cháo. Sau đó, khi chú chó lớn dần lên, bạn dần giảm nước trong thức ăn. Việc giảm như vậy sẽ giúp chúng dễ dành với thức ăn cứng hơn.

Khi chó đạt 2 tháng tuổi, nên đáp ứng 4 bữa/ngày.

Đối với

chó Great Dane

trưởng thành, mỗi ngày cần đảm bảo 1,5 kg thức ăn và một lượng nước vừa đủ. Giai đoạn này bạn có thể giảm bữa ăn còn 1-2 bữa/ngày. Cần thay đổi món ăn trong một tuần để cung cấp cho chúng đầy đủ dưỡng chất.

Một số thức ăn cho giống chó này

Thức ăn chứa đạm và protein như: các loại thịt, trứng, nội tạng động vật,…

Thức ăn chứa canxi: thức ăn khô, cá, trứng,…

Thức ăn chứa khoáng chất, vitamin, chất xơ như rau, củ, quả.

Lưu ý: hệ tiêu hóa của Dane không tốt, cần tránh những thức ăn có nhiều dầu mỡ và có xương.

Đối với bộ lông: Great Dane sở hữu bộ lông ngắn và mượt, hơn nữa không rụng lông nhiều. Chỉ cần tắm và chải cho sạch sẽ là được.

4.3/ Một số bệnh thường gặp

Trước khi được 1 năm tuổi: cần tiêm những loại vắc xin phòng bệnh cần thiết: bệnh đường ruột, truyền nhiễm và tẩy giun.

Như những loài chó to lớn khác, các bệnh về xương là không thể tránh khỏi. Dưới 18 tháng tuổi, cấu trúc xương còn yếu, vì vậy Dane không thể hoạt động nhiều vào thời gian này. Nhưng khi lớn lên, chúng nhất định phải hoạt động mỗi ngày để phát triển và rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, săn chắc.

Tuy nhiên, đặc biệt chú ý khi chúng lớn tuổi, các chứng như loạn sản xương hông sẽ xuất hiện.

Những chứng bệnh truyền nhiễm do gen di truyền có thể xuất hiện khi chúng trưởng thành.

Tuổi thọ của loài chó này không cao so với các loài chó khác. Trung bình chúng chỉ sống được 8 – 9 năm, số ít có thể sống trên 10 năm. Điều này có thể lí giải từ một nghiên cứu, người ta chứng minh được rằng tuổi thọ của động vật có xương sống tỉ lệ nghịch với chiều cao.

5/ Chó Great Dane giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Gần đây chó Great Dane cũng được săn lùng nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên các trại chó ở nước ta còn khá hiếm loài chó này. Nếu muốn tìm được một một chú chó thật chất lượng thì bạn nên đặt ở cái trại nhân giống nước ngoài. Ở Thái Lan, giá chó Great Dane là 8 – 15 triệu đồng.

Tại Việt Nam, bạn vẫn có thể tìm loài chó này tuy nhiên độ thuần chủng không đảm bảo. Giá chó Great Dane tại Hà Nội và chúng tôi là 5 – 8 triệu đồng. Đó chỉ là mức giá tham khảo. Và đối với những con trưởng thành và tùy theo ngoại hình, độ thuần chủng thì sẽ có giá cao hơn.

Qua bài viết giới thiệu về giống chó Great Dane này thì Ngân hi vọng rằng bạn đã tìm được cho mình những thông tin hữu ích nhất. Nhớ đừng quên rate 5 sao bài viết với like kênh youtube dùm Ngân nha.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Con Thỏ Ăn Gì? Cách Nuôi? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán Ở Đâu trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!