Bạn đang xem bài viết Có Nên Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Khi Đang Ngủ? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1, Mẹ không cần tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinhMẹ biết rằng tắm cho trẻ sơ sinh là điều không cần thiết bởi trong thời gian này bé phát triển tương đối nhanh và da bé cũng thường xuyên bài tiết chất thải nên cần được tắm để tránh tình trạng gây ra khô da và có thể bị viêm da. Tuy nhiên, khi tắm cho con mẹ nên lưu ý đến thời gian tắm.
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu ớt, cơ thể dễ mắc bệnh nên cần chăm sóc thường xuyên. Chính vì vậy, trẻ cũng cần phải được là sạch và cần được tắm để da bé có thể phát triển tốt nhất và tránh những bệnh về da cho trẻ.
Như đã nói ở trên thì việc làm sạch da cho trẻ là cần thiết nhưng chúng ta có nên tắm cho trẻ khi trẻ đang ngủ hay không? Có nhiều mẹ có thói quen tắm cho trẻ sơ sinh lúc ngủ vì nghĩ rằng đây là thời điểm trẻ đang ngủ, không cựa quậy, mẹ có thể tắm sạch sẽ cho con mà không biết rằng khi trẻ ngủ thì thân nhiệt của trẻ cũng sẽ giảm do vậy chúng ta không nên tắm cho trẻ khi ngủ vì nếu tắm khi này trẻ rất dễ bị cảm và ốm.
Ngoài việc mẹ không nên tắm cho trẻ sơ sinh khi ngủ thì cũng lưu ý không nên tắm cho con trong những trường hợp như:
– Không nên tắm cho trẻ khi trẻ vừa ăn no xong
– Không nên tắm cho trẻ khi trẻ đang ốm hay sốt
– Không nên tắm lúc trẻ đang cảm thấy lạnh (mẹ có thể kiểm tra thân nhiệt của trẻ để biết).
Thường thì cơ thể các trẻ mới sinh không tự điều chỉnh được nhiệt độ tốt, do đấy, trẻ rất dễ bị lạnh và cơ thể sẽ lạnh đi mau chóng. Thế nên, các mẹ nên chọn thời điểm ấm áp để tắm cho con.
Trong trường hợp không thể chọn thời điểm, hãy sử dụng 1 phương pháp hữu hiệu để đảm bảo rằng nhiệt độ phòng tắm cho trẻ đủ ấm.
Không nên tắm cho trẻ khi trẻ có những vết thương trên da, nếu tắm thì nên tránh để nước vào những vết thương có thể gây nên nhiễm trùng.
Trẻ nhỏ thì việc trẻ bị trớ thì cũng rất bình thường nhưng khi trẻ vừa trớ xong các mẹ cũng không nên mang con đi tắm ngay mà nên lau người cho bé và thay đồ cho bé trước rồi đợi một lát cho con ổn định lại sau khi bị trớ thì mới tắm rửa cho con.
Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng xong cũng không nên tắm cho trẻ ngay.
Không nên tắm khi trẻ vừa mới ngủ dậy vì khi này thân nhiệt các em vẫn còn thấp nên rất dễ bị cảm, bạn nên để trẻ tỉnh hẳn rồi mới tắm cho trẻ.
Không phải cứ tắm thật lâu và thật kỹ là tốt cho trẻ đâu. Trẻ sơ sinh có làn da còn khá mỏng manh, vì vậy bạn không nên để trẻ ngâm nước quá lâu. Theo các chuyên gia cho biết mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 5- 10 phút là đủ.
Thời gian tắm nên gói gọn trong 10 phút sẽ giúp da trẻ không bị khô. Và trẻ cũng không bị mất thân nhiệt. Tiếp đến, để chăm sóc tốt hơn cho làn da trẻ, bạn có thể sử dụng thêm 1 ít lotion (kem dưỡng da) dành riêng cho trẻ sơ sinh và thoa đều, massage lên làn da của trẻ để giữ làn da trẻ luôn mềm mại.
5, Sau bao lâu trẻ sơ sinh mới cần tắm?Thực tế, trẻ sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày. Khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần là đủ đối với các trẻ mới sinh. Vì các trẻ lúc này vẫn chỉ nằm yên 1 chỗ nên cũng không cần tắm nhiều so với khi trẻ bắt đầu ăn dặm và tập bò.
6, Cố định thời gian tắm cho trẻ sơ sinhĐể thực hiện việc tắm rửa cho trẻ hàng ngày như 1 thói quen, bạn cần phải quen thuộc với thời gian biểu ăn, ngủ của trẻ. Khi đấy, bạn sẽ biết tắm vào giờ nào trẻ dễ chịu nhất, đồng thời không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hay việc bú sữa. Tùy vào mỗi trẻ có thời gian khác nhau, có thể bạn phải chờ từ 2-3 tháng để nắm được quy luật sinh hoạt phù hợp với trẻ.
Có Nên Cho Trẻ Sơ Sinh Uống Sữa Đặc?
Tối 15/11, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận điều trị cho bé trai 6 tháng tuổi, nặng đến 9kg nhưng thiếu sắt, thiếu máu mức độ nặng. Sau khi khai thác bệnh sử, các bác sỹ được biết bé bị ba mẹ bỏ rơi, sống với bà nội. Điều kiện kinh tế còn khó khăn, người bà chỉ đủ điều kiện nuôi bé bằng sữa đặc có đường. Bé lớn dần với một cơ thể bụ bẫm, nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng và vi chất.
Không ít phụ huynh giữ thói quen cho trẻ sơ sinh sử dụng sữa đặc có đường thường xuyên, thậm chí thay thế cho sữa mẹ. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chỉ có thể tiêu hóa các dưỡng chất có trong sữa mẹ và sữa công thức. Ngoài ra, hàm lượng các dưỡng chất trong sữa đặc không thích hợp đối với trẻ, có thể gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ. Các nhãn hàng, nhà sản xuất sữa cũng khuyến cáo, không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng sữa đặc.
Trẻ dưới 12 tháng không nên sử dụng sữa đặc có đường
Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa đặc có đường thường trông rất bụ bẫm, do lượng đường lớn có trong chế độ ăn. Tuy nhiên, da dẻ trẻ thường tái nhợt, trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn về sau. Phụ huynh cần thay đổi suy nghĩ trẻ mập mạp là tốt, là đầy đủ dinh dưỡng.
Dinh dưỡng an toàn cho trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia, trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên uống sữa bò, sữa đặc và sữa hạt (sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân). Trong trường hợp mẹ không đủ sữa cho trẻ, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa Nhi về các sản phẩm sữa công thức phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Từ tháng thứ 6, trẻ đã có thể tập ăn dặm với những món ăn mềm, cân bằng dinh dưỡng với nguồn đạm từ động vật. Nếu nghi ngờ trẻ thiếu máu hay mắc các bệnh lý khác, phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đi khám bệnh thường xuyên.
Người mẹ cần thận trọng khi dùng sữa bò trong quá trình cho con bú
Trong quá trình cho con bú, người mẹ cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Các biện pháp kích sữa an toàn như massage giúp mẹ có đủ sữa để nuôi trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi uống sữa tươi, sữa đặc có đường. Sữa đặc chứa lượng đường và calorie cao, không thích hợp với chế độ ăn dành cho bà bầu. Trong khi đó, protein trong sữa bò có thể gây dị ứng với đường ruột của trẻ nhỏ, khiến trẻ có biểu hiện tiêu chảy, nổi mề đay dù chỉ bú sữa mẹ.
Sau 12 tháng, khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển cứng cáp, trẻ mới có thể sử dụng sữa đặc. Thành phần như calci, vitamin D có trong sữa đặc lúc này đặc biệt có ích đối với sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa đặc điều độ, pha loãng vừa phải vì lượng đường cao có thể gây sâu răng cho trẻ nhỏ.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Tại sao chúng ta không cần cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước?
Có Nên Cho Trẻ Sơ Sinh Uống Nước Không?
Có nên cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi uống nước là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm và tìm lời giải đáp.
Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, chức năng thận của trẻ còn chưa được hoàn thiện. Việc cho trẻ uống nước sẽ vô cùng nguy hại đối với sức khỏe của bé, trẻ có thể còi cọc, chậm phát triễn dễ mắc các bệnh hơn.
Trẻ sơ sinh có được uống nước không?Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng, đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi tốt nhất mẹ không nên cho bé uống nước bởi vì trong giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ (88% thành phẫn sữa mẹ là nước). Mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu mà không cần bổ sung thêm nước.
Vì sao không nên cho trẻ sơ sinh uống nước?
Cho trẻ sơ sinh uống nước có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy và suy dinh dưỡng ở trẻ, bởi vì nếu nguồn nước không sạch có thể làm nhiễm trùng hệ tiêu hóa của trẻ khiến bé bị tiêu chảy. Không những thế việc cho trẻ uống nước sẽ khiến dạ dày bé bị đầy, bé sẽ bú ít hơn sữa mẹ hoặc không bú nữa có thể gây suy dinh dưỡng.
Trong một số ít trường hợp, bé uống quá nhiều nước có thể dẫn tới co giật và đôi khi là hôn mê do ngộ độc nước. Đây là tình trạng uống quá nhiều nước làm loãng máu, nhất là giảm nồng độ natri gây phù các mô trong đó có não.
Thời điểm nào thích hợp để cho trẻ sơ sinh uống nước?
Khi trẻ đã lớn hơn 6 tháng tuổi, bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ có thể cho bé uống nước. Bởi vì việc bổ sung nước vào thời kỳ bé ăn dặm sẽ giúp bé bớt bị táo bón hơn, uống nước lúc này cũng giúp bù đắp chất lỏng cho bé khi con đã biết vận động nhiều hơn và đào thải mồ hôi nhiều hơn.
Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé uống khi thấy bé khát và chỉ cho bé uống một vài ngụm nhỏ không nên uống quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên cho bé uống từ 60-118ml để tốt cho sức khỏe của trẻ.
Theo GiaDinhVietNam
Tắm Gì Cho Trẻ Sơ Sinh Rụng Lông?
by Nguyễn Phương1.2k Views
Tại sao trẻ sơ sinh mọc nhiều lông trên người?Ngay từ tuần thứ 18 và 20 của thai kì, trên người em bé bắt đầu mọc một loại lông tơ được gọi là lanugo (lông đẹn). Lông đẹn này sẽ tiếp tục mọc ra nhiều hơn và một số thì rụng dần đi theo thời gian.
Những lông này kết hợp với lớp vernix hoạt động như một sự bảo vệ làn da của em bé khi ở trong bụng mẹ. Nó giúp tránh được bất kì những thiệt hại nào bị gây ra bởi nước ối.
Có những trẻ bị rụng lông này gần hết khi vẫn còn trong bào thai nhưng cũng có trẻ được sinh ra với bộ lông còn nguyên vẹn. Điều này là do tự nhiên, do bẩm sinh, do di truyền.
Chúng thường xuất hiện ở lưng, vai, trán, tai và mặt của trẻ. Mức độ nhiều hay ít là khác nhau ở mỗi trẻ.
Thông thường, mất khoảng 1-4 tháng sau sinh, số lông này mới rụng đi hết. Bố mẹ cũng không cần phải làm gì cả, đó là quy luật tự nhiên.
Tuy nhiên cũng có một ít trường hợp trẻ sơ sinh không bị rụng lông mà thậm chí nó còn phát triển như tóc trên đầu. Nguyên nhân có thể là do sản thượng thận bẩm sinh (CAH) tăng cao bất thường.
CAH làm giảm hóc môn cortisol hoặc aldosterone; dẫn đến việc bài tiết chất đạm androgen, kết quả là kích thích sự phát triển của lông, tóc.
Một số dấu hiệu khác nữa là thiếu một số enzym nhất định, lượng natri thấp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
Tắm gì cho trẻ sơ sinh rụng lông?Trong hầu hết các trường hợp, bố mẹ chỉ cần chờ đợi để lông tự rụng. Những cách rụng lông ở trẻ sơ sinh nếu sử dụng không đúng có thể khiến da bé bị tổn thương hoặc nhiễm trùng.
Trong khi chờ đợi trẻ sơ sinh rụng lông dần dần, bạn hãy tắm cho trẻ sạch sẽ mỗi tuần vài lần với nước sạch.
Nếu bạn lo ngại nước không đủ sạch, bạn có thể dùng thêm sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh. Kể cả khi bạn muốn tẩy lông cho bé cũng đừng dùng loại có tính tẩy mạnh bởi nó có thể da bé bị khô hoặc bị kích ứng.
Một số cách làm rụng lông cho trẻ sơ sinh được nhiều bố mẹ áp dụng thành công, đó là :
Mát xa bằng dầu oliu sau đó tắm với nước như bình thường.
Tắm với sữa trộn với bột nghệ hoặc sữa bột.
Tắm với bột mì.
Tắm với bột đậu lăng, hạnh nhân pha sữa.
Những mẹo này không phải cách chữa lông đẹn ở trẻ sơ sinh hiệu quả tức thời mà nó chỉ giúp đẩy nhanh quá trình rụng lông mà thôi.
Lưu ý, khi tắm cho bé, tránh chà xát mạnh quá, da bé sẽ dễ bị xước, bị sưng đỏ.
Tránh các loại lá tắm cho em bé bởi những cách dân gian này tốt hay không vẫn chưa được chứng minh và chúng ẩn chứa nhiều rủi ro.
Trẻ mọc nhiều lông phải làm sao?Với những trẻ mọc nhiều lông trên da mà không có dấu hiệu gì đáng lo khác, hãy chờ đợi; đừng cố tẩy lông cho trẻ sơ sinh vì vấn đề này là do di truyền, không thể chữa được. Nếu có cũng phải đợi đến khi trẻ lớn lên.
Nếu sau 6 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa rụng lông hoặc lông ngày một đen, rậm rạp hơn thì bạn nên cho bé đi gặp bác sĩ.
Nếu trẻ mọc nhiều lông ở lưng như một bó, cụm lớn thì bạn cũng nên gọi điện cho bác sĩ, đây có thể là dấu hiệu của một rối loạn thần kinh.
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Khi Ngủ
Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ là hiện tượng bất thường khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy thì nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ là do đâu? Đây là dấu hiệu của bệnh lý gì, có nguy hiểm hay không? Điều trị như thế nào để trẻ mau khỏi?
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng thở khò khè là khi bé thở sẽ phát ra những tiếng khò khè. Mẹ có thể áp tai vào gần miệng hay là mũi của bé là sẽ nghe rõ được tiếng khò khè đó, nhất là khi bé ngủ thì tiếng thở lại càng rõ ràng hơn, nghe như tiếng ngáy nhẹ.
Số liệu thống kê cho thấy, có tới 30-40% trẻ sơ sinh bú mẹ đều có triệu chứng này, đặc biệt là trong lúc ngủ. Với những bé bị nặng thì bạn có thể nghe rõ âm thanh từ xa.
Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ có thể do hen suyễn, ngủ không đúng tư thế, viêm phế quản, dị ứng,…
Tổng hợp nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ:– Do trẻ bị bệnh hen suyễn bẩm sinh: đây là căn bệnh khi sinh ra bé đã mắc phải, vì thế chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, không khí ngạt… thì lập tức sẽ khiến tình trạng hen suyễn nặng hơn, khiến bé bị thở khò khè.
– Do trẻ nằm ngủ không đúng tư thế: cho bé ngủ sai tư thế như nằm úp lưng hay gối quá cao đầu cũng chèn ép vào đường thở và khiến trẻ phát ra tiếng khò khè khi thở.
– Do bị mềm sụn thanh quản: đây là tình trạng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh sinh non hoặc do các bé đang bị một tổn thương nào đó ở đường hô hấp gây ra. Bên cạnh đó nếu vùng thanh quản của bé mà bị chèn ép bởi các mạch máu lớn cũng là nguyên nhân khiến cho bé thở khò khè khi ngủ mà các mẹ cần nắm được.
– Do trẻ bị dị ứng: Phấn hoa, lông vũ, lông chó mèo, hóa chất làm hệ thống miễn dịch phản ứng khiến cho đường hô hấp bị thu hẹp. không khí bị ép xuyên qua không gian nhỏ hơn và gây ra tiếng thở khò khè
– Trào ngược dạ dày cũng tạo ra những tiếng khò khè khi ngủ do các dịch đờm bám ở cổ họng. Axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản hoặc trào ngược lên đường dẫn thức ăn. Trong đó một lượng nhỏ chất lỏng có thể bị hít vào phổi, vì thế mà gây kích ứng và làm sưng các đường hô hấp nhỏ, là nguyên nhân khiến bé thở khò khè
– Do bị viêm thanh khí phế quản cấp tính: trẻ sơ sinh có thân nhiệt nhạy cảm nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, ví dụ như viêm thanh quản. Khi mắc bệnh này bé sẽ có biểu hiện thở khò khè, bé ho nhiều và thường bị có dịch đờm ở cổ.
– Do bị bệnh viêm amidan cấp tính: lúc này bé sẽ có triệu chứng bị hò kèm theo đờm, có dấu hiệu sưng phù ở họng và có tiếng thở lạ khi ngủ.
– Một số bệnh thông thường như cảm cúm, sốt do virus khi bệnh tiến triển nặng hơn bé có thể bị tiết dịch nhày gây bít tắc, nghẹt mũi, sự tăng tiết đờm dịch gây ra cũng làm cho trẻ khó thở dẫn tới bé bị khò khè.
– Ngoài ra bé sơ sinh thở khò khè khi ngủ còn có thể là do dị ứng, do viêm mũi, viêm họng có đờm, do các bệnh xơ sợi bẩm sinh hoặc khối u ở phổi…
Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì những hệ quả do triệu chứng này gây ra là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của bé.
Chính vì thế cần phải chủ động tìm cách xử lý càng sớm càng tốt, tránh kéo dài sẽ gây biến chứng.
Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé, vệ sinh sạch sẽ mụi họng cho bé trước khi cho bé ngủ
Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ phải làm sao?– Mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý. Qua đó tránh gây ứ đọng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp vùng mũi được thông thoáng, để giúp bé dễ thở hơn và dễ chịu hơn. Mẹ có thể dùng lọ nước muối sinh lý để nhỏ mũi, cho trẻ nằm nghiêng rồi nhỏ 2-3 giọt vào từng bên mũi.
– Đảm bảo cho bé ngủ đúng tư thế, không cho nằm gối cao, không được nằm sấp khi ngủ, không đắp chăn quá mũi của bé.
– Giữ không gian sống luôn sạch sẽ và trong lành, không để thú nuôi trong nhà, tránh làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ.
– Mẹ cũng có thể thoa một chút tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé trước khi đi ngủ để giữ ấm cho bé. Hoặc cho một ít tinh dầu vào nước để tắm cho bé.
Tuy nhiên với những trường hợp trẻ thở khò khè khi ngủ nặng, ra nhiều đờm, thở dốc, da mặt tím tái, bỏ ăn mất ngủ…thì cha mẹ cần phải đưa bé tới gặp bác sỹ ngay để được kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.
Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Họng Có Nên Cho Uống Thuốc Kháng Sinh Không ?
Bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ hay người lớn là do nhiều nguyên nhân gây ra như do virut, nhiễm khuẩn với các biểu hiện đặc trưng là ho, sổ mũi, rát họng,… Có nhiều phụ huynh khi con bị viêm họng có thói quen mua thuốc kháng sinh về cho bé uống. Theo các bác sĩ đây là một thói quen không tốt và sai lầm cần loại bỏ ngay. Thông thường, nếu bị bệnh viêm họng do virut có thể tự khỏi sau đó 5 – 7 ngày và sức đề kháng của trẻ lúc này có thể tự vượt qua bệnh mà không cần sử dụng thuốc. Do đó, cha mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ uống để trị viêm họng. Bởi kháng sinh không có khả năng tiêu diệt virut. Hơn nữa nếu dùng thuốc kháng sinh không đúng cách còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số lý do bạn không nên dùng thuốc kháng sinh cho bé uống khi bé bị viêm họng gồm:
– Dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng không thể trị bệnh tận gốc, chúng chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh tức thời, sau đó bệnh lại quay trở lại.
– Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng gây ra nhiều tác dụng phụ cho trẻ như tiêu chảy, nôn mửa, dị ứng, thậm chí có trường hợp bị sốc thuốc rất nguy hiểm.
– Trẻ thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh làm giảm sức đề kháng, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực và trí lực.
Khi nào dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng cho bé ?Như đã nói ở trên, nếu bé bị viêm họng do virut có thể tự khỏi sau đó khoảng 5 – 7 ngày và không chữa khỏi được bằng thuốc kháng sinh. Do đó cha mẹ không nên mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống. Thay vào đó hãy để bé nghỉ ngơi nhiều, cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều tráu cây và tránh các tác nhân gây bệnh,… là có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng bệnh.
Phụ huynh chỉ nên dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ khi được xác định là viêm họng do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc vì nếu dùng thuốc kháng sinh không đúng loại, đúng liều và thời gian sẽ gây tác dụng phụ và khiến cho cơ thể trẻ bị kháng thuốc.
Mách mẹ cách trị viêm họng cho bé tại nhà an toànCách thực hiện như sau: bạn hái lá húng chanh rửa thật sạch, cho vào bát cùng với một chút đường phèn rồi đem hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Áp dụng liên tục theo bài thuốc này từ 3 – 5 ngày bé sẽ giảm hẳn ho và viêm họng.
Cách dùng bài thuốc như sau: bạn lấy khoảng 1 nắm lá hẹ nhỏ đem rửa thật sạch, cắt thành từng khúc rồi cho vào bát, bỏ thêm lượng đường phèn vừa đủ vào đem hấp cách thủy. Sau đó mẹ chắt lấy nước này cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần uống 2 – 3 thìa sẽ giúp làm giảm ho rất nhanh chóng và đẩy lùi bệnh viêm họng cho bé.
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Khi Đang Ngủ? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!