Bạn đang xem bài viết Có Nên Tắm Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng Và 4 Lưu Ý Mẹ Phải Biết được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể có những phản ứng nào?
Sốt: Đây là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi đi tiêm chủng về. Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ từ 2 – 3 giờ/ lần. Nếu thấy trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, còn ở dưới mức này thì mẹ chỉ cần theo dõi sát sao và chườm khăn ấm cho trẻ.
Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi đi tiêm chủng về
Phát ban, nổi mề đay: Phản ứng này xảy ra ở trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng mũi sởi, quai bị hay bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần lo lắng vì triệu chứng này sẽ biến mất chỉ sau 1 2 ngày.
Khi trẻ sốt, cơ thể bé rất khó chịu, lại có cảm giác sưng đau, viêm tấy ở vết tiêm thì việc bé quấy khóc cũng là điều đương nhiên, mẹ không nên lo lắng quá mức. Tuy nhiên, sau khi tiêm chủng xong, em bé cần phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm chủng ít nhất là 30 phút. Bên cạnh đó, gia đình cũng cần phải theo dõi bé thật kỹ trong vòng từ 24 48h sau khi tiêm.
Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không?
Một là, đi tiêm về có nên tắm cho trẻ không, và nếu lỡ tắm rồi thì có sao không? Sau khi trẻ tiêm phòng về, vết kim tiêm trên da sẽ tạo thành một lỗ nhỏ (Vết thương rất nhỏ, không đáng kể), nhưng lại rất dễ bị nhiễm trùng. Vì thế, mẹ luôn cần giữ gìn sao cho vết thương trên da bé được sạch sẽ, để không tạo ra môi trường, cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công vào cơ thể bé.
Đi tiêm phòng về, mẹ tuyệt đối không được tắm gội ngay cho bé
– Nếu lỡ tắm rồi thì mẹ phải theo dõi phản ứng của trẻ thật sát sao ngay sau đó. Vì nước sử dụng ở gia đình trong điều kiện bình thường là sạch, nhưng bạn cũng không thể đảm bảo đây là nước sạch 100%. Vậy cho nên, nếu để vết tiêm dính nước vào rồi, tỷ lệ trẻ bị nhiễm trùng cũng rất cao. Nếu không yên tâm, mẹ có thể gọi cho bác sĩ để xin lời khuyên.
Điều thứ 2 mà các bà mẹ cũng nên biết, đó là sau khi trẻ tiêm phòng về thường bị sốt nhẹ. Nếu thời điểm này mà cho bé tắm thì càng làm bé bị mệt mỏi và ốm nặng thêm. Đây cũng là một trong những lưu ý cần phải “thuộc lòng” sau khi cho trẻ đi tiêm phòng về.
Trẻ đi tiêm phòng về, sau bao lâu thì mới được tắm gội?
Nếu sau 1 ngày mà thấy trẻ đã khỏe mạnh lại bình thường, không có bất cứ dấu hiệu sốt nào thì bạn cũng có thể cho bé yêu đi tắm luôn, vì lâu không tắm sẽ khiến trẻ khó chịu hơn. Vậy, bây giờ bạn đã biết được có nên tắm cho bé sau khi tiêm phòng hay không rồi, phải không nào?
Có nên tắm cho trẻ trước khi tiêm phòng không? Điều này hoàn toàn có thể, nếu mẹ thấy thực sự cần thiết. Bởi vì, sau khi tiêm phòng, trẻ phải mất một thời gian theo dõi rồi mới được tắm. Nếu không, mẹ cần vệ sinh cho bé trước khi tiêm phòng bằng cách sử dụng khăn sạch, nhúng vào nước ấm để lau qua người cho trẻ là xong.
Tắm cho bé sau sinh mới đi chích ngừa về thế nào là tốt nhất?
Khi trẻ đi tiêm phòng về, mẹ cần theo dõi xem phản ứng của trẻ, nếu trẻ vẫn bình thường thì có thể tắm sau 1 2 giờ đồng hồ. Trường hợp trẻ bị sốt thì cần đợi đến 1 2 ngày sau để trẻ hạ sốt, ăn ngủ bình thường thì mới nên tắm cho trẻ để phòng ngừa các biến chứng.
Thậm chí có nhiều trẻ còn có thể đi bơi sau khi chích ngừa về, miễn là không sát giờ vừa mới tiêm xong và sức khỏe của trẻ ổn định, hoàn toàn không có vấn đề gì là được.
Nếu trẻ sơ sinh đi tiêm về bị sốt hoặc quá mệt mỏi thì có thể không cần tắm mà chỉ cần lau qua người cho bé bằng khăn ướt, hôm sau cho trẻ tắm là được. Nhưng nếu là trẻ lớn (trên 2 tuổi) hoặc trẻ chỉ bị sốt nhẹ, không quá mệt mỏi thì không sao, mẹ vẫn vẫn có thể tắm cho trẻ như bình thường.
Chỉ cần tránh tắm cho trẻ vào sáng sớm và tối khuya, bởi vì trẻ em rất dễ bị nhiễm lạnh, kể cả khi nước tắm rất ấm. Tốt nhất, mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh trong khoảng từ 8h sáng cho đến trước 19h giờ tối là được. Nếu là trẻ sơ sinh thì bố mẹ nên tắm cho trẻ trong khoảng từ 9h sáng 16h chiều.
Nếu là mùa hè, bạn vẫn có thể tắm cho trẻ vào lúc 8 9h tối, nhưng vẫn nên dùng nước ấm; như vậy sẽ giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, thư giãn. ngủ ngon và sâu hơn.
Trẻ sơ sinh nên tắm trước khi ăn hay là sau khi ăn cũng là một thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Trên thực tế, tắm trước hay sau khi cho trẻ ăn đều được. Tốt nhất, mẹ nên tắm cho trẻ rồi mới cho ăn và cho trẻ ngủ. Nếu tắm cho trẻ sau khi ăn thì mẹ nên đợi ít nhất là 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của trẻ, thậm chí có thể gây ra tình trạng nôn trớ.
Tốt nhất, mẹ nên tắm cho trẻ rồi mới cho ăn và cho trẻ ngủ
Một vài lời khuyên cho mẹ và bé sau khi đi tiêm phòng về
Trẻ em sau khi tiêm chủng thường quấy khóc, khó chịu, bứt rứt trong người, do đó bố mẹ hãy cố gắng tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, thoải mái và được yêu thương bằng cách hãy âu yếm, vuốt ve, vỗ về trẻ nhiều hơn.
Đảm bảo trẻ được uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây ngay sau khi tiêm, đặc biệt, nếu là trẻ sơ sinh thì mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức được đầy đủ.
Vết tiêm của trẻ thường sẽ bị sưng, ngứa một chút, nhưng vết ngứa sẽ chỉ kéo dài trong một vài phút và sẽ tự biến mất. Do đó, bố mẹ không cần phải lo lắng làm gì cả. Không nên đắp khoai tây lên vết tiêm vì có thể làm cho vết tiêm của trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn. Nếu ở chỗ tiêm bị sưng, ngứa mà không đỡ sau vài phút, bạn hãy chườm một chiếc khăn lạnh lên trên đó và giữ yên một lúc là được.
Với những trẻ sơ sinh bị sốt cao, cần hạ sốt nhanh chóng thì sử dụng chanh tươi là một biện pháp hiệu quả. Mẹ chỉ cần cắt quả chanh tươi thành từng lát mỏng rồi đem chà nhẹ lên người trẻ, ở vị trí dọc sống lưng của bé.
Sử dụng chanh tươi là một biện pháp hiệu quả giúp trẻ hạ sốt
Sốt sau khi tiêm phòng cũng là một tác dụng phụ tương đối phổ biến, đây là một triệu chứng bình thường cho thấy trẻ đáp ứng thuốc tốt. Nó thường chỉ là cơn sốt nhẹ và chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày là hết. Do đó, bố mẹ không nên lạm dụng các loại thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen trong trường hợp này. Trừ khi trẻ sốt cao, dùng các biện pháp đều không có kết quả và được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Việc trẻ bị dị ứng với vắc xin tiêm chủng là việc ít gặp nhưng cũng không phải là không có. Biểu hiện thông thường đó là ngứa một phần hoặc ngứa khắp cơ thể, thậm chí có trẻ còn bị phát ban. Khi đó, mẹ hãy gọi điện cho bác sĩ để xin lời khuyên.
Trường hợp trẻ bị sốc phản vệ như: co giật, khó thở, thậm chí là ngã khụy xuống đất,… bạn cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
http://www.cpcs.vn/tai-sao-khong-duoc-tam-cho-tre-sau-khi-tiem-phong-d6588.html
Những Lưu Ý Khi Tiêm Phòng Cho Chó
Tiêm phòng là biện pháp rẻ tiền nhất hiện nay giúp bảo vệ chó tránh khỏi những bệnh nguy hiểm. Có một chân lý mà người thầy thuốc luôn nhắc nhở bệnh nhân đó là:
”Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Nói như vậy không có nghĩa là phòng bệnh thì cứ tiêm vaccine và tiêm phòng lúc nào cũng được? Điều này chỉ đúng một nửa vì hiệu quả mang lại không cao. Các bạn cần phải tuân thủ nguyên tắc, làm đúng thì hiệu quả của việc phòng bệnh mới cao. Do đó, những lưu ý khi tiêm phòng cho chó sẽ giúp cho các bạn một góc nhìn mới.
LƯU Ý TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ
Chúng ta cần chuẩn bị một chú chó hoàn toàn khỏe mạnh và đủ tháng tuổi:
Không mắc các bệnh ký sinh trùng như: Ve, bọ chét, các loại giun.
Được cách ly, an toàn không tiếp xúc với các con vật khác để tránh nhiễm bệnh hoặc bị thương.
Môi trường sống không có tác nhân gây stress như: môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, bụi nhiều, mùi hôi, ồn ào,…
Tại sao phải lưu ý những điều này vì cơ bản khi chúng ta tiêm phòng cho chó, tức là chúng ta đang gây (tạo) cho chúng một vết thương.
Và các bạn có biết vaccine tiêm phòng có thành phần là gì ko?
Theo định nghĩa vaccine: (Các bạn có thể lên mạng tìm hiểu thêm)
”Vaccine cơ bản là vi khuẩn, virus đã được làm bất hoạt hoặc độc tố của chúng đã được làm yếu đi”
Các nhà sản xuất vaccine luôn khuyến cáo rằng vaccine của họ luôn an toàn. Nếu thật như vậy? Tại sao phải khuyến cáo chuẩn bị cơ thể chó khỏe mạnh? Vì không có gì là hoàn hảo tỷ lệ sai xót vẫn xảy ra với mức tỷ lệ 1/1.000.000 (tùy theo công nghệ chế tạo vaccine mà tỷ lệ sai xót có thể thay đổi).
Khi tiêm vaccine vào trong một môi trường lý tưởng, ví dụ chó của bạn bị bệnh. Cơ thể yếu là điều kiện kích hoạt cho mầm bệnh trỗi dậy và chiếm lấy cơ thể. Hoặc đang điều trị bệnh dùng kháng sinh sẽ làm vaccine mất tác dụng. Như vậy hiệu quả vaccine sẽ không có, kháng thể bảo hộ không hình thành.
Do đó, bạn chuẩn bị chó có cơ thể tốt là đã thành công 50% cho việc tiêm phòng rồi.
LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ
Thời gian lý tưởng
Bạn chọn thời gian tiêm phòng tốt nhất cho chó là buổi sáng sớm, buổi chiều tối hoặc buổi tối. Khung thời gian này là lý tưởng vì nhiệt độ môi trường mát mẻ, giúp chó thoải mái, giảm stress.
Ngược lại, chọn thời gian đầu giờ trưa hay đầu giờ chiều sẽ làm cho chó mệt hoặc sock nhiệt. Trên người của chó không có tuyến mồ hôi để giải nhiệt, chúng thường giải nhiệt bằng lưỡi. Tùy loại vaccine hoặc tùy cơ địa của chó sẽ có phản ứng sốt phản vệ. Điều gì xảy ra nếu chó của bạn sốt và đang ở trong nhiệt độ cao?
Lưu ý vaccine khi tiêm phòng cho chó
Được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 – 8 độ C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp..
Được làm ấm trước khi tiêm không quá 2 phút.
Còn hạn sử dụng.
Lịch chích ngừa vaccine bạn có thể tham khảo
Kỹ thuật tiêm
Kim tiêm mới vô trùng.
Tiêm dưới da.
Sau khi tiêm xoa nhẹ vùng tiêm để tránh áp-xe.
Khi tiêm nhiều loại vaccine không được tiêm cùng một chỗ.
Lưu ý sau khi tiêm phòng không được tắm chó khoảng 3 ngày.
Tốt nhất là nên tiêm phòng tại nhà. Vì đó là môi trường quen thuộc, giảm được stress do môi trường. Là nơi bạn chọn cách ly tránh tiếp xúc với những mầm bệnh bên ngoài.
Bạn làm tốt với những điều trên thì xin chúc mừng bạn. Bạn đã sẵn sàng đón nhận một thành viên mới trong gia đình bạn. Gắn bó với bạn 15 – 20 năm tới, nó sẽ đem lại niềm vui, thú vị, nuôi dưỡng tình yêu thương cho gia đình bạn. Bạn đã sẵn sàng làm bạn với boss yêu chưa?
Qua bài viết ”Những lưu ý khi tiêm phòng cho chó” mình muốn gửi các bạn những điều cơ bản của việc tiêm phòng.
Với thông điệp ”Phòng bệnh đúng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất”.
Bài viết số:10
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Những Điều Cần Phải Biết Và Lưu Ý Khi Tắm Cho Chó Alaska Để Có Bộ Lông Mượt
1. Có nên tắm cho chó không?
– Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô, lạnh việc tắm cho chó là hạn chế, thậm chí người ta không tắm cho chó.
– Ngược lại khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu : độ ẩm cao+ bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục. Tắm là biện pháp cần thiết để chăm sóc bộ da, lông- vẻ đẹp đặc trưng ĐẶC BIỆT của các giống chó lông dài : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Phốc Sóc, Bắc Kinh, Thần khuyển Tây Tạng…
– Các giống chó lông ngắn : Boxer, Rottweiler, Labrador, dachshund… cũng nên tắm sạch sẽ vào mùa nóng ẩm.
– Thân nhiệt chó cao hơn người : 38o5 +/- O,5oC chịu nóng rất kém. Mùa hè cần tắm cho chó cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp điều hòa thân nhiệt, tránh được bệnh cảm nóng ( heat strock)
2. Khi nào không nên tắm cho chó ?
– Thời tiết quá lạnh, nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC.
– Chó non bú mẹ hoặc mới tách mẹ.
– Chó ốm hoặc dấu hiệu nghi ốm.
– Chó cái kỳ động phối giống, tắm giảm mùi đặc trưng hấp dẫn chó đực giảm hưng phấn tính đực khi giao phối một cách chuẩn nhất.
– Chó cái sau giao phối trong 15 ngày.
– Chó mới sinh con.
– Chó mới mua về nuôi.
Những điều cần biết và lưu ý khi tắm cho chó Alaska để có bộ lông mượt – Chó mới tiêm chích ngừa dịch bệnh.
– Chó vận chuyển.
3. Cách tắm chó như thế nào?
– Nước tắm chó : ấm về mùa đông, nước sạch, không tắm sông, hồ ao tù ô nhiễm.
– Shampoo : có thể dùng các loại chuyên dụng cho chó bán tại các cửa hàng thuốc Thú y hoặc siêu thị. Hoặc số loại shampoo của người có độ ẩm và dướng da tốt. Các loại shampoo trị ve, rận, nấm phải cỏchi định BSTY. Chó bị bệnh ngoài da, việc tắm chó phải có ý kiến và chỉ dẫn BSTY.
– Tắm bằng nước lá cây, hoa quả : Có thể dùng quả chanh vắt nước lên bộ lông chó sau khi tắm bằng shampoo để làm tơi lông, tránh vón cục và trung hòa độ Kiềm của shampoo. Sau khi vắt vài quả chanh lên lông, phải xả sạch ngay bằng nước. các loại lá: Khế, bưởi, chè xanh, xà – cừ, xoan hoặc các loại lá chua, chát khác (Phải chắc chắn không độc) có thể dùng tắm chó có viêm nhiễm, lở loét hoặc ký sinh trùng ngoài da.
Những điều cần biết và lưu ý khi tắm cho chó Alaska để có bộ lông mượt – Thao tác tắm chó: Không để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó. Sau khi tắm cần lau và sấy khô bộ lông, dùng que bông cotton ngoáy sâu thấm khô vệ sin tai, nhất là với giống chó tai cụp, dài như : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Labrador… Không tắm chó ở thế nằm ngửa.
– Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet.
– Với những con chó mới tắm lần đậu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay.
4. Bao lâu tắm chó một lần?
– Tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó , tuổi chó. Điều này do chủ chó tự xác định.
5. Sau tắm có dấu hiệu gì bất thường
Nếu chó của bạn sau khi tắm có các triệu chứng bất thường như bỏ ăn, run rẩy, tiêu chảy…thì cần mang chó đến ngay các cơ sở thú y để có biện pháp theo dõi.
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Một Số Lưu Ý Tắm Chó Sau Khi Thiến
hẫu thuật thiến chó có thể được coi là một trong những phẫu thuật đơn giản nhất mà cún cưng chịu đựng. Tuy nhiên, việc bạn cho cún cưng vùng vẫy trong bột xà phòng sau khi thiến có thể là một việc cần bạn phải để tâm. Bạn phải tuân thủ theo một thời gian biểu nhất định và bạn phải thật nhẹ nhàng. Nếu bạn đã biết phải làm gì cũng như khi nào nên làm điều đó, việc tắm cho cún cưng sau phẫu thuật sẽ không thể khiến chó bạn bị khó chịu bởi mùi hôi.
Một số hướng dẫn thú y
Bác sĩ thú y khuyến cao rằng không nên cho cún cưng của bạn bị ướt hoặc đi tắm rửa trong vòng 7- 10 ngày sau khi thực hiện ca phẫu thuật hoặc cho đến khi các vết khâu của cún đã được cắt chỉ. Quan trọng là bạn phải giữ cho vết mổ không bị ẩm ướt, bao gồm cả việc vết thương bị dính nước hay nước dãi, để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu khi phẫu thuật mà cún cưng đã lớn, bác sĩ thú y có thể sẽ sử dụng chỉ khâu hoặc kẹp truyền thống, có thể dễ dàng thấy được ở trên bề mặt ngoài của da. Bạn phải giữ cho những về thương này luôn khô ráo và tránh bị trầy xước bởi thảm chùi chân hay cành cây. Nếu cún cưng của bạn chỉ là một chú chó con khi bị thiến, rất có thể bác sĩ thú y sẽ sử dụng mũi khâu tự tiêu và keo phẫu thuật để khâu vết mổ này lại. Những mũi khâu này sẽ ở dưới da. Mặc dù những mũi khâu này về cơ bản là không thể nhìn thấy, điều quan trọng là bạn phải giữ cho vết mổ không bị ẩm ướt nhằm tránh bị nhiễm trùng như những mũi khâu thông thường.
Một số lưu ý về tuổi tác
Đa số cún cưng sẽ trải qua phẫu thuật thiến khi chúng được 6 tuần tuổi đến 1 năm tuổi. Trong khoảng thời gian này, hệ thống miễn dịch của cún cưng đang trong giai đoạn phát triển. Điều này sẽ khiến cho cún cưng dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là sau khi được phẫu thuật. Vì cún con sẽ khó điều tiết nhiệt độ cơ thể hơn những chú chó trưởng thành, hãy tắm cho cún cưng của bạn bằng nước ấm, và hãy sử dụng thật nhiều khăn tắm cũng như miếng dán tỏa nhiệt sau khi tắm xong để giữ cho cún cưng được thoải mái và khỏe mạnh. Hãy liên hệ với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức nếu vết mổ có những biểu hiện bị nhiễm trùng như bị sưng, đỏ tấy, ra mủ vàng và có mùi hôi khó chịu.
Sử dụng khăn ướt lau rửa riêng cho chó
Việc cún cưng có bộ lông dần bị bẩn cũng chỉ là thực tế của cuộc sống. Cún cưng của bạn cũng không thể nào hiểu được những điều nên và không nên làm trong quá trình chăm sóc hậu phẫu. Vì vậy, cún cưng có thể sẽ muốn bước chân vào bùn dơ hoặc cuộn mình vào đám lá khô. Khăn giấy ướt lau rửa riêng cho chó là một sự lựa chọn hoàn hảo không có hề có nước nếu bạn muốn làm vệ sinh cho cún cưng trước khi bạn được bác sĩ thú y đề nghị phải giữ cún khô ráo trong vòng 7-10 ngày. Rất nhiều loại khăn lau rửa dành cho cún cưng được bày bán dành cho những người yêu chó. Dù bạn có chọn loại nào đi chăng nữa, hãy sử dụng cẩn thận để tránh cho cún cưng bị giật mạnh ở vết khâu.
Một sự va chạm nhẹ nhàng
Sau khoảng 7-10 ngày, vết mổ của cún cưng sẽ được lành lặn hoàn toàn đủ để chịu đựng một chút kéo dãn và căng thẳng. Tuy nhiên, bạn phải thật thận trọng khi cho cún cưng tắm lần đầu tiên kể từ sau khi phẫu thuật. Vết mổ có thể sẽ vẫn bị thấm nước và bị ngứa. Hãy làm ướt bộ lông của cún cưng, rồi sau đó hãy sử dụng dầu tắm để mát-xa nhẹ nhàng như là bạn vẫn thường hay làm. Hãy sử dụng một loại dầu gội không gây dị ứng. Dầu gội không gây dị ứng bao gồm những thành phần lành tính như yến mạch và những chiết xuất thảo dược có lợi cho da bị ngứa và nhạy cảm. Hãy chọn loại dầu gội có ghi dầu tắm nhẹ nhàng và không chứa xà phòng. Khi bạn tắm gần chỗ vết khâu, thay vì xoa bóp mạnh, hãy nhẹ nhàng chà xát dầu gội với một hoặc hai ngón tay nhưng không được kéo mạnh da lên trên. Hãy chắc chắn rằng bạn phải làm khô ráo được toàn bộ khu vực vết mổ (cũng như phần còn lại trên cơ thể cún cưng) sau khi tắm xong.
Làm vệ sinh vết rạch
Chỗ bị rạch của cún cưng có thể sẽ bị bẩn hoặc sẽ bị ra một ít mủ trước khi cún cưng được phép tắm rửa. Mủ trong là một vấn đề rất bình thường. Hãy làm sạch nó bằng cách sử dụng miếng vải ẩm, ấm và mềm để chấm nhẹ lên chỗ rạch. Tuyệt đối không được chà xát hoặc lau chỗ rạch. Sau đó, nếu được bác sĩ chỉ định, bạn có thể sử dụng chất khử trùng để thoa nhẹ lên vết thương.
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Tắm Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng Và 4 Lưu Ý Mẹ Phải Biết trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!