Xu Hướng 9/2023 # Có Nên Cho Con Bú Khi Bị Nhiễm Viêm Gan B Không? # Top 10 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Có Nên Cho Con Bú Khi Bị Nhiễm Viêm Gan B Không? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Có Nên Cho Con Bú Khi Bị Nhiễm Viêm Gan B Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong nhiều nghiên cứu được lập ra về vấn đề những bà mẹ bị viêm gan B có nên nuôi con bằng sữa mẹ hay không? sau nghiên cứu người ta thu được rằng, viêm gan B không lây qua sữa mẹ nên việc các bà mẹ sinh con bị mắc nhiễm viêm gan B vẫn có thể cho con bú nếu như được điều trị và bảo vệ bằng phương pháp đặc biệt. Sữa mẹ là sản phẩm hoàn hảo với nhiều chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, trong sữa còn có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại nhiều bệnh tật vì vậy các mẹ không nên bỏ qua. Không có một bằng chứng nào cho rằng bú mẹ bị nhiễm viêm gan B cao hơn trẻ bú bình. Vì vậy, các mẹ bị nhiễm virus không nên nghĩ rằng mình không nuôi được con bằng sữa mẹ mà bỏ qua nguồn dinh dưỡng này. Tuy nhiên thường thì người ta khuyến cáo không nên cho trẻ bú khi núm vú bị nứt lẻ và có những vết thương hở, có thể mà máu người mẹ vô tình gây nhiễm virus viêm gan B cho trẻ.

Viêm gan B là bệnh do virus khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây tổn thương tế bào gan nếu không được chữa trị kịp thời thì có khả năng cao biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Căn bệnh này hiện đang là một trong những mối đe dọa lớn ở nước ta. Trẻ lây viêm gan B từ mẹ truyền sang con cũng là một trong những con đường chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên đó chỉ là ở giai đoạn mang thai và khi sinh con. Tại thời điểm này, máu mẹ tiếp xúc với máu con nên có sự truyền bệnh, dù sinh thường hay sinh mổ cũng không ngăn được tình trạng này. Còn việc nuôi con thì chỉ khi trong quá trình bất cẩn thì trẻ mới có thể mắc nhiễm từ việc lây truyền qua đường máu.

Ngoài ra người mẹ bị nhiễm viêm gan B trong thời kỳ cho con bú cũng nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tốt nhất là nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng nhằm cung cấp một nguồn sữa đầy đủ chất cho con và để phục hồi chức năng cho gan bị viêm nhiễm, chỉ nên ăn kiêng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất hóa học độc hại, thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hi vọng những thông tin trên sẽ mang lại cho các bà mẹ sẽ và chuẩn bị làm mẹ những kinh nghiệm chăm sóc trẻ một cách hợp lý nhất có thể. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc khỏe mạnh!

Làm Gì Khi Bị Viêm Amidan Khi Cho Con Bú? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Thứ Ba, 27-02-2023

Sau khi sinh con cơ thể người mẹ thường rất yếu, sức đề kháng không đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể. Chính vì vậy, người mẹ thường rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các chứng bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm amidan. Vậy bị viêm amidan khi cho con bú có ảnh hưởng gì đến bé không? Nên làm gì khi bị viêm amidan khi đang cho con bú? Hiểu rõ được điều này sẽ giúp cho người mẹ biết cách chăm sóc bé tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn.

Bị viêm amidan khi cho con bú có ảnh hưởng gì đến bé không?

Viêm amidan được hiểu là tình trạng tổn thương tuyến amidan do virus hoặc vi khuẩn gây ra, khiến cho một hoặc cả hai cục amidan sưng lên và gây viêm, đau. Bệnh được biểu hiện qua hai giai đoạn: cấp tính và mãn tính.

Mẹ đang cho con bú bị viêm amidan có thể là do phần họng bị nhiễm khuẩn, nhiễm vius. Bởi sức đề kháng của mẹ sau sinh thường kém hơn bình thường nên rất dễ mắc phải trường hợp này. Ngoài ra, mẹ bị viêm amidan cũng có thể do thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt từ nóng sang lạnh, nhất là vào mùa đông.

Theo các chuyên gia, mẹ bị viêm amidan khi cho con bú thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp mẹ có sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng thuốc đi qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi bú.

Nếu trong trường hợp bệnh nặng cần phải uống thuốc điều trị thì mẹ nên tạm ngừng cho con bú trong vài ngày. Tuy nhiên, trong thời gian này các mẹ vẫn phải cần giữ vững quá trình lên sữa đều đặn để sau khi người mẹ thôi đợt điều trị bệnh là trẻ có thể tiếp tục bú lại được ngay.

Tốt nhất, nếu không may bị viêm amidan trong quá trình cho con bú, các mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh tình trạng tự ý uống thuốc chữa bệnh và để bệnh kéo dài, vì để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Làm gì khi bị viêm amidan khi cho con bú?

Trẻ bú sữa mẹ, nên thường mẹ ăn hoặc uống thức ăn gì đều có thể thông qua sữa mẹ mà truyền sang cơ thể của trẻ. Chính vì vậy, việc hạn chế uống thuốc tây, thuốc kháng sinh chữa bệnh sẽ đảm bảo được an toàn cho sức khỏe của trẻ tốt nhất. Đồng thời, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên cho các mẹ đang cho con bú bị viêm amidan nên sử dụng các bài thuốc dân gian để giảm viêm amidan an toàn mà hiệu quả, chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh nhanh khỏi, cụ thể như sau:

1. Bài thuốc dân gian chữa viêm amidan

– Chữa viêm amidan bằng muối: Muối có tính sát khuẩn, chống nhiễm trùng và tiêu viêm hiệu quả. Nên khi được đưa vào cơ thể, các hoạt chất có trong muối sẽ nhanh chóng xâm nhập và tiêu diệt các ổ viêm, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bạn chỉ cần cho một chút muối vào hòa tan với một cốc nước ấm sau đó ngậm, súc miệng, súc cổ họng, mỗi ngày thực hiện 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu khác để chữa bệnh như: Quả mơ rừng, quả hồng khô, mật ong, chanh kết hợp đường phèn, uống nước ép hoa quả.

Đồng thời, nên hạn chế những thực phẩm cứng, cay nóng, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh bởi vì những thực phẩm này sẽ khiến cho cổ họng bị sưng đau nhiều hơn, bệnh thêm trầm trọng hơn.

3. Chế độ sinh hoạt

Khi bị viêm amidan thường kèm theo các triệu chứng như đau nhức, khó nuốt, sốt, cơ thể mệt mỏi. Chính vì vậy, người bệnh cần nghỉ ngơi lấy lại sức, chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh không khí lạnh bằng cách bịt khẩu trang, mặc kín khi ra ngoài, đặc biệt là vùng cổ họng, vùng ngực.

Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó

● Hepatitis infectius canine Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng bằng sự sốt cao, viêm cata niêm mạc đường hô hấp và đường ruột, tổn thương thận và hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta chưa có những công bố chính thức.

1. Căn bệnh

Virus chứa AND. Họ Adenoviridae. Giống Mastadenovirus. Virus hướng thần kinh và gan. Virus bền vững với những tác nhân vật lý khác nhau, khi đông lạnh, lúc sấy khô và ở trong dung dịch glycerin 50%. Ở nhiệt độ phòng virus sống tới 1 năm. Trong tự nhiên nó được bảo tồn trên 2 năm. Ở 40 C virus bảo tồn hoạt tính hơn 9 tháng. Ở 500 C “ 150 phút. Ơ 1000 C “ 1 phút. Virus bền vững với ether, chloroform, methanol. Virus không bền vững với: formalin, phenol, vôi mới tôi. Những chất trên diệt nó trong vòng 30 phút.

2. Dịch tễ

 - Loài vật mắc bệnh: trong tự nhiên chó mọi lứa tuổi, tất cả các giống đều có thể mắc bệnh, nhưng chó non 1,5 – 6 tháng tuổi thường cảm nhiễm hơn cả. Chó già trên 3 năm ít mắc mắc bệnh. Cáo, chó sói, chó núi cũng mắc bệnh. Một vài giống khỉ, chuột và người có thể mang virus (thể ẩn).

– Nguồn virus chính: những con con chó dương bệnh và mang virus. Từ những con chó đó virus được bài tiết ra ngoài qua: phân, nước tiểu, dịch mũi, chất tiết của kết mạc.

– Nét đặc biệt dịch tễ học của Viêm gan virus ở chó là sự mang virus tiếp tục, lâu dài ở động vật khỏi bệnh tới nhiều năm sau.

 - Nguồn dự trữ tự nhiên: thú hoang, chó lang thang.

– Virus xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột…

– Phát tán bệnh khi tiêm phòng đại trà không quán triệt các nguyên tắc vô trùng, khử trùng.

– Có những dẫn liệu về những con chó cái mang bệnh nhiều năm, lây sang những con của nó; và lây sang cả những con chó đực tiếp xúc với chúng, nhất là khi giao phối.

– Sự quá lạnh, quá nóng, cho ăn uống không đầy đủ, nhiễm trùng, bệnh giun sán và những tác động không thuận lợi khác hoạt hóa tiến triển tiềm tang của Viêm gan truyền nhiễm, dẫn đến sự xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh.

 - Tỉ lệ chết: 20%. – Viêm gan truyền nhiễm thường ghép với các bệnh khác: Carre, Salmolenosis, Colibacterios… dẫn đến sự chết nhanh của động vật và gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

– Kháng thể chống virus xuất hiện vào ngày thứ 15 – 21 sau khi mắc bệnh; đạt tối đa vào ngày thứ 30, kéo dài suốt đời.

3. Sinh bệnh học 

Virus CAV-1 qua đường miệng, tiêu hóa xâm nhập mô bào hầu hết các cơ quan cơ thể của chó, dù chưa phát bệnh (ủ bệnh) nhưng thời gian nhiễm CAV-1 này đã có thể lây truyền sang chó khác qua các chất bài tiết : phân, nước tiểu và rớt dãi…Những con chó may mắn khỏi bệnh vẫn mang virus tới 9 tháng sau.

4. Triệu chứng:

– Thời gian nung bệnh tự nhiên 3-9 ngày, gây bệnh thực nghiệm 2-6 ngày 20 * Thể cấp tính

– Sau thời gian nung bệnh xuất hiện các triệu chứng: ức chế, uể oải, ủ rũ, không ăn, khát nước, thường nôn ra các hỗn hợp dịch mật màu vàng.

– Viêm hạch amidan.

– Viêm giác mạc: lúc đầu nước mắt loãng sau có dử; mắt có màng, đục như cùi nhãn ở 1 mắt hay cả hai mắt (đây là một trong những triệu chứng điển hình để chẩn đoán).

– Con vật ít hoạt động, đi lại chệnh choạng, không vững, nằm nhiều.

 - Sốt: lúc sốt lúc không. Khi sốt quan sát được sự rối loạn của hoạt động tim mạch. Nhịp tim 90-110 lần/phút hoặc cao hơn nữa.

– Biểu hiện tiêu chảy: phân nửa rắn nửa nát → nát có vệt máu tươi.

– Niêm mạc màu vàng đặc biệt là niêm mạc mắt, lưỡi.

 - Đau vùng gan, co người lại rên rỉ.

 - Có biểu hiện co giật hoặc liệt chân sau.

 - Xét nghiệm máu: lúc đầu bạch cầu giảm (2-3 nghìn/ 1mm3 ), về sau tăng (30-35 nghìn/ 1mm3 ).

* Thể mạn tính Triệu chứng, bệnh tích xảy ra đột ngột, không xác định.

– Sốt nhẹ, kéo dài, không dứt cơn.

– Con vật ngày càng gầy còm, ốm yếu, thiếu máu.

– Niêm mạc nhợt nhạt.

– Mô liên kết dưới da bị phù nề.

– Viêm giác mạc lâu không khỏi.

 - Viêm dạ dày, ruột.

 - Phân lúc nát có vệt máu.

– Chó cái chửa thường hay sảy thai, đẻ non hoặc con chết ngay sau khi đẻ

* Thể tiềm tàng (ẩn) Chó ốm bài tiết virus nhưng không có triệu chứng của bệnh, có thể bùng phát khi gặp những điều kiện không thuận lợi làm giảm sức đề kháng của con bệnh.

5. Bệnh tích

 - Mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh.

– Kết mạc xung huyết màu vàng

– Niêm mạc nhợt nhạt, có điểm lấm tấm xuất huyết.

– Hạch amidan viêm, phù

– Bệnh tích đặc trưng ở gan: sưng to, màu nâu hay đỏ sấm, trên bề mặt phủ lớp fibrin mỏng, thành túi mật bị phù, tích dịch ở xoang bụng, dịch trong suốt hay màu vàng lẫn máu.

 - Lách sưng to

– Dạ dày chỉ có chất nhày, màu nâu đậm (màu của máu lâu ngày). Niêm mạc dạ dày xuất huyết, có những lớp nhầy dày đặc

 - Thận sưng to, màng thận dễ bóc. Nhu mô thận xuất huyết điểm hoặc xuất huyết vạch.

6. Chẩn đoán: Phân tích số liệu về dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý.

7. Điều trị:

– Không cho ăn thức ăn chứa mỡ.

– Dùng vitamin nhóm B, đặc biệt B12 làm giảm sự thấm nhiễm mỡ, tăng hoạt động của chức năng gan.

 - Vitamin C: trộn vào thức ăn 10 – 15 ngày, tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp glycogen ở gan, tăng cao chức năng giải độc của gan, đặc biệt là tăng sự tái sinh của tế bào gan.

– Bù nước, cân bằng điện giải: truyền dung dịch đường glucose, Ringer lactate…

– Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát.

Mẹ Cho Con Bú Bị Cảm Uống Thuốc Gì? Có Nên Cho Con Bú Tiếp Không?

Mẹ cho con bú bị cảm thường gặp vào thời điểm giao mùa, mặc dù chỉ là một vấn đề sức khỏe đơn giản nhưng vì ảnh hưởng đến cả mẹ và con mà nó bỗng nhiên trở nên rắc rối hơn. Trường hợp này, đa số người mẹ đều không biết có nên tiếp tục cho con bú hay không, và có được uống thuốc trị cảm để bệnh mau khỏi hay không.

Mẹ cho con bú bị cảm có nên cho con bú tiếp không?

Cảm cúm là một bệnh gây ra bởi virus, chúng lây truyền qua đường hô hấp nên chỉ cần tiếp xúc trực tiếp, trò chuyện với người bệnh hoặc tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virus là người lành có thể bị virus tấn công.

Khi bị virus tấn công, không phải tất cả mọi người đều mắc bệnh, vì trong cơ thể của chúng ta đã có cơ chế miễn dịch tiêu diệt các virus này. Với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hay trẻ em thì sức đề kháng thường yếu hơn, và virus sẽ lợi dụng những sơ hở để luồn lách vào hệ hô hấp để gây bệnh.

Bởi vậy, khi mẹ bị cảm cúm, khả năng lây nhiễm cho con thông qua các hoạt động ôm ấp, bồng bế, trò chuyện hay tắm rửa, thay tã cho con là rất cao.

Tuy nhiên, virus cúm không đi vào sữa mẹ. Điều này có nghĩa là cảm cúm không lây qua đường sữa mẹ, mẹ cho con bú bị cảm vẫn có thể cho con bú bình thường.

Mẹ cho con bú khi đang bị cảm cần lưu ý những gì?

Điều mà người mẹ cần lưu ý lúc này là chủ động cách ly con bằng cách để bé cho người không nhiễm bệnh chăm sóc, còn mẹ chỉ tiếp xúc với bé khi bé cần bú mẹ.

Trước khi cho con bú, mẹ cần đeo khẩu trang, rửa sạch tay bằng xà bông và dùng khăn xô thấm nước ấm lau thật sạch bầu vú để đảm bảo rằng virus không thể lây truyền được. Khi con ngủ, hãy để bé ngủ phòng riêng với người thân khác trong gia đình.

Ngoài việc cách ly với con, người mẹ cũng cần đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên trong gia đình bởi họ có thể là trung gian truyền bệnh.

Sau 2 tuần kể từ khi người mẹ có biểu hiện giảm triệu chứng cảm cúm, mọi hoạt động của mẹ và con có thể trở lại bình thường.

Mẹ bị cảm khi đang cho con bú nên dùng thuốc gì?

Việc dùng thuốc, cho dù là bất kỳ loại thuốc nào đều nên hạn chế trong thời gian cho con bú.

Do vậy, với những trường hợp nhẹ, người mẹ chỉ hơi nhức đầu và sổ mũi thì không cần dùng thuốc, mà có thể giải cảm bằng 1 trong các cách sau:

– Súc miệng nước muối, ngày 3 – 4 lần.

– Xông hơi giải cảm: Dùng sả, tía tô, lá chanh, lá bưởi, húng chanh… rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi dùng để xông hơi toàn thân.

– Uống nước mật ong chanh: Pha 3 thìa cà phê mật ong, 1 thìa nước cốt chanh với 1 cốc nước ấm. Uống 1 ngày 3 ly.

– Ăn cháo trắng nấu với muối, hành lá và tía tô. Mỗi ngày 1 – 2 bát.

– Uống lá húng chanh: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh rồi giã dập, hòa chung với 10ml nước sôi, lọc lấy nước uống. 1 ngày 2 lần.

Sau từ 3 – 4 ngày nếu các triệu chứng cảm không bớt đi, ngược lại người mẹ còn hắt hơi, ho, khạc đờm liên tục, sốt cao, cơ thể mệt mỏi thì cần được dùng thuốc hoặc đến cơ sở y tế để thăm khám.

Trong trường hợp này, người mẹ có thể dùng một số loại thuốc như Acetaminophen/Paracetamol, Ibuprofen, Dextromethorphan, Bromhexine và guaifenesin, Amoxicillin, Kẽm gluconat, Chlorpheniramine và hydroxyzine. Chúng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sữa mẹ và mẹ vẫn có thể tiếp tục cho em bé bú.

Khi dùng thuốc trị cảm cúm, người mẹ có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn ngủ, đôi khi là sữa tiết ra ít đi. Sự bất thường ở trong giới hạn chịu đựng không có gì đáng lo lắng, nhưng nếu nó làm mẹ khó chịu hơn, hãy đến gặp bác sĩ.

Nhìn chung, cho con bú bị cảm không phải là vấn đề gì đó quá to tát, song chúng ta vẫn cần lưu ý để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: chúng tôi MẸ LƯU Ý:

Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Ngay cả khi mẹ cho con bú bị cảm đã phục hồi thì khả năng tiết sữa cũng giảm đi rất nhiều. Lúc này mẹ cần nhanh chóng kéo sữa về tránh trường hợp ít sữa dần dẫn đến mất sữa vĩnh viễn.

Để tăng cường sức khỏe, tăng cường lượng sữa cho con, mẹ cần hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất.

✅ Không hấp thu được dinh dưỡng khiến mẹ ngày càng ốm yếu, thiếu chất.

✅ Không thể chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa khiến mẹ dù tăng cân đều nhưng vẫn không có sữa.

Để giải quyết tất cả những vấn đề này mẹ nên sử dụng các sản phẩm an toàn từ thảo dược thiên nhiên như Viên uống lợi sữa Mabio.

Có Nên Nhổ Răng Khôn Khi Mang Thai Và Cho Con Bú Không?

Hỏi: Chào Nha khoa Việt Úc, cháu có một chiếc răng khôn mọc lệch và hiện đang bị lợi trùm rất đau nhức. Vì thế, cháu muốn nhổ bỏ nhưng đang rất băn khoăn, lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn cho cháu có nên nhổ răng khôn khi mang thai và cho con bú không, chứ tình trạng đau nhức này khiến cháu rất khó chịu. (Thu Thảo – Hà Nội)

Có nên nhổ răng khôn khi mang thai?

Răng số 8 thường mọc khi cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định, nó chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng. Chính vì thế, chiếc răng khôn thường gây phiền toái và đau đớn cho bệnh nhân vì mọc lệch, mọc ngầm, không đủ chỗ nên sẽ đâm làm hỏng chiếc răng bên cạnh. Mặt khác, chúng ở trong cùng cung hàm nên việc vệ sinh khó khăn, là nơi tích tụ thức ăn khiến vi khuẩn sâu răng phát triển gây nên các bệnh răng miệng và nha chu.

Nguy hiểm hơn khi răng khôn mọc đâm sang răng số 7 bên cạnh, sẽ làm răng lung lay hỏng răng gây rụng răng. Không phải răng khôn nào cũng cần nhổ bỏ, nhưng đa số việc nhổ răng số 8 đều cần thiết và được bác sĩ khuyên, nhất là đối với răng ngầm để loại bỏ cảm giác đau đớn, sưng nhức. Nhưng nhổ răng khôn khi mang thai cần đặc biệt chú ý và cẩn trọng, cần thăm khám kĩ lưỡng để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Lời khuyên của chuyên gia có nên nhổ răng khôn khi mang thai và cho con bú?

Bà bầu không được khuyến khích nhổ răng khôn vì thế răng khó và dễ ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đối với trường hợp răng khôn cần phải nhổ gấp như bị sâu vào đến tủy răng,… cần phải nhổ sớm thì chỉ có thể được nhổ bỏ khi thai nhi từ tháng thứ 4 – 7, giai đoạn mà thai đã phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể nên việc nhổ răng 8 không gây ảnh hưởng nhiều. Giai đoạn 3 tháng đầu khá nhạy cảm không nên nhổ răng khôn, 3 tháng cuối cơ thể người phụ nữ khá nặng nề nên việc nhổ răng cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Trường hợp răng khôn quá đau nhức, gây ảnh hưởng nặng nề thì việc nhổ bỏ cần có sự tư vấn và giám sát của bác sĩ sản khoa và nha khoa.

Trong giai đoạn bầu bí, bạn nên chăm sóc răng miệng tốt, tránh gây viêm nhiễm. Sử dụng một số cách giảm đau tạm thời như chườm nóng hoặc lạnh, không nên dùng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp cho con bú có nhổ răng khôn được không?

Những trường hợp được nha sĩ chỉ định không nhổ răng khôn khi mang thai và cho con bú:

Bệnh nhân mắc bệnh cấp tính: Viêm miệng, viêm quanh cuống răng, viêm lợi,…giai đoạn cấp tính thì mới nhổ vì dễ gây nhiễm trùng lan rộng.

Khi bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường,…phải có ý kiến của bác sĩ điều trị.

Bệnh nhân mắc bệnh động kinh, thần kinh phải cho dùng thuốc an thần trước vài ngày trước khi nhổ răng.

Phụ nữ mang thai không nên nhổ răng nếu chưa có ý kiến của bác sĩ khoa sản.

Tuy nhiên, trường hợp nhất thiết cần nhổ răng 8 khi mang thai thì cũng không nên quá lo lắng bởi nha khoa Việt Úc có đội ngũ bác sĩ lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo cho ca nhổ răng an toàn nhất. Với phương pháp nhổ răng khôn hiện đại bằng máy siêu âm không tác động nhiều đến nướu, không ảnh hưởng xương hàm nên bà bầu sẽ cảm thấy không quá đau nhức.

Triệu Chứng Khi Chó Bị Viêm Gan

Triệu chứng khi chó bị viêm gan có thể bị nhầm lẫn với một vài căn bệnh thông thường khác. Bệnh viêm gan ở chó được coi như một trong những căn bệnh hiểm nghèo của loài chó. Bệnh có thể khiến chó tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Triệu chứng khi chó bị viêm gan cần nhận biết sớm

Căn bệnh này có thể tìm đến với mọi chú chó nếu chưa được tiêm phòng vắc-xin. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng hay lây sang con người. Tuy nhiên, đối với riêng loài chó, căn bệnh này có khả năng lây lan với tốc độ chóng mặt!

Độ tuổi chó dễ mắc bệnh viêm gan nhất

Mặc dù chó chưa được tiêm chủng ở mọi lứa tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, độ tuổi mà chó thường dễ mắc bệnh viêm gan nhất thường là chó non đang trong giai đoạn phát triển. Đặc biệt, tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất là ở chó dưới một năm tuổi.

8 triệu chứng bị viêm gan ở chó

Khi mắc bệnh viêm gan, chó trải qua thời kì ủ bệnh khoảng 4 – 7 ngày sau đó cơ thể bắt đầu xuất hiện những biểu hiện bất thường theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Trong giai đoạn chớm phát bệnh, chó thường sẽ có những triệu chứng như sau biểu hiện ra bên ngoài.

Tăng nhiệt độ trực tràng (39,4°C đến 41,1°C), tăng tần số hô hấp.

Sốt có thể không còn, sưng hạch amidan thường kết hợp với viêm họng và viêm thanh quản, ho và có âm khan trên đường hô hấp.

Thường thấy các nốt bạch huyết trên cổ lớn lên gây phù nề dưới da đầu và cổ. Đau bụng và gan thường rõ ràng trong các ca bệnh cấp, đốm xuất huyết và các vết bầm lan rộng dưới da, chảy máu cam và chảy máu tĩnh mạch cũng thường xảy ra.

Vàng da không phổ biến trong giai đoạn cấp của bệnh, nhưng nó được tìm thấy trong một số chó sống sót qua giai đoạn phát cấp tính của bệnh.

Chướng bụng do sự tích tụ của chất lỏng (Bao gồm huyết thanh và máu) hoặc do xuất huyết nội.

Dấu hiệu thần kinh trung ương bao gồm: ủ rũ, mất phương hướng, co giật, hôn mê hoặc hôn mê sâu trong giai đoạn cuối của bệnh.

Chó bị ảnh hưởng nhẹ có thể phục hồi sau khi hết sốt, triệu chứng lâm sàng các biến chứng của bệnh thường xuyên kéo dài 5-7 ngày trước khi giảm bớt.

Phù giác mạc và viêm màng giữa của mắt thường xuất hiện khi các triệu chứng lâm sàng mất dần.

Khi chó có những triệu chứng bị viêm gan ở chó, diễn biến bệnh tiến triển vô cùng nhanh. Hậu quả của nó mang lại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tính mạng của các chú chó. Đặc biệt là ở chó non đang độ tuổi phát triển.

Tỉ lệ tử vong dao động từ 10% -30% và thường cao nhất ở những con chó rất nhỏ.

Lưu ý cần làm khi phát hiện chó xuất hiện triệu chứng bị viêm gan ở chó

Khi phát hiện chú cún nhà bạn chớm có biểu hiện giống như những biểu hiện phía trên của bệnh viêm gan, việc đầu tiên bạn cần làm là mang chúng đến khám tại những cơ sở, bệnh viện thú y uy tín để bác sĩ thú y kiểm tra tình trạng bệnh và có những chẩn đoán chính xác nhất.

Chó bị viêm gan thường có cơ hội sống rất thấp. Sức khoẻ của chó cũng vì đó mà suy giảm nghiêm trọng nếu mắc phải cơn “bạo bệnh” này. Hoàn toàn không có hiện tượng chó đái ra máu.

Do đó, thay vì luống cuống tìm giải pháp khắc phục sau khi mắc bệnh thì chủ động phòng bệnh viêm gan cho chó là phương án hữu hiệu hơn cả.

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Cho Con Bú Khi Bị Nhiễm Viêm Gan B Không? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!