Bạn đang xem bài viết Co Giật Do Thiếu Canxi Ở Chó Mèo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Co giật do thiếu canxi ở chó mèo tuy không phải là bệnh quá phổ biến. Nhưng những hậu quả mà chúng mang lại thật không thể xem thường. Chúng ta cũng sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác ở chó mèo khi trông thấy những triệu chứng co giật của chó mèo.
Vậy còn chần chừ gì mà không tìm hiểu ngay triệu chứng của bệnh co giật do thiếu canxi ở chó mèo cùng đội ngũ Pethealth trong bài viết hữu ích này!
Nguyên nhân chính gây bệnh co giật do thiếu canxi ở chó mèoCó rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh co giật ở chó mèo. Thú cưng bị mắc bệnh này ở 2 giai đoạn là trước khi đẻ và sau khi đẻ. Ở mỗi giai đoạn thì những nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau.
Tìm hiểu về những nguyên nhân gây bệnh cũng chính là một cách giúp bạn phòng tránh và bảo vệ thú cưng khỏi những tác nhân xấu gây căn bệnh nguy hiểm này.
Các nguyên nhân nêu trên làm cho hàm lượng canxi giảm xuống đột ngột trong máu. Từ đó gây ra bệnh co giật của chó, mèo sau khi đẻ. Để có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho chó mèo mẹ và đàn con, bạn cần tham vấn lời khuyên từ các bác sĩ thú y.
Triệu chứng bệnh co giật do thiếu canxi ở chó mèoNhư ở bài viết trước khi đã đề cập đến nguyên nhân gây nên bệnh co giật do thiếu canxi ở thú cưng, chắc hẳn các bạn đều biết rằng hạ canxi máu là một trong những rối loạn điện giải. Từ đó có thể gây ra hiện tượng co giật ở thú cưng.
Bổ sung canxi cho chó mèo đặc biệt là chó mèo cái đang mang thai hoặc mới sinh nở và đang cho con bú là điều cần thiết.
Triệu chứng thường gặpSự thiếu hụt khoáng chất canxi trong máu khiến thú cưng rơi vào trạng thái:
Chó mèo đi lại bồn chồn. Không còn tươi tỉnh, chạy nhảy vui đùa như mọi ngày.
Thú cưng bị nôn mửa nhanh. Sốt cao trên 41 độ C.
Gây co giật, co cứng toàn thể với sự run rẩy toàn thân và mất ý thức. Hai chân sau của thú cưng yếu run rẩy, không đứng vững. Việc đi lại trở nên khó khăn, thường đi siêu vẹo.
Sau đó, chó mèo nằm duỗi thẳng chân, không đứng lên được, rung cơ, co giật cục bộ cơ. Thỉnh thoảng thấy thú cưng thở hổn hển, thở dốc, nước dãi chảy tự do quanh miệng.
Như vậy, khi chứng kiến tình trạng này, nhiều chủ nuôi thú cưng sẽ hoảng hốt. Thêm vào đó, bạn chưa biết hậu quả của bệnh này nghiêm trọng như thế nào?
Hậu quả nghiêm trọng bệnh co giật do thiếu canxi ở chó mèoBệnh co giật do thiếu canxi ở thú cưng thông thường có thể kéo dài liên tục vài tiếng. Nhiều trường hợp, tình trạng này kéo dài lên đến vài ngày. Và việc bạn không chủ động can thiệp kịp thời sẽ đem lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc về sau cho thú cưng của mình.
Cơn co giật liên tục có thể liên tục nếu không được can thiệp dứt điểm.
Thú cưng có thể bị nằm bại liệt một chỗ.
Nếu tình trạng bại liệt tiếp tục kéo dài thì cơ của chân sau sẽ bị teo đi.
Da thịt của thú cưng khi bại liệt dễ bị thối loét.
Thú cưng có thể bị tử vong trong trạng thái bại huyết
Răng thoái hóa, lung lay, gãy rụng răng sớm
Xương bị dị tật, biến dạng
Loạn sản xương hông (chứng bệnh gây thoái hóa, viêm khớp ở chó mèo)
Ảnh hưởng đến thế hệ thú cưng sauViệc thú cưng từng có tiền sử về bệnh co giật do thiếu canxi chó mèo dẫn đến bầy con sinh ra cũng bị ảnh hưởng lớn về sức đề kháng.
Đàn thú cưng con đề kháng yếu, phát triển không cân đối.
Phần cơ bắp yếu
Huyết áp và nhịp tim thấp
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Phòng Tránh Co Giật Do Thiếu Canxi Ở Chó Mèo Hiệu Quả
Phòng tránh co giật do thiếu canxi ở chó mèo sẽ cần làm những gì? Việc làm đó tác động có lợi đến sức khỏe thú cưng như thế nào? Và vì sao nên chủ động phòng tránh căn bệnh này cho thú cưng?
Đó là rất nhiều câu hỏi băn khoăn mà gần đây, bệnh viện thú y Pethealth thường xuyên nhận được trong hộp thư tư vấn. Bài viết này là lời tư vấn giải đáp cho những thắc mắc phía trên của bạn. Mời các bạn đón đọc!
Cách nào giúp phòng tránh co giật do thiếu canxi ở chó mèo?Dựa vào những nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh, các bác sĩ chữa bệnh cho thú cưng có thể đưa ra cách phòng tránh co giật do thiếu canxi ở chó mèo tối ưu nhất dành cho thú cưng của bạn.
Việc phòng tránh co giật do thiếu canxi ở chó mèo cần được lưu ý đặc biệt ở giai đoạn. Đó là chế độ chăm sóc tập trung ở giai đoạn trước và sau khi chó mèo cái sinh sản.
Chế độ chăm sóc chó mèo trước khi sinhCũng giống như con người, thời kỳ chó mèo “bầu bí” là khoảng thời gian cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Nếu bạn cẩn thận chăm sóc cho thú cưng trong thời kỳ này, nó sẽ tạo tiền đề tốt cho sức đề kháng của bầy thú cưng non sau này.
Do đó, việc kết hợp cả chế độ dinh dưỡng và vận động cho thú cưng là vô cùng cần thiết.
Trong giai đoạn chó mèo mang thai, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần phải đủ khoáng chất và vitamin. Đặc biệt là canxi và phốt-pho.
Hàng ngày nên bổ sung vào thức ăn lượng canxi vào khẩu phần ăn. Ví dụ như thức ăn bột xương nghiền, ốc, tôm, cua, sụn, hến, xương.
Thường xuyên cho chó mèo chửa ra ngoài hoạt động ngoài trời. Ví dụ đi tắm nắng vào khung giờ cho phép để tăng thêm lượng vitamin D3.
Cho thú cưng uống thuốc bổ sung canxi và thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh. Ngoài ra cần tránh việc mèo trước sinh bị sỏi tiết niệu.
Chế độ chăm sóc sau khi chó mèo sinhKhông chỉ giai đoạn trước khi sinh mà giai đoạn sau khi sinh bạn cũng nên chăm sóc thú cưng một cách chu đáo nhất. Cũng giống như giai đoạn chăm sóc cho thú cưng trước khi sinh, giai đoạn này, để phòng tránh sự thiếu hụt canxi cho chó mèo.
Trong giai đoạn chó mèo đang nuôi con, đặc biệt là khoảng thời gian cho con bú, lượng canxi là vô cùng cần thiết trên cơ thể chó mèo.
Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần phải đủ khoáng chất và vitamin. Đặc biệt là canxi và phốt-pho.
Các loại thực phẩm tự nhiên giúp bổ sung canxi cho chó mèo chủ yếu có trong: cua đồng, tôm cá nhỏ, vỏ trứng, vỏ ốc, một số loại xương,…
Thường xuyên vận động ngoài trời và cho uống thuốc bổ sung canxi.
Một số lưu ý cần biết
Trước khi bổ sung lượng canxi cho thú cưng, bạn cần hiểu rất rõ về chó của mình. Về khả năng hấp thụ và tiêu hóa những loại thức ăn lạ. Hay thời gian để chúng làm quen với đồ ăn lạ dài hay ngắn?
Xay nhỏ, mịn các loại thức ăn bổ sung canxi cho thú cưng. Có thể trộn thêm men tiêu hóa khi cho chúng ăn.
Vitamin D rất cần thiết cho quá trình hấp thu canxi vào cơ thể thú cưng. Bởi vậy, ngoài những hoạt động ngoài trời tự nhiên, trong thuốc bổ sung canxi nên chọn thuốc canxi + D (vitamin D) sẽ giúp quá trình hấp thu canxi hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Điều Trị Co Giật Chó Mèo Thiếu Canxi Sao Mới Hiệu Quả
Điều trị co giật do chó mèo thiếu canxi theo phương pháp nào mới khoa học và thực sự hiệu quả? Trong bài viết này, bệnh viện thú y Pethealth xin gửi đến bạn những thông tin giá trị về căn bệnh này.
Phương pháp điều trị co giật do chó mèo thiếu canxiĐể có thể bắt bệnh chính xác và điều trị co giật do chó mèo thiếu canxi hiệu quả. Trước hết các bác sĩ thú y cần đến sự hợp tác thông tin từ phía chủ nuôi. Do đó, bạn cần thường xuyên để ý đến những biểu hiện khác lạ của thú cưng. Đặc biệt trong thời kỳ nhạy cảm là trước và sau khi sinh con.
Sơ qua về nguyên nhân và triệu chứng bệnh Nguyên nhân chó bị thiếu canxiĐơn giản từ những hành động nhỏ hàng ngày, dần dần tích tiểu thành đại, thú cưng của bạn đã thiếu hụt đi một lượng lớn khoáng chất canxi. Vì sao chó bị thiếu canxi? Nguyên nhân chính là:
Phần lớn chó bị thiếu canxi là do chế độ nuôi dưỡng không tốt. Khẩu phẩn ăn của chó mèo thiếu hai thành phần canxi và phốt-pho.
Tỷ lệ canxi hoặc phốt-pho không cân đối. Thường thì do canxi thiếu, phốt-pho thừa.
Do rối loạn hoạt động của tuyến cận giáp (Parathyroides).
Triệu chứng chó bị thiếu canxi
Chó mèo đi lại bồn chồn. Không còn tươi tỉnh, chạy nhảy vui đùa như mọi ngày.
Thú cưng bị nôn mửa nhanh. Sốt cao trên 41 độ C.
Gây co giật, co cứng toàn thể với sự run rẩy toàn thân và mất ý thức. Hai chân sau của thú cưng yếu run rẩy, không đứng vững. Việc đi lại trở nên khó khăn, thường đi siêu vẹo.
Sau đó, chó mèo nằm duỗi thẳng chân, không đứng lên được, rung cơ, co giật cục bộ cơ. Thỉnh thoảng thấy thú cưng thở hổn hển, thở dốc, nước dãi chảy tự do quanh miệng.
Điều trị chó bị co giật liên tục do thiếu canxi không quá khó?Nhiều chủ nuôi thú cưng ngay cả khi biết thú cưng mắc bệnh vẫn chủ quan tự cho uống thuốc tại nhà. Bởi thông thường nhiều người chỉ nghĩ đơn giản nếu “thiếu thì bổ sung”. Tức là họ điều trị mèo, chó bị co giật liên tục do thiếu canxi bằng cách cho uống viên canxi ngay lúc đó.
Trong quá trình khám chữa hơn 13 năm nay, các bác sĩ tại bệnh viện thú y Pethealth đã tiếp nhận không ít ca khi chủ nuôi mang thú cưng đến khám thì biểu hiện bệnh đã khá nặng. Vậy làm sao để thú cưng không phải chịu những đau đớn thể xác từ căn bệnh này gây ra?
Điều trị co giật do chó mèo thiếu canxi trước sinhĐối với việc điều trị co giật do chó mèo thiếu canxi trước sinh, các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hoặc dịch tiêm truyền cho thú cưng. Cụ thể:
Gluconat canxi hay Cloruacanxi truyền tĩnh mạch cho chó với liều 5 – 10 ml/con. Tiêm liên tục trong 3 – 5 ngày.
Calcium fort tiêm bắp cho chó liều 10 ml/con/ngày. Đối với mèo tiêm 5ml/con/ngày.
Ravitfor, Carbiron: thuốc bại liệt cặp thuốc gồm 1 cặp hai ống, 1 ống chứa Canxium Gluconate, 1 ống chứa vitamin nhóm B. Khi tiêm bắp trộn 2 ống và tiêm cho chó liều 10 ml/con/ngày. Liều lượng tiêm đối với mèo là 5 ml/con/ngày.
Trợ tim mạch bằng cách tiêm Spartein liều 2 – 3 ml/con. Tiêm long não nước 5% với liều 2 – 3 ml/con nếu có hiện tượng hạ nhiệt độ.
Bổ sung canxi cho chó. Trợ sức, trợ lực bằng cách: tiêm bắp vitamin B1, B12, C…
Mắc dù có tên thuốc và liều dùng đã được nêu ra phía trên. Tuy nhiên, các chuyên gia thú y không hề khuyến khích việc bạn tự mua thuốc và tiêm truyền tại nhà nếu chưa có kiến thức y khoa về vật nuôi.
trong quá trình điều trị co giật do chó mèo thiếu canxi có thể xảy ra rất nhiều hiện tượng khác . Thú cưng có khả năng bị phản ứng với những thành phần của thuốc mà bạn chưa từng biết trước đây.
Những tình huống như vậy bạn sẽ khó kịp ứng biến và xử lý chính xác tình trạng diễn biến. Do đó, cần điều trị dưới sự hướng dẫn chỉ định và theo dõi của bác sĩ thú y.
Chú ý điều trị co giật do chó mèo thiếu canxi sau sinhSau khi mang thai và hạ sinh một bầy con dễ thương, việc chăm sóc thú cưng mẹ sau sinh cần rất nhiều sự quan tâm từ bạn. Giai đoạn này thú cưng mẹ cần ăn rất nhiều để sản sinh ra lượng sữa dồi dào.
Bởi lượng sữa chó con bú quá mức, hệ thống tiết sữa phải tăng tốc quá tải. Bạn có thể giúp đỡ thú cưng mẹ điều trị co giật do chó mèo thiếu canxi như sau:
Cách ly với bầy con một vài hôm, để chó mèo mẹ hồi sức
Nếu chó mèo con đã có thể tự ăn được (trên 25 ngày tuổi thì có thể cai sữa luôn).
Hạ nhiệt gấp bằng cách chườm nước lạnh hoặc tắm nước mát. (nếu nhiệt độ ngoài trời ấm)
Để thú cưng mẹ nơi thoáng mát. Cho ăn nhẹ, uống sữa tươi, cháo thịt nạc. Hoặc một chế độ ăn dinh dưỡng khác theo chỉ định của bác sĩ.
Thường xuyên vuốt ve thú cưng mẹ hơn để tránh chúng bị mắc chứng trầm cảm sau sinh. Từ đó dễ dẫn đến việc chán hoặc bỏ ăn và thể trạng sa sút.
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Chó Bị Co Giật
Nếu chó của bạn thường xuyên bị co giật, chúng có thể bị rối loạn co giật, hay còn gọi là động kinh. Động kinh là một tình trạng bệnh lý về thần kinh được báo cáo thường xuyên nhất ở chó
Nếu đột nhiên đang bình thường, đột nhiên chú chó của bạn tỏ vẻ bất ổn và bối rối, sau đó ngã lăn ra, bốn chân quơ cào nhìn như đang bơi, đó là lúc chúng đang bị triệu chứng co giật.
Đây là một dạng rối loạn tạm thời không tự chủ của chức năng não bộ, các đợt sóng não không kiểm soát được gây ra sự co giật ra vẻ ngoài cũng như hành vi của chúng, các cơn co giật kéo dài từ dưới 1 phút đến vài phút.
1. Nguyên nhân chó bị co giật
Trước hết, co giật chỉ là một dấu hiệu, bản thân nó không phải là bệnh, đó là biểu hiện của các hoạt động bất thường trong não, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sự co giật, mặc dù các bác sỹ thú y không chắc chắn về nguyên nhân gây động kinh, từ những bằng chứng cho thấy nó là bệnh có tính di truyền cho đến các biểu hiện co giật chỉ vì quá phấn khích khi cho ăn hoặc khi vừa chợt thức dậy lúc ngủ say. Vì không chắc nguyên nhân gây bệnh nên các bác sỹ thú y đặt tên chúng là chứng “động kinh vô căn”. Ngoài ra chúng ta còn có thể liệt kê thêm một vài nguyên nhân khác có liên đới mật thiết đến triệu chứng chó co giật chảy nước dãi như sau:
Ăn phải chất độc.
Bệnh gan giai đoạn nặng.
Lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao.
Bệnh thận giai đoạn nặng.
Các vấn đề về điện giải.
Thiếu máu.
Chấn thương đầu.
Đột quỵ, trụy tim.
Ung thư não.
2. Những triệu chứng khi chó bị co giật
Các triệu chứng của chó khi bị co giật rất rõ rệt, có thể bao gồm bất thình lình đổ gục, co giật, cứng người, mất ý thức, chảy nước dãi, hàm có động tác nhai nhồm nhoàm, nhai phải lưỡi hoặc sùi bọt mép. Chó có thể ngã sang một bên và thực hiện chuyển động như đang bơi dưới nước. Đôi khi chúng ị hoặc tè trong cơn co giật vì lúc đó các cơ bàng quang và hậu môn đều mất kiểm soát, không giữ được phân và nước tiểu.
Trước đó, một số chú chó có thể trông đờ đẫn, có vẻ loạng choạng hoặc bối rối, hoặc nhìn chằm chằm vào không gian trước khi lên cơn động kinh. Sau đó, chó của bạn có thể bị mất phương hướng, loạng choạng hoặc mù tạm thời, nó có thể đi vòng tròn và va vào mọi vật trong nhà, nó có thể chảy dãi liên tục và tìm cách lẩn trốn.
Loại phổ biến nhất của co giật là động kinh toàn thân, lúc đó chú chó sẽ mất ý thức và bắt đầu co giật, các cơn co giật sẽ kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.
Với loại co giật cục bộ, não bộ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng 1 phần, dẫn đến co giật ở tại một hoặc 1 số bộ phận nhất định của cơ thể, chúng thường chỉ kéo dài vài giây và bệnh sau đó sẽ trở nặng và tiến triển thành co giật toàn thân.
Các cơn co giật về thần kinh vận động có khi bị nhầm lẫn với các hành vi kỳ lạ của một chú chó, ví dụ như chú chó tự nhiên quay sang tấn công một vật thể tưởng tượng nào đó với sự hưng phấn khó hiểu, hoặc cắn đuổi cái đuôi của nó, lúc đó, có thể khó phân biệt được cơn co giật với các hành vi kỳ quặc này, tuy nhiên, mỗi chú chó thì khi lên cơn động kinh sẽ luôn lặp lại các hành động tương tự, chúng ta có thể kết hợp với các điều kiện ngoại cảnh lúc đó để khẳng định chó của mình có phải đang mắc chứng động kinh co giật hay không.
Các cơn co giật không rõ nguyên nhân được gọi là động kinh vô căn. Chúng thường xảy ra ở chó từ 6 tháng đến 6 tuổi. Mặc dù bất kỳ con chó nào cũng có thể bị động kinh, nhưng chứng động kinh vô căn phổ biến hơn ở chó Border Collies, chó chăn cừu Úc, chó tha mồi Labrador, Beagles, chó Tervurens Bỉ, chó lai và chó chăn cừu Đức.
3. Cách điều trị chó bị co giật
Đầu tiên, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh, việc chúng ta cuống quýt không giải quyết được vấn đề gì cả. Nếu chú chó của bạn ở gần thứ gì đó có thể làm chúng bị thương hoặc có thể bị phá hỏng vì cơn co giật, chẳng hạn như một món đồ nội thất hoặc cầu thang, hãy nhẹ nhàng kéo chúng ra xa.
Tránh xa miệng và đầu chó của bạn, bạn có thể bị cắn một cách vô thức. Đừng đưa bất cứ thứ gì vào miệng chúng, khác với người, chó không bị nghẹn lưỡi của chính chúng. Trong lúc này, nếu có thể bạn hãy chủ động canh thời gian của cơn co giật.
Nếu cơn co giật kéo dài hơn vài phút, con chó của bạn có thể bị quá nóng do vận động cơ liên tục, hãy bật quạt cho chó và dội nước lạnh vào bàn chân của chúng để hạ nhiệt.
Nói chuyện nhẹ nhàng với chó để trấn an chúng. Như đã nói ở trên, tránh chạm vào chúng – chúng có thể vô tình cắn. Gọi cho bác sĩ thú y khi cơn động kinh kết thúc.
Nếu chó bị co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc nhiều cơn liên tiếp trong khi chúng bất tỉnh, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Cơn co giật diễn ra càng lâu, nhiệt độ cơ thể của chó có thể tăng cao hơn và chúng có thể gặp vấn đề về hô hấp. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương não của chú chó.
4. Biến chứng khi chó bị co giật
Biến chứng có hại nhất của co giật ở chó là trạng thái động kinh, tức là cơn co giật thường xuyên và kéo dài tới 5 – 10 phút, hoặc các cơn co giật xuất hiện liên tiếp nhau khiến cho cơ thể chú chó không có thời gian phục hồi hoàn toàn. Còn lại thì một tỷ lệ lớn các chú chó bị co giật với nguyên nhân không rõ, hay gọi là động kinh vô căn.
Các chú chó có trọng lượng cơ thể lớn có nguy cơ cao hơn về động kinh, tình trạng chết non, chết trẻ cũng cao hơn nếu chó mắc chứng động kinh.
Các biến chứng thường gặp hơn nằm ở việc điều trị động kinh, thuốc chống động kinh có chứa nhiều chất độc gây ra các phản ứng phụ rất nặng ở gan và tụy, khiến chúng bị viêm, hiện nay thì các bác sỹ thú y cũng đã cân nhắc hơn trong liều lượng thuốc.
Tuy nhiên, tác động xấu và ngấm ngầm của một thành phần trong thuốc chống động kinh là làm tăng cân rất mạnh, xảy ra ở vài tháng đầu khi điều trị cho hầu hết các chú chó. Việc tăng cân đột biến có rất nhiều tác động xấu như: bệnh xương khớp, mất điều hòa, buồn ngủ, mệt mỏi và thậm chí hôn mê.
5. Cách phòng ngừa chó bị co giật
Ngoài các nguyên nhân về ngoại cảnh như đã nêu ở phần trên thì cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa con chó của bạn bị co giật là giảm thiểu khả năng gây ra những cơn động kinh. Bạn cũng có thể giúp chúng khỏe mạnh bằng cách cho chúng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, theo dõi lượng đường trong máu và đưa chúng đi khám bác sĩ thú y ban ngày thường xuyên.
Việc chúng ta lựa chọn giống chó để nuôi cũng rất quan trọng, ở những chú chó đắt tiền, việc kiểm tra giấy tờ phả hệ để tham khảo về tiền sử bệnh di truyền cũng là một cách sàng lọc tốt cho các vấn đề bệnh lý bẩm sinh ngay từ lúc nhận nuôi. Với các chú chó ta, trước khi nhận nuôi, người chủ cũng nên hỏi thăm về sức khỏe của chó bố mẹ để biết chắc chú cún con không có nguy cơ cao về bệnh động kinh.
Chúng ta cũng tuyệt đối không nên tự nhân giống vô tội vạ, đặc biệt là các kỹ thuật cho phối cận huyết để cho ra các chú chó đột biến có hình dáng ngộ nghĩnh nhưng cực kỳ rủi ro về sức khỏe.
Các Cơn Co Thắt Và Co Giật Ở Chó
Tình trạng động kinh ở chó
Tình trạng động kinh ở chó, hoặc động kinh, là một rối loạn thần kinh gây ra cơn co giật đột ngột, không kiểm soát được và tái diễn ở chó. Những cơn chấn động vật lí này có thể đi kèm hoặc không kèm theo tình trạng mất ý thức.
Nguyên nhân gây co giật ở chóCơn co giật ở chó có thể do chấn thương, tiếp xúc với độc tố, khối u não, biến dị gen di truyền, các vấn đề ở máu hoặc cơ quan của chó hoặc một số lý do khác. Đôi khi, co giật có thể xảy ra vì những lý do không rõ – được gọi là vô căn cứ.
Các loại co giật ở chóCó ba loại co giật chó, thường được phân loại bởi các nhà nghiên cứu như co giật cục bộ (một phần), co giật toàn thể (grand mal), và co giật cục bộ toàn thể hóa thứ phát.
Các cơn co giật toàn thể ở chó gây ảnh hưởng đến cả hai bên của não và toàn bộ cơ thể. Các cơn động kinh này có thể trông giống các co giật không tự nguyện ở cả bốn chân của động vật và bao gồm cả mất ý thức.
Một cơn co giật một phần ở chó chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của não và có thể biểu hiện qua một vài cách khác nhau, nhưng thường sẽ tiến triển thành các cơn co giật lớn trong suốt cuộc đời của chó. Khi một con chó bị co giật một phần, chỉ có một chi, một bên cơ thể, hoặc chỉ phần mặt sẽ bị ảnh hưởng.
Các cơn co giật ở chó diễn ra như thế nào?Khi bắt đầu co giật, con chó sẽ ngã xuống một bên, trở nên cứng người, nghiến hàm của nó, chảy nước bọt, tiểu tiện, đi vệ sinh, phát ra tiếng và / hoặc đạp bốn chi. Những biểu hiện co giật này thường kéo dài từ 30 đến 90 giây. Hành vi sau khi bị động kinh được gọi là hành vi sau cơn co giật và bao gồm các giai đoạn của sự nhầm lẫn và mất phương hướng, lang thang không có mục đích, hành vi cưỡng chế, mù, đi, khát nước nhiều (polydipsia) và tăng sự thèm ăn (polyphagia). Việc phục hồi sau cơn co giật có thể xảy ra ngay lập tức hoặc có thể mất tối đa 24 giờ.
Nói chung, chó càng ít tuổi thì bệnh động kinh càng nặng. Theo quy tắc, khi khởi phát là trước 2 tuổi, tình trạng bệnh phản ứng tích cực với thuốc. Càng nhiều cơn co giật, một con chó càng có nhiều khả năng bị tổn thương các tế bào thần kinh trong não, và càng có nhiều khả năng con vật sẽ tái co giật.
Triệu chứng co giật ở chóDấu hiệu của một cơn co giật sắp xảy ra có thể là một khoảng thời gian trạng thái tinh thần bị thay đổi, lúc đó vật sẽ trải qua tình trạng aura (không bị biến đổi tri giác) hoặc khởi phát cục bộ. Trong thời gian này, chó có thể lo lắng, kinh ngạc, căng thẳng, hoặc sợ hãi. Nó có thể gặp rối loạn thị giác, ẩn náu, hoặc tìm sự giúp đỡ và sự chú ý từ chủ nhân của nó. Con chó có thể bị co thắt ở chân tay hoặc cơ bắp, và có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc tiểu tiện.
Co giật thường xảy ra nhất trong khi con chó đang nghỉ ngơi hoặc ngủ, thường vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sớm. Ngoài ra, hầu hết chó đều hồi phục khi bạn mang chó đến bác sĩ thú y để khám.
Các loại bệnh động kinh vô căn hoặc do di truyền ở chóBệnh động kinh là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các rối loạn não được đặc trưng bởi các cơn co giật tái phát và / hoặc tái diễn. Có nhiều loại bệnh động kinh khác nhau có thể ảnh hưởng đến chó, vì vậy cái tên này giúp ta hiểu các cách gọi khác nhau nhưng lại có tính liên kết liên với nhau.
Động kinh vô căn mô tả một dạng bệnh động kinh không có nguyên nhân cơ bản có thể nhận dạng được. Tuy nhiên, chứng động kinh vô căn thường được đặc trưng bởi tổn thương não cấu trúc và thường thấy ở chó đực. Nếu không được điều trị, các cơn động kinh có thể trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn.
Bệnh động kinh có triệu chứng được sử dụng để mô tả bệnh động kinh chính dẫn đến tổn thương cấu trúc hoặc tổn thương cấu trúc của não.
Có thể là chứng động kinh có triệu chứng được sử dụng để mô tả bệnh động kinh có triệu chứng đáng ngờ, khi chó bị tái động kinh, nhưng không có tổn thương hoặc tổn thương não rõ ràng.
Động kinh theo cụm biểu hiện khi động vật có nhiều hơn một cơn động kinh trong thời gian 24 giờ liên tiếp. Những con chó bị chứng động kinh có thể bị co giật theo chu kỳ đều đặn từ một đến bốn tuần. Điều này đặc biệt rõ ràng ở những giống chó lớn.
Nguyên nhân của bệnh động kinh vô căn ở chóNhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các dấu hiệu của các cơn co giật, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơn co giật trong tương lai. Ví dụ, độ tuổi mà chó phát triển bệnh co giật lần đầu tiên có thể xác định khả năng nó sẽ phát triển các cơn co giật trong tương lai, co giật tái phát, và tần suất và kết quả của những cơn co giật đó.
Động kinh vô căn là di truyền trong nhiều giống chó và cùng thuộc 1 hệ gia đình; có nghĩa là nó chạy trong một số gia đình hoặc dòng động vật nhất định. Những giống chó này nên được thử nghiệm cho bệnh động kinh và nếu được chẩn đoán, không nên được sử dụng để nhân giống. Các giống dễ bị động kinh vô căn bao gồm:
Beagle
Keeshond
Bỉ Tervuren
Golden Retriever
Labrador Retriever
Vizsla
Chó chăn cừu Shetland
Chẩn đoánHai yếu tố quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh động kinh vô căn là: độ tuổi lúc khởi phát và biểu hiện động kinh (loại và tần số).
Nếu con chó của bạn có hơn hai cơn co giật trong tuần đầu tiên khởi phát, bác sĩ thú y của bạn có thể sẽ có các xem xét chẩn đoán khác hơn là chứng động kinh vô căn. Nếu cơn động kinh xảy ra khi con chó nhỏ hơn sáu tháng hoặc lớn hơn năm năm, bệnh có thể xuất phát từ quá trình trao đổi chất hoặc nội sọ (trong hộp sọ); điều này sẽ loại trừ bệnh hạ đường huyết ở chó già. Trong khi đó, các cơn động kinh cục bộ hoặc sự hiện diện của chứng thâm hụt thần kinh cho thấ là do structural intracranial disease (bệnh nội sọ cấu trúc).
Các triệu chứng thể chất có thể bao gồm tim đập nhanh, co thắt cơ, khó thở, huyết áp thấp, mạch yếu, ngất xỉu, sưng não và co giật rõ ràng. Một số con chó sẽ thể hiện các hành vi tâm thần không bình thường, bao gồm các triệu chứng của hành vi ám ảnh và ép buộc. Một số cũng sẽ tỏ ra run lắc và co giật. Một số khác có thể run rẩy. Nhưng một số khác có thể chết.
Phòng thí nghiệm và xét nghiệm sinh hóa có thể cho biết:
Đường huyết thấp
Suy thận và suy gan
Gan nhiễm mỡ
Máu bị mắc một bệnh truyền nhiễm
Các bệnh do virus hoặc nấm
Các bệnh trên cơ thể nói chung
Điều trịHầu hết việc điều trị cho chó bị bệnh động kinh được thực hiện ngoại trú. Chó được khuyến cáo không bơi lội để ngăn chặn gặp tai nạn chết đuối trong khi trải qua điều trị. Hãy lưu ý rằng hầu hết chó về chống động kinh lâu dài có xu hướng tăng cân, vì vậy hãy theo dõi chặt chẽ trọng lượng của chó và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y của bạn về kế hoạch chế độ ăn kiêng nếu cần.
Trong một số trường hợp, một số thủ tục y tế nhất định có thể cần thiết bao gồm phẫu thuật loại bỏ các khối u có thể gây co giật. Thuốc có thể giúp giảm tần suất co giật cho một số động vật. Một số loại thuốc corticosteroid, thuốc chống động kinh và thuốc chống co giật cũng có thể giúp giảm tần suất co giật. Loại thuốc được cung cấp sẽ tùy thuộc vào loại động kinh cũng như tình trạng sức khỏe nền tảng của chó.
Ví dụ, steroid không được khuyến cáo cho động vật mắc bệnh truyền nhiễm, vì chúng có thể có tác dụng phụ.
Chăm sócĐiều trị sớm và có chế độ chăm sóc thích hợp rất quan trọng đối với sức khỏe của chó. Chó nhỏ có nguy cơ bị các dạng nặng của một số loại động kinh nhất định, bao gồm động kinh nguyên phát và động kinh vô căn. Hãy chắc chắn rằng mang cho đến bác sĩ thú y sớm nếu bạn nghi ngờ nó có thể có nguy cơ này, hoặc bất kỳ loại bệnh nào khác. Cùng với nhau, bạn và bác sĩ thú y có thể xác định được phương án điều trị cho chó của bạn.
Nếu chó đang sống với bệnh động kinh, điều quan trọng là bạn phải thực hiện từ đầu quá trìnhđiều trị. Cần theo dõi mức độ điều trị của thuốc trong máu. Chó được điều trị bằng phenobarbital, ví dụ, phải có máu và hồ sơ hóa học huyết thanh của họ được theo dõi sau khi bắt đầu điều trị trong tuần thứ hai và thứ tư. Các mức thuốc này sau đó sẽ được đánh giá sau mỗi 6 đến 12 tháng, thay đổi nồng độ trong huyết thanh tương ứng.
Cẩn thận theo dõi những con chó lớn tuổi bị suy thận do điều trị kali bromua; bác sĩ thú y có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống cho những con chó này.
Phòng ngừaBởi vì động kinh vô căn là do những biến dị về di truyền, căn bệnh không có cách nào để phòng ngừa. Ngoài việc tự làm quen với các giống phổ biến nhất bị ảnh hưởng bởi chứng động kinh và thực hiện xét nghiệm bệnh, có một vài biện pháp phòng ngừa bạn có thể thực hiện. Tránh điều trị co giật với kali bromua, vì nó vẫn có thể gây ra co giật. Nếu chó đang dùng thuốc để kiểm soát bệnh động kinh, đừng đột ngột ngừng thuốc, vì điều này có thể làm bệnh trầm trọng thêm và / hoặc khởi phát cơn co giật.
Bệnh Co Giật Trước Và Sau Khi Đẻ Ở Chó Mèo
Bệnh co giật do thiếu canci ở gia súc cái nói chung và ở chó, mèo nói riêng là một quá trình bệnh lý thường sảy ra trước khi đẻ, trong và sau khi đẻ thậm chí ngay tới khi cai sữa cho con. Bệnh co giật do thiếu canxi có thể sảy ra trước hoặc sau khi đẻ
A. BỆNH CO GIẬT TRƯỚC KHI ĐẺ
1. Nguyên nhân
– Chủ yếu do nuôi dưỡng không tốt khẩu phần ăn thiếu Ca, P
– Tỷ lệ Ca/P không thích hợp, do Ca thiếu, P thừa gây nên hiện tượng co giật.
– Do rối loạn hoạt động của tuyến cận giáp (Parathyroides) dẫn đến lượng canxi trong máu từ 10-12% giảm xuống còn một nửa.
2. Triệu chứng
– Chó, mèo đi lại bồn chồn, nôn mửa nhanh, sốt cao trên 41 độ C.
– Hai chân sau yếu run rẩy, đứng không vững, đi lại khó khăn, thường đi siêu vẹo sau đó chó nằm ruỗi thẳng chân, không đứng lên được, cơ run, thỉnh thoảng lại lên cơn co giật con vật thở hổn hển, thở rốc, nước dãi chảy tự do quanh miệng
– Bệnh có thể kéo dài liên tục vài tiếng, có khi tới vài ngày nếu không can thiệp ngay sẽ lên cơn co giật liên tục, sau đó bại liệt nằm một chỗ, bại liệt kéo dài làm cơ của chân sau bị teo, thối loét da thịt và vật thường bị tử vong trong trạng thái bại huyết
B. BÊNH CO GIẬT SAU KHI ĐẺ
Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi đẻ trong vòng 3-5 ngày, chó mèo thường có triệu chứng đặc trưng: run rẩy, co giât, quay cuồng, đầu mất phương hướng, đập đầu vào tường rồi 4 chân mất cảm giác sau đó liệt hẳn.
1.Nguyên nhân
Do trong giai đoạn mang thai nhất là gai đoạn cuối, chó, mèo không được cung cấp đầy đủ Canxi, phốt pho trong khi đó thai đang phát triển nhanh bộ 66 xương cần một lượng lớn canxi. Hơn nữa sau khi đẻ, chó cái, mèo cái lại phải tiết sữa để nuôi con mà trong sữa đòi hỏi phải có can xi từ đó làm cho hàm lượng canxi giảm xuống đột ngột trong máu gây ra bệnh co giật của chó mèo sau khi đẻ.
2. Triệu chứng
Bệnh tiến triển nhanh, từ khi bắt đầu có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên đến xuất hiện các triệu chứng điển hình không quá 12 giờ. Chó mèo bồn chồn ủ rũ, mắt lờ đờ, không muốn đi lại, chân sau lảo đảo, đứng không vững Run rẩy, các bắp thịt rung liên tục sau đó xuất hiện những cơn co giật. Chó thở mạnh, chảy rớt dãi, không đi lại được.Những triệu chứng này xuất hiện rất nhanh, trong thời gian ngắn nên hay nhầm với bệnh say nắng hay nhiễm trùng huyết cấp tính. Nếu không cứu chữa kịp thời thì có tới 60% số chó mèo sẽ chết sau 12-48 giờ co giật.
Nhiều trường hợp chó sau khi đẻ vài giờ đã chết vì co giật. Một số trường hợp bệnh nhẹ chó mèo chỉ thể hiện: khô mũi, ăn ít, đi lại khó khăn, siêu vẹo. Tuy nhiên hậu quả cuối cùng không chết nhưng cũng liệt chân, thở khó khăn, lưỡi luôn luôn thè ra kèm theo dãi dớt do liệt hầu. Chó mèo suy yếu nhanh, mệt mỏi, không cho con bú
3. Phòng trị
a. Phòng bệnh
Trong giai đoạn có chửa và nuôi con nên cho ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ chất khoáng và vitamin, nhất là Ca và P.
– Cho chó mèo chửa ra hoạt động ngoài trời để tăng thêm lượng vitamin D2, D3.
b. Chữa bệnh
– Tiêm dung dịch gluconat canci hay canci clorid vào tĩnh mạch cho chó với liều 3-5ml/con, tiêm liên tục trong 3-5 ngày với mèo tiêm gluconat canci vào bắp thịt.
– Calcium fort: thành phần gồm cancium gluconate 20% tiêm bắp cho chó liều 10ml/con/ngày, mèo 5ml/con/ngày.
– Thuốc bại liệt cặp: thuốc gồm 1 cặp 2 ống: 1 ống chứa cancium gluconate, 1 ống chứa vitamin nhóm B, khi tiêm bắp trộn 2 ống và tiêm cho chó liều 10ml/con/ngày, mèo 5ml/con/ngày
+ Trợ tim mạch: Tiêm cafein 5% liều 2-3ml/con, tiêm long não nước 5%, liều 2-3ml/con nếu có hiện tượng hạ nhiệt độ.
+ Trợ sức, trợ lực bằng cách: Tiêm bắp vitamin B1, liều 5ml/con chó, 3ml/con mèo. Tiêm bắp vitamin C 5% liều 5ml/con chó, 3ml/con mèo
Cập nhật thông tin chi tiết về Co Giật Do Thiếu Canxi Ở Chó Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!