Xu Hướng 6/2023 # Clip Bé Trai Sủa Nghi Do Chó Dại Cắn, Bác Sĩ Lên Tiếng: Không Có Chuyện Khi Phát Bệnh Dại, Bệnh Nhân Sủa Như Vật Nuôi # Top 14 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Clip Bé Trai Sủa Nghi Do Chó Dại Cắn, Bác Sĩ Lên Tiếng: Không Có Chuyện Khi Phát Bệnh Dại, Bệnh Nhân Sủa Như Vật Nuôi # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Clip Bé Trai Sủa Nghi Do Chó Dại Cắn, Bác Sĩ Lên Tiếng: Không Có Chuyện Khi Phát Bệnh Dại, Bệnh Nhân Sủa Như Vật Nuôi được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ một chia sẻ của người dùng MXH, theo đó video một bé trai bị phát bệnh dại, có biểu hiện sủa như vật nuôi sau khi bị … khiến nhiều người khá thương cảm và hoang mang.

Thông tin bé trai phát bệnh dại sủa… lan truyền chóng mặt trên MXH Mới đây, trên mạng xã hội Facebook, một clip về trường hợp em bé được cho rằng bị chó dại cắn xong phát bệnh dại luôn khiến không ít người cảm thấy thương cảm và lo lắng.

Clip về trường hợp em bé bị cho rằng bị chó dại cắn và phát bệnh

Theo chia sẻ của một người dùng mạng xã hội, em bé này bị chó cắn nhưng sợ bị bố mẹ mắng nên không nói cho gia đình biết để phòng bệnh, tới lúc phát bệnh thì không kịp nữa. Kết quả là em bị phát bệnh dại và liên tục có các biểu hiện như thè lưỡi, kêu ra các âm thanh như chó sủa, liên tục kêu la, ôm đầu do đau đầu…

Đối tượng thường gặp phải nguy hiểm do chó cắn không loại trừ người lớn hay trẻ nhỏ, trong đó đặc biệt phải nhấn mạnh đến trẻ em.

Ông cho biết thêm, thông thường bệnh nhân bị virus dại tấn công sau 3-4 tuần mới có biểu hiện bệnh nhưng cũng có trường hợp ủ bệnh sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau mới lên cơn dại và khi đã lên cơn dại thì không có cách gì cứu chữa.

Biểu hiện của bệnh nhân khi bị virus bệnh dại tấn công

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, bệnh nhân bị virus dại tấn công thường có các biểu hiện ban đầu là: Đau nhức nơi vết cắn, sưng tấy vết cắn kèm sốt, đau đầu, lo lắng, trằn trọc, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.

Tiếp theo là tình trạng co cứng, co thắt, co giật, run các cơ, kể cả cơ mặt, sùi bọt mép, sợ ánh sáng, sợ nước, sợ gió.

Nặng hơn nữa người bệnh có thể bị liệt, bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới, rồi lan lên trên. Có thể kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo, có hành vi không bình thường như chống đối người xung quanh, thể trạng suy sụp nhanh, luôn bị hôn mê, ngất và thậm chí tử vong nhanh chóng.

Sơ cứu đúng khi bị chó cắn để giảm thiểu nguy hiểm

Theo chúng tôi Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn thường rất hoang mang. Trong trường hợp đó, chúng ta không nên hốt hoảng quá mà cần nhanh chóng rửa vết thương do chó cắn. Sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để làm sạch vết thương, rồi chuyển lên bệnh viện chuyên khoa để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như bệnh dại. Cụ thể như sau:

Điều quan trọng hàng đầu trong bước xử lý vết thương sau khi bị chó cắn là làm sạch.

– Làm sạch vết thương: Điều quan trọng hàng đầu trong bước xử lý vết thương sau khi bị chó cắn là làm sạch. Bạn cần nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả các mầm bệnh. Rửa vết thương nhẹ nhàng, tỉ mỉ, dùng nước và bông làm sạch, tránh chạm tay trực tiếp vào vết thương.

– Sau khi rửa xong, lau khô xung quanh bằng bông, bạn sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Lưu ý khi sử dụng thuốc sát trùng là chỉ sử dụng một lượng nhỏ lên vết cắn, thổi nhẹ vào vết thương khi thoa thuốc vì sẽ rất xót.

Sau khi rửa xong, lau khô xung quanh bằng bông, bạn sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.

– Để vùng bị thương ở vị trí cao sau khi bôi thuốc sát trùng. Điều này rất quan trọng vì nếu bị chó cắn, bạn có thể bị chảy máu nhiều. Nâng cao vùng bị thương giúp cầm máu hiệu quả hơn.

– Cầm máu: Nếu vết thương do chó cắn chảy máu trong vòng 10-15 phút thì bạn không nên cầm máu trong quá trình rửa vết thương. Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Sử dụng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương, chờ trong vòng 7 phút mà máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì tiếp tục đặt gạc thêm vào vết thương. Không gỡ miếng gạc trước đó để đặt gạc sau vì có thể khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

– Đối với trường hợp bị chó cắn sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh mất máu quá nhiều.

Làm gì để đề phòng dại khi bị chó cắn?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, khi bị dại, người bị chó cắn trước khi phát bệnh từ 2-4 ngày thường có các biểu hiện như đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Nhiều người bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết. Khi bị phát dại, bệnh nhân thường sốt trên 40 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho. Chúng ta cần nhanh chóng:

Tiêm ngay vắc-xin phòng dại trong trường hợp:

– Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dại kịp thời.

– Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hoặc không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Bạn cần tiêm phòng ngay trong trường hợp vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục…

Cần theo dõi sau 15 ngày để quyết định có tiêm hay không trong các trường hợp:

– Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.

– Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.

– Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại.

Để phòng tránh chó cắn hoặc chó dại cắn, các chuyên gia khuyến cáo, nếu nhà có trẻ nhỏ, phụ huynh nên hạn chế nuôi chó. Nếu có nuôi phải tiêm ngừa cho chó, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó khi con vật đang ngủ, ăn và đặc biệt là chó đang nuôi con. Nên nhốt chó vào lồng. Đặc biệt cần phải tiêm phòng dại và uốn ván để loại bỏ tối đa nguy cơ bị dại do chó cắn.

Ngoài ra, những gia đình nuôi chó cần tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo đầy đủ. Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng. Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm. Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn. Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bị chó dại cắn. Khi bé bị chó cắn, phải xử lý như theo các bước ở trên và nhanh chóng mang trẻ đến bệnh viện.

Gửi bài viết

Thực Hư Về Cháu Bé Bị Chó Cắn Phát Dại, Kêu Như Tiếng Chó Sủa Gây Xôn Xao Trên Mạng Xã Hội

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, trường hợp phát bệnh dại không phát ra tiếng kêu như chó.

Có phải do bệnh dại?

Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ clip về một cháu bé được cho là phát bệnh dại sau khi bị chó cắn. video nhanh chóng được mạng xã hội chia sẻ.

Theo chia sẻ của một tài khoản trên mạng xã hội, em bé này bị chó cắn nhưng sợ bị bố mẹ mắng nên không nói cho gia đình biết để tiêm phòng dại, tới lúc phát bệnh thì không kịp chữa trị. Hậu quả là em bị phát bệnh dại và liên tục có các biểu hiện như thè lưỡi, kêu ra các âm thanh như chó sủa, liên tục kêu la, ôm đầu do đau đầu…

Nhiều người cho rằng, đây là một trong những biểu hiện của bệnh dại và do cháu chơi với chó mèo mà người lớn không để ý.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, trường hợp phát bệnh dại không phát ra tiếng kêu như chó. Qua clip được chia sẻ, bác sĩ Cấp nghi ngờ trẻ bị viêm thanh quản co thắt. Đây cũng là bệnh lý nguy hiểm đến đường thở của trẻ.

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khi bệnh phát tác thì vô phương cứu chữa, bệnh nhân thường đón nhận cái chết từ từ.

Các bác sĩ đều ám ảnh với bệnh nhân dại vì họ sẽ tỉnh táo tới lúc chết. Người lớn còn hiểu qua về bệnh dại, nhưng với trẻ em, khi bị dại các em còn chưa thể nhận biết được bệnh dại là gì, chỉ biết đón nhận cái chết từ từ.

Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội.

Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo khi nuôi chó mèo trong nhà cần tiêm ngừa bệnh dại và theo dõi chặt chẽ. Nếu người bị chó mèo cắn 10 ngày sau động vật không chết thì không cần tiêm, còn chó chết thì người phải đi tiêm.

Khi chó cắn ở phần đầu mặt, nạn nhân bắt buộc phải tiêm cả vắc xin ngừa dại và huyết thanh kháng dại vì vùng thần kinh trung ương khi bị nhiễm vi rút dại phát bệnh rất nhanh.

Những điều cần nhớ về bệnh dại

Bác sĩ Cấp cho biết, người bị chó dại cắn nếu không tiêm phòng có thể bị phát bệnh dại. Từ thời điểm bị chó cắn đến khi phát bệnh dại trung bình khoảng 3-6 tháng. Có rất ít trường hợp phát bệnh sớm hơn hoặc cá biệt có những ca sau vài năm mới phát bệnh.

1. Khi phát bệnh dại có 2 thể chính

– Thể viêm não: Người bệnh khởi đầu có cảm giác dị cảm nơi cắn, mất ngủ, bồn chồn. Sau đó xuất hiện cảm giác kích thích, sợ nước, sợ gió.

Bệnh tiến triển tăng dần đến mức nạn nhân không thể uống nước, có những cơn co thắt hầu họng khi uống nước, khi thấy gió hoặc thậm chí chỉ nghe thấy tiếng nước chảy, gió thổi. Bệnh nhân có tăng tiết nước bọt và không nuốt được nên thường xuyên khạc nhổ.

Đồng tử giãn nên nhìn mắt bệnh nhân sáng long sòng sọc. Sau đó xuất hiện co thắt hầu họng tự nhiên, cường dương, xuất tinh tự nhiên và thường tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

Khi bị chó dại cắn, không phải 100% số người bị cắn phát bệnh dại.

– Thể liệt: Người bệnh sẽ liệt lan dần từ chân đến liệt cơ tròn làm rối loạn tiểu, đại tiện liệt, lan lên liệt tay, đến khi lan lên liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong. Lưu ý là, các bệnh nhân dại sẽ tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết chứ không bị điên dại. Và không có trường hợp bị phát bệnh dại nào sủa như chó cả.

2. Có một số người bị chó cắn, lo sợ quá ám ảnh nghĩ bị dại sẽ sủa gâu gâu như chó.

Những trường hợp này được gọi là biểu hiện giả dại, thực tế bệnh nhân không bị dại. Một số bệnh lý không phải dại khác như bệnh nhân viêm thanh quản cũng có thể ho, nói ông ổng giống tiếng chó sủa.

3. Khi bị chó dại cắn, không phải 100% số người bị cắn phát bệnh dại mà có người bị, có người không.

Nguy cơ bệnh nhiễm bệnh dại tùy thuộc lượng virus trong nước bọt chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay không làm rách da. Tuy nhiên không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, và khi đã phát bệnh dại nhìn chung sẽ tử vong nên tất cả những người bị chó dại cắn đều được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

4. Trị bệnh bằng các biện pháp thử bằng mẹo, điều trị bằng thuốc nam.

Đến nay chưa có biện pháp nào khẳng định được hiệu quả trong phòng, chữa bệnh dại. Trái lại, hàng năm ở nước ta vẫn có hàng chục bệnh nhân chết oan vì tin lời thầy lang thử rồi chẩn đoán không phải dại, hoặc cho thuốc chữa và không đi tiêm vắc xin.

Bị Chó Cắn, Bé Trai 5 Tuổi Ở Quảng Nam Phát Bệnh Dại Rồi Tử Vong Thương Tâm

Trong lúc chơi đùa thì bị chó cắn nhưng gia đình không hay biết, khoảng 1 tháng sau thì bé trai 5 tuổi ở Quảng Nam phát bệnh dại và tử vong thương tâm.

Trong lúc chơi đùa thì bị chó cắn nhưng gia đình không hay biết, khoảng 1 tháng sau thì bé trai 5 tuổi ở Quảng Nam phát bệnh dại và tử vong thương tâm.

Chiều 7/12, bà Nguyễn Thị Kiều – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bình Trị (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) xác nhận, một cháu bé ở địa phương vừa tử vong do bị chó cắn.

Theo bà Kiều, cách đây một tháng, cháu Bùi Hoàng Phi L. (5 tuổi, trú thôn Vinh Nam, xã Bình Trị) theo người thân đến chợ Vinh Huy (xã Bình Trị). Trong lúc chơi đùa, cháu L. không may bị chó cắn.

Cháu bé 5 tuổi ở tỉnh Quảng Nam tử vong vì bị chó cắn khiến nhiều người xót xa.

Do gia đình không hay biết nên không đưa cháu đi tiêm phòng. Tuy nhiên, cách đây mấy ngày, cháu L. phát bệnh dại. Mặc dù gia đình đã chạy vạy vay tiền khắp nơi và đưa cháu L. ra các bệnh viện ở Đà Nẵng để chạy chữa, nhưng sức khỏe của cháu càng lúc càng xấu đi. Đến tối 6/12, thì cháu L. đã tử vong.

“Gia đình cháu L. thuộc diện khó khăn. Theo kế hoạch, ngày cháu L. mất cũng là ngày mẹ cháu phải bay sang Nhật theo diện xuất khẩu lao động. Thế nhưng, vì sự ra đi đột ngột của cháu nên mẹ cháu phải ở lại lo đám tang…”, bà Kiều, chia sẻ.

Theo Tổ Quốc

Gửi bài viết

Chủ đề:

Mưu sinh bằng nghề chài lưới bên dòng sông Lam, anh Đâu Toàn (Nghệ An) đã cứu sống được rất nhiều người có ý định tử tử và được bà con gọi thân thương là ‘Người hùng sông Lam’.

Lấy vỏ bọc là nhân viên spa, thường xuyên khoe đồ hiệu cùng cuộc sống nhàn nhã, sang chảnh, ít ai biết Trương Thị Kiều Trang (23 tuổi) đảm nhiện vai trò liên hệ các đầu mối ngoại tỉnh mua ma túy về Đà Nẵng để bán cho các con nghiện.

Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng ngày 13/3 trên đường QL 18 thuộc huyện Đầm Hà – Quảng Ninh .

Phác Đồ Tiêm Phòng Bệnh Dại Do Chó Cắn

Với liều tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.

Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Với liều tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:

Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Một số hướng dẫn phòng chống bệnh dại

Để phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

– Với các gia đình có nuôi chó, mèo thì cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Đặc biệt, cần lưu ý tránh thả rông chó, mèo, nếu chó ra đường phải đeo rọ mõm nhằm tránh gây nên các vụ việc không đáng có.

– Không nên đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là với chó, mèo lạ.

– Nếu không may bị chó, mèo cắn, hãy thực hiện các bước sơ cứu và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa ở nhà hoặc nhờ thầy lang chữa trị. 

– Nên tiêm phòng ngay theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp cứ chờ cho con chó bị ốm/chết rồi mới đi tiêm. Bởi có rất nhiều con chó sau khi cắn thì 2 – 3 tuần sau mới phát bệnh, lúc này người bị cắn mới đi tiêm thì đã muộn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn tham khảo thông tin:

Sở Y tế Thành phố Hà Nội (soyte.hanoi.gov.vn)

Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (vnvc.vn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Clip Bé Trai Sủa Nghi Do Chó Dại Cắn, Bác Sĩ Lên Tiếng: Không Có Chuyện Khi Phát Bệnh Dại, Bệnh Nhân Sủa Như Vật Nuôi trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!