Bạn đang xem bài viết Chuyện Cảm Động Về Chú Chó Hachiko Sống Mãi Trong Lòng Người Nhật được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu ai đó đã từng đi đến Nhật và qua nhà ga quận Shibuya, Tokyo. Chắc hẳn sẽ thấy dòng chữ “Hachiko Entrance”. Ngoài nhà ga bức tượng chú chó nổi bật và đã trở thành bất tử về lòng trung thành đối với người dân Nhật Bản. Đó là câu chuyện có thật, câu chuyện cảm động về chú chó Hachiko sống mãi trong lòng người Nhật.
Câu chuyện cảm động của Hachiko
Chú chó Hachi, biệt danh của Hachiko là một chú chó nhỏ thuộc giống Akita thuần Nhật màu vàng-nâu. Hachi được giáo sư nông học Hidesaburo Ueno nhận nuôi.
Ông Ueno mang Hachi từ quê nhà Odeta lên quận Toyotama, nay là phường Shoto 1, quận Shibuya, thủ đô Tokyo, sinh sống. Sáng nào cũng vậy, Hachi cùng chủ nhân đi bộ đến ga Shibuya. Hachi thường đợi chủ qua cổng soát vé để bắt chuyến tàu đi làm rồi mới về. Chú chó không được theo chủ đến giảng đường. Do vậy đến buổi chiều, Hachi lại ra ga Shibuya chờ đón ông Ueno về dù thời tiết lạnh giá hay tuyết rơi dày.
Cuộc sống vẫn êm đẹp trôi đi nhưng rồi điều không ngờ xảy ra. Vào tháng 5 năm 1925, khi Hachi 18 tháng tuổi, giáo sư Ueno bị đột quỵ khi đang giảng bài và qua đời tại đại học Tokyo. Người chủ yêu quý đã mãi mãi không thể trở về bên chú chó Hachi được nữa.
Sau đó, Hachi được một người khác nhận nuôi và liên tục bị đổi chủ. Đến năm 1927, Hachi đã có được chỗ ở ổn định tại nhà của Kobayashi – người làm vườn cũ của giáo sư Ueno.
Nhưng dường như chú không bao giờ quên được hình ảnh người chủ cũ yêu dấu của mình. Nhiều lần, Hachi trốn khỏi nhà Kobayashi để tìm về nhà cũ của giáo sư Ueno. Không thấy ông Ueno ở nhà, Hachi lại đến nhà ga Shibuya, nơi chú đã gặp chủ nhân lần cuối.
Từ đó trở đi, trong suốt 10 năm đằng đẵng, ngày nào Hachi cũng đến ga Shibuya ngóng đợi người chủ Ueno trong vô vọng. Bất kể là mưa gió, nắng, tuyết,…
Những tháng ngày chờ đợi tại ga Shibuya. Hachi đã gây nên sự chú ý. Hirokichi Saito – một sinh viên cũ của giáo sư Ueno, đã bắt gặp Hachi rất nhiều lần ở ga và nảy sinh tò mò. Saito đã theo chân Hachi đến căn nhà của người làm vườn cũ của giáo sư Ueno và ghi lại câu chuyện cảm động này.
Năm 1932, một trong những bài báo của Saito được đăng trên tờ Asahi Shimbun – Nhật báo lớn nhất Nhật Bản thời bấy giờ. Và hình ảnh chú chó Hachi đợi chờ người chủ cũ đã trở thành một hiện tượng quốc gia.
Hachi được người dân Nhật Bản bày tỏ tình thương và sự quan tâm, chăm sóc. Người dân gửi đến chú những cái ôm, những ổ bánh mì và đệm lót để ngủ ở nhà ga. Hachi còn được đổi tên thành Hachiko, với từ “ko” thêm vào biểu thị lòng kính trọng trong tiếng Nhật.
Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935, gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko lúc đó đã nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.
Lòng trung thành bất diệt của Hachiko xuyên thời gian
Câu chuyện cảm động về chú chó Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người ta đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng.
Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.
Ngoài ra bức tượng, ảnh vẽ, thú nhồi bông… chú chó Hachiko được dựng lên nhiều nơi trên đất nước “mặt trời mọc” biểu tượng bất diệt về lòng trung thành đáng trân trọng. Cùng với đó các bộ phim về chú chó Hachiko đã trở thành đề tài mà nhiều đạo diễn khai thác.
Dù đã qua những diễn biến thăng trầm của lịch sử, của những chiến tranh, biến động của thời gian. Chuyện cảm động về chú chó Hachiko vẫn bất diệt đối và là biểu tượng xuyên thời gian trong lòng người Nhật.
Vào năm 2015, Nhân kỷ niệm 90 năm ngày mất của giáo sư Ueno và 80 năm ngày Hachiko qua đời, Hachiko và giáo Ueno cuối cùng đã được đoàn tụ cùng nhau mãi mãi. 8/3/2015, một bức tượng đồng với hình ảnh Hachi mừng rỡ chào đón chủ được dựng tại khuôn viên khoa Nông nghiệp Đại học Tokyo, quận Bunkyo. Cô Mari Toya, 30 tuổi, chủ một nhà hàng ở Nagoya, đã bày tỏ niềm xúc động: “Họ cuối cùng cũng đã đoàn tụ sau 90 năm. Tôi thật hạnh phúc thay cho họ”.
Tình cảm của chú chó Hachiko thật đáng quý, đó không chỉ dừng lại về lòng trung thành của chú chó với chủ, mà đó còn có sức lan tỏa của tình cảm ấy đối với người dân xứ sở hoa anh đào và người dân trên khắp thế giới.
4.2
/
5
(
5
bình chọn
)
Câu Chuyện Cảm Động Về Chú Chó Hachiko Trung Thành
Hachiko là 1 chú chó nhỏ, lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản. Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai (không biết có một người con gái như trong phim hay không) nên ông coi Hachiko như con ruột
Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó.
Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.
Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.
Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.
Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.
Còn tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình. Nơi đó , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình. Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ giống như Hachiko.
Sự nổi tiếng
Năm đó, một sinh viên cũ của Ueno đã trông thấy Hachikō và được nghe về câu chuyện của cuộc đời chú. Sau buổi gặp gỡ, anh đã công bố một bản điều tra số lượng còn lại của giống chó Akita tại Nhật bản, theo đó chỉ còn lại 30 con thuộc giống Akita thần chủng bao gồm cả Hachikō. Sau đó, anh vẫn tiếp tục đến thăm chú chó và tiếp tục công bố những bài viết về sự trung thành tuyệt đối của Hachikō. Đáng chú ý là vào năm 1983, một trong số những bài viết này đã được đăng tải trên tờ báo Asahi Shimbun – một tờ nhật báo nổi tiếng của Tokyo với số lượng độc giả rất lớn – đã khiến cho mọi người biết tới
Hachikō. Lòng trung thành của chú đã gây ấn tượng cho tất cả mọi người, các giáo viên đã lấy Hachikō như môt tấm gương sáng về lòng trung thành cho trẻ noi theo, các nghệ sĩ nổi tiếng đã bắt đầu tạc tượng chú, trên cả nước dấy lên phong trào phát triển giống chó Akita, và danh hiệu Chūken ( chú chó trung thành) cũng ra đời…
Cái chết
Cuối cùng , ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 10 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng do mắc chứng giun chỉ. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng tự nhiên quốc gia thuộc quận Ueno, Tokyo. Tại quê nhà của Hachikō, một bức tượng tương tự cũng được đặt ngay phía trước nhà ga Odate. Năm 2004, một bức tượng mới cũng được dựng lên trên bệ đá từ Shibuya ngay trước Bảo tàng các loài chó giống Akita tại thành phố Odate.
Năm 2004, Hachikō trở thành nhân vật trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi, Hachikō: câu truyện thật về một chú chó trung thành (tựa tiếng Anh: Hachikō: the true story of a loyal dog) của nữ tác giả Pamela S. Turner, minh họa bởi Yan Nascimbene, công ty Hougton Mifflin xuất bản. Cũng trong năm này, một cuốn truyện khác có tựa Hachiko waits cũng được xuất bản với tác giả Leslea Newman, Machiyo Kodaira minh họa, công ty Henry Holt & Co. xuất bản.
Câu Chuyện Cảm Động Về Người Đánh Giày Câm Nuôi Chú Chó Mù
Những ngày qua, hình ảnh một chú nhỏ nằm ngoan ngoãn trong hộp đánh giày đã khiến cộng đồng mạng cực kì xúc động và chia sẻ liên tục lên mạng. Ngay sau đó, thông tin về chủ nhân của chú chó nhỏ này nhanh chóng được “truy lùng”, và từ đó, một câu chuyện tưởng chừng như chỉ có trong cổ tích đã xuất hiện giữa Sài Gòn phồn hoa.
Xuất phát từ bức ảnh được gửi về cho một trang mạng với những câu chuyện thú vị về đất Sài thành, hình ảnh chú chó nhỏ trong hộp giày đã khiến nhiều người cực kì xúc động. Và câu chuyện phía sau bức ảnh này càng khiến mọi người bất ngờ hơn khi biết về hoàn cảnh sống của người chủ đang chăm sóc chú chó nhỏ tội nghiệp này: đó là một người đàn ông câm, bị tật ở tay và ngay cả chú chó dễ thương cũng bị mù cả hai mắt.
Theo tìm hiểu, người đàn ông này là anh Trần Khắc Ân (38 tuổi, ngụ quận 2, TP. HCM). Sau một tai nạn lúc 5 tuổi, anh Ân đã không còn nói được và phải dùng dấu hiệu tay để trò chuyện. Ngoài ra, tay phải của anh Ân đã bị liệt, chân đi khập khiễng nên cuộc sống mưu sinh của anh cũng rất khó khăn.
Anh Ân làm nghề đánh giày đã gần 20 năm, mỗi ngày thu nhập của anh cũng khoảng 100 ngàn đồng. Sau khi đi đánh giày khắp nơi, anh tìm đại mái hiên nhà, gầm cầu để ngủ. Thời gian gần đây, nhân viên của một khách sạn thương tình nên cho anh ngủ nhờ dưới góc hầm cầu thang. Gia tài của anh chỉ có cái mền, bộ đồ nghề và một chú chó con bị mù hai mắt.
Đối với nhiều người trên đường Thái Văn Lung (quận 1), hình ảnh anh Ân xách giỏ đi đánh giày có chú chó bên trong đã trở nên quá quen thuộc.
Từ khi hoàn cảnh của anh Ân được chia sẻ rộng rãi trên mạng, cũng có rất nhiều người đã tìm gặp cũng như mong muốn phần nào giúp đỡ được cho cả anh và chú chó nhỏ đáng thương này. Cụ thể nhất, mới đây, trên trang cá nhân, chị Hoàng Mỹ Uyên đã kể lại một câu chuyện đầy cảm động khi tự mình đã chứng kiến được tình cảm của anh Ân dành cho chú cún cưng.
Nội dung câu chuyện như sau:
“Sáng đứa bạn gọi liên hồi trên Facebook vì điện thoại bận suốt. Tưởng cháy nhà, nó biểu đi kiếm anh đánh giày câm và con chó mù cho nó. Lúc này, mình thấy anh đánh giày đó đi loanh quanh ngay dưới quán. Chạy xuống thì chỉ thấy anh đang đi lơn tơn, nên hỏi ‘Ủa có anh thôi hả? Con chó đâu rồi?’. Anh liền dẫn mình đi tới một chút. Lúc này, mình thấy ‘cậu nhỏ’ 1 tháng tuổi bị mù đang ngủ say sưa trong bộ áo có lẽ là mới được tặng.
Hỏi anh ăn cơm chưa? Anh kêu ăn rồi.
Lúc đi ngang tủ bánh ướt, chị bán bánh réo ‘Ê thằng kia, không trả 60 ngàn tao bắt con chó của mày nhe’.
Anh không nói gì, ra dấu hiệu cho tôi ngồi chơi với con chó, còn lấy 100.000 từ cái bóp đem đi trả cho chị bán bánh ướt. Nhìn trong bóp, tôi thấy có hai ba tờ mệnh giá 100 ngàn đồng gì đó. Anh khoe tờ tiền nước ngoài cùng với nụ cười tươi trên môi, rồi cất nhanh vào bóp.
Tôi hỏi có phải, cánh tay bên phải của anh không sử dụng được đúng không? Lúc này, anh đưa 5 ngón tay lên và gật đầu…
Mình nói, ‘bạn em muốn phụ anh nhưng sợ anh để tiền trong người, nguy hiểm. Bạn ấy trả hết tiền cơm tháng chỗ anh hay ăn, rồi cứ mỗi ngày tới đó ăn nhe được không?’. Lúc này, anh lắc đầu và giải thích là hàng ngày đi đánh giày suốt nên thấy đâu ăn đó. Mỗi bữa ăn 25 ngàn đồng, một ngày kiếm được cỡ 100.000 đồng.
Câu chuyện đang nói thì mấy bạn ở nhà hàng gần đó lớn tiếng nói qua:
– Bốn triệu bán con chó không? Anh lắc đầu nguầy nguậy.
– Giá chót năm triệu?
Anh nhăn nhó bực mình cúi đầu hút thuốc không cười nữa.
– Nó mù, mà mình không nuôi được để người ta nuôi, chữa cho nó không tốt à.
Anh quay qua tôi, diễn tả là 1 tháng trước nó bị vứt gần đây, anh lượm nuôi, nó rất thích anh. Xong anh dẫn tôi lại coi cái giỏ. Anh cho coi mấy bịch sữa tươi, hủ sữa chua dang dở anh lấy túi ni-lông sạch đậy lại.
Anh kéo tiếp ra 2 hộp thức ăn khoe và vẻ như khẳng định là anh nuôi được. Anh nói mọi người thấy đều thích nó nên hay cho sữa nó uống. Tôi chỉ anh cái quán và bảo quán có buồng tắm, anh có muốn hàng ngày ghé qua tắm rửa không? ‘Em có một ít quần áo đàn ông, em tặng anh. Mỗi ngày lên đó ăn cơm, mỗi phần tính 10.000 đồng thôi, nha. Em không có cho, em nấu cơm nhà, cho rẻ nha?’ Anh cũng nhất định không chịu.
Trong lúc ngồi chơi với anh thấy nhiều bạn gái trai chạy qua gửi anh tiền mua sữa cho con chó. Mỗi người trăm ngàn. Mấy bạn gặp được anh thấy mừng ra mặt. Tuy nhiên, cũng có cô trung niên đi qua buông câu lạnh lùng ‘giờ coi bộ khỏi đánh giày cũng có tiền rồi’.
Khi đó, gương mặt anh lại buồn và có cả giận. Cậu chó nhỏ thức giấc chạy lon ton, anh cười rạng rỡ khoái chí nựng nó… Sài Gòn thật quá đỗi Sài Gòn. Có những góc đời dễ thương, có những người trẻ dễ mến, cũng chẳng thiếu người thân thể lành lặn mà tâm hồn khuyết tật.
Mỗi ngày thấy anh thu nhập khoảng 100.000 đồng thì tương đối ổn. Anh rõ ràng có tự trọng của mình. Hơn nữa lại đang kiếm tiền bằng sức lao động của mình. Xin hãy cân nhắc khi sử dụng lòng tốt và tiền của mình. Đừng gây nguy hiểm cho người đang sống trên đường phố như anh và cả con chó đáng yêu. Đừng xáo trộn những gì đang an lành theo cách của nó. Chia sẻ nhau để thấy cuộc đời dễ thương thôi mọi người”.
Và câu chuyện của chị Uyên cứ thế mà được chia sẻ khắp các trang mạng. Có thể nói, giữa Sài Gòn bộn bề lo toan, người ta thường hay hơn thua với nhau từng chuyện nhỏ nhặt nhất. Thì vẫn còn đâu đó những hình ảnh, câu chuyện đẹp lay động lòng người, như người đàn ông bị câm đánh giày nuôi chú chó mù hai mắt.
Top 8 Bộ Phim Xuất Sắc Về Loài Chó, Đến Người Vô Cảm Cũng Động Lòng
Chó là loài vật đáng yêu và cực kỳ trung thành, được thuần hóa và đồng hành cùng con người qua hàng thế kỷ. 8 phim hay về loài chó là những câu chuyện đầy cảm động đã làm thổn thức bao trái tim của những ai yêu quý chúng.
A Tale of Mari and Three Puppies (2007)
Phim do Ryuichi Inomata đạo diễn, dựa trên câu chuyện có thật trong trận động đất ở Chuetsu, Nhật Bản năm 2004. A tale of Mari and three puppies (tạm dịch: Câu chuyện về Mari và ba chó con) mở ra cảnh đổ nát của vùng nông thôn nước Nhật sau trận động đất. Mari – mẹ của ba cún con – không sợ hiểm nguy, lao vào cứu chủ – ông Yuzo và cháu gái Aya.
Mari tìm sự trợ giúp của nhân viên cứu hộ. Nhờ đó, ông cháu Yuzo được cứu sống. Nhân viên cứu hộ đưa toàn bộ người dân đến khu tị nạn. Do hiệu lệnh cất cánh khẩn cấp, Mari và các con bị bỏ lại trong tiếng khóc xé lòng của cô bé Aya. Với đôi chân rớm máu, Mari đuổi theo chủ đến khi máy bay khuất bóng. 16 ngày sau, cả gia đình ông Yuzo trở về và vỡ òa hạnh phúc khi chó mẹ Mari cùng đàn con vẫn bình an. Bộ phim từng chiếu ở các rạp của Nhật Bản vào cuối năm 2007 và lấy đi nước mắt của rất nhiều khán giả.
Eight below (2006)
Phim lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật do Frank Marshall đạo diễn năm 2006. Eight below (tạm dịch: Âm tám độ) được đặt vào bối cảnh năm 1993 tại Nam Cực – nơi anh chàng Jerry Shepard (Paul Walker thủ vai) là người dẫn đường cho các đoàn thám hiểm và nghiên cứu. Trợ thủ đắc lực của anh trên chặng đường phủ trắng tuyết là tám chú chó, bao gồm thủ lĩnh Maya cùng Buck, Shadow, Shorty, Old Jack, Truman, Dewey và Max. Những chú chó với Jerry có mối quan hệ như bạn bè.
Một ngày nọ, tiến sĩ Davis McClarren (Bruce Greenwood) tới Nam Cực và đề nghị Jerry cùng đoàn chó giúp đỡ để tới núi Melbourne tìm thiên thạch lạ. Dù được cảnh báo thời tiết nguy hiểm, Jerry vẫn nhận nhiệm vụ và buộc phải nhờ tới đàn chó khi những chiếc xe trượt tuyết thông thường không thể đi qua địa hình hiểm trở.
Kết cục, tiến sĩ Davis và Jerry đến được nơi song cả hai bị thương nặng do gặp tai nạn. Jerry và Davis được đồng nghiệp dùng máy bay đưa tới bệnh viện gần nhất trong cơn bão. Dù không đành lòng bỏ mặc đàn chó, Jerry vẫn phải nghe lời khuyên của bạn bè nếu không muốn các ngón tay bị hoại tử.
Bị bỏ lại giữa tâm bão tuyết, không lương thực, tám chú chó sinh tồn bằng cách đoàn kết chống lại báo biển, tự kiếm thức ăn. Old Jack – thành viên trong nhóm bạn bốn chân của Jerry – không thể dứt khỏi sợi dây xích và chết vì kiệt sức.
Jerry tìm mọi cách trở lại Nam Cực, giải cứu đàn chó. Đến nơi, anh đau đớn trước cái chết của Old Jack và vỡ òa cảm xúc khi trông thấy những người bạn. Eight Below lấy đi nước mắt của khán giả bởi sự thông minh và ý chí kiên cường, đáng nể phục của loài chó.
A Dog’s Way Home (2019)
Khi Bella bị lạc trên đường trở về nhà, cô cún có thể hoàn toàn chọn một cách sống khác an toàn, yên vị với cuộc sống hiện tại của mình. Bella cũng có thể sống hoang dã cùng người bạn của nó hay cũng có thể sống ấm êm bên người chủ mới, nhưng sau cùng Bella không làm vậy vì cún luôn luôn nghĩ về Lucas, mẹ anh ấy và đó chính là gia đình của Bella. Sợ rằng cậu chủ đang đợi chờ mình trong cô đơn, nàng cún bất chấp mọi rủi ro để tự tìm đường về nhà và chuẩn bị đối mặt với bao gian khó trước mắt.
Không chỉ là câu chuyện cảm động về hành trình tìm lại nhau giữa người chủ và cô cún đáng yêu, A Dog’s Way Home còn khiến khán giả nghẹn ngào về tình cảm gắn bó giữa người và vật nuôi và mong muốn có một vật nuôi cho riêng mình.
Belle and Sebastian (2013)
Phim do Nicolas Vanier đạo diễn và chuyển thể trực tiếp từ series truyền hình cùng tên ra mắt năm 1965 ở Pháp. Loạt phim gốc này từng được tác giả kịch bản Cécile Aubry chuyển thể thành tiểu thuyết, sau đó được đài NHK của Nhật Bản mua lại và làm thành series hoạt hình dài 52 tập ăn khách ở châu Á.
Lấy bối cảnh nước Pháp năm 1943, bộ phim kể về cậu bé mồ côi mẹ bỗng một ngày gặp được chú chó hoang bị dân làng xua đuổi vì coi là quái thú ăn thịt cừu. Cậu bé làm thân với chú chó và giữa hai người nảy sinh tình bạn. Khi quân phát xít bao vây ngôi làng, cả hai tìm cách giúp người dân thoát nạn và đương đầu nhiều thử thách.
Hachi: A Dog’s Tale (2009)
Phim dựa trên câu chuyện có thật về chú chó Hachiko (Nhật Bản) – biểu tượng về lòng trung thành đến tận hơi thở cuối cùng với chủ. Hachi là chú chó được gửi sang Mỹ bằng đường tàu hỏa. Nhưng khi xuống tàu, người chủ làm rơi mất lồng khiến Hachi bị lạc. Sau đó, cậu may mắn được giáo sư Parker (Richard Gere thủ vai) nhận nuôi.
Hàng ngày, Hachi tiễn chân giáo sư đi làm và đón ông về tại ga tàu điện. Không lâu sau, Parker đột ngột qua đời. Hachi được gia đình con gái giáo sư nhận nuôi. Tuy nhiên, chú chó đã bỏ trốn, về lại ngôi nhà tìm chủ cũ. Không thấy giáo sư ở nhà, Hachi đến nhà ga và chờ chủ suốt 10 năm trước khi mất.
Phim dài 90 phút do Lasse Hallstrom đạo diễn. Trước đó, câu chuyện về chú chó trung thành Hachiko (Hachi được đổi tên thành Hachiko, với đuôi “ko” biểu thị lòng kính trọng trong tiếng Nhật) được khán giả biết đến qua phiên bản Hachiko Monogatari sản xuất năm 1987 tại Nhật Bản.
Lassie Come Home (1943)
Phim do Fred M.Wilcox đạo diễn. Lassie Come Home (tạm dịch: Lassie về nhà) được xây dựng dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Eric Knight. Phim kể về hành trình tìm đường về nhà từ Scotland đến Yorkshire (Anh) của chó Lassie.
Lassie là vật nuôi trong gia đình thợ mỏ thất nghiệp Carraclough. Vì kinh tế eo hẹp, Carraclough buộc phải bán Lassie cho gia đình quý tộc. Nhưng điều mà người chủ không thể bán đi, đó là tình yêu và lòng trung thành của Lassie dành cho con trai – Joe (Roddy McDowall thủ vai). Hàng chiều, Lassie lại chạy xuyên qua thị trấn, đến trước cổng trường ngồi đợi Joe tan học.
Về sau, gia đình quý tộc chuyển đến Scotland, cách xa nước Anh khoảng 600 cây số. Lassie quyết định thực hiện hành trình trở về với cậu chủ Joe. Trên đường đi, “cô” chó đương đầu với nhiều hiểm nguy. Cuối cùng, Lassie về nhà thành công và lao vào vòng tay yêu thương của Joe.
Năm 1993, tác phẩm được Viện phim quốc gia Hoa Kỳ chọn bảo tồn. Nhân vật Lassie còn được gắn tên trên Đại lộ danh vọng Hollywood.
101 Dalmatians (1961)
Tác phẩm hoạt hình này của Walt Disney được xếp vào hàng kinh điển. 101 Dalmatians (101 chú chó đốm) là bộ phim yêu thích của khán giả nhiều lứa tuổi. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên ra mắt năm 1956 của tác giả Dodie Smith. Truyện phim bắt đầu khi người phụ nữ độc ác có tên Cruella De Vil muốn có một chiếc áo khoác độc nhất vô nhị. Bà ta lùng bắt những chú chó đốm khắp nơi trong thành phố.
Ở thời điểm ra mắt, 101 Dalmatians là bom tấn phòng vé, giúp hãng Disney thoát khỏi tình cảnh khó khăn về tài chính sau khi bỏ ra rất nhiều tiền để thực hiện tác phẩm Sleeping Beauty trước đó. 101 Dalmatians được tái phát hành vào các năm 1969, 1979, 1985 và 1991 với tổng doanh thu 215,8 triệu USD, trong khi chi phí sản xuất chỉ 4 triệu USD. Năm 1996, một phiên bản người đóng của bộ phim này ra mắt khán giả và cũng thu được thành công ở khía cạnh thương mại.
Quill: The Life of a Guide Dog (2004)
Chú Chó Quill là một bộ phim Nhật 2004 của đạo diễn Yōichi Sai. Cuộc đời chú chó Labrador Quill là một câu chuyện ngọt ngào. Quill được huấn luyện để trở thành người dẫn đường cho người khiếm thị. Mitsuru Watanabe, một người đàn ông trung niên cô đơn, nóng tính bị mù lòa được sở hữu Quill nhưng ông ta không mấy mặn mà. Từ đây, những câu chuyện được thuật lại bởi con gái của Wanatabe, Mitsuko. Dần dần, Wantanbe được phục hồi nhưng điều làm ông ta cảm động nhất là Quill – một chú chó trung thành và rất tình cảm lấy không ít nước mắt của khán giả.
Trần Anh (tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyện Cảm Động Về Chú Chó Hachiko Sống Mãi Trong Lòng Người Nhật trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!