Bạn đang xem bài viết Chữa Khỏi Viêm Phế Quản Trên Chó Bằng Cách Nào? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
+ Bệnh parvo ở chó có nguy hiểm không
+ Chó poodle nôn ra nước vàng
1. Đôi nét về bệnh viêm phế quản trên chó
Bệnh viêm phế quản trên chó hay còn gọi là bệnh ho cũi ở chó. Đây là một trong những bệnh mà vật nuôi dễ mắc và dễ lây nhất trong số các bệnh mà khuyển cảnh thường mắc phải.
Viêm phế quản ở chó cũng là bệnh mà nhiều chủ nhân nuôi thú cưng lo lắng nhất vì khi mắc phải thường rất dai dẳng và khiến cho vật nuôi trở nên “trái tính trái nết” rất khó chiều.
2. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản trên chó
– Giai đoạn cấp tính:
Vật nuôi bắt đầu ho khạc
Mắt đục, có ghèn,
Mũi khô ráp và chảy dịch xanh
Vật nuôi thường hay liếm mũi, hắt hơi liên tục.
– Giai đoạn mãn tính:
Ho kéo dài, thành cơn rất dữ dội
Nôn mửa ra dịch nhầy màu vàng do bị rối loạn chức năng gan, thận
Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
Gầy yếu và sút cân nhanh
Có dấu hiệu khó thở, nghẹt thở nguy hiểm đến tính mạng
Vật nuôi ho, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, tiếng khan, chảy nước mắt nước mũi liên tục
Vật nuôi mệt mỏi, bỏ ăn.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản trên chó
– Do kế phát của một số bệnh nhiễm trùng như: Viêm ruột, bệnh ký sinh trùng, care,…
– Do vi khuẩn và virus đường hô hấp như: Tụ cầu, liên cầu, bordetella bronchiseptica, klebsiella pneumoniae,…
– Do nhiệt độ thay đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại
– Do vật nuôi ăn uống đồ lạnh không đảm bảo
– Do lây nhiễm qua môi trường không khí sử dụng các vật dụng, dụng cụ,…
4. Chẩn đoán bệnh viêm phế quản trên chó
– Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Kiểm tra lại bệnh án sức khỏe của vật nuôi thông qua sổ khám bệnh trước của chúng hoặc qua các mô tả triệu chứng bệnh ở vật nuôi do chủ nhân cung cấp
Tiến hành gõ nhẹ vào vùng ngực, tại vị trí phổi để kiểm tra mức độ đau và phản xạ ho của vật nuôi. Việc chẩn đoán cụ thể bác sĩ sẽ dựa trên âm thanh nghe thấy được sau khi tiến hành các kích thích lên vùng phổi.
Ngay khi bạn đưa vật nuôi đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng với các bước sau đây:
– Bước 2: Tiến hành các xét nghiệm
5. Chữa khỏi bệnh viêm phế quản trên chó bằng cách nào?
Bệnh viêm phế quản trên chó thường dễ bị chủ nuôi nhầm tưởng là cảm lạnh thông thường nên hay tự chữa tại nhà. Việc này sẽ rất nguy hiểm cho vật nuôi nếu bệnh tiến triển nhanh và không xử lý kịp thời sau đó. Bởi vì, về cơ bản, hướng điều trị và thuốc chữa viêm phế quản cho chó khác hoàn với các loại thuốc chữa cảm lạnh thông thường.
* Nguyên tắc chung:
– Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các nguyên nhân gây viêm phế quản ở chó
– Dùng thuốc chuyên trị các triệu chứng của bệnh viêm phế quản để khắc phục triệu chứng
– Dùng các loại thuốc bổ trợ để chữa trị dứt bệnh.
* Các loại kháng sinh thường dùng:
– Stretomycin: Thuốc dùng để tiêm bắp liều lượng 20 – 25 mg/kg thể trọng vật nuôi, chia 2 lần
* Các loại thuốc dùng để điều trị triệu chứng:
– Dimedron: Tác dụng giảm ho, an thần. Dùng với liều 1 – 2 ống x 1ml/ngày theo hình thức tiêm bắp
– Ephedrin: Tác dụng giảm ho, chống khó thở. Dùng với liều 1 – 2 ống x 1ml/ngày
* Các loại thuốc điều trị:
– chúng tôi Dùng để tiêm bắp, liều 1ml/5kg thể trọng
– Cefadox.T: Thuốc bột hoàn nước uống với liều 1g/5kg thể trọng
– Kanacolin: Thuốc tiêm bắp liều 1mg/5kg thể trọng.
* Các loại thuốc trợ sức:
– Vitamin C 5% để tiêm bắp liều 3 – 5ml/con
– Vitamin B1 25% để tiêm bắp 3 – 5ml/con
– Cafein 5% để tiêm bắp liều 3 – 6ml/con
– Glucoza 30% để tiêm bắp liều 5ml/con
– Huyết thanh mặn đẳng trường dạng truyền nên chó quá yếu.
Bệnh Viêm Phế Quản Ở Chó, Mèo
Bệnh viêm phế quả là bệnh viêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó dẫn dến khí quản, nặng hơn dẫn đến viêm phổi.
Bệnh này xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết thay đỏi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.
1. Nguyên nhân
– Do bị nhiễm cùng lúc nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như:
• Liên cầu (streptococcus)
• Tụ cầu (staphylococcus aureus)
• Klebsiella pneumonia
• Bordetella bronchiseptica
– Thường do kế phát của một số bệnh nhiễm trung như care, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng. – Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hoá chất gây kích thích đường hô hấp – Do thức ăn, nước uống rơi xuống đường hô hấp.
2. Triệu chứng
Do chất kích thích vào đường hô hấp, tác động đến thần kinh gây ho và nếu tác động lâu sẽ sinh bệnh viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ làm hẹp đường hô hấp. Các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm chó khó thở. Những biểu hiệu đặc trưng nhất là:
– Con vật bị ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc dầu ho khan sau trở thành ướt và kéo dài. – Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nươc mắt, nước mũi liên tục.
– Có thể kèm theo sốt: 39,5-40,5 ℃,. mệt mỏi, bỏ ăn.
3. Phòng bệnh
– Nơi ở của chó, mèo phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông thoáng mùa hè.
– Tiêm vacxin sau: dại, care, viêm gan truyền nhiễm, ho của chó… để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó chó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.
VietDuc Pets Centre Địa chỉ: số 1 Mạc Thái Tổ, Cầu Giấy, Hà Nội 🤙 Hotline: 024.7309.1900 - 091.365.1080 - 094.880.880.2
Bệnh Viêm Phế Quản Thường Gặp Ở Chó Mèo: Triệu Chứng Và Cách Phòng Trị
01-11-2018, 1:44 pm
0
3358
Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó đến viêm khí quản. Nặng hơn dẫn đến viêm phổi. Bệnh hay xảy ra ở chó khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.
Đặc điểm:
– Quá trình viêm xảy ra trên vách phế quản và từng tiểu thuỳ phổi. Trong phế nang chứa dịch thẩm xuất (bạch cầu, hồng cầu, tế bào thượng bì, niêm dịch). – Bệnh này còn gọi là viêm phế quản phổi hay viêm phổi đốm. – Bệnh thường xảy ra vào thời kỳ giá rét, chó non và chó già hay mắc. – Nếu điều trị không kịp thời, bệnh dễ chuyển sang viêm phổi hoại thư, hay lao phổi.
Nguyên nhân:
– Do bị nhiễm cùng 1 lúc 1 số loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: Liên cầu (Streptococcus), Tụ Cầu (Staphylycoccus aureus), Klebsiella pneumoniae, Bordetella pronchiseptica… – Thường do kế phát của 1 số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng. – Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp. – Do thức ăn, nước uống sặc xuống đường hô hấp.
Triệu chứng:
– Con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn. – Sốt cao (nhiệt độ tăng hơn bình thường từ 1-20C) và sốt lên xuống theo hình sine. – Gia súc ho: mới đầu ho khan và ngắn. Sau đó tiếng ho ướt và dài, gia súc có cảm giác đau. – Nước mũi ít, đặc có màu xanh thường dính vào 2 bên Chó chảy nước mũi lỗ mũi. Nếu viêm phổi hoại thư, nước mũi như mủ và có mùi thối. Khó thở, tần số hô hấp tăng. Niêm mạc mắt tím bầm. Lúc đầu tim đập nhanh sau đó yếu dần. – Gõ vào vùng phổi con vật có cảm giác đau và có phản xạ ho; vùng âm đục của phổi phân tán, xung quanh vùng này là âm bùng hơi. Nghe vùng phổi có âm ran ướt (ở thời kì đầu), âm ran khô, âm vò tóc (ở thời kì cuối). Nếu vùng phổi bị gan hoá thậm chí không nghe được âm phế nang, nhưng xung quanh vùng gan hoá ta lại nghe thấy âm phế nang tăng. – X quang phổi: có vùng mờ rải rác trên mặt phổi. Nhánh phế quản đậm.
Phòng và trị bệnh
Hộ lý – Giữ ấm cho con vật, chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ xung thêm Vitamin A, P và gluxit vào khẩu phần ăn thức ăn. – Dùng dầu nóng xoa bóp vào vùng ngực.
Dùng thuốc điều trị – Dùng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau: Gentamycin; Lincosin, Pneumotic, Kanamycin, Cephaxilin, Ampicilin,… – Dùng thuốc trợ lực, trợ sức, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm dịch thẩm xuất và tăng cường giải độc: Glucoza 20% 100-150 ml Cafein Natri benzoat 20% ,1 – 3 ml Canxi chlorua 10%, 5-10 ml Urotropin 10%, 10 – 15 ml Vitamin C 5%, 3 – 5 ml Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần. – Dùng thuốc giảm ho và long đờm: Natribicacbonat (0,2gr- 1gr), hoặc Codein phosphat, Tecpin- codein (0,03gr-0,05gr), phenobarbital 30 – 50mg/ ngày. Hòa với nước sạch cho uống ngày 1 lần. -Dùng thuốc giảm viêm và giảm kích ứng của vách phế quản: Prednisolon (0,25gr-0,5gr), hoặc Dexamethazol. – Dùng Vitamin nhóm B để kích thích ăn uống và tiêu hoá.
Phòng bệnh:
– Nơi ở của chó phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông, thoáng mùa hè. – Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại sau: dại, carê, viêm gan truyền nhiễm, ho của chó,.. để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.
Bệnh Viêm Phế Quản Ở Chó, Mèo – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
I. KHÁI NIỆM
Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó dẫn đến viêm khí quản. Bệnh nặng dẫn đến viêm phổi.
Bệnh hay xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.
II. NGUYÊN NHÂN BỆNH
Con vật nhiễm cùng lúc một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: liên cầu, tụ cầu, Klebsiella pneumonia, Bordetella bronchiseptica.
Thường kế phát của một số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng.
Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói, bui, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.
Do thức ăn, nước uống sặc xuống đường hô hấp
III. TRIỆU CHỨNG
Do chất kích thích vào đường hô hấp, tác động đến thần kinh gây ho và nếu tác động lâu sẽ sinh bệnh tích viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ làm hẹp đường hô hấp. Các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở; do vậy, con vật có những biểu hiện đặc trưng như:
Con vật ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan, sau trở thành ho ướt và kéo dài.
Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, mũi liên tục.
Có thể kèm theo sốt 39,5-40,5⁰C, con vật mệt mỏi, bỏ ăn.
Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.
IV. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
4.1. Phòng bệnh
Nơi ở của chó mèo phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông, thoáng mùa hè.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại vắc xin sau: dại, Carê, Parvovirus, Viêm gan truyền nhiễm, ho của chó… để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó chó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.
4.2. Điều trị
Nguyên tắc chung:
Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh.
Thuốc chữa trị triệu chứng.
Thuốc bổ trợ.
Hộ lý: tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt
Cập nhật thông tin chi tiết về Chữa Khỏi Viêm Phế Quản Trên Chó Bằng Cách Nào? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!