Bạn đang xem bài viết Chống Say Xe Ở Chó Mèo được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những chuyến đi thú vị là cơ hội để thú cưng của bạn tiếp xúc với những môi trường mới, những trải nghiệm mới, đồng thời khiến mối quan hệ giữa bạn và thú cưng thêm phần khăng khít. Tuy nhiên điều này có thể trở nên khó khăn, nếu chó hay mèo cưng của bạn bị say xe. Chứng bệnh này không chỉ xảy ra ở người, mà còn ở chó mèo – ngay cả trong những chuyến đi rất ngắn.
Triệu chứng
Ì ạch, lười hoạt động
Thờ ơ, kém nhạy bén
Biểu hiện khó chịu, không thoải mái
Ngáp, rên rỉ
Chảy dãi nhiều bất thường
Nôn mửa hoặc trào ngược dạ dày
Đi tiểu tiện hoặc đại tiện bừa bãi
Nguyên nhân
Bệnh say xe thường thấy ở những chú chó và mèo con hơn là ở những con trường thành. Nguyên nhân là phần tai với chức năng giữ thăng bằng ở chó và mèo con vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, nên chúng khó có khả năng thích nghi với những chuyển động đột ngột. Điều này không có nghĩa là bệnh say xe sẽ biến mất hoàn toàn ngay khi chúng lớn lên, nhưng phần lớn các trường hợp đều như vậy.
Nếu như chó mèo cưng của bạn có biểu hiện nôn mửa trong những lần đi xe đầu tiên, thì rất có khả năng những chuyến đi về sau cũng sẽ như vậy, ngay cả khi tai của chúng đã phát triển hoàn thiện. Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra say xe ở chó mèo.
Chẩn đoán
Điều trị
Cách tốt nhất để điều trị chứng say xe ở chó mèo là tạo một môi trường thoải mái, dễ chịu nhất trong xe cho chúng. Nếu huấn luyện không thể cải thiện tình trạng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị. Antihistamines có chức năng an thần cho thú cưng trong những chuyến đi, cũng như giảm triệu chứng chảy dãi. Meclizine và dimenhydrinate mặc dù không có tác dụng an thần nhưng có thể làm dịu bớt cảm giác buồn nôn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể dùng đến acepromazine, một loại thuốc an thần khá mạnh.
Gừng là một bài thuốc hữu hiệu để điều trị buồn nôn. Bạn có thể tìm thấy những viên tinh chất gừng ở hiệu thuốc, hay bánh quy có chứa gừng. Cho chó hay mèo cưng dùng trước khi lên xe từ 30 phút đến một giờ, tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trước khi cho chó mèo dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để đảm bảo liều lượng phù hợp, cũng như đề phòng bất cứ tác dụng phụ nào có thể xảy ra.
Phòng tránh
Không cho chó mèo ăn 12 tiếng trước khi đi xe. Quá nhiều thức ăn trong dạ dày có thể làm tăng cảm giác buồn nôn khi chúng đi tàu xe. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo chúng luôn được cung cấp đủ nước uống, đặc biệt là trong những chuyến đi dài.
Thường xuyên dừng xe. Khoảng 1 – 2 tiếng một lần, bạn nên dừng xe, đưa thú cưng ra ngoài cho chúng đi vệ sinh, hoặc uống nước. Cho chúng hoạt động một chút và tránh xa bầu không khí ngột ngạt trong xe.
Tắt điều hòa và mở cửa kính xe. Những luồng khí trong lành sẽ khiến thú cưng khoan khoái hơn, tuy nhiên bụi có thể làm mắt chúng bị thương. Lúc này, bạn nên đeo kính bảo hộ cho chó mèo.
Dùng ổ cho chó mèo. Chó mèo có thể tự làm đau bản thân khi chúng quá hoảng sợ, thậm chí gây ra tai nạn. Chiếc ổ quen thuộc sẽ là một nơi an toàn hơn, đặc biệt cho những chú mèo.
Tránh gây ra những âm thanh quá lớn. Bạn có thể bật những bản nhạc êm dịu để tinh thần của chó mèo trở nên thư thái, ổn định hơn.
Tạo không khí như trong nhà. Đặt một chiếc áo có mùi cơ thể của bạn vào ổ để mèo cưng cảm thấy an toàn hơn.
Cho chó mèo cưng món đồ chơi yêu thích. Bằng cách này, bạn có thể khiến chúng trở nên vui vẻ và không bị say xe.
Giải Đáp Thắc Mắc: Làm Thế Nào Khi Mèo Bị Say Xe?
1. Vì sao mèo lại bị say xe?
Mèo bị say tàu xe có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu thường là do chúng quá căng thẳng hoặc không thích hợp với mùi lạ xung quanh. Trong nhiều trường hợp, mèo quá nhỏ và chưa có sự phát triển toàn diện về thể chất cũng có thể dẫn đến hiện tượng sốc khiến mèo bị say.
Khi bị say tàu sẽ, mèo cũng có những biểu hiện tương tự như con người như:
Mèo cảm thấy khó chịu, không thoải mái, mệt mỏi, thở nhanh.
Có thái độ sợ khi lên xe, cào liên tục trên ghế, rên rỉ.
Mèo chảy nước dãi, nôn mửa liên tục hay triệu chứng trào ngược dạ dày.
Đôi khi mèo không tự chủ được vấn đề đại, tiểu tiện và có thể đi bừa bãi trên xe.
Các phản xạ của mèo kém linh hoạt.
Sự khó chịu này sẽ khiến mèo có biểu hiện né tránh mỗi khi thấy bạn bế lên xe ô tô. Thậm chí nhiều chú mèo còn căng thẳng kể cả khi ở chúng. Do vậy mà việc trấn an, xoa dịu để mèo bình tĩnh sẽ có ý nghĩa trong việc cải thiện tình trạng này.
Khi say xe mèo rất khó chịu
2. Làm thế nào khi mèo bị say tàu xe?
Kể cả con người, nếu rơi vào trường hợp hay bị say mỗi khi đi xe, đi tàu sẽ đều có cảm giác e dè. Tìm kiếm phương pháp để thoát khỏi tình trạng này luôn là vấn đề muôn thuở từ trước đến nay. Với mèo thì lại càng phải quan tâm nhiều hơn vì chúng không thể tự thoát khỏi cơn say xe. Trong khi đó, việc di chuyển chúng gần như đều xuất phát từ chủ ý của con người.
Một số phương pháp hiệu quả để giúp mèo vượt qua cơn say tàu xe mà bạn có thể tham khảo và thử nghiệm bao gồm:
Giảm căng thẳng cho mèo
Nguyên nhân chính khiến mèo bị say tàu xe là do những căng thẳng về tâm lý. Áp lực, sợ hãi sẽ dẫn đến hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Từ đó gây ra tình trạng rối loạn chức năng của nhiều cơ quan. Chính vì vậy mà giảm căng thẳng cho mèo bằng các cách như:
Nói chuyện, vuốt ve nhẹ nhàng với thái độ ân cần sẽ giúp mèo nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.
Xoa đầu là cách để giúp mèo thư giãn và cảm thấy dễ chịu hơn.
Để mèo đi dạo trong xe thay vì bó chặt một góc.
Sử dụng mùi hương mà mèo thấy quen thuộc khi ở trên xe.
Đảm bảo không có bất cứ mùi xăng dầu hay mùi lạ khiến mèo thấy khó chịu.
Mang theo đồ chơi mà mèo thường vui đùa hoặc cho mèo ăn thức ăn mà chúng yêu thích.
Tìm cách để mèo dễ chịu khi đi xe là mối quan tâm
Tập thói quen đi tàu xe cho mèo
Với các chú mèo mới di chuyển bằng ô tô, tàu lửa,… sẽ thấy lạ lẫm dẫn đến sợ hãi. Tuy nhiên, bạn có thể giúp chúng quen dần bằng cách cho mèo đi xe nhiều lần hơn với đoạn đường ngắn. Khi nhận thức của chúng đủ hiểu rằng việc di chuyển này là an toàn, mèo sẽ cải thiện dần tình trạng say xe.
Hạn chế những tác động của xe
Trong quá trình di chuyển, xe sẽ thường xuyên chảo đảo khiến cho mèo bị say. Do vậy mà bạn có thể để mèo ở ghế trước để hạn chế tác động. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc ngồi hướng về phía trước với không gian thoáng mát sẽ có tác dụng giảm say xe. Điều này thực hiện đã cho thấy công dụng với cả con người. Vì vậy đối với mèo cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Thuốc
Nếu bạn đã cố gắng nhiều cách nhưng không cải thiện được tình trạng say tàu xe tốt hơn cho mèo thì có thể dùng thuốc. Một số loại thuốc chống say xe cho mèo sẽ giúp mèo thấy tốt hơn khi di chuyển. Tuy nhiên, trước khi cho mèo uống cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ thú y.
Uống thuốc chống say cũng là một giải pháp
Với những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc hỗ trợ mèo. Nếu mèo tình trạng mèo bị say xe nghiêm trọng, hãy mang mèo đến các cơ sở thú y uy tín để được xử lý kịp thời.
Phòng Chống Dịch Dại Trên Chó, Mèo
Chỉ tính trong 3 tháng đầu năm, cả nước đã có 16 trường hợp ở 12 tỉnh, thành phố tử vong do bệnh dại. Tại Hải Dương, năm 2017 cũng có 1 trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Nguyên nhân tử vong đều do người bệnh chủ quan, không đi tiêm phòng khi bị chó, mèo cắn, đến khi phát bệnh người nhà mới đưa họ đến cơ sở y tế thì đã muộn. Một nguyên nhân khác là do người bệnh tin tưởng vào phán đoán của thầy lang ở địa phương.
Toàn tỉnh hiện có hơn 155.000 con chó. Đàn chó đông trong khi công tác quản lý vật nuôi ở tỉnh còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó thường không cao. Nguyên nhân do người dân còn chủ quan, chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh dại. Việc triển khai các biện pháp phòng chống bệnh, đặc biệt ở tuyến cơ sở, việc tiêm phòng gặp nhiều khó khăn vì địa bàn rộng, lực lượng mỏng. Việc xử lý vi phạm đối với hộ nuôi chó, mèo không chấp hành quy định tiêm phòng dại, nuôi chó thả rông chưa được chính quyền thực hiện nghiêm túc. Tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm còn phổ biến ở các nơi.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào hoặc liếm của động vật. Người bị chó dại cắn thường ủ bệnh từ 1-3 tháng. Bệnh dại chỉ có thể phòng, không thể cứu được vì khi đã bị phát bệnh sẽ dẫn đến tử vong.
Để việc phòng chống bệnh dại đạt hiệu quả cao, các địa phương cần tổ chức rà soát, thống kê chính xác hộ nuôi chó, mèo ở từng khu dân cư; lập sổ quản lý đàn chó, mèo và thường xuyên cập nhật bổ sung vào sổ quản lý khi có sự biến động. Công khai tại cộng đồng hoặc thông báo danh sách những hộ nuôi chó thả rông hoặc không chấp hành tiêm phòng vaccine dại theo quy định. Yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo thực hiện nghiêm túc việc khai báo, chấp hành việc nuôi, giữ chó trong khuôn viên gia đình. Các hộ nuôi chó, mèo cần tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại và các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện khác thường như trở nên hung dữ thì phải nhốt và báo ngay với thú y cơ sở để kịp thời xử lý nếu chó, mèo bị bệnh dại. Những người bị chó, mèo cắn cần đến các trung tâm y tế tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh dại càng sớm càng tốt; theo dõi chó, mèo nghi mắc bệnh. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không tin vào phương pháp chữa bệnh dại của thầy lang… khi không may bị chó, mèo cắn.
KHÁNH HÒA (Nam Sách)
Áp Xe Ở Mèo: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
a. Định nghĩa
Apxe là gì? Áp xe ở mèo là bọc mủ hình thành ở trong các mô của cơ thể mèo. Thông thường, áp xe xuất hiện đột ngột dưới dạng sưng đau (nếu nó không nằm bên trong khoang cơ thể hoặc sâu trong mô) có thể cứng khi chạm vào hoặc có thể nén lại như một quả bóng nước. Áp xe có thể lớn hoặc nhỏ, thường gây đỏ nếu nằm dưới da và có thể gây phá hủy mô cục bộ. Một số ổ áp xe sẽ vỡ ra, tiết dịch có mùi hôi.
Mèo bị áp xe có nguy hiểm không? Bệnh áp xe ở mèo không phải là là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến mèo khó chịu, thậm chí đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu và gây tử vong.
b. Vì sao mèo bị áp xe
– Mèo bị áp xe sau khi tiêm. Các vết tiêm vắc xin hoặc tiêm thuốc; đây là những loại thuốc khó tan, không xử lý đúng sẽ tạo thành áp xe
– Bị con vật khác cắn, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây áp xe
– Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến mèo bị áp xe:
Nhiễm trùng lây truyền qua đường máu toàn thân có thể dẫn đến áp xe gan.
Tổn thương răng có thể dẫn đến áp xe chân răng.
Dị vật hít phải, hoặc viêm phổi nặng, có thể là áp xe phổi.
Nhiễm trùng tai trong, nhiễm trùng xoang nặng hoặc nhiễm trùng sâu trong miệng có thể dẫn đến áp xe não.
c. Dấu hiệu mèo bị áp xe
– Vùng bị áp xe
Sưng và đau, khi ấn vào có cảm giác lỏng như có túi nước ở đó
Da ửng đỏ, xuất hiện lớp vảy ở vùng da bị viêm
Vùng vết thương bị rụng lông
Trên cục áp xe có lỗ hở và chảy mủ hoặc dịch
– Mèo
Bị sốt, đuối sức và chán ăn
Đi khập khiễng
Hay liếm láp và chải chuốt vết thương
2. Cách chữa áp xe ở mèo
a. Vết thương nhẹ
Hầu hết mèo bị áp xe sau khi tiêm ngừa và chích thuốc. Vì vậy tình trạng này chỉ ở mức độ nhẹ ở ngoài da. Bạn có thể trị áp xe cho mèo tại nhà theo cách sau:
– Làm sạch vết thương bằng nước ấm, lau sạch mủ ở vết thương. Nếu dịch mủ quá nhiều, bạn có thể hút dịch hoặc nặn sạch phần mủ này ra. Nếu không thể tự mình làm được, chúng tôi khuyên bạn nên đem ra thú y để bác sỹ hút sạch mủ.
– Loại bỏ vảy và tế bào chết trên vết thương. Làm ướt khăn bằng nước ấm, vắt cho bớt nước và đắp lên vùng bị áp xe. Để khoảng 2-3 phút để làm mềm vùng vảy, sau đó lau nhẹ nhàng. Lặp lại bước này cho tới khi vảy và tế bào chết bị loại bỏ.
– Sát trùng vết thương bằng Povidine 10% và bôi các loại thuốc sau ngày 2 lần:
Cortibion: do có kháng sinh nên vết thương lành khá nhanh, bạn có thể mua nó ở nhà thuốc. Tuy nhiên, nếu hoàng thượng của bạn liếm phải thuốc này thì sẽ nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên dùng ở những chỗ mèo không thể liếm được.
Dầu mù u: không độc hại, không gây dị ứng nhưng chỉ phù hợp với vết thương nhỏ do khả năng chữa lành khá chậm
Chai xịt Silvergiene nano bạc: lành tính, không độc hại, mau lành vết thương. Bạn có thể mua tại các cửa hàng thú cưng hay thú y
Nếu vết áp xe khô mủ và se lại thì thuốc đã phát huy tác dụng. Hãy dùng cho tới khi lành vết thương.
b. Vết thương nặng
– Một số vết thương nặng đòi hỏi sau khi sát trùng làm sạch tế bào chết phải khâu lại để có thể lành lại nhanh. Sau khi khâu thì phải theo dõi hàng ngày và vệ sinh như cách ở trên.
– Lưu ý khi chăm sóc mèo bị áp xe nặng: vết thương chỉ nên khâu lại nếu mèo có đủ da và thịt. Nếu cố gắng níu kéo da để may lại thì phần da sau 2,3 ngày sẽ căng ra và rách. Nếu cảm thấy bác sĩ không đủ kinh nghiệm và phần da không đủ thì bạn nên hoãn việc khâu vết thương. Đem mèo về vệ sinh và bôi thuốc như trên. Bạn có thể hạn chết mèo liếm vào vết thương bằng cách đeo vòng cổ cho nó.
– Để chữa mèo bị áp xe, một số bác sỹ sẽ chích thêm kháng sinh cho mèo để chống viêm sưng nhiễm trùng. Lưu ý sau khi tiêm thì phải xoa bóp đều vết tiêm để thuốc tan hết, tránh việc tạo thêm 1 ổ áp xe mới. Tuy nhiên, nếu bé mèo nhà bạn vẫn chạy nhảy, không sốt và bỏ ăn thì chúng tôi khuyên bạn không nên chích.
3. Phòng ngừa áp xe ở mèo
– Sau khi tiêm chích thuốc cho mèo thì phải xoa đều vị trí vừa tiêm để làm tan thuốc. Nếu sau đó phát hiện ra chỗ chích có cục cưng thì nghĩa là thuốc vẫn còn đọng ở đó. Hãy dùng khăn âm chườm vào chỗ chích + xoa bóp.
– Khi ôm ấp hoàng thượng thì hãy kết hợp với việc sờ nắn cơ thể để phát hiện xem mèo bị apxe hay không.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chống Say Xe Ở Chó Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!