Bạn đang xem bài viết Chọn Chó Poodle Đẹp Không Hề Khó Như Bạn Nghĩ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Như các bạn cũng biết chó Poodle được chia thành 5 dòng với 3 dòng được công nhận là Poodle Standard, Miniature, Toy và 2 dòng không được công nhận đó là Tiny, Teacup. Mỗi dòng lại có kích cỡ khác nhau và được quy định theo kích thước tiêu chuẩn nhất định, cụ thể:
Dòng Standard (tiêu chuẩn): Đây là dòng chó lâu đời nhất và có ngoại hình lớn nhất trong họ nhà Poodle. Một Standard Poodle trưởng thành có chiều cao trung bình từ 38 cm trở lên, cân nặng dao động trong khoảng từ 20 đến 32 kg.
Dòng Miniature (trung bình): Chiều cao trung bình từ 28-38 cm, cân nặng đạt mức 7-8 kg. Bất cứ chú chó nào cao hoặc thấp hơn số đo kể trên thì khó có thể coi là dòng Mini.
Dòng Toy (nhỏ): Toy Poodle là dòng được nuôi phổ biến nhất hiện nay. Chiều cao tính từ chân đến vai của chúng ước tính dưới 28 cm, cân nặng rơi vào khoảng 3-4 kg.
Dòng Tiny (rất nhỏ): Chiều cao dưới 30 cm, cân nặng tương ứng khoảng 2-3 kg.
Dòng Teacup (tách trà): Những bé Teacup có kích cỡ siêu siêu nhỏ, ước tính chỉ bằng tách trà, chiều cao được ghi nhận dưới 15 cm và cân nặng bắt buộc phải nhỏ hơn 3 kg.
Ngoại hình Phần đầuVùng sọ: Hộp sọ có chiều rộng bằng nửa chiều dài của đầu. Nhìn từ bên trên sọ có hình oval với 2 bên cạnh hơi lồi. Các trục của sọ và mõm hơi khác nhau.
Mõm: Dài và hơi nhọn. Tiêu chuẩn đẹp là chiều dài mõm tương đương với 9/10 chiều dài hộp sọ.
Mắt: Mang hình oval, màu đen hoặc nâu sẫm. Đối với những cá thể màu nâu mắt có thể có màu hổ phách sẫm. Ánh mắt toát lên sự sắc xảo, lanh lợi.
Mũi: Lớn, thẳng, lỗ mũi mở, với các cá thể Poodle màu đen mũi có màu đen, những cá thể Poodle trắng có mũi xám và cá thể màu nâu có mũi nâu. Những con chó có lông màu nâu cam hay màu mơ, màu đỏ mũi có màu nâu hoặc đen.
Môi: Khá phát triển, khép chặt, bề dày trung bình với môi trên hơi tì vào môi dưới nhưng không chồng lên trên. Môi có màu tương tự như màu của mũi và góc môi không rõ.
Hàm/răng: Răng cắn hình kéo, hàm khỏe.
Tai: Một chú chó Poodle đẹp phải có tai dài, buông dọc theo má. Tai rộng, hơi tròn, được bao phủ bởi lớp lông dài gợn sóng, phần da phải tiếp xúc với góc môi.
Phần thânCổ: Khi quan sát hãy chọn những chú chó Poodle có phần cổ khỏe mạnh, hơi cong sau gáy, độ dài trung bình và cân đối. Đầu ngẩng cao, kiêu hãnh. Cổ không có yếm, mặt cắt ngang có hình trái xoan, cổ không được có chiều dài lớn hơn chiều dài đầu.
Lưng: Ngắn, sống lưng hài hòa và căng, chiều dài lưng có thể gần bằng chiều dài cơ thể.
Ngực: Hơi thấp xuống khuỷu, chiều rộng bằng 2/3 chiều sâu của ngực. Theo tiêu chuẩn của chó Poodle đẹp, chu vi ngực đo chính xác đến sau vai phải lớn hơn chiều cao tại xương u vai 10 cm. Mặt cắt ngang có hình oval và rộng hơn ở phần lưng.
ChânHai chân trước: Thẳng, dài và song song với nhau. Chiều cao từ khuỷu đến mặt đất nhỏ hơn 1/2 chiều cao tại u vai.
Hai chân sau: Chân sau song song và cơ bắp khá phát triển và lộ rõ. Xương háng, xương ống đùi và các khối xương cổ chân, xương ống chân cần phải rõ ràng.
Bàn chân: Nhỏ, vững vàng, hình oval, ngón chân cong khép chặt khít. Đệm bàn chân cứng và dày, Móng chân có màu đen ở những cá thể lông đen và xám, đen hoặc nâu ở cá thể lông nâu. Đối với những cá thể màu trắng móng có thể có bất kì màu gì nào nằm trong khoảng từ màu sẫm đến màu đen. Những cá thể lông nâu cam hoặc đỏ nâu có móng màu đen hoặc nâu.
Da: Mềm mại, đàn hồi và có sắc tố. Màu lông của mỗi chú chó phải phù hợp với màu da của chúng. Những chú Poodle trắng với da màu bạc luôn là đối tượng được ưa thích nhất.
Bộ lôngPoodle thu hút mọi người bởi bộ lông xoăn xù mềm mại. Nhưng khi tìm hiểu thì lông của chúng được chia thành 2 loại là lông xoăn và lông dạng thừng.
Lông xoăn: Kết cấu đẹp giống như sợi len và rất quăn, đàn hồi, chịu được áp lực của các chi. Lông dày, tốt, độ dài bằng nhau và ngay đến kiểu quăn cũng giống nhau.
Lông dạng thừng: Kết cấu chất len, dày đặc, bện với nhau tạo thành những sợi nhỏ với kích thước độ dài ít nhất là 20 cm.
Màu lôngCó đến 5 dòng chó khác nhau thế nên màu lông của chúng cũng rất đa dạng từ đơn sắc đến đa sắc trong đó có thể kể đến những màu phổ biến như: đen, trắng, xám, nâu, vàng nâu, nâu đỏ. Ngoài ra, có các màu hiếm gặp hơn là bò sữa, xám, sô cô la,… Chó Poodle màu càng hiếm thì giá lại càng cao, đặc biệt những bé màu xám thường có giá cao nhất và vô cùng được săn đón.
Lưu ý là khi chọn chó, một chú chó đẹp và thuần chủng khi mí mắt, môi, lưỡi, khoang miệng,… đều có sắc tố tương đồng với màu lông.
Một số kinh nghiệm khi chọn chó Poodle đẹp
Khi đi mua chó con nên chọn các bé đủ 2 tháng tuổi trở lên – đây là độ tuổi xuất chuồng thích hợp nhất tránh chọn chó nhỏ hơn khi mua về rất khó nuôi.
Trong cả đàn quan sát bé nào nhanh nhẹn, dáng đi thanh thoát, ánh nhìn lanh lợi, hoạt bát nhất thì chọn. Bên cạnh đó, hãy dành 15-20 phút theo dõi chú chó đó bởi nhiều khi lúc mua rất khỏe mạnh nhưng đến khi về mới thấy bộc lộ nhiều yếu điểm.
Poodle thường có một lớp lông máu khi còn nhỏ, do đó để chọn được màu lông đẹp như ý bạn nên hỏi rõ người bán về màu lông chính xác của chúng.
Chọn mua ở những cơ sở thú cưng uy tín bởi chó Poodle ở đây đa phần đều đảm bảo thuần chủng, ngoại hình đẹp sức khỏe tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm tin tưởng.
Lời kết Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Poodle xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:
Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng
Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng
Chó Mèo Hòa Thuận Với Nhau? Không Khó Như Bạn Tưởng Tượng!
1. Chó và mèo không phải kẻ thù bẩm sinh 2. Chó và mèo có cá tính khác nhau
Điều này thể hiện rõ trong hành vi và cách biểu lộ tình cảm.
Chó thường nhảy vồ vập vào người, vui vẻ vẫy đuôi để biểu lộ sự vui sướng, chào mừng. Ngược lại, mèo vẫy đuôi lại là dấu hiệu của sự giận dữ hoặc không hài lòng.
Chó luôn muốn đánh hơi cuối chân sau của con mèo – cách tự nhiên của chó để giới thiệu bản thân, nhưng mèo lại không thích thường chạy đi hoặc tấn công chó.
Đó là một dấu hiệu không tốt, bởi khi mèo chạy đi thì chó sẽ đuổi theo, và dẫn đến mâu thuẫn chó mèo. Điều đó dẫn tới một mối quan hệ xấu trong tương lai.
1. Cho chó mèo gần gũi với nhau từ khi còn béNếu chó và mèo lớn lên cùng nhau thì chúng sẽ hiểu về tính cách của nhau rõ hơn. Bởi động vật nhỏ có khả năng thích nghi, làm quen dễ dàng hơn. Như vậy, chúng có khả năng cao trở thành bạn bè của nhau và chó mèo hòa thuận không còn là chuyện xa vời nữa.
2. Chọn cho mèo một nơi ở an toànLoài chó thường khá “năng động” khi chúng hoạt động, ăn uống hay chơi đùa. Do vậy, bạn nên chuẩn bị cho mèo của bạn một nơi ở nơi an toàn (như một nơi cao) để mèo cảm thấy an toàn và thoải mái.
Mèo có thể chạy ngay lên “nơi trú ẩn” khi chó có những hành động quá khích.
3. Dùng xây xích với chó và mèoNếu em chó của bạn quá phấn khích, hãy sử dụng để kiểm soát hành vi của nó. Giữ một khoảng cách giữa chó và mèo. Chọn thời điểm thích hợp khi cả 2 sẵn sàng chơi với nhau thì đưa chúng lại gần và tách ra ngay khi có dấu hiệu gây gổ.
4. Giúp chó mèo hòa thuận bằng cách làm quen với mùi của nhau 5. Ngăn chó mèo rượt đuổi nhau 6. Đối xử công bằng với chó mèo của bạnGiống như con người, chó mèo cũng biết ghen tị nếu đối phương được chủ quan tâm nhiều hơn. Hãy cho chúng thấy bạn yêu cả hai một cách công bằng.
7. Để mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên nhấtChăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ Không Khó Như Bạn Tưởng!?
Muốn được được cách chăm sóc chó con mới tách mẹ thì các “sen” cũng cần hiểu khi nào nên cho chó con tách mẹ. Hầu hết chó con tách mẹ theo bản năng nhưng nhiều chú cún vẫn khá “lưu luyến” đó! Trước giai đoạn tách mẹ là giai đoạn cai sữa.
Chó con tách mẹ từ 2 tháng tuổi trở lên
Tuy nhiên, đây chỉ là khoảng thời gian thông dụng để bạn tham khảo. Tuỳ vào sức khoẻ của từng chú cún mà bạn mới xác định khi nào mới cho chó con tách mẹ.
Sau khi chó mới tách mẹ thì việc ăn uống và sinh hoạt cũng sẽ có vài thay đổi. Ngoài ra, chó con tách mẹ ban đầu còn khá bỡ ngỡ. Lúc này, rất cần sự chăm sóc của các “sen” đó. Vậy nên chăm sóc chó con mới tách mẹ thế nào để các bé khoẻ mạnh?
Trước hết, để chăm sóc chó con mới tách mẹ thì xây dựng thời gian ăn uống điều độ là việc cần làm đầu tiên. Việc này không chỉ đảm bảo sức khoẻ cho cún, giúp cún ăn đúng giờ mà còn tạo thói quen tốt cho các bé. Sau này cứ đến giờ ăn là sẽ tự đến tìm chủ. Vì vậy, bạn hãy đặt 1 khoảng thời gian làm giờ ăn cho chó con mới tách mẹ.
Hệ tiêu hoá của chó con mới tách mẹ còn khá yếu. Vì vậy, khi chăm sóc chó con mới tách mẹ nên chọn những loại thức ăn ấm, mềm, dễ tiêu hoá. Thành phần vẫn phải đầy đủ các chất đạm, béo, xơ. Ngoài ra, bổ sung canxi cho chó con giai đoạn này cũng rất có lợi. Nên chọn những loại thức ăn như trứng, cá,.. để bổ sung canxi cho các bé.
Giai đoạn này nên chia nhỏ bữa ăn sẽ khiến cún dễ hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hoá tốt hơn. Không nên cho ăn quá nhiều trong 1 lần mà bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ra thành 3-4 bữa nhỏ cho các “boss”. Sau khi các bé ăn xong cần dọn ngay bát nước, bát thức ăn để tránh ôi thiu.
Chế độ ăn của chó mới tách mẹ cần phải được chú ý
Sau khi ăn xong thì cho chó nằm nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng. Vận động ngay sau khi ăn sẽ làm dạ dày phải hoạt động mạnh. Sau thời gian nghỉ ngơi đó thì chó con có thể vận động bình thường.
Khi chăm sóc chó con mới tách mẹ, bạn sẽ thấy chúng khá nghịch ngợm. Các “boss” lục lọi đồ đạc, cắn đồ dùng trong nhà để mài răng. Lúc này, bạn có thể huấn luyện chúng ở những bước nhẹ nhàng nhất. Không nên đặt quá nhiều áp lực lên cún con vì chúng mới chỉ 2-3 tháng tuôi, huấn luyện cũng chưa có hiệu quả lắm.
Khi chăm sóc chó con mới tách mẹ, bạn cần sắp xếp cho chó 1 chỗ nghỉ ngơi thật ấm áp, sạch sẽ. Đây là cách để giúp chó không cảm thấy lạ lẫm, bỡ ngỡ khi mới tách mẹ. Các loại ổ, nệm cho chó sẽ đem lại cảm giác ấm áp như đang trong lòng chó mẹ!
Bên canh đó, một nơi ở hợp vệ sinh cũng giúp chó con khoẻ mạnh. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đem lại không gian thoáng mát cho “boss”. Đặc biệt lưu ý nên đặt chỗ nằm cho chó ở nơi thoáng khí nhưng cũng ấm áp và khô ráo.
Chỗ ở của chó mới tách mẹ cần phải ấm áp
Để chăm sóc chó con mới tách mẹ hiệu quả thì bạn cũng cân nhắc tẩy giun và diệt ve, rận định kỳ, thường xuyên cho các bé. Những loài ký sinh này rất có thể khiến chó con mắc bệnh nguy hiểm.
Như vậy có thể thấy cách chăm sóc chó con mới tách mẹ thực ra khá đơn giản phải không nào! Hy vọng rằng với những chia sẻ trên từ FamiPet, bạn đã biết khi nào nên cho chó con tách mẹ. Bên canh đó là 1 số cách chăm sóc chó con mới tách mẹ giúp các bé luôn khoẻ mạnh!
Cách Chọn Chó Khôn: Những Điều Bạn Chưa Hề Biết Đến
Cách chọn chó khôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của những người nuôi chó. Chó là loài vật gần gũi và trung thành nhất với con người từ xa xưa. Loài chó không chỉ là vệ sĩ giúp ta bảo vệ tài sản mà còn là một người bạn ở bên ta khi vui, buồn. Tuy vậy, không phải chú chó nào cũng khiến bạn vừa lòng. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn chọn cho mình một chú chó khôn ngoan nhất!
CHÓ LÀ NGƯỜI BẠN TRUNG THÀNH NHẤTChó là loài vật thông minh và trung thành nhất với con người. Cho dù giàu có hay nghèo khổ , khoẻ mạnh hay bệnh tật, hạnh phúc hay đau khổ một khi chó đã coi ta là chủ nhân thì chúng sẽ không bao giờ rời bỏ ta.
Khi ta buồn chúng sẽ luôn ở bên ta, an ủi ta và khi ta vui chúng sẽ cùng chia sẽ những nền vui đó. Mỗi ngày, những chú chó sẽ luôn đợi ta đi làm về. Chúng thường quẩy đuôi và nhảy lên người chủ nhân của chúng để thể hiện sự vui mừng, hạnh phúc. Bất cứ khi nào bạn muốn chơi với chó của mình, chúng sẽ luôn nghe theo với tâm trạng hào hứng nhất mà không hề gượng gạo. Mỗi khi chúng ta chơi với chúng, tức là bạn quan tâm đến chúng thì chúng cảm thấy vô cùng vui vẻ.
CÁCH CHỌN CHÓ KHÔNCó nhiều cách chọn chó khôn. Đa số người Việt Nam thường có cách chọn chó khôn theo các dấu hiệu dân gian được lưu truyền. Những dấu hiệu nhận biết chó khôn này được truyền khẩu lại dưới dạng ca dao tục ngữ. Cho thấy từ xưa người Việt đã rất chú ý đến những người bạn bốn chân này.
Các dấu hiệu thường được khuyên bao gồm màu lông, tướng đi, đốm trên thân chó và chân chó. Lời khuyên về cách chọn chó khôn thường được nhận nhất là về màu lông của chó. Ví như chó đen, chó vàng, chó trắng là những con chó quý. Kế đến là dấu hiệu đốm trên thân chó. Bao gồm đốm trên mặt, đốm hoặc xoáy trên lưng và đốm ở lưỡi. Chân chó cũng được xem xét và rút ra kết quả cho việc lựa chó khôn. Chân thẳng đẹp, chắc khỏe với tướng đi dũng mãnh cũng được dân gian khen rằng là giống chó khôn.
Cách chọn chó khôn theo dấu hiệu dân gianĐể có một chú chó khôn ngoan, trung thành thì bạn nên nuôi chúng từ nhỏ, khi chó con sắp thôi bú mẹ. Bạn nên chọn chúng theo một số kinh nghiệm dân gian chọn chó khôn trong đàn:
– “Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”: Con chó có đốm nằm trên đầu thì bạn nên nuôi nó vì nuôi sẽ tốt. Nhưng nếu chúng có đốm nằm ở đuôi thì bạn không nên nuôi nó vì nuôi sẽ không tốt lắm.
– “Bỏ đuôi bên trái thì nuôi, bỏ đuôi bên phải thì thịt”: Khi chú chó đang ở trong trạng thái tự nhiên nhất thì đuôi của chúng sẽ nghiêng về bên trái là tốt và ngược lại.
– “Nhất một, nhì chín”: Bình thường, một con chó mẹ trong một lứa có thể đẻ được từ năm đến bảy con. Nếu chó mẹ chỉ đẻ có một con thì con chó con đó rất quý.Ở một số nơi, chó đẻ mà đẻ một con bị coi là điểm gở. Vì thế chú chó con đó sẽ bị mang ném qua mái nhà (ném nhẹ làm phép). Nếu chú chó này còn sống sót, khỏe mạnh thì người ta coi rất coi trọng.
– “Bạch cẩu hoàng đầu thân bối nguyệt”: Là giống chó toàn thân màu trắng, đầu vàng, trên lưng có dấu ấn như hình mặt trăng tròn. Chúng thường có mắt và mũi màu hồng, đỏ hoặc nâu, ấn tròn phải nằm ở chính giữa lưng, gốc đuôi phải có thêm một cái ấn nữa. Loại chó này còn có tên là “vương cẩu” hoặc “thần cẩu”. Theo kinh nghiệm dân gian, nuôi chó này thì chủ nhân sẽ thăng quan tiến chức.
Cách chọn chó khôn theo bộ “Cẩu”– ” Bối kiếm cẩu”: Loại chó này có lông mọc xuôi từ đầu cho đến đuôi. Tạo ra hình thường thấy nhất là một cây kiếm nằm dọc theo lưng. Đây là loại “đệ nhị cẩu tướng”.
– “Bạch cẩu”: Giống chó có toàn thân trắng như tuyết. Giống chó này rất hiếm, nên được xếp hạng “đệ tam cẩu tướng”.
– “Hoàng cẩu”: Giống chó toàn thân đều màu vàng. Chúng không có những vết hoặc đốm màu khác pha trộn. Vì thế tương đối dễ phân biệt chúng hơn các giống chó khác.
– “Lục hợp cẩu”: là các con chó có sáu huyền đề. Thường ở mỗi chân sau và một huyền đề ở mỗi chân trước.
-“Bát long cẩu”: là giống chó mà mỗi chân của chúng có hai huyền đề, tổng cộng có tám cái. Loại này được xếp hạng “đệ tứ cẩu tướng”.
-“Tử mị cẩu”: Là giống chó có kiểu nằm ngửa ra trông như bị chết, bốn chân và thân mình của chúng xoải dài ra, ngực như ngừng thở.
-“Lân hành cẩu”: Khi bước đi cả thân mình con chó đều lắc qua, lắc lại như con kỳ lân. Loại chó này có lông dài nên khi đi mới có điệu bộ giống con kỳ lân.
Cách chọn chó khôn giống “Hắc cẩu”-“Hắc cẩu”: Hay còn được gọi là chó mực. Toàn thân chúng là màu đen tuyền. Theo dân gian cho rằng, loại chó này mắt thấy được ma và ma quái rất kỵ loại chó này.
-“Hắc cẩu tứ mục”: Giống chó màu đen nhưng không đen tuyền, bốn chân và bụng là màu vàng. Chúng có hai đốm vàng trên mắt nên nhìn như chúng có them một căp mắt nữa. Đây là giống chó rất dữ dằn. Nếu nuôi một lúc vài nhiều con thì khi chúng tấn công, chúng sẽ tấn công cùng một lúc và từ nhiều phía khác nhau vì có tính đồng loại cao.
– “Tam nhãn cẩu”là một giống chó có nhiều màu khác nhau, có khi là trắng, đen, vàng hoặc nhiều màu. Đặc biệt, trên đầu, giữa hai mắt có một đốm nhỏ, nên chúng được coi như con mắt thứ ba. Đây là giống chó có khả năng biết trước những nguy hiểm sẽ đến.
Vì thế khi nuôi loại này, ban đêm nếu thấy nó có vẻ lo lắng, bồn chồn hoặc rên rỉ, ắt là có chuyện không tốt sẽ sảy ra với chủ nhân.- “Hắc cẩu tứ bạch”: Giống chó có màu đen nhưng dưới bụng và bốn chân đều trắng. Chúng cũng được coi là mang đến sự giàu sang cho chủ nhân.
Với những kinh nghiệm dân gian, bạn có thể chọn một chú chó thông minh và mang lại điều tốt lành.
Cách chọn chó khôn theo kinh nghiệm của người huấn luyện chuyên nghiệpNếu là một người ưa những giống chó như: Husky, phốc, phốc sóc, poodle, hay mini Collie, Alaska, Samoyed hay chó xúc xích, ngao tây tạng… Thì những kinh nghiệm về cách chọn chó khôn sau sẽ giúp bạn chọn cho mình một chú chó ưng ý nhất. Các kinh nghiệm này khác biệt với những kinh nghiệm dân gian. Trong thời hiện đại, các giống chó được xác nhận đặc điểm giống nòi dựa trên khoa học rất nhiều.
Cách chọn chó khôn: Người bán phải có uy tín– Trước khi mua chó, bạn cần phải biết rõ xem người bán có đủ tin cậy không. Bạn nên tham khảo bạn bè, các diễn đàn như facebook, zalo,… Để xem thông tin như: tên,số điện thoại , địa chỉ, nick diễn đàn của người bán. Thêm đó bạn nên xem người đó có bị tai tiếng hay chưa, có uy tín không.
– Hãy tới tận nơi gặp mặt người bán xem họ thế nào, bán ở nhà hay ở cửa hàng chó mèo.
Cách chọn chó khôn: Sức khỏe của chú chó có tốt không?– Bạn không nên nhờ người xem hộ chó mà nên tự mình tới xem như vậy sẽ tốt hơn.
Đã có rất nhiều người mang chó con Trung Quốc về bán xong nói là giống chó nhập ngoại, được nuôi dưỡng rất tốt và đem đi bán để tạo sự tin tưởng, lừa bán cho khách. Người mua cần phải tỉnh táo trong những trường hợp như vậy. Bạn hãy yêu cầu người bán cho xem hình của con chó đó lúc nó còn nhỏ hơn, hình chụp cùng chó mẹ và hỏi rõ đã mua những con đó ở đâu.
– Nhìn các biểu hiện bề ngoài của con chó lúc đến xem như:
Nhìn con chó đó co nhanh nhẹn, nghịch ngợm hay không
Mắt chúng có đỏ hay không , có gỉ mắt không (chó có gỉ mắt nhiều và mắt đỏ thì không nên mua)
Mũi có ẩm ướt không, có nước mũi chảy ra không ( mũi chó mà có dịch mũi chảy ra thì không nên mua)
Miệng của chó có chảy nước bọt ra không
Chó có bị ho không
Chó có biếng ăn hay bỏ bữa không
Chân cún khi chạy có run rẩy, bị khụy hay cong chân không
Bụng của cún có các chấm màu đỏ không, có mụn không
Chó có bị tiêu chảy, lông sát lỗ hậu có bị ướt, bị bết không.
Những biểu hiện này, bạn cần phải theo dõi chúng ít nhất là từ 30 phút đến 1 tiếng. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý để đến xem chó khi có thể ở đó chơi được từng đó thời gian.
Cách chọn chó khôn: Lựa chọn giống chó tốtCũng là 1 giống chó nhưng sẽ có sự khác biệt giữa các con giống nên khi mua chó cần yêu cầu người chủ cho xem trực tiếp chó mẹ và hình hoặc video phối với chó bố. Nếu bố mẹ mà xấu thì con con không thể tốt được.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu xem chó bố mẹ có mắc các bệnh nào trong lúc phối giống không. Hoặc chó bố mẹ có thuần chủng không. Bạn có thể yêu cầu người bán cho xem giấy chứng nhận thuần chủng của các chú chó. Giống chó thuần chủng được phối giống tốt cũng có thể cho ra những thế hệ tốt.
Từ những kinh nghiệm trên, bạn sẽ chọn cho mình một chú chó ngoại tốt nhất. Hãy chú ý tham khảo các thông tin từ những chủ nuôi có kinh nghiệm hơn. Chúng sẽ là người bạn tuyệt vời đối với bạn.
Cách chọn chó khôn trong bầy chó conTrước khi đi mua một chú chó bạn cần biết được trước tiên là mình sẽ phải mua chú chó như thế nào? Con chó đó thuộc giống chó gì? Khoản tiền bạn có thể chi trả cho một con chó là bao nhiêu?…
Khi mua chó bạn cần phải lựa chọn làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Có rất nhiều điều cần lưu ý khi mua chó. Và đặc biệt, không chủ nuôi nào lại không hy vọng chú chó của mình sẽ là một chú chó thông minh, ngoan ngoãn. Chính vì thế, việc chọn chó khôn luôn là tiêu chuẩn hàng đầu của các chủ nuôi khi mua chó.
Nhưng có một đặc điểm chung, chú chó mà bạn chọn phải là một chú chó thông minh và biết nghe lời. Vì thế, hãy chọn cho mình một chú chó có thể mang những tiêu chuẩn sau:
Cách chọn chó khôn dựa trên thông tin và đặc điểm cơ thểThông tin, xuất xứ của con chó mà bạn định mua.
Khi biết thông tin của con chó bạn định nuôi bạn còn cần phải biết thêm thông tin về bố mẹ sinh ra nó.
Bạn có thể dựa vào đặc điểm nhận dạng bên ngoài để lựa chọn cho mình một con chó khôn. Đó là “nhất vện-Nhì vang-Tam khoang-Tứ đốm”
Với chú chó có những đốm ở đuôi là nuôi thì không nên mua. Chó có đốm tại ở đầu mới hợp để nuôi và những con chó như vậy rất khôn ngoan.
Mua chó cần xem cả chân của nó nữa. Kiểm tra chân có guốc không? Xem phần sau khuỷu chân có 4 móng nhỏ hay không? Nếu có đặc điểm này chú chó đó cực tốt, được xem là phú quý.
Mua chó còn cần kiểm tra phần mu bàn chân. Nếu thấy có lông trắng hết hoặc lông màu trắng. Nhưng không phải là chỉ ở một chân mà là ở cả 4 chân. Nuôi được chú chó như thế này sẽ rất tốt cho việc làm ăn của chủ nhà. Kinh doanh hay buôn bán cũng suôn sẻ hơn.
Những con chó có hai đốm nhỏ trên mắt. Đây là con chú rất khôn, biết cách trông nhà, việc đi săn bắt cũng giỏi. Nhưng bản tính của chúng sẽ hơi hung dữ một chút.
Con chó bạn lựa chọn muốn có sức khỏe tốt thì hãy lựa chọn con chó mũi ướt. Bởi vì những con chó như vậy mũi còn rất thính.
Khi bạn thấy một con chó nghiêng đuôi về phía bên trái. Đây ắt là một chú chó thông minh.
Một con chó có màu đen tuyền, chúng được gọi với cái tên như “Hắc cẩu hay chó mực”. Đây là một loại chó được dân gian ca tục là thần khuyển. Loài chó này có thể xua đuổi tà ma, nhìn thấy ma quỷ. Nếu có thể được, bạn nên nuôi một con chó như này.
Con chó trắng toàn thân hay còn gọi là bạch cẩu. Khi nuôi chúng gia chủ chuẩn bị có người xinh đẹp trong gia đình chuẩn bị được hạ sinh. Chú chó này sẽ có khả năng bảo vệ người đó.
Khi có con chó sinh được chín con hay một còn đều là rất khôn. Bạn nên để nuôi hoặc nếu như ai có và cho bạn. Bạn nên nhận nuôi vì đó là lộc. Nuôi được con chó như vậy sẽ giúp cho gia chủ có thêm nhiều may mắn.
Mua chó, kiểm tra thấy có lưỡi đốm thì đây là con chó rất thông minh. Loài chó này có thể trị độc rắn cho gia chủ. Bằng cách khá đơn giản là liếm vào phần bị cắn.
Cách chọn chó khôn dựa trên màu lông và màu đốm lưỡi Cách nuôi một chú chó khôn như thế nàoVới những ai sắp sửa nuôi và có ý định nuôi nâng một chú chó, thì hãy một chút dành thời gian chăm sóc chó và nên tham khảo một số kinh nghiệm nuôi của những người đi trước để có thể nuôi được chú chó như ý. Có nhiều dấu hiệu để bạn có thể chọn chó khôn. Tuy nhiên, để giáo dục một con chó khôn ngày càng thông minh hơn lại khác. Nếu ngay từ đầu chủ nuôi không có kiến thức chăm sóc sẽ rất khó để nuôi một chú chó khôn.
Chọn chó con khỏe mạnh để nuôiKhi đi mua chó bạn nên chú ý, chỉ nên mua chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi trở nên, như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc. Tốt nhất mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ, hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng. Đó là những chú chó nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaccin phòng dịch, ngày tẩy giun sán.
Chuẩn bị chỗ ở kĩ lưỡng cho chó con– Chỗ ở của chó con cần phải thoáng mát, có đủ ánh sáng nhất là có thể tắm nắng buổi sáng từ 9-11h. Chỗ ở của chó con phải có chỗ ngủ, vệ sinh cố định. Cất dọn những thứ chó con có thể gặm nhai hoặc nuốt như: đồ nhựa,sắt thủy tinh… đặc biệt tránh xa dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc. Tránh để chó con ở vị trí cao: cửa sổ, ban công, cầu thang như vậy rất dễ sảy ra tai nạn.
– Nếu nhà bạn đã nuôi con vật khác: mèo,… Cẩn thận khi cho chúng tiếp xúc với nhau và cho chúng làm quen từ từ kẻo “ma cũ bắt nạt ma mới” đó. Điều đó sẽ làm chó của bạn hoảng sợ hoặc bị tấn công, tai nạn và các stress tâm lý khác.
– Bạn không nên cho cún nằm điều hoà hoặc nằm trước quạt vì như vậy cún rất dễ có khả năng bị nhiễm lạnh…
Tắm cho chó con đúng cách– Khi vừa mua cún về bạn không nên tắm cho cún bằng nước ngay, nếu thấy hôi có thể sử dụng phấn tắm khô. Vì nếu tắm ngay, cún rất dễ bị bị viêm phổi hoặc có thể phát sinh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
– Những đêm đầu tiên khi xa mẹ, xa chủ cũ chó con có thể kêu sủa. Bạn hãy âu yếm vuốt ve để chó yên giấc và cảm nhận được tình thương từ bạn hơn.
– Sau khi đã quen, bạn có thể tắm cho cún. Có thể tắm cho chó bằng nước ấm, nên dùng xà-phòng của chó phòng ngừa ve rận có bán ở các siêu thị. Sấy, lau khô ngay sau khi tắm. Không để nước vào tai chó. Nếu chẳng may nước vào thì nên dùng bông khô ngoáy sạch tai sau tắm tránh bệnh thối tai. ( Viêm tai giữa rất khó chữa).
Bạn không nên tắm cho cún vào lúc nào?
– Khi thời tiết quá lạnh, miền Bắc vào mùa đông thời tiết sẽ khá lạnh, nhiệt độ xuống dưới 18 độ C.
– Chó non đang bú hoặc mới tách xa mẹ.
– Chó ốm và có những dấu hiệu bị ốm.
– Chó mới mua về nuôi.
Chế độ ăn cho chó con– Chó con từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi thì nên cho ăn 3 bữa một ngày. Thời gian chia đều trong ngày một cách hợp lý. Các bữa ăn cần có một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn (Không nhất thiết người ăn lúc nào thì cho chó ăn lúc đó, sẽ không hợp lý về thời gian).
– Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng: Protein,béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên. Không nên lạm dụng thuốc, hoặc thức ăn tổng hợp.
– Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa, cá tanh, mỡ. Cụ thể thức ăn cho chó bao gồm: bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc.
– Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt. Định lựơng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể .
– Cho chó con ăn khoảng 3-4 bữa ngày, chỉ cho ăn gần no thì dừng. Không bao giờ cho chó ăn quá no. Không nên để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn.
– Nước uống phải sạch, luôn đầy đủ. Dụng cụ cho ăn: bát, đĩa… phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút (bazơ) của xà-phòng.
– Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5 , 10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn . Bữa chiều tối ăn nhiều hơn một chút và chủ chó dành thời gian thả chó nhiều hơn .
Lưu ý khi cho chó ăn:– Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường như: nôn, bỏ ăn, buồn dầu, tiêu chảy, nghi ốm, phải ngừng cho ăn và đưa chúng tới Bác sỹ Thú Y khám ngay. Cho chúng ăn lúc này là cực kỳ nguy hiểm đối với chó.
– Không cho ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa của mèo, cám lợn, hoặc nước rác, phân người và động vật khác. Những mùi “dễ sợ” với người thường sẽ nguy hiểm đối với chó con .
– Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút , nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ , sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ . Nếu chó ăn xong mà còn thừa thức ăn , đem đổ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp. Không cho chó con ăn lại thức ăn thừa như thế dễ khiến chó con bị tiêu chảy.
Một số hành động giúp bạn thân với chú chó hơn– Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng. Bạn hãy chịu khó vuốt ve hay dắt cún đi dạo nhẹ nhàng, cún sẽ thân thiết hơn với bạn.
– Chó con rất thích gặm và rất hay cắn nát giày dép, đệm mút sa-lông không những làm hỏng đồ mà còn có thể ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa. Bạn nên cho chúng tránh xa các thứ này.
– Hãy tìm mua trên thị trường những “cục xương giả, đồ chơi” giành riêng cho chó được các chuyên gia nghiên cứu và sản xuất. Hoặc bạn có thể dùng xương cẳng chân lợn đã luộc chín, bỏ tủy, ngâm nước vôi trong 10 ngày, phơi sấy khô, vô trùng cho chó gặm, mài răng.
– Cần cho chó vận động thường xuyên. Đây là loài động vật năng động và dễ chịu. Để chó trong nhà quá lâu có thể khiến chú chó tích tụ năng lượng. Nếu không được giải phóng năng lượng, chó sẽ trở nên bất trị. Nhiều chú chó bị nhốt trong nhà đâm ra cáu bẳn, cắn đồ vật và mắc chứng cuồng chân.
Chăm sóc sức khoẻ, phòng trừ dịch bệnh cho cún con– Tiêm phòng dịch: Bạn nên cho chó đi khán Bác sỹ Thú y định kỳ. Chúng sẽ được kiểm tra toàn bộ và bạn cũng sẽ được tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó.
– ” Miễn dịch cơ bản ” (Primary Vaccination) là khái niệm cực kỳ quan trọng với chó non. Chó 3 tháng tuổi ít nhất phải đựơc tiêm phòng miễn dịch 2 lần đối với các bệnh: Care, Pavo, Lepto, Parainfluenza, Dại… Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó.
– Tẩy giun sán: Ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi trị các loại giun: đũa, giun móc… Nên cho chúng uống thuốc phòng bệnh “giun tim” từ khi 4 tháng tuổi.
– Thăm khám thường xuyên. Cần đưa chó con đi khám tổng quát thường xuyên hoặc ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường. Tránh bỏ qua các dấu hiệu được nhìn thấy ở chó con. Lúc này, hệ miễn dịch của chó con chưa được hoàn thiện. Vì thế rất dễ mắc nhiều bệnh về hô hấp và tiêu hóa.
Khi chó con trưởng thànhSau 5 tháng, bạn có thể chúng ăn bổ sung hàng tuần một ít thịt bò sống. Nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều sau này (đối với chó to, canh gác và làm nghiệp vụ ). Đừng sợ chó bị đi ngoài khi cho ăn thịt sống.
Đó là tất cả những gì mà chúng tôi muốn chia sẽ cho bạn để có một chú chó khôn ngoan. Từ cách chọn chó khôn như thế nào? Mỗi loại chó có ý nghĩa ra sao? Làm thế nào để nhận biết một chú cún như thế nào là khôn ngoan? … Với tất cả những thông tin trên chúng tôi mong rằng bạn có thể chọn cho bản thân một chú cún thông minh.
Vì bản năng hoang dã chó vẫn ăn thị sống từ các con thú trong rừng. Sau khi ở với người chó mới thuần hóa ăn các thức ăn khác của người. Còn đối với chó nhỏ dùng để làm cảnh thì bạn có thể cho ít thịt đã nấu chín.
Sau 5 tháng thì chó đã bước vào giai đoạn trưởng thành. Khi đó bạn phải chăn sóc chúng theo một chế dộ riêng dành cho chó trưởng trành.
Thú Cưng Nhà Bạn Nghĩ Gì? Có Thể Bạn Sẽ Không Biết.
Có bao giờ bạn tự nghĩ rằng tại sao chó lại trung thành tuyệt đối và lại đọc được suy nghĩ của con người? Thật ra , có thể bạn không tin, chó cũng có nhưng cảm xúc và suy nghĩ giống hệt như chúng ta đấy,
1. Chó có thể an ủi lúc bạn buồnBằng chứng cho nhận định trên là khả năng an ủi chủ nhân lúc buồn bã: ánh mắt, biểu hiện cụp đuôi, liếm chân,… chính là cách mà nó có thể giúp người chủ vơi đi nỗi buồn.
2. Chó hiểu bạn qua ánh mắtĐây là khả năng có 1-0-2 mà có lẽ chỉ tồn tại ở loài chó. Để chứng minh năng lực thấu hiểu này, các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ.
Họ đặt hai món đồ chơi giống hệt nhau ở giữa một căn phòng, sau đó đưa con chó và chủ nhân của nó vào hai bên đối diện nhau trong căn phòng. Các chuyên gia đặt trước một món đồ chơi tấm rào chắn sao cho nhân vật thí nghiệm chỉ nhìn thấy một món đồ chơi còn con chó của anh ta có thể nhìn thấy cả hai.
Nhân vật thí nghiệm sau đó sẽ ra lệnh cho con chó của mình bằng lời nói: “Mang lại đây!” mà không sử dụng bất cứ cử chỉ nào. Kết quả là, con chó chỉ mang lại món đồ chơi mà chủ nhân chúng có thể nhìn thấy, bỏ qua món đồ còn lại
Cứ hễ bạn ăn cái gì mà trước mặt chúng, là thôi, chúng sẽ theo bạn từ đầu đến lúc bạn hết ăn chỉ để “xin ăn” mà thôi.
Người ta đã tiến hành một thử nghiệm nhỏ để minh chứng. Để hai đĩa thức ăn giống nhau nhưng một đĩa lớn, một đĩa nhỏ cạnh nhau và đưa chú chó ra ăn. Nếu nhìn thấy chủ nhân của chúng chọn đĩa thức ăn nhỏ hơn và ăn ngon miệng, 100% con chó cũng sẽ lựa chọn đĩa thức ăn nhỏ hơn để ăn cùng với chủ. Chúng làm vậy vì đơn giản chúng yêu bạn và tin tưởng bạn tuyệt đối.
Điều này là sự thật. Hầu hết những người nuôi chó đã thú nhận từng thấy thỉnh thoảng khi ngủ, chó có thể bị run, co giật hay gầm gừ vô thức như bị… ma ám. Câu trả lời cho hiện tượng trên chính là chúng đang mơ. Ở cấp độ cấu trúc, sóng não ở chó và ở người là tương tự nhau, vì vậy nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở.
Giấc mơ của chó đương nhiên đơn giản hơn chúng ta rất nhiều. Chúng cũng nhớ về những trải nghiệm đã từng tham gia, những trò chơi, cuộc đi dạo, thậm chí cả những nguy hiểm
Khi vui, con người cười và chó cũng vậy. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không bao giờ biết được chúng cười như thế nào, biểu hiện ra sao. Trên thực tế, chó hay cười nhất là khi chúng thư giãn, chơi đùa, hay tương tác với con người. Lúc cười, hàm chúng hơi mở, lưỡi đập vào răng cửa trước và khóe mắt chảy nước.
Loài chó cũng thật “chảnh”, vì chúng chỉ thích xem ti vi HD mà thôi, còn truyền hình thông thường không tạo được hấp dẫn cho chúng.
Mắt người chỉ nhìn thấy nhấp nháy với tần số 55Hz, vì vậy với tần số truyền hình thường là khoảng 60Hz, chúng ta vẫn thấy hình ảnh liên tục thông suốt.
Trong khi đó, võng mạc chó có khả năng nhìn thấy nhấp nháp khoảng 75Hz, thế nên chỉ có truyền hình độ nét cao, với tốc độ nhanh hơn nhiều mới khiến chúng lưu tâm
7. Ý nghĩa của tiếng sủa và vẫy đuôiChó vui mừng sẽ vây đuôi – đây chắc chắn là sự nhầm lẫn phổ biến nhất của hầu hết chúng ta.
Thực chất, chỉ có một số ít chó vẫy đuôi khi vui mừng, phần còn lại vẫy đuôi mang nhiều ý nghĩa khác. Đuôi chó thực ra chính là một máy đo cảm xúc của chúng.
Ở trạng thái bình thường, có nghĩa chúng đang thư giãn. Khi nó rủ xuống, đồng nghĩa chúng đang đau khổ, sợ hãi, còn khi vẫy lên, chúng đang vui hoặc rất có thể bị kích động, trở nên nguy hiểm.
Tiếng sủa cũng tương tự vậy. Một con chó sủa liên tục đồng nghĩa với việc gửi thông điệp rằng có gì đó cần phải kiểm tra, nếu chúng sủa và gầm gừ đều đặn thì chứng tỏ có mối nguy hiểm đến gần, hãy sẵn sàng tự bảo vệ. Còn khi chúng muốn chơi đùa, chúng sẽ chỉ sủa một vài tiếng và vẫy đuôi mà thôi.
8. Chó không cảm thấy có lỗiTờ báo bị xé toạc hay gấu bông bị rách tươm trong phòng? Nhữg chú chó sẽ không cảm thấy có lỗi khi mình làm vậy. Chúng chí thấy sợ hãi khi bị chủ la mắng thôi
9. Ước tính tuổi thọ của chó nhờ khuôn mặt:Một nghiên cứu chỉ ra rằng có thể đoán được tuổi thọ của loài chó thông qua đặc điểm trên khuôn mặt. Cụ thể, những chú chó có khuôn khuôn mặt dài, sắc nét thì sẽ sống lâu hơn những chú chó có khuôn mặt phẳng
Cách Chọn Chó Bully Đẹp Mà Bạn Cần Biết
Bạn yêu thích dòng chó Bully (American Bully)? Bạn muốn tìm một chú chó đẹp và đạt chuẩn? Tuy nhiên quá nhiều thông tin trên mạng khiến bạn rối rắm, dù đọc rất nhiều mà vẫn không tìm được điều mình đang tìm kiếm. Hiểu được nỗi lòng của đại đa số khách hàng, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực kinh doanh thú cưng Tùng Lộc Pet xin được gửi đến các bạn những thông tin tổng hợp, ngắn gọn nhất về cách chọn chó Bully đẹp và thuần chủng.
Tiêu chuẩn ngoại hìnhKích thước: Đầu tiên, một chú chó Bully được coi là đẹp khi chúng phải đạt kích cỡ ngoại hình tiêu chuẩn. Theo đánh giá, Bully thuộc giống chó có kích thước trung bình, nặng từ 30-40 kg và chiều cao dao động trong khoảng 35-55 cm.
Bất kì giống chó nào cũng vậy, con đực thường có ngoại hình nhỉnh hơn và không thanh thoát như chó Bully cái. Chó đẹp phải có thân hình cân đối, hài hòa giữa chiều cao và cân nặng. Cụ thể, chiều dài thân lớn hơn chiều cao cơ thể, ngực nở, thân mình vạm vỡ với phần đùi và hông săn chắc. Bốn chân ngắn nhưng lớn và gân guốc, xương to, giữa chân có khuỷa tựa như những chiếc cột vững chắc, chân gầy hay dài lêu nghêu không được đánh giá cao.
Phần đầu: Hộp sọ lớn đã tạo nên tổng thể phần đầu khá đồ sộ của Bully. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận thấy để phân biệt American Bully với Pitbull. Đầu chúng có độ dài vừa phải, trán rộng, nếp nhăn rõ nét.
Mắt: Hai mắt nằm thấp dưới trán cách xa nhau, không yêu cầu quá khắt khe về màu mắt ngoại trừ màu trắng dã không được chấp thuận.
Tai: Nổi bật với đôi tai dựng đứng nằm cao trên đầu. Càng trưởng thành tai Bully có xu hướng mọc dài và cụp xuống, khi đó chủ nuôi thường tiến hành cắt tai để giữ form dáng cho chú chó của mình. Đương nhiên so với những bé không được cắt tai thì một chú chó Bully với đôi tai gọn gàng, dựng đứng sẽ được đánh giá cao hơn rồi.
Mũi: Bất kì màu mũi nào cũng được chấp thuận
Hàm: Bộ hàm rộng, chắc khỏe, hàm trên hàm dưới khít vào nhau.
Đuôi: Ngắn, thẳng và ít quăn. Đuôi quăn tít không thật sự ưa chuộng.
Chân: Đặc điểm chung là chân ngắn, hai chân trước hướng thẳng lên, hai chân sau có khuỷa sờ vào mang lại cảm giác chắc chắn.
Ngực: Nở rộng với những múi cơ săn chắc.
Bộ lông: Sở hữu bộ lông ngắn, dày, mọc sát góp phần tôn lên đường nét cơ thể rắn rỏi. Nhìn qua bạn sẽ thấy lông chúng óng ả mang lại cảm giác mượt mà nhưng khi chạm vào mới thấy khá là thô ráp.
Màu lông: Có thể nói Bully là giống chó có màu sắc lông đa dạng gồm các màu từ nâu, vàng, xám, đen,… kết hợp với các khoang màu trắng ở ngực, những chú chó mang màu đốm cũng được chấp thuận.
Tổng thể: Từ những chi tiết trên thì để cấu thành nên một chú Bully đẹp phải đảm bảo chú chó đó có tỉ lệ thân hình đúng chuẩn, thường chó nuôi tại Việt Nam do đặc thù khí hậu nên kích cỡ sẽ khó có thể phát triển cực đại như chó được nuôi ở các nước phương Tây. Ngoài ra, khung xương chó Bully chắc chắn, ngực nở, hai chân trước to khỏe dang rộng để lộ vòm ngực căng tràn múi cơ. Vai u với những phiến rộng dốc xuống. Đường sống lưng thẳng thoải nhẹ ở phần mông. Dáng đi mạnh mẽ, vững chãi nhưng không kém phần uyển chuyển.
Tính cáchNhiều người thường nghĩ đơn thuần một chú chó đẹp thì chỉ cần có ngoại hình đẹp là được. Nhưng sự thật thì dù chú chó đó có vẻ ngoài đẹp đến mấy song lỗi về tính cách như quá nhút nhát, rụt rè hay tăng động, hung dữ thì khó lòng được đánh giá cao. Vậy nên, khái niệm chó Bully đẹp không chỉ đánh giá qua ngoại hình mà còn dựa trên cả đặc điểm tính cách nữa.
Trung thành là bản chất của hầu hết các giống chó và Bully cũng không ngoại lệ. Bình thường hiền lành dễ mến nhưng khi thấy bản thân hay chủ nhân mình gặp nguy hiểm chúng sẽ không ngần ngại mà lao vào bảo vệ hết mình và chỉ nghe duy nhất mệnh lệnh của chủ nhân mà thôi, nói chúng là biết “dữ” khi cần thiết.
Mẹo chọn mua chó Bully con đẹp chất lượngQuan sát tai chó: Chọn những con có tai nằm cao trên đầu, nhỏ gọn. Kiểm tra chất lượng tai chó bằng cách vỗ tay xem trong đàn chú chó Bully nào nghe ngóng, phản ứng tốt nhất thì coi như tai đạt chuẩn.
Quan sát mắt chó: Lấy một vật để trước mắt và đưa qua đưa lại xem ánh mắt chú chó đó có hướng nhìn theo không. Nếu mắt chó di chuyển theo chuyển động của vật kia tức là không có vấn đề gì. Ngoài ra chó tốt và giống đẹp thì sẽ có màu sậm ở mí mắt.
Quan sát bộ lông: Đương nhiên trong đàn bạn phải chọn những chú có bộ lông dày, bóng, sắc tố lông đậm nét, rõ ràng nhất.
Chọn những chú chó có dáng đi nhanh nhẹn, uyển chuyển, thanh thoát nếu thấy chúng đi khập khiễng hoặc mất thăng bằng thì nên bỏ qua luôn.
Chú ý các vấn đề về sức khỏe như: có bị bệnh ngoài da không, phần khóe mắt có nhiều gỉ và ửng đỏ không, phần hậu môn có bị chảy ướt không,… Nếu có một trong các dấu hiệu trên thì rất có thể chú chó bạn sắp mua đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Nên dành 15-20 phút trước khi quyết định mua bởi nhiều chú chó ban đầu rất nhanh nhẹn song về sau mới bộc lộ khiếm khuyết.
Lời kết Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:(Tham khảo bài viết Giá chó Bull Mỹ năm 2023)
Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Nguyễn Hoàng Tôn – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng
Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng
Cập nhật thông tin chi tiết về Chọn Chó Poodle Đẹp Không Hề Khó Như Bạn Nghĩ trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!