Xu Hướng 11/2023 # Chó Và Mèo Có Biết Tên Chúng Không? # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Và Mèo Có Biết Tên Chúng Không? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dịch bởi bạn Vanie trong group RDVN, bài được đăng tải trên Fanpage RDVN

r/explainlikeimfiveu/ayywhatupdoe (7.4k points)

Chó có thể nhận biết tên của chúng và nhận thức được nó so với các âm thanh khác nha. Một số nghiên cứu về hành vi động vật mới đây đã phát hiện ra rằng: não bộ của chó hành xử khá giống não bộ người khi có ai đó gọi tên chúng ta. Điều đó cho thấy rằng, tụi nó có thể biết được tên của mình không chỉ đơn thuần là âm thanh do ai đó tạo ra, mà chính là thứ để nhận dạng chúng.

Edit: Fun fact nè – mèo cũng tương tự vậy đó. Nghiên cứu đã cho thấy rằng mèo cũng biết khi bạn gọi tên chúng. Nhưng lí do mà mèo không thèm phản ứng lại á hả?

Là do tụi nó không thèm quan tâm thôi.

Không phải là chúng hoàn toàn không quan tâm đâu. Mà là do chúng không có khả năng biểu đạt và nhận thức giống mấy chú chó thôi. Chó tiến hóa như một loài động vật bầy đàn, được điều khiển bởi những tín hiệu xã hội phức tạp, do vậy chúng đã phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể. Mèo, mặt khác, lại là động vật đơn độc, chỉ gặp nhau với mục đích giao phối. Ví dụ như mèo hoang chẳng hạn, chúng không có ý định sống bầy đàn mà lại thiên về các lãnh thổ riêng biệt hơn.

Vì những điểm khác biệt trong tiến hóa này, khả năng của chó trong việc đọc vị giao tiếp với nhau đã trở nên tinh tế hơn (như là về thức ăn, kẻ thù, phải đi theo hướng này,…) khiến chúng dễ dàng giao tiếp với con người hơn. Mặc dù mỗi người có một cơ thể khác nhau, nhưng chúng vẫn có thể hiểu được cử chỉ tay và sự khác biệt trong chủ ý của mỗi giọng nói. Nếu bạn nhìn đi chỗ khác khi đang nói chuyện với chúng, nhiều chú chó sẽ hiểu được chính xác điều gì nếu bạn hướng sự chú ý của tụi nó đến nơi đó hoặc đi thẳng tới đó luôn.

Mặt khác, mèo cũng thông minh tương tự, nhưng chúng lại không có khả năng diễn giải giao tiếp xã hội và cũng không có xu hướng tuân theo sự thống trị. Mặc dù chúng có thể tôn trọng bạn như một người chịu trách nhiệm cho nó, nhưng cách bạn đưa ra quyết định như một người chỉ huy thì nó không hiểu đâu. Mức độ hiểu biết của đám mèo là chúng tôn trọng quyền sở hữu lãnh thổ (ngôi nhà) của bạn. Cách duy nhất để khiến một con mèo làm theo những gì bạn nói là để nó tự làm tự hiểu, bởi vì nó sẽ không thể hiểu chỉ dẫn bạn đưa ra đâu.

TL;DR: Khi một con mèo không phản ứng với mệnh lệnh của bạn, không phải là nó coi thường vì nó không quan tâm đâu, mà chỉ là nó không hiểu bạn muốn nói gì với nó thôi. Mèo chỉ cho biết các cảm xúc của chúng một cách tự nhiên (như là giận dữ, lo lắng, hài lòng, thoải mái, ham muốn, v…v…) nên không có cách nào để phối hợp với xã hội thôi.

Cách nói chuyện với mèo

TIL mèo là đám trẻ mới lớn.

Tui thường nói rằng chó như những đứa nhóc 5 tuổi vậy, chúng cần bạn và không lo lắng gì về việc thừa nhận điều đó. Mèo thì như những đứa nhóc 13, vẫn cần bạn nhưng không muốn thừa nhận tí nào.

Bạn Đang Tìm Giống Chó Lông Xù Nhưng Không Biết Tên Chúng?

Bạn đã biết đến giống chó lông xù này chưa?

Giống chó đặc biệt này còn có tên gọi là Pomeranian bắt nguồn từ quê hương châu Âu xa xôi, nơi mà chúng được phát hiện lần đầu tiên – Pomerania (trước là vùng Trung Âu, ngày nay là miền Tây Bắc Ba Lan và Đông Bắc Đức).

Chó Phốc Sóc là một giống chó có ngoại hình tương đối khiêm tốn, nhỏ nhắn dễ thương và nổi bật với bộ lông xù mịn màng. Con trưởng thành chỉ đạt cân nặng trung bình vào khoảng 2 – 2,5kg và chiều cao 20cm.

Giống chó Samoyed

Samoyed có quê hương tổ tiên ở vùng Siberia, lúc bấy giờ chúng chỉ được dùng làm thú kéo xe, canh gác chứ không hẳn là giống chó cảnh phổ biến như hiện nay.

Chó Samoyed hút hồn người mê chó cảnh bởi bộ lông trắng tinh, bồng bềnh trải khắp cơ thể. Sở dĩ chúng sở hữu bộ lông này là vì nơi mà tổ tiên chúng sinh sống là vùng có khí hậu khắc nghiệt đặc biệt lạnh giá.

Giống chó Alaska lông xù

Chó Alaska từ lâu đã là giống chó được nổi tiếng trên toàn thế giới bởi vẻ ngoài dễ mến của chúng; đi cùng vẻ ngoài hiền lành đó là bộ lông xù ấm áp mà ai nhìn cũng muốn ôm. Thoạt nhìn các bạn sẽ dễ nhầm tưởng giữa Alaska với giống chó Husky ngáo ngơ; tuy nhiên, chó Alaska sở hữu khuôn mặt hiền lành và bộ lông xù xì hơn nhiều so với cậu anh em “cùng cha khác ông nội” Husky”.

Chó Alaska màu hồng phấn là màu lông hiếm và giá thành bán có thể lên đến vài trăm triệu cho 1 cá thể thuần chủng và có giấy tờ hợp lệ!

Giống chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow may mắn có mặt trong danh sách tổng hợp những chú chó lông xù dễ thương lần này của laohac.vn.

Nếu thời gian ngừng lại với mọi sự vật đứng yên không nhúc nhích thì bạn rất có thể sẽ bị đánh lừa rằng Chow Chow là một chú chó bông – Trông chúng chả khác gì một chú chó giả nếu ngồi yên không cử động cả.

Mang hình dáng vuông tròn bụ bẫm, chó Chow hớp hồn người khác với bộ lông xù dễ thương cùng với thân hình đầy đặn.

Giống chó Poodle

Một trong những giống chó phổ biến hàng đầu trên thế giới nữa – Poodle được xếp vào những giống chó lông xù dễ thương và được ưa chuộng nhất hiện nay.

Bộ lông xù của Poodle không giống với phần lớn các giống chó khác mà chúng quăn – xoăn – quắn 1 cách kỳ lạ. Và cũng chính bởi lẽ đó mà chúng trở nên được yêu thích và ưa chuộng như hiện nay.

Chó Và Mèo Có Bị Muỗi Cắn Như Con Người Chúng Ta Không?

Bệnh giun tim trên chó & mèo

Muỗi mang ký sinh trùng giun tim – một loại ký sinh trùng xâm nhập vào hệ thống mạch máu cơ thể thú cưng và cuối cùng ở lại cơ quan đích là tim và phổi, phát triển thành con trưởng thành và sinh sản ở đây. Giun tim trên chó và mèo có vài triệu chứng & tác hại khác nhau được làm rõ hơn ở bên dưới.

Dog 1.Ho dai dẳng

Không giống như khi bị ho thông thường hoặc ho cũi, chó ho mạnh và rời rạc, ho do giun tim là tình trạng ho khan và dai dẳng. Trong giai đoạn đầu, ngay cả những vận động nhẹ cũng khiến chó ho, vì giun tim đang di chuyển vào phổi tạo ra những đoạn tắc nghẽn và làm chó kích ứng.

2.Lờ đờ uể oải

Nếu bé chó bỗng dưng không muốn đi dạo hoặc không muốn làm gì cả, đây có thể là một dấu hiệu của giun tim. Khi tình trạng trở nên xấu hơn, bất cứ một hoạt động nào cũng trở nên quá sức đối với bé.

3.Sụt cân

Khi tình trạng bệnh giun tim trở nên nghiêm trọng, chú chó sẽ như không có chút năng lượng nào để thực hiện cả những hoạt động đơn giản nhất. Ngay cả việc ăn uống cũng trở nên quá khó khăn và do đó dẫn đến sụt giảm cân nhanh chóng.

Triệu chứng giai đoạn giữa của bệnh giun tim:

Khi giun tim trưởng thành, chúng cư trú trong phổi và tĩnh mạch của vật chủ, gây tắc nghẽn nghiêm trọng và dẫn đến những triệu chứng sau:

4.Thở khó

Cùng với ho dai dẳng, những triệu chứng khác tương tự như của bệnh hen suyễn xảy ra trên chó. Dịch lỏng cũng có thể tích tụ ở các mạch máu xung quanh phổi, làm phổi khó nhận khí oxy từ máu.

5.Sườn to hơn

Khi dịch tiếp tục tích tụ và làm phổi đầy dịch, phần ngực của chó sẽ to hơn. Phần xương sườn cũng có vẻ lộ rõ và to hơn do chó sụt cân. Tình trạng này xảy ra do phản ứng tích dịch của cơ thể để phản ứng lại sự hiện diện của ký sinh trùng.Khi giun tim đã hoàn toàn trưởng thành ở tim và phổi của chó, chú chó sẽ có những triệu chứng bệnh giun tim cực kỳ rõ ràng, thật không may đây sẽ mang theo những hệ lụy lâu dài đối với sức khỏe của chó.

Triệu chứng giai đoạn cuối của bệnh giun tim

Cũng như giai đoạn đầu của bệnh giun tim, bạn sẽ thấy chó không muốn ăn, ho khan và lờ đờ mệt mỏi. Những triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối, và những biến chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện.

Mèo

Mèo cũng có khả năng bị muỗi cắn và lây truyền bệnh giun tim như chó. Nhưng vì mèo không phải là vật chủ đích như chó, do đó triệu chứng không mấy rõ ràng và tình trạng bệnh cũng không nghiêm trọng như trên chó.Những triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất sẽ gặp khi mèo nhiễm giun tim bao gồm: – ói không liên tục (đôi khi có lẫn thức ăn hoặc máu)

Tiêu chảy

Thở gấp và thở khó

Ho khan(Những triệu chứng trên dễ bị nhầm lẫn với hen suyễn hoặc các bệnh hô hấp trên mèo)

Bỏ ăn

Lờ đờ và sụt cân

Hầu hết trong các trường hợp, mèo sẽ sống sót một thời gian dài sau khi nhiễm giun tim, trước khi qua đời do một rối loạn nào đó do bệnh. Trong trường hợp bệnh cấp tính, mèo sẽ chết đột ngột.

Thật không may là bệnh giun tim trên mèo – không như chó – không thể chữa trị được. Những loại thuốc dùng để điều trị giun tim trên chó, quá độc và có thể làm mèo tử vong.

Làm sao để bảo vệ thú cưng khỏi muỗi? Chủ nuôi có thể dùng nhang muỗi hay bình xịt côn trùng được không?

Để phòng ngừa muỗi cho thú cưng:

luôn sử dụng sản phẩm dành cho giun tim

Không quan trọng loại sản phẩm và liệu trình giun tim nào bạn và bác sĩ thú y đã chọn để bảo vệ bé thú cưng ở nhà, miễn là bé được sử dụng đúng liệu trình và thời hạn để được bảo vệ khỏi muỗi.

Vài chủ nuôi chọn sử dụng thuốc trong khi những người khác thì dùng các sản phẩm hữu cơ thiên nhiên. Nhưng cho dù bạn lựa chọn loại sản phẩm nào đi nữa, phải đảm bảo rằng chúng hiệu quả.

Giun tim có thể gây tử vong trên chó (hiếm khi gây tử vong trên mèo), do đó rất quan trọng khi chủ nuôi có thể đánh giá được mức độ bảo vệ của thuốc. Không có phương pháp nào hoàn hảo để bảo vệ thú cưng khỏi muỗi, do đó thuốc bảo vệ giun tim có thể là hàng rào phòng vệ cuối cùng của thú cưng.

cho bé ở trong nhà nhiều hơn, đặc biệt là thời gian nhiều muỗi

Muỗi hoạt động mạnh nhất vào lúc hoàng hôn và bình minh, do đó tốt nhất cho chó đi dạo tránh những khoảng thời gian này khi không có quá nhiều muỗi xung quanh (thường chủ nuôi không hay dắt mèo đi dạo, do đó nếu bạn có thói quen này thì cũng nên áp dụng lời khuyên trên).

Cho bé ở trong nhà nhiều nhất có thể, luôn nhớ đóng kín cửa ra vào và cửa sổ. Nếu nhà bạn có lưới che, kiểm tra thường xuyên để sữa chữa hoặc bịt kín các lỗ thủng mà muỗi có thể chui qua.

dùng sản phẩm xịt côn trùng an toàn cho thú cưng Không sử dụng sản phẩm xịt côn trùng hoặc nhanh muỗi dành cho người vì chúng gây độc cho thú cưng. Trên thị trường có bán các sản phẩm xịt côn trùng được thiết kế riêng cho chó & mèo, bác sĩ thú y của bạn có thể tư vấn cho bạn chọn loại phù hợp.

Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ thú y để được tư vấn dùng những sản phẩm hữu cơ thiên nhiên để bảo vệ bé thú cưng. Có vài sản phẩm xịt côn trùng thiên nhiên cho thú cưng có chứa dầu khuynh diệp, dầu phong lữ, dầu đậu nành, cỏ xạ hương, dầu đinh hương và dầu neem. Nhắc lại một lần nữa, KHÔNG sử dụng bất cứ sản phẩm nào trước khi bạn được sự đồng ý của bác sĩ thú y.

làm sạch ao tù nước đọng

Muỗi sinh sản trong các vũng nước đọng, bao gồm vũng nước, ao hồ, chậu uống nước cho chó ngoài trời và bồn tắm dành cho chim. Bất cứ nơi nào mà nước mưa hoặc nước tưới đọng lại đều có thể là nơi trú ẩn của muỗi. Nếu nhà bạn có những vật dụng như liệt kê ở trên, hãy lưu ý đó là những nơi muỗi sinh sản và bé thú cưng sẽ có khả năng bị muỗi cắn nhiều hơn khi ở gần. Bạn có thể cân nhắc để giảm thiểu các nơi chứa nước trong nhà.

Trồng các loại cây có công dụng đuổi muỗi

Có vài loại cây có công dụng xua đuổi côn trùng tự nhiên, trồng vài chậu trong nhà sẽ giúp bảo vệ bé thú cưng khỏi muỗi tốt hơn. Các loại cây nổi tiếng có công dụng đuổi muỗi gồm có oải hương, catnip, húng quế, húng chanh, bạc hà và hương thảo.

Tổng kết

Như chúng ta vừa phân tích, muỗi không chỉ gây khó chịu và nguy hiểm cho người mà còn cho các bé thú cưng nữa (không may là chó gặp nhiều nguy hiểm hơn do giun tim).Chủ nuôi có thể sử dụng các lời khuyên ở trên để bảo vệ thú cưng khỏi bị muỗi chích. Nhưng chúng ta cũng biết rằng không thể bảo vệ chúng hoàn toàn khỏi loại côn trùng phiền toái này, may mắn là trên thị tường có vài sản phẩm có khả năng bảo vệ và giết ký sinh trùng trên thú cưng, bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ thú y để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho bé nhà mình.

5 Giống Chó Không Lông Có Thể Bạn Không Biết Chúng Đang Tồn Tại

Dễ thương có lẽ không phải là từ ngữ thường được dùng để mô tả những giống chó không lông. So với những giống chó nhiều lông như Poodle, Samoyed, chó không lông thường bị đánh giá thấp hơn.

Chúng ta sẽ cùng tìm ra những nét đáng yêu của những loài chó đặc biệt này qua danh sách 5 giống chó không lông có thể bạn chưa từng nghĩ chúng đang tồn tại. Ngoài ra, Siêu Pet sẽ tổng kết giá chó không lông đăng tải trên các trang web quốc tế giúp bạn tìm hiểu chó không lông giá bao nhiêu.

Chó Xoloitzcuintli (Chó không lông Mexico)

Tên gọi của giống chó này có thể được coi là khó phát âm nhất thế giới. Để đơn giản, bạn có thể phiên âm và gọi chúng bằng cụm: “show-low-eats-queent-lee”, cũng có thể gọi tắt là Xolo. Chó không lông Xolo đến từ Mexico, có họ hàng với chó Old World tồn tại cách đây 3.000 năm.

Chó Xolo có lớp da trơn, nhẵn, căng nhịn như mỡ. Chúng có cổ dài, tai lớn, mắt tròn. Cơ thể chúng màu đen, xám hoặc nâu cafe. Một vài con có thể điểm xuyết thêm vài vết đốm trắng nhỏ hoặc hồng trước ngực.

Họ tin rằng những con Xolo có thể giúp linh hồn chủ nhân chúng đến thế giới bên kia an toàn. Trong truyền thuyết Aztec, thần Xolotl đã tạo ra giống chó này từ một mảnh nhỏ của Bone of Life – nơi xuất phát của tất thảy nhân loại.

Chú chó là món quà từ Thần Xolotl ban tặng cho con người. Chúng sẽ dẫn đường, bảo vệ nhân loại, đem đến sự an toàn khi họ đến Thế giới của những người chết Mictlan. Ngày nay, Xolo là một giống chó thông minh, dễ mến với tính bảo vệ hết lòng vì chủ. Chú chó xuất hiện trong phim hoạt hình CoCo (Disney) cũng thuộc giống này.

Giá TB: 600 – 800 $

Chó Trung Quốc có mào (Chinese Crested)

Dù có tên gọi là chó Trung Quốc có mào nhưng giống chó không lông này lại không hề đến từ Trung Quốc. Chinese Crested thực chất là hậu duệ của các giống chó ở châu Phi hoặc Mexico. Kích thước của chúng thu nhỏ dần sau quá trình sinh sống và thích nghi với điều kiện khí hậu của Trung Quốc.

Cơ thể của giống chó không lông Trung Quốc này nhìn chung khá gầy, không có lông. Tuy nhiên phía trên đầu, đuôi và 4 chân lại có các chỏm lông mọc dài giống như mào gà hay bờm ngựa. Chinese Crested có hai loại là: Powderpuff và Hairless. Từng loại có bộ lông có sự khác biệt.

Những chú chó không lông có mào này là chó lai. Thời gian gắn bó với cuộc sống chủ nuôi biến chúng thành người bạn đồng hành lý tưởng. Trong văn hoá Trung Quốc, người ta tin rằng chó Trung Quốc có mào có sức mạnh chữa bệnh.

Về tính cách, các Chinese Crested tính tình hầu như không giống bất kỳ một con chó nào khác. Chúng thích chơi đùa mọi lúc, mọi nơi. Chúng có tính khá tinh ranh, thậm chí có thể “nói dối” để trêu đùa bạn suốt nhiều giờ. Nhưng cũng có thể thể hiện suy nghĩ của mình với chủ nhân một cách dễ dàng khi muốn.

Chó không lông Trung Quốc nhìn chung dễ hoà nhập và thích nghi với điều kiện sinh sống bên ngoài. Tuy nhiên, chúng cũng nhanh chóng tỏ ra mệt mỏi khi phải tiếp xúc với người lạ.

Giá TB: 800 – 1.000 $

Chó Pila Argentina

Tổ tiên của chó Pila Argentina đã có mặt trên Trái Đất vào thời điểm cách đây hơn 3.000 năm. Chính xác như tên gọi, chúng có nguồn gốc từ Argentina. Thời thuộc địa Tây Ban Nha đến thế kỷ 20, loài vật này từng hết sức phổ biến: Được tầng lớp trung lưu bản xứ cũng như các gia đình nông dân nuôi dưỡng.

Cơ thể chó Pila Argentina không hề có những sợi lông rậm che phủ. Bởi thế mà chúng có tên là “Pila” – một từ khá thông tục trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “trần truồng” hoặc “không có lông”.

Tuy là chó không lông nhưng cơ thể và làn da ấm áp của Pila giúp ấp nóng giường cho người lớn tuổi, nhất là những người bị bệnh thấp khớp.

Chó không lông Pila cũng được đánh giá cao bởi khả năng trông nhà, giám sát. Ngày nay, chúng trở nên quý hiếm bởi số lượng hết sức hạn chế. Các nhà lai tạo đang cố gắng tái lập giống nhằm giúp cho giống chó này thêm phổ biến.

Giá TB: Chưa rõ

Chó không lông Peru (Peru Inca Orchid)

Nếu hỏi: “Giống chó không lông peru có tên là gì?”, thì câu trả lời chắc chắn là Peru Inca Orchid hay The Peruvian Hairless Dog. Loài chó này có thể trụi lông hoàn toàn hoặc chỉ mọc một chỏm lông nhỏ trên đỉnh đầu. Ẩn chứa bên trong là tính cách tình cảm, trung thành, vui tươi và nét quyến rũ tiềm ẩn.

Giống chó hết sức độc đáo này có niên đại từ trước thời kỳ văn hoá Incan còn ngự trị. Ngày nay, rất nhiều món đồ gốm được sản xuất từ thời kỳ này xuất hiện hình dáng của những chú chó không lông này.

Sau cuộc chinh phục Peru của người Tây Ban Nha, chó Peru Inca Orchid gần như tuyệt chủng trên thế giới. Rất may mắn cho chúng, nhờ sự cưu mang của những người Peru sinh sống nơi miền quê xa xôi, giống chó này đã sống sót thần kỳ.

Người ta tin rằng, loài chó không lông kỳ lạ này mang trong mình nguồn sức mạnh thần bí.

Giá TB: 400 – 600 $

Chó sục trụi lông Hoa Kỳ (American Hairless Terrier)

American Hairless Terrier được coi là một biến thể đặc biệt của chó sục chuột (Rat Terrier). Loài chó không lông của Mỹ này được đánh giá là giống chó hiếm. Lịch sử của chúng xuất phát từ Feists – một giống chó săn giống hỗn mang (mang nhiều nguồn gen khác nhau) của các loài chó từ châu Âu đến Bắc Mỹ tồn tại vào khoảng thế kỷ 18.

Những con Rat Terrier đầu tiên được sinh sau phép lai giữa Feists với các loài như Greyhounds Ý, Beagle và Miniature Pinscher. Người ta phát hiện ra một lứa Rat Terrier đặc biệt: cún con sinh ra sở hữu làn da hoàn toàn không có lông. Sau này, chúng được đặt tên là Josephine.

Loài chó không lông này luôn dành tình cảm yêu thương cho trẻ em. Chúng tham gia bảo vệ gia đình chủ nuôi. Ngoài ra, một điều đặc biệt khác của những chú chó này là chúng có thể và đổ mồ hôi khi cảm thấy sợ hãi hoặc nắng nóng bởi lớp da nhẵn mịn của mình.

Giá TB: 300 – 500 $

Mua chó không lông ở đâu?

Sau khi ngắm nhìn những chú chó không lông trong danh sách này, bạn có như Siêu Pet công nhận rằng chúng không hề đáng sợ như nhiều người lầm tưởng? Chúng là người bạn 4 chân cá tính, không chỉ dễ thương mà còn rất thông minh.

Bạn muốn mua chó không lông? chúng tôi có thể giúp bạn mua những chú chó có 1-0-2 này đồng thời đảm bảo các quyền lợi sau:

Xin chào và hẹn gặp các bạn ở những bài viết sau.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-khong-long.html

Chó Corgi Và Những Điều Bạn Có Thể Chưa Biết Về Chúng.

Corgi là giống chó nhỏ có ngoại hình vô cùng đáng yêu cùng bản tính rất năng động và thông minh, loài chó này dù có giá cao nhưng vẫn được nhiều người mong muốn sở hữu. Dù ngoại hình ngộ nghĩnh, không sang chảnh nhưng Corgi vẫn được giới hoàng gia Anh yêu thích. Nếu bạn đang quan tâm đến việc tìm mua một con chó Corgi đáng yêu, tìm hiểu cách nuôi dưỡng và chăm sóc chó Corgi một cách hiệu quả thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm và kiến thức hữu ích trong việc nuôi chúng đấy!

Nguồn gốc:

Chó Corgi xuất hiện cách nay ít nhất 3000 năm tại xứ Wales. Corgi có họ hàng gần với các giống chó Alaska, Husky, Samoyed và nhiều khả năng bắt nguồn từ giống chó Vallhunds (chó lùn Thụy Điển) trong thời kỳ tiền Viking. Trong truyền thuyết, giống chó Pembroke Welsh Corgi được các nàng tiên dùng để đi lại. Ngày nay, chúng nổi tiếng vì là loài chó yêu thích nhất của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị cũng như của các thành viên hoàng tộc.

Ở Việt Nam, chó Corgi xuất hiện khá muộn, mới chỉ được nuôi từ năm 2010 nhưng đã nhanh chóng gây sốt. Sau nhiều năm nhân giống, số lượng chó corgi đã tăng lên đáng kể tuy nhiên chưa thực sự phổ biến do giống này sinh sản không nhiều, khả năng thích nghi không tốt với khí hậu Việt Nam và giá cũng rất đắt đỏ.

Có 2 dòng chó Corgi thuần chúng phổ biến hiện nay: Pembroke Corgi và Cardigan Corgi.

– Pembroke Corgi (dòng mới): đuôi ngắn và dựng đứng, tai vểnh nhọn. Đây là dòng mà những người yêu chó bây giờ rất ưa chuộng vì nhìn rất dễ thương và ngộ nghĩnh.

– Cardigan Corgi (dòng cổ điển): đuôi dài và tai tròn, trông thân thể lớn hơn và có phần phục phịch, nhất là về đôi chân. Hiện dòng này rất hiếm.

– Về tập tính, Pembroke Corgi có khuynh hướng năng động hơn Cardigan Corgi.

– Corgi rất thông minh, dễ sai bảo, dễ huấn luyện.

– Pembroke thích cuộc sống ở thành thị còn Cardigan thích hợp với cuộc sống ở cả nông thôn lẫn thành thị.

– Vốn là giống chó săn nên chúng muốn chứng tỏ sự oai phong của mình bằng cách dồn những con vật khác vào chân tường.

– Chúng thường sẽ sủa rất nhiều, nên khi muốn nuôi một em, bạn sẽ phải dạy chúng kìm hãm và biết im lặng đúng lúc.

– Trung thành và sẵn sàng bảo vệ chủ chính là điểm vượt trội của giống chó này.

– Chúng khá năng động nên bạn phải thường xuyên dắt chúng ra công viên hay bãi cỏ để chạy bộ và chơi đùa.

– Tầm vóc chúng khoảng 30,5 cm, trọng lượng đạt 12 kg khi trưởng thành.

– Thân thể thấp lùn, thân dài, chân ngắn trông rất buồn cười.

– Lông của chúng thẳng và ngắn, khá dày vì là lông kép. Thường có 5 màu: đầu đỏ ba màu, màu đỏ, đầu đen ba màu, màu lông chồn, màu vàng nhạt.

-Chó corgi có đầu thủ tương đối nhỏ, hộp sọ rộng, cổ dày , ngực rộng và sâu, mõm và mũi khá nhỏ và hơi dài thuôn nhọn.

– Giá bán chó Corgi nhập khẩu từ nước ngoài về có giá giao động từ 40 – 60 triệu/ con.

– Giá bán chó sinh sản tại Việt Nam có giấy tờ chứng nhận với giá giao động từ 20 – 35 triệu/ con.

– Giá bán chó sinh sản tại Việt Nam không giấy tờ chứng nhận nguồn gốc với giá giao động từ 15 – 20 triệu/ con.

Khí hậu, điều kiện sống:

– Corgi thích hợp với mọi khí hậu và điều kiện sống, chỉ cần chỗ ở của chúng phải thông thoáng, sạch sẽ và không bị ẩm ướt.

Thức ăn:

– Chó Corgi con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt nạc hoặc thịt gà băm nhuyễn, ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm, uống khoảng 200ml sữa ấm mỗi ngày. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.

– Chó Corgi từ 3 – 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, xương hầm lấy nước, cá, tôm, trứng, bột ngũ cốc, bột ngô, rau củ,…để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của Corgi phải được nấu chín và mềm, nên tránh cho chó ăn các loại xương vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.

– Khi chó Corgi từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, ở giai đoạn này bạn cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó, nên bổ sung cho chó ăn nhiều rau xanh, củ quả như cà rốt, bắp cải, bí, trái cây như chuối, dưa hấu. Mỗi tuần cho chó ăn thêm vài quả trứng cút lộn, vịt lộn hoặc trứng gà luộc.

– TUYỆT ĐỐI KHÔNG nên cho chó Corgi ăn xương xóc, đồ ăn quá khô, cay nóng hoặc đồ lạnh, thức ăn nhiều chất béo hay các loại nội tạng động vật.

Chúng rất dễ bị béo phì nếu không được hoạt động nhiều, vì vậy bạn cần phải dẫn chó đi dạo, vui chơi ngoài trời mỗi ngày để chó vận động rèn luyện thể chất và tinh thần. Bạn nên cho chó đi bộ, chạy nhảy, bắt bóc, vui chơi bên ngoài khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày.

Vệ sinh cơ thể:

– Chỉ nên tắm 1-2 tuần/ lần hoặc tắm khi cần thiết.

– Bạn chỉ cần chải lông thường xuyên để loại bỏ lông chết cho chúng hoặc khi muốn làm sạch, bạn có thể dùng khăn bông ngâm vào nước ấm và lau mình cho chúng.

– Bạn cũng có thể dùng phấn rôm để lông chúng được thơm và giữ cho lông luôn khô ráo.

– Bộ phận cần được làm sạch mỗi tuần là mặt, mũi, miệng, mắt và tai.

Giống chó Corgi thường gặp một số vấn đề sức khỏe như chúng dễ bị mắc các bệnh về đường ruột, dễ bị béo phì, các bệnh về mắt như teo võng mạc tiến triển, bị động kinh và bệnh lý tủy sống thoái hóa. Cũng cần chú ý rằng do cấu trúc cơ thể của chó corgi với lưng dài, chân ngắn nên con chó dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp, bị hội chứng bệnh đĩa xương sống và đau cột sống. Nên chú ý cẩn thận trong việc để chó vận động và chạy nhảy mạnh.

– Pembroke có trung bình tuổi thọ từ 12-15 năm.

– Chúng khá tham ăn nên bạn phải kiểm soát phần ăn của chúng.

– Phần lớn các chú cún Pembroke sinh ra không có đuôi, nếu chúng được sinh ra có đuôi thì đuôi sẽ bị cắt đi khi được 2-5 ngày tuổi (theo tập tục của Anh)

– Do bản năng chăn gia súc, chúng thích việc theo đuổi bất cứ điều gì di chuyển, vì vậy tốt nhất chúng ta vẫn nên trông chừng và giữ Pembroke trong khu vực có thể kiểm soát chúng.

Top 10 Tên Cho Chó Và Mèo

Người ta dành nhiều suy nghĩ để chọn một cái tên phù hợp cho thành viên mới và rất được mong đợi của gia đình, đặc biệt khi thành viên này là một chú chó hay mèo.

Thực ra mà nói, chúng ta đã đi một chặng đường dài kể từ khi những cái tên như Spot và Fido được đặt ra.

Như chúng ta đã biết, trong các nghiên cứu về những cái tên phổ biến nhất cho chó và mèo vào năm 2011, chủ sở hữu vật nuôi thường ưa chuộng dùng biệt danh tên người để đặt tên cho động vật của họ hơn như Charlie và Chloe chẳng hạn? – Và thậm chí còn có những cái tên được lấy cảm hứng từ nền văn hóa giải trí để tỏ lòng tôn kính với các nhân vật phim đình đám, bao gồm Bella trong series phim Twilight.

Cuốn hút bởi những phát hiện này, chúng tôi quyết định đào sâu hơn vào nguyên nhân tại sao và bí quyết của việc đặt tên cho thú cưng ngày nay, vì vậy chúng tôi chọn lọc hồ sơ của Vetstreet để xác định tên mèo và chó có khuynh hướng được sử dụng nhiều trong 12 năm qua. Nó chỉ ra rằng những cái tên được lựa chọn cho vật nuôi sẽ nói lên rất nhiều về văn hóa của chúng ta – và thực tế là chúng ta đã thực sự xem vật nuôi như thành viên không thể thiếu của gia đình.

Để có một cái nhìn sâu sắc hơn về những cái tên ngày càng phổ biến này, chúng tôi đã mời Laura Wattenberg, tác giả của cuốn sách ” The Baby Name Wizard ” và nhà sáng lập chúng tôi giúp chúng tôi tìm hiểu tại sao những biệt danh ít gặp​​, chẳng hạn như Zoey và Bentley, lại trở nên thông dụng ngày nay.

Sự hồi sinh của phong cách “Những cậu bé và những con búp bê”

Những cái tên phổ biến như Lulu, Milo, Leo và Louie mang một sự tương đồng nổi bật với xu hướng đặt tên con ngày nay, mà Wattenberg gọi là “Phong cách Những cậu bé và những con búp bê”. Nói cách khác, đây là những biệt danh ngắn và dễ thương nhưng hơi quê mùa. Theo Wattenberg, các bậc cha mẹ đặt tên cho thú cưng ngày càng khác xa so với tên của con cái. Trong khi họ thích con mình tên Leo hay Max, thì họ không hề muốn những đứa con của mình mang tên Lulu hay Milo.

Những cái tên gợi sự ấm áp và thích được vuốt ve

Những cái tên mà chúng ta chọn cho động vật cũng tượng trưng cho mối liên hệ ngày càng gần gũi giữa chúng ta với vật nuôi – và điều này đặc biệt rõ ràng khi nhắc đến tên của những con mèo cái, chẳng hạn như Lola, Stella, Zoey và Penny. Không chỉ những cái tên này nghe thật ấm áp, mềm mại, mà Wattenberg còn chỉ ra rằng “chúng ta càng đặt tên cho vật cưng giống tên người bao nhiêu, chúng càng đóng vai trò như một thành viên trong gia đình bấy nhiêu. Những tên này mang lại một cảm giác ấm áp và thể hiện được sự quyến luyến với vật cưng.”

Những biệt danh chỉ rõ giới tính

Xu hướng đặt tên cho thú cưng phổ biến hiện nay là coi chúng như những đứa con của mình: đặt tên thể hiện rõ giới tính cho chúng, ví dụ như Dexter và Gunner. Theo như Wattenberg: “Những tên không rõ giới tính của thú cưng ngày xưa để chỉ đặc điểm của chúng như: Spot (Đốm), Midnight (Đen Tuyền), Fluffy (Lông Xù), mà ngày nay bạn có thể nghĩ đó là đặc tính khách quan. Tuy nhiên, thời nay, thú cưng được đặt tên giống tên người và có sự rõ ràng về giới tính hơn.

Sự lựa chọn qua văn hóa pop

Miễn là sách hay những bộ phim bom tấn liên tục tung ra thị trường, mọi người đều sẽ bị hút bởi những biệt danh trong văn hóa pop. Một vài cái tên phổ biến cho vật nuôi ngày nay như: Bentley, là tên của một em bé trong “Người mẹ tuổi teen”, và Nala, một nhân vật chính trong phim “Vua Sư Tử”.

Nói về văn hóa pop, đáng chú ý là nữ công tước xứ Cambridge gần đây đã tiết lộ tên con chó con của cô: Lupo (tiếng Latinh có nghĩa là “con sói “).

Đực: Bentley, Diesel, Tank, Marley, Milo, Gunner, Louie, Thor, Cooper, Leo

Cái: Lola, Stella, Luna, Nala, Izzy, Layla, Lulu, Ellie, Piper, Mia

Đực: Dexter, Cooper, Louie, Loki, Henry, Teddy, Marley, Tucker, Ziggy, Winston

Cái: Lola, Stella, Izzy, Zoey, Lulu, Luna, Nala, Penny, Ruby, Willow

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Và Mèo Có Biết Tên Chúng Không? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!