Bạn đang xem bài viết Chỗ Tiêm Ngừa Của Bé Bị Sưng Cứng Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phản ứng sau tiêm chủng là nỗi lo của các bậc cha mẹ khi đi con đi tiêm chủng. Nhiều phụ huynh lo lắng: nếu chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng thì phải làm gì?. Mời quý vị theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết.Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm chủng ở trẻ nhỏ
Sốt
Sau khi tiêm chủng khỏang vài giờ đến 1 ngày, trẻ có thể bị sốt nhẹ 38 – 38,5 độ C. Trong một vài trường hợp, phải đến 5-12 ngày sau tiêm trẻ mới bắt đầu sốt. Triệu chứng sốt này thường xảy ra sau khi bé được tiêm vắc xin sởi, quai bị.
Tuy nhiên, sốt là phản ứng khá phổ biến và sẽ tự khỏi trong 1 đến 2 ngày. Số ít trường hợp trẻ bị sốt cao (hơn 39 độ C) mới phải dùng thuốc hạ sốt.
Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng
Sau khi tiêm vắc xin, đa phần trẻ sẽ cảm thấy sưng đau tại vị trí tiêm. Triệu chứng này kéo dài trong vòng vài giờ đến khoảng 1 ngày. Vì đau nên trẻ dễ cáu kỉnh, quấy khóc.
Trong một số trường hợp khác, tại chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, nóng đỏ. Ban đầu là nổi một cục cứng nhỏ bằng hạt đậu, sau đó viêm, tấy, mưng mủ. Tình trạng này kéo dài khoảng 2-3 tuần mới hết. Cũng có trường hợp trẻ bị mẩn ngứa quanh vết tiêm, kéo dài từ 3-6 ngày. Có khoảng 5-10% số trẻ tiêm phòng sẽ gặp phản ứng này và thường tự khỏi mà không cần điều trị.
Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng
Dị ứng
Ngứa toàn thân, mề đay xảy ra ở những trẻ có tiền sử dị ứng. Triệu chứng này kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, khoảng 2-10% trẻ sau khi tiêm phòng sởi sẽ nổi phát ban. Ban này thường xuất hiện từ ngày thứ 6 đến ngày 12 sau khi tiêm chủng và kèm theo sốt nhẹ. Tất cả các triệu chứng này thường sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc điều trị đặc hiệu.
Một số phản ứng hiếm gặp
Ngoài những trường hợp trên, số ít trường hợp trẻ có thể gặp phải các phản ứng như tai biến thần kinh, viêm hạch… Đây là những phản ứng nặng, hiếm gặp, vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sau tiêm
Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, nóng đỏ
– Tuyệt đối không bôi, thoa, đắp bất cứ loại thuốc hay chất gì vào vết tiêm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng
– Nếu quầng đỏ ngày càng to, lớn dần đến hơn 2cm, cứng, nóng, gia đình cần đưa trẻ đi khám ngay
Trường hợp bé bị sốt
Nếu bé sốt dưới 38.5 độ C, cha mẹ cần chườm bằng khăn ấm hoặc dùng miếng dán hạ sốt. Để bé ngủ, nghỉ tại phòng thông thoáng khí, mặc đồ thoáng mát cho trẻ. Cho bé bú hoặc uống nước nhiều hơn. Cặp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi tình trạng bé.
Nếu bé sốt cao, trên 39 độ C, bên cạnh áp dụng cách chăm sóc trẻ như trên, cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ. Nếu bé vẫn không giảm sốt, cần đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra, theo dõi.
Khi bé sốt, cha mẹ cần thường xuyên cặp nhiệt độ để theo dõi tình trạng bé và có hướng chăm sóc phù hợp
Nếu trẻ có các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay:
– Co giật, khóc thét, quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ, li bì, gọi hỏi không đáp ứng
– Nôn, bú kém, bỏ ăn/bú
– Thở nhanh, thở gấp và ngắt quãng, nổi mề đay, chân tay lạnh, tím tái
– Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đỡ ngay cả khi dùng hạ sốt
– Chỗ tiêm sưng, cứng và đau, khó vận động, có quầng đỏ lớn trên 2cm
– Các phản ứng thông thường kéo dài trên 48 giờ đồng hồ
Lưu ý cho cha mẹ trước và sau khi đưa bé đi tiêm chủng
Sau khi bé được chủng ngừa, gia đình cần theo dõi con tại chỗ trong 30 phút. Nếu bé bị sốc, tai biến thì khoảng 7-10 phút sau tiêm sẽ có biểu hiện bất thường. Lúc này, cần thông báo cho cán bộ y tế để được xử trí kịp thời.
Nếu trẻ đã bị sốc phản vệ nhẹ ở lần tiêm trước thì lần tiêm tiếp theo, cha mẹ cần thông báo với cán bộ y tế để có phác đồ tiêm phù hợp.
Tuyệt đối không đưa bé đang bị ốm sốt hoặc mới khỏi bệnh, đang hồi sức đi tiêm. Khi nào bé hoàn toàn khỏe mạnh, cha mẹ mới nên cho bé đi tiêm.
Trong lúc tiêm, cha mẹ hãy động viên, ôm bé, giữ chặt tránh để bé cử động khi bác sĩ thao tác. Việc làm này giúp bé giảm đau đớn, quấy khóc, đồng thời hạn chế các biến chứng có thể xảy ra sau tiêm.
Ngoài ra, cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi bé từ 24-48 giờ sau khi ra về. Cho bé ăn hoặc bú đủ lượng, đúng bữa, đúng tư thế. Nếu bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
100% trẻ được theo dõi sau tiêm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại BVĐK Phương Đông, 100% sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám sàng lọc kỹ trước tiêm. Cha mẹ được tư vấn kỹ kưỡng về các loại vắc xin, lịch tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm. Sau tiêm, trẻ được theo dõi tại chỗ trong ít nhất 30 phút đồng hồ. Vì vậy cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa bé tiêm phòng tại Phương Đông.
Toàn bộ vắc xin tại BVĐK Phương Đông được nhập khẩu chính hãng và bảo quản trong điều kiện tốt nhất. Hệ thống phòng tiêm chủng, phòng cho con bú, thay tã thoáng mát, đầy đủ tiện nghi. Có khu chơi đầy màu sắc giúp trẻ có cảm giác như đi chơi, không sợ bệnh viện. Bên cạnh đó, bệnh viện Phương Đông có khuôn viên xanh mát, trong lành, giúp các gia đình có tâm lý thoải mái, giảm bớt căng thẳng khi đưa con đi tiêm.
Diễn viên Mạnh Trường cùng con trải nghiệm tiêm chủng tại Phương Đông
Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao. Kỹ thuật viên thao tác nhẹ nhàng, biết cách dỗ dành để các bé hợp tác khi tiêm. Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc trước ngày tiêm để tránh bỏ lỡ lịch tiêm của bé.
Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Nhức Phải Làm Sao?
Ngón chân cái bị sưng nhức nhiều khi là do bị va vấp, bị chấn thương trong quá trình lao động sản xuất, trong sinh hoạt hay gây ra bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Bên cạnh đó ngón chân cái bị sưng nhức cũng có thể hình thành là do các bệnh về xương khớp như viêm khớp cổ chân, thoái hóa đốt ngón chân, bệnh goutte… Trong đó nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra gây sưng nhức ở ngón chân cái đó là bệnh gout.
Ngón chân cái bị sưng đau là biểu hiện của bệnh gout
Tại sao gout lại khiến ngón chân cái bị sưng nhức?
Bởi vị trí gốc của gout là ở khớp ngón chân cái, các chuyên gia về bệnh xương khớp cho biết sưng đau khớp ngón chân cái chiếm 70% các vị trí khớp gout thường gặp. Trong đó ở nam giới chiếm đến 90%, chính điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh bởi tại ngón chân cái khi đó có biểu hiện bị sưng, nóng đỏ đau và căng bóng.
Tiếp tục đọc: Tổng hợp những nguyên nhân bệnh gout mà bạn cần biết
Biểu hiện ngón chân bị sưng nhức do gout
Sưng, nóng đỏ và đau ở ngón chân cái chính là dấu hiệu điển hình nhất. Trong trường hợp bị đau gout cấp, tại vị trí ngón chân cái bị sưng nhức người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau dữ dội nhất là vào ban đêm, cơn đau tăng mức độ khiến người bệnh đau đớn không ngủ được. Vào sang hôm sau khi tỉnh dậy cơn đau nhức có thể khiến bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyển.
Khi người bệnh tiếp tục nạp thực phẩm giàu chất đạm, purin cũng như uống nhiều rượu bia sẽ càng khiến các cơn đau gout xuất hiện nhiều hơn.
Cơn đau sẽ giảm khi người bệnh thực hiện nghỉ ngơi tại chỗ, và đau hơn khi người bệnh tiếp tục các hoạt động nhất là hoạt động nặng khiến vùng khớp càng sưng và đau dữ dội hơn.
Sưng đau ngón chân cái khiến cho người bệnh thay đổi dáng đi, đứng khi phải nhấp nhảy để ngón chân cái không bị va chạm gây đau.
Trong trường hợp bị đau gout mãn tính thì ngón chân cái sẽ bị sưng đau liên tục, cơn đau kéo dài dai dẳng khiến người bệnh phải nhăn mặt hay phát khóc vì các cơn đau. Lâu dần, tại vị trí bị gout, sưng đỏ sẽ hình thành các u cục nhỏ còn gọi là tophi, chúng to dần lên ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động của người bệnh.
Bên cạnh triệu chứng sưng đau tại ngón chân cái, người bệnh còn có thể kèm theo triệu chứng như bị dốt, người mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ bởi những cơn đau…
Các u cục tophi ở bệnh nhân gout có thể gây đau nhức ngón chân cái
Ngón chân cái bị sưng nhức điều trị bằng cách nào?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra bởi việc khi phát hiện ngón chân cái bị sưng nhức thì mọi người thường có tâm lý làm sao cho nó chóng khỏi để đỡ khó chịu và không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Hiện nay có nhiều phương pháp để người bệnh lựa chọn đó là sử dụng thuốc Tây y để giảm các cơn đau tại chỗ những cũng có nhiều người áp dụng các bài thuốc dân gian, y học cổ truyền để điều trị bệnh.
Các loại thuốc giảm đau gout cấp được sử dụng cũng giống như điều trị các bệnh viêm khớp khác đó là các loại thuốc chống viêm, giảm đau. Với thuốc chống viêm thường sử dụng trong trường hợp cơn gout cấp đó là thuốc không steroid gồm indometacin, naproxen, ibuprofen, diclofenac, ketoprofen, piroxicam hay celecoxib… ngoài ra còn sử dụng thuốc kháng viêm corticoid. Loại thuốc giảm đau thường được sử dụng nhất đó là pararaceltemol.
Bên cạnh sử dụng thuốc, trong trường hợp bị sưng nhức ngón chân cái do các cục tophi gout gây ra thì người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ u cục này để tránh gây ảnh hưởng đến việc đi lại, đi giày dép hay mặc quần áo.
Nguyên nhân gây tình trạng đau nhức ngón chân cái do gout (thống phong) là do khí huyết suy yếu dễ bị tà khí xâm nhập gây tắc nghẽn kinh lạc từ đó gây đau nhức, sưng đỏ tại các khớp nhất là khớp ngón chân. Một số bài thuốc sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ngón chân cái bị sưng nhức.
Ngón chân cái bị sưng nhức nên uống thuốc gì? # Sử dụng lá tía tô chữa sưng đau ngon chân cái do gout
Tía tô là loại thực phẩm, gia vị vô cùng quen thuộc đôi với người dân Việt Nam, không chỉ khiến món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn mà lá trị bệnh gout bằng rau lá tía tô được xem là phương pháp điều trị rất hiệu quả được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian.
– Dùng 1 nắm lá tía tô, đem rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước, đợi sôi kỹ thì bỏ bã và lấy nước.
– Ngoài tác dụng giảm đau nhanh chóng, chỉ trong khoảng 30 phút cơn đau nhức ngón chân cái giảm hẳn thì uống nước lá tía tô còn giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể tốt hơn.
– Bên cạnh bài thuốc uống thì khi ngón chân cái bị sưng nhức có thể dùng lá tía tô để đắp. Chỉ cần sử dụng vài cành tía tô, đem rửa sạch rồi giã nát, đắp lên ngón chân bị sưng đau chỉ vài phút tình trạng sưng đau giảm hẳn.
Đọc thật chậm: Bệnh gút sống được bao lâu và biến chứng nguy hiểm
Phương pháp điều trị đau ngón chân cái hiệu quả
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đâu đấy thông tin lá lốt giúp điều trị bệnh đau khớp rất tốt. Điều này hoàn toàn đúng, bởi lá lốt được Đông y sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau xương khớp. Và nó rất hiệu quả đối với tình trạng sưng nhức ngón chân cái do bị gout.
Bài thuốc uống
– Lấy khoảng 5 – 10g lá lốt phơi khô, đem sắc với 2 bát nước con sao cho còn 1 bát để uống.
– Uống sau bữa tối.
– Chỉ cần áp dụng trong khoảng 10 ngày, bài thuốc sẽ giúp giảm sưng đau cũng như thanh lọc cơ thể rất hiệu quả.
Bài thuốc ngâm chân
– Dùng khoảng 30g lá lốt tươi rửa sạch, có thể để cả cành và rễ càng tốt đun cùng với khoảng 1 – 1,5 lít nước.
– Đun sôi trong khoảng 3 phút thì cho thêm ít muối và để cho ấm thì ngâm chân vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
– Hiệu quả sẽ đến sau khoảng 5 – 7 ngày áp dụng.
Qua những thông tin trong bài viết trên chắc hẳn người bệnh đã hiểu ngón chân các bị sưng nhức của mình là do đâu từ đó sớm thăm khám, áp dụng biện pháp điều trị bệnh một cách triệt để nhất bằng bài thuốc Nam dược này.
Trẻ Sơ Sinh Đi Tiêm Phòng, Chích Ngừa Về Bị Sưng: Mẹ Cần Làm Gì?
Trẻ sơ sinh đi tiêm phòng, chích ngừa về thường có biểu hiện bị sưng ở chỗ tiêm, một vết sần nhỏ màu đỏ nổi lên khiến bé có thể bị đau, buốt, quấy khóc. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng vì đây là phản ứng hết sức bình thường khi đưa vacxin kháng bệnh vào cơ thể. Làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng và sưng.
Tình trạng bị sưng sau khi đi tiêm phòng chỉ kéo dài khoảng mấy tiếng (6 – 8 tiếng) sau đó sẽ biến mất. Mẹ gần như không phải can thiệp quá nhiều. Chỉ khi nốt sưng ngày càng to, đỏ, bé quấy khóc liên tục trong nhiều giờ liền, kèm biểu hiện sốt cao trên 39 độ thì cần cho đi khám bác sĩ sớm để xử lý kịp thời. Không nên tùy tiện điều trị tại nhà.
Sai lầm mẹ có thể mắc phải khi trẻ sơ sinh đi chích ngừa về bị sưng
Một số bà mẹ gặp phải tình huống cho trẻ sơ sinh đi tiêm phòng, chích ngừa về bị sưng thì cuống cuồng tìm đủ cách, dùng mẹo dân gian để chữa nhưng thực chất lại làm hại con, khiến vết sưng nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng và một loạt những ảnh hưởng xấu khác.
Như trường hợp của chị H (28 tuổi, Hải Dương), do lần đầu làm mẹ không có nhiều kinh nghiệm nên khi thấy bé Sóc (2 tháng tuổi) đi tiêm phòng mũi 5 trong 1 về bị sưng, đỏ ở chỗ tiêm, chị liền lấy tay xoa liên tục (có chấm thêm nước bọt).
Những tưởng như vậy sẽ khiến vết sưng xẹp xuống, ai ngờ bé còn khóc dữ dội hơn, sốt cao, vết sưng cũng to hơn. Sau đó, chị phải đưa bé đi khám mới biết vết tiêm bị nhiễm trùng. Cũng may được xử lý kịp thời.
Tương tự như trường hợp của chị H, chị T (Hải Phòng, 34 tuổi) cho biết, sau khi cho Tôm đi chích ngừa vaccin 6 bệnh về cũng có biểu hiện bị sưng tại vết tiêm. Thấy bé quấy khóc, bỏ bú, người lại sốt nhẹ sau khi tiêm phòng, chị quá lo lắng nên mới dùng mẹo, cắt lát chanh mỏng đắp lên vết tiêm.
Không ngờ 2 hôm sau thấy vết tiêm không những không đỡ mà còn sưng to hơn, bé sốt cao dữ dội hơn, bú vào là nôn ói, chị mới cuống cuồng đưa đi khám. Lúc ấy mới biết, chính việc dùng chanh để đắp lên vết tiêm đã gây viêm nhiễm. Nếu không được xử lý kịp thời có thể đã gây nguy hiểm tới tính mạng.
Vậy trẻ sơ sinh đi tiêm phòng, chích ngừa về bị sưng: Mẹ nên làm gì?
Từ 2 trường hợp trên có thể thấy, việc các mẹ dùng mẹo dân gian như: đắp lát chanh, khoai tây hay lòng trắng trứng gà khi trẻ sơ sinh bị sưng sau khi đi chích ngừa về đều là những quan niệm sai lầm. Vì thực chất, vết tiêm là vết thương hở, làn da bé lại rất mỏng manh, nhạy cảm. Tùy tiện đắp các nguyên liệu, dù là tự nhiên lên cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, kích ứng da, viêm da.
Ngoài ra, việc mẹ dùng tay để xoa trực tiếp lên vết thương cũng sẽ khiến bé bị đau nhiều hơn. Đó là chưa kể đến vi khuẩn ở tay mẹ có thể tiếp xúc với vết tiêm, gây hại cho bé.
Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh đi tiêm phòng, chích ngừa về bị sưng?
– Có thể chườm lạnh bằng cách sử dụng miếng gạc lạnh đắp xung quanh vết tiêm để giảm đau, sưng (tuyệt đối không đắp trực tiếp lên vết tiêm).
– Mẹ cũng có thể dùng tay xoa nhẹ xung quanh chỗ tiêm (tuy nhiên, cần đảm bảo tay đã được rửa sạch sẽ).
– Chú ý tư thế bé bé gọn vào lòng, tránh chạm hoặc tỳ nhiều đến vết tiêm.
– Đặc biệt, cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn cũng là việc mẹ nên làm khi trẻ sơ sinh đi tiêm phòng, chích ngừa về bị sưng. Đây cũng là cách bổ sung nước, tăng sức đề kháng, giúp bé giảm sốt, giảm đau hiệu quả.
Nếu mẹ đang bị rơi vào tình trạng ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa thì có thể sử dụng VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 22862/2017/ATTP-XNCB).
1. Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
2. Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ
Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
3. Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
4. Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
Nguồn: chúng tôi
Chó Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Phải Làm Sao Để Chữa Trị Và Phòng Ngừa?
Cần làm gì khi chó sơ sinh bị đầy bụng?
Nếu so sánh với con người thì hệ tiêu hóa của loài chó được đánh giá cao hơn rất nhiều, chúng có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau ( Thậm chí bị ôi thiu) nhưng không hề mắc phải bất kỳ căn bệnh nào. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi đó là một chú chó trưởng thành, còn với những chú cún con thì lại khác biệt hoàn toàn.
Cách chữa đau bụng cho chó con
Ngưng cho chó con ăn: Nếu phát hiện hệ tiêu hóa của chó con đang gặp vấn đề thì bạn nên tiến hành cho dạ dày của chúng được nghĩ ngơi. Những lúc như thế này mà bạn vẫn cho chúng ăn uống bình thường sẽ làm cho ruột và dạ dày sản sinh ra axit để tiêu hóa thức ăn, loại axit này có thể khiến tính trạng viêm hay đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất bạn không nên cho chúng ăn uống trong vòng 24 giờ, nên đưa chúng đến các cơ sở thú y đế có hưởng giãi quyết triệt để và nhanh chóng nhất.
Cho chó uống nước sạch: Trong vòng 24 tiếng nếu các bạn quan sát thấy chú cún con uống ít nước hơn bình thường và vẫn cảm thấy khó chịu thì nên đưa chúng đến gặp bác sỹ thú y. Các bạn cũng nên chú ý nếu thấy chúng khát thường xuyên, ở một số chú chó sẽ xuất hiện xu hướng uống nước nhiều hơn mỗi khi cơ thể cảm thấy không thoải mái. Đôi khi chúng sẽ nôn nếu uống một lần quá nhiều nước.
Từ từ cho chó con ăn lại bình thường: Nếu sau 24 giờ mà bạn thấy chú cún của mình đã hồi phục và muốn ăn lại thì nên cho chúng ăn nhẹ trong vòng 24 giờ tiếp theo. Nên cho chúng ăn những loại thực phẩm chứa ít chất béo và dễ tiêu hóa như: Ức gà, thịt thỏ, cá tuyết,…. Ngoài ra các bạn còn có thể kết hợp thịt cùng mỳ ống trắng, gạo hay khoai tây sau khi nấu chín thì nghiền nát,..
Chỉ nên cho chó ăn ít: Để xác định dạ dày của chó đã trở lại bình thường hay chưa, trong bữa ăn đầu tiên sau 24 giờ nhịn đói bạn chỉ nên cho chúng ăn với lượng thức ăn băng 1/4 so với bình thường. Ăn một lượng nhỏ thức ăn vào thời điểm này sẽ giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cách này cũng giúp bạn kiểm trả được tình trạng chó sơ sịnh bị đầy bụng.
Mỗi khi chú cún con bị ốm, chúng thường muốn được sự quan tâm từ người chủ của mình. Những hành động vuốt ve hay âu yếm sẽ giúp chúng cảm thấy thoải mái và nhanh hồi phục hơn. Chính vì thế các bạn cũng đừng ngại dành cho chúng những lời nói thân yêu và những cử chỉ thân mật.
Giữ ấm cơ thể cho chó con: Một số chú cún con có thể cảm thấy khỏa khoắn hơn hơn liệu pháp giữ ấm thân nhiệt, nếu bạn thấy chúng run rẫy thì có thể dùng chiếc khăn sạch quấn quanh chai nước nóng rồi để lên người chúng. Tuy nhiên khi thực hiện liệu pháp này các bạn cũng cần phải lưu ý không nên để khăn quá nóng, không nên ép buộc mà hãy để chúng tự nguyện.
Liên hệ với bác sỹ thú y khi cần thiết: Trong trường hợp chú chó của bạn chỉ cảm thấy hơi khó chịu và còn khá khỏe mạnh thì chỉ cần theo dõi và thực hiện theo các phương pháp trên. Tuy nhiên các bạn hãy liên hệ ngay với bác sỹ thú y khi phát hiện các triệu chứng sau: Chó muốn nôn nhưng nôn không ra, nôn liên tục trong nhiều giờ liền, chậm chạp và thiếu sức sống, tiêu chảy trong vòng 24 giờ, đi ngoài ra máu, thường xuyên rên rỉ,…
Cách chẩn đoán chó sơ sinh bị đầy bụng
Lưu ý khi phát hiện chó tỏ ra hiếu động mốt cách bất thường: Dù thường ngày chú cún con của bạn có hiếu động hay nằm dài một chỗ, các bạn cũng sẽ cảm thấy sự bất thường trong cách hành xử của chúng. Đây có thể là triệu chứng của căn bệnh đau dạ dày.
Chó thường xuyên nhìn về một bên sườn: Đôi khi chó con mắc bệnh, chúng thường không ý thức được điều gì đang xảy ra với mình. Những lúc như thế này chúng thường ngoái cổ để quan sát toàn bộ cơ thể để tìm kiếm nguyên nhân gây ra sự đau đớn và khó chịu. Nếu phát hiện chúng ngoái đầu và nhịn về 2 bên sườn có nghĩa là chú chó sơ sinh bị đầy bụng.
Liếm mép quá mức: Tình trạng đau bụng hay chuột rút có thể khiến chó cảm thấy buồn nôn, khi đau bụng và buồn nuôn chú cún sẽ có xu hướng liếm môi liên tục. Một số chú cún khác có thể liếm nhiều bộ phận khác trên cơ thể như chân trước, chân sau,… để cố giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.
Nghe tiếng âm thanh phát ra từ bụng chú con: Nếu chó sơ sinh bị đầy bụng do rối loạn tiêu hóa thì chắc chắn các bạn sẽ nghe thấy được những âm thanh bất thường phát ra từ vùng bụng của chúng. Âm thanh này xuất hiện do không khí di chuyển bên trong ruột và khiến chó bị đầy hơi.
Quan sát khi phát hiện chó bị tiêu chảy hay nôn mửa: Triệu chứng này các bạn có thể dễ dàng phát hiện, cũn như con người tình trạng nôn mửa và tiêu chảy ở chó con xuất hiện khi chúng bị rối loạn tiêu hóa. Mặc dù việc dọn dẹp đóng bừa bãi mà chúng thải ra không hề vui vẻ gì nhưng các bạn cũng không nên nổi giận vì chùng, như bạn biết thì chú con của bạn không hề ý thức được việc gì.
Ngăn ngừa tình trạng chó sơ sinh bị đầy bụng
Không cho chó con ăn các loại thực phẩm hư hỏng: Chó thường có thể ăn bất cứ thứ gì mà chúng cho rằng đó là thức ăn, chúng căn bản không thể nào nhận biết được đâu là thức ăn ôi thiu hay hư hỏng. Chính vì thế caac1 bạn nên cất giấu những thực phẩm đã quá hạn sử dụng hay không còn ăn được nữa ra khỏi tầm mắt của chúng. Ngoài ra các bạn nên vệ sinh sân vườn và dọn dẹp xác động vật chết xung quanh nhà, các bạ nên nhớ rằng chó là loài động vật có khứu giác rất tốt.
Hạn chế cho chó ăn quá nhiều: Nhiều người nuôi thường có thói quen cho chó ăn một cách thõa thích, họ thấy rằng việc để chúng tự ăn sẽ tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên việc làm này từ lâu đã được các chuyên gia khuyến cáo là nên hạn chế, việc cho chó con ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng béo phì và một số vấn về sức khỏe khác. Việc ăn quá nhiều trong thời gian ngắn rất dễ dàng làm cho chó sơ sinh bị đầy bụng.
Mặc dù các bạn có thể cho chó ăn bất kỳ loại thức ăn nào nhưng khác với con người, chó con không có khả năng để tiêu hóa hết được tất cả thực phẩm đó. Nhiều loại thức ăn mà chúng ta ăn hằng ngày có thể là độc hại đối với chó con.
—
Cập nhật thông tin chi tiết về Chỗ Tiêm Ngừa Của Bé Bị Sưng Cứng Phải Làm Sao? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!