Xu Hướng 5/2023 # Chó Thở Gấp Khò Khè Là Bệnh Gì? Điều Trị Viêm Đường Hô Hấp Ở Chó. # Top 7 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Chó Thở Gấp Khò Khè Là Bệnh Gì? Điều Trị Viêm Đường Hô Hấp Ở Chó. # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Chó Thở Gấp Khò Khè Là Bệnh Gì? Điều Trị Viêm Đường Hô Hấp Ở Chó. được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có nhiều nguyên nhân khiến chó thở gấp, khò khè và mệt mỏi. Những lúc vui đùa quá mức hay thời tiết quá nóng cũng khiến chó thở gấp. Nhưng những nguyên nhân đó chỉ khiến chó thở gấp trong thời gian rất ngắn. Ngược lại, nếu chó có biểu hiện như vậy trong thời gian dài bạn nên nghĩ tới tình huống cún cưng đã bị viêm đường hô hấp.

Bệnh viêm đường hô hấp ở chó

Đây là căn bệnh rất phổ biến ở chó, viêm đường hô hấp được chia thành 2 giai đoạn là viêm hô hấp trên và viêm phổi. Căn bệnh này rất dễ bùng thành dịch và xuất hiện nhiều ở những nơi tập trung nhiều chó như các trại chó, bệnh viện thú y,…

Viêm đường hô hấp do virus gây ra hoặc các loại vi khuẩn đang tồn tại sẵn trong hệ hộ hấp phát triển gây viêm vào thời điểm chó đang yếu. Chó con hoặc chó già, chó sinh sống trong những môi trường ô nhiễm rất dễ mắc căn bệnh này.

Triệu chứng của viêm đường hô hấp ở chó:

Chó thở gấp, thở khò khè

Sổ mũi hắt hơi

Sốt với nhiệt độ từ 40 độ trở lên

Chảy nước mắt, mắt nhiều dỉ

Biếng ăn và mệt mỏi

Chó đứng ngồi không yên, không nằm được vì sẽ bị khó thở.

Bụng chó co thắt mạnh hơn theo mỗi nhịp thở

Đầu chó thường cúi xuống và vươn về đằng trước cho dễ thở

Nếu miệng và lưỡi chó nhợt nhạt là lúc nặng nhất, bắt đầu thiếu oxy, co giật và có thể bị ngất.

Chăm sóc chó bị viêm đường hô hấp

Cho chó uống nhiều nước, nếu không tự uống được bạn hãy dùng xilanh để bơm vào miệng chó. Tối thiểu mỗi ngày nên cung cấp cho chó 50ml nước. Cho chó ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu như cơm thịt băm, cháo, các loại rau củ luộc và trứng,… Nếu chó không tự ăn được bạn cũng dùng xi lanh bơm vào miệng chó.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện những biện phápm điều trị tích cực sau để chó hồi phục nhanh hơn:

Khẩu phần ăn hàng ngày bổ sung thêm một tép tỏi sẽ giúp hỗ trợ hô hấp rất tốt.

Nước uống có thể kèm nước gừng và mật ong giúp cho giảm ho.

Uống thêm nước táo ép bổ sung vitamin C cho hệ miễn dịch.

Xông mũi cho chó bằng viên xông hương tràm Eucalyptol 10 đến 15 phút mỗi ngày để làm sạch hệ hô hấp.

Dùng thêm các loại siro ho sử dụng cho người.

Nếu chó của bạn có biểu hiện bệnh phát triển nặng, nhiều đờm, cần dùng thêm các loại kháng sinh như:

Amoxicillin (Clavamox, Augmentin…) 10-20 mg/kg/lần, 2 lần/ngày

Amoxicillin (Clavamox, Augmentin…) 10-20 mg/kg/lần, 2 lần/ngày

Acetylcysteine (Acemuc) 10 mg/kg, 2 lần/ngày

Bromhexine (Bisolvon) 2 mg/kg, 2 lần/ngày

Chó có biểu hiện sốt nhẹ, bạn hãy dùng khăn ấm lau vùng bụng, 2 bên bẹn, 2 tai và lòng bàn chân cho chó để hạ nhiệt. Hãy lặp lại liên tục tới khi nào thân nhiệt của chó giảm xuống dưới mức 39 độ C. Còn nếu chó sốt trên 40 độ bạn cần cho chó uống thuốc hạ sốt:

Paracetamol dạng viên đặt trực tràng (Efferalgan 80/150/300 mg)

Ketoprofen 0.2-1 mg/kg

Metamizole (Analgin) 25-35 mg/kg

Acetylsalicylic Acid (Aspirin) 5-10 mg/kg

Nếu tình trạng sốt cao liên tục trong 1 giờ, bạn đã áp dụng các biện pháp trên vẫn không tiến triển thì hãy mau chóng mang chó tới phòng khám thú y để có hướng điều trị nhanh chóng nhất. Các loại thuốc trên không phù hợp đối với cho béo phì vì khi sử dụng sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp ảnh hưởng tới tính mạng.

Các loại thuốc trên bạn đều có thể mua dễ dàng tại các hiệu thuốc tây thông thường. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp chăm sóc tích cực cho chó. Tốt nhất hãy mang cún cưng ra bác sĩ thú ý điều trị.

Mèo Thở Khò Khè Là Bị Làm Sao? Cách Chữa Trị Mèo Thở Khò Khè

Tình trạng mèo thở khò khè có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể do béo phì, hoặc do chúng đã mệt sau một ngày dài vận động, điều này không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu nguyên nhân dẫn tới mèo thở khò khè là do mắc phải các bệnh về đường hô hấp thì đừng vội chủ quan, vì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh như viêm phổi, đờm phổi, hoặc nghiêm trọng hơn là mầm mống của bệnh ung thư.

Viêm phổi

Có thể hiểu là sự suy giảm khả năng hô hấp, nguyên nhân gây nên bệnh phổi là do viêm đường hô hấp. Một số trường hợp đường hô hấp của mèo bị tổn thương do các yếu tố bên ngoài môi trường gây nên.

Ngoài ra viêm phổi còn có thể do nước mũi, dãi từ mũi, miệng do vô tình trong quá trình hoạt động, ăn uống bị lọt vào đường thở gây cản trở hô hấp, tắc ngẽn phế quản, khí quản. Tình trạng này lâu ngày dẫn tới viêm và nghẹt đường khí quản, làm chúng phát ra tiếng khò khè khi thở.

Ung thư

Nghiêm trọng hơn nếu như tình trạng này là dấu hiệu của các khối u, bạn nên nhanh chóng đưa mèo tới các cơ sở y tế hoặc phòng khám thú y để tiến hành kiểm tra và điều trị kịp thời. Mức độ nghiêm trọng của trường hợp này còn tùy vào tính chất của khối u là lành tính hay ác tính, mức độ di căn của khối u.

Việc chăm sóc và điều trị cho mèo cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ thú y. Một số loại kháng sinh đặc trị được sử dụng trong việc điều trị các vấn đề khiến mèo thở khò khè. Thực hiện cho mèo uống đúng thuốc, đúng liều lượng để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Nếu mèo có dấu hiệu mất nước hoặc điện giải, cần tiến hành tiếp nước hoặc tiêm tĩnh mạch kịp thời.

Không cho mèo hoạt động mạnh trong giai đoạn này, nhưng cũng không nên giữ hoặc bắt chúng nằm yên một chỗ. Trừ khi mèo của bạn quá yếu, không muốn hoặc không có khả năng vận động, hãy thực hiện việc dắt chúng đi dạo, vận động nhẹ giúp có lợi cho quá trình điều trị.

Thường xuyên giữ ấm cho mèo, tránh đặt ổ của mèo ở những nơi ẩm ướt, gây trầm trọng hơn cho bệnh, sẽ rất khó điều trị.

Bé Thở Khò Khè Khi Ngủ Là Bị Gì Và Có Cần Đưa Bé Đi Khám?

Bé thở khò khè khi ngủ có thể là một dấu hiệu của bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, mẹ cần phải biết chính xác biểu hiện thở khò khè đó nói lên vấn đề gì để tìm ra cách cải thiện hiệu quả!

Bé thở khò khè khi ngủ là do đâu?

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì bệnh đường hô hấp diễn biến rất nhanh và nguy hiểm vì sức đề kháng của bé còn yếu. Do đó, chỉ có dấu hiệu bé thở khò khè khi ngủ đã có thể khiến cha mẹ lo lắng.

Có một số bệnh đường hô hấp thường gặp có thể gây ra tiếng thở khò khè khi ngủ cho bé, bao gồm:

Khi nhiệt độ phòng lạnh hơn mức chịu đựng của bé, mẹ thường xuyên dùng điều hòa trong phòng hoặc vào những ngày tiết trời chuyển sang đông, bé rất dễ mắc cảm lạnh.

Đây là một trong những bệnh dễ gây triệu chứng khó thở, thở khò khè khi ngủ do bé sổ mũi và chứa nhiều dịch làm đường thở bị tắc nghẽn. Trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện về hệ thống điều nhiệt của cơ thể, vì thế mẹ không nên chủ quan và cần phải phòng bệnh cho bé kể cả là vào mùa hè.

Tình trạng bé thở khò khè khi ngủ do dị ứng thường không quá phổ biến ở giai đoạn dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé nhạy cảm với bụi, khói thuốc lá,… Những chất này làm kích ứng niêm mạc mũi và làm tăng lượng dịch nhầy trong mũi của bé. Những trẻ chưa thể nhận thức được việc tự làm sạch mũi sẽ vô tình khiến lượng dịch nhầy này ứ đọng lại. Hiện tượng bé thở khò khè khi ngủ là dễ hiểu trong trường hợp này.

Nguyên nhân cao khiến bé thở khò khè là do hen suyễn. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ có hút thuốc lá hoặc cha mẹ bị hen suyễn thì khả năng bé sinh ra có khả năng bị hen suyễn cao hơn những bé khác. Thế nhưng không thể chỉ căn cứ vào duy nhất triệu chứng thở bất thường khi bé ngủ mà có thể chắc chắn bé bị hen suyễn. Mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị đúng hướng.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể thở khò khè khi ngủ do một số lý do khác như:

Bé mắc phải dị vật đường thở.

Bé bị viêm amidan cấp, kèm theo ho, sưng đau họng, sốt,…

Bé bị trào ngược axit dạ dày, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.

Các bệnh lý này cần được chẩn đoán và chỉ định điều trị từ bác sĩ. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị an toàn nhất cho bé. Một khi đã biết rõ vấn đề bệnh lý mà bé gặp phải, cha mẹ có thể giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó thở, thở khò khè gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Mẹ có thể làm gì để giúp bé thở khò khè khi ngủ?

Nếu bé thở khò khè khi ngủ không phải là biểu hiện của một bệnh lý, mẹ có thể tham khảo những cách sau để giúp bé dễ thở và ngủ ngon hơn:

– Chăm sóc bé đúng cách: Mẹ có thể phòng bệnh cho bé bằng cách g iữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vào ban đêm và mùa lạnh. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo nhà cửa, đồ chơi hay những đồ vật tiếp xúc với bé (chăn, gối,…) được vệ sinh sạch sẽ. Hạn chế cho bé tiếp xúc với bụi, khói thuốc,…

– Vệ sinh mũi cho bé: Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 4-5 lần/ngày để làm sạch mũi cho bé dễ thở. Ngoài tác dụng loại bỏ dịch nhầy trong mũi để cải thiện tình trạng khó thở cho bé, nước muối sinh lý còn có tính sát khuẩn nhẹ, giúp ngăn ngừa một số vi khuẩn gây bệnh.

– Thay đổi tư thế ngủ cho bé: Bé thở khò khè khi ngủ cũng có thể vì ngủ với tư thế không phù hợp. Trường hợp này, mẹ hãy cho bé nằm gối mềm để đầu bé cao hơn thân. Nhưng không nên để bé gối quá cao hoặc quá cứng sẽ làm bé khó chịu hơn để ngủ.

Khi nào mẹ nên đưa bé đi khám?

Với những bé khó thở ở mức độ nhẹ, mẹ có thể dùng các biện pháp hỗ trợ cho bé dễ thở. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó thở và thở khò khè của bé ngày càng trầm trọng hơn thì điều cần thiết nên làm là đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa.

Nhưng biểu hiện thế nào được coi là nghiêm trọng? Mẹ hãy ghi nhớ những dấu hiệu sau:

Bé đột nhiên thở khò khè khi ngủ và gần như gắng sức để thở, da tím tái.

Bé chưa được 3 tháng tuổi khó thở hoặc thở dốc.

Bé thở khò khè liên tục trong thời gian hơn 3 tuần.

Bé có tiền sử bị hen suyễn và đột ngột xuất hiện triệu chứng thở khò khè.

Bé khó thở, hơi thở không đều hoặc cảm thấy lồng ngực bị thắt lại mỗi khi thở.

Bé thở khò khè khi ngủ bất kỳ bởi nguyên nhân nào cũng có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, khi thấy những biểu hiện bất thường về đường hô hấp của bé, kể cả những dấu hiệu bất thường khác của cơ thể, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm. Nhờ đó mà bé được đảm bảo có sức khỏe tốt và giấc ngủ tốt để phát triển toàn diện.

Chó Bị Sổ Mũi, Nghẹt Mũi Thở Khò Khè Phải Làm Sao?

Chú chó cưng của bạn bỗng dưng bị sổ mũi khiến bạn lo lắng nhưng chưa biết xử lý ra sao. Chó bị sổ mũi có rất nhiều nguyên nhân đều khiến chúng mệt mỏi, chán ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể sẽ trở thành căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Vậy thì lý do chó bị sổ mũi là gì? Cách chữa trị và phòng bệnh thế nào hiệu quả?

Chó bị sổ mũi khó thở khiến chúng mệt mỏi

Vậy tại sao chú chó bị sổ mũi?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị ho khạc chảy nước mũi nhưng phần lớn là do các yếu tố sau:

Đầu tiên, lý do có thể kể đến là do thời tiết, thời tiết thay đổi đột ngột cũng làm chó bị nghẹt mũi, chảy nước mũi như con người.

Do chó chưa quen với môi trường mới hoặc môi trường sống bị ô nhiễm, vì vậy nên mang chó đi nơi khác và chó quen với môi trường đó cũng khiến bị nghẹt mũi. Do những tác nhân bên ngoài, có thể di ứng khí độc hoặc có vật lạ vô tình chui vào mũi làm chúng khó chịu và chảy nước mũi trong vàng xanh.

Chó bị bệnh phế quản, viêm họng hoặc nhiễm virus cảm tương tự như người.

Khi bắt đầu bị bệnh chó sẽ cảm thấy khó chịu. Những chú chó bị chảy nước mũi, lười ăn và xuất hiện tiếng ho ngắn, khô và đau ốm. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Sau đó tiếng ho trở nên ẩm, kéo dài và có khi có đờm. Cơ thể xấu đi, ho khạc thường xuyên hơn, làm chó đau đớn, khi thở 2 má phòng to lên, chất nhầy mủ từ mũi chảy ra.

Trường hợp nặng chó bị sổ mũi ra máu

Cách điều trị chó bị sổ mũi hiệu quả

Chó bị ho khạc chảy nước mũi

– Khi phát hiện chó bị sổ mũi cần rửa 2 lỗ mũi sạch, loại bỏ cả nước mũi khô và ướt bám quanh 2 mép lỗ mũi sạch. Dùng dung dịch natri cacbonnat để nhỏ mũi hoặc dùng muối ăn cũng được. Hoặc dùng nước biển để rửa mũi cho chó. Dùng dung dịch axit boric 2% để nhỏ mũi cho chó theo công thức 1 ngày nhỏ từ 2 đến 3 lần. Hoặc có thể

– Để chữa bệnh sổ mũi cho chó, đầu tiên cần giữ ấm cho chú chó cưng, tránh để chó tiếp xúc với gió, không nên cho chó tập luyện hay làm việc ở những khu vực không khí ô nhiễm hoặc nhiều bụi bẩn, những nơi ẩm thấp.

– Vệ sinh và tắm cho chú chó bằng nước ấm pha với một chút muối, dùng khăn lau cho chó để diệt khuẩn. Cần chăm chỉ rửa mũi cho chó hàng ngày bằng nước muối sinh lý mỗi 2 tiếng 1 lần, nếu triệu chứng ít thì giãn cách thời gian hơn.

– Có thể cho chó tắm nắng vào mỗi buổi sáng tầm 5 phút, cần lưu ý cho chú chó cưng uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ thú y nếu cún đã được đi khám.

– Nếu bạn chưa thể cho cún cưng đi khám tại bác sĩ thú y thì có thể mua thuốc ho bổ phế loại dành cho trẻ nhỏ và cho chó uống trong khoảng 1 tuần.

– Sau khi dùng thuốc mà bệnh tình không giảm phải mang chó tới những cơ sở thú y uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời vì để lâu có thể khiến chó cưng bị viêm phổi.

Cho chó uống sữa nóng có xút và đường mỗi lần uống 1 cốc. Mỗi ngày uống 3 lần, kết hợp cho chó ăn nước thịt hầm lẫn với thịt xay, nuôi chó ốm cách ly ra khỏi các con chó khác. Hàng ngày phải đo nhiệt độ đều đặn.

Vậy cách phòng ngừa bệnh sổ mũi cho chó thế nào hiệu quả

Đầu tiên, cần là dọn dẹp sạch sẽ khu vực ở của chó. Nếu các khu vực này bị ẩm thấp, bẩn thỉu sẽ dẫn đến sinh ra rất nhiều nguồn bệnh và bệnh sổ mũi ở chó là một trong số đó. Ngoài ra chó khi hít phải bụi bẩn cũng dần dần dẫn đến bị các bệnh về mũi và sổ mũi.

Cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ và phù hợp vệ sinh cho chó. Thức ăn cho chó, nguồn nước và các dụng cụ như bát để ăn, uống nữa cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

Khi bạn nuôi 2 hoặc nhiều chú chó và một con bị ốm, sổ mũi thì các bạn cần cách ly chúng khỏi bầy ngay. Đây là điều cần thiết để phòng bệnh cho những chú cún còn lại.

Chú chó nhà bạn bị chảy nước mũi không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng gây ra rất nhiều phiền toái và gây khó chịu, mệt mỏi cho chú chó của bạn. Không nên để lâu vì có thể sẽ gây ra các loại bệnh khác nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng của chó. Vì thế khi thấy các biểu hiện chó bị sổ mũi thì nên thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu bạn có thắc mắc gì về bệnh chó bị sổ mũi, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp cụ thể hơn. Chú cho chú chó của bạn luôn khỏe mạnh, mau lớn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Thở Gấp Khò Khè Là Bệnh Gì? Điều Trị Viêm Đường Hô Hấp Ở Chó. trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!