Bạn đang xem bài viết Chó Sợ Mùi Gì Nhất ? Những Điều Cần Biết Khi Chăm Sóc Cún Cưng được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhắc đến các bé chó, một trong những ” năng lực ” khiến con người phải trầm trồ thán phục chính là một khứu giác nhạy bén đến khó tin. Tưởng chừng như là lợi thế nhưng đây cũng là một trong những điều khiến các bé chó cảm thấy rất phiền toái. Vì nhạy cảm với mùi hương nên các bé thường có xu hướng sợ rất nhiều các mùi khác nhau. Vậy bạn có biết chó sợ mùi gì nhất hay không ?
Tưởng như là một “năng lực” đáng tự hào nhưng việc quá nhạy cảm với mùi hương cũng đem lại không ít sự lo sợ cho các bé cún. Vì cảm nhận được rõ mùi hương nên một số hương thơm phù hợp với con người nhưng lại là nỗi “ám ảnh” với những bé cún. Vì đặc tính này, nhiều người đã lợi dụng các mùi hương trong việc huấn luyện và nghiêm cấm các bé cún của mình làm điều gì đó.
Với những bé chó được kiểm soát bởi mùi hương mà chúng sợ, chúng sẽ trở nên nghe lời hơn. Nhiều người chủ còn trị những bé chó đái, ị bậy bằng việc sử dụng những mùi hương mà các bé sợ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc biết chó sợ mùi gì sẽ giúp bạn không khiến các bé thường xuyên cảm thấy khó chịu khi ngửi những mùi “kinh khủng” ấy. Vậy chó sợ mùi gì nhất bạn có biết?
Với con người, hương từ các cây họ cam, quýt có hương rất dễ chịu. Thậm chí còn có nhiều người sử dụng tinh dầu bưởi, cam, …vào buổi tối để cảm thấy dễ ngủ hơn. Vậy nhưng với các bé cún cưng thì đây quả thực là nỗi “ám ảnh kinh hoàng”. Vì tinh dầu từ các cây họ cam khá thơm lại dễ mua nên nhiều người thường sử dụng chúng để “xử lý” các bé cưng nhà mình.
Nếu bé cưng của bạn thường cắn phá đồ đạc, bạn có thể xịt tinh dầu lên các đồ vật trong nhà. Mặt khác, tại những nơi mà các bé cún hay đi bậy, bạn có thể xịt tinh dầu vào những chỗ này. Nhờ thế, các bé sẽ tự động tránh xa và không dám bén mảng lại gần thêm một giây nào nữa.
Hoặc nếu muốn ngăn chặn việc những bé cưng thích ra vườn và đào bới đất, bạn có thể trồng thêm một cây chanh nhỏ và rải một ít lá xuống dưới đất. Hẳn là nếu ngửi thấy, bé cưng của bạn sẽ “bay” mất dạng đấy !
Nếu tìm mua chuồng hay cũi ngủ cho các bé cưng, bạn có thể tìm thấy rất nhiều dòng được làm từ gỗ thân cây thông hoặc cây tùng. Nhiều người thường lựa chọn những loại cũi này vì mùi hương của chúng khá thơm, màu gỗ đẹp và chắc. Tuy nhiên nếu để các bé cưng ngủ trong đây, bạn sẽ thấy các bé luôn cựa quậy, ngủ không ngon và có khi là sủa ầm lên đấy.
Nguyên do chủ yếu là bởi mùi gỗ thông, tùng là một trong những mùi mà các bé cún kinh hãi nhất. Việc ngủ trong những cái cũi này có thể khiến các bé cảm thấy sợ hãi, lo lắng và mệt mỏi.
Tuy nhiên việc sợ mùi gỗ thông hay tùng không phải xảy ra ở tất cả các loại chó, đặc biệt là chó phương Tây. Ở một vài loài, thay vì ghét, các bé lại tỏ ra cực kỳ thích thú với mùi hương này.
Khứu giác của bé cún cưng vốn dĩ đã rất nhạy. Nhưng với các hương được tiết ra từ những nơi có độc tố thì các bé lại càng nhận thấy rõ hơn. Và một cái tên không thể thiếu trong list ” Chó sợ mùi gì nhất ” chính là hương bạch đàn.
Trong tinh dầu của cây bạch đàn có chứa một hàm lượng độc tố khá lớn. Khi tiếp xúc thường xuyên, lượng độc tố này có thể gây hại cho các bé cưng. Vì vậy khi gửi thấy mùi hương bạch đàn, các bé cưng thường có xu hướng tránh ra xa và cảm thấy sợ hãi.
Bởi vậy, dù là mùi hương khiến các bé sợ nhưng không nhiều người sử dụng chúng để dạy dỗ. Bởi thay vì dạy dỗ được các bé, bạn có lại thể khiến cún cưng của mình gặp nguy hiểm khi để bé ngửi quá nhiều mùi bạch đàn đấy !
Bạn có thể thấy cây lộc đề được trồng tại rất nhiều gia đình vì hương thơm dễ chịu mà nó đem lại. Tuy nhiên nếu bạn muốn biết xem loài chó sợ mùi gì nhất thì hương lộc đề sẽ không thể thiếu trong danh sách này. Để ý một chút bạn sẽ thấy rằng ở những nơi trồng cây lộc đề, các bé cưng thường không bao giờ lai vãng đến. Do đó, hương bồ đề cũng được dùng rất nhiều trong việc huấn luyện thú cưng mà bạn có thể áp dụng.
Với nhiều người, tỏi dùng để chiên xào sẽ có mùi thơm, tăng sự hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên với các bé cưng và một số người thì mùi tỏi khá hôi. Và việc mùi tỏi lưu lâu trong khoang miệng sẽ khiến một vài người và các bé cún cảm thấy cực kỳ khó chịu.
Những mùi hương trên đều là những mùi tiêu biểu khiến các bé chó kinh hãi. Vì vậy, tìm hiểu xem chó sợ g ì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cũng như huấn luyện các bé đấy !
2. Những điều cơ bản người chủ nên biết khi chăm sóc chó
Bên cạnh việc tìm hiểu xem chó sợ mùi gì nhất thì những yếu tố chăm sóc cún cưng khác cũng được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, để một bé cưng phát triển tốt và khoẻ mạnh. Bạn cần chú ý đến rất nhiều những yếu tố khác nhau. Bên cạnh chăm lo về chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ, những nhu cầu cơ bản của các bé cũng rất cần được quan tâm. Vậy những điều cơ bản khi chăm sóc cho chó là gì bạn có biết không ?
May đồ cho chó có thể được xem là một mốt thịnh hành hiện nay. Việc may đồ cho các bé cưng thường phổ biến hơn ở phương Tây. Tuy nhiên, khi các giống chó cảnh du nhập về Việt Nam, việc may đồ cho các bé trở nên phổ biến hơn rất.
Những điều cơ bản khi chăm sóc chó bạn nên biết
+ Nên may đồ cho chó hay không ?
Bên cạnh việc tìm hiểu chó sợ mùi gì nhất để dễ dàng huấn luyện các bé thì việc may đồ thể hiện sự quan tâm sức khoẻ của bạn dành cho cún cưng của mình. Những bộ đồ không chỉ là item giúp các bé trở nên sành điệu, thời trang hơn. Mặt khác, việc mặc quần áo có thể giúp các bé giữ ấm khi trời lạnh hoặc hạn chế những tổn thương ngoài da khi chạy nhảy, chơi đùa mỗi ngày.
Với nhu cầu may mặc cho thú cưng ngày càng lớn thì những cửa hàng phụ kiện cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng vì có đa dạng các dòng chó khác nhau nên không dễ để bạn tìm được một bộ trang phục phù hợp với thú cưng của mình. Mặt khác, giá thành của những bộ trang phục dành cho thú này cũng không hề rẻ. Vì thế, nhiều người đã tìm đến một giải pháp tiết kiệm hơn. Đó là tự may đồ cho cún cưng.
+ Lợi ích của việc may đồ cho chó
Có thể nói lợi ích đầu tiên khi bạn quyết định tự may đồ cho cún cưng chính là tiết kiệm được chi phí. Những bộ quần áo cún cưng đẹp trên thị trường đều có giá khá chát và việc sắm sửa chúng sẽ tốn rất nhiều tiền bạc. Vì vậy, tự may đồ cho cún không chỉ giúp bạn tiết kiệm được tiền bạc mà còn thiết kế ra được những bộ quần áo có 1 không 2 cho các bé cưng.
Không chỉ vậy, việc may đồ cho các bé cũng là một cách giúp bạn giảm stress rất hiệu quả. Đây cũng là thú vui được nhiều người lựa chọn sau những ngày làm việc mệt mỏi để thư giãn tinh thần. Tuy nhiên bạn có biết khi may đồ cho cún cưng cần chuẩn bị những vật dụng gì hay không ?
+ Những vật dụng cần thiết khi tự may đồ cho chó
Cũng giống như may đồ cho con người, để tạo ra những bộ trang phục độc nhất vô nhị cho bé cưng. Bạn cần chuẩn bị vải, kéo, phấn kẻ, máy may. Vì quần áo cho các bé cảnh khá đơn giản nên bạn có thể may bằng tay nếu không có máy, tuy nhiên nó sẽ tốn thời gian hơn một chút.
Để may được một bộ đồ vừa vặn, hãy đo kích thước cơ thể của các bé trước tiên. 3 điểm chính cần lấy kích thước là vòng cổ, vòng bụng và chiều dài lưng. Như vậy khi may đồ, bé cưng sẽ mặc vừa vặn, không bị quá rộng hay quá hẹp.
Tùy thuộc vào sở thích, bạn có thể lựa chọn màu sắc và kiểu dáng thiết kế cho cún cưng của mình. Vậy sau khi chuẩn bị xong các dụng cụ cần thiết, bạn có biết các bước may thực hiện như thế nào ?
+ Hướng dẫn may quần áo cho chó
Cách 1: May quần áo đơn giản cho chó
Với kiểu may đơn giản, bạn có thể dùng thước để đo kích cỡ của các bé. Sau khi đo xong, bạn cắt vải theo kiểu dáng mà mình định may, khi cắt nên nới rộng ra một chút để chạy đường chỉ. Các mảnh áo sau khi cắt may ráp vào nhau sẽ thành một chiếc áo đơn giản, nhỏ xinh cho các bé cưng của bạn.
Cách 2: May quần áo điệu đà cho chó
Nếu bạn muốn các bé cưng của mình trở nên sành điệu và phong cách hơn thì những mẫu áo có chút phức tạp này sẽ rất thích hợp để bạn thử tài nghệ của mình đấy.
Bạn có thể dùng những mẫu vải có màu sắc sặc sỡ hoặc được in các hoạ tiết vui nhộn, đáng yêu. Thay vì các mẫu áo trơn đơn thuần, bạn hãy thử biến tấu thành những váy tầng, áo gile phong cách. Để hiểu chi tiết từng bước may, bạn có thể theo dõi các trang dạy may đồ cho thú cưng trên facebook hoặc YouTube. Chi cần tỉ mỉ một chút, bạn có thể mang đến những mẫu áo cực chất cho thú cưng đấy.
+ Một số địa chỉ bán quần áo giá rẻ
May quần áo cho thú cưng có thể giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên với những người không khéo léo thì không những không tạo ra được mẫu quần áo nào mà còn tốn phí sắm đồ nữa. Vì vậy, những nơi bán quần áo thú cưng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Vậy nên mua quần áo thú cưng ở đâu Hà Nội và HCM bạn có biết ?
Để tìm các địa chỉ mua quần áo giá rẻ uy tín, bạn có thể tìm hiểu trong các hội nhóm về thú cưng trên facebook, thông qua người quen hoặc tự tìm hiểu ở những nguồn chính thống. Vì nhu cầu mua là rất lớn nên bạn sẽ dễ dàng tìm được những địa chỉ tốt, giá rẻ đấy !
– Làm nhà cho chó
Không chỉ sắm sửa quần áo, có rất nhiều người thể hiện sự quan tâm đến các bé cún của mình bằng những ngôi nhà đáng yêu tự làm. Và so với việc may quần áo thì việc làm nhà sẽ dễ làm hơn rất nhiều đấy.
+ Vật dụng cần chuẩn bị làm nhà bằng giấy
Để tạo ra được một ngôi nhà cơ bản dành cho cún cưng, bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau:
Thước kẻ, compa
Bước 1: Cắt bìa carton để làm nhà
Tùy thuộc vào kích thước của bé cưng mà bạn có thể ước chừng kích thước bìa sao cho phù hợp. Các tấm bìa được cắt thành hình ngũ giác có chiều cao cạnh và đáy là 60 centimet. Điểm từ đỉnh nhọn đến 2 đầu cạnh dài khoảng 35 centimet. Ở một mặt của tấm bìa, bạn có thể kẻ một khung chữ nhật có chiều rộng là 30 centimet và chiều cao là 40 centimet. Đây là kích thước phù hợp để làm cửa ra vào cho các bé cún cưng
Bước 2: Dán các mép cạnh tấm bìa vừa cắt
Sau khi cắt xong, bạn dùng keo nến để gắn các mảnh bìa lại với nhau. Để quá trình gắn nhà trở nên dễ dàng hơn, bạn nên gắn tường trước để thân nhà trở nên cứng cáp rồi mới gắn mái. Như vậy, ngôi nhà sẽ rất chắc chắn và không bị xiêu vẹo.
Bước 3: Trang trí ngôi nhà
Việc dắt chó đi dạo là rất cần thiết khi bạn đang chăm sóc cún cưng. Các bé cún thường rất năng động. Vậy nên nếu bị ” giam ” trong nhà quá lâu, các bé sẽ dễ bị stress, ủ rũ. Và đôi khi là cáu gắt vô lý, có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân bạn. Do đó, đưa các bé đi dạo vài lần mỗi tuần sẽ giúp các bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ.
Tuy nhiên, bạn không nên dắt chó đi dạo vào những lúc trời quá lạnh hoặc quá nóng. Khi đi dạo cũng nên tránh những nơi có mùi gây khó chịu cho các bé như cam, bưởi, thông,… Để tránh làm các bé căng thẳng. Vì thế, việc tìm hiểu xem chó sợ gì nhất sẽ giúp bạn chủ động hơn nhiều trong việc chăm sóc và tìm những hoạt động vui chơi lành mạnh cho bé đấy!
Việc dắt chó đi dạo là rất cần thiết để giúp tinh thần các bé luôn ở trạng thái thoải mái, vui vẻ, thân thiện. Đi dạo không chỉ giúp các bé thư giãn mà việc hoạt động nhiều sẽ giúp cún cưng trở nên nhanh nhạy hơn rất nhiều. Đồng thời, tiếp xúc với môi trường bên ngoài thường xuyên sẽ giúp các bé hòa đồng hơn với các con vật khác, tránh sự rụt rè, sợ hãi.
Dắt chó đi dạo là một điều bạn nên làm cho các bé cưng của mình. Dù vậy, khi đưa các bé đi chơi, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
+ Dạy chó thói quen đeo dây xích
Trước khi ra khỏi nhà, bạn hãy nhẹ nhàng gọi cún đến. Vừa trò chuyện cưng nựng vừa đeo dây xích vào cổ cho các bé. Làm như vậy, các bé cún cưng sẽ không có cảm giác bị trói buộc và ngoan ngoãn để bạn đeo xích. Đồng thời, lặp lại việc này thường xuyên sẽ giúp các bé hình thành được thói quen đeo xích trước khi ra ngoài.
Việc đeo xích sẽ giúp bạn dễ kiểm soát các bé hơn. Không chỉ vậy, bạn có thể giảm được sự tăng động của bé, tránh để bé gây nguy hiểm cho người xung quanh.
Khi dắt chó đi dạo, bạn nên đi ngang bằng hoặc đi nhanh hơn các bé một chút. Như vậy, các bé sẽ luôn cảm thấy an toàn vì có bạn bên cạnh. Khi đi dạo, nếu bé đi ngoan, hãy thưởng cho bé một ít đồ ăn. Như vậy trong những lần tới, để được bạn khen. Các bạn sẽ luôn thể hiện một thái độ ngoan ngoãn đấy!
3. Nấu nội tạng vật nuôi cho chó
Nội tạng động vật là một loại thức ăn rất giàu dinh dưỡng cho các bé cún cưng. Và đặc biệt, phần lớn các bé cún cưng đều rất khoái món này. Vậy nội tạng đem lại những lợi ích gì cho thú cưng và việc chế biến nó có khó hay không ?
Nội tạng chứa một nguồn lớn các loại vitamin đặc biệt có lợi cho sự phát triển ở các bé
Cơ thể các bé sẽ tiếp nhận một lượng khoáng chất lớn từ việc ăn nội tạng
Mặc dù nội tạng rất nhiều dưỡng chất nhưng bạn cũng không nên cho các bé ăn quá nhiều. Nạp một lượng lớn chất dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của các bé đấy.
Nội tạng thường được làm thức ăn cho cún cưng bởi nó không chỉ giàu dưỡng chất mà còn rất dễ chế biến. Vậy bạn có biết cách chế biến nội tạng ra sao là đúng chuẩn hay không?
Gan và phổi là 2 loại nội tạng chính được cho thú cưng ăn nhiều nhất. Và khi cho các bé ăn, bạn có thể cho bé ăn chín hoặc sống đều được. Nhiều người thường cho các bé ăn sống vì nghĩ rằng nó ” tươi ” hơn. Tuy nhiên việc cho các bé ăn đồ chín vẫn tốt hơn cho việc tiêu hóa.
Khi cho cún ăn nội tạng, bạn không nên cho các bé ăn quá nhiều mà nên kết hợp với bữa ăn thường ngày. Trung bình, lượng nội tạng thích hợp cho các bé sẽ chiếm khoảng 5% trọng lượng bữa ăn.
Để chăm sóc và huấn luyện các bé cún được tốt thì tìm hiểu chó sợ mùi gì nhất thôi là chưa đủ. Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến nhu cầu ăn ở, vui chơi của các bé thật chu đáo.
Những Điều Cần Biết Khi Cho Cún Cưng Ăn Chuối
Không phải thực phẩm nào người ăn được thì thú cưng cũng ăn được. Vậy chó có ăn chuối được không?
Câu trả lời là: Chó có thể ăn chuối. Tuy nhiên, cần phải cho ăn đúng cách.
LỢI ÍCH CỦA CHUỐI ĐỐI VỚI CHÓ
Chuối cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như A, B6, C, kali, ma-giê,… có tác dụng rất tốt đối với tim mạch. Hàm lượng chất xơ cao trong chuối cũng rất tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn cho cún cưng ăn chuối, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
KHÔNG CHO CHÓ ĂN VỎ CHUỐI
Vỏ chuối không chứa chất độc hại gì đối với chó nhưng nó lại dễ gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí có thể gây tắc ruột đối với những chú chó nhỏ. Do đó, bạn cần lột hết vỏ chuối trước khi cho các bé ăn. Một số chú chó thích lục thùng rác, bạn nên vứt vỏ chuối ở nơi mà chó không tìm thấy để ngăn chúng ăn phải.
KHÔNG CHO CHÓ ĂN CHUỐI QUÁ NHIỀU
Chó con và những giống chó nhỏ như poodle, chihuahua, pomeranian,… mỗi lần chỉ nên ăn vài lát nhỏ.
Còn những giống chó lớn như husky, golden, alaska, mỗi tuần bạn có thể cho ăn 2 lần, mỗi lần 1 nửa hoặc 1 quả.
Lưu ý: Với những chú chó bị tiểu đường hoặc đường huyết cao, hạn chế cho cho ăn chuối.
Nếu chú chó của bạn lười ăn trái cây, bạn có thể giúp bé bổ sung vitamin và khoáng chất với sữa chua chuối Bowwow. Đây là loại bánh thưởng mềm, thơm, hàm lượng dinh dưỡng được tính toán cân đối, phù hợp với thú cưng. Mỗi ngày, cho bé chó của bạn ăn 5-10 miếng sữa chua chuối để kích thích tiêu hoá, giúp bé tăng sức đề kháng và ăn ngon miệng hơn.
Bạn Có Biết Con Chó, Mèo, Chuột Sợ Mùi Gì Nhất Chưa?
Có thể bạn đang quan tâm: lông não đuổi chuột có hại không
Con chó, mèo sợ mùi gì nhất?
Mùi cây họ cam, chanh, quýt
Mèo rất ghét mùi cây họ cam, chanh, quýt. Vì vậy để ngăn lũ mèo bước vào vườn nhà bạn, bạn hãy rải vỏ cam, chanh, quýt quanh khu vực đó.
Người ta thường dùng mùi lộc đề để chế biến nhiều sản phẩm như kẹo cao su, coctail,… Mèo cũng ghét mùi lộc đề, vì vậy bạn có thể tận dụng điều này để ngăn lũ mèo lại gần bằng cách nhúng miếng bông gòn cùng tinh dầu lộc đề và để ở nơi bạn muốn.
Mùi cây thông, tùng từ những chiếc cũi cho mèo thường hắc khiến mèo khó chịu, vì vậy các bạn lưu ý nên mua những chiếc cũi có mùi trung tính, giúp mèo cưng của mình dễ chịu và tránh những rắc rối.
Hầu hết các loài động vật, kể cả chó và mèo từ khi sinh ra đều ghét mùi tiết ra từ cây có chứa nhiều độc tố, điển hình nhất là cây bạch đàn, vì tinh dầu bạch đàn có chứa độc tố gây hại cho cả chó và mèo.
Nói đến chuột, thì chúng ta ai cũng cảm thấy thật phiền phức và muốn nhanh chóng “tống cổ” chúng ra khỏi nhà, vì chuột là loại động vật gây hại, chúng tàn phá đồ đạc trong nhà, mà nguy hiểm hơn là làm ô nhiễm đồ ăn thức uống, là nguyên nhân gây nhiều loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Có nhiều cách đuổi chuột ra khỏi nhà, và việc dùng bẫy chuột cũng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên cách này không hiệu quả mấy, vì chuột cũng rất khôn ngoan thừa hiểu mối nguy hiểm từ những chiếc bẫy này nên không dễ dàng mắc bẫy… Có một cách khác đơn giản và hiệu quả hơn đó là dùng những thứ, những mùi khó chịu khiến chuột sợ… những nguyên liệu này lại rất dễ tìm kiếm trong đời sống hàng ngày của chúng ta, cụ thể như sau:
Lá bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà
Chuột và các loại côn trùng, động vật gây hại khác đều rất sợ mùi tinh dầu bạc hà, vì vậy cách dùng tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi, khô giúp đuổi chuột hiệu quả. Đối với tinh dầu bạc hà, các bạn có thể thấm chúng vào miếng bông gòn rồi để vào những nơi chuột trú ẩn hoặc hay qua lại như ngăn đựng thức ăn, tủ quần áo,… Nếu bạn không có tinh dầu bạc hà, thì có thể thay thế bằng lá bạc hà phơi khô hoặc một bó lá bạc hà tươi. Vì vậy, các bạn hãy trồng các khóm bạc hà quanh nhà sẽ giúp đuổi chuột cực hữu hiệu.
Chuột rất sợ mùi quế thơm, vì vậy bạn có thể dùng quế thơm để đuổi chuột, bạn đặt vài thanh quế thơm tại những nơi cất đồ đạc như quần áo, thức ăn mà chuột hay lui tới cắn phá, quế thơm sẽ khiến cho lũ chuột không bao giờ dám bén mảng đến nữa.
Loại dầu mazut này có mùi khó chịu làm cho lũ chuột vô cùng sợ hãi, đặc biệt, nếu chuột chạm phải loại dầu này, chúng sẽ phải liếm lông cho sạch sẽ, việc liếm phải dầu mazut sẽ khiến chuột bị ngộ độc mà chết, vì vậy bạn có thể dùng loại dầu mazut này để đuổi chuột. Để đuổi chuột, bạn đổ dầu mazut xuống chỗ chuột hay đi lại, sinh sống, hang ổ của chúng sẽ làm chúng sợ hãi mà bỏ đi. Bạn có thể dễ dàng tìm được một chút dầu mazut ở những cửa hàng sửa chữa xe máy.
Dùng khoai tây nghiền nát làm mồi nhử chuột cũng là cách giúp đuổi chuột an toàn mà vô cùng hiệu quả, vì trong khoai tây có chứa natri có thể khiến chuột bị chết vì trướng bụng. Để đuổi chuột bằng khoai tây, bạn hãy đặt một ít khoai tây nghiền cùng với một bát nước cạnh hang chuột, chuột sẽ ăn khoai tây rồi uống nước, và khoai tây sẽ nở ra trong dạ dày, khiến chuột bị chết.
Bột giặt cũng có công dụng đuổi chuột vô cùng hiệu quả. Để đuổi chuột, bạn trộn xà phòng bột với bột hoa tiêu và thêm một ít cơm nguội, sau đó đặt ở nơi chuột thường xuyên qua lại hay hang ổ của chuột, khi ngửi thấy mùi này chuột sẽ sợ và bỏ đi ngay.
Những Điều Cần Chú Ý Khi Tự Chế Biến Đồ Ăn Cho Cún Cưng.
15-07-2015, 3:33 pm
0
3551
Nếu vẫn còn phân vân, sau đây sẽ là những lí do vì sao ta nên cho chó ăn thức ăn tự chế biến nhiều nhất có thể:
1. Thức ăn sẵn cho vật nuôi không được kiểm soát chặt chẽ
Không giống như những loại thực phẩm hàng ngày ta ăn, chất lượng thức ăn dành cho vật nuôi không được quy định chặt chẽ. Cơ Quan Quản Lí Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) và Hiệp Hội Kiểm Soát Thức Ăn Cho Vật Nuôi và Bộ Nông nghiệp không hề kiểm soát việc các công ty sản xuất thức ăn cho thú nuôi cho những gì vào sản phẩm của họ. Vì vậy chỉ có thể tin tưởng vào các công ty sản xuất thức ăn sẵn và những thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì sản phẩm.
2. Phụ gia thực phẩm – Không phải chỉ cho con người
Trừ khi có ghi chú trên sản phẩm rằng nguyên liệu gồm có hóa chất dùng trong thực phẩm (human – grade ingredients), hầu hết các loại thức ăn sẵn hiện nay chứa protein đã qua xử lí, nên hàm lượng dinh dưỡng sẽ không còn đảm bảo để cung cấp cho vật nuôi. Còn với những loại thức ăn sẵn có chứa phụ gia thực phẩm thường đắt gấp 3 lần so với những loại chứa protein thô.
Đây chính là một trong những lí do ta nên tự nấu thức ăn cho vật nuôi bởi bạn có thể đảm bảo nguyên liệu bạn sử dụng.
3. Nguyên liệu không phù hợp
Thêm một lí do nữa để bạn cân nhắc việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho cún cưng. Ngày nay nhiều chủ nuôi đã nhận thức được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng cho các chú cún. Chằng hạn như vật nuôi ăn thịt như chó và mèo thì không nên cho ăn thực phẩm chứa carbohydrat như ngũ cốc, ngô, lúa mạch, gạo và đặc biệt là đậu nành bởi chúng sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.
Tùy thuộc vào nơi bạn sống mà bạn có thể gặp một vài khó khăn khi tìm những loại thức ăn sẵn đáp ứng các nhu cầu như: không chứa ngũ cốc, chứa phụ gia thực phẩm và giá cả hợp lí.
Vì vậy mà nhiều chủ nuôi hiện nay đang tìm kiếm chế độ dinh dưỡng tại nhà hợp lí cung cấp giá trị dinh dưỡng cao mà vẫn rẻ hơn thức ăn sẵn
4. Chất phụ gia và chất bảo quản
Hầu hết các loại thức ăn sẵn hiện nay đều chứa chất bảo quản, chất nhũ hóa và màu nhân tạo…, những chất hóa học có hại tới sức khỏe không những cho vật nuôi mà còn tới con người. Ngay cả các hãng thực phẩm nổi tiếng cũng sử dụng chất điều vị để tạo hương vị ngon hơn cho sản phẩm, nhưng đồng thời làm suy giảm sức khỏe của vật nuôi.
Tóm lại, khi tự chế biến thức ăn cho vật nuôi, bạn không phải lo về việc sức khỏe của cún bị ảnh hưởng bởi những loại phụ gia, chất hóa học, mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho chúng. Hơn nữa, việc mua nguyên liệu, tự nấu nướng hay tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh còn giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Vậy làm thế nào để lập một thực đơn giàu dinh dưỡng tại nhà? Việc này không hề khó, chí ít bạn cũng không cần tới bảng tính hay bằng đại học ngành dinh dưỡng để chú chó của bạn có một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng. Cũng như chế độ ăn uống của bạn và gia đình, bạn nên cho chó ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh với tỉ lệ vừa đủ nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Đầy đủ và cân bằng
Đây là yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống của chó, tức là phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên không nhất thiết là các bữa ăn trong ngày phải đầy đủ và cân bằng trừ khi không có sự thay đổi trong khẩu phần ăn.
Khẩu phần ăn tại gia gồm nhiều nguyên liệu được chế biến thành nhiều bữa khác nhau dựa trên cần bằng theo thời gian chứ không phải theo bữa. Cũng giống như con người, miễn là chó ăn uống đầy đủ trong một hay hai tuần, chế độ dinh dưỡng của chúng sẽ trở nên đầy đủ.
Khác với chuyên gia dinh dưỡng cho vật nuôi, một chuyên gia dinh dưỡng cho con người sẽ không bao giờ muốn mọi người chỉ có một cách thức nấu duy nhất mà không thay đổi. Trừ khi chó của bạn gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên đa dạng chế độ ăn uống của chúng. Và hãy nhớ rằng chó con dễ mắc các bệnh do thiếu dinh dưỡng hơn chó trưởng thành. Đặc biệt, chó con thuộc giống lớn rất dễ bị thừa canxi trước tuổi dậy thì.
Thịt và các sản phẩm từ động vật: với tỉ lệ chiếm ít nhất một nửa khẩu phần ăn. Nhiều loại thịt sống có hàm lượng chất béo rất cao và dễ gây béo phì. Nguy hiểm hơn, với khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo nhưng chủ nuôi lại hạn chế lượng thực phẩm (để kiếm soát cân nặng), chó có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết.
Trừ khi cún của bạn thường xuyên tập thể dục với cường độ cao để đốt cháy mỡ, hãy sử dụng thịt nac (nhiều nhất là 10% chất béo), bỏ phần da đối với gia cầm, và bỏ lớp mỡ thừa. Với gia cầm, sẽ tốt hơn nếu bạn cho cún ăn thịt đùi thay vì phần ức, trừ khi chúng cần chế độ ăn ít béo.
Xương thịt sống (không bắt buộc): nếu bạn chọn món này cho khẩu phần, thì xương thịt sống nên chiếm 1/3 tới một nửa khẩu phần ăn. Nếu muốn cho chó ăn phần cổ hay lườn, nên dùng phần dưới. Bạn có thể tăng thêm khẩu phần nếu dùng phần xương có nhiều thịt như đùi. Nên nhớ là không bao giờ cho chó ăn xương đã nấu.
Thịt rút xương: gồm thịt gia cầm và thịt đỏ (thịt bò và cừu). So với thịt bắp thì tim tốt hơn bởi đây là phần nạc và rẻ hơn.
Cá: cung cấp vitamin D, rất cần thiết cho cơ thể. Cá đóng hộp như cá mòi (ngâm nước chứ không phải ngâm dầu), cá thu, cá hồi là những sự lựa chọn hàng đầu. Bạn nên bỏ xương cá sau khi nấu, và không bao giờ cho chó ăn cá hồi sống hay những món tương tự. Nếu muốn cho cún ăn hàng ngày thì ta nên cho ăn cá với lượng nhỏ, và tăng số lượng nếu cho chúng ăn một đến hai lần trong tuần. Tỉ lệ thịt cá trên các loại thịt khác nên chiếm 30g/500g (gồm cả xương thịt sống).
Nội tạng: gan nên chiếm 5% trong khẩu phần, hoặc tỉ lệ gan sản phẩm động vật khác xấp xỉ 30g/500g. Gan bò là một món rất bổ dưỡng nhưng thi thoảng nên dùng thêm gan gà hay gan động vật khác. Bạn nên cho cún ăn gan với lượng nhỏ mỗi ngày hơn là ăn một lượng lớn cách ngày.
Trứng: cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mọi chế độ ăn. Với cún nặng khoảng 20 pounds (~7.5kg) có thể ăn một quả trứng mỗi ngày, và giảm dần lượng trứng với chó nhỏ hơn.
Sản phẩm từ sữa: hầu hết các giống chó đều có thể tiêu hóa tốt sữa chua và nấm Tây Tạng (còn gọi là nấm Kefir), (nếu cún có phản ứng có thể đổi sang sữa dê). Bạn cũng có thể cho chó ăn phô mai cottage và ricotta, nhưng nên dùng với lượng nhỏ vì chúng rất giàu chất béo.
Trái cây và rau: không đóng vai trò thứ yếu trong bữa ăn của chó nhưng lại cung cấp lượng chất xơ cần thiết để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và các chất chống oxi hóa, có lợi cho sức khỏe. Rau xanh và trái cây màu đậm thường chứa nhiều vitamin hơn so với loại khác.
Rau giàu tinh bột: điển hình là khoai tây, khoai lang, bí, bí ngô và đậu cung cấp lượng carbohydrat cần thiết, giúp cân nặng của chó ổn định, hơn nữa làm giảm chi phí khi mua thực phẩm. với chó vừa cân nên hạn chế cho chúng ăn loại thực phẩm này. Để chó có thể tiêu hóa được tốt nhất là bạn nấu chín rau củ
Rau lá xanh: chứa rất ít calo nên cún có thể ăn thỏa thích. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, rau họ cải như súp lơ và cải xanh khi được ăn sống có thể làm trì trệ tuyến giáp (với số lượng nhiều thì nên nấu chín). Mặc dù rau sống hoàn toàn vô hại và được dùng như bữa phụ nhưng bạn cần phải xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc máy ép thì chó mới tiêu hóa được.
Trái cây: bạn có thể dùng chuối, táo, dâu, đu đủ, dưa, nhưng không nên dùng nho và nho khô vì có thể làm chó bị suy thận.
Ngũ cốc: vẫn đang gây tranh cãi bới chúng góp phần gây bệnh viêm nhiễm do dị ứng, viêm khớp hoặc viêm đường ruột (IBD), động kinh và những triệu chứng khác (thậm chí cũng chưa có nguồn tin xác minh rằng rau củ có gây những bệnh trên không). Ngũ cốc và hạt chứa gluten có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa của vài giống chó, ngoài ra, rất nhiều giống chó có thể ăn được ngũ cốc. Bạn cũng có thể dùng ngũ cốc khi nấu ăn để tiết kiệm chi phí.
Các loại hạt và rau củ nên chiếm không quá một nửa khẩu phần ăn của cún. Tốt hơn bạn bên dùng yến mạch, gạo lức, lúa mạch và mì ống. Khi cún bị rối loạn tiêu hóa có thể dùng gạo trắng nấu nhão để chữa trị, nhưng nó lại nghèo dinh dưỡng và không được chó ăn quá nhiều trong bữa.
Lưu ý: ngũ cốc và hạt phải được nấu chín.
Canxi: bắt buộc phải bổ sung nếu bạn không cho cún ăn xương. Với mỗi pound thực phẩm (~450g), trừ xau ranh, cần cung cấp 800 – 1000 mg canxi. Vì lượng canxi trong vitamin và khoáng chất bổ sung là không đủ nên phải bổ sung bằng thực phẩm chứa canxi như vỏ trứng (xay thành bột, ½ thìa cà phê vỏ trứng chứa 1000mg canxi). Rong biển cũng chứa nhiều canxi và khoáng chất.
Dầu: hầu hết các món ăn chế biến tại nhà đều cần có dầu để bổ sung chât béo, năng lượng và chất dinh dưỡng. Bạn cần dùng đúng loại dầu bởi mỗi loại sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau.
Dầu cá: cung cấp EPA, DHA, axit béo omega – 3 giúp điều hòa hệ miễn dịch và giảm viễm nhiễm. Nếu không ăn cá, bạn có thể cung cấp 300 mg EPAvà DHA với chó nặng khoảng 20 – 30 pound. Bạn cần chú ý rằng thực phẩm bổ sung chứa dầu cá thường khiến bạn hấp thụ thừa lượng cho phép, dẫn đến thừa calo
Dầu gan cá thu: ngoài EPA và DHA, dầu gan cá thu còn cung cấp vitamin A và vitamin D. Nếu cún của bạn không ăn nhiều cá, bạn có thể thay thế bằng cách cho chúng ăn dầu ăn dầu gan cá thu với lượng là 400 Ius vitamin D với chó nặng khoảng 100 pound (chó nhỏ hơn thì giảm liều lượng). Bạn có thể trộn dầu gan cá thu với dầu gan cá khác để có đủ lượng EPA và DHA mong muốn.
Dầu thực vật: nếu cún của bạn không được cung cấp đủ mỡ từ thịt như gia cầm, chúng sẽ bị thiếu axit linoleic, một loại axit béo omega – 6 quan trọng, có nhiều ở phần thịt đùi. Để bổ sung bạn có thể dùng quả óc chó, hạt câu gai dầu, ngô, đậu nành, hay dầu cây rum chứa nhiều axit linoleic. Cho một muỗng cà phê dầu vào 500g thịt và các sản phẩm từ động vật khác, với dầu hạt cải và dầu hướng dương thì tăng thêm 1 muỗng. Dầu oliu và dầu cây rum chứa ít omega – 6 nên không thể dùng để thay thế, nhưng bạn có thể cho một lượng nhỏ vào thức ăn để bổ sung chất béo. Dầu dừa là nguồn cung cấp chất béo bão hòa chủ yếu, và chỉ được dùng như nguyên liệu gia giảm cho món ăn chư không thể thay thế các loại dầu khác.
Vitamin và khoáng chất: ngoài vitamin D như đã nêu trên, có những vitamin và khoáng chất khác có thể bị thiếu hụt trong bữa ăn hàng ngày, nhất là trong khẩu phần ăn không có nội tạng và rau. Chế độ ăn của cún càng hạn chế thì các chất bổ sung càng quan trọng hơn, thậm chí ngay cả chế độ ăn đa dạng cũng có nguy cơ thiếu hụt vài chất nào đó.
Vitamin E: là loại vitamin cực kì quan trọng, nhất là với khẩu phần ăn chứa dầu. Nhưng cũng giống như các chất dinh dưỡng khác, nạp quá nhiều vitamin E có thể gây phản tác dụng. Lượng vitamin E lí tưởng là 1 – 2 IUs/pound trọng lượng của chó mỗi ngày.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Sợ Mùi Gì Nhất ? Những Điều Cần Biết Khi Chăm Sóc Cún Cưng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!