Xu Hướng 6/2023 # Chó Pug Nên Và Không Nên Ăn Gì? # Top 12 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chó Pug Nên Và Không Nên Ăn Gì? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Chó Pug Nên Và Không Nên Ăn Gì? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không chỉ đúng với con người, chế độ ăn uống lành mạnh cũng là chìa khóa giữ gìn sức khoẻ Pug mặt xệ. Vậy, nên cho Pug ăn gì?

Trên thị trường, thức ăn đóng gói sẵn ngày nay hết sức đa dạng nên rất nhiều người nuôi gặp khó khăn khi quyết định điều ấy. Tại bài viết dưới, sẽ đánh giá từng loại thức ăn để bạn lựa chọn nên cho cún cưng ăn gì.

Lưu ý khi quyết định cho Pug ăn gì

Để giúp cún có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, Siêu Pet khuyên bạn nên đưa cún đi kiểm tra và nhờ bác sĩ thú y cung cấp thông tin về khẩu phần ăn phù hợp với bé Pug mặt xệ của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo những ai đang nuôi hoặc có kinh nghiệm nuôi giống cảnh khuyển này. Nắm được nên cho Pug ăn gì và không nên ăn gì giúp đảm bảo sức khoẻ và thân hình ổn định của Pug.

Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng Pug rất phàm ăn. Bạn cho chúng ăn bao nhiêu, dù số lượng nhiều hơn nhu cầu thực, chúng sẽ ăn hết sạch mới thôi. Khi dạ dày chứa lượng thức ăn quá lớn, việc tiêu hoá kém đi, cún sẽ bị thừa cân.

Bạn sẽ cần kiểm soát khẩu phần và thời gian cho ăn phù hợp nhất để Pug không bị tăng cân béo phì. Tốt nhất, bạn nên cho cún ăn thành hai bữa nhỏ mỗi ngày. Số lượng thức ăn mỗi bữa phụ thuộc vào loại thực phẩm sử dụng. Do đó, bạn luôn nhớ kiểm tra việc ăn uống hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp từng giai đoạn phát triển của Pug.

Đối với thức ăn dạng khô

Do là giống chó ngoại nên cơ thể Pug phát triển tương đối tốt khi được cho ăn các loại thức ăn đóng gói dạng viên khô. Có vô số thương hiệu để bạn lựa chọn. Nhưng bạn cần tìm loại thức ăn mà Pug ăn ngon miệng và phát triển tốt nhất.

Các nguyên liệu thực phẩm cung cấp carbohydrate trong viên thức ăn như: Gạo, đậu nành hoặc lúa mì cũng như các thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu là cần thiết nhưng không cần chiếm phần trăm quá lớn. Vậy bạn cần tránh chọn những loại thức ăn có thành phần chính là các nguyên liệu trên.

Chọn những loại thức ăn giàu protein được làm từ các loại thịt như: Thịt gà, thịt bò hoặc thịt cừu. Kiểm tra thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì. Nội dung đầu tiên trên các gói thức ăn thường liệt kê những thành phần chính bên trong.

Khi mua, bạn nên ưu tiên những loại thức ăn chứa nhiều thịt tươi lớn, tránh chọn loại chứa nhiều phụ gia, hoá chất, chất tạo màu, mùi,…

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên chọn những thức ăn có viên vừa phải, không chọn loại có dạng viên to có thể khiến Pug mặt xệ khó ăn và làm hỏng răng chúng. Không những thế, những loại thức ăn viên lớn cũng khiến Pug ăn nhiều và nhanh bị béo phì.

Những bé cún Pug rất dễ bị béo phì và cần kiểm soát cân nặng. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau để giúp cún quay trở lại với thân hình cân đối: “Chó Pug bị béo phì, làm thế nào giúp chúng giảm cân?”

Đối với thức ăn dạng ướt

Thức ăn dạng ướt được chế biến và đóng gói sẵn ngày nay cũng hết sức phổ biến. Pug thường có xu hướng thích dạng thức ăn này hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận khi chọn bởi đa phần các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn dạng ướt có chứa nhiều calo và chất béo.

Pug mặt xệ chắc chắn không cần tăng thêm cân. Chính vì vậy, bạn chỉ nên cho Pug nhỏ tuổi dùng thức ăn dạng ướt nhiều, sau đó giảm định lượng khi chúng lớn hơn hoặc đang có vấn đề về cân nặng.

Nếu Pug thực sự thích thức ăn ướt, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của chúng mỗi tuần một bữa. Hoặc bạn cũng có thể dùng nó là món quà thưởng cho Pug khi cún nghe lời và hoàn thành tốt những việc bạn giao.

Trong những thời gian còn lại, tốt nhất bạn nên cho chúng ăn thức ăn khô để dễ kiểm soát cân nặng của Pug.

Đối với thức ăn tự nấu và đồ ăn tươi

Nếu có nhiều thời gian rảnh và ưa thích nấu nướng, bạn hoàn toàn có thể tự tay vào bếp và nấu cho cún cưng những món ăn từ thực phẩm tươi sống.

Đối với các loại thịt, bạn có thể nấu chín hoặc để nguyên (chú ý chọn loại thịt tươi đảm bảo, không chứa hoá chất, rửa sạch). Các loại thịt được dùng phổ biến là thịt gà, thịt bò cũng như thịt cừu.

Để Pug dễ nhai, dễ tiêu hoá và có đủ dinh dưỡng, bạn nên kết hợp thịt với các thực phẩm chứa carbohydrate, vitamin như khoai tây nấu chín, rau xanh.

Nếu nấu với số lượng lớn, bạn nên chia nhỏ thức ăn trong các hộp và cất vào tủ lạnh ngay khi nguội để tránh bị hỏng. Trước khi cho ăn, việc rã đông hoặc đun lại có tác dụng hâm nóng và diệt vi khuẩn sinh sôi bên trong. Nếu không làm được điều này, thức ăn rất dễ bị hỏng và khiến Pug bị bệnh khi ăn.

Các loại thức ăn dùng để nhai, các loại xương

Da sống, xương bò và tai lợn đều là các loại thức ăn mà Pug mặt xệ có thể ăn được. Tuy vậy, bạn cần tránh cho chúng ăn xương gà cũng như loại xương có kích thước nhỏ khác (như cá). Những loại xương này có thể vỡ ra hoặc mắc vào cổ họng cún gây nghẹn ứ.

Bạn cũng có thể cho Pug ăn thêm các loại thức ăn bổ sung khác nếu muốn. Các món ăn này được bán rất nhiều ở các cửa hàng thú cưng, chắc hẳn những chú cún sẽ thích chúng cho mà xem. Một món ăn vừa dinh dưỡng, vừa giúp hàm răng của cún được vận động là món Thịt cừu que. Đây sẽ là một món ăn vặt, bánh thưởng phù hợp cho Pug.

Phô mai, xúc xích các loại thịt thái nhỏ nấu chín là những món ăn được nhiều huấn luyện viên lựa chọn. Chúng an toàn với Pug nhưng bạn cũng nên nhớ lượng thực phẩm này không nên chiếm quá 5% khẩu phần ăn hàng ngày.

Các loại trái cây, rau quả và thực phẩm khác của con người

Một số loại trái cây hay rau quả, chẳng hạn như cà rốt, đậu xanh và khoai tây, không chỉ vô hại mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe của cún Pug.

Tuy nhiên, các loại trái cây như nho, đào, mận, quả anh đào có thể khiến Pug mắc suy thận, bệnh tim tiến triển xấu. Quả bơ, nấm, tỏi, hành tây, cà chua xanh và khoai tây sống cũng có thể chứa chất gây hại.

Bạn nên lưu ý: Không bao giờ cho Pug uống rượu hoặc hít khói thuốc lá. Pug rất dễ gặp vấn đề về đường thở nên bạn cần đặc biệt quan tâm tới không khí xung quanh.

Bạn cũng không nên cho các bé ăn các thực phẩm chứa caffeine như cà phê, sô cô la,… Tốt nhất nên đậy kín hoặc để thùng rác lên cao để cún không bới thức ăn vứt bên trong.

Lời kết

Để cún khỏe mạnh, bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y để chọn chế độ ăn phù hợp (thức ăn tự nấu hay thức ăn đóng sẵn). Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại trái cây, rau hoặc các chất bổ sung để cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất. Siêu Pet hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm cho mình những kiến thức cơ bản về những thực phẩm nên và không nên cho Pug mặt xệ ăn.

Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-pug-nen-va-khong-nen-an-gi.html

Bà Bầu Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì

Như chúng ta đã biết, các chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm như : Trái cây, rau củ quả, thịt cá, trứng sữa,… là yếu tố cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của cả mẹ và bé trong giai đoạn mang thai.

Có nhiều mẹ bầu mang quan niệm ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ tốt cho con. Mà không biết rằng vì quan niệm sai lầm và thiếu khoa học này có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt cho cả thai nhi và cơ thể người mẹ.

Sau khi đọc xong bài viết này, chắc chắn sẽ giúp cho các bà bầu an tâm hơn về chế độ dinh dưỡng. Có thể ăn uống hợp lý để đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và cả mẹ.

Bà bầu nên ăn những loại trái cây nào

Vì trong trái cây có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất rất tốt cho thai nhi, vì thế nó không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày dành cho bà bầu.

Bà bầu ăn mận được không

Có hai loại mận bắc và mận miền nam, cả hai loại đều phù hợp với sức khoẻ của bà bầu. Mận bắc có tác dụng hỗ trợ hấp thu lượng sắt, kích thích quá trình tiêu hoá. Giảm đi triệu chứng thai nghén khó chịu ở bà bầu. Tính mọng nước của mận miền nam sẽ phần nào bù được lượng nước mất đi trong quá trình mang thai. Tăng cường những dưỡng chất tốt cho tóc và da dành cho mẹ bầu.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng lưu ý không nên quả những quả còn xanh cũng như phải rửa sạch thật kỹ. Cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây nóng cho cơ thể.

Bà bầu ăn Mít được không

Trong những múi mít chín chứa hàm lượng chất xơ, các loại vitamin A-B-C và calo cao. Vì thế bà bầu có thể an tâm bổ sung loại trái cây này trong khẩu phần ăn của mình. Vì mít có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoá nên bà bầu cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, tránh ăn vào ban đêm.

Bà bầu ăn chôm chôm được không

Vị ngọt thơm của chôm chôm chín sẽ giúp cho bà bầu giảm đi triệu chứng thai nghén như buồn nôn hay chóng mặt. Hơn nữa, chôm chôm còn hỗ trợ tiêu hoá, cung cấp chất sắt, giàu hàm lượng vitamin E và giảm đi tình trạng sưng phù tay chân trong quá trình mang thai.

Mẹ bầu cũng nên tránh ăn những trái chôm chôm quá chín hay quá xanh. Vì quả này khi chín quá sẽ có độ cồn tương đối và lượng đường khá cao.

Bà bầu ăn chuối được không

Chuối chín là một trong những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất. Không chỉ tốt đối với người bình thường mà đối với bà bầu. Chuối chín rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Ăn chuối chín trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho cơ thể người mẹ giảm đi tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, buồn nôn, thai nghén. Bổ sung hàm lượng canxi, sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Hơn nữa, sau khi sinh, ăn chuối chín sẽ giúp cho cơ thể người mẹ phục hồi nhanh hơn, đặc biệt là sinh mổ. Ăn chuối chín vào giai đoạn này còn giúp lợi sữa. Các thành phần dinh dưỡng chẳng những tốt cho mẹ còn tốt cả cho con. Bên cạnh đó, chuối chín sẽ phần nào giảm đi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi thường gặp sau khi sinh.

Bà bầu ăn dứa (thơm) được không

Vị chua ngọt của dứa (thơm) sẽ phần nào giúp cho mẹ bầu không còn mệt mỏi vì những triệu chứng thai nghén. Lượng mangan có trong dứa giúp cho cơ xương phát triển chắc khoẻ. Cùng lượng vitamin C dồi dào làm tăng hệ miễn dịch tốt cho bà bầu.

Những loại trái cây bà bầu cần tránh và hạn chế ăn trong giai đoạn thai kỳ

Bà bầu ăn ổi được không

Trong ổi xanh có chứa rất nhiều chất xơ, khi cơ thể nạp quá nhiều ổi sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Điều này chắc chắn không tốt dành cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu bà bầu lỡ “thèm” ổi quá thì nên lựa chọn ăn với số lượng ít quả ổi đã chín và phải loại bỏ phần hạt. Hoặc thay vì ăn trực tiếp, sinh tố hay nước ép ổi cũng là một lựa chọn tương đối tốt dành cho bà bầu.

Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không

Theo nghiên cứu y học, trong đu đủ xanh có chứa hai loại enzym papain và chymopapain. Hai loại enzym này gây nên những cơn co thắt tử cung, dẫn đến tình trạng xảy thai, gây xuất huyết, các dị tật bẩm sinh,…ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi cũng như đe dọa sức khoẻ của người mẹ. Vì thế bà bầu tuyệt đối không nên ăn các món được chế biến từ đu đủ xanh hay ăn trực tiếp loại quả này.

Bà bầu ăn nhãn được không

Theo đông y, quả nhãn có tính nóng, nên sẽ không tốt dành cho những người đang mang thai. Với người bình thường, nhãn có nhiều lợi ích nhưng đối với bà bầu thì sẽ có nhiều tác hại không tốt đối với sức khoẻ của cả hai.

Việc ăn nhãn trong giai đoạn mang thai, sẽ khiến cho cơ thể người mẹ tăng khí nóng trong người. Ảnh hưởng đến thai nhi, dễ xảy ra tình trạng đau bụng dưới, chảy máu âm đạo,…nếu xấu hơn có thể dẫn đến sẩy thai.

Bà bầu ăn vải được không

Mặc dù vài có chứa nhiều loại protein và các khoáng chất thiết yếu. Nhưng loại quả này thật sự không hề tốt cho sức khoẻ của bà bầu. Bởi chị em biết đó Vải có tính nhiệt, lượng đường cao. Ăn vải sẽ gây nên tình trạng nóng trong người.

Lượng đường trong cơ thể tăng cao hoặc có thể dẫn đến tiểu đường. Không những thế, loại quả này còn có những ảnh hưởng nghiêm trọng đế bà bầu như xuất huyết, nhiễm trùng, các biến chứng thai nhi,…Vì thế, bà bầu cần nên ăn ít hoặc hạn chế hẳn loại trái cây và thay thế bằng những loại trái cây tốt hơn.

Bà bầu ăn Sầu riêng được không

Hàm lượng chất xơ, acid folic, vitamin B-C và khoáng chất có trong sầu riêng rất tốt cho hệ tiêu hoá, sức khoẻ của người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều loại trái cây này gây nên những ảnh hưởng tiêu cực như : nóng trong người, tăng cao lượng đường. Thai nhi phát triển quá lớn gây khó khăn trong việc sinh nở.

Vì thế, các mẹ bầu khi ăn sầu riêng chỉ nên ăn với lượng vừa phải hoặc chế biến thành các món tráng miệng nhẹ, không nên ăn trực tiếp quá nhiều (1-2 múi trở lên).

Các loại thực phẩm cần thiết cho bà bầu

Bà bầu có được ăn Ốc không

Thịt ốc cung cấp đạm, khoáng chất, đặc biệt bổ sung lượng canxi tốt cho cơ thể bà bầu. Giúp cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh và đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên ăn ốc quá nhiều. Đặc biệt không được ăn ốc vào ban đêm sẽ dễ lạnh bụng, khó tiêu.

Bà bầu ăn Cá nục được không

Ngoài thịt, cá là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là cá nục. Có thể cung cấp nhiều loại khoáng chất, vitamin và omega3 – 6 tốt cho bà bầu.

Bổ sung cá nục trong bữa ăn sẽ giúp cho trí não thai nhi phát triển tốt, khoẻ mạnh. Hơn nữa, cá nục giúp cho mẹ bầu điều chỉnh được huyết áp. Giúp ngăn ngừa các triệu chứng đau nhức cơ xương khớp khi mang thai. Mặt khác, bà bầu không nên ăn cá nục quá nhiều, đặc biệt khi vào lúc đói.

Bà đẻ có được ăn sữa chua không

Ăn sữa chua vào lúc mang thai, sẽ cung cấp những lợi khuẩn cho đường ruột. Hỗ trợ tiêu hoá đồng thời giúp da đẹp, sáng mịn. Ngoài ra, sau khi sinh, sữa chua là một loại thực phẩm rất tốt cho cả mẹ và bé. Nguồn dinh dưỡng từ sữa chua thông qua sữa mẹ giúp cho hệ tiêu hoá của bé tốt và lành mạnh hơn.

Bà bầu ăn Rau muống được không

Rau muống mang lại những lợi ích tốt cho cơ thể bà bầu như bổ sung vitamin, khoáng chất. Ngăn ngừa thiếu máu, lượng đường trong cơ thể và cải thiện tình trạng táo bón thường gặp. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa của từng người mang thai. Rau muống sẽ không tốt đối với người có chứng đau nhức xương khớp. Người bệnh Gout, cao huyết áp.

Các loại thực phẩm bà bầu cần tránh trong quá trình mang thai sinh đẻ

Sinh mổ ăn khoai lang được không

Khoai lang chứa lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá, đặc biệt là ở những người đang mang thai. Ăn khoai lang giúp sáng mắt, cơ xương phát triển chắc khoẻ.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không

Nhưng nếu khoai lang đã mọc mầm, cho dù chúng chưa bị mốc thì bà bầu cần tránh ăn những loại củ này. Ăn phải những củ đã mọc mầm sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và sức khoẻ của người mẹ.

Bà bầu ăn Măng được không

Măng tươi hay măng khô đều không phải là loại thực phẩm tốt dùng trong các bữa ăn dành cho bà bầu. Măng có chứa nhiều chất xơ, dễ gây khó tiêu chướng bụng. Hơn nữa trong măng chứa lượng cyanide, khi kết hợp với enzym tiêu hoá, chúng sẽ tạo ra chất axit cyanhydric (HCN) gây ngộ độc thực phẩm.

Bà bầu ăn Mướp đắng được không

Mướp đắng (khổ qua) có thể chế biến thành nhiều món ăn với vị đăng đắng đặc trưng. Nhưng đối với bà bầu, không nên bổ sung loại thực phẩm này vào phần ăn của mình. Bởi ăn mướp đắng có thể gây ngộ độc như nôn ói, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy. Đặc biệt là dễ khiến mẹ bị sẩy thai hoặc sinh non.

Bà bầu có được ăn Thịt chó không

Trong thịt chó có chứa hàm lượng chất đạm, lipid, canxi và photpho rất cao. Tuy nhiên nó không hẳn có lợi cho sức khoẻ của bà bầu. Việc lạm dụng ăn quá nhiều thịt chó trong giai đoạn mang thai sẽ dẫn đến tình trạng sản giật và tiền sản giật. Gây ra những tác hại không mong muốn đối với bà bầu. Vì thế, bà bầu hãy tránh tối đa thịt chó. Mà thay vào đó dùng những thực phẩm khác cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì

Thịt đỏ

Thịt bò và thịt lợn nạc nên băm nhuyễn hạn chế dầu mỡ.

Những loại rau có màu xanh đậm

Rau lá xanh thẫm là những loại rau có chứa rất nhiều axit folic. Theo đó các mẹ có thể chọn rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn và súp lơ xanh… 3 tháng đầu thời kỳ mang thai có được ăn trứng

Thịt Cá hồi

Chỉ nên ăn với số lượng hạn chế khoảng 350 gam mỗi tuần. Nếu lạm dụng quá nhiều cá hồi, cơ thể các mẹ có thể tích tụ nhiều thuỷ ngân gây hại cho em bé.

Măng tây

Măng tây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mẹ và bé. Vì vậy chị em khi mang thai và trong thời kỳ 3 tháng đầu có thể ăn với lượng vừa phải. Các dưỡng chất trong măng tây giúp giảm đến 70% các nguy cơ khuyết tật cho bé sau sinh.

Bị Cảm Sốt Nên Và Không Nên Ăn Gì?

Cảm sốt khiến cho cơ thể rất mệt mỏi vì cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng. Vậy nên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và hồi phục sức khỏe của con người, đặc biệt trong lúc bị bệnh.

Người bệnh cảm sốt nên ăn gì?

Bình thường, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt. Từ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh, có khả năng kháng lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus diễn ra một cách tốt hơn, tránh được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Chính vì lý do này mà việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp để bổ sung trong thời gian bị cảm sốt là một trong những cách đầu tiên mà người bệnh nên làm để khắc phục tình trạng bệnh không tiến triển nặng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để giảm bớt được các triệu chứng của bệnh. Nếu bị cảm sốt, bạn nên ăn những loại thực phẩm sau đây:

Uống nhiều nước

Người bị cảm sốt thường rất dễ bị mất nước và các chất điện giải. Cơ thể mất nước chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thêm.Do đó, để người bị cảm sốt nhanh hồi phục và hạn chế vi khuẩn phát triển thêm là uống nhiều nước.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể không chỉ có tác dụng duy trì các quá trình trao đổi chất được diễn ra một cách bình thường mà còn giúp người bệnh không bị kiệt sức, làm giảm được tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp do dịch nhầy và ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, cung cấp đủ nước cho cơ thể khi cảm sốt sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng được độc tố trong cơ thể.

Ngoài việc uống nước lọc, tốt nhất là bạn nên uống bổ sung các loại trà thảo dược, trà gừng mật ong, chanh, nước ép hoa quả… Vì các loại thức uống này mang lại tác dụng tốt hơn.

Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Một trong những loại thực phẩm hàng đầu nên bổ sung cho cơ thể trong thời gian bị cảm sốt đó chính là sử dụng các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, cà chua… Bổ sung Vitamin C giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, vì vậy sẽ giúp cải thiện được các biểu hiện do cảm sốt gây ra. Ngoài việc ăn các loại trái cây và rau củ, bạn cũng có thể cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể bằng cách dùng các viên sủi chứa vitamin C.

Nước ép, sinh tố trái cây giàu vitamin C vừa giúp giảm sốt vừa bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.

Ăn thêm nhiều rau xanh

Các loại rau xanh như: rau mồng tơi, rau muống, rau cải, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn… rất giàu vitamin và chất xơ. Chế biến những loại rau này dưới dạng luộc, nấu canh hoặc ăn tươi đều rất có lợi cho việc hạ nhiệt và cung cấp chất dinh dưỡng khi bị cảm sốt.

Nên ăn thức ăn lỏng

Khi bị cảm sốt cơ thể người bệnh mệt mỏi, cổ họng bị đau rát nên các món ăn mềm, lỏng như bún, phở, cháo rất phù hợp với người bệnh.

Nên chọn các loại thịt bò, gà… để nấu cháo, nấu phở vừa dễ ăn vừa cung cấp được chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là thịt gà ác còn có tác dụng chống mất nước và viêm nhiễm

Các loại ngũ cốc

Bột yến mạch và các loại ngũ cốc cũng là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm sốt. Vì các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin E, các chất chống oxy hóa polyphenol và các chất xơ beta-glucan… Đây cũng là những chất có thể tăng cường sức đề kháng cho bạn.

Thực phẩm chứa nhiều protein

Protein có nhiều trong các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, cá… đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra, trong nhóm thực phẩm này còn chữa những chất dinh dưỡng B6, B12, các khoáng chất như selen, kẽm… sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách bình thường, từ đó ngăn được sự hoạt động của các virus gây bệnh.

Các loại rau củ chứa Glutathione

Glutathione là một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, vì vậy tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất này sẽ có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, cải thiện được tình trạng bệnh cảm cúm mà bạn đang gặp phải.

Các thực phẩm chứa nhiều Glutathione có thể kể đến bao gồm: dưa hấu, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…

Nhóm thực phẩm có tác dụng kháng viêm

Ăn nhiều các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm cũng sẽ làm cho cơ thể của bạn được khỏe mạnh, tăng cường được chức năng miễn dịch, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus, từ đó bệnh cảm cúm của bạn cũng sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

Vỏ chanh, bưởi, tỏi, gừng, mật ong… là những thực phẩm có khả năng kháng viêm cực tốt mà bạn nên sử dụng.

Bổ sung thực phẩm giàu probiotics

Các loại sữa chua cũng là thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm cúm. Vì không những có lợi cho hệ tiêu hóa mà các lợi khuẩn có trong thực phẩm này cũng sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn, ngăn chặn được sự phát triển của virus, đồng thời làm dịu được những cơn đau họng do cúm.

Người bị cảm sốt không nên ăn gì?

Nếu bị cảm sốt thì bạn cần phải tránh các loại thực phẩm sau đây. Vì chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn:

Nước lạnh không làm cho cơ thể hạ nhiệt mà còn khiến cơ thể sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Đồ uống có gas, cồn

Đồ uống có gas và cồn khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và làm cơ thể bị mất nước nên không tốt cho người bị bệnh đặc biệt là bệnh cảm sốt. Nếu người bệnh không kiêng hoặc hạn chế những đồ uống này sẽ làm cho bệnh lâu được chữa khỏi và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác cho bản thân.

Trong trà có chữa chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Thức phẩm được chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa giảm bớt hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm sau khi chế biến. Do đó, ăn các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ bị ngộ độc, hệ miễn dịch sẽ bị yếu đi nhiều hơn.

Ngoài ra, đồ chế biến sẵn như cũng có thể chứa các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

Thực phẩm cứng

Vì khi bị cảm cúm, cổ họng của bạn thường bị đau, do đó nếu ăn các loại đồ ăn cứng sẽ làm cho các cơn đau trầm trọng hơn. Bởi vậy, khi bị cảm cúm bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm này.

Bị cảm sốt nên làm gì?

Rửa tay sạch sẽ sau khi hắt hơi và ho: Hắt hơi hoặc ho nên dùng tay hoặc khăn giấy để che miệng. Nếu dùng khăn giấy thì cần bỏ giấy vào thùng rác ngay còn nếu dùng tay thì sau khi ho hoặc hắt xì bạn cũng cần rửa tay để tránh virus lây bệnh cho người thân.

Thường xuyên tắm rửa và súc miệng: Để hạn chế việc lây lan bệnh, bạn hãy thường xuyên súc miệng nước muối và tắm rửa sạch sẽ.

Bịt khẩu trang khi ra ngoài: Bạn nên bịt khẩu trang khi đi ra ngoài trời khói bụi để tránh hít phải những không khí ô nhiễm.

Giữ nhà thông thoáng: Bạn hãy tránh ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách thường xuyên dọn dẹp phòng hoặc sử dụng máy lọc không khí, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, những tác nhân gây dị ứng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp bạn ngăn chặn hoạt động của virus đồng thời giúp bạn có thêm độ ẩm để làm ẩm hệ hô hấp, từ đó đẩy đờm dễ dàng ra ngoài hơn khi bạn ho.

Nếu việc thay đổi lối sống, bổ sung thực đơn hợp lý không giúp cho bệnh thuyên giảm mà có thể là bệnh tiến triển nặng, sốt không giảm thì bạn cũng đừng quên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và được chỉ định điều trị bằng các liệu pháp tây y. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhanh chóng được chữa khỏi, tránh để bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Chó Alaska Ăn Gì? Những Đồ Ăn Nên Và Không Nên Cho Alaska Ăn

Chó Alaska không phải loài chó kén ăn nhưng việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua thức ăn cho Alaska là cách để giúp chúng phát triển toàn diện, luôn khỏe mạnh, mập mạp. Vậy chó Alaska ăn gì? Khẩu phần ăn mỗi ngày khuyến nghị ra sao?

+ Top 10 dòng chó Alaska lai tuyệt đẹp

+ 5 điểm nổi bật của chó Alaska nâu đỏ

Chó Alaska ăn gì?

Các thực phẩm nên cho chó Alaska ăn

-Thịt bò: Đây là loại thức ăn chó Alaska thích ăn nhất. Lượng protein chứa trong thịt bò cao hơn các loại thịt khác.

-Thịt gà, thịt lợn: Mặc dù lượng protein trong 2 loại thịt này thấp hơn trong thịt bò 3 lần nhưng cần bổ sung 2 loại này để thay đổi khẩu vị cho chúng, giảm bớt chi phí thức ăn cho chủ nhân khi nuôi chó Alaska.

-Các loại cá: Cá cung cấp các protein, đạm giúp chó Alaska tiêu hóa tốt. Đối với những chú chó còn nhỏ tuổi không nên cho ăn nhiều vì lúc này hệ tiêu hóa của chúng còn yếu.

-Tôm, cua, ốc: Giúp cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin B1 tăng năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng. Tuy nhiên không nên cho chúng ăn quá nhiều. Tùy vào từng độ tuổi mà mỗi chú chó ăn lượng đồ ăn phù hợp.

Các loại rau củ như rau mầm, rau xà lách, rau cải, su hào, cà rốt cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của giống chó này.

Cho Alaska uống sữa: Bạn có băn khoăn chó Alaska uống sữa gì không? Sữa là nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi nên khi cho chó Alaska ăn, bạn nên bổ sung thêm sữa để xương chắc khỏe.

Có thể dùng sữa tươi hoặc sữa hộp. Mỗi khi cho uống nên hâm nóng lại.

Thức ăn khô cho chó Alaska: Nếu bạn không có thời gian để chế biến các thực phẩm tươi, bạn có thể lựa chọn thức ăn khô dạng viên. Các loại này luôn có sẵn trên thị trường, chứa đủ thành phần các chất cần thiết cho chó Alaska ăn.

Thức ăn không nên cho chó Alaska ăn

Các loại xương, xương cá: Thức ăn này có thể gây hóc, khó tiêu. Kể cả khi lớn, nên nghiền nhỏ hoặc xay nát.

Thức ăn có chứa quá nhiều chất béo như mỡ lợn, mỡ bò. Nếu ăn nhiều đồ ăn có dầu mỡ, dễ gây béo phì và bệnh đường ruột.

Chất kích thích như cà phê, rượu, bia: Tuyệt đối không cho chó Alaska ăn, cực kỳ hại cho hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

Đồ chua đã lên men: Thực phẩm này gây rối loạn tiêu hóa, đường tiết niệu.

Đồ ôi mốc, thiu: Có chứa các loại vi khuẩn, nấm gây hại, khiến Alaska bị mắc các bệnh về tiêu hóa.

Chó Alaska ăn gì? Mỗi ngày ăn bao nhiêu lượng đồ ăn?

Bạn hãy lưu ý giảm bữa ăn nhưng lượng thức ăn phải tăng lên sao cho phù hợp với độ tuổi.

Chó Alaska 2 tháng tuổi: Thức ăn cho chó Alaska chủ yếu là thức ăn mềm để chúng tập ăn. Ăn khoảng 5 bữa/ ngày cách đều nhau.

Chó Alaska 3 tháng tuổi: Giảm xuống còn 4 bữa/ ngày: sáng – trưa – chiều – tối.

Từ 6 tháng tuổi trở lên: Ăn 3 bữa/ ngày

1 tuổi trở lên: Ăn 2 bữa/ ngày.

Cách cho chó Alaska ăn

Thịt là thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, tốt nhất là thịt bò, sau đó là thịt gà, thịt lợn.

Cho Alaska ăn theo giờ giấc chính xác, các bữa cách nhau đều. Thức ăn cho chó Alaska, nước uống phải đựng trong bát tô riêng. Nếu chúng ăn xong mà vẫn đòi ăn tiếp thì bạn nên xem lại lượng thức ăn mình cung cấp cho chúng. Chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của chó là quan trọng nhất. Đó là độ tuổi chúng phát triển xương, cơ bắp mạnh mẽ.

Thông qua đây, bạn đã biết giống chó Alaska ăn gì, không nên ăn gì rồi đúng không. Ngoài kỹ thuật chăm sóc tốt thì chế độ ăn uống cũng là yếu tốt để chúng phát triển khỏe mạnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Pug Nên Và Không Nên Ăn Gì? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!