Bạn đang xem bài viết Chó Poodle Ăn Gì Để Mập được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với từng độ tuổi khác nhau, thức ăn dành cho chó Poodle cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
Từ 2-3 tháng tuổiĐây là giai đoạn nhiều Poodle con được xuất chuồng về với chủ mới. Trước khi đón về, bạn nên trao đổi thật kĩ với chủ cũ về khẩu phần ăn hằng ngày của chúng để biết cách cho ăn hợp lý. Hạn chế thay đổi thức ăn của cún con quá nhanh, sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa còn yếu ớt của chúng.
Trong trường hợp muốn thay đổi thức ăn mới cho Poodle con thì thời gian thích hợp nhất là sau khoảng 1 tuần khi chúng đã quen với môi trường mới. Điều này cũng nên được thực hiện từ từ theo từng tuần trong vòng 1 tháng để bé kịp thích nghi. Có thể kết hợp 2 loại thức ăn cũ và mới theo cách sau:
Tuần 1: 75% thức ăn cũ + 25% thức ăn mới
Tuần 2: 50% thức ăn mỗi loại
Tuần 3: 25% thức ăn cũ + 75% thức ăn mới
Sau 1 tháng: 100% thức ăn mới
Chú ý:2 tháng tuổi là thời điểm Poodle con vừa mới tách sữa. Do đó, việc bổ sung sữa ấm thay thế sữa mẹ là rất cần thiết, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất (protein, canxi, chất béo…) để chó con dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ và phát triển thể chất tốt hơn.
Tuy nhiên, không nên cho chó con uống quá nhiều sữa. Mỗi ngày 200-300 ml là đủ và nên chia nhỏ, xen kẽ giữa các bữa ăn.
Từ 3-6 tháng tuổiGiai đoạn này Poodle của bạn đã lớn thêm và khỏe thêm một chút so với giai đoạn trên. Mặc dù hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện nhưng đã tốt hơn và ổn định hơn. Vì thế, bạn có thể cho chó ăn cơm nhão thay vì cháo loãng như trước đây. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng cách cho Poodle ăn thêm các loại rau củ, thịt, tôm đã được làm mềm hoặc xay nhuyễn với cơm.
Chú ý: Thân hình của chó Poodle lúc này còn khá nhỏ nên chỉ cho chúng ăn vừa đủ, ăn nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe của chó.
Trên 6 tháng tuổiĐây là giai đoạn phát triển mạnh của chó Poodle. Vì vậy, tần suất bữa ăn nên được giảm xuống 2-3 bữa/ ngày đồng thời nâng cao lượng đồ ăn và chất lượng thức ăn mỗi bữa. Lúc này, thay vì cháo loãng, cơm nhão, bạn có thể cho Poodle ăn những món ăn khô hơn và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cần thiết bao gồm:
Protein: có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà…
Chất xơ: có trong các loại rau, cà rốt, xà lách…
Chất khoáng: thường có nhiều trong hải sản nhưng với Poodle, chỉ nên cho ăn tôm.
Chất béo: thường có sẵn trong các loại thịt nhưng không nên cho ăn quá nhiều.
Tinh bột: có trong cơm, cháo, khoai, sắn…
Nếu không có thời gian để chế biến thức ăn cho chó cưng của mình thì bạn có thể sử dụng nguồn thức ăn có sẵn. Ưu điểm của loại thức ăn này là được thiết kế hợp với khẩu vị của mọi chú chó, tiện lợi, sạch sẽ và quan trọng hơn cả là đảm bảo đủ thành phần cũng như tỉ lệ dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng theo dõi, thay đổi linh hoạt khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi của chó.
Thức ăn sẵn cho chó Poodle có thể là thức ăn khô đóng gói (thức ăn dạng hạt) hoặc thức ăn ướt đóng hộp… Ngoài ra, còn có bánh canxi, khoáng, vitamin để bổ sung thêm vào từng giai đoạn phát triển.
Bên cạnh cá thì xương cũng là loại thực phẩm cần tránh. Xương chính là tai họa với chó Poodle vì chúng không thể tiêu hóa, hấp thụ được. Không chỉ gây nên chứng táo bón, tắc ruột, đau dạ dày mà nguy hiểm hơn, các loại xương ống như xương gà có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột của Poodle. Ngoài ra, gặm xương còn làm răng chó chóng mòn, gãy, vỡ.
Tránh xa đồ ngọtKhông được cho chó ăn đồ ngọt như bánh kẹo, socola… Do đồ ngọt có thể phá vỡ quá trình tiêu hóa và là nguyên nhân dẫn đến chứng chán ăn của Poodle. Ngoài ra, chúng còn làm hỏng men răng và ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt nhiều).
Tuyệt đối không cho chó ăn đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo như mỡ lợn, cừu, các đồ hun khói, nội tạng động vật chưa chín hoặc các loại hạt như óc chó, hướng dương…
Cuối cùng, không nên cho Poodle ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Đồ nóng thì nên để nguội còn đồ lạnh cần hâm nóng lại trước khi cho ăn.
Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và khả năng chuyển hóa dinh dưỡng của từng con mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra, chó Poodle thường có xu hướng ăn nhiều vào mùa đông và ăn ít vào mùa hè.
Cho ăn đúng giờ. Chia thành nhiều bữa trong ngày và các bữa cách đều nhau. Trong một bữa không nên cho ăn quá nhiều, chỉ nên vừa đủ no.
Thức ăn thừa thì phải đổ bỏ ngay, thay bằng thức ăn mới. Thay nước 3 lần/ ngày.
Các vật dụng cho chó ăn cần được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và để nơi khô ráo.
Nếu thấy Poodle có biểu hiện khác thường như bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy thì cần kiểm tra xem khẩu phần ăn hằng ngày có vấn đề gì không. Sau 1-2 ngày mà chúng vẫn chưa khỏi thì nên ngừng cho ăn và đưa đến bác sĩ thú y. Để lâu, chó sẽ gặp nguy hiểm.
Tiêm phòng định kỳ để ngừa dịch bệnh cũng như thường xuyên tẩy giun và vệ sinh chuồng trại.
Những câu hỏi về thức ăn cho Poodle mà Milu Xinh nhận được Poodle ăn cơm được không?Câu trả lời là có nhưng nên cho ăn khi chúng trên 3 tháng tuổi. Lúc mới tập ăn cơm nên cho Poodle ăn lượng ít rồi dần dần tăng lên để chó kịp thích nghi, tránh bị hóc hoặc đau dạ dày. Cần cho chúng ăn cơm kèm theo thịt, rau củ để đảm bảo đủ các chất cần thiết.
Tuy vậy, không nên cho Poodle ăn quá nhiều cơm. Chỉ cần một lượng nhỏ để cung cấp đủ tinh bột cho chó. Các chất mà Poodle cần hơn cả là protein, chất xơ, chất khoáng và chất béo.
Điều bạn cần chú ý là sử dụng cơm làm thức ăn có thể gây ra một số phản ứng ngược như dị ứng da, ngứa, mẩn đỏ hoặc các bệnh về đường ruột. Do đó, bạn có thể thay thế cơm bằng các loại thức ăn khác như ngô, khoai tây, khoai lang…
Cũng có khá nhiều người cho rằng Poodle ăn cơm sẽ bị bạc lông. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân bạc lông ở Poodle không phải do chế độ ăn uống mà có thể là do vi khuẩn nấm trên da, do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, quá trình phát triển gặp vấn đề hoặc vốn dĩ chúng sinh ra đã có gen bạc lông từ bố mẹ. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng vấn đề Poodle có ăn cơm được không.
Cho cún ăn gì để đẹp lông?Bộ lông xoăn tít, mềm mại chính là thứ đáng giá nhất mà chó Poodle sở hữu, tạo nên “nhan sắc” tuyệt vời của chúng. Bên cạnh việc chăm sóc, tắm gội, cắt tỉa thường xuyên thì chế độ ăn uống cũng ít nhiều ảnh hưởng đến bộ lông của Poodle.
Lòng đỏ trứng gà: cho ăn khi Poodle trên 6 tháng tuổi nhưng nên ăn lượng vừa phải vì trứng khó tiêu, dễ gây đầy bụng.
Trứng vịt lộn: chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và khoáng chất giúp bộ lông óng mượt hơn.
Dầu cá Omega 3: có thể trộn thêm vào cơm, không chỉ giúp Poodle mượt lông mà còn sáng mắt hơn.
Ngoài ra, bì lợn, thịt bò sống, hoa hồi hay dầu hạt lanh đều là những thực phẩm giàu axit Omega 3 giúp lông Poodle trở nên đẹp hơn.
Poodle rất thích đồ ăn vặt. Thực tế, ăn vặt đóng vai trò khá quan trọng trong khẩu phần ăn của Poodle, chiếm 20% lượng thức ăn chúng hấp thụ. Bạn hãy chọn những thức ăn vặt có chất lượng tốt làm phần thưởng cho Poodle khi nó vâng lời hoặc có hành động tốt.
Bạn có thể chọn thức ăn khô đóng gói sẵn như thịt gà, bò, khoai tây, cà rốt… và các loại trái cây như chuối, việt quất, mâm xôi, dưa gang…
Tráng miệng bằng yogurt không đường, ít đường hoặc phomai cũng luôn hấp dẫn chúng.
Trường hợp Poodle bỏ ăn thường thấy là khi chúng về với chủ mới. Điều này là hoàn toàn bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Có thể là vì chúng nhớ mẹ, nhớ đàn, chưa quen với môi trường mới hoặc đồ ăn nhà bạn không hợp khẩu vị của chúng. Chỉ cần bạn kiên trì, quan tâm, chăm sóc chúng nhiều hơn thì tình hình sẽ được cải thiện.
Bên cạnh đó, khi Poodle bỏ ăn đột ngột, bạn cần phải theo dõi thật kỹ. Vì đây có thể là triệu chứng của bệnh. Trước tiên, bạn cần đổi món, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc thêm đồ ăn mà chúng thích vào khẩu phần ăn và tiếp tục theo dõi. Nếu 1-2 ngày sau, tình trạng này chưa được cải thiện thì bạn nên đưa chú chó của mình đến gặp bác sĩ thú y để có sự can thiệp và chữa trị kịp thời.
Nên Cho Mèo Con Ăn Gì Để Mập? Uống Sữa Gì?
Mèo con là mèo ở độ tuổi vị thành niên. Thông thường sau khi sinh khoảng 7-10 ngày, mèo con sẽ bắt đầu mở mắt. Sau khoảng 3-4 tuần tuổi, răng mèo sẽ bắt đầu nhú ra, có thể tập làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, bước vào thời kỳ ăn dặm tương tự như trẻ nhỏ.
Nên cho mèo con uống sữa gì?Với câu hỏi cho mèo con uống sữa gì thì với một bé mèo sơ sinh thì sữa mẹ chính là lựa chọn tốt nhất. Bởi sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đáp ứng nhu cầu của mèo con trong giai đoạn đầu đời. Ngay từ khi mới sinh, mèo con cũng sẽ theo bản năng mà tìm đến vú mẹ để bú.
Đặc biệt, trong khoảng 24- 48 giờ đầu tiên, cơ thể mèo mẹ sẽ tiết ra sữa non, đây là dòng sữa giàu dưỡng chất nhất và có chứa cả kháng thể giúp mèo con phát triển hệ miễn dịch. Bạn nên tận dụng thời điểm này cho mèo con bú sữa mẹ để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tật cho mèo con.
Sữa mẹ cũng là nguồn thức ăn cho mèo con trong giai đoạn mới sinh, chưa mọc răng, chưa thể làm quen với thức ăn bên ngoài. Do đó, các bạn cũng cần chú ý đảm bảo dòng sữa của mèo mẹ.
Trường hợp mèo mẹ ít sữa phải có biện pháp kích thích tuyến sữa của mèo mẹ, giúp mèo mẹ tiết ra nhiều sữa hơn. Theo kinh nghiệm từ những người nuôi mèo thì thực phẩm giàu tinh bột, rau lang, phô mai, tàu hũ,… có thể giúp mèo mẹ nhiều sữa hơn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm dành riêng cho mèo mẹ sau sinh để tăng cường sức khỏe cho mèo mẹ và giúp mèo mẹ tiết nhiều sữa hơn, tăng cường số lượng cũng như chất lượng sữa của mèo mẹ.
Trường hợp mèo mẹ bị mất sữa hoặc vì lý do nào đó không thể cho mèo con bú sữa thì bạn có thể thay sữa mẹ bằng các loại sữa dành riêng cho mèo con. Không nên sử dụng sữa của con người cho mèo.
Một số sản phẩm sữa cho mèo con được đánh giá cao hiện nay: ữa bột dinh dưỡng chúng tôi Precaten , sữa bột Bio Milk cho chó mèo,…
Sau khi được 35 ngày tuổi, mèo con đã bắt đầu mọc răng có thể ăn cơm nhão hoặc sữa bột. Từ ngày thứ 50 trở đi (khoảng 2 tháng tuổi) thì mèo con có thể tách mẹ và tự ăn cơm bình thường. Lúc này, bạn có thể cho mèo con ăn thức ăn tương tự như mèo trưởng thành như trứng, thịt, cá,…
Nhắc đến món ăn yêu thích của mèo cá chắc chắn là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua. Thịt cá giàu taurine- nguồn protein mà cơ thể mèo con không thể tự tổng hợp được. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại cá khác nhau cho bé yêu nhà mình như cá nước biển, cá nước ngọt, cá nước lợ,.. Tuy nhiên ưu tiên hàng đầu vẫn là cá biển giàu protein, vitamin A, D,… có thể giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mèo con trong giai đoạn đầu đời.
Bạn có thể chế biến cá thành nhiều món ăn khác nhau như cá kho, cá rán, cá nướng,… để đa dạng hương vị, kích thích khả năng ăn uống của mèo con. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý không cho mèo con ăn quá nhiều, tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi cho mèo con ăn cá, bạn cũng nên gỡ bỏ xương để tránh khiến chúng bị hóc, gây nguy hiểm.
Khi chế biến thịt cá cho mèo con, các bạn cũng không nên chế biến quá lâu tránh làm hao hụt dưỡng chất.
Thịt nạc, nội tạng động vậtThịt nạc, nội tạng động vật, đặc biệt là thịt bò, dê, cừu,… là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng protein khá cao. Trải qua quá trình chế biến, mùi vị của chúng cũng rất thơm ngon và hấp dẫn, có thể kích thích vị giác, tạo sự thích thú cho mèo con trong việc ăn uống, giúp mèo con ăn tốt và nhiều hơn.
Tuy nhiên, các bạn cũng cần chú ý nấu chín, không sử dụng thịt, nội tạng động vật ôi thiu, nhiễm bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mèo con. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho mèo con ăn thêm pate để bổ sung taurine, nếu chế độ ăn uống thiếu chất này, giúp tăng cường thị lực, phòng ngừa các bệnh về mắt và tim mạch cho mèo con.
Mỗi tuần, bạn có thể cho mèo con ăn từ 1-2 quả trứng (tương đương với 50-100g thịt). Tuy nhiên khi cho mèo con ăn trứng, các bạn chú ý chỉ cho mèo con ăn lòng đỏ trứng, loại bỏ lòng trắng trước khi rán hoặc luộc bởi lòng trắng trứng thường chứa nhiều chất có thể hạn chế quá trình tiêu hóa protein ở mèo con, không tốt cho sức khỏe mèo con.
Bạn cũng có thể cho mèo con ăn tôm để tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên cần chú ý bóc bỏ vỏ tôm trước khi cho mèo con bởi vỏ tôm có chứa axit benzoic không tốt cho sức khỏe mèo con.
Rau củ, trái cây cũng là một trong những thực phẩm bạn không nên bỏ qua trong danh sách cho mèo con ăn gì. Rau củ, trái cây giàu vitamin và khoáng chất, nhiều chất xơ vừa giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mèo con vừa giúp củng cố, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của mèo, cho mèo con một cơ thể khỏe mạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho mèo con phát triển cơ thể trong những năm tháng đầu đời.
Tuy nhiên rau củ, trái cây thường không có mùi vị đặc biệt có thể kích thích vị giác của mèo con nên các bạn hãy kết hợp chúng với các loại thịt, cá, trứng,… để tăng thêm hương vị cho món ăn, giúp mèo con thích thú hơn với việc ăn uống, ăn tốt và nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chú ý chỉ cho mèo con ăn từ 10- 15g rau xanh mỗi ngày. Không cho mèo con ăn các loại rau giàu axit oxalic như rau chân vịt, đậu xanh, cà rốt. Và đặc biệt không cho mèo con ăn nho hay các loại hạt Macadamia để tránh nguy cơ ngộ độc, nôn mửa, suy thận cấp, suy nhược, rối loạn thần kinh có thể xảy ra với bé mèo cưng của bạn.
Thức ăn cho mèo con chế biến sẵnMột số loại thức ăn cho mèo con chế biến sẵn được đóng gói bày bán trên thị trường cũng là lựa chọn của rất nhiều người sử dụng hiện nay. Ưu điểm của các loại thức ăn này là được cân đối đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mèo con với tỷ lệ phù hợp, tiện dụng, không mất thời gian chế biến. Tuy nhiên so với thức ăn tự nấu thì thức ăn chế biến sẵn thường có gia thành cao hơn.
Tùy theo nhu cầu, điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn loại thức ăn cho mèo con phù hợp nhất. Khi chọn thức ăn cho mèo con chế biến sẵn, các bạn chú ý chọn sản phẩm phù hợp với lứa tuổi, giống mèo cũng như cân nặng của mèo để có hiệu quả tốt nhất, phù hợp với nhu cầu cơ thể của mèo con.
Một số loại thức ăn cho mèo con được ưa chuộng trên thị trường hiện nay mà các bạn có thể tham khảo như:
Nước tốt cho cơ thể con người chúng ta như thế nào thì cũng cần thiết với các bé mèo như vậy. Không có nước, các hoạt động trong cơ thể mèo sẽ bị ảnh hưởng, các chất dinh dưỡng trong thức ăn bổ sung không được hấp thụ tối đa, mèo dễ mệt mỏi, lười vận động, lông của mèo cũng xơ xác hơn. Do đó, song song với việc đa dạng các món ăn cho mèo, các bạn cũng đừng quên cho mèo con uống nước thường xuyên, bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mèo con.
Ngoài vấn đề cho mèo con ăn gì thì việc mèo con ăn được bao nhiêu, ăn như thế nào cũng là điều cần đặc biệt quan tâm.
Thông thường, khẩu phần ăn của mèo sẽ được thiết lập dựa trên trọng lượng cụ thể của mỗi chú mèo. Mỗi kg trọng lượng của mèo sẽ tương ứng với khoảng 40- 50g thức ăn. Chẳng hạn như bé mèo của bạn nặng 3kg sẽ cần 120- 150g thức ăn, trong đó tỷ lệ thịt- rau- cơm sẽ là 50: 30: 20.
Ngoài ra, các bạn chú ý không cần cho mèo ăn cơm thường xuyên. Có thể bổ sung, thay thế cơm bằng một loại thực phẩm giàu tinh bột để đổi mới bữa ăn cho mèo con đồng thời hạn chế nguy cơ tiêu chảy do ăn quá nhiều cơm.
Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc mèo con Cho mèo con uống sữa bò được không?Mèo con không có khả năng hấp thu lactose nên bạn không nên cho mèo sử dụng sữa bò, tránh nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa ở mèo.
Nên cho mèo con ăn mấy bữa trong ngày?Mèo con từ 6- 10 tuần tuổi cần được cho ăn 6- 8 bữa/ngày, mèo con được 10 tuần đến 6 hay 7 tháng tuổi cần ăn 4 bữa/ngày và mèo con được 9 tháng tuổi cần ăn 3 bữa mỗi ngày.
Cho mèo uống nước đường không?Việc cho mèo uống nước đường chỉ được khuyến khích trong trường hợp mèo có biểu hiện đói, suy nhược cơ thể và yếu và ngủ lịm đi. Lúc này bạn có thể cho 1 thìa nhỏ đường glucose vào cốc nước đun sôi để nguội rồi cho mèo uống. Tuy nhiên chú ý chỉ cho mèo uống 1 lần không cho uống tiếp sau đó.
Chó Ăn Gì Để Mập? Làm Sao Để Giúp Cho Tăng Cân
Chú chó của bạn chăm mãi mà vẫn cứ gầy đi mà chẳng thấy tăng cân gì. Bạn có cảm thấy sốt ruột không? Hẳn là đang rất nóng lòng rồi? Chó của mình có bị sao không nhỉ? Cho chó ăn gì để mập đây?
Đừng lo lắng, tất cả những băn khoăn của bạn sẽ được giải quyết qua bài viết sau đây!
Trước tiên, muốn chú chó tăng cân trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao chú chó không béo được? Từ những nguyên nhân đó chúng ta mới có thể tìm ra những giải pháp giúp chúng tăng cân được.
Nguyên nhân khiến chó không béo đượcĐầu tiên, bạn cần đánh giá lại tổng quan sức khỏe của chú cún nhà bạn bằng cách theo dõi cân nặng của chú cún. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó không béo đươc. Trong đó có một số nguyên nhân phổ biến sau:
1. Nguyên nhân ngoại cảnhChú chó của bạn không ăn được đôi khi chỉ là do chưa quen hoặc không ăn được các loại thức ăn bạn đưa ra.
+ Thông thường, khi tiếp xúc với một môi trường mới, nhất thời chú chó sẽ không thể thích nghi nhanh được nên có thể sẽ mất một thời gian để điều chỉnh lại.
+ Đôi khi bạn cũng cần để ý xem chú chó của bạn thích ăn gì? Có thể đồ ăn bạn cho không phù hợp với chúng hoặc khẩu phần ăn của chó không đủ dinh dưỡng.
+ Nếu nhà bạn nuôi nhiều cún thì nên để ý, có thể chỉ là do chú chó đó bị giành thức ăn nên dẫn tới bị đói.
Những chú chó mà ăn mãi vẫn không béo rất có thể bị mắc chúng bệnh nào đó. Bạn cần theo dõi chú cún xem có biểu hiện gì bất thường hay không?
+ Đầu tiên, việc khiến chó không tăng cân có thể do tác hại của giun. Bạn nên tẩy giun cho chó theo định kỳ để bảo đảm sức khỏe của cún
+ Chó bị bênh sẽ biểu hiện một số dấu hiệu nhất định như chán ăn, khát liên tục, thiếu sức sống, nôn, tiêu chảy và thay đổi hình dáng cơ thể. Trong tình huống này điều bạn phải làm là đưa ngay chú chó đến bác sĩ thú y gần nhất. Những chú chó hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều thứ nên chúng tá không thể nào biết chúng mắc bệnh gì đâu.
Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý sẽ giúp bạn hiểu rõ về cún yêu của bạn hơn. Đồng thời cũng nhận được những lời khuyên hợp lý hơn.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân chó không tăng cân được. Chúng ta cần tìm ra giải pháp giúp chú chó tăng cân. Nếu chú chó của bạn mắc bệnh, hãy theo lời khuyên của bác sĩ để cho chú chó của bạn uống thuốc đúng giờ. Tẩy giun định kỳ để hệ tiêu hóa của chúng khỏe mạnh hơn. Điểm ta cần chú ý ở đây chính là chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chó. Bạn cần làm gì để chú chó ăn ngon và dễ dàng tăng cân hơn?
Những thức ăn cần thiết cho chó tăng cânThịt là khẩu phần ăn không thể thiếu của chó trong các bữa ăn của cún. Nhưng bạn cũng cần có một liều lượng thích hợp cho cún.
Chế độ ăn: 1 ngày có thể cho chó ăn 2 bữa thịt. Trong khẩu phần ăn mỗi bữa thì lượng thịt cần chiếm 2/3 lượng đồ ăn. Bạn có thể trộn thức ăn với cơm hoặc rau củ tùy ý.
Thịt có thể bạn lựa chọn các loại sau: Thịt lợn, bò, trâu, gà, cá (cá nên nấu chín và không nên chọn những loại cá nhiều xương có thể làm chó bị hóc). Các thức ăn nên lọc bỏ mỡ.
Xương động vật có chứa rất nhiều canxi giúp cho xương chó chắc khỏe và phát triển tốt. Chính vì thế 1 tuần bạn có thể bổ sung chó chó ăn 3 – 4 bữa xương sống hoặc nấu chín.
Tùy vào thể trọng của chó mà bạn có thể đưa ra khối lượng xương thịt sống cho chó như sau: Chó từ 5 – 10Kg ăn 200g. Chó từ 10 – 20kg ăn 200g – 300g, chó trên 20kg có thể ăn 500g thịt xương sống.
Lưu ý: Không phải cho chó ăn cả cục xương to đùng đâu mà nên mua xương về rồi xay ra cho chó ăn bằng máy xay thịt và không cần xay quá nát xương.
Một số loại xương có dính thịt cho chó ăn để nhanh béo như: Cổ gà, xương ức gà, thịt lợn phần sụn sườn… rất tốt cho chó. Thỉnh thoảng có thể dùng các loại để thưởng, tăng khẩu vị cho chó
Nội tạng động vật là thức ăn rất được ưa chuộng để giúp chó tăng cân. Bạn có thể bổ sung vào các bữa ăn tim, cật lợn, trâu, bò, gà … Nếu các thực phẩm đó đắt quá bạn có thể cho ăn phổi, gan, lòng lợn, trâu, bò đều được. Nó đều giúp chó phát triển khỏe mạnh và tăng cân. Chúng ta có thể bổ sung cho chó 1 tuần 4 bữa với các dòng thực phẩm nội tạng này.
4. Các loại trứng thường, trứng vịt lộnTrứng có nguồn dinh dưỡng cực kỳ cao. Các bạn có thể chó chó ăn trứng sống hoặc trứng nấu chín tùy ý nhưng nên chọn trứng gà ta là tốt nhất. Các loại trứng vịt lộn hoặc trứng gà lộn nấu chín cho chó ăn cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe và giúp chó phát triển tốt.
Trứng cũng chứa khá nhiều vitamin B12. Ngoài ra, trứng còn giàu vitamin A, riboflavin, folate, vitamin B12, sắt, selen và axit béo. Bạn có thể thêm một quả trứng vào thực phẩm của chó và cho chó ăn 3 lần mỗi tuần.
5. Bổ sung các loại cá, cua, hải sảnTrong hải sản có nhiều chất Vitamin D giúp chó phát triển, khỏe mạnh và nhanh lớn hơn. Các chất này có chứa nhiều trong các thực phẩm như cá hồi, cá mòi và các loại cá khác.
Bạn có thể cho chó ăn 1 tuần 2 – 3 lần. Nhưng các bạn cần lưu ý khi ăn cá nhớ bỏ xương cho cún. Bởi vì những chú chó ham ăn rất dễ bị hóc xương.
6. Cho chó uống sữa, các thực phẩm chức năng.Sữa là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng và chất béo giúp cho tăng cân. Bạn có thể bổ sung thỉnh thoảng mỗi tuần cho chó uống một lần. Không phải các loại sữa chúng ta hay uống mà chính là các sản phẩm sữa dành riêng cho chó được mua tại các . Các thức ăn có thành phần từ sữa cũng rất tốt cho thú cưng của bạn.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung bằng các thuốc bổ sung dinh dưỡng cho chó như: ,...
Thỉnh thoảng bạn có thể cho chó ăn thêm các loại hạt để giúp cho nhanh béo. Nên cho ăn ít 1 tuần chỉ ăn 2 lần cho mỗi bữa ăn. Các loại hạt bổ sung như: Hạt gạo nứt, hạt lúa mạch, hạt lạc, đỗ, đậu… Tất cả các bạn nên nấu chín cho chó để chó dễ tiêu hóa
Trong thức ăn cho chó để bổ sung rau, củ quả để tăng cường cho chó các chất xơ, tinh bột… Bạn có thể cho chó ăn nhưng loại như sau: cà rốt, bí đỏ, bí xanh, khoai tây, khoai lang, súp lơ, cải xanh, rau muống, rau khoai lang …. Hoặc bổ sung thêm các trái cây như: táo, dâu, lê …. cho chó trong khẩu phần ăn. Nếu chó không thích bạn có thể băm nhỏ rồi trộn lẫn sẽ giúp chú chó dễ ăn hơn.
Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn
Cho Mèo Ăn Gì Để Nhanh Béo Tốt Và Mập Mạp?
Nước là một phần không thể thiếu cho bất kì loại động vật nào, và cả mèo cũng vậy. Đặc biệt đối với mèo, chỉ cần chúng bị mất đi khoảng 10% lượng nước trong cơ thể là sẽ có nguy cơ mắc các rối loạn về điện giải và rối loạn chức năng toàn thân.
Chính vì vậy mà các bạn cần phải đảm bảo lượng nước hàng ngày cho chúng. Tuỳ vào thời tiết cũng như cường độ hoạt động của mèo, trung bình mèo cần từ 60 – 80ml nước/kg trọng lượng cơ thể trong một một ngày. Các bạn có thể cho mèo uống nước trực tiếp hoặc cho thêm nước vào thức ăn bột của mèo.
Để nuôi mèo béo thì các bạn không thể bỏ qua chất béo vì đây là chất khá quan trọng để giúp mèo nhanh chóng cải thiện được cân nặng. Chất béo cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào và làm cho thức ăn có mùi vị thơm ngon hơn, kích thích vị giác của mèo.
Bên cạnh đó, chất béo còn cung cấp các loại vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K. Không chỉ giúp mèo mập lên mà chất béo còn giúp những chú mèo sở hữu được một bộ lông bóng mượt và khoẻ mạnh. Các thực phẩm chứa chất béo điển hình như: Mỡ cá, trứng, bơ.. rất phù hợp để bổ sung vào khẩu phần ăn của chúng.
Protein là yếu tố chính trong việc xây dựng các cơ bắp chắc khoẻ và tái tạo tế bào cho mèo. Protein có trong thịt, cá, trứng, củ quả, ngũ cốc, sữa (sữa dành cho mèo)… Protein từ các thực phẩm này đều khác nhau, vì vậy để mèo hấp thu được những loại protein cần thiết trong việc phát triển thì đòi hỏi bạn phải cung cấp tất cả các loại thực phẩm này một cách hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày của mèo.
Taurine
Một trong những axit amin quan trọng nhất có chủ yếu ở trong thịt. Hầu như không có ở các loại thực vật là Taurine. Việc thiếu taurine ở mèo có thể gây thoái hóa võng mạc trung tâm. Dẫn đến mù lòa không hồi phục, cũng như suy tim. Đây là lý do tại sao việc thêm taurine vào chế độ ăn của mèo là rất quan trọng.
Arginine
Cũng như Taurine. Cơ thể mèo không thể tự tổng hợp được chất này mà chúng ta phải bổ sung cho chúng từ thức ăn hằng ngày. Arginine đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào và chữa lành các vết thương. Tăng chức năng miễn dịch của cơ thể, loại bỏ đi amoniac ra khỏi cơ thể của mèo.
Mèo phải điều tiết các men cho việc tiêu hóa các protein. Vì vậy, nếu mèo bị thiếu hụt protein, enzyme của nó sẽ tự phân hủy cơ riêng của mèo. Sẽ làm cho mèo ngày càng trở nên gầy gò hơn. Vì vậy, chế độ ăn đủ đạm là rất quan trọng khi nuôi mèo béo. Một điểm lưu ý nhỏ là khi mèo ăn quá nhiều protein sẽ thải qua nước tiểu. Nhưng điều này không gây hại trầm trọng.
Carbohydrate là các chất có chứa chất bột đường. Với những chú mèo gầy phải cần tiêu thụ tinh bột để tạo năng lượng, tinh bột có trong cơm, ngũ cốc… Nên trộn các loại thức ăn giàu đạm, chất béo với cơm để nuôi mèo béo nhanh hơn. Tuy nhiên Đối với mèo, không cần quá nhiều Carbohydrate trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Nếu mèo ăn quá nhiều chất bột đường có thể gây ra bệnh béo phì. Mèo già cần ăn giảm lượng bột đường tránh các bệnh về tim mạch hoặc đái tháo đường.
Vitamin cùng với các khoáng chất và enzim tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể của mèo. Ở mèo, Vitamin được chia làm 2 loại :
Vitamin trong mỡ (A, D, E , K) : Lưu trữ trong mô mỡ và gan rồi đào thải ra ngoài từ từ nếu dư thừa.
Vitamin tan trong nước (B, C)
Mèo có thể tự tổng hợp vitamin C với số lượng vừa đủ. Giúp cho mèo phát triển khỏe mạnh và nhanh béo hơn. Vì vậy bạn không cần phải cung cấp vitamin C cho mèo.
Khoáng chất là yếu tố rất cần thiết cho việc duy trì sức khoẻ và cân nặng của mèo. Canxi và Phốt pho đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xương và giúp xương luôn được săn chắc. Các khoáng chất khác giúp mèo có thể duy trì được hệ thống miễn dịch, các tế bào, hồng cầu, làn da khoẻ mạnh…
Mèo ăn gì nhanh béo? Các loại thực phẩm giúp nuôi mèo béo 1. Các loại thịt (đã được nấu chín)Thịt bò nạc (không nên cho mèo ăn thịt mỡ, gân gây khó khăn trong việc tiêu hóa), thịt gia cầm, cá (không để xương).
Mèo có thể ăn trứng, tốt nhất là nấu chín (vì lòng trắng trứng sống có chứa một chất làm giảm sự tiêu hóa protein ở mèo)
Tôm là nguồn protein tuyệt vời, ít calo, và rất được mèo ưa thích. Lưu ý không cho mèo ăn vỏ tôm, chất benzoic acid có trong vỏ tôm là chất độc hại cho mèo.
Mèo cũng rất quan tâm đến rau quả vì nó giúp kích thích đường tiêu hóa, cải thiện hệ thực vật đường ruột, và do có ít calo, rau quả có thể tăng khối lượng thức ăn mà không cần quan tâm vì dư thừa calo. Rau nên được nấu chính và tránh cho mèo ăn các loại rau như: Rau chân vịt, cà rốt, đậu xanh, cà tím, nho.
Mèo ăn gì nhanh béo chắc sẽ không còn là câu hỏi khó đối với bạn. Bạn hãy lưu ý rằng, bên cạnh các loại thức ăn tự chế biến bạn có thể sử dụng thêm các loại thức ăn hạt khô hảo hạng với các thành phần tự nhiên tốt cho mèo như thức ăn hạt khô Nutrience. Việc thay đổi giữa thức ăn chế biến và thức ăn khô cũng sẽ giúp mèo ngon miệng hơn và từ đó cải thiện được đáng kể cân nặng của mèo cưng.
Nên Cho Poodle Ăn Gì Để Khỏe Đẹp?
Chắc bạn đang rất loay hoay trong việc chăm sóc chú Poodle mới về. Pety hi vọng giúp được bạn trong việc lựa chọn thức ăn và lên thực đơn hằng ngày cho Poodle trong bài viết này.
Chó Poodle ăn gì để tốt cho sức khỏe?Hãy dựa vào độ tuổi để cung cấp cho Poodle một khẩu phần ăn phù hợp:
Từ 2 – 3 tháng tuổi: Đây là lúc chó Poodle con được cai sữa mẹ và tách đàn. Hệ tiêu hóa của ẻm còn khá yếu, do đó bạn nên cho chúng ăn thức ăn khô dành cho chó con, ngâm cho mềm với sữa (loại dành riêng cho thú cưng). Bạn nên cho ăn thành 3-4 bữa trong một ngày, các bữa cách đều nhau và trong khung thời gian cố định để tập cho chó thói quen ăn uống và vệ sinh khoa học.
Từ 3 – 6 tháng tuổi: Lúc này hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn chỉnh nên đương nhiên không thể ăn được những đồ ăn như Poodle trưởng thành. Đặc biệt, các dòng chó như Teacup Poodle, Toy Poodle… là những dòng chó trung bình nhỏ nên chế độ ăn cũng có đôi chút khác biệt so với giống chó lớn hơn. Bạn vẫn cho chó ăn hạt mềm hoặc có thể cho ăn cháo đặc nấu với thịt.
Từ 6 tháng tuổi trở lên: lúc này hệ tiêu hóa của Poodle đã ổn định, bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn tự chế biến và có sẵn. Nên giảm tần suất bữa ăn xuống 2 – 3 bữa/ ngày đồng thời nâng cao số lượng cũng như chất lượng của thức ăn. Bên cạnh đó nên bổ sung các loại rau củ, bánh quy cho chúng ăn.
Chó Poodle nên ăn gì?Rất nhiều bạn thắc mắc rằng chó poodle ăn cơm được không? Câu trả lời là Có. Nhưng chúng tôi khuyên các bạn nên cho chó ăn các loại hạt khô vì loại thức ăn này đã được cân bằng khẩu phần theo tỉ lệ dinh dưỡng giúp chó tiêu hóa tốt và phân cũng đỡ có mùi hôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho Poodle ăn cháo hoặc cơm để cung cấp tinh bột; các loại thịt như thịt heo, thịt bò, thịt gà; các loại rau củ quả bổ sung vitamin và khoáng chất trứng và sữa cung cấp canxi và protein.
Chó Poodle ăn gì để đẹp lông?“Có thể bạn thừa biết” bộ lông dài xoăn tít và mềm mại của Poodle được xem là yếu tố làm nên giá trị, tạo nên “nhan sắc” của Poodle. Bên cạnh việc chăm sóc, tắm gội và cắt tỉa lông thường xuyên thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bộ lông của Poodle.
Nếu bạn tìm kiếm trên mạng thì hầu hết mọi người đều gợi ý cho chó Poodle ăn trứng vịt lộn đầu tiên. Vậy thì bạn hãy nhanh chóng mua trứng vịt lộn về cho Poodle nhà mình thôi. Bởi vì trong loại trứng này có rất nhiều vitamin và khoáng chất không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn khiến cho bộ lông của Poodle trở nên dày và mượt mà trong khoảng 1 tháng.
Bên cạnh đó, các món ăn như cà rốt, viên dầu cá, bì lợn hay hoa hồi cũng rất giàu dinh dưỡng, giúp lông Poodle trở nên bóng bẩy hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm phô mai hoặc gan heo với liều lượng vừa phải. Nếu cho ăn nhiều quá, Poodle có thể bị thừa cân đấy.
Chó poodle không được ăn gì?
Đồ ăn không đảm bảo an toàn: Hệ tiêu hóa của Poodle đặc biệt là Poodle con khá yếu nên đồ ăn không sạch, an toàn sẽ làm chúng dễ mắc bệnh tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến gan.
Đồ ăn quá nóng hoặc lạnh: sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
Đồ nhiều dầu mỡ: có thể khiến con nhà bạn bị tiêu chảy.
Đồ ăn có đường, đồ ngọt: khiến chó bị đầy bụng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa hoặc thường bị chảy nước mắt.
Giống như những đứa trẻ, Poodle cũng cần được chủ nhân yêu thương, quan tâm và chăm sóc. Việc quan tâm xem Poodle ăn gì và lưu ý về chế độ dinh dưỡng của chúng không chỉ là tình yêu mà còn là trách nhiệm của chúng ta khi đã nhận nuôi động vật đấy.
Chó Poodle Ăn Gì? 5 Bí Quyết Để Nuôi Chó Poodle Khỏe Mạnh
Chó Poodle ăn gì để khỏe mạnh
Poodle là giống chó có kích thước trung bình vì vậy lượng thức ăn của chúng tiêu thụ hàng ngày cũng thấp hơn các giống chó to khác.
Tùy thuộc vào size và tuổi của cún mà bạn nên sắp xếp khẩu phần và chế độ ăn cho phù hợp. Đặc biệt Poodle là giống chó có hệ tiêu hóa không được tốt như các giống chó khác nên thức ăn cũng cần phải lựa chọn và sắp xếp thật khoa học.
Điều đầu tiên, khi đón cún về, bạn nên tiêm phòng đầy đủ cho Poodle để tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hầu hết những người bán đều giữ cún lại cho tới khi chúng được 2-3 tháng tuổi để tiêm phòng và chăm sóc tới khi cứng cáp mới cho xuất chuồng.
Chó Poodle ăn gì ơ giai đoạn 1 – 2 tháng tuổiThời điểm này, cún còn nhỏ và chưa thể ăn được các thức ăn rắn. Bạn nên băm nhỏ hoặc say cháo nhuyễn ra cho chó.
Ngoài cháo bạn cũng có thể để cún ăn thức ăn khô chuyên dành cho chó sơ sinh được bày bán ở các cửa hàng thú cưng. Sử dụng các thức ăn khô này rất đơn giản: Bạn ngâm chúng vào nước nóng và để nguội, khi nước thấm sẽ giúp hạt mềm ra và dễ hấp thụ hơn.
Chú ý: Nên chia khẩu phần ăn ngày của cún thành nhiều bữa nhỏ. Hệ tiêu hóa đường ruột của Poodle không tốt vì vậy việc chia nhỏ thành nhiều bữa sẽ giúp chó nhà bạn dễ tiêu hóa hơn nhiều.
Nếu có điều kiện, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho chó bằng việc cho chúng uống sữa ấm pha loãng. Các bữa ăn có thể cách đều nhau vài tiếng.
Chó Poodle 3-6 tháng tuổiỞ giai đoạn này, kích thước cơ thể dù đã lớn hơn rất nhiều nhưng các bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chó. Bạn hãy cho chúng ăn các thức ăn mềm kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác xay nhỏ. Cơm nát và các thực phẩm băm được cho là khẩu phần ăn phù hợp với cún. Thịt heo, gà, bò… băm thay đổi sẽ giúp chó có được một sức khỏe tốt.
Bạn cũng có thể chọn mua thức ăn hạt khô cho cún theo độ tuổi được bày bán ở các cửa hàng thú cưng. Các loại thức ăn hạt này sử dụng khi bạn không có thời gian làm thức ăn cho cún.
Chúng đầy đủ dinh dưỡng và được sử dụng nhiều hiện nay. Tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn hạt được trộn một cách hợp lý để Poodle ổn định hệ tiêu hóa.
Bạn có thể giảm thiểu số bữa ăn so với 2 giai đoạn trước. Chó Poodle ở giai đoạn này cần nhiều dinh dưỡng hơn hẳn. Một bữa ăn của chúng cần đáp ứng chất lượng hơn là số lượng.
Trong khẩu phần ăn cần cung cấp đủ các thành phần như canxi, tinh bột, protein và một số khoáng chất, vitamin, chất xơ từ các loại rau , củ, quả…Chó thường không thích ăn rau nhưng nếu xay nát và trộn chung với đồ ăn, chúng sẽ không nhận ra.
Bộ lông của Poodle được xem là thứ quý giá nhất khi nuôi giống chó này. Để chăm sóc tốt cho lông, ngoài việc chải chuốt và làm đẹp, bạn có thể cho chúng ăn thêm trứng vịt lộn để để thêm mượt mà hơn.
Ngoài ra, theo ý kiến của cá nhân mình, bạn nên cạo lông máu cho Poodle để chúng có được một bộ lông xoăn khi trưởng thành.
Một số lưu ý khi chăm sóc Poodle
Khi cún còn nhỏ, bạn sử dụng thức ăn khô thì cần thêm nước ấm để mềm cho cún dễ ăn. Giảm dần lượng nước khi lớn lên và cho ăn trực tiếp tùy thuộc vào độ tuổi của chó.
Tránh để Poodle ăn các loại thức ăn cứng như xương, nội tạng động vật, đồ nóng, cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ… tất cả đều ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.
Theo dõi sức khỏe của chó thường xuyên, nếu thấy có dấu hiệu lạ như tiêu chảy hoặc nôn ói cần xem lại chế độ ăn . Việc thừa đạm hoặc quá no cũng khiến chúng cảm thấy khó chịu và dẫn tới tiêu chảy. Giảm ngay lượng chất đạm trong khẩu phần ăn và số lượng thức ăn hàng ngày khi thấy dấu hiệu này.
Vệ sinh sạch sẽ bát ăn và tuyệt đối không để Poodle ăn thức ăn thừa.
Kết hợp phơi nắng sáng sớm để tăng cường vitamin D cho cún. Đưa cún ra hoạt động ngoài trời còn giúp chó phát triển hệ cơ xương tốt hơn.
Hiện nay trên thị trường đang có người bán chó Poodle giá 2 triệu, 1 triệu. Đây hầu hết là những chú chó bệnh hoặc nhập lậu hay lai với chó ta. Vì vậy để mua được những chú chó Poodle có chất lượng, bạn cần tới nơi xem chó trực tiếp và yêu cầu người bán cung cấp ảnh bố mẹ hoặc ảnh chó mẹ cho cún bú.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Poodle Ăn Gì Để Mập trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!