Xu Hướng 9/2023 # Chó Pitbull: Đặc Điểm, Bảng Giá, Cách Chăm Sóc # Top 16 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chó Pitbull: Đặc Điểm, Bảng Giá, Cách Chăm Sóc # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Pitbull: Đặc Điểm, Bảng Giá, Cách Chăm Sóc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Pitbull một trong các loại khuyển chiến nổi tiếng trên thế giới. Với thân hình lực lưỡng, sức khỏe cường tráng, lì đòn, gương mặt dữ tợn Pitbull dễ dàng khiến đối thủ khiếp sợ. Ngày này giống chó này được thuần hóa và trở thành một trong những pet cưng được săn đón. Vậy bạn biết gì về giống chó này?

Hulk chú chó pitbull rất nổi tiếng: https://www.youtube.com/watch?v=BCqJCOWUc-Q

Pitbull chúa tể của dòng khuyển chiến ra đời từ khá sớm khoảng thế kỷ thứ 19. Trải qua hơn 2 thế kỷ có nhiều điều thú vị về giống chó này mà nhiều bạn trẻ ngày nay chưa biết.

Lịch sử ra đời giống chó Pitbull

Nhiều người cho rằng giống chó này xuất hiện đầu tiên ở Mỹ. Tuy nhiên vào giữa thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 Pitbull đã xuất hiện. Nó được người Anh lai tạo nên. Sau đó người Anh đã mang nó đến Mỹ để phục vụ chiến tranh. Trong các cuộc chiến Pitbull được giao nhiệm vụ canh gác và săn bắt.

Đặc điểm ngoại hình của giống chó Pitbull thuần chủng

Không giống các loài pet cưng khác Bull có vẻ ngoài dữ tợn, gân guốc. Ngoại hình này sẽ gây thất vọng lớn đối với những ai yêu thích vẻ đẹp ngọt ngào, dễ thương. Tuy nhiên ở giống chó này vẫn toát lên một nét đẹp mạnh mẽ thu hút nhiều người. Vậy ngoại hình của những chú chó này có gì nổi bật.

Giống chó này ưu điểm là đô con nhưng không cao cho lắm. Chiều cao trung bình của một bé Pitbull vào khoảng 45 đến 60 centimet. Mỗi con có cân nặng trung bình từ 18 đến 32 cân.

Thân hình chó Pitbull

Dù rằng chiều cao khiêm tốn nhưng thân hình của giống chó Pitbull hoàn toàn không làm bạn thất vọng. Chó Bull sở hữu một thân hình cường tráng, săn chắc với các múi cơ lồ lộ dưới lớp da dày. Bé Bull có 3 vòng hẳn hoi với vòng ngực nở nang, vòng eo thon gọn, vòng 3 săn chắc.

Hàm và lực cắn của chó Pitbull

Điều khiến ai cũng phải khiếp sợ bé Pitbull là hàm răng tử thần. Khung xương hàm của giống chó Bull cực khỏe, chắc, nhọn. Mặt khác với tính háu chiến trong người Pitbull sẵn sàng xé nát bất cứ thứ gì chúng ngậm. Do đó sẽ rất nguy hiểm nếu chẳng may bị Pitbull cắn. Vì vậy khi đưa bé Bull ra ngoài chủ nhân nhớ dùng dụng cụ rọ mõm để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh.

Khuyển chiến Pitbull có một bộ lông ngắn và cứng. Qua bộ lông này mọi đường nét săn chắc trên cơ thể bé Bull đều hiện rất rõ. Tùy giống mà lông của bé Bull có 1 hay nhiều màu. Do Pitbull là chó lai nên màu lông của nó phụ thuộc vào chó bố và mẹ.

Đặc điểm tính cách của chó Pitbull

Khi gặp gỡ lần đầu bé Pitbull ngoài cảm giác sợ hãi trong bạn nhất định nhen nhóm lên sự tò mò. Sở hữu vẻ ngoài đáng sợ và hiếu chiến nhưng thực sự Bull có phải là loài chó nguy hiểm cần tránh xa hay không?

Giống chó thông minh và trung thành

Xuất thân là loài khuyển chiến nên trong mình Pitbull đã có sẵn máu hiếu chiến không thể xóa bỏ. Để tham chiến bé Bull có một bộ não cực thông minh. Do đó nó có thể dễ dàng bắt chước và làm theo sự dạy dỗ của các quản giáo. Vì quá thông minh nên các bé Bull cực kỳ cao ngạo. Vì thế thời gian đầu bạn khó lòng thuần hóa nó.

Giống chó hiền hòa và thân thiện?

Nói ra điều này chắc nhiều người sẽ khó tin. Tuy nhiên Pitbull hoàn toàn hiền lành nếu được yêu thương và dạy dỗ chu đáo. Chỉ cần chịu khó bạn có thể khơi dậy tính dễ mến của bé Bull. Pitbull thậm chí có thể chơi đùa với trẻ em, thân thiện với các loài chó khác nếu nó được huấn luyện bài bản.

Bản thân máu trong cơ thể Pitbull đã có sẵn tính hiếu chiến. Do đó nó sẵn sàng tấn công bất kỳ ai dám khiêu khích hay chọc giận nó. Chỉ cần cảm thấy nguy cơ bị đe dọa là ngay lập tức Pitbull sẽ đáp trả. Đó là nguyên nhân vì sao Pitbull được mệnh danh là loài chó dữ tợn nhất thế giới.

Môi trường sống của chó Pitbull

Pitbull sống trong quân đội và lăn lộn ngoài chiến trận nên thích chạy nhảy, vận động, đặc biệt thích hợp với các bài tập luyện nặng. Do đó khi nuôi chó Pitbull chủ nhân cần bố trí không gian rộng rãi giúp chúng phô diễn hết tài năng và sức mạnh. Bạn nên hạn chế nhốt Pitbull trong khoảng thời gian dài và liên tục vì làm như vậy càng khiến chúng hung tợn và nguy hiểm hơn.

Giống chó Pitbull có sức ăn gấp đôi so với chó thông thường. Một con chó Pitbull trưởng thành tiêu thụ mỗi ngày một lượng thức ăn gấp 3 người bình thường. Để giúp các múi cơ trên cơ thể Pitbull hình thành và nở nang thì không thể thiếu thịt đỏ trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Thịt bò, gà, trứng vịt, trứng gà, nội tạng động vật, rau củ quả,…là các loại thực phẩm tốt cho Pitbull. Quả thật việc nuôi một em pet Pitbull tốn kém khá nhiều. Chúng không chỉ đắt về giá mà chi phí mua thức ăn cho chúng cũng tốn một số tiền không nhỏ.

Huấn luyện chó Pitbull

Pitbull vốn dĩ thông minh có thừa nên việc dạy cho nó hiểu biết thực sự khá dễ và ít tốn thời gian, công sức. Tuy nhiên để hóa giải tính khí dữ tợn và hung hãn của chúng là một việc làm hết sức kỳ công. Bạn cần phải xây dựng một kế hoạch huấn luyện chu đáo từng bước một. Khi mới mua Pitbull mang về nhà bạn nên áp dụng các bài huấn luyện ngay sau đây:

Dạy chúng không tiếp xúc gần với bất kỳ ai nếu chưa nhận được sự cho phép từ bạn.

Dạy chúng biết nghe và thực hiện theo hiệu lệnh đứng, ngồi, bắt tay và nằm

Dạy chúng biết theo sau khi nhận được lệnh từ chủ nhân.

Để nuôi lớn một em pet Pitbull là việc không hề dễ dàng. Nhằm nuôi dạy và rèn luyện tốt bé Bull bạn lưu ý các yếu tố sau:

Chế độ tập luyện của chó Pitbull

Như đã nói ở trên bản tính của Pitbull là năng động và thiện chiến. Bạn không giúp chúng giải phóng năng lượng thì tất nhiên chúng sẽ trở nên cáu gắt và bực bội. Do đó mỗi ngày bạn nên dành thời gian luyện tập cùng chúng vừa giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai, săn chắc cơ bắp vừa giúp chúng ngoan ngoãn hơn.

Đối với các bé Bull từ 2 đến 4 tháng tuổi bạn cho chúng ăn ba buổi mỗi ngày. Thức ăn gồm nạc và rau củ quả. Tuổi này không nên cho bé Bull ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.

Bé Bull từ 4 tháng tuổi đến dưới 10 tháng tuổi thì cho ăn 2 buổi một ngày với lượng thức ăn tăng lên. Lúc này bạn cho chúng làm quen với một ít tinh bột và dầu mỡ. Đặc biệt các bé Bull dưới 7 tháng tuổi không nên cho ăn xương vì dễ hốc rất nguy hiểm.

Pitbull thích hợp với các bài tập nặng. Do đó bạn có thể cho chúng tập luyện kéo xe, tập tạ, nhảy cao hay chạy bền,…Tùy thời điểm mà bạn áp dụng bài tập cho chúng phù hợp.

Nuôi và dạy chó Pitbull đúng cách

Các bệnh thường gặp ở chó Pitbull

Loạn sản xương

Dị ứng

Bệnh dại

Để phòng tránh tốt các bệnh này chủ nhân đừng quên chăm sóc chúng cẩn thận. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường bạn nên mang nó đến cơ sở Thú y gần nhất.

Phân biệt chó Pitbull và chó American Bully

Bully American là giống chó lai từ Pitbull do đó nó có nhiều đặc điểm giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn cả hai là một. Tuy nhiên nếu bạn để ý các đặc điểm mà chúng tôi nêu sau đây sẽ dễ dàng phân biệt được hai giống chó này.

Cơ bắp của Bully có phần nở nang hơn Pitbull nhưng so về chiều cao thì kém hơn.

Bully duy chuyển chậm hơn so với Pitbull.

Pitbull hung hăng, dữ tợn nhưng Bully thì hiền hòa, trìu mến hơn.

Chó Pitbull có giá bao nhiêu trên thị trường?

Pitbull hiện nằm trong danh sách các pet cưng được săn đón nên dĩ nhiên có rất nhiều người quan tâm giá bán của nó bao nhiêu và chúng được bán ở đâu?

Mua bán chó Pitbull tại địa chỉ nào uy tín?

Hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp giống chó Pitbull. Tuy nhiên để mua được một chú chó Pitbull sức khỏe, thể lực cường tráng, thông minh, nhanh nhẹn hãy đến với vuonpet.com

Đến với chúng tôi bạn sẽ tìm thấy được cho bản thân một chú chó Pitbull hoàn toàn khỏe mạnh, tráng kiện, linh hoạt nhất. Những chú chó Pitbull do chúng tôi cung cấp không chỉ đảm bảo về độ thuần chủng mà còn là những con giống tốt nhất được chọn lọc từ các trại chó Pitbull lớn, uy tín.

Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Chú Chó Pitbull

Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Pitbull

Chó Pitbull (Dog Pitbull) là kết quả của quá trình lai tạo giữa hai giống chó Bulldog và Terrier. Chúng bắt đầu được nhân giống tại Mỹ từ đầu Thế kỷ 19. Ban đầu, chó Pitbull được nhân giống với mục đích tạo ra dòng chó chiến với sức mạnh tuyệt đối. Chúng được sử dụng để tham gia các cuộc đấu đẫm máu “bull-bear baiting” do người bản địa tổ chức.

Những chú Pitbull sẽ phải chiến đấu sống còn với một con bò tót hoặc một con gấu to lớn. Đây được coi là trò chơi tàn bạo, vô nhân đạo, vi phạm bộ luật bảo vệ động vật của người phương Tây. Đến tận năm 1935, nước Mỹ mới hoàn toàn cấm trò chơi này.

Từ những cuộc đấu đó, người ta đặt cho giống chó này cái tên Pitbull. Pit ở đây nghĩa là chiến đấu. Bull là những chú bò tót. Pitbull có nghĩa là “kẻ dám chiến đấu với bò tót” (Người Việt hay gọi thành chó Pitpull, chó Big bull, chó Pull hay chó Bun).

Thực ra, Pitbull không hẳn là tên riêng của một giống chó. Nó được dùng để gọi những giống chó có ngoại hình tương tự nhau, cùng một tổ tiên chung bao gồm: American Pit Bull Terrier, Bull Terrier, American Staffordshire Terrier và Staffordshire Bull Terrier. Hai giống chó American Pitbull Terrier và American Staffordshire Terrier có thể coi là một. Chỉ có điều American Staffordshire Terrier được lai tạo và thuần hóa để làm thú cưng. Còn American Pitbull Terrier được huấn luyện để bảo vệ, canh gác hoặc làm chó chiến.

Lịch sử ra đời giống chó Pitbull

Pitbull xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 18 tại các nước Anh, Ireland và Scotland. Đầu thế kỷ 19, chúng được những người Anh đem sang Mỹ dùng cho công việc canh gác trang trại, giữ nhà hoặc săn bắt thú rừng. Người Mỹ ngay lập tức nhận ra sức mạnh của giống chó này. Họ tiến hành lai tạo chúng với những dòng chó bản địa để tạo ra giống chó Pit bull to lớn, khỏe mạnh và hung dữ hơn nhiều so với phiên bản người Anh.

Vào thời điểm đó, Pitbull được coi là giống chó mạnh và hung dữ nhất trên Thế Giới. Chúng được huấn luyện để tham gia các cuộc chiến đẫm máu. Tuy nhiên, sau năm 1935, những cuộc chiến này bị cấm, Pitbull được thuần hóa, trở nên hiền lành hơn. Chúng chủ yếu được nuôi để bảo vệ, canh gác hoặc làm thú cưng. Công việc chó chiến gần như bị xóa sổ hoàn toàn.

UKC (Tổ chức về chó ở Mỹ) đã công nhận Pitbull là giống chó riêng vào năm 1898, với tên gọi American Pitbull Terrier. Tuy nhiên, đến năm 1930, chúng lại được AKC (Hiệp hội chó giống Mỹ) đổi tên thành American Staffordshire Terrier. Pitbull đứng đầu danh sách những giống chó nguy hiểm nhất trong tổng số 400 giống chó trên Thế Giới hiện nay.

Sự xuất hiện của chó Pitbull ở Việt Nam

Những năm 2000, khi phong trào chơi chó cảnh chưa phát triển, giống chó Pitbull tại Việt Nam gần như không có một con nào. Tuy nhiên, vào năm 2003, những chú chó Pitbull thuần chủng đầu tiên được nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam bởi ông Mai Anh Tuấn (hay còn được gọi là “Tuấn Trắng”) – một “đại gia” trong giới chơi chó cảnh Việt Nam lúc bấy giờ.

Những chú Pitbull nhập khẩu từ Mỹ có giá không dưới 10.000$ cho một em có giấy tờ + gia phả đầy đủ. Ông Tuấn đã đem về Hải Phòng cho nhân giống và phát triển rộng rãi giống chó này tại Việt Nam.

Những con đời F1, F2 được bán ra với giá mềm hơn rất nhiều, khoảng 20-30 triệu cho một chú. Chỉ sau 1-2 năm, pit pull đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong mọi tầng lớp của Việt Nam.

Ngày nay, với việc được nhân giống rộng rãi, giá thành những chú chó Pitbull đã giảm đi khá nhiều, phù hợp với người Việt hơn. Những trại chó Pitbull ở Hà Nội, trại chó Pitbull HCM, … mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán giống chó này. Ông Mai Anh Tuấn hiện đang sở hữu trại chó Pitbull Tuấn Trắng tại Hải Phòng với những chú chó cực kỳ chất lượng.

Những loại chó Pitbull được công nhận

Trong số 4 chú chó được công nhận thuộc dòng dõi Pitbull thì giống American Pit Bull Terrier là đứa có thân hình cân đối và thể thao nhất. Chúng cao nhất trong “hội” với chiều cao từ 43 – 53cm và nặng chỉ khoảng 15 – 30 kg. Ngoài ra toàn bộ những đặc điểm khác về thân hình như cơ bắp cuồn cuộn, hàm răng chắc khỏe, đôi mắt hình quả hạnh, tai cụp và ngắn của chúng cũng không khác gì những người anh em cùng họ khác.

Chó sục pitbull mỹ

Tuy nhiên đối với giống chó sục Pitbull Mỹ này người ta còn đang phân chia thành một phe mũi xanh (Blue Nose) và 1 phe mũi đỏ (Red Nose) nữa cơ. Thực chất đó chỉ là hai quan điểm, một bên thì cho rằng những chú chó mũi đỏ sẽ thông minh và hiếm hơn mũi xanh, từ đó giá thành cũng luôn cao hơn. Còn một bên thì cho rằng mũi xanh hay mũi đỏ thì cũng chả khác gì nhau, chúng vẫn được gọi là chó sục Pitbull Mỹ mà thôi.

Thực ra thì đúng là mũi xanh hay mũi đỏ cũng chỉ là sự khác nhau về màu mũi và lông mà thôi, còn tất cả các đặc điểm khác thì hầu như chúng đều giống nhau. Chỉ có điều rằng với tỷ lệ 10 chú chó Pitbull con sinh ra thì có tới 7, 8 chú mang mũi xanh rồi nên từ đó mới có việc nhiều con sen nâng giá đối với những chú chó mũi đỏ lên.

American Staffordshire Terrier

American Staffordshire Terrier hay còn gọi tắt là Amstaff tuy có một chút khác biệt về ngoại hình so với APBT nhưng để phân biệt hai đứa này thì thực sự khó. Theo nhiều con sen có kinh nghiệm thì kể cả những người chơi lâu năm cũng rất khó xác định một chú Pitbull sẽ thuộc dòng nào trong 3 đứa APBT, Amstaff hoặc Stafford bởi chúng quá giống nhau.

Một chú Amstaff có thể có cân nặng dao động từ 28 – 40 kg và chiều cao khoảng 43 – 48 cm, vì thế nên đây là đặc điểm duy nhất để bạn phân biệt Amstaff với APBT và chỉ có thể phân biệt khi chúng đã trưởng thành (chứ lúc còn nhỏ con nào chả giống nhau).

Staffordshire Bull Terrier

Staffordshire Bull Terrier về bản chất còn được coi là tổ tiên của những chú Amstaff, lý do là bởi cả hai giống chó này đều có nguồn gốc từ vùng Staffordshire, Anh. Vào những năm 1800, một số người Anh di cư sang Mỹ đã mang theo giống chó này và cũng chính bởi dòng Staffordshire này chưa được công nhận vào thời điểm đó nên người ta đã lai tạo, cải thiện chúng thành giống chó Amstaff có phần to lớn và mạnh mẽ hơn như ngày nay.

American Bully

Ngân tin rằng đây mới là giống mà nhiều bạn sẽ nhầm lẫn và tưởng rằng chúng là chó Pitbull nhất, bởi chính Ngân cũng một thời gian nhầm như vậy mà.

American Bully thực chất là sản phẩm lai tạo giữa chó Bulldog Mỹ và Pitbull. Chúng có ngoại hình cơ bắp giống y như APBT và đôi khi còn có phần to hơn. Tuy nhiên chúng lại tương đối lùn và đầu có xu hướng to về bề ngang. Chính vì vậy khi nhìn những chú Bully bạn sẽ có cảm giác chúng to hơn khá nhiều so với APBT thông thường.

Đặc điểm ngoại hình của giống chó Pitbull thuần chủng Chiều cao, cân nặng

Pitbull là giống chó có kích cỡ thân hình trung bình, thuộc loại vừa và nhỏ. Chiều cao, cân nặng vào độ tuổi trưởng thành như sau:

Chiều cao: 45-60cm.

Cân nặng: 18-32kg.

Thân hình chó Pitbull

Chó Pitbull sở hữu thân hình săn chắc với cơ bắp cuồn cuộn và khung xương vững chãi. Phần hông và cơ ngực nở nang, phần bụng hóp sâu. Đuôi nhỏ, ngắn, dựng thẳng đứng hoặc cuộn tròn trên lưng.

Bốn chân chó Pitbull khá ngắn, hai chân trước nhỏ và thẳng. Hai chân sau hơi cong nhẹ với bó cơ đùi săn chắc tạo cho chúng những bước đi thanh thoát, uyển chuyển, có thể tăng tốc linh hoạt trong bất kỳ trường hợp nào. Nhìn chung, giống chó sở hữu một vẻ đẹp sức mạnh

Khuôn mặt chó Pitbull trông khá lầm lì và hung dữ. Đôi mắt đỏ ngầu, trợn ngược, đôi tai tam giác dựng thẳng. Trán và gò má to gồ ghề. Phần mõm dài, chảy xệ, hơi xếch lên trên một chút để lộ hàm răng sắc cùng chiếc lưỡi đỏ ứng. Giống chó này đặc biệt hay cau mày, khiến người đối diện khiếp sợ chỉ bằng một cái nhìn.

Hàm và lực cắn của chó Pitbull

Chó Pitbull cơ bắp sở hữu một hàm răng đều, dài và cực kỳ sắc nhọn. Chúng có thói quen đã cắn một vật gì đó sẽ nhai nát và ngấu nghiến đến chết mới buông tha. Một khi bị chó Pitbull cắn, miệng vết thương sẽ rất rộng và sâu. Nhẹ thì mang tật vĩnh viễn, nặng thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi dẫn chó Pitbull ra ngoài, bạn nên chú ý đeo rọ mõm cho chúng.

Chó Pitbull sở hữu cơ hàm khỏe mạnh có cấu tạo được ví như một khớp khóa. Một khi đã nằm trong đó thì không thể thoát ra ngoài. Lực cắn của chó Pitbull có thể lên tới 250 pounds / inch vuông, tương đương 106.5kg. Chúng có thể giết chết bất kỳ giống chó nào chỉ bằng một nhát cắn, ngay cả Becgie Đức GSD cũng không phải đối thủ.

Cơ hàm và lực cắn của chúng mạnh đến nỗi, một chú chó Pitbull trưởng thành có thể dùng hàm đu mình trên dây 30 phút không biết mệt. Thậm chí, tại Mỹ đã từng ghi nhận trường hợp, một con Pitbull dùng cơ hàm kéo theo một chiếc xe 4 bánh di chuyển. Với sức mạnh như thế, giống chó này được ví như một chiến binh bất bại, không khuất phục trước bất kỳ điều gì.

Bộ lông chó pitbull

Pitbull có bộ lông ngắn và khá cứng, ôm sát cơ thể để lộ những bó cơ săn chắc. Màu lông chúng rất đa dạng, có thể là màu đơn sắc hoặc đa sắc do được lai tạo từ 2 dòng chó Bulldog và Terrier. Những màu lông phổ biến bao gồm: đen, nâu, xám, nâu đỏ, trắng xám, đen trắng, … Chó Pitbull đẹp là những chú có khoang màu, cực kỳ được yêu thích.

Đặc điểm tính cách của chó Pitbull Giống chó thông minh và trung thành

Pitbull thông minh là điều không phải bàn cãi. Chúng học hỏi nhanh nên việc huấn luyện mệnh lệnh khá dễ dàng. Tuy nhiên, cũng vì thông minh nên ban đầu, bạn sẽ không nhận được sự phục tùng của giống chó này. Chúng có thể quay ngược ra tấn công bạn. Tốt hơn hết, nên nuôi giống chó này từ nhỏ để tạo tình cảm và sự trung thành.

Pitbull cực kỳ trung thành với gia đình chủ. Chúng sẵn sàng bảo vệ đến chết khi chủ gặp nguy hiểm. Đây được coi là đặc điểm tính cách nổi trội nhất của giống chó này. Pitbull có thể học hỏi những bài tập huấn luyện từ cơ bản đến nâng cao một cách dễ dàng. Khả năng bảo vệ và canh gác của giống chó này không ai có thể phủ nhận.

Giống chó hiền hòa và thân thiện?

Một em Pitbull lớn lên với sự dạy dỗ và huấn luyện bài bản sẽ sinh sống khá tốt với con người. Chúng có thể chơi đùa cùng trẻ em và những con chó khác. Chúng sẽ tấn công khi bị trêu tức hoặc nhận thấy sự nguy hiểm từ phía bạn. Tính thân thiện luôn ẩn nấp trong giống chó này. Bạn cần biết cách khai thác chúng và kiềm hãm tính hung hăng lại là được.

Giống chó hiếu chiến

Lúc mới xuất hiện, Pitbull là giống chó hiếu chiến với khả năng chiến đấu đỉnh cao. Khi đã xông vào cuộc đấu, chúng cuồng điên và bất cần đến mức sẵn sàng tấn công đến chết dù đối thủ có to gấp 2, gấp 3 lần. Chó Pitbull ít khi bại trận, chúng sở hữu sức mạnh bền bỉ và sự dẻo dai, không gì có thể khuất phục được.

Pitbull có thể đối đầu trực diện với những con thú hung dữ như: bò tót, chó sói, gấu rừng, … mà không nể sợ hay lùi bước. Khả năng chịu đòn của giống chó này lớn đến mức chúng gần như không có cảm giác đau đớn và rất lì đòn, dù bị đánh chết cũng không buông tha con mồi.

Thêm một điểm đặc biệt nữa, Pitbull cực kỳ hiếu thắng và gan lỳ. Chúng không bao giờ tháo chạy hay bỏ cuộc trong một trận đấu. Giống chó này chỉ chấp nhận thua khi bị giết chết. Những chiến thắng của Pitbull đều do chúng tìm được chỗ hiểm trên cơ thể đối thủ. Một khi đã ngoạm chặt, chúng sẽ nghiến hàm và nhai nát chỗ hiểm cho đến khi con mồi bất động mới chịu nhả ra.

Ngày nay, tính hiếu chiến của Pitbull đã giảm đi rất nhiều. Do người ta không còn dùng chúng cho các cuộc chiến mà chủ yếu được nuôi trong gia đình để canh gác và bảo vệ. Nhưng dù sao tính hiếu chiến cũng là bản năng của giống chó này, bạn phải thật cẩn thận trong quá trình nuôi dạy.

Giống chó hung dữ và nguy hiểm

Pitbull được xếp hạng đầu (cùng với Ngao Tây Tạng) trong danh sách những giống chó nguy hiểm nhất đối với con người. Sự nguy hiểm của chúng thể hiện ở chỗ, một khi đã cắn vật nào đó, chúng sẽ cắn nát và giay nghiến đến chết mới chịu buông tha.

Tổ tiên là giống chó hung dữ bậc nhất. Nhưng qua nhiều quá trình lai tạo và thuần hóa, những chú chó Pitbull ngày nay độ hung dữ đã giảm đi rất nhiều. Thực tế, có những vụ chó Pitbull vô cớ tấn công con người, nhưng đó chỉ là số ít và chỉ xảy ra với những chú chó không được huấn luyện và dạy dỗ từ nhỏ.

Tuy nhiên, chó Pitbull nguy hiểm là sự thật. Bản tính sát thủ trong chúng luôn tồn tại. Bạn không nên cố ý chọc tức hay đánh đuổi giống chó này. Khi đã nuôi, bạn phải chấp nhận những rủi ro trong quá trình đào tạo và huấn luyện. Tốt nhất, khi chưa có kinh nghiệm, bạn không nên chọn nuôi chó Pitbull.

Môi trường sống của chó Pitbull

Pitbull cần được sống tại những nơi có không gian càng rộng lớn càng tốt. Chúng cần được chạy nhảy và luyện tập thường xuyên để thỏa mãn sức mạnh cơ bắp. Nếu bạn nuôi nhốt, chúng dễ bị kích động, có những hành vi mất kiểm soát, cực kỳ nguy hiểm.

Mỗi ngày, lượng thức ăn mà Pitbull tiêu thụ có thể gấp 2 đến 3 lần người trưởng thành. Đồng nghĩa với việc, chúng cần có nơi để giải phóng năng lượng. Bạn nên chú ý dành nhiều thời gian huấn luyện và cho Pitbull chạy nhảy hàng ngày. Có lẽ, cuộc sống trong thành phố đông đúc và náo nhiệt không thích hợp cho giống chó này.

Nếu sống trong căn hộ hay chung cư, bạn phải bỏ ngay suy nghĩ muốn nuôi chó Pitbull. Giống chó này không phù hợp với những nơi đông người hay chật chội. Chúng có thể tấn công khi có quá nhiều người vây quanh hoặc cắn phá đồ đạc khi bị nhốt trong nhà. Môi trường sống cũng quyết định phần nào tính cách của chó Pitbull. Tránh cho chúng sống ở môi trường có quá nhiều sự thù địch.

Thức ăn cho chó Pitbull

Pitbull là dòng chó chiến, hay vận động mạnh nên thức ăn cho chúng cần cung cấp một lượng đạm rất lớn. Loại thịt chó Pitbull thích ăn là thịt bò – nhiều đạm nhưng ít béo, cực kỳ phù hợp. Mỗi bữa, chó Pitbull có thể ăn 1-2 cân thịt bò. Để nuôi được giống chó này đòi hỏi bạn phải có kinh tế. Chỉ riêng tiền thức ăn đã tốn của bạn không dưới 50 triệu / năm.

Ngoài thịt bò, bạn có thể cho Pitbull ăn theo khẩu phần 12 chiếc cổ gà mỗi ngày, chia thành 2 bữa. Đây là thực đơn khuyến nghị nên dành cho những dòng chó chiến, giúp phát triển rất tốt các bó cơ, lại có thể luyện tập cơ hàm rắn chắc khi nhai. Bạn chỉ cần luộc sơ qua rồi cho Pitbull ăn là được.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng khác cho Pitbull bằng các thực phẩm: nội tạng, trứng vịt lộn, thịt lợn, rau củ quả, tôm, cua, … Bạn có thể cho Pitbull ăn cơm, nhưng thịt bò mới là thức ăn chính và bắt buộc phải cung cấp mỗi ngày. Chó Pitbull cũng không thích ăn đồ nước.

Huấn luyện chó Pitbull

Những trường hợp chó Pitbull cắn hay tấn công con người đều do chúng không được huấn luyện bài bản ngay từ khi còn nhỏ. Pitbull bẩm sinh đã mang trong mình bản năng sát thủ mạnh mẽ, bạn cần dạy cho chúng biết cách giao tiếp và ứng xử đúng mực với con người. Cho chúng hiểu bạn là chủ và chúng bắt buộc phải tuân theo mệnh lệnh của bạn.

Một số bài huấn luyện nghe lời cơ bản dành cho Pitbull:

Huấn luyện Pitbull không được lại gần bất kỳ ai khi chưa được cho phép: Chó Pitbull dễ hưng phấn và bị kích động khi nhìn thấy nhiều người. Nhất là khi họ chạy nhảy hay nô đùa trước mặt chúng. Pitbull có thể tấn công vì nghĩ họ nguy hiểm. Bạn cần huấn luyện chúng chỉ được phép lại gần đám đông khi bạn cho phép.

Huấn luyện các động tác ngồi, nằm, bắt tay: Mục đích của việc huấn luyện là giúp chó Pitbull biết cách nghe và tuân theo mệnh lệnh của bạn. Tạo cho chúng phản xạ có điều kiện ngay khi bạn ra lệnh.

Huấn luyện Pitbull đi theo chủ: có tác dụng kiểm soát chó Pitbull, không cho chúng chạy nhảy tự do. Có tính kỷ luật cao, giúp bạn quản lý chó Pitbull khi ra ngoài.

Cách nuôi chó Pitbull hiệu quả Chế độ tập luyện của chó Pitbull

Bạn nên cho Pitbull tập luyện hàng ngày để chúng phát triển thể lực cũng như cơ bắp. Đồng thời, giải phóng năng lượng thừa, tránh phá phách. Nên tập luyện ít nhất từ 1-2 tiếng mỗi ngày ngay từ khi chó Pitbull con được 5 tháng tuổi. Đơn giản nhất, bạn có thể cho chúng gặm xương ống chân bò để luyện tập cơ hàm chắc khỏe hơn.

Một số bài tập thể lực dành cho chó Pitbull:

Chạy bền: quấn xích vào cổ, cho chúng chạy theo xe máy từ 5-6km mỗi ngày.

Kéo lốp xe: buộc lốp xe vào phần thân bắt chúng kéo. Ban đầu, có thể dùng lốp xe máy. Sau tăng dần độ khó bằng lốp oto. Dần dần chuyển qua kéo xe, …

Đi bơi: có thể cho chó Pitbull đi bơi tại các sông, hồ quanh khu vực bạn ở.

Tập tạ: Buộc tạ vào 4 chân và bắt chúng di chuyển. Tăng dần khối lượng của quả tạ theo độ tuổi.

Nhảy cao: có thể buộc thịt bò lên cao, kích thích chúng nhảy lên cắn, phát triển phần cơ đùi săn chắc.

Một số bài tập phát triển cơ hàm cho chó Pitbull:

Dùng răng kéo lốp xe: Hoàn toàn dùng cơ hàm để kéo. Nên dùng lốp xe oto là phù hợp.

Đu mình bằng hàm: cho chó Pitbull cắn vào một vật nào đó trên cao. Giữ chúng đu mình trên đó 25-30 phút mỗi lần tập.

Cho cắn thân cây: Bạn có thể để thịt bò trong giữa thân cây. Chó Pitbull tham ăn sẽ cắn nát cây đó để lấy đồ ăn. Đây là cách để chúng luyện tập cơ hàm và gia tăng lực cắn.

Chăm sóc chó Pitbull

Khi nuôi giống chó cơ bắp như Pitbull, việc khó nhất là huấn luyện, việc chăm sóc thì quá dễ dàng. Bạn chỉ cần tắm cho chúng 1 tháng / lần đối với Pitbull chó con. Còn chó Pitbull trưởng thành, bạn nên để chúng tự tắm bằng cách cho đi bơi thường xuyên.

Giống chó này không đòi hỏi phải chăm sóc lông như những dòng chó cảnh khác. Bộ lông của chúng siêu ngắn và cũng ít khi rụng. Bạn tuyệt đối không nên lấy lược chải lông cho Pitbull. Chúng có thể hiểu lầm bạn cầm dao và tấn công ngược lại bạn.

Pitbull cũng không thể chịu được thời tiết nắng nóng tại Việt Nam. Nếu thấy chúng có biểu hiện thở bằng mồm, bạn nên tìm cách hạ nhiệt xuống. Nếu nóng quá, chó Pitbull có thể phát điên và không kiểm soát được hành động của mình, rất nguy hiểm cho những người xung quanh.

Ngoài ra, bạn nên chú ý tiêm phòng đầy đủ cho Pitbull ngay từ khi còn nhỏ để phòng tránh một số bệnh nguy hiểm như: pravo, care, … Chó Pitbull đủ 6 tháng tuổi thì nên bắt đầu tiêm phòng dại, lặp lại mỗi năm một lần. Bệnh dại rất hay gặp ở chó Pitbull.

Một số lưu ý khi nuôi chó Pitbull

Nên nuôi chó Pitbull từ nhỏ để chăm sóc, huấn luyện, hình thành tình cảm và lòng trung thành với chủ nhân.

Nên dùng rọ mõm mỗi khi ra ngoài. Nếu bạn chưa thể kiểm soát chúng bằng lệnh thì cần dùng thêm dây xích.

Không nên cho Pitbull chơi cùng trẻ em. Nhất là những đứa trẻ dưới 5 tuổi.

Tuyệt đối không được đánh đập trong lúc huấn luyện. Giống chó này rất lỳ đòn, bạn không thể dùng đòn roi để dạy dỗ, có thể phản tác dụng.

Chuồng nơi Pitbull ngủ, nghỉ nên đặt ở nơi yên tĩnh. Giống chó này có thể bị kích động, mất kiểm soát nếu nghe thấy tiếng động giữa đêm.

Các bệnh thường gặp ở chó Pitbull

Chứng loạn sản xương hông: Nguyên nhân do chó Pitbull không được cung cấp đủ canxi, xương hông không thể phát triển bình thường, dẫn đến tật ở chân. Chó Pitbull không thể đi đứng bình thường. Bạn có thể hạn chế bệnh này bằng cách cung cấp đủ canxi và kiểm soát cân nặng của chó Pitbull.

Bệnh dị ứng thức ăn: Một số ít chó Pitbull dễ bị dị ứng khi ăn các loại thực phẩm nhiều tinh bột như: ngũ cốc, khoai, ngô, sắn, … Nếu cho ăn mà thấy chúng có triệu chứng như: bỏ ăn, nổi mụn đỏ, gãi thường xuyên thì nên loại bỏ khỏi thực đơn.

Bệnh dại: Nếu không được tiêm phòng đầy đủ, chó Pitbull rất dễ mắc bệnh dại. Tiêm phòng là cách duy nhất để phòng tránh bệnh này.

Giá của chó Pitbull trên thị trường

– Pitbull lai được bán với giá từ 1-3 triệu đồng.

– Pitbull thuần chủng sinh tại Việt Nam có giá từ 7-9 triệu.

– Pitbull nhập từ Thái, đảm bảo có đầy đủ giấy tờ, gia phả, sổ khám chữa bệnh, sổ tiêm phòng thì cần bỏ ra số tiền từ 10-20 triệu.

– Pitbull thuần chủng nhập từ Mỹ, cung cấp đầy đủ giấy tờ, gia phả thì mức giá khá cao, hơn 100 triệu. Với những chú chó tham gia cuộc thi chó ở Mỹ và đạt giải cao sẽ có mức giá dao động từ 300 triệu đến 600 triệu.

Chó Pitbull: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc – Petacy

Pitbull có tên gọi đầy đủ là American Pit Bull Terrier. Chúng nổi tiếng trên toàn thế giới với khả năng chiến đấu nổi trội để đánh bại mọi đối thủ. Để có thể nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách loài chó này không phải điều đơn giản. Và nếu bạn có ý định này thì hãy chắc chắn rằng vốn kiến thức của mình về Pitbull là đủ dùng. Trong những chia sẻ sau đây, chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích.

Nguồn gốc giống chó Pitbull

Pitbull có tổ tiên là 2 giống chó Terrier và Bull. Chúng bắt đầu được nhân giống tại Mỹ vào đầu thế kỷ 19 với mục đích tham gia các cuộc chiến đẫm máu do con người tổ chức. Ở thời điểm đó, Pitbull thường xuyên xuất hiện trong các cuộc chiến với bò tót hoặc gấu. Năm 1935, đạo luật cấm việc tổ chức các cuộc chiến này mới được Mỹ ban hành. Cũng từ mốc lịch sử này, Pitbull được thuần hoá và bớt hung dữ, trở thành vật nuôi trong gia đình.

Năm 1930, Pitbull được AKC công nhận là một giống chó riêng và đổi tên thành American Staffordshire Terrier. Mặc dù đã được thuần hoá để quen dần với cuộc sống trong gia đình nhưng đây vẫn là giống chó hung dữ và nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Đặc điểm ngoại hình

Pitbull mang những đặc điểm của chó chiến rất khác so với các loài chó săn khác. Một chú Pitbull ở tuổi trưởng thành cao từ 45 – 60cm, nặng từ 18 – 32kg. Kích thước và trọng lượng cơ thể này chỉ thuộc tầm trung so với các loài chó khác, nếu mang so với chó Rottweiler thì chỉ bằng một nửa.

Loài chó này có một bộ ngực vô cùng săn chắc và nở nang, cơ bắp cuồn cuộn. Hai chân trước ngắn và thẳng, hai chân sau hơi cong và phần bụng có chỗ hóp sâu. Pitbull có đuôi ngắn và dựng đứng vừa phải. Đôi khi, đuôi của chúng sẽ cuộn tròn ở trên lưng. 

Phân loại chó Pitbull

Dựa vào nguồn gốc và đặc điểm cơ thể, Pitbull được chia thành 4 loại sau:

American Pitbull Terrier hay chó sục Pitbull Mỹ

Hình thể của loài chó này cân đối và có thể đạt chiều cao tối đa 53cm khi trưởng thành, cân nặng có thể đạt 30kg. Điểm đặc biệt của loài chó này là chiếc mũi có thể chia thành màu xanh hoặc màu đỏ.

American Staffordshire Terrier

Cân nặng của loài chó này có thể đạt đến 40kg khi trưởng thành, cao từ 43 – 48cm. Cấu trúc cơ thể có phần nhỏ hơn so với Pitbull Mỹ và chỉ có thể phân biệt rõ nhất loài chó này với các loài chó Pitbull khác khi chúng trưởng thành.

Staffordshire Bull Terrier

Đây là loài chó chiến có hình thể nhỏ hơn với chiều cao 40 – 45cm và cân nặng khoảng 25kg khi trưởng thành.

American Bully

Loài chó này là sự lai tạo giữa Bulldog của Mỹ và Pitbull. Chúng có sự phát triển nhiều về bề ngang với cơ bắp to hơn các giống chó thông thường. Chiều cao vượt trội hẳn so với các loài chó khác, cao khoảng 50cm nhưng cân nặng chỉ đạt từ 25 – 35kg.

Đặc điểm tính cách

Trong lịch sử, Pitbull là giống chó lì đòn, thiện chiến và rất dũng cảm. Điều này không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng hiện nay, chúng đã thân thiện hơn, hoạt náo và cũng rất thông minh. Bạn hoàn toàn có thể thuần hóa một bé Pitbull nếu huấn luyện chúng nghiêm túc. Bạn có thể tự huấn luyện hoặc cho chúng tham gia các khóa huấn luyện tại các lò đào tạo thú cưng. Nếu được đào tạo đầy đủ, Pitbull hoàn toàn có thể chơi với trẻ nhỏ như những loài chó khác. Chính môi trường sống và huấn luyện mới ảnh hưởng phần lớn đến tính cách chúng. 

Chó Pitbull giá bao nhiêu?

Pitbull hiện không phải giống chó có mức giá cao. Bạn có thể tuỳ theo điều kiện bản thân mà lựa chọn từng loại phù hợp với mình.

Pitbull lai: 1 – 3 triệu

Pitbull thuần chủng sinh ra tại Việt Nam: 7 – 9 triệu

Pitbull nhập từ Thái Lan, có đầy đủ giấy tờ: 10 – 20 triệu

Pitbull nhập từ Mỹ, có đầy đủ giấy tờ: trên 100 triệu. Nếu có thêm các chứng chỉ hay tham gia các cuộc thi và có giải thì mức giá có thể lên đến 300 – 600 triệu.

Cách chăm sóc chó Pitbull

Chế độ dinh dưỡng

Pitbull là giống chó vận động mạnh dù là khi nhỏ hay trưởng thành nên khẩu phần ăn của chúng cần đảm bảo đủ đạm để phát triển các khối cơ trên cơ thể. Mỗi bữa, bạn có thể thêm 1 – 2kg thịt bò cho chúng. Đây là nguồn đạm lý tưởng cho Pitbull vì ít béo. Hoặc nếu tiết kiệm hơn, bạn có thể luộc 12 chiếc cổ gà sơ qua và chia thành 2 bữa cho chúng ăn. Đây cũng là 2 loại thức ăn chúng yêu thích nhất.

Ngoài ra, nguồn thức ăn của chúng có thể bổ sung thêm thịt lợn, trứng vịt lộn, tôm, cua, nội tạng động vật, rau củ quả. Bạn có thể cho chúng ăn cơm, nhưng chúng cần bổ sung đạm hơn. Và chúng cũng không thích ăn đồ nước.

Vận động

Đây là giống chó đặc biệt thích vận động nên nếu bạn không có đủ thời gian hay không gian cho chúng vận động thì nên đổi sang một loài chó khác. Pitbull nếu không được vận động mạnh sẽ rất dễ hung dữ và cắn xé lung tung, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người và vật xung quanh.

Bạn nên tránh cho chúng ở những nơi có nhiều thù địch, rất dễ ảnh hưởng tới tính cách chúng.

Vệ sinh

Việc giữ vệ sinh cho Pitbull rất đơn giản chứ không đòi hỏi nhiều như những giống chó khác. Nếu chó nhỏ, bạn có thể tắm cho chúng 1 tháng 1 lần, còn với chó trưởng thành thì bạn nên cho chúng đi bơi thay vì tắm cho chúng. 

Lông của chúng cũng ít rụng. Bạn không nên dùng lược chải lông cho chúng vì Pitbull có thể hiểu lầm bạn muốn dùng dao với chúng và tấn công ngược lại.

Vào mùa hè, bạn cần hết sức chú ý tới Pitbull vì chúng không chịu được nóng. Bạn nên dẫn chúng đi bơi hoặc cho chúng ở những nơi thoáng mát. Nếu ở nơi nóng lâu, Pitbull cũng dễ trở nên khó tính và hung dữ. 

Bạn cũng nên tiêm phòng đầy đủ cho chúng để tránh các bệnh thường gặp như Parvo, Care, Dại…

Pitbull hiện là một giống chó nổi tiếng và xuất hiện nhiều. Số lượng người nuôi có tăng nhưng không có sự đột biến nhiều do muốn nuôi giống chó này thì đòi hỏi người nuôi phải có điều kiện tài chính vững vàng cũng như khả năng huấn luyện tốt. Pitbull không phải loài chó dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn muốn nuôi một chú Pitbull, hãy cân nhắc thật kỹ về kiến thức cũng như tài chính bỏ ra.

Tìm Hiểu Nguồn Gốc Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Chó Pitbull

Chó Pitbull được gọi là chúa tể của những dòng chó chiến. Bởi giống chó hung hăng có sức mạnh vượt trội giúp đánh bại mọi kẻ thù. Bạn có thể dễ dàng nhận diện được chó Pitbull thuần chủng với những đặc điểm đặc trưng bên trên cơ thể của mình. Hiện tại chó Pitbull được nuôi khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi chó đúng kỹ thuật để vật nuôi luôn được khỏe mạnh. Đó là lý do vì sao hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho bạn những đặc điểm nhận dạng và cách chăm sóc chó Pitbull chi tiết nhất.

Nguồn gốc của chó Pitbull

Chó Pitbull là giống chó được lai tạo giữa chó Bulldog và chó Terrier. Dòng chó chiến bắt đầu được nhân giống một cách rộng rãi tại Hoa Kỳ Kể từ đầu thế kỉ 19. Vào thời điểm đó, việc nhân giống chó được thực hiện chỉ với mục đích là tạo ra dòng chó chiến mạnh mẽ phục vụ cho chiến tranh. Hoặc phục vụ cho những trận chiến sống còn với bò tót và gấu lớn để mua vui cho mọi người. Có lẽ đây là lý do vì sao chó Pitbull được xếp vào danh sách những chú chó chiến nguy hiểm nhất thế giới.

Đặc điểm đặc trưng của chó Pitbull 1. Chiều cao và cân nặng của chó Pitbull

Nếu đem so sánh với những dòng chó chiến khác, chó Pitbull có thân hình chỉ thuộc dạng tầm trung. Chúng được xếp vào hàng vừa và nhỏ với chiều cao và cân nặng không quá vượt trội ở độ tuổi trưởng thành.

Chi tiết hơn, chiều cao của những chú chó Pitbull trưởng thành thường chỉ dao động trong vòng 45 đến 60cm. Trong khi đó cân nặng của chúng cũng chỉ nằm trong khoảng 18 đến 32kg. So với những chú chó Rottweiler, cân nặng và chiều cao của chó Pitbull chỉ bằng 1/2.

2. Hình thể của chó Pitbull

Mặc dù không sở hữu kích thước và cân nặng lý tưởng, nhưng đổi lại chó Pitbull có thân hình vô cùng săn chắc. Nhiều người nuôi cho biết, họ cảm thấy vô cùng ấn tượng với cơ bắp cuồn cuộn mà dòng chó này sở hữu. Nhưng mọi người càng ấn tượng hơn khi trông thấy hệ khung xương vững chải tạo nên sự dũng mãnh chó chú chó chiến Pitbull.

Xét về cấu tạo hông – ngực, phần hông và cơ ngực của chó Pitbull cực kỳ nở nang. Nhưng chiếc bụng của loài chó này lại có chỗ hóp sâu nên nhìn khá thon. Trong khi 2 chân chó phía trước ngắn và thẳng, thì hai chân chó phía sau lại có độ cong nhẹ và cơ đùi săn chắc. Đặc điểm này giúp cho những bước đi của thú nuôi trở nên thanh thoát hơn và uyển chuyển hơn rất nhiều.

3. Đuôi của chó Pitbull

Có thể nói chó Pitbull là một trong những loài chó có bộ đuôi cực kỳ độc đáo. Đó là chiếc đuôi nhỏ ngắn và có độ dựng đứng lý tưởng. Đôi khi đuôi chó Pitbull sẽ được cuộn tròn và nằm gọn ngay bên trên chiếc lưng của mình. Cấu tạo đuôi chó đem đến sự đáng yêu hiếm thấy cho dòng chó chiến.

4. Đầu và mặt chó Pitbull

Không mang gương mặt thân thiện, khuôn mặt của chó Pitbull lại tạo ra sức ép cho đối phương bởi vẻ lầm lì trông vô cùng hung dữ. Đôi mắt của chúng lúc nào cũng đỏ ngầu và hơi dựng ngược lên trên như muốn ăn tươi nuốt sống kẻ thù. Trong khi đó, đôi tai chó hình tam giác dựng đứng càng làm tăng thêm vẻ dữ tợn cho dòng chó chiến dũng mãnh.

Nếu nhìn một cách chi tiết hơn, vầng trán và gò má của chó Pitbull có phần hơi gồ ghề, khúc khủy. Chiếc mõm của chúng lại khá dài và có phần chảy xệ xuống phía dưới. Nhưng hai bên mép lại hơi xếch lên trên làm lộ ra hàm răng nhọn và chiếc lưỡi đỏ ửng.

Có một điểm thú vị nữa là chó Pitbull rất hay cau mày. Một điểm đặc biệt khiến cho mọi người cảm thấy khiếp sợ mỗi lúc nhìn trực diện chó Pitbull. Trong những trận chiến đó sẽ trở thành một lợi thế.

5. Đặc điểm đôi hàm và lực cắn của chó Pitbull

Không chỉ sợ hữu cơ bắp cuồn cuộn trên cơ thể, bộ hàm của chó Pitbull cũng cực kỳ săn chắc. Răng của chó Pitbull mọc đều đặn trên đôi hàm và có độ sắc bén chết người. Một khi chó pitbull cắn phải vật gì đó, chúng sẽ ngấu nghiến và nghiền nát đến khi nào con mồi chết mới buông tha. Cùng với lực cắn 250pounds/inch, răng chó Pitbull có thể tạo ra những vết thương có độ rộng và độ sâu rất đáng sợ.

Vì vậy để hạn chế những tai nạn ngoài ý muốn có thể xảy ra, mọi người nên đeo mõm vào cho chó khi dẫn chúng ra ngoài. Việc làm này cực kỳ cần thiết để bạn tránh mang đến thương tật vĩnh viễn cho những người xung quanh.

6. Lông chó Pitbull

Tương tự như những chú chó Rottweiler, lông chó Pitbull thường khá ngắn. Bộ lông ôm sát cơ thể khi sờ vào sẽ có cảm giác cứng cáp. Nhưng bù lại lông chó Pitbull có màu sắc khá đa dạng. Bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình những chú chó Pitbull có lông màu đen, nâu, xám, nâu đỏ, trắng xám hoặc trắng đen,…

7. Tính cách của chó Pitbull

Thông minh và trung thành là 2 tính cách đặc trưng của giống chó Pitbull mà chúng ta không cần phải bàn cãi. Chính điều này đã giúp cho những chú chó chiến rất dễ huấn luyện và dễ dàng làm theo yêu cầu của chủ nhân. Nhưng nếu như không cẩn thận, bạn vẫn có thể bị thú nuôi tấn công ngược trong quá trình luyện tập.

Đúng với tên gọi của mình, hiếu chiến là đặc tính cơ bản không thể thiếu ở dòng chó Pitbull. Khi đứng trước đối thủ của mình, chúng sẽ trở nên cuồng điên, bất cần và xông vào một cuộc chiến đẫm máu bất chấp kết quả. Đây có lẽ là lý do giúp cho chó Pitbull rất ít khi bị bại trận.

Mặc dù khá hiếu chiến nhưng chó Pitbull cũng có đôi lúc rất hiền hòa và thân thiện. Đặc biệt là những chú chó được lớn lên trong sự dạy dỗ của con người. Chúng sẽ vô cùng mến khách và rất hiếm khi tấn công đối phương. Chó Pitbull chỉ trở nên hung dữ khi bị chọc tức hoặc cảm nhận được sự nguy hiểm từ người đối diện.

Tương tự như nhiều giống chó khác, chó Pitbull cũng có chủng loại khá đa dạng. Dựa trên nguồn gốc và đặc điểm của cơ thể, dòng chó chiến được phân loại như sau:

1. American Pitbull Terrier hay chó sục Pitbull Mỹ

Những chú chó sục Pitbull Mỹ có thân hình cân đối và mang đậm tính thể thao. Loài chó này có thể phát triển chiều cao tối đa lên đến 53 cm và cân nặng đạt đến 30kg. Dựa vào màu sắc của chiếc mũi, mà chó Pitbull Mỹ được chia ra làm chó mũi xanh và chó mũi đỏ.

2. American Staffordshire Terrier

American Staffordshire Terrier có cấu trúc cơ thể nhỏ hơn so với chó Pitbull Mỹ. Nhưng về cân nặng, vật nuôi lại có sự vượt trội hơn khi có thể đạt đến 40kg và chiều cao nằm trong khoảng 43 đến 48cm. Nhưng bạn chỉ có mỗi phân biệt giống chó American Staffordshire Terrier khi chúng đến giai đoạn trưởng thành.

3. Staffordshire Bull Terrier

Staffordshire Bull Terrier là giống chó có nguồn gốc từ vùng Staffordshire của Anh. Dòng chó chiến có kích thước và cân nặng nhỏ hơn so với chó American Staffordshire Terrier. Theo đó trọng lượng tối đa mà chó American Staffordshire Terrier đạt được là 25kg và chiều cao tương ứng là 40 đến 45cm.

4. American Bully

Được lai tạo từ chó Bulldog của Mỹ và chó Pitbull, chó American Bully có cơ bắp to hơn và chắc hơn so với các giống chó thông thường. Thú nuôi có xu hướng phát triển mạnh mẽ về chiều ngang và sở hữu chiều cao vượt trội trên 50cm. Nhưng cân nặng của chó American Bully lại nằm ở mức trung bình khi dao động từ 25 đến 35kg.

Do có cấu tạo cơ thể đặc biệt nên những chú chó Pitbull cũng cần được nuôi theo cách đặc biệt. Ngay sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách nuôi chó Pitbull đúng kỹ thuật tại nhà:

Chó Pitbull ăn gì?

Vì chó Pitbull có thói quen vận động mạnh, nên mọi người cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa hàm lượng đạm lớn. Mỗi bữa ăn bạn có thể thêm từ 1 đến 2 kg thịt bò để cung cấp dinh dưỡng cho thú nuôi. Mọi người cũng có thể dùng 12 chiếc cổ gà chia làm hai bữa ăn chính để thay thế cho thịt bò, nếu muốn tiết kiệm chi phí.

Thêm một lưu ý nữa là người nuôi cần bổ sung thêm các dưỡng chất khác cho chó Pitbull. Muốn vậy bạn nên cho chó ăn nội tạng động vật, vịt lộn, thịt lợn và các loại rau củ quả, tôm, cua.

Cách chăm sóc lông chó Pitbull

Để đảm bảo vấn đề vệ sinh cho chó Pitbull, mọi người nên thường xuyên tắm gội cho thú cưng. Đối với những chú chó thường xuyên vận động ngoài trời, bạn nên tắm chó mỗi tuần hoặc ít nhất là từ 1 đến 2 tuần. Nhưng nếu chó Pitbull được nuôi trong nhà, bạn có thể tắm chó sau 1 tháng.

Cách huấn luyện chó Pitbull

Cách huấn luyện Pitbull không được lại gần người lạ khi chưa nhận được sự cho phép: Bạn hãy lặp đi lặp lại những động tác được phép và không được phép để chó Pitbull nhận biết khi nào mình được phép đến gần người lạ hoặc không.

Cách huấn luyện chó Pitbull ngồi, nằm và bắp tay theo ý muốn: Bạn hãy tạo cho thú nuôi phản xạ có điều kiện bằng cách cho mồi dẫn dụ để chúng thực hiện các động tác ngồi, nằm và bắt tay.

Cách huấn luyện chó Pitbull đi theo chủ: Trong trường hợp này bạn có thể dùng chính mùi hương của cơ thể để giúp thú nuôi nhận biết chủ nhân và đi theo mình mỗi khi ra ngoài.

Ngoài ra để nâng cao thể lực cho dòng chó chiến, người nuôi nên cho chó tập chạy bền, tập kéo lốp xe, đi bơi, tập tạ hoặc tập nhảy cao. Một số bài tập dùng răng kéo xe, đu mình bằng hàm hoặc cho cắn thân cây cũng là lựa chọn khá lý tưởng.

Hi vọng rằng cùng với các thông tin chi tiết về đặc điểm phân loại, cách chăm sóc và huấn luyện chó Pitbull, mọi người sẽ dễ dàng có được một người lính trung thành. Đây cũng chính là người gác đền giúp bạn bảo vệ ngôi nhà thân yêu.

Bảng Giá Chó Pitbull Là Bao Nhiêu? Đặc Điểm, Nơi Bán Và Cách Nuôi

Giới thiệu về chó Pitbull

Chó Pitbull có khuôn mặt khá dữ tợn và khiến mới gặp lần đâu phải sợ hãi. Trên thực tế chúng không phải giống thuần ngay từ đầu mà là kết quả lai tạo giữa 2 giống chó là Bulldog và Terrier. Giống chó này có một sức mạnh đáng nể và khối cơ bắp vững chãi khiến những bản trẻ có cá tính mạnh phải mê mẩn.

Bắt đầu từ khoảng Thế kỷ 19, tại Mỹ bắt đầu nhân giống loài chó này rộng rãi và phổ biến hơn. Mục đích là để tạo ra được một dòng chó có khả năng chiến đấu vượt trội cùng sức mạnh “vô đối”. Nhờ thế, chú chó thường được sử dụng để tham chiến trong những trận đấu “bull-bear baiting” đỉnh cao.

Đặc điểm ngoại hình

Trước kia Pitbull là giống chó chiến nên về cơ bản những em thuần chủng rất khỏe mạnh, thân hình chúng vô cùng săn chắc và có những khối cơ bắp cuồn cuộn. Phần hông và cơ ngực đặc biệt nở nang còn phần bụng lại hóp sâu. Một số người còn trêu đùa rằng những chú Pitbull đã được đi tập gym.

Pitbull sau nhiều quá trình nhân giống và lai tạo thì hiện nya những em chó mang kích cỡ trung bình, so với những giống chó khác thì giống chó này thuộc dạng nhỏ và vừa. Vào độ tuổi trưởng thành một em Pitbull sẽ sở hữu chiều cao và cân nặng lần lượt là 45-60cm và 18-32kg.

Pitbull là một giống chó thông minh điều này không phải bàn cãi. Chúng có thể học hỏi và ghi nhớ cực nhanh nên việc huấn luyện vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên bởi vì sự thông minh mà ngay từ đầu chúng sẽ không tỏ ra vâng lời và rất ương ngạnh. Thậm chí chúng còn có thể quay ra tấn công bạn nếu cảm thấy không mấy vừa ý.

Một em Pitbull lớn lên dưới sự bao bọc và huấn luyện bài bản thì sẽ sống vô cùng hòa nhập và thân thiện với con người. Thậm chí chúng còn có thể chơi đùa với trẻ em hay những loài chó khác mà không xảy ra bất cứ gây gổ hay tranh đấu gì.

Cách chăm sóc chó Pitbull như thế nào? Môi trường sống của chó Pitbull

Pitbull cần phải được nuôi dưỡng trong những không gian càng rộng lớn và thoáng đãng càng tốt. Chúng nên được vận động thường xuyên và chảy nhảy để thỏa mãn được sức mạnh của khối cơ bắp. Nếu bạn nuôi nhốt thì chúng sẽ vô cùng nguy hiểm và rất khó để có thể kiểm soát.

Nếu bạn đang sinh sống ở một căn hộ nhỏ hay chung cư thì tốt nhất nên từ bỏ ý định nuôi Pitbull. Với không gian quá chật hẹp tính cách chúng sẽ thay đổi trở nên quậy phá và cắn những đồ vật trong nhà để giải tỏa năng lượng dư thừa. Thêm nữa bạn cũng nên tránh để chúng ở trong môi trường có nhiều kẻ thù địch.

Chó Pitbull ăn gì?

Pitbull là giống chó chiến và ưa thích vận động mạnh nên chúng luôn cần cung cấp một lượng đạm vô cùng lớn. Bạn nên cho Pitbull ăn thịt bò thường xuyên bởi loại thịt này tuy nhiều đạm nhưng rất ít béo. Do vậy, mỗi bữa chúng có thể ăn tận 1 đến 2 cân thịt bò. Vậy nên để nuôi giống chó này bạn cần phải điều kiện tài chính thật vững.

Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cho Pitbull bằng các loại thực phẩm như: nội tạng, trứng vịt lộn, thịt lợn, rau củ quả, tôm, cua, … Hoặc cho chúng ăn cơm nhưng thực tế thì thịt bò mới là thức ăn bạn nên cung cấp cho Pitbull mỗi ngày.

Nếu bạn mua chó Pitbull thì nên lựa chọn những chú chó con, tầm khoảng 2 đến 3 tháng là ổn. Bởi những chú chó lớn rất khó huấn luyện và qua thời gian dài chúng đã hình thành tính cách riêng rất khó để thay đổi. Hiện nay, trên thị trường giá chó Pitbull được phân chia như sau:

Giá từ 6-8 triệu

Đây là giá tiền bạn bỏ ra để mua một em Pitbull thuần chủng, được phối giống ở trong nước. Những chú cún mang ngoại hình nổi trội hơn sẽ có giá tầm 8 triệu. Tuy nhiên Pitbull sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nên không có giấy tờ gì. Bạn có thể yêu cầu chủ chó cho xem hình ảnh và video để có thể chọn lựa tốt hơn.

Chó Pitbull có giá này cũng được rất nhiều người chọn mua bởi giá thành phù hợp với kinh tế. Thêm nữa, chất lượng của những em chó tầm giá này cũng không đến nỗi nào. Chúng chủ yếu được nuôi để làm thú cưng chứ ít dùng nhân giống. Bởi chúng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Giá từ 10-15 triệu

Đây là giá cho những em cún nhập khẩu trực tiếp ở Thái Lan về. Tại khu vực Đông Nam Á thì các trại chó tại Thái Lan được đánh giá vô cùng cao. Do đó khi bạn chọn mua chó ở đây sẽ hoàn toàn an tâm, nhất là về chất lượng. Thêm nữa, những em này thường có nguồn gốc rõ ràng, sức khỏe và ngoại hình tốt.

Thêm nữa, người Việt cũng rất thích chọn những em được nhập khẩu từ Thái Lan để làm giống. Từ đó tạo ra những chó chất lượng cao để bán trên thị trường. Vì nếu để nuôi thì bạn nên mua một chú có nguồn gốc Việt Nam là đủ hoàn hảo rồi.

Giá từ 15-25 triệu

Cũng là giống chó được nhập khẩu từ Thái Lan nhưng giá có nhiều sự khác biệt và chênh lệch là bởi loài này có thêm giấy chứng nhận của FCI Thái. Ngoài ra, giá trên còn dao động và biến đổi phụ thuộc vào dòng họ, tổ tiên, mức độ thuần chủng. Nếu có xuất thân càng “hầm hố” thì giá trị của chú chó càng cao.

Bên cạnh đó, những con chó thuộc loại này có nguồn gen chất lượng cùng mức độ thuần chủng cao. Nhưng điều tuyệt nhất chính là giống chó này luôn có đầy đủ giấy chứng nhận đi kém. Nên đây chính là sự lựa chọn hàng đầu cho các tay chơi Pitbull chuyên nghiệp.

Giá từ 2500-3000$ (khoảng 50-60 triệu)

Châu Mỹ chính là quê hương của loài chó hung hãn và dũng mãnh này. Nên khi về Việt Nam thì một em thuần chủng có giá lên tới 2500$ cũng không có gì quá bất ngờ. Những thông tin về giống chó này rất rõ ràng và minh bạch, mức độ thuần chủng lên tới 100% cùng ngoại hình đẹp mỹ mãn và tính cách vô cùng xuất sắc.

Vì giá của chúng khá đắt đỏ nên những chú chó này hầu hết đều được dùng để làm giống. Thế hệ con từ những em chú cún này được đánh giá rất cao bởi sở hữu chất lượng cực tốt. Chính vì thế giá thành của con F1, F2 cũng không hề rẻ.

Đây là giống chó được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Mỹ và có dòng dõi từ nhà vô địch Champion Bloodine. Những con chó này thuộc hàng “trâm anh thế phiệt” nên độ thuần chủng tuyệt đối cùng ngoại hình thuộc hàng cực phẩm. Nếu bạn muốn mua thì phải chi ra số tiền khá lớn.

Thông thường những chú chó giá này chỉ được nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng mà không có sẵn. Chính vì thế chỉ những đại gia chơi chó cảnh trong ngành mới dám bỏ ra số tiền rất lớn để đón chúng về nhà.

Kinh nghiệm khi mua chó Pitbull là gì?

Chọn những chú chó có tình trạng sức khỏe tốt, tính cách tuyệt vời, nhất là không mắc những vấn đề về thần kinh.

Bạn nên chơi cùng chúng khoảng 25-30 phút nhằm đánh giá chung về chú chó trước khi mua.

Nên chọn những chú chó từ 2 đến 3 tháng tuổi để thiết lập sợi dây liên kết.

Tìm hiểu những đặc điểm thuần chủng để biết cách lựa chọn.

Nếu không có kinh nghiệm mua chó thì nên nhờ một ai đó thành thạo đi cùng.

Những địa chỉ mua bán chó Pitbull trên toàn quốc

Tiếp sau phần giá chó Pitbull ta cùng tìm hiểu những địa điểm bán chó Pitbull ngay sau đây:

Tại Hà Nội

Tại địa bàn này có rất nhiều địa chỉ bán chó cảnh, nhưng không phải nơi nào cũng đảm bảo chất lượng và uy tín hàng đầu. Nhưng có một vài địa chỉ bạn không nên bỏ qua như:

Trại chó Pitbull Ngọc Thụy

Đây là trại chó được biết đến là lớn nhất tại Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại. Nơi đây sở hữu một số lượng lớn những em Pitbull con luôn sẵn sàng cung cấp ra thị trường. Không chỉ chất lượng chó được đánh giá cao mà độ thuần chủng cũng rất đảm bao. Trước khi về tay chủ, chú chó đã được tiêm phòng và tẩy giun sán cẩn thận.

Trại chó Bình Xoáy Thái – Nhổn Trại chó Pitbull Tuấn Trắng

Đây là trại chó đầu tiên tiến hành nhân giống và đưa chú Pitbull đầu tiên cập bến về Việt Nam. Chính vì thế nếu có thể nói chủ nhân nơi này chính là cha đẻ của giống chó ở nước ta. Không chỉ có một cơ sở mà trại chó này còn được phân chia thành nhiều chi nhánh. Chính vì thế bạn có thể yên tâm khi mua chó tại nơi đây.

Trại chó Pitbull Minh Hiếu

Đây là trại chó được biết đến nhiều nhất trong khu vực TP. HCM, tuy mới thành lập không lâu nhưng trại luôn được giới chuyên môn đánh giá khá cao. Không chỉ nổi tiếng với chế độ chăm sóc khách hàng tuyệt vời mà trại còn chỉ dẫn cho bạn cách chăm sóc hậu mua.

Lời kết

Đặc Điểm, Giá Bán, Cách Chăm Sóc Chó Alaskan

Chó Alaska có thân hình cân đối rất đẹp – Ảnh: Internet

Nguồn gốc xuất xứ của chó Alaska

Chó Alaska hay còn gọi là chó Alaska Malamute có tổ tiên là chó sói tuyết hoang được thuần hóa bởi bộ tộc Malamute. Tuy nhiên, người Eskimo mới là người phát hiện ra sức dẻo dai đáng kinh ngạc của Alaska và tiến hành cho lai tạo chúng với một số giống chó khác để tạo ra giống Alaska khỏe mạnh, to lớn và có khả năng kéo xe trên tuyết cực tốt. Đến năm 1935, chó Alaska được hiệp hội chó Hoa Kì AKC công nhận là một giống chó riêng biệt.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng chó cảnh alaska giảm đi đáng kể vì chúng phải phục vụ trong quân đội. Nhận thấy điều này, người Mĩ đã nhanh chóng nhân giống chúng để bảo tồn. Ngày nay, chó Alaska được nuôi phổ biến và trở thành thú cưng tại nhiều nước trên thế giới.

Lý do nên nuôi chó Alaska

Theo các chuyên gia về sức khỏe, nuôi thú cưng nói chung và nuôi chó Alaska nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể như:

Giúp người nuôi giảm căng thẳng

Giảm nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ em.

Thú cưng sẽ lắng nghe tâm sự của chủ nhân, từ đó giúp người nuôi bớt cô đơn.

Tạo điều kiện cho người nuôi giao lưu với những người yêu chó mèo.

Đặc điểm của chó Alaska Đặc điểm hình dáng Thân hình

Alaskan có chiều cao trung bình khoảng 65 – 70cm, cân nặng từ 45 – 50kg. Riêng chiều cao của những chú Alaska khổng lồ có thể đạt 1m và trọng lượng lên tới 80kg. Alaska có tỉ lệ thân hình cân đối, khung xương lớn và vững chắc, các khớp xương chân cũng rất chắc chắn. Nhiều người cho rằng chó alaska có ngoại hình giống với với chó husky nhưng chúng vẫn có một số điểm khác biệt

Bộ lông

Màu lông của giống chó Alaska rất đa dạng như: Đen trắng, nâu đỏ, xám trắng, vàng đồng… Một số cá thể có màu hiếm hơn như màu hồng phấn và tuyết trắng. Phần mõm và chân của Alaska thuần chủng chỉ có một màu trắng.

Lông của Alaska có 02 lớp dày để thích nghi với thời tuyết băng giá ở vùng Bắc Cực. Lớp lông ngắn ở bên trong rất dày và mượt, phân bố đều khắp cơ thể, còn lớp lông bên ngoài dài hơn, bông xù và không thấm nước.

Phần đầu

Khuôn mặt chó Alaska bành to ở phần má và gãy ở phần mũi nên trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Mắt của chúng có hình quả hạnh nhân, hơi xếch, nằm xiên chéo trên hộp sọ. Giống Alaska thuần chủng luôn có mắt màu nâu hạt dẻ hoặc nâu đen, những chó alaska mắt xanh là Alaska không thuần chủng. Phần tai Alaska to vừa phải, cân đối so với mặt, có lông tơ ở vành tai. Mõm của chúng dài vừa phải, hơi mập, có lông màu trắng và lỗ mũi to, hơi ửng hồng.

Đuôi

Đuôi của Alaskan giống cây bông lau vì được bao phủ bởi lớp lông dày, dài và xù. Đuôi thường cong ngược lên phía lưng.

Đặc điểm tính cách

Tổ tiên của Alaska rất tinh ranh và hoang dã nhưng trải qua thời gian dài được lai tạo và thuần hóa nên chúng đã dần mất đi bản tính hung hăng và được yêu thích nhiều hơn với các đặc điểm tính cách sau:

Thân Thiện, Hòa Đồng

Mặc dù là giống chó sói nhưng Alaska lại rất thân hiện và hòa đồng. Khi tiếp xúc, giống chó này dễ thiện cảm với con người bởi tính tình hiền lành, dễ thương. Đặc biệt Alaska là loài chó sống tình cảm, thích chơi với trẻ nhỏ, luôn hòa thuận với những vật nuôi khác và không bao giờ tấn công mèo. Chính vì thế đây là loài chó cực kỳ thích hợp với những gia đình có con nhỏ.

Thông Minh, Nhanh Nhẹn

Chó Alaska rất thông minh và có khả năng học tập nhanh, rất biết vâng lời. Bởi có tổ tiên là chó sói tuyết hoang nên chúng thích vận động và ưa được tập luyện hàng ngày. Không chỉ vậy, chó tuyết Alaska rất giỏi tìm đường và định hướng không gian xung quanh. Chính vì vậy nếu chẳng may chú chó Alaska của bạn chạy đi mất thì cũng đừng quá lo lắng quá bởi chúng sẽ tìm được đường trở về.

Trung Thành Tuyệt Đối

Trung thành là bản tính có ở tất cả các giống chó nhưng với dòng chó Alaska thì đây lại là bản năng đặc biệt nhất của chúng. Do tập tục sống bầy đàn nên khi nuôi Alaska, loài chó này sẽ coi chủ nhân của mình giống như cá thể “đầu đàn” và bảo vệ chủ hết mình.

Tính hiếu động nhanh nhẹn

Về bản chất là Alaska là chó săn nên chúng rất hiếu động, thích hoạt động trong vùng không gian rộng lớn. Do đó, khi nuôi Alaska Malamute các bạn đừng nên nhốt hay để ở không gian chật hẹp vì làm như vậy Alaska sẽ trở nên điên cuồng và dữ tợn hơn.

Chó Alaska thích được tập luyện với những trò chơi thể lực mạnh như kéo lốp xe, kéo tạ, chạy đua đường dài,… Không như các giống chó khác, chúng không thích chơi đùa bằng những trò như ném bắt bóng,…

Alaska có khả năng kéo xe trên tuyết cực tốt – Ảnh: Internet

Phân loại chó Alaska Chó Alaska Tiêu Chuẩn

Đây là dòng chó được nuôi phổ biến nhất tại Việt Nam với thể hình tương đối nhỏ gọn, khi trưởng thành cân nặng dao động 35 – 45kg đối với con đực, 30 – 40kg đối với con cái.

Chó Alaska Khổng Lồ

Theo AKC (hiệp hội chó Hoa Kỳ) dòng alaska khổng lồ có chiều cao hơn 73 cm, cân nặng khoảng 45kg trở lên. Trong đó, dòng chó Alaska Giant là giống to nhất vì chúng có sức khoẻ tốt, kéo được khối lượng hàng hoá lớn trong suốt thời gian dài. Hiện nay, giống chó Alaska khổng lồ này còn khan hiếm và giá cả lại cao nên ít được nuôi ở Việt Nam

Phân biệt chó Alaska thuần chủng và chó Alaska lai Chó Alaska thuần chủng

Mắt chó Alaska thuần chủng có màuđen và nâu.

Bộ lông bờm dài như bờm sư tử và lông ở cẳng chân, viền quanh mõm đều có màu trắng.

Chó Alaska thuần chủng có đuôi cuộn tròn và vắt trên lưng.

Chó Alaska có đôi tai hình tam giác thẳng đức và chếch về phía hộp sọ.

Chó Alaska lai

Mắt chó Alaska lai không có màu mắt đen và nâu thường là mắt xanh.

Không có bờm cổ xung quanh và phần lông cẳng chân, viền quanh mõm không có màu trắng.

Chó Alaska lai có đuôi buông thõng xuống 2 chân sau.

Chó Alaska lai có đôi tai dựng đứng khi chưa đủ 3 tháng tuổi

Các lưu ý khi nuôi chó Alaska Môi trường sống

Chó Alaskan phải sống ở nơi rộng rãi, thoáng mát, thường xuyên được chạy nhảy, nô đùa. Hạn chế giữ Alaska trong nhà hoặc không gian hẹp quá lâu vì sẽ khiến chúng bức bối, khó chịu. Lưu ý: Khí hậu ở Việt nam khá nóng nên tốt nhất là cho Alaska nằm phòng có điều hòa để tránh bị sốc nhiệt.

Thức ăn của chó Alaska

Giống chó Alaska rất dễ ăn, bạn chỉ cần chú ý cho chúng ăn nhiều thức ăn có protein như thịt bò, trứng vịt lộn, thịt gà… là được. Ngoài ra cũng cần bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi và chất xơ vào thực đơn để Alaska khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Nên cho Alaska ăn từ 3 – 4 bữa/ngày tùy thuộc vào độ tuổi. Nếu chó nhà bạn không thích ăn rau thì bạn phải ép chúng ăn bằng được để tốt cho sức khỏe. Tuyệt đối không cho Alaska ăn đồ hết hạn sử dụng hoặc ôi thiu vì sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, Cần thay nước uống cho chúng khoảng 3 lần/ngày, tránh để nước bị bẩn.

Vệ sinh cho chó Alaska

Tắm cho Alaska sau mỗi lần dắt chúng ra ngoài chơi, đồng thời lau dọn sạch sẽ nơi ở của chúng, nhất là khi thời tiết ẩm ướt để các loại vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho Alaska.

Cắt tỉa lông cho chúng thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè. Bạn cũng cần chải lông Alaska mỗi ngày để loại bỏ lông chết.

Chú ý vệ sinh những chỗ ngóc ngách trên cơ thể Alaska như lỗ tai, kẽ chân, lưỡi và lỗ mũi. Đây là những khu vực chứa nhiều vi khuẩn khiến chúng dễ bị bệnh.

Các loại bệnh chó Alaska thường mắc phải Bệnh kí sinh trùng Bệnh viêm ruột

Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở chó Alaska con. Nguyên nhân mắc bệnh là do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và phá hoại đường ruột hoặc Alaska ăn nhầm thức ăn độc hại, lâu ngày không tiêu hóa được gây viêm ruột. Khi mắc bệnh này, Alaska sẽ có triệu chứng nôn mửa, chướng và sôi bụng. Lúc này bạn phải lập tức đưa chúng đến cơ sở thú ý để chữa trị kịp thời.

Bệnh giun ký sinh trên mắt

Giun Thelazia californiensis và T.Callipaeda là nguyên nhân gây ra bệnh này ở chó Alaska, nếu không chữa trị kịp thời, chó Alaska có thể sẽ bị mù. Triệu chứng thường thấy của bệnh giun ký sinh trên mắt là chảy nước mắt và Alaska cực kỳ sợ ánh sáng.

Bệnh sốc nhiệt

Chó Alaska nhập khẩu từ nước ngoài về thường bị sốc nhiệt với các biểu hiện như nôn mửa, bị ngất, nằm bẹp một chỗ. Bệnh này rất nguy hiểm, nếu nặng thì Alaska có thể bị liệt, vì vậy cần đảm bảo môi trường xung quanh Alaska không quá 30 độ C.

Cách huấn luyện chó Alaska

Trước khi huấn luyện Alaska cần hiểu rõ tính cách của chúng, xác định mục đích, phương pháp và lên một kế hoạch khoa học để đảm bảo việc huấn luyện đạt kết quả tốt nhất.

Các bài tập vận động hằng ngày Alaska có thể tập là: Chạy theo xe đạp, kéo lốp xe, kéo tạ, chạy đường dài… Trong quá trình tập luyện bạn phải thật nghiêm khắc, đồng thời cũng chuẩn bị phần thưởng xứng đáng cho Alaska nếu chúng làm tốt.

Thời gian huấn luyện chỉ nên kéo dài khoảng 1 tiếng mỗi ngày, tốt nhất là tập vào buổi sáng. Độ khó của các bài tập có thể tăng dần để giúp Alaska có cơ thể khỏe mạnh và săn chắc.

Giá chó Alaska bao nhiêu trên thị trường Việt Nam?

Từ 9 – 13 trệu đồng: Chó Alaska nhân giống trong nước, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, được gắn microchip, có bảo hiểm và bảo hành.

Từ 14 – 20 triệu: Chó Alaska nhập khẩu từ Thái Lan.

Từ 2200 – 2500$: Chó Alaska nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.

Mua chó alaska ở đâu?

Giống chó Alaskan có giá trị lớn và cần được chăm sóc kĩ lưỡng để chúng có thể thích nghi với điều kiện sống ở khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Bạn nên lựa chọn những địa chỉ bán chó Alaska uy tín, chất lượng hoặc nhờ những chuyên gia hiểu biết về giống Alaskan này đi cùng để mua được giống chó chất lượng nhất. Zoipet khuyên các bạn đến Dogily Petshop để mua chó Alaska vì ở đây chế độ hỗ trợ chăm sóc và theo dõi sức khỏe vật nuôi cho đến khi đạt ngưỡng nhất định.

Thông Tin Liên Hệ

Website: https://dogily.vn

Facebook: https://www.facebook.com/DogilyPetstore/

Hotline 1: 0916299911

Hotline 2: 0965086079

Địa chỉ: 606/121 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 391 Đường Cộng Hoà, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 95 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Alaska nhập khẩu từ châu Âu sẽ có giá thành cao hơn – Ảnh: Internet

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Pitbull: Đặc Điểm, Bảng Giá, Cách Chăm Sóc trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!