Bạn đang xem bài viết Chó Mèo Bị Bệnh Dại Sống Được Bao Lâu? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Virus bệnh dại (Rhabdovirus) là một loại virus truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm và có tốc độ tiến triển rất nhanh. Như vậy, chó bị bệnh dại sống được bao lâu hay virus dại sống bao lâu trong cơ thể đến khi phát bệnh? Virus dại sống bao lâu?
1. Virus dại sống bao lâu?Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở động vật chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc chó/mèo mang mầm bệnh. Virus bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, thông qua qua nước bọt tại vết cắn. Virus bệnh dại có thể tồn tại trong cơ thể từ 2-8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu virus bệnh dại được truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn lại còn 10 ngày.
Đặc điểm của bệnh là virus sẽ tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho con vật trở nên hoảng loạn (điên dại) và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là ở chó (90%), mèo nuôi (5%) và còn lại ở động vật hoang dã (5%). Dấu hiệu bệnh dại ở thú nuôi thường biểu hiện qua 2 thể bệnh thường thấy đó là thể điên cuồng và thể dại câm.
Hàng năm, căn bệnh này đã gây ra cái chết cho hơn 50.000 người và hàng triệu loài động vật trên toàn thế giới. Nó là chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều động vật và con người nói chung, những chủ nuôi và thú nuôi nói riêng.
2. Mèo, chó bị bệnh dại sống được bao lâu?Mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó và mèo? Một con vật mắc bệnh dại có thể sống được bao lâu?
Bệnh dại thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh sẽ phát tác trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Đối với chó thời gian này trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng này thường khó phát hiện hoặc dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, đó là lý do tại sao việc chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi của bạn trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y có chuyên môn và kinh nghiệm.
Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.
Ở thể dại điên cuồng, vật nuôi chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, còn ở thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 – 3 ngày.
3. Quy trình chẩn đoán bệnh dại ở chó, mèo
Đầu tiên, nếu thú nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm virus bệnh dại thì việc đưa chúng đến bác sĩ thú y là cần thiết, ở đây vật nuôi sẽ được cách ly trong lồng khóa khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen, thái độ của chúng đối với chủ nuôi và cả với những động vật khác.
Một số xét nghiệm có thể được chỉ định cho vật nuôi như:
Xét nghiệm máu ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh dại, tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.
Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán virus bệnh dại nhưng lại đòi hỏi phải có mô não, vì vậy phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi con vật đã chết.
4. Tiêm phòng bệnh dại ở ngườiHàng năm có khoảng 59.000 người (phần lớn là ở trẻ nhỏ) chết và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại vì phơi nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh dại khi đã khởi phát bệnh thì không có cách gì cứu chữa được. 100% trường hợp khi đã khởi phát bệnh dại đều tử vong. Loại virus này có mặt hầu hết ở khắp nơi trên thế giới, vậy nên việc tiêm vắc-xin phòng dại cho trẻ em và cho cả người lớn cần được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng trước căn bệnh này.
Lợi ích của việc tiêm phòng dại đầy đủ mũi trước phơi nhiễm là sau khi tiếp xúc với virus bệnh dại, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vắc-xin và không cần sử dụng huyết thanh kháng dại. Việc này giúp đơn giản hóa việc chăm sóc sức khỏe sau phơi nhiễm.
Người được tiêm phòng dại trước phơi nhiễm sẽ tăng hiệu quả bảo vệ do tạo được tế bào nhớ miễn dịch, đáp ứng miễn dịch tăng lên rất nhanh khi được tiêm nhắc lại. Đây chính là lý do tại sao các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại bởi vì phần lớn trẻ em là nạn nhân của chó cắn và vết thương thường rất sâu và nguy hiểm.
Video đề xuất:
Triệu chứng bệnh dại ở người và cách phòng tránh
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có vắc-xin phòng dại.
Video đề xuất:
Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
Chó Mèo Bị Dại Sống Được Bao Lâu? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Bệnh
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Tại sao chó mèo bị dại?Chó mèo bị dại sống được bao lâu cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này là những thông tin vô cùng quan trọng mà hầu hết mọi người đều phải nắm rõ, đặc biệt là những người đang nuôi thú cưng trong gia đình. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm do virus gây ra và là tác nhân gây tử vong cho hàng triệu động vật mỗi năm. Dại là căn bệnh nguy hiểm, hầu hết các loài chó mèo hoặc con người khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng đều dẫn đến tử vong. Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu khi khởi phát biểu hiện bệnh dại.
Chó mèo bị dại do virus thuộc họ Rhabdovirus gây ra
Tác nhân gây bệnh dại thuộc họ Rhabdovirus tồn tại trong nước bọt của chó, mèo hoặc bất kỳ động vật nào mắc bệnh dại, động vật lây nhiễm bệnh cho nhau và cho con người qua các vết cắn, một số trường hợp bệnh còn lây nhiễm thông qua nước bọt, vết thương hở hoặc qua niêm mạc mắt, mũi. Theo các nhà khoa học, hiện nay virus dại tồn tại theo hai dạng chính:
Virus dại đường phố: tồn tại trên động vật bị bệnh, thường là chó mèo.
Virus dại cố định: cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ.
Virus dại khi tồn tại trên cơ thể vật nuôi sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2-8 tuần trước khi khởi phát các triệu chứng, nếu truyền qua nước bọt bởi vết cắn có thể rút ngắn còn 10 ngày. Virus dại rất nguy hiểm khi chúng tác động lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến viêm não, liệt não, khiến cho vật nuôi hoặc người mắc bệnh điên dại và chết. Khi phát bệnh ở chó mèo, bệnh dại tồn tại ở hai thể là thể điên cuồng và thể câm.
Chó mèo bị dại ủ bệnh 2-8 tuần với các triệu chứng khó phân biệt
Chó mèo bị dại sống được bao lâu? Biểu hiện, triệu chứngBiểu hiện bệnh dại ở chó mèo như thế nào là những thông tin quan trọng mà mọi người cần nắm rõ để kịp thời phát hiện thú cưng mắc bệnh và có biện pháp cách ly kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh cho người thân trong gia đình:
Biểu hiện bệnh dại ở chóBệnh dại ở chó hay mèo đều có hai thể chính là thể điên cuồng và thể câm, khi mắc bệnh chó có những hành vi khác thường mà mọi người có thể quan sát để sớm phát hiện thú cưng đang mắc bệnh dại:
Chó bị dại dễ kích động và cắn người
Dễ bị kích động hơn bình thường, có thể cắn khi không bị trêu chọc.
Chán ăn hoặc ăn những thứ không bình thường như gậy, móng tay…
Bỏ chạy mặc dù không có lý do rõ ràng nào tác động đến.
Thay đổi trong âm thanh phát ra: sủa gào, gầm gừ nhưng cũng có thể là sủa không ra tiếng.
Tiết nhiều nước bọt thường xuyên, kể cả sùi bọt mép.
Tâm tính hoặc các thói quen thường ngày của chó đều bị thay đổi.
Những biểu hiện kể trên là những thay đổi trong hành vi thường ngày khi chó bị nhiễm virus dại mà người nuôi có thể quan sát thấy. Những dấu hiệu này tuy nhỏ và không rõ rệt nhưng lại là lời cảnh báo về sức khỏe và nguy cơ mắc dại ở loài chó.
Dấu hiệu bệnh dại thể điên cuồng ở chó
Với thể điên cuồng, chó có những thay đổi về tâm tính và hành vi ngay cả với chủ nhân và những người thân thiết trong gia đình. Thời kỳ ủ bệnh chó có những biểu hiện như: thường xuyên trốn vào góc tối, khu vực kín đáo, tiếp xúc gần gũi với chủ một cách miễn cưỡng hoặc ngược lại, đôi khi có những hành động vồn vã thái quá rất khó hiểu, một số trường hợp còn sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn… Sau giai đoạn này, chó sẽ tiếp tục bước sang thời kỳ điên cuồng và thời kỳ bại liệt.
Chó ngại tiếp xúc với người khác và tỏ ra hung dữ hơn khi mắc bệnh dại
Thời kỳ điên cuồng
Giai đoạn này, chó có biểu hiện rất hung dữ, khó kiểm soát và khó khống chế bởi chính chủ nhân. Những dấu hiệu của thời kỳ này rất dễ nhận biết chó có nguy cơ đang mắc bệnh dại:
Chó có tâm lý khá kích động, sủa và hung hăng với người lạ mặt, vồ vập khi chủ gọi, đôi khi chỉ cần tiếng động nhỏ cũng khiến chúng nhảy lên sủa từng hồi dài.
Nơi vết thương bị cắn lây nhiễm virus dại nổi mẩn, lở loét khiến chó ngứa ngáy, thường xuyên liếm hoặc cắn đến rụng lông, chảy máu.
Chó có biểu hiện bỏ ăn do khó nuốt, mặt đỏ bừng kèm sốt cao và giãn đồng tử. Đồng thời còn có biểu hiện khát nước nhưng không uống được.
Biểu hiện bỏ ăn, chán ăn khi nhiễm virus dại
Chó chảy nước dãi thường xuyên, đôi khi sùi bọt mép, luôn tỏ vẻ bồn chồn và luôn trong trạng thái cảnh giác, sợ sệt, ngược lại đôi khi lại rất hung dữ nhưng đi đứng không chủ định và thường cắn vu vơ.
Một số trường hợp bỏ nhà ra đi và không quay về, trên đường đi rất hung dữ, thường cắn người và động vật khác gây lây nhiễm bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Thời kỳ bại liệt
Chó mắc bệnh dại thể điên cuồng chiếm ¼ trường hợp, khi kết thúc giai đoạn hung hăng trên, chó sẽ có biểu hiện bị liệt, đặc biệt là liệt hàm dưới và lưỡi gây trễ hàm, dẫn đến thè lưỡi ra ngoài. Điều này khiến cho chó tiết nước bọt thường xuyên, không ăn uống được, đồng thời còn tăng nguy cơ liệt chân sau với mức độ ngày càng trầm trọng. Sau khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại, chó sẽ chết sau 3-7 ngày do liệt cơ hô hấp và kiệt sức do không thể ăn uống được.
Thời kỳ bại liệt khiến chó tử vong sau đó vài ngày
Dấu hiệu bệnh dại thể câm ở chó
Không hung tợn như thể điên cuồng, chó bệnh dại thể câm có biểu hiện ủ rũ, u buồn hơn. Chúng thường bị liệt chi sau, một phần cơ thể hoặc đôi khi liệt nửa người, trong đó thường thấy nhất là liệt cơ hàm với các triệu chứng như luôn hé miệng, lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước bọt. Ngoài ra thể câm còn khiến chó không thể sủa được, chỉ gầm gừ trong họng và cũng không thể ăn uống như bình thường. Khi xuất hiện các dấu hiệu nói trên, chó thường chỉ sống trong vòng 2-3 ngày do virus ức chế hành tuỷ gây tổn thương hoạt động hệ hô hấp và tuần hoàn.
Vẻ mặt ủ rũ, buồn bã thường gặp ở thể dại câm
Vậy chó bị dại sống được bao lâu? Đối với chó thời gian ủ bệnh sẽ dài ngắn khác nhau từ 2-8 tuần với các triệu chứng bất thường mờ nhạt khó phát hiện, nhưng khi có những triệu chứng lâm sàng của bệnh rõ rệt, chó chỉ sống được trong vòng vài ngày sau đó sẽ tử vong cho thấy mức độ rất nguy hiểm của bệnh lý này.
Biểu hiện của mèo bị dạiSau loài chó, mèo là loài động vật tiếp theo có nguy cơ mắc bệnh dại phổ biến hiện nay, với tỷ lệ 2-5%, thấp hơn nhiều so với loài chó vì chúng thường có khuynh hướng sống một mình. Sau khi nhiễm virus dại, mèo cũng có thời gian ủ bệnh và khởi phát tương tự như chó với hai dạng chính là thể dại đơ và thể dại cuồng. Giai đoạn ủ bệnh ở mèo thường chỉ kéo dài từ 2-10 ngày với những triệu chứng tương đối mờ nhạt, hành vi biến đổi nhưng không đáng chú ý để sớm phát hiện mèo nhà bạn đang mắc bệnh dại:
Sốt hoặc đau cơ nhưng khó phát hiện vì chúng thường lầm lũi tự giải quyết một mình.
Dễ cáu gắt hơn, hay bồn chồn và rùng mình, đây là biểu hiện thường thấy khi mèo bị bệnh nên khó phân biệt với bệnh dại.
Bệnh dại khiến mèo rất dễ cáu gắt
Mèo tỏ ra rất sợ ánh sáng, sợ hãi tột độ với đèn sáng.
Biểu hiện thường thấy tiếp theo là nôn mửa, tiêu chảy hoặc ho hen.
Không thể hoặc mất khả năng nhai nuốt nên có biểu hiện chán ăn, không tha thiết với thức ăn.
Dấu hiệu thể dại đơ ở mèo
Sau khi kết thúc giai đoạn ủ bệnh, các dấu hiệu ở mèo mắc bệnh dại sẽ dần được bộc lộ rõ nét hơn, với thể dại đơ là những biểu hiện lờ đờ, ủ rũ, hoảng loạn dễ dàng được nhận thấy:
Bắt đầu liệt chân, cơ hàm hoặc một phần cơ thể khiến chúng khó khăn trong di chuyển và khó ăn uống hơn.
Thể dại đơ khiến mèo liệt chi hoặc nửa người
Hàm bị liệt sẽ bắt đầu trễ xuống, lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi.
Dấu hiệu thể dại cuồng ở mèo
Thể dại điên cuồng ở mèo thường ít phổ biến hơn thể đơ, khi mắc bệnh dại thuộc type này, mèo sẽ có những dấu hiệu hung hăng và đáng sợ rất dễ nhận diện:
Chảy nước bọt nặng nề hơn, đôi khi sùi bọt mép.
Luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, rất sợ nước cũng như tiếng nước chảy.
Lo lắng, bồn chồn thường gặp ở thể điên cuồng
Chán ăn, không quan tâm đến thức ăn như thường khi.
Hành vi điên cuồng khó kiểm soát, mèo tự cắn xé bản thân, đôi khi tấn công con người và những loài động vật khác.
Thể dại điên cuồng là trường hợp rất nguy hiểm với nguy cơ lây lan virus nhanh chóng, do đó khi phát hiện vật nuôi có những biểu hiện khác thường này, bạn nên lưu ý chủ động cách ly để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh đáng sợ này. Vậy mèo bị dại sống được bao lâu? Với những triệu chứng liệt, suy nhược cơ thể, liệt chức năng hô hấp và tuần hoàn, do đó mèo bị bệnh dại cũng chỉ sống được vài ngày kể từ khi bệnh khởi phát.
Cách xử lý chó mèo bị dạiChó mèo bị dại sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của vật nuôi cũng như con người, căn bệnh này có tính chất lây lan nhanh với độ nguy hiểm cao, do đó không nên chủ quan khi phát hiện vật nuôi có nguy cơ mắc bệnh lý này. Ngay khi nghi ngờ chó mèo bị dại, mỗi người nên kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp, sau đây sẽ là những hướng dẫn từ chuyên gia y tế với các bước can thiệp khi chó mèo bị dại như sau:
Đối với động vật hoang dã, đi lạc
Chó mèo khi khởi phát bệnh dại rất dễ nhận biết, đặc biệt là đối tượng hoang dã, không có chủ thường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý. Khi đó mọi người nên báo cáo cho cơ quan kiểm soát động vật để họ xử lý. Thông thường chúng sẽ được bác sĩ thú y dùng kỹ thuật riêng đưa đi mà không gây nguy hiểm cho người. Lưu ý không nên lại gần hoặc chủ động bắt các loài chó mèo hoang dã có biểu hiện bệnh dại, vì nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu vô tình tiếp xúc với vết thương hở, nước bọt hoặc vết cắn từ chúng.
Phát hiện mèo hoang dã bệnh dại nên báo ngay cho cơ quan kiểm soát động vật
Đối với chó mèo nuôi trong gia đình
Chó mèo nuôi trong gia đình vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại và chủ nhân phải hết sức chú ý vì đây là loài động vật thường hay ra ngoài, tiếp xúc với vật nuôi của gia đình khác hoặc động vật hoang dã, khi đó chỉ qua vết cắn, vết trầy xước cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý nguy hiểm này. Chính vì thế khi nuôi chó mèo, mỗi người nên quan sát thường xuyên các biểu hiện của vật nuôi, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ nên thực hiện các hướng dẫn sau đây:
Khi phát hiện vật nuôi có những thay đổi về hành vi, thói quen cũng như cách cư xử với chủ nhân khác thường, hoặc những trường hợp hung hăng nên nhanh chóng liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật để nhận được sự hỗ trợ từ người có chuyên môn.
Chó mèo bị dại nên báo ngay cho nơi có chuyên môn để được tư vấn
Trường hợp phát hiện chó mèo có vết trầy xước hoặc bị động vật khác cắn nên nhanh chóng cho chúng vào lồng và đưa đến cơ sở thú y để được thăm khám sớm nhất có thể. Qua thăm khám cũng như các bước xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết sớm về nguy cơ mắc bệnh dại của vật nuôi, nếu không mắc bệnh thì có biện pháp xử lý vết thương tránh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
Người nuôi chó mèo nên lưu ý về việc tiêm vắc xin phòng ngừa dại cho vật nuôi, ngay khi phát hiện vết cắn từ động vật khác hãy tiêm nhắc lại liều vắc xin để tăng hệ miễn dịch phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Sau đó tiếp tục theo dõi các biểu hiện của chó mèo trong vòng 45 ngày dưới điều kiện nuôi nhốt, không tiếp xúc với động vật khác hoặc con người để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Tiêm nhắc vắc xin cho chó mèo để ngăn chặn bệnh dại
Trường hợp chó mèo nuôi trong nhà không được tiêm phòng vắc xin ngừa dại trước đó và có biểu hiện chắc chắn đang mắc bệnh dại nên chủ động thực hiện biện pháp an tử để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vì đây là bệnh lý rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của vật nuôi khác cũng như con người. Nếu không an tử, vật nuôi nên được cách ly và theo dõi trong vòng 6 tháng, sau đó nên tiêm nhắc lại vắc xin ngừa bệnh sau khi hết thời gian cách ly.
Biện pháp phòng ngừa bệnh dạiNgoài các thông tin chó mèo bị dại sống được bao lâu và biểu hiện bệnh ra sao, các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này cũng là những kiến thức quan trọng mà mỗi người nên lưu ý.
Phòng ngừa bệnh dại ở chó mèoBệnh dại là căn bệnh rất nguy hiểm với chó hay mèo, những loài động vật trung gian lây truyền phổ biến nhất hiện nay. Do đó, người nuôi nên hết sức chú ý về các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này trên vật nuôi theo các khuyến cáo sau đây:
Nên đảm bảo vật nuôi được tiêm phòng vắc xin dại đầy đủ và mới nhất, tốt nhất nên tham khảo các thông tin tiêm chủng tại cơ quan kiểm soát động vật hoặc các cơ sở thú y để nắm rõ về loại cũng như lịch tiêm phòng, tùy theo loại thuốc sẽ có liều tiêm nhắc hằng năm, hai năm hoặc ba năm một lần.
Nuôi chó mèo không đồng nghĩa với việc thả rông không kiểm soát chúng Mỗi gia đình nên có biện pháp giới hạn nơi đi lại của vật nuôi và hạn chế tiếp xúc với những động vật không rõ nguồn gốc Điều này không những giúp bảo vệ chó mèo khỏi bị loài khác tấn công mà còn ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.
Kiểm soát vật nuôi để phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus dại
Nên vệ sinh chuồng nuôi, phạm vi ở của vật nuôi nghi ngờ bị dại. Nếu chó mèo nuôi chết do bất kỳ nguyên nhân nào nên chôn cất cẩn thận và khử trùng bằng dung dịch chuyên dụng để hạn chế nguy cơ phát tán virus gây bệnh.
Đối với con ngườiTheo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), bệnh dại có nguy cơ lây nhiễm và gây tử vong 60.000 – 70.000 người mỗi năm. Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm và trầm trọng của căn bệnh này. Chính vì thế mỗi người nên có biện pháp bảo vệ và phòng tránh virus dại, trong đó cách tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay chính là tiêm ngừa vắc xin phòng dại nếu bị chó mèo cào hay cắn. Đồng thời tránh tiếp xúc hoặc trêu ghẹo chúng để hạn chế nguy cơ bị cắn và lây nhiễm virus dại.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa bệnh dại hữu hiệu cho người
Chó Sống Được Bao Lâu?
Những dấu hiệu thể hiện độ tuổi của chó
Chó sẽ hoàn tất quá trình thay răng vào khoảng 8 tháng tuổi. Và nếu cún cưng của bạn có hàm răng đầy đủ, nhỏ với màu trắng trong thì có nghĩa nó chưa thay răng và dưới 4 tháng tuổi. Ngược lại, răng chó to và hơi bầu thì chứng tỏ nó đã được 1 năm tuổi trở lên. Nếu chó đã nhiều tuổi, răng sẽ vàng, xỉn, có thể bị rụng. Đây chỉ là dấu hiệu tương đối vì chất lượng răng chó còn phụ thuộc vao loại thức ăn, khả năng chăm sóc của chủ nhân.
Chó con, còn ít tuổi sẽ có cơ bắp rắn chắc và da căng hơn chó già. Bên cạnh đó, chó con cũng hiếu động hơn nếu chúng phát triển đầy đủ và toàn diện, không mắc bệnh. Những chú chó con, trưởng thành sẽ có bộ lông mảnh, mượt mà. Ngược lại chó già lông sẽ cứng và sờ ráp tay, lông rụng nhiều hơn.
Chó con thường sở hữu cặp mắt sáng, nhanh nhẹn và lanh lợi, thích cắn phá đồ đạc và hiếu động. Trong khi chó già thường có cặp mắt đục màu hơn, tính tình cũng trầm hơn và thường nằm im một chỗ.
Những điều cần biết về tuổi thọ của chó
Các giống chó lớn như Ngao Tây Tạng, Great Dane có tuổi thọ ngắn hơn những giống chó nhỏ và vừa. Lý do bởi những giống chó lớn mất nhiều thời gian để phát triển và trưởng thành hơn những giống chó nhỏ.
Việc tính tuổi của chó chỉ mang tính tương đối, độ chính xác vừa phải dù bạn có thực hiện bằng biện pháp nào thì cũng sẽ có những sự khác biệt. Mặc dù có nhiều cách tính tuổi chó, các biện pháp quy đổi nhưng chắc hẳn bạn cũng hài lòng với những dấu hiệu nhận biết mà bài viết vừa nêu trên.
Tốt nhất, bạn nên tìm cách kéo dài tuổi thọ cho cún cưng của mình bằng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp cùng môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ nhất có thể. Lưu ý vệ sinh cơ thể, chăm sóc, cắt tỉa lông cho chó thường xuyên, nhất là với giống chó lông dài, xoăn.
Duy trì cho cún cưng thói quen vận động để phòng ngừa bệnh tật và rèn luyện cơ bắp. Nếu nuôi cún trong nhà và ít được chạy nhảy, dạo chơi bên ngoài, bạn vẫn có thể cho cún chơi đồ chơi sao cho phù hợp. Đồ chơi cho chó hiện nay được sản xuất giúp kích thích khả năng vận động và bổ sung dinh dưỡng cho chó khá tốt.
Chó sống được bao lâu?
Mỗi loài chó khác nhau thì thường có tuổi thọ khác nhau. Dòng chó cỏ vùng với 4 giống chó chó phú quốc, chó bắc hà, chó mông cộc, chó dingo Đông Dương là dòng chó quốc khuyển của Việt Nam thì tuổi thọ của chúng thường từ 10 đến 20 năm.
Chó phốc nhỏ như chó phốc hươu, phốc sóc… thì thường có tuổi thọ 10~16 năm, giống phốc size teacup thì ngắn hơn chỉ từ 6 đến 7 năm.
Chó Poodle thường có tuổi thọ từ 12~15 năm trong điều kiện môi trường ở Việt Nam. Đối với dòng chó Poodle size teacup thì có thời gian tuổi thọ ngắn hơn từ 5~7 năm. Tuy nhiên nếu chăm sóc tốt thì chúng có thể có tuổi thọ thêm 3 đến 5 năm nữa.
Các giống chó Nhật cũng được nhiều người ưa thích thì có tuổi thọ trung bình từ 12~14 năm. Dòng chó Bắc Kinh Lai Nhật được lại tạo được nhiều bạn yêu thích vì giá thành rẻ cũng có tuổi thọ khá cao từ 9~13 năm.
Chó Becgie thường được nhập và lai giống từ Đức về nước ta có tuổi thọ từ 9~13 năm. Đây là dòng chó được nuôi và lai tạo rất nhiều ở nước ta.
Dòng chó sói tuyết như Alaska, Husky và Samoyed thì có tuổi thọ từ 12 đến 16 năm trong điều kiện lý tưởng. Khi dòng chó này được đưa về Việt Nam thì tuổi thọ của chúng ngắn hơn chỉ từ 10~15 năm. Để chúng có thể có tuổi thọ tối đa thì chúng cần được chăm sóc một cách tốt nhất.
Câu Hỏi Thường Gặp Chó sống được bao lâu?Mỗi loài chó khác nhau thì thường có tuổi thọ khác nhau. Dòng chó cỏ vùng với 4 giống chó chó phú quốc, chó bắc hà, chó mông cộc, chó dingo Đông Dương là dòng chó quốc khuyển của Việt Nam thì tuổi thọ của chúng thường từ 10 đến 20 năm. Chó phốc nhỏ như chó phốc hươu, phốc sóc… thì thường có tuổi thọ 10~16 năm, giống phốc size teacup thì ngắn hơn chỉ từ 6 đến 7 năm. Chó Poodle thường có tuổi thọ từ 12~15 năm trong điều kiện môi trường ở Việt Nam. Đối với dòng chó Poodle size teacup thì có thời gian tuổi thọ ngắn hơn từ 5~7 năm. Tuy nhiên nếu chăm sóc tốt thì chúng có thể có tuổi thọ thêm 3 đến 5 năm nữa. Các giống chó Nhật cũng được nhiều người ưa thích thì có tuổi thọ trung bình từ 12~14 năm. Dòng chó Bắc Kinh Lai Nhật được lại tạo được nhiều bạn yêu thích vì giá thành rẻ cũng có tuổi thọ khá cao từ 9~13 năm. Chó Becgie thường được nhập và lai giống từ Đức về nước ta có tuổi thọ từ 9~13 năm. Đây là dòng chó được nuôi và lai tạo rất nhiều ở nước ta. Dòng chó sói tuyết như Alaska, Husky và Samoyed thì có tuổi thọ từ 12 đến 16 năm trong điều kiện lý tưởng. Khi dòng chó này được đưa về Việt Nam thì tuổi thọ của chúng ngắn hơn chỉ từ 10~15 năm. Để chúng có thể có tuổi thọ tối đa thì chúng cần được chăm sóc một cách tốt nhất.
Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:
Chuột Hamster Sống Được Bao Lâu?
Chuột Hamster được phát hiện từ năm 1930, khi một nhà động vật học tìm thấy mẹ Hamster và hai chú Hamster nhỏ nhắn tại hoang mạc Syrian (vùng Trung Đông đến phía Bắc của Israel). Sau đó các chú chuột này được các nhà khoa học nhân giống thành công loại Hamster lông vàng (Golden Hamster) tuyệt đẹp. Những chú Hamster đã được ngao du khắp các phòng thí nghiệm trên thế giới. Chúng đến Anh lần đầu tiên vào năm 1931, đến Mỹ vào năm 1938. Đến nay, tuổi đời của chuột Hamster trung bình là từ 1-2 năm, tối đa là 3 năm.
Chuột Hamster có tuổi thọ bao lâu?
Trong tuổi đời của Hamster, một số yếu tố sinh lý thú vị mà bạn nên biết. Với đực trưởng thành cân nặng từ 85- 140 gam, con cái từ 95-120 gam. Nhu cầu nước tiêu thụ khoảng 30 ml/ngày với nhịp tim 280- 412 lần /phút và nhịp thở trung bình là 74 (dao động cho phép 33 – 127 lần/ phút).
Khi sinh sản, độ tuổi Hamster phát dục của khi giao phối đực 6-8 tuần (90 gam); con cái 6-8 tuần ( 90- 100 gam), thời gian động dục con cái là 4 ngày và rụng trứng sau 6- 8 giờ. Chu kỳ động dục cách nhau 15 – 18 ngày. Số lượng con một lần sinh từ 4 đến 12 con.Trọng lượng mỗi bé sơ sinh là 2- 3 gam. Chuột Hamster có thể sinh sản sau 5-6 tuần tuổi.
Tuổi thọ của chuột Hamster Tuổi đời của chuột Hamster trong giai đoạn sinh sản
Thời gian mang thai của chúng chỉ 16-22 ngày, tùy thuộc vào từng loại Hamster. Trung bình mỗi lần sinh, Hamster mẹ sẽ cho ra đời số lượng Hamster con là 6-10 con với giống Hamster Bear, từ 5 đến 6 con với loại hamster nhỏ hơn (WW, Campbell, Robo và hamster Trung Quốc). Hamsters có từ 7-11 cặp núm vú. Hamsters con có thể cai sữa lúc được khoảng 3 tuần tuổi. Hamster sẽ kết thúc tuổi sinh sản từ tháng thứ 14.
Tuy tuổi thọ của chuột Hamster tương đối ngắn. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng vì tuổi thọ của chuột Hamster, bởi trong thời gian sống này, Hamster của bạn đã cho ra đời rất nhiều các bé Hamster con rồi.
Tuổi thọ của chuột Hamster tuy ngắn nhưng đầy thú vịCó vẻ như Hamster biết tuổi thọ của mình ngắn nên chúng có vẻ sống một cuộc sống rất đáng sống.
Tuổi đời thú vị của chuột Hamster
Hamster thực sự là một kẻ đào tẩu chuyên nghiệp, chúng không chịu ngồi yên một chỗ mà chạy nhảy lung tung. Nên nếu bạn không muốn tìm kiếm Hamster một cách vất vả thì hãy coi chừng chúng đấy.
Vòng đời thú vị của Hamster
Thời gian chuột Hamster hoạt động và ở trạng thái tỉnh táo nhất là lúc buổi tối sau khi thức dậy. Lúc này bạn có thể giành thời gian chơi với bé hay có những bài huấn luyện cho bé chuột của mình để bé trở thành những vận động viên chuyên nghiệp. Bởi Hamster có thể thực hiện các kỹ năng chạy vượt chướng ngại vật xuất sắc nếu bạn có nhiều thời gian giành cho chúng.
Trong tuổi đời của Hamster sự phát triển của chúng là không tưởng. Một số loài như Hamster Bear có thể phát triển rất lớn so với những chiếc ống của lồng nuôi. Vì thế bạn nên tính toán kỹ trước khi trang bị các loại lồng có ống chui để tránh trường hợp bé bear bị kẹt trong đó không ra được.
Hamster cần phải ngủ sớm mỗi ngày. Một điều rất quan trọng là chúng nên được giữ trong không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn ào.
Đặc biệt, Hamster cần những đồ chơi, đá mài răng để nhai, tránh cho việc răng mọc quá dài. Các loại hạt có vỏ cứng sẽ là đồ ăn tiện lợi tuyệt vời cho Hamster, chúng vừa có thể mài mòn răng khi gặm vỏ lại có thể thưởng thức nhân ngon tuyệt bên trong. Hơn nữa, vì chúng thích nhai đồ bằng nhựa, nên bạn cần tránh những đồ chơi làm bằng nhựa để khỏi gây hại cho chúng.
Bị Chó Dại Cắn Bao Lâu Thì Phát Bệnh
Câu hỏi bị chó dại cắn người bao lâu thì chết được rất nhiều người quan tâm vì bệnh dại thường chủ yếu lây truyền qua vết cắn của động vật và bệnh dại không có thuốc chữa. Thông thường chó dại cắn người vào giai đoạn chó không có biểu hiện bệnh nên rất nhiều người bị cắn chủ quan không đi tiêm phòng dẫn đến những cái chết oan uổng. Sau khi bị chó dại cắn người bệnh sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh sau đó mới phát bệnh và tử vong.
Giai đoạn ủ bệnhThời gian chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thông thường là từ 6 đến 10 ngày nhưng cũng có thể chỉ vài ngày hoặc lên tới 1 năm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của nạn nhân, vị trí vết cắn và nhiều yếu tố khác.
Thời gian phát bệnh dại tùy vào vị trí vết cắn
Bệnh nhân dại phát bệnh sớm thường là trẻ em hoặc những người có vị trí lây nhiễm gần hệ thần kinh trung ương như tay, cổ, mặt hoặc bộ phận sinh dục.
Trong thời gian ủ bệnh người bệnh không có biểu hiện bất thường về sức khỏe nhưng có thể xuất hiện tình trạng lo âu, bồn chồn,…
Giai đoạn phát bệnhSau thời gian ủ bệnh, người bệnh dại bắt đầu phát bệnh và giai đoạn này thì gần như người bệnh sẽ tử vong sau 4 đến 10 ngày phát bệnh. Thời gian bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người phát bệnh dại thường có 3 loại biểu hiện lâm sàng là thể co giật, thể liệt và thể cuồng trong đó thể co giật là thể thường gặp nhất và cả 3 thể lâm sàng này đều dẫn đến cái chết đầy đau đớn cho bệnh nhân. Dấu hiệu của giai đoạn phát bệnh dại là bệnh nhân có những biểu hiện sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng và tiết nhiều nước bọt sau đó thì xuất hiện các cơn co giật hoặc liệt toàn thân cuối cùng là hôn mê và tử vong.
Chó dại cắn sẽ lây nhiễm virus dại vào cơ thể người bệnh, bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh và vị trí vết cắn. Nếu bị chó dại cắn mà không tiêm vaccine phòng dại thì người bị dại sẽ phát bệnh và không có thuốc nào chữa được dẫn đến tử vong.
Xử trí như thế nào khi bị chó dại cắn?Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nếu không được xử trí đúng cách, khi bị chó dại cắn cần:
Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trong 10 phút để giảm thiểu lượng virus có trong vết cắn sau đó sát trùng bằng cồn.
Sau khi sát trùng vết thương thì người bị chó dại cắn cần được đưa đến cơ sở y tế dự phòng trong thời gian gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có lộ trình tiêm vaccine sớm.
Theo dõi con vật cắn người trong vòng 15 ngày, nếu con vật bị chết hoặc bỏ đi, bị giết thịt thì cần báo ngay cho cán bộ y tế.
Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp dân gian như bôi dầu gió, dầu hỏa, nặn hút vết cắn vì những biện pháp này không giúp chữa bệnh mà có thể sẽ khiến vết thương nặng thêm.
Người bị chó dại cắn cần tiêm vaccine phòng dại
Hy vọng qua bài viết bạn đã có được những thông tin hữu ích cho câu hỏi bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh và cách xử trí khi bị chó dại cắn.
DS: Ngần/doisongbiz.com
Dấu Hiệu Chó Bị Dại? Bị Chó Dại Cắn Bao Lâu Thì Phát Bệnh
Chó dại và bệnh dại do chó gây ra vô cùng nguy hiểm. Dịch bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa hè, khi thời tiết oi nóng. Bài viết sau sẽ chỉ ra dấu hiệu chó bị dại và các biện pháp xử lý để phòng ngừa dịch bệnh này. Chó dại và bệnh dại do chó gây ra vô cùng nguy hiểm. Dịch bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa hè, khi thời tiết oi nóng. Bài viết sau sẽ chỉ ra dấu hiệu chó bị dại và các biện pháp xử lý để phòng ngừa dịch bệnh này.
Thông tin về bệnh dại ở chó
Nhận biết chó bị dại
Dấu hiệu người bị nhiễm virus dại
Bị chó dại cắn phải xử lý như thế nào?
Chó dại cắn không chảy máu có sao không?
Biện pháp phòng tránh bệnh dại
Thông tin về bệnh dại ở chóĐến nay, bệnh dại vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm mà chỉ có thuốc phòng ngừa. Vì thế, chúng ta cần trang bị kiến thức kỹ càng về căn bệnh này để có biện pháp nhận biết, phòng ngừa hợp lý. Đây là căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, lây lan từ chó sang người bằng tuyến nước bọt. Bệnh dại ở chó do virus gây ra, gây tử vong cho cả động vật và con người.
Nhận biết chó bị dạiBệnh dại không có biểu hiện rõ ràng trong thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh khá lâu, nên tới 2 tháng, bạn sẽ chỉ thấy chó mệt mỏi và tránh tiếp xúc. Nhiều người lầm tưởng chó cưng bị ốm hoặc đang trong thời kỳ động dục. Sau thời gian này, biểu hiện của bệnh dại sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Chó có biểu hiện lờ đờ, chảy dãi nhiều, mắt có màu đục và bị kéo xuống thấp.
Chó mệt mỏi, chỉ nằm yên một chỗ và di chuyển một cách run rẩy
Chó trở nên hung dữ, cắn phá đồ đạc và không cho chủ nhân chạm vào người.
Lên cơn co giật
Giai đoạn cuối, chó sẽ nằm một chỗ, không thể ngậm miệng, chảy nhiều dãi và chết sau thời gian ngắn.
Chó chết do bệnh dại chúng ta cần tiêu hủy xác một cách kỹ càng, không được ăn thịt chó dại sẽ bị lây nhiễm virus nguy hiểm. Chó phát bệnh dại thường chỉ sống được tối đa 5 ngày. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh dại, cùng với khả năng lây nhiễm sang người nên đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Bệnh dại hầu hết chỉ xuất hiện ở chó lớn, đôi khi vẫn có trường hợp chó con bị mắc dại nhưng rất ít.
Dấu hiệu người bị nhiễm virus dạiCơ thể có những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và cảm thấy khó chịu. Vết chó cắn có cảm giác sưng và đau nhức. Đây chính là biểu hiện rõ nét của người bị nhiễm dại đang trong thời gian ủ bệnh.
Vào thời kỳ phát bệnh, người nhiễm dại thường sốt cao trên 40 độ C. Cơ thể vô cùng mệt mỏi, ho khan và khó khăn trong ngôn ngữ. Hơn nữa, biểu hiện cũng tùy thuộc vào thể chất của từng người.
Người mắc bệnh dại thường có biểu hiện co giật, sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Chỉ vô tình phải chịu đựng những hiện tượng trên, người bệnh sẽ lập tức bị co giật và căng cứng. Nghiêm trọng hơn, hệ hô hấp cũng trở nên khó khăn hơn như khó thở, ngạt thở, thậm trí mất ý thức và hôn mê sâu. Bệnh nhân sẽ tử vong chỉ sau tối đa một tuần khi xảy ra những biểu hiện này.
Cũng có những trường hợp người bệnh mắc dại không có bất kỳ hiểu hiện kích thích thần kinh nào. Tuy nhiên, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, không thể di chuyển với dấu hiệu của sự co thắt cơ.
Cuối cùng là biểu hiện của việc virus dại tác động thẳng vào hệ thống thần kinh của của người bệnh. Người bệnh sẽ có biểu hiện mất kiểm soát như cắn xé, đập phá mọi thứ. Trường hợp này, người bệnh thường chỉ sống được từ 2 tới 3 ngày là tử vong.
Bị chó dại cắn phải xử lý như thế nào?Nếu chẳng may bị chó dại cắn, các bạn cần thực hiện những điều sau để phòng tránh lây nhiễm virus nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.
Tuyệt đối không được nặn bóp, bôi dầu hỏa hoặc các chất kích thích, đắp lá vào vết thương. Điều này sẽ dẫn đến vết thương càng bị nặng, không thể xử lý.
Hãy sơ cứu vết thương bằng xà phòng hoặc nước sạch trong vòng 15 phút. Tốt nhất các bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước sạch rồi sau đó dùng cồn để sát trùng và rửa sạch vết thương.
Đưa người bị thương đến các cơ sở y tế gần nhất để cầm máu, xử lý vết thương và điều trị.
Hiện nay biện pháp để điều trị bệnh dại đó là sử dụng văcxin và huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó dại cắn. Hãy đến các cơ sở y tế để tiêm huyết thanh càng nhanh càng tốt.
Chó dại cắn không chảy máu có sao không?Kể cả khi không chảy máu, chúng ta cũng không được chủ quan và cần thực hiện nhanh chóng các biện pháp sơ cứu kịp thời. Lý do vì mầm bệnh tồn tại trong dãi chó có nguy cơ phát tán virus dại rất cao.
Cần nhanh chóng sát trùng vết thương và tới ngay cơ sở y tế gần nhất để uống thuốc chống phơi nhiễm bệnh dại. Bệnh dại lây từ chó sang người hiện chưa có thuốc chữa. Có thể nói gần như bất kỳ ai bị chó dại cắn đều sẽ tử vong. Thời gian ủ bệnh tối đa nửa tháng và phát bệnh chỉ vài ngày rồi tử vong.
Biện pháp phòng tránh bệnh dạiPhòng bệnh hơn chữa bệnh, cho nên để tránh bị lây virus dại từ chính chú chó cưng của mình. Các bạn cần tiêm phòng cho chó ngay từ khi còn nhỏ, nếu mua chó về bạn cần hỏi người bán xem đã tiêm phòng hay chưa để có thể tiêm phòng cho chó kịp thời. Đặc biệt, người bị chó dại cắn tuyệt đối tránh những nơi âm thanh ồn ào, inh ỏi. Tần suất âm thanh lớn sẽ kích thích thần kinh, dễ khiến người nhiễm virus dại phát bệnh và khó kiểm soát được hành vi.
<!-
Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Mèo Bị Bệnh Dại Sống Được Bao Lâu? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!