Xu Hướng 3/2023 # Chó Mang Thai Và Những Điều Phải Thuộc Lòng # Top 10 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chó Mang Thai Và Những Điều Phải Thuộc Lòng # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Chó Mang Thai Và Những Điều Phải Thuộc Lòng được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó là một trong những loại vật nuôi có khả năng sinh sản độc lập. Tuy nhiên, đối với các giống chó cảnh, chó nhà, tính hoang dã và bản năng của chúng đã mai một. Sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu như các chủ nuôi nắm vững cách chăm sóc chó mang thai .

Thời Gian Mang Thai Của Chó

Ngày xưa, các cụ chúng ta có câu: “Người mang thai 9 tháng 10 ngày, còn chó mèo thì 2 tháng 10 ngày”. Thực tế cũng đúng như vậy đấy.

T hời gian chó mang thai trung bình kéo dài khoảng 58 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Giống như tất cả các động vật có vú, sau khi chó con được sinh ra chó mẹ cho chó con bú và chăm sóc chó con vài tháng, với sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình, lúc này con mẹ sẽ trở nên hung dữ. (Nguồn: wikipedia)

Ngày mang thai này được tính từ ngày thụ thai. Nếu như bạn chủ động trong việc phối giống cho cún. Hãy tính từ ngày đưa đi phối giống, cộng thêm 1 ngày. Đối với các giống lớn, quá trình mang thai của chó có thể ngắn hơn giống nhỏ. Và lứa đẻ nào càng ít con thì thai kỳ của chó lại càng dài.

Rất nhiều khách hàng hỏi chúng tôi rằng: chó chửa mấy tháng thì đẻ? Chó có bầu mấy tháng thì đẻ? Chó có thai mấy tháng thì đẻ? Chó mang bầu mấy tháng thì đẻ? Chó mang thai mấy tháng thì đẻ? Hay chó mang thai mấy tháng? Câu trả lời chính xác nhất, là đưa chúng tới các bệnh viện chăm sóc chó mèo để kiểm tra.

Những dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hay x-quang đều có thể trả lời vấn đề này. Dịch vụ siêu âm được nhiều người nghĩ tới nhất. Thông qua kết quả kiểm tra, chúng ta sẽ biết chó mang bầu mấy tháng đẻ và tình trạng sức khỏe của đàn con.

Lưu ý rằng, sau 25 ngày mang bầu thì siêu âm mới đánh giá được kết quả. X-quang thì được dùng như một biện pháp phụ, để tính chính xác lượng cún con trong bụng. Thông qua việc đếm số xương sống, dịch vụ x-quang cho biết lượng cún con chính xác tới 95%.

Khi chó mang thai, sẽ có những thay đổi rõ rệt, từ hình thái cơ thể bên ngoài, cho tới thái độ, tính cách, hành động… Mọi bạn để ý một chút là sẽ nhận biệt được ngay đấy.

Cách nhận biết chó có thai thông dụng nhất là quan sát biến đổi cơ thể. Cách nhận biết đơn giản nhất chính là thông qua núm vú và phần bụng.

Núm vú và phần bụng của chó sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Núm vú của chó mẹ sẽ cương cứng và hồng lên trông thấy. Đây là sự phát triển ban đầu của tuyến sữa, nhằm phục vụ cho việc nuôi chó con. Về phần bụng, dấu hiệu chó mang bầu là việc to dần lên, tròn đầy và nặng hơn.

Ngoài ra, sự thay đổi tính cách, hành vi cũng là dấu hiệu nhận biết chó có thai. Sự thay đổi thể trạng khiến cho khả năng ăn uống của chúng bị giảm sút. Hãy tưởng tượng như thời điểm nghén ở người vậy.

Biểu hiện chó mang thai là sẽ ăn ít đi nhưng nhiều bữa trong 1 ngày. Thêm vào đó, chúng thích sự yên tĩnh và ấm áp. Một số sẽ lủi vào chỗ khuất một mình. Một số khác lại quanh quẩn bên chủ và thích được vuốt ve, chiều chuộng

Chú ý rằng, những dấu hiệu chó có bầu kể trên chỉ mang tính ước đoán. Thông thường, sau khi mang thai 30 ngày, những dấu hiệu chó có thai này mới trở lên rõ rệt hơn. Nếu chưa cho kinh nghiệm, hãy đưa tới các phòng khám thú y để nhận được kết luận chính xác. Chó bị tiêu chảy cũng là một tình trạng mà chủ nên quan tâm.

Có hai kiểu mang thai giả ở chó. Một kiểu là do chính những chủ nuôi tạo ra. Tức là, bạn mong muốn chó của mình đẻ tới nỗi, tưởng tượng ra các dấu hiệu mang thai của chó.

Thực tế, các dấu hiệu của chó mang thai như “cứng bầu vú” hay “hồng núm vú hơn” đã xuất hiện từ thời điểm chó mẹ động dục. Còn dấu hiệu bụng lớn hơn có thể chỉ vì chó nhà bạn ăn quá nhiều.

Sau khi phối giống, hầu hết chó cái đều có sự thay đổi về tâm sinh lý. Nhưng không phải lần phối giống nào cũng thành công. Phải sau khi phối giống khoảng 25 đến 30 ngày, bạn mới đủ cơ sở để khẳng định c hó mang thai không.

Chứng mang thai giả thứ hai là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở chó cái. Nói chính xác hơn là giảm bớt Hormone Progestoron và tăng Prolactin. Bệnh lý này tạo ra rất nhiều dấu hiệu mang thai ở chó rõ rệt, nhưng thực chất, tử cung không có bào thai.

Hiện tượng này thậm chí xuất hiện trên chó không đi giao phối. Thậm chí, chính chó mẹ cũng bị cơ thể mình lừa và tự tìm ổ đẻ. Tuyến sữa của chó mẹ thực tế có thể vắt ra sữa. Sau khoảng 60 ngày phối giống, chó cũng nằm ổ và kêu rên như sắp đẻ.

Hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ở chó đã hỏng thai. Ngay khi phát hiện ra điều này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Đây là bệnh lý cần sự can thiệp của thuốc và chuyên gia thú y.

Những Biểu Hiện Của Chó Sắp Đẻ

Trước khi sinh khoảng vài ngày, tuyến sữa của chó đã phát triển rõ rệt và có hiện tượng tiết sữa. Quan sát bên ngoài, thì “phần bụng bầu” có sự chuyển động, thấy được bằng mắt thường. Chó chửa bắt đầu dạo ổ nhiều hơn. Thấy rõ dấu hiệu của sự bồn chồn, lo lắng, hồi hộp.

Khoảng thời gian 24h trước khi sinh, chúng sẽ có biểu hiện bỏ ăn, thở gấp. Tần suất đi vệ sinh cũng nhiều hơn (giống như bệnh đái dắt). Có dịch chảy ra từ phía âm hộ của chó có bầu. Chó ăn quá no sẽ bị nôn mửa nhẹ

Tại thời điểm đau đẻ, chó sẽ kêu la nhiều hơn và mạnh hơn. Điều này hoàn toàn giống với quá trình rặn đẻ ở người vậy. Nhịp thở của chúng dồn dập hơn. Nhịp tim cũng nhanh hơn.

Nếu nước ối chảy ra ngoài mà chó con vẫn chưa chui ra thì phải liên hệ với bác sĩ thú y ngày. Đây là dấu hiệu khó đẻ ở chó. Có thể do chó mẹ không đủ sức sinh hoặc phôi thai ngược. Nếu xử lý chậm có thể gây tử vong chó con.

Biến Chứng Và Các Dấu Hiệu Sảy Thai

Sảy thai là hiện tượng ra thai khi dưới 1 tháng bầu. Chú ý rằng, nếu không bị ra thai mà bụng chó tự nhiên bé lại thì không phải là tiêu thai hay sảy thai. Trên thực tế, dưới 1 tháng bầu, bụng chó cũng chưa quá to.

Sinh non là hiện tượng ra thai khi hơn 1 tháng bầu. Thông thường, chó có thai thích ăn lại nhau thai (kể cả sinh thường hay sinh non). Nhưng những thứ này không tốt cho hệ tiêu hóa của nó. Hãy can thiệp ngay khi trường hợp này phát sinh.

Khi chó mẹ đang đẻ, chó con đã chui ra được ½ cơ thể nhưng sau vài phút mà vẫn không ra hẳn, bạn có thể hỗ trợ chúng. Nhanh tay kéo chó con ra ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.

Càng sát ngày đẻ càng phải theo dõi sát sao chó mẹ, tránh tình trạng đẻ rơi và bỏ con mà chủ không biết. Tốt nhất là phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ y tế và bông băng sát trùng sau 2 tháng mang bầu.

Nhiều người không biết chó nuôi bao lâu thì đẻ. Chó bắt đầu động dục sau khoảng 6 tháng tuổi. Những giống chó lớn có thể bắt đầu muộn hơn, khoảng 12 tháng tuổi. Bù lại, tuổi thọ của chúng cũng kéo dài hơn và chu kỳ mang thai của chó đôi khi lại ngắn hơn.

Dấu hiệu chó cái đến kì động dục là bộ phận sinh dục và núm đầu vú mẩy lên, âm hộ sưng to dần có dịch nhờn trong, nhớt từ âm đạo tiết ra, có thể trông thấy một vài giọt máu sắp hành kinh … khoảng 3-5 ngày máu ra ồ ạt, không liếm kịp, dây rớt ra nền nhà. Đây là lý do những người không nuôi chó sinh sản muốn triệt sản chó cái (Nguồn wikipedia)

Nên nhớ, chó có thể sinh sản ngay sau thời kỳ động dục đầu tiên, nhưng tốt hơn ở lần thứ 2 hoặc thứ 3. Giống như việc chúng ta dậy thì năm 13 tuổi, nhưng nên sinh con sau 18 hoặc 20 tuổi.

Đương nhiên, sinh nở quá muộn cũng không tốt cho chó. Với giống chó nhỏ, nên quá trình thụ thai của chó nên dừng sau 3 năm tuổi. Đối với các giống chó lớn, thời gian có thể lâu hơn, sau 6 năm tuổi.

Việc chăm sóc chó mang thai chưa bao giờ là đơn giản. Ngay cả với những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm cũng chưa chắc đã thực hiện được tốt nhất. Một số giống chó cần sự chăm sóc đặc biệt, nếu không thì tỉ lệ tử vong của chó con là rất cao.

Hai thứ cần quan tâm hàng đầu là chế độ ăn uống và môi trường sống. Nếu có điều kiện, hãy đi siêu âm chó mang thai và nhận lời khuyên từ bác sĩ. Để có thể biết được thai trong bụng phát triển như thế nào?

Khoảng thời gian 30 ngày đầu là dễ sảy thai nhất, cần đặc biệt chú ý. Nhưng điều khó là các biểu hiện của chó mang thai chưa xuất hiện trong thời điểm này. Kể cả dùng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh thì cũng chưa cho kết quả 100%.

Nếu như bạn chủ động trong việc đưa chó đi phối giống. Hãy cứ coi là chó bạn đang có bầu và chăm sóc chúng nhiệt tình. Vì biết đâu chúng lại có bầu thật thì sao.

Khi chó mang thai, tâm trạng của chúng rất bất ổn. Hãy tạo ra một môi trường riêng, khép kín và yên tĩnh. Tránh để chúng vận động nặng. Bạn có thể dắt chúng đi dạo hoặc vui đùa nhẹ nhàng cùng chúng. Cẩn thận với việc chó mang thai bị chảy máu.

Cũng tương tự như ở người, chó mang thai cũng có chế độ dinh dưỡng riêng. Trong tháng đầu tiên mang thai, nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng canxi cao.

Giai đoạn thai kỳ thứ hai (30 đến 45 ngày), hãy bổ sung thêm sắt vào thực đơn cho chó mang thai. Sắt là chất quan trọng trong việc sản xuất và tái tạo máu.

Nếu như bạn có kiến thức về chăm sóc bà bầu ở người. Bạn sẽ thấy điều này là hết sức bình thường. Động vật mang thai mất rất nhiều máu huyết để sản sinh ra con cái của mình.

Thời điểm sau đó, bạn có thể đầu tư hơn. Hãy mua những thực phẩm chuyên dùng cho chó mang thai, sữa cho chó mang thai nếu kinh tế dư giả. Lúc này đã rất gần với ngày chuyển dạ. Năng lượng là thứ quan trọng hơn bao giờ hết đối với chó mẹ.

Chú ý, nếu muốn bổ sung vitamin và khoáng chất một cách TRỰC TIẾP, như uống hay tiêm… Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Chúng tôi khuyên các bạn sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi chứ không phải uống thuốc bổ sung canxi. Mọi hoạt động uống thuốc hay tiêm lúc này đều phải được bác sĩ kiểm tra.

Theo khuyến cáo từ nhiều chuyên gia Grooming, không nên tắm cho chó mang bầu. Theo bản năng, loài chó sẽ lắc mình để đẩy nước ra khỏi bộ lông. Điều này có tác dụng không nhỏ tới phần bụng dưới của chúng.

Vận động cơ bụng mạnh và thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi ở bên trong. Ngoài ra, tâm lý của chó bầu rất bất ổn định. Chúng có thể bị trượt té trong quá trình vệ sinh (nếu tắm trong bồn hoặc nhà vệ sinh trơn trượt).

Chúng có thể không cho bạn vệ sinh phần bụng dưới. Chúng có thể tấn công chính bạn khi căng thẳng hoặc sợ hãi. Hãy chuẩn bị khăn lau lớn để làm khô cho chó sau quá trình tắm rửa. Chó thường ngại tiếng động lớn, phát ra từ các loại máy sấy trong nhà.

Nếu bạn có máy sấy chuyên dụng, hãy để mức gió vừa phải và làm khô từ từ cho chúng. Lông ướt có thể gây ra nhiều bệnh về da và ký sinh trùng, đặc biệt là mùa nóng ẩm. Hãy chắc chắn chó của bạn được vệ sinh sạch sẽ sau khi tắm.

Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống vẫn là hai thứ cần quan tâm hàng đầu lúc này. Khi vừa đẻ xong, chó mẹ rất yếu và không thể di chuyển xa. Hãy đặt thức ăn ở sát ổ chó, nằm trong tầm với của nó.

Đôi khi chó mẹ bỏ ăn sau sinh, nhưng không nhiều. Lượng thức ăn ban đầu có thể là nhỏ, nhưng sẽ tăng lên với một tốc độ chóng mặt. Với cách nuôi chó con mới đẻ đúng, chó mẹ có thể tiêu thụ lượng thức ăn nhiều gấp 4 lần sau khi sinh.

Hãy cách ly ổ chó ra khỏi người lạ và toàn bộ các loài động vật khác là cách nuôi chó mới đẻ tốt nhất. Chó con sơ sinh rất yếu ớt, rất dễ bị tổn thương. Ngay cả những động vật cùng giống loài cũng có thể gây nguy hại cho nhau. Mặt khác, điều này cũng khiến cho chó mẹ cảm thấy thoái mái hơn.

Bản năng làm mẹ sẽ khiến chúng rất hung dữ. Chó mẹ có thể tấn công chính bạn nếu chúng thấy điều đó cần thiết với đàn con. Nếu nhà bạn có trẻ con, hãy chú ý sát sao hơn nữa. Tính hiếu động của lũ trẻ kết hợp với tính cảnh giác của chó mẹ luôn tiềm ẩn vô số rủi ro.

chăm sóc chó mẹ sau sinh, chăm sóc chó mẹ sau sinh, cách chăm sóc chó mẹ sau khi sinh, chăm sóc chó mới sinh, cách chăm sóc chó sau khi sinh, chăm chó mới đẻ, cách chăm sóc chó mẹ mới đẻ

Trong khoảng thời gian mới sinh, hãy để chó mẹ làm tất cả. Không nên can thiệp quá sâu vào đời sống đàn chó lúc này. Trước khi chó con cai sữa mẹ hoàn toàn, đừng cho chó sơ sinh uống sữa gì. Cân chó con hàng ngày là chú ý vàng trong cách nuôi chó con mới sinh. Theo dõi xem chúng có dấu hiệu bệnh tật gì không.

Hãy chú ý đến việc cân bằng nhiệt độ khi chăm sóc chó con mới đẻ. Chó mới sinh không có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt. Những ngày đầu, chó con thường nằm trong cùng 1 ổ với chó mẹ.

Việc đơn giản bạn cần làm là cung cấp nguồn nhiệt hợp lý ngay cạnh ổ đẻ. Cách chăm sóc chó con mới sinh thông minh, là giữ nhiệt độ phòng ở mức 30 -32 độ °C bạn có thể mặc quần áo ngắn tay.

Chú ý, nuôi chó con mới đẻ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bệnh tật. Trong đó có những bệnh gây tỉ lệ tử vong cao ở chó. Trong đó có những bệnh gây tỉ lệ truyền nhiễm cao sang người mà bạn không thể đoán trước được.

Hãy liên hệ với các bác sĩ và đưa chúng đi tiêm phòng ngay khi có thể. Trước và sau khi tiếp xúc với chó con, bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ. Áp dụng điều này với tất cả những khách thăm chó khác.

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh Không Có Mẹ

Nếu chó mẹ không may mất đi sau quá trình sinh nở, chúng tôi chân thành chia buồn cùng bạn. Mặt khác, bạn cần chuẩn bị tinh thần thật tốt cho việc chăm chó con mới đẻ. Đây là việc mệt nhọc, đòi hỏi phải tận tâm tận lực đặc biệt là 2 tuần đầu tiên

Thời gian đầu chúng cần được chăm sóc liên tục 24 giờ mỗi ngày. Có lẽ bạn phải xin nghỉ phép ở nhà để chăm sóc chúng, vì chó con cần được chăm sóc gần như liên tục trong 2 tuần đầu. (Nguồn: wikihow.vn)

Sữa cho chó con mới đẻ là thứ đầu tiên phải mua, nhằm thay thế cho nguồn sữa mẹ. Để chọn loại sữa tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bệnh viện thú y, hoặc từ người bán chó, hoặc chính các cửa hàng thức ăn chó mèo.

Thông thường, là các loại sữa bột, pha với nước sôi khi cần dùng (giống với cách pha sữa cho trẻ sơ sinh). Tuyệt đối không cho chó con uống sữa bò hay sữa dê. Chúng không tốt cho sự phát triển cho chó con.

Mang Thai Và Chẩn Đoán Có Thai Của Chó

Tùng Lộc Pet – Đây là bài viết của bác sĩ Greenvet, một chuyên gia thú y có nhiều kinh nghiệm đăng tải trên diễn đàn Việt Pet, chúng tôi xin phép được sử dụng lại để các bạn yêu chó, đang nuôi chó sinh sản có thể tham khảo, học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của những người đi trước.

1. Chó mang thai bao nhiêu ngày?

Kể từ khi thai hình thành và làm tổ ở sừng tử cung tới khi ra đời khoảng 58 – 68 ngày ( trung bình là 9 tuần = 63 ngày ). Chó càng ít thai ( dưới 4 con với các giống chó to: GSD, Rottweiler, Labrador, golden…. dưới 2 con với miniature bull terrier, Nhật, Bắc kinh, chihuahua…) thì thời gian mang thai càng dài.

2. Mang thai được tính từ khi nào?

Nếu để tự nhiên, chó giao phối liên tục trong khoảng 3-5 ngày của kỳ động dục, nên tính thời gian từ giữa các lần giao phối.

Giao phối chủ động ( chủ mang chó đi lấy giống), căn cứ vào ghi chép các lần phối, nhưng nên nhớ rằng tinh trùng có thể sống trong tử cung chó tới 24 giờ nên có thể tính thời gian mang thai sau 1 ngày phối giống.

Kiểm tra sự thay đổi nồng độ hooc-môn LH (Luteinizing Hormon ) và Estrogen đạt đỉnh điểm trong huyết thanh cũng có thể xác định thời điểm mang thai ( áp dụng trong thụ tinh nhân tạo cho chó).

3. Có biện pháp chẩn đoán sớm chó có thai ?

Hiện nay chưa có các thực hành xét nghiệm mẫu máu, nước tiểu nào có thể xác định chó đã có thai hay chưa. There are no practical blood or urine tests available to confirm pregnancy in the dog.

Sớm nhất cũng phải từ 26-35 ngày sau phối giống để xác định có thai bằng thăm khám lâm sàng vùng bụng của các bác sỹ thú y ( độ chính xác khoảng 85% ).

Không được chụp X-quang chó mới mang thai. Chỉ được phép dùng X-quang để xác định số lượng con 45 ngày sau khi mang thai ( chính xác 95% về số lượng thai )

Có thể siêu âm chó mang thai nhưng không có ý nghĩa chẩn đoán vì có thai sau 25 ngày mới có thể siêu âm được và cũng không biết rõ bao nhiêu thai.

4. Khi nào có thể biết được chó mang thai bằng quan sát các thay đổi tâm sinh lý cơ thể chó ?

Khoảng 5 tuần sau phối giống, rất khó xác định chắc chắn chó có thể mang thai hay không bằng cách quan sát thay đổi về phát triển đầu vú, nầm sữa, thay đổi hành vi, tính tình, cách thức ăn uống, ngủ nhiều, lười vận động… Nhiều chủ chó quá mong mỏi sự thành công nên dễ “hoang tưởng” chó đã chửa rồi đợi mãi không thấy đẻ và kết luận ” chửa giả ” !

Chỉ sau tuần thứ 5 trở đi mới thấy sự to nhanh, ộ ệ của vùng bụng và bầu vú. Nhưng cũng chỉ rõ rệt với chó chửa nhiều thai, còn chó mẹ mang ít thai ( 1 – 2 thai ) thì bụng chó chỉ thấy to ra rõ rệt vài ngày trước khi sinh.

Bàu vú phát triển sớm và to nhanh hơn phát triển bụng thì chó chửa ít thai ( gọi là chửa vú ), ngược lại bụng to và bàu vú phát triển vừa phải sẽ mang nhiều thai.

Có thể có sữa trước khi sinh 7- 9 ngày. Tốt nhất 1- 2 ngày trước khi sinh mới có sữa. Màu sữa phải có màu trắng đặc trưng, không trong, vàng ố bẩn mới bảo đảm thai khỏe và sinh sản bình thường. Có sữa quá sớm là dấu hiệu của sảy thai hoặc đẻ non.

Chó Mang Thai Bỏ Ăn Phải Làm Sao? Có Nguy Hiểm Không?

Các giai đoạn mang thai của chó mẹ bạn cần biết.

Chó mang thai bỏ ăn có thể chia làm 2 trường hợp. Trường hợp sinh lý và bệnh lý. Trước tiên cần nắm được chu kỳ mang thai và biểu hiện của từng giai đoạn. Thời gian chó mang thai dao động trong khoảng 63 ngày, cũng sẽ có chênh lệch vài ngày với từng giống chó khác nhau.

1. Giai đoạn 30 ngày đầu.

Thời gian bắt đầu mang thai do cơ thể thay đổi, chó mẹ sẽ có những dấu hiệu chó mang thai như nghén như mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn. Trong giai đoạn này, chó mẹ cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Bạn nên vuốt ve, chuyện trò, khi cho cô chó ăn, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Tránh các hoạt động mạnh và tiếp xúc với chó lạ.

2. Giai đoạn giữa thai kỳ từ ngày thứ 31 – 45.

Đây là giai đoạn có thể nhìn thấy rõ sự thay đổi của chó mẹ. Núm vú to ra, bụng xệ hơn, nhu cần ăn nhiều hơn, lười vận động. Các bạn chú ý bổ sung nguồn thực phẩm phong phú cho chó mẹ.

Giai đoạn này chó rất dễ bị sảy thai, nên lưu ý không cho chó chơi đùa, vân động mạnh. Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thú cưng phải đảm bảo đủ can xi, sắt, các loại rau. Không nên cho chó ăn quá no mà nên chia làm nhiều bữa nhỏ.

3. Giai đoạn 3 chuẩn bị nằm ổ.

Đây là giai đoạn chó chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh nở. Sẽ có những biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, bồn chồn, ăn uống không đều. Khi ăn xong có thể nôn mửa…Thường xuyên cào, tìm ổ.

Chó mẹ thường xuyên kêu rên, nhịp thở không đều. Lúc này có thể thấy rõ âm đạo chó mẹ phù nề, chảy ra dịch trắng. Bụng và vú xệ thấp, đi lại khó khăn. Đây là những dấu hiệu cho thấy chó mẹ chuẩn bị sinh nở. Nếu bạn còn chưa biết được khi nào chó mẹ chuẩn bị đẻ thì tham khảo kinh nghiệm chó mang thai mấy tháng để có thể chuẩn bị ổ và sẵn sàng hỗ trợ chúng khi đẻ.

Chó mang thai bỏ ăn là biểu hiện sinh lý bình thường

Như đã nói ở trên, khi nắm rõ chu kỳ mang thai của chó mẹ, bạn có thể biết được triệu chứng chán ăn, bỏ ăn của cô chó trong từng giai đoạn. phân biệt được triệu chứng này là bình thường hay bất hường.

Trong giai đoạn đầu, do cơ thể thay đổi, chó mẹ bỏ ăn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đây là những biểu hiện sinh lý bình thường của chó khi mang thai. Nên bạn không cần quá lo lắng.

Khi hết giai đoạn nghén mà cô chó vẫn lười ăn, sụt cân thì cần đưa đến gặp bác sĩ thú y để có những tư vấn dinh dưỡng kịp thời.

Ở giai đoạn 3, nếu cô chó nhà bạn bỏ ăn, ăn xong nôn mửa. Đây là do tình trạng chó khi sắp sinh, bụng to chèn lên dày, khi ăn quá no dễ bị nôn. Bạn chú ý nên chia làm nhiều bữa nhỏ cho chó ăn.

Chó mang thai bỏ ăn là biểu hiện bệnh lý

Chó bỏ ăn cùng biểu hiện rụng lông thành từng mảng, lở loét là biểu hiện chó bị nhiễm ký sinh trùng như rận chó, bọ chét hoặc nhiễm giun. Bạn chú ý vệ sinh nơi ở, cũng như vệ sinh cơ thể cho chó mẹ và cách diêt ve chó trong thời kỳ mang thai tránh lây bệnh cho chó con.

Nếu chó chán ăn kèm theo các dấu hiệu như chảy máu âm đạo, đây là biểu hiện chó nhà bạn sảy thai. Bạn cần đưa thú cưng đến gặp bác sĩ để có những can thiệp kịp thời.

Mèo Mang Thai Bao Lâu? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Những Lưu Ý

Dấu hiệu mèo mang thai

Mèo cái khi bắt đầu mang thai sẽ có những thay đổi khác bình thường về cả tập tính, hành vi và cơ thể. Đây là căn cứ giúp bạn có thể phán đoán được liệu rằng chú mèo của mình có đang mang thai hay không. Tuy nhiên để chính xác nhất thì bạn nên đưa chúng đi kiểm tra tại cơ sở thú y.

– Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất là chu kỳ động dục kết thúc. Mèo không còn kêu meo meo nhiều, quấn người, không có những biểu hiện như lăn qua lăn lại, phần hông nhổm cao, hai chân sau khụy xuống, đuôi để sang một bên,…

Mèo thích được vuốt ve

– Phần đầu núm vú của mèo sẽ hồng hơn, căng, to ra, thậm chí có thể tiết ra sữa (sau 15- 18 ngày từ khi trứng được thụ tinh thành công)

– Mèo ăn nhiều hơn bình thường. Bạn nên tăng khẩu phần mỗi bữa ăn của mèo lên nhưng hạn chế chất béo hay lượng thức ăn quá nhiều vì nó sẽ khiến mèo bị béo phì, mèo con trong bụng to, gây khó khăn khi sinh cho mèo mẹ.

– Mèo thường chọn khu vực yên tĩnh, riêng tư để ngủ. Thời kỳ này mèo ngủ khá nhiều.

Mèo ngủ nhiều hơn là dấu hiệu mèo mang thai

– Mèo có thể buồn nôn và nôn, tuy nhiên nếu chúng nôn nhiều quá, bỏ ăn, nôn, tiêu chảy, co giật thì nên đưa đến bác sỹ thú y để kiểm tra.

– Khi mèo mang thai được khoảng một tháng, những thay đổi trên cơ thể, tập tính trở nên rõ ràng hơn.

2 thành bụng cứng, dưới đầu ti có bánh sữa.

Phần lưng cong xuống giống dáng con lừa.

Bụng to tròn lên, tuy nhiên nếu mèo nhà bạn tăng kích thước toàn bộ cơ thể như chân, cổ, mông,… thì đó là do chúng bị tăng cân chứ không phải đang mang thai.

Mèo trở nên thân thiện, quấn chủ, thích được vuốt ve.

Bụng mèo to tròn

– Khi mèo sắp chuyển dạ (tầm 2 tuần trước khi sinh), mèo mẹ sẽ đi kiếm những khu vực kín đáo, tối như gầm giường, tủ đồ,…rồi tha vải đến để làm ổ. Thời điểm này bạn nên sắm một cái ổ ấm áp để chào đón những chú mèo con sắp chào đời.

Kích thước ổ phải đủ rộng với sức chứa khoảng 6 con cả mẹ và con, có vải lót bên dưới, diệt bọ, diệt khuẩn cho mèo (bằng phun thuốc, phơi nắng ổ,…). Vị trí ổ phải kín đáo, khô ráo, thoáng mát, tránh xa trẻ em, chò mèo lạ để đảm bảo an toàn cho mèo con.

Làm ổ cho mèo

Mèo mang thai bao lâu?

Thai kỳ trung bình của mèo cái là 55 – 71 ngày tùy từng giống mèo. Khi sắp chuyển dạ, mèo mẹ thường hay quanh quẩn gần chủ vì chúng muốn tìm kiếm sự quan tâm, giúp đỡ. Bạn nên vuốt ve nhẹ nhàng, khích lệ, động viên, bồi bổ thêm dưỡng chất cho mèo mẹ, tăng đạm nhưng hạn chế đồ mặn, tránh để mèo bị ghẻ.

Mèo có thể đẻ tự nhiên giống các loài động vật khác. Tuy nhiên, một số trường hợp như mèo con to, cơ địa mèo mẹ khó đẻ, mèo đau nhiều, co thắt liên tục mà không bắt đầu sinh, nhìn thấy nhau thai hoặc đầu mèo con nhô ra nhưng mèo mẹ không tiếp tục sinh trong khoảng hai phút thì bạn nên nhờ tới bác sỹ thú y, nếu không kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mèo mẹ lẫn mèo con.

Mèo mang thai bao lâu thì sinh mèo con?

Lưu ý: Không giống như chó, mèo mẹ sẽ tha con đi nếu ổ bẩn hoặc có người lạ, thậm chí chủ nhân nếu lại gần quá nhiều để bảo vệ an toàn cho các con. Do đó bạn không nên quá ngạc nhiên, tốt nhất nên chuẩn bị tinh thần dọn dẹp vài chỗ khuất kín, lót chăn vải để làm ổ cho chúng.

Chăm sóc mèo mẹ trong thời gian mang thai

– Nếu nghi ngờ mèo mang thai bạn nên đưa đến bác sỹ thú y để thăm khám và xin chỉ định chăm sóc, tránh đụng vào chúng vì như vậy có thể khiến thai bị sẩy. Sau 17- 25 ngày, một bác sỹ nếu có kinh nghiệm có thể phán đoán được sự hình thành, phát triển của phôi thai.

– Đưa mèo mẹ đi siêu âm nếu có thể để biết tình trạng sức khỏe của mèo mẹ, mèo con, số lượng mèo con trong bụng,…

Đưa mèo đi siêu âm

Sau 20 ngày có thể phát hiện nhịp tim.

Sau 45 ngày, bộ xương mèo con bắt đầu được hình thành có thể thấy được. Đây là căn cứ rõ ràng để biết được có bao nhiêu mèo con trong bụng mẹ.

Để phát hiện các dị tật bẩm sinh, bác sỹ thường chụp phim 2 lần. Tia X không ảnh hưởng đến cả mèo mẹ lẫn mèo con.

Trong suốt thai kỳ, tuyệt đối không được tiêm vắc xin hoặc tùy ý sử dụng các loại thuốc cho mèo. Nếu thật sự cần dùng thuốc, bạn phải hỏi ý kiến của bác sỹ.

Cung cấp đầy đủ thức ăn, dưỡng chất bữa ăn để mèo mẹ nuôi con, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì mèo con trong bụng luôn phát triển rất nhanh trong thời điểm này.

Cho mèo mẹ ăn đầy đủ trong giai đoạn mang thai

Những lưu ý trong thời kỳ động dục và mang thai

– Một vài trường hợp, dù mới được 4 tháng tuổi nhưng mèo cái đã động dục và có khả năng sinh con.

– Nếu mèo cái là con lai của mèo lông ngắn và lông dài thì thời gian động dục có thể diễn ra sớm hơn mèo thuần chủng.

– Mèo hoang động dục sớm hơn mèo nhà.

– Mèo mang thai bị nôn.

– Âm đạo mèo cái tiết ra dịch là điều bình thường nhưng nếu dịch có máu hoặc màu xanh vàng thì cần đưa đến các phòng khám thú y để kiểm tra.

– Nếu bạn không muốn mèo sinh nở, nên đưa chúng đi triệt sản.

– Tránh nuôi mèo cùng huyết thống với nhau, phòng trường hợp chúng giao phối với nhau gây lai đồng huyết.

– Không nên để mèo mang thai khi chúng được 6 – 8 tuổi vì lúc này cơ thể mèo mẹ bị lão hóa, sữa không đủ chất, vụng nuôi con.

XEM THÊM:

– mèo bao nhiêu tuổi thì đẻ

– dấu hiệu mèo sảy thai

– mèo đẻ trong bao lâu thì xong

– dấu hiệu mèo bị lưu thai

– mèo đẻ sót con

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Mang Thai Và Những Điều Phải Thuộc Lòng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!