Xu Hướng 9/2023 # Chó Mang Thai Có Nên Tắm Không? Dấu Hiệu, Cách Vệ Sinh Và Một Số Lưu Ý # Top 11 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chó Mang Thai Có Nên Tắm Không? Dấu Hiệu, Cách Vệ Sinh Và Một Số Lưu Ý # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Mang Thai Có Nên Tắm Không? Dấu Hiệu, Cách Vệ Sinh Và Một Số Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đối với những người nuôi thú cưng, những câu hỏi như “Có phải thú cưng của mình mang thai?”, “Liệu chó mang thai có nên tắm ?”, “Nên vệ sinh chó có thai như thế nào?” luôn là những câu hỏi quan trọng, nhằm giúp những đối tượng này chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn, tuy nhiên, đây cũng là những câu hỏi gây nhiều luồng ý kiến trái chiều nhất.

Có thể bạn chưa biết nhưng yếu tố quyết định đến việc chó có thai có nên tắm không phải là ở hậu quả có sảy thai hay không, sức khỏe chó sẽ khỏe mạnh hoặc yếu đi hay không mà là ở tâm lý của chó mang thai khi tắm. Làm một phép so sánh với những thú cưng đi lạc và nhận được sự giúp đỡ ở các trung tâm chăm sóc thú cưng. Điều đầu tiên mà các bác sĩ ở trung tâm làm không phải là tắm cho thú cưng đi lạc mà là xác định tâm lý của chúng có đủ thoải mái để đi tắm hay không, nếu chúng không thoải mái, chúng ta hoàn toàn có thể vệ sinh bằng những cách khác đơn giản hơn.

Đối với chó có thai cũng như vậy. Việc tắm cho chó mang thai là vẫn có thể nếu như chúng hoàn toàn thoải mái và vui vẻ đi tắm. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi tắm cho chó có thai là bạn nên nhẹ nhàng và cẩn thận hơn bình thường. Đặc biệt, đối với những cô chó trước và sau khi lâm bồn, chúng ta không nên vệ sinh bằng cách tắm, điều này sẽ làm giảm đề kháng của chó, nhất là khi chó đang ở một mức sức khỏe yếu.

Ngoài ra, nếu chó nhà bạn đang gặp vấn đề về da như chó bị viêm da chảy mủ thì bạn nên tham khảo các chăm sóc từ bác sỹ thú y trước khi quyết định có tắm cho chó hay không.

Quy trình tắm cho chó mang thai

Đầu tiên, chuẩn bị nước ấm, 02 khăn tắm mềm và sạch sẽ, dầu gội hoặc sữa tắm dành riêng cho chó. Nếu tắm cho giống chó to thì bạn nên có người hỗ trợ để cho chó mang thai được thoả mái nhất.

Giữ chó ở tư thế ngồi xổm 2 chân, không nên đặt chó nằm ngửa vì sẽ thay đổi áp lực lên xương sống của thai nhi. Đỡ 2 phần chân trước của chó và từ từ dùng vòi nước ấm gột sạch phần lông theo chiều từ cổ, lưng và xuống đến đuôi.

Dùng dầu gội chuyên dụng thoa đều lên toàn thân của chó và bắt đầu chà nhẹ giống như bạn đang mát xa cho chúng. Để ý và chăm sóc kỹ những khu vực xung quanh bụng nơi chó mang thai ít khi tự mình làm sạch được do vướng thai nhi. Đồng thời, bạn phải duy trì lực nhẹ nhàng khi chăm sóc khu vực này.

Tiếp theo, xả sạch phần xà bông trên người chó một lần nữa. Nếu chú chó cảm thấy thích thú thì hãy tắm lâu hơn 1 chút, nhưng cũng không khuyến khích bởi dễ bị giảm thân nhiệt.

Lau khô lông chó bằng 02 khăn tắm đã chuẩn bị sẵn. Nên lau phần chân trước để chó có thể đứng vững trong quá trình sấy khô lông.

Những lưu ý khác khi tắm cho chó mang thai

Để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là cún cưng trong bụng chó thì khi tắm cho chó mang thai chúng ta cần lưu ý những điều như sau:

Giữ tâm lý thoải mái cho thú cưng. Đây chính là điều quan trọng nhất và điều đầu tiên cần được nhắc đến. Chỉ khi thú cưng thoải mái thì chúng ta mới nên vệ sinh chó chúng bằng nước. Nếu chúng không sẵn sàng đi tắm, bạn có thể vệ sinh khô ở những khu vực bẩn cho chúng.

Sử dụng loại xà phòng tắm thích hợp, dịu nhẹ và gây ít kích ứng cho chúng. Trong xà phòng chứa một lượng không ít chất tẩy, điều này có tác dụng làm sạch cao nhưng đối với những giai đoạn sức khỏe yếu của vật cưng thì chúng ta không nên sử dụng loại xà phòng có lượng chất tẩy quá lớn, nó sẽ gây kích ứng cho cả vật cưng lẫn cún cưng của bạn.

Không nên quá căng thẳng và lo lắng trong quá trình tắm cho vật cưng của mình. Khi “bố mẹ” của mình căng thẳng, tất nhiên không thể dấu được những động vật nhạy cảm giống như chó và vô tình, điều đó cũng sẽ khiến vật cưng của các bạn trở nên căng thẳng và lo lắng hơn.

Dấu hiệu khi chó mang thai

Nhận biết qua núm vú của thú cưng: Thường các chó cưng mang thai, núm vú của chúng sẽ cứng hơn và to hơn thường ngày. Đặc biệt, khi ở trong 2 – 3 tuần đầu của thai kỳ, núm vú của chó cưng sẽ hồng hào hơn một chút.

Nhận biết qua bụng của thú cưng: Nếu như chó mang thai biểu hiện qua núm vú chỉ sau 2 – 3 tuần thì ở phần bụng phải sau 4 – 5 tuần trong thai kỳ. Thường thi nếu thú cưng mang thai, phần bụng của chúng sẽ to hơn bình thường khiến các núm vú lộ ra rõ hơn. Đến tuần thứ 6 – 9 của thai kỳ, để chắc chắn hơn bạn có thể sờ bụng chúng, việc này có thể giúp bạn xác định được vị trí của các chú cún cưng.

Sự thay đổi qua hành vi: Giống như phụ nữ, vật cưng giống cái cũng không tránh được những sự thay đổi trong hành vi ở thai kỳ của mình. Khi mang thai, tính tình của các cô chó sẽ trở nên nóng và khó hơn, biểu hiện thường thấy là chúng hay sủa lung tung, ồn ào và rất dễ cắn người. Đồng thời, chúng sẽ dùng nhiều thời gian để ngủ hơn, không còn hiếu động và chạy nhảy như lúc bình thường.

Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu chó mang thai, tuy nhiên, chó mang thai giả cũng sẽ có những dấu hiệu tương tự như vậy. Để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc này bạn có thể nhờ bác sĩ thú y siêu âm cho thú cưng để chắc chắn hơn về việc mang thai. Một lưu ý nhỏ cho các bạn nuôi chó có thai đó là hãy giữ cho thú cưng của bạn một tâm lý thoải mái, vui vẻ, đây là mới là điều quan trọng nhất, đảm bảo sức khỏe của các cô chó khi mang thai.

Chó Mang Thai Có Nên Tắm Không? Cách Tắm, Vệ Sinh Cho Chó Mang Thai

Trong quá trình chó mang thai, có nhiều ý kiến cho rằng tắm cho chó sẽ gây sẩy thai. Tuy nhiên, vệ sinh cho chó là một điều tất yếu phải làm, dù trong quá trình mang thai để đảm bảo vệ sinh cho vật nuôi, tránh các bệnh nguy hiểm do môi trường, bụi bẩn,…ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Mặt khác, nếu trong suốt quá trình mang thai chúng ta không tắm cho chó chúng sẽ có mùi hôi rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Tuy tắm cho chó là việc cần thiết, tuy nhiên, vì chó đang mang thai nên cách thức để tắm cho chó sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt là số lần tắm trong tuần chỉ nên dao động từ 1 – 2 lần, và khi tắm cho chúng phải cực kì nhẹ nhàng, tránh làm chúng hoảng sợ, ảnh hưởng đến bào thai trong bụng.

Cách vệ sinh cho chó khi mang thai

Khi mang thai, tâm lí của chó mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là chúng vô cùng cẩn trọng trong việc chạy nhảy, hoạt động và cả tắm vì sợ ảnh hưởng đến con. Vì vậy, để vệ sinh cho chó khi chúng đang mang thai là một việc làm đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ vô cùng.

Khi chó chưa mang thai bạn có thể tắm cho chó bằng vòi nước nhưng khi chó mang thai bạn cần cho chó tắm trong bồn (chậu hoặc thau lớn, rộng) có xả sẵn nước vì chó sẽ nảy sinh tâm lí sợ hãi khi bạn xả nước trực tiếp lên người chúng. Dưới đáy bồn cần đặt một tấm lót chống trơn trượt để giữ vị trí cún cố định trong bồn, tránh trơn ngã làm ảnh hưởng đến cún.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị lược chải lông, khăn bông lau khô lông và một trong các loại sữa tắm tốt nhất cho chó, nên chọn loại dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da. Bên cạnh đó, nếu được bạn cần chuẩn bị thêm sữa tắm khô để phòng trường hợp chó không muốn tắm.

Bước 2. Trấn an tâm lí cho chó trước khi vệ sinh

Thông thường với những chó mẹ mang thai mà trước đó chúng thường xuyên tắm thì việc vệ sinh cho chúng sẽ không gặp nhiều khó khăn vì chó mẹ đã quen với việc đó.

Tuy nhiên, với những chú chó ít khi tắm trong bồn hoặc có biểu hiện không đồng tình với việc vệ sinh thì bạn cần phải nhẹ nhàng với chúng. Ban đầu bạn nên trò chuyện, trấn an tinh thần cho chó, nếu chúng bắt đầu hợp tác thì bạn sẽ tiến hành tắm. Còn nếu chó vẫn không đồng tình, chống đối và khó chịu với việc tắm bạn thì bạn nên dừng việc tắm lại và chỉ dùng sữa tắm khô xịt vào lông, sau đó dùng lược chải lông chải sạch các vết bẩn trên lông cho chúng.

Khi chó sẵn sàng tắm, bạn bế chó vào bồn tắm. Khi bế chó vào bồn, bạn cần chú ý không được bế dưới bụng chó vì sẽ gây đau đớn hoặc khó chịu cho chó. Bạn chỉ được bế chó bằng cách luồn một cánh tay vào giữa hai chân sau, một tay đặt dưới phần cổ để bế chó.

Bước 4. Tiến hành tắm cho chó

Bạn dùng ca múc nước ở trong bồn xối nhẹ nhàng lên cơ thể chó cho đến ướt, bôi sữa tắm lên và mát xa nhẹ nhàng để giúp chó thoải mái, thư giản khi tắm. Sữa tắm được bôi từ đầu đến lưng, đuôi và chận. Đặc biệt không bôi sữa tắm lên mặt chó, cũng cần tránh để sữa tắm lọt vào tai, sẽ gây khó chịu cho chó mẹ.

Sau khi tắm xong bạn dùng nước xả sạch sữa tắm trên lông, nếu chó không sợ tiếng nước chảy bạn có thể dùng vòi xả trực tiếp, nếu không phải dùng ca để xối.

Bước 5. Bế chó ra ngoài và lau khô

Bạn cần chú ý lau càng khô lông cho chó càng tốt, bởi khi lông ướt chó mẹ sẽ phải lắc người thật mạnh để hong khô, ảnh hưởng không tốt đến các bào thai trong bụng và làm chó không muốn tắm vào lần sau.

Lưu ý khi vệ sinh cho chó mang thai

– Trong quá trình tắm, cần tuyệt đối bình tĩnh, không vội vàng.

– Tuyệt đối không tắm cho chó mẹ mang thai 5 ngày trước và sau khi sinh.

– Nếu bạn cảm thấy mình không thể tắm cho chúng hãy thuê chuyên gia vệ sinh hoặc đưa chó đến các cơ sở thú y để bác sĩ thực hiện thao tác này cho chúng.

– Sau khi cho chó tắm xong nên cho chó ăn một món ngon nào đó như là sự khích lệ, động viên.

Chó Mang Thai Bao Lâu Thì Đẻ? Dấu Hiệu Nhân Biết? Có Nên Tắm?

Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt khác như: chó Nhật và chó Bắc Kinh, Chihuahua có thời gian thụ thai kéo dài trên 2 tháng.

🔥🔥🔥 Đọc thật chậm

2. Dấu hiệu chó mang thai sau khi giao phối

Dấu hiệu chó mang thai sẽ bắt đầu trở nên rõ rệt ở giai đoạn từ 2 đến 3 tuần tuổi. Một số biểu hiện điển hình mà bạn có thể căn cứ vào đó để nhận biết là:

Nhận biết chó mang thai qua đặc điểm cơ thể

Sau khoảng 1 – 1,5 tháng, chó cái sẽ bắt đầu phát triển các núm vú và trở nên to và hồng hào hơn.

Bụng của chó cũng phát triển to lên và có xu hướng phình ra theo chiều ngang, hơi thở gấp gáp.

Biểu hiện chó chửa qua hành vi đi tìm nơi đẻ:

Ở những tuần cuối của chu kỳ mang thai, chó mẹ sẽ bắt đầu đánh hơi và thường xuyên lục lọi các vị trí khác nhau trong nhà. Mục đích là tìm kiếm một nơi nằm ổ lý tưởng cho kỳ sinh nở sắp tới.

🌟🌟🌟 THAM KHẢO: Cách nhận biết bệnh Care chó dựa vào triệu chứng trên da

Việc vệ sinh và tắm rửa cho chó mang bầu chỉ nên kiêng trong 2 tuần đầu sau khi vật nuôi thụ thai.

Từ tuần thứ 3 – 8, bạn có thể để tắm sạch bộ lông cho thú cưng của mình.

Sau tuần thứ 9,bạn không nên tắm gội cho chó bởi lúc này cơ thể chó mẹ khá yếu nên rất dễ bị cảm lạnh nếu tiếp xúc với nước.

Bạn hãy cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu canxi, calo, protein và photpho.

Hàm lượng dinh dưỡng và số lượng thức ăn khi này cần được bổ sung nhiều hơn thông thường. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp thêm hàm lượng sắt để chống tình trạng thiếu máu ở chó mang thai.

Bổ sung hàm lượng DHA nhằm phát triển trí não cho chó con bụng.

Điều quan trọng hơn là bạn hãy để cún cưng vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Quá trình vận động sẽ tăng cường sự dẻo dai và rèn luyện sức khỏe để vật nuôi chuẩn bị sinh nở.

Ở những tuần cuối của thai kỳ, bạn hãy chuẩn bị ổ đẻ sạch sẽ cho vật nuôi của mình. Công việc này sẽ hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng trong khoảng thời gian chó chuyển dạ và sinh con.

🏵️🏵️🏵️ HƯỚNG DẪN: Các bước tập cho chó đi vệ sinh đúng chỗ

Việc mà bạn cần làm lúc này chỉ là lót thêm vài chiếc chăn ấm bên trong tổ ấm mới của vật nuôi. Những chiếc chăn sẽ giúp cho chó con lẫn chó mẹ không bị cảm lạnh và tăng tỷ lệ sống sót.

Bạn cũng cần cung cấp dinh dưỡng thêm cho chó mẹ và bổ sung sữa ngoài cho chó con nếu cần. Sau khi sinh tầm khoảng 4 tuần, bạn có thể tập cho những chú cún con ăn nhẹ để dần quen.

🔔🔔🔔 THAM KHẢO: Mẹo chữa chó bị hóc xương hiệu quả bằng vỏ cam

Trong giai đoạn mang thai, sẽ có những loại thức ăn mà vật nuôi nên ăn và cũng có một vài thứ cần phải kiêng. Cụ thể là:

Trong khoảng 5 tuần đầu mang thai, bạn có thể cho vật nuôi ăn uống như bình thường. Khẩu phần ăn cần đảm bảo 29% lượng protein và 17% chất béo. Bạn cũng cần cho chó mẹ ăn thức ăn giàu canxi, Photpho để có được nguồn sữa dồi dào về sau.

Vào những tuần cuối thai kỳ, bạn hãy tăng khẩu phần ăn lên khoảng 50% so với thông thường. Đồng thời bổ sung thêm EPA và DHA bằng cách trộn dầu cá vào thức ăn.

💝💝💝 AI CŨNG ĐỌC: Khi chó bị chết có nên chôn không

Với chó mẹ mang thai, bạn không nên cho vật nuôi ăn một khẩu phần duy nhất từ đầu đến cuối thai kỳ. Bạn cũng không nên cho vật nuôi ăn những loại thức ăn đã ôi thiu vì rất dễ gây hại cho tiêu hóa.

🎆🎆🎆 XEM THÊM: Chó không chịu ăn chỉ uống nước nên làm gì

Mèo Mang Thai Bao Lâu? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Những Lưu Ý

Dấu hiệu mèo mang thai

Mèo cái khi bắt đầu mang thai sẽ có những thay đổi khác bình thường về cả tập tính, hành vi và cơ thể. Đây là căn cứ giúp bạn có thể phán đoán được liệu rằng chú mèo của mình có đang mang thai hay không. Tuy nhiên để chính xác nhất thì bạn nên đưa chúng đi kiểm tra tại cơ sở thú y.

– Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất là chu kỳ động dục kết thúc. Mèo không còn kêu meo meo nhiều, quấn người, không có những biểu hiện như lăn qua lăn lại, phần hông nhổm cao, hai chân sau khụy xuống, đuôi để sang một bên,…

Mèo thích được vuốt ve

– Phần đầu núm vú của mèo sẽ hồng hơn, căng, to ra, thậm chí có thể tiết ra sữa (sau 15- 18 ngày từ khi trứng được thụ tinh thành công)

– Mèo ăn nhiều hơn bình thường. Bạn nên tăng khẩu phần mỗi bữa ăn của mèo lên nhưng hạn chế chất béo hay lượng thức ăn quá nhiều vì nó sẽ khiến mèo bị béo phì, mèo con trong bụng to, gây khó khăn khi sinh cho mèo mẹ.

– Mèo thường chọn khu vực yên tĩnh, riêng tư để ngủ. Thời kỳ này mèo ngủ khá nhiều.

Mèo ngủ nhiều hơn là dấu hiệu mèo mang thai

– Mèo có thể buồn nôn và nôn, tuy nhiên nếu chúng nôn nhiều quá, bỏ ăn, nôn, tiêu chảy, co giật thì nên đưa đến bác sỹ thú y để kiểm tra.

– Khi mèo mang thai được khoảng một tháng, những thay đổi trên cơ thể, tập tính trở nên rõ ràng hơn.

2 thành bụng cứng, dưới đầu ti có bánh sữa.

Phần lưng cong xuống giống dáng con lừa.

Bụng to tròn lên, tuy nhiên nếu mèo nhà bạn tăng kích thước toàn bộ cơ thể như chân, cổ, mông,… thì đó là do chúng bị tăng cân chứ không phải đang mang thai.

Mèo trở nên thân thiện, quấn chủ, thích được vuốt ve.

Bụng mèo to tròn

– Khi mèo sắp chuyển dạ (tầm 2 tuần trước khi sinh), mèo mẹ sẽ đi kiếm những khu vực kín đáo, tối như gầm giường, tủ đồ,…rồi tha vải đến để làm ổ. Thời điểm này bạn nên sắm một cái ổ ấm áp để chào đón những chú mèo con sắp chào đời.

Kích thước ổ phải đủ rộng với sức chứa khoảng 6 con cả mẹ và con, có vải lót bên dưới, diệt bọ, diệt khuẩn cho mèo (bằng phun thuốc, phơi nắng ổ,…). Vị trí ổ phải kín đáo, khô ráo, thoáng mát, tránh xa trẻ em, chò mèo lạ để đảm bảo an toàn cho mèo con.

Làm ổ cho mèo

Mèo mang thai bao lâu?

Thai kỳ trung bình của mèo cái là 55 – 71 ngày tùy từng giống mèo. Khi sắp chuyển dạ, mèo mẹ thường hay quanh quẩn gần chủ vì chúng muốn tìm kiếm sự quan tâm, giúp đỡ. Bạn nên vuốt ve nhẹ nhàng, khích lệ, động viên, bồi bổ thêm dưỡng chất cho mèo mẹ, tăng đạm nhưng hạn chế đồ mặn, tránh để mèo bị ghẻ.

Mèo có thể đẻ tự nhiên giống các loài động vật khác. Tuy nhiên, một số trường hợp như mèo con to, cơ địa mèo mẹ khó đẻ, mèo đau nhiều, co thắt liên tục mà không bắt đầu sinh, nhìn thấy nhau thai hoặc đầu mèo con nhô ra nhưng mèo mẹ không tiếp tục sinh trong khoảng hai phút thì bạn nên nhờ tới bác sỹ thú y, nếu không kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mèo mẹ lẫn mèo con.

Mèo mang thai bao lâu thì sinh mèo con?

Lưu ý: Không giống như chó, mèo mẹ sẽ tha con đi nếu ổ bẩn hoặc có người lạ, thậm chí chủ nhân nếu lại gần quá nhiều để bảo vệ an toàn cho các con. Do đó bạn không nên quá ngạc nhiên, tốt nhất nên chuẩn bị tinh thần dọn dẹp vài chỗ khuất kín, lót chăn vải để làm ổ cho chúng.

Chăm sóc mèo mẹ trong thời gian mang thai

– Nếu nghi ngờ mèo mang thai bạn nên đưa đến bác sỹ thú y để thăm khám và xin chỉ định chăm sóc, tránh đụng vào chúng vì như vậy có thể khiến thai bị sẩy. Sau 17- 25 ngày, một bác sỹ nếu có kinh nghiệm có thể phán đoán được sự hình thành, phát triển của phôi thai.

– Đưa mèo mẹ đi siêu âm nếu có thể để biết tình trạng sức khỏe của mèo mẹ, mèo con, số lượng mèo con trong bụng,…

Đưa mèo đi siêu âm

Sau 20 ngày có thể phát hiện nhịp tim.

Sau 45 ngày, bộ xương mèo con bắt đầu được hình thành có thể thấy được. Đây là căn cứ rõ ràng để biết được có bao nhiêu mèo con trong bụng mẹ.

Để phát hiện các dị tật bẩm sinh, bác sỹ thường chụp phim 2 lần. Tia X không ảnh hưởng đến cả mèo mẹ lẫn mèo con.

Trong suốt thai kỳ, tuyệt đối không được tiêm vắc xin hoặc tùy ý sử dụng các loại thuốc cho mèo. Nếu thật sự cần dùng thuốc, bạn phải hỏi ý kiến của bác sỹ.

Cung cấp đầy đủ thức ăn, dưỡng chất bữa ăn để mèo mẹ nuôi con, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì mèo con trong bụng luôn phát triển rất nhanh trong thời điểm này.

Cho mèo mẹ ăn đầy đủ trong giai đoạn mang thai

Những lưu ý trong thời kỳ động dục và mang thai

– Một vài trường hợp, dù mới được 4 tháng tuổi nhưng mèo cái đã động dục và có khả năng sinh con.

– Nếu mèo cái là con lai của mèo lông ngắn và lông dài thì thời gian động dục có thể diễn ra sớm hơn mèo thuần chủng.

– Mèo hoang động dục sớm hơn mèo nhà.

– Mèo mang thai bị nôn.

– Âm đạo mèo cái tiết ra dịch là điều bình thường nhưng nếu dịch có máu hoặc màu xanh vàng thì cần đưa đến các phòng khám thú y để kiểm tra.

– Nếu bạn không muốn mèo sinh nở, nên đưa chúng đi triệt sản.

– Tránh nuôi mèo cùng huyết thống với nhau, phòng trường hợp chúng giao phối với nhau gây lai đồng huyết.

– Không nên để mèo mang thai khi chúng được 6 – 8 tuổi vì lúc này cơ thể mèo mẹ bị lão hóa, sữa không đủ chất, vụng nuôi con.

XEM THÊM:

– mèo bao nhiêu tuổi thì đẻ

– dấu hiệu mèo sảy thai

– mèo đẻ trong bao lâu thì xong

– dấu hiệu mèo bị lưu thai

– mèo đẻ sót con

Chó Trong Thời Kỳ Mang Thai Và Sau Khi Sinh Đẻ Có Nên Tắm Không?

Giai đoạn 1: Trong thời kỳ chó mang thai -“Chó mang thai có nên tắm không?”.

Đây là một câu hỏi rất dễ gây tranh cãi vì một số người cho là không nên vì tắm trong thời gian này sẽ có nguy cơ sảy thai, một số khác thì cho là có vì không ảnh hưởng gì tới thai sản cả. Khách quan mà nói, chúng ta có thể tắm cho chó khi chúng mang thai nhưng phải cẩn thận và đúng phương pháp khoa học như sau:

Dùng sữa tắm xoa đều lên lông chó, thoa một cách nhẹ nhàng khắp cơ thể. Không tạo ra lực đè nén vào khu vực bụng và đừng để xà phòng tiếp xúc với mắt. mũi, tai.

Tiếp đến dùng nước ấm xả nhẹ từ từ vào thú cưng của bạn. Chú ý nhẹ nhàng và tránh vùng bụng dưới.

Cuối cùng dùng khăn lông mịn lau khô lông của chó. Tránh chà xát quá nhiều, không cần cố gắng làm khô lông. Chỉ cần vừa đủ để cún cảm thấy thư giãn.

Một số cửa hàng thú cưng tại nước ngoài các nhân viên được học lớp kỹ năng cách nhận biết chó có thai. Khi tiếp nhận chó tới tắm họ thấy những dấu hiệu bất thường của chú chó như căng thẳng, khó chịu hay sủa nhiều, tức giận…thì họ có thể đoán được chú chó đang mang thai. Lúc đó sẽ báo với chủ nhân của chú chó đó và tư vấn cách chăm sóc cho chó mang thai tột nhất.

Các nhân viên giúp khách hàng trả lời những câu hỏi như:

“Chó mang thai bao nhiêu ngày thì đẻ?” – Khoảng 9 tuần thì chó sẽ hạ sinh cún con.

“Chó mang thai có nên tắm được không?” – Câu trả lời là có và phương pháp tắm cho chó khi mang bầu cũng sẽ đặc biệt hơn thông thường.

Giai đoạn 2: Sau thời kỳ sinh dẻ của chó – “Chó mới đẻ có tắm được không?”.

Sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần, chó mẹ có thể tắm được. Sử dụng các phương pháp tắm ướt, tắm ẩm và tắm khô tùy vào tâm trạng và thái độ của chú chó. Đây là cách chăm sóc cho chó mang thai sau khi sinh hiệu quả nhất.

Tắm ướt cho chó bằng sữa tắm đặc biệt:

Đặt thú cưng của bạn vào trong thau/chậu. Tiếp đó dùng nước ấm xả từ từ để chó không bị cảm giác sợ nước.

Sử dụng sữa tắm thoa đều lên toàn thân và những nơi kín của chú chó.

Sau đó dùng nước mát để làm sạch xà bông trên người của thú cưng.

Cuối cùng dùng khăn lông trùm toàn thân của mèo để thấm ráo nước.

Tắm ẩm cho chó bằng tinh dầu thơm:

Dùng chai xịt phun nước hơi làm ẩm toàn thân thú cưng của bạn.

Tiếp dó dùng tinh dầu thơm thoa đều lên toàn thân và chú ý những nơi khó làm vệ sinh của chó.

Sau 5 – 10 phút, xịt phun nước để làm sạch cơ thể chó rồi dùng khăn lông mịn lau sạch toàn thân của thú cưng.

Tắm khô cho chó bằng phấn rôm

Dùng chai xịt phun nước xịt nhẹ và đều toàn thân chú chó để làm vệ sinh.

Sử dụng phấn rôm thoa đều nhẹ lên toàn thân. Dùng tay hất các phấn rôm rơi xuống chậu lên lại thân của chú mèo và thoa kỹ ở những vùng khó làm vệ sinh.

Cuối cùng dùng khăn lông mịn làm sạch cho thú cưng.

Một Số Lưu Ý Tắm Chó Sau Khi Thiến

hẫu thuật thiến chó có thể được coi là một trong những phẫu thuật đơn giản nhất mà cún cưng chịu đựng. Tuy nhiên, việc bạn cho cún cưng vùng vẫy trong bột xà phòng sau khi thiến có thể là một việc cần bạn phải để tâm. Bạn phải tuân thủ theo một thời gian biểu nhất định và bạn phải thật nhẹ nhàng. Nếu bạn đã biết phải làm gì cũng như khi nào nên làm điều đó, việc tắm cho cún cưng sau phẫu thuật sẽ không thể khiến chó bạn bị khó chịu bởi mùi hôi.

Một số hướng dẫn thú y

Bác sĩ thú y khuyến cao rằng không nên cho cún cưng của bạn bị ướt hoặc đi tắm rửa trong vòng 7- 10 ngày sau khi thực hiện ca phẫu thuật hoặc cho đến khi các vết khâu của cún đã được cắt chỉ. Quan trọng là bạn phải giữ cho vết mổ không bị ẩm ướt, bao gồm cả việc vết thương bị dính nước hay nước dãi, để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu khi phẫu thuật mà cún cưng đã lớn, bác sĩ thú y có thể sẽ sử dụng chỉ khâu hoặc kẹp truyền thống, có thể dễ dàng thấy được ở trên bề mặt ngoài của da. Bạn phải giữ cho những về thương này luôn khô ráo và tránh bị trầy xước bởi thảm chùi chân hay cành cây. Nếu cún cưng của bạn chỉ là một chú chó con khi bị thiến, rất có thể bác sĩ thú y sẽ sử dụng mũi khâu tự tiêu và keo phẫu thuật để khâu vết mổ này lại. Những mũi khâu này sẽ ở dưới da. Mặc dù những mũi khâu này về cơ bản là không thể nhìn thấy, điều quan trọng là bạn phải giữ cho vết mổ không bị ẩm ướt nhằm tránh bị nhiễm trùng như những mũi khâu thông thường.

Một số lưu ý về tuổi tác

Đa số cún cưng sẽ trải qua phẫu thuật thiến khi chúng được 6 tuần tuổi đến 1 năm tuổi. Trong khoảng thời gian này, hệ thống miễn dịch của cún cưng đang trong giai đoạn phát triển. Điều này sẽ khiến cho cún cưng dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là sau khi được phẫu thuật. Vì cún con sẽ khó điều tiết nhiệt độ cơ thể hơn những chú chó trưởng thành, hãy tắm cho cún cưng của bạn bằng nước ấm, và hãy sử dụng thật nhiều khăn tắm cũng như miếng dán tỏa nhiệt sau khi tắm xong để giữ cho cún cưng được thoải mái và khỏe mạnh. Hãy liên hệ với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức nếu vết mổ có những biểu hiện bị nhiễm trùng như bị sưng, đỏ tấy, ra mủ vàng và có mùi hôi khó chịu.

Sử dụng khăn ướt lau rửa riêng cho chó

Việc cún cưng có bộ lông dần bị bẩn cũng chỉ là thực tế của cuộc sống. Cún cưng của bạn cũng không thể nào hiểu được những điều nên và không nên làm trong quá trình chăm sóc hậu phẫu. Vì vậy, cún cưng có thể sẽ muốn bước chân vào bùn dơ hoặc cuộn mình vào đám lá khô. Khăn giấy ướt lau rửa riêng cho chó là một sự lựa chọn hoàn hảo không có hề có nước nếu bạn muốn làm vệ sinh cho cún cưng trước khi bạn được bác sĩ thú y đề nghị phải giữ cún khô ráo trong vòng 7-10 ngày. Rất nhiều loại khăn lau rửa dành cho cún cưng được bày bán dành cho những người yêu chó. Dù bạn có chọn loại nào đi chăng nữa, hãy sử dụng cẩn thận để tránh cho cún cưng bị giật mạnh ở vết khâu.

Một sự va chạm nhẹ nhàng

Sau khoảng 7-10 ngày, vết mổ của cún cưng sẽ được lành lặn hoàn toàn đủ để chịu đựng một chút kéo dãn và căng thẳng. Tuy nhiên, bạn phải thật thận trọng khi cho cún cưng tắm lần đầu tiên kể từ sau khi phẫu thuật. Vết mổ có thể sẽ vẫn bị thấm nước và bị ngứa. Hãy làm ướt bộ lông của cún cưng, rồi sau đó hãy sử dụng dầu tắm để mát-xa nhẹ nhàng như là bạn vẫn thường hay làm. Hãy sử dụng một loại dầu gội không gây dị ứng. Dầu gội không gây dị ứng bao gồm những thành phần lành tính như yến mạch và những chiết xuất thảo dược có lợi cho da bị ngứa và nhạy cảm. Hãy chọn loại dầu gội có ghi dầu tắm nhẹ nhàng và không chứa xà phòng. Khi bạn tắm gần chỗ vết khâu, thay vì xoa bóp mạnh, hãy nhẹ nhàng chà xát dầu gội với một hoặc hai ngón tay nhưng không được kéo mạnh da lên trên. Hãy chắc chắn rằng bạn phải làm khô ráo được toàn bộ khu vực vết mổ (cũng như phần còn lại trên cơ thể cún cưng) sau khi tắm xong.

Làm vệ sinh vết rạch

Chỗ bị rạch của cún cưng có thể sẽ bị bẩn hoặc sẽ bị ra một ít mủ trước khi cún cưng được phép tắm rửa. Mủ trong là một vấn đề rất bình thường. Hãy làm sạch nó bằng cách sử dụng miếng vải ẩm, ấm và mềm để chấm nhẹ lên chỗ rạch. Tuyệt đối không được chà xát hoặc lau chỗ rạch. Sau đó, nếu được bác sĩ chỉ định, bạn có thể sử dụng chất khử trùng để thoa nhẹ lên vết thương.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Mang Thai Có Nên Tắm Không? Dấu Hiệu, Cách Vệ Sinh Và Một Số Lưu Ý trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!