Bạn đang xem bài viết Chó Mang Thai Bao Lâu Thì Đẻ? Dấu Hiệu Nhân Biết? Có Nên Tắm? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt khác như: chó Nhật và chó Bắc Kinh, Chihuahua có thời gian thụ thai kéo dài trên 2 tháng.
🔥🔥🔥 Đọc thật chậm
2. Dấu hiệu chó mang thai sau khi giao phốiDấu hiệu chó mang thai sẽ bắt đầu trở nên rõ rệt ở giai đoạn từ 2 đến 3 tuần tuổi. Một số biểu hiện điển hình mà bạn có thể căn cứ vào đó để nhận biết là:
Nhận biết chó mang thai qua đặc điểm cơ thể
Sau khoảng 1 – 1,5 tháng, chó cái sẽ bắt đầu phát triển các núm vú và trở nên to và hồng hào hơn.
Bụng của chó cũng phát triển to lên và có xu hướng phình ra theo chiều ngang, hơi thở gấp gáp.
Biểu hiện chó chửa qua hành vi đi tìm nơi đẻ:
Ở những tuần cuối của chu kỳ mang thai, chó mẹ sẽ bắt đầu đánh hơi và thường xuyên lục lọi các vị trí khác nhau trong nhà. Mục đích là tìm kiếm một nơi nằm ổ lý tưởng cho kỳ sinh nở sắp tới.
🌟🌟🌟 THAM KHẢO: Cách nhận biết bệnh Care chó dựa vào triệu chứng trên da
Việc vệ sinh và tắm rửa cho chó mang bầu chỉ nên kiêng trong 2 tuần đầu sau khi vật nuôi thụ thai.
Từ tuần thứ 3 – 8, bạn có thể để tắm sạch bộ lông cho thú cưng của mình.
Sau tuần thứ 9,bạn không nên tắm gội cho chó bởi lúc này cơ thể chó mẹ khá yếu nên rất dễ bị cảm lạnh nếu tiếp xúc với nước.
Bạn hãy cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu canxi, calo, protein và photpho.
Hàm lượng dinh dưỡng và số lượng thức ăn khi này cần được bổ sung nhiều hơn thông thường. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp thêm hàm lượng sắt để chống tình trạng thiếu máu ở chó mang thai.
Bổ sung hàm lượng DHA nhằm phát triển trí não cho chó con bụng.
Điều quan trọng hơn là bạn hãy để cún cưng vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Quá trình vận động sẽ tăng cường sự dẻo dai và rèn luyện sức khỏe để vật nuôi chuẩn bị sinh nở.
Ở những tuần cuối của thai kỳ, bạn hãy chuẩn bị ổ đẻ sạch sẽ cho vật nuôi của mình. Công việc này sẽ hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng trong khoảng thời gian chó chuyển dạ và sinh con.
🏵️🏵️🏵️ HƯỚNG DẪN: Các bước tập cho chó đi vệ sinh đúng chỗ
Việc mà bạn cần làm lúc này chỉ là lót thêm vài chiếc chăn ấm bên trong tổ ấm mới của vật nuôi. Những chiếc chăn sẽ giúp cho chó con lẫn chó mẹ không bị cảm lạnh và tăng tỷ lệ sống sót.
Bạn cũng cần cung cấp dinh dưỡng thêm cho chó mẹ và bổ sung sữa ngoài cho chó con nếu cần. Sau khi sinh tầm khoảng 4 tuần, bạn có thể tập cho những chú cún con ăn nhẹ để dần quen.
🔔🔔🔔 THAM KHẢO: Mẹo chữa chó bị hóc xương hiệu quả bằng vỏ cam
Trong giai đoạn mang thai, sẽ có những loại thức ăn mà vật nuôi nên ăn và cũng có một vài thứ cần phải kiêng. Cụ thể là:
Trong khoảng 5 tuần đầu mang thai, bạn có thể cho vật nuôi ăn uống như bình thường. Khẩu phần ăn cần đảm bảo 29% lượng protein và 17% chất béo. Bạn cũng cần cho chó mẹ ăn thức ăn giàu canxi, Photpho để có được nguồn sữa dồi dào về sau.
Vào những tuần cuối thai kỳ, bạn hãy tăng khẩu phần ăn lên khoảng 50% so với thông thường. Đồng thời bổ sung thêm EPA và DHA bằng cách trộn dầu cá vào thức ăn.
💝💝💝 AI CŨNG ĐỌC: Khi chó bị chết có nên chôn không
Với chó mẹ mang thai, bạn không nên cho vật nuôi ăn một khẩu phần duy nhất từ đầu đến cuối thai kỳ. Bạn cũng không nên cho vật nuôi ăn những loại thức ăn đã ôi thiu vì rất dễ gây hại cho tiêu hóa.
🎆🎆🎆 XEM THÊM: Chó không chịu ăn chỉ uống nước nên làm gì
Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Có Thai. Chó Mang Thai Trong Mấy Tháng Thì Đẻ?
I. Chó Mang Thai Trong Bao Lâu?
Giai đoạn mang thai ở chó cái kéo dài trung bình 9 tuần, xê dịch ít nhiều hơn khoảng 7 ngày. Nói cách khác, tính từ thời điểm giao phối và thụ thai thành công cho tới ngày sinh, chó cái trải qua 59 – 67 ngày mang thai.
Sự xê dịch thời gian mang thai phụ thuộc vào kích cỡ chó cái, tuổi thọ trung bình của giống chó, số lượng con mỗi lứa đẻ và tuổi thọ của con cái. Cụ thể, các giống chó có kích thước cơ thể lớn (như Rottweiler, Labrador, Golden Retriever…), hoặc các giống đẻ mỗi lứa ít con (như miniature Bull Terrier, Chihuahua, Japanese Chin…) thì thời gian mang thai dài hơn so với các giống kích thước nhỏ và đẻ nhiều con một lứa.
II. Các Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Có Thai 1. Dấu hiệu về cơ thể khi chó mang thaiKhoảng 2 – 3 tuần sau khi thụ thai, núm vú của chó cái có sự thay đổi màu sắc rõ rệt. Các bầu vú sẽ hồng hào hơn, căng và phồng hơn bình thường. Đây là dấu hiệu sớm nhất mà bạn có thể quan sát được trên cơ thể chó cái mang thai.
Khoảng 4 – 5 tuần của giai đoạn mang thai, cơ thể của chúng mới có sự biến đổi với phần eo phình to hơn còn phần bụng luôn trong trạng thái tròn đầy. Tuy nhiên, bạn nhớ lưu ý phân biệt giữa việc bụng to do nguyên nhân có bào thai chiếm chỗ hay do mỡ bụng tồn đọng gây béo phì.
Khoảng tuần thứ 6 – tuần thứ 9 tức giai đoạn cuối thai kỳ, bụng của chó cái sẽ càng ngày càng phình to do cơ thể của chó con phát triển to dần. Bầu vú cũng căng phồng và tăng lên về kích cỡ để sẵn sàng tiết sữa một khi chó con ra đời. Nếu bạn áp lòng bàn tay vào hông của chó mẹ, bạn có thể cảm nhận được sự chuyển động ngọ nguậy của chó con.
Sớm nhất là từ 7 – 9 ngày và muộn nhất là 1 – 2 ngày trước khi sinh, tuyến vú của chó mẹ bắt đầu tiết sữa. Việc có sữa quá sớm là dấu hiệu của sảy thai hoặc đẻ non. Sữa tiết ra có màu trắng đặc trưng chứng tỏ thai khỏe và có thể sinh sản bình thường. Nếu sữa có màu trắng trong hoặc màu vàng, nhiều khả năng chó mẹ sẽ gặp vấn đề trong khi sinh.
Chó cái thường không có các dấu hiệu về hành vi tiêu biểu cho trạng thái đang mang thai, nhất là trong thời kỳ đầu. Mặc dù chúng sẽ có những thay đổi về tính cách và thói quen sinh hoạt trong thời kỳ thai nghén so với thông thường do nguyên nhân thay đổi hóc môn, nhưng biểu hiện của từng con lại không giống nhau.
Một số chó cái sẽ trở nên ít vận động, dễ mệt mỏi và hiền lành hơn. Một số khác lại quấn chủ suốt ngày, trong khi có con lại tránh xa con người trốn vào một góc. Cho đến tuần thứ 6 – 9, phần bụng phát triển quá to khiến chó cái gặp khó khăn trong việc di chuyển nên chúng sẽ thường xuyên nằm và ngủ nhiều hơn.
Chó cái khi mang thai cần bổ sung chất dinh dưỡng để nuôi bào thai trong bụng, vậy nên chúng sẽ ăn nhiều hơn, khẩu phần ăn lớn hơn và khẩu vị cũng có sự thay đổi: thay vì ăn nhiều một lúc, chúng sẽ ăn nhiều bữa nhỏ, ăn chậm và ăn từng chút một.
Cũng trong giai đoạn cuối thai kỳ, chó cái bắt đầu có hành vi tìm ổ đẻ. Chúng sẽ tự tìm cho mình một góc kín đáo, sau đó tha chăn, quần áo cũ rồi xếp gọn gàng thành một chỗ ấm cúng và an toàn để chuẩn bị cho sự ra đời của cún con.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chó cái không cần ăn quá nhiều mà chỉ cần ăn đủ chất do bào thai phát triển tương đối chậm.
Từ tuần thứ 4 trở đi, chó mẹ cần được cung cấp lượng thức ăn dồi dào hơn do bào thai tăng thể tích rất nhiều lần. Khẩu phần ăn của chó cái lúc này tăng thêm 25 – 50% so với thời điểm bình thường. Các chất dinh dưỡng cần được bổ sung bao gồm đạm từ các nguồn như trứng gà, các loại cá, canxi từ xương hoặc vỏ trứng và một phần tinh bột từ cơm.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm thức ăn khô được chế biến dành riêng cho chó đang mang thai. Các loại hạt khô này nên có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, do các hãng uy tín sản xuất để đảm bảo chất lượng. Một số thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như Royal Canin của Pháp, Arden Grange của Anh, Josera của Đức, Pedigree của Anh…
Chó Poodle Mang Thai Bao Lâu Thì Đẻ?
Chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ?
Trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng việc nắm bắt những thông tin cần thiết về chó Poodle là rất quan trọng. Chính vì vậy, có rất nhiều khách hàng băn khoăn về vấn đề chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ. Câu trả lời chính xác mà Azpet shop đem đến cho bạn đó là sau khi Poodle mang thai được 2 tháng.
Khi Poodle mang thai ở thời kỳ đầu chúng thường không có dấu hiệu rõ rệt. Chỉ đến khi chúng được 2 đến 3 tuần mới có thể nhận ra bằng việc chúng ăn ít hay bỏ bữa. Vào tuần thứ 5 và 6 dấu hiệu này hiện rõ hơn khi bụng của Poodle bắt đầu to dẫn, bầu ngực sưng lên.
Chó poodle mang thai bao lâu thì đẻ?
Cách chăm sóc chó Poodle mang thai hiệu quả Chuẩn bị thức ăn dinh dưỡng cho chó PoodleNếu chó mẹ được chăm sóc tốt, chắc chắn sẽ cho ra đời một Poodle con khỏe mạnh. Do vậy, bạn cần lưu ý lên kế hoạch cho những bữa ăn của chó Poodle. Từ tuần thứ 6 trở đi chính là lúc chó Poodle con trong bào thai được hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
Ở thời điểm này bạn nên chia nhỏ các bữa ăn thành 4 đến 5 bữa/ngày. Hãy bổ sung cho chó Poodle mẹ các chất đạm. Bật mí 2 loại thực phẩm dinh dưỡng đó là thịt bò và trứng vịt lộn. Bên cạnh đó, bạn có thể cho cún cưng ăn thêm các loại thức ăn khác như Pedigree hay Alpo.
Chó Poodle rất thân thiện với mọi người
Đưa chú chó của bạn đi đến bác sĩ thú y để khámĐể đảm bảo bào thai của chó Poodle được phát triển khỏe mạnh, điều cần thiết nhất chính là đưa chúng đến phòng khám thú y. Thời gian thích hợp để đưa Poodle đi khám là khi chúng mang thai được 1 tháng. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn nhiệt tình về các vấn đề gặp phải của chó Poodle mang thai.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ là người trực tiếp khám và kiểm tra chỉ số sức khỏe cho thú cưng của bạn. Bạn có thể tránh được tình trạng bào thai chết lưu trong bụng của poodle mẹ. Vì thế, việc đưa chó Poodle đi khám là vô cùng hữu ích
Cho chó poodle mang thai vận độngVào thời điểm mang thai, chú chó của bạn thường thích nằm ỳ một chỗ, điều này khiến chúng rất khó sinh. Vì vậy, bạn cần cho chó tập luyện thường xuyên bằng cách dẫn chúng đi dạo.
Để chó Poodle mẹ vận động sẽ có tác dụng rất tốt đối với chúng. Những tác dụng có thể kể đến như tăng cường sức đề kháng, giảm béo phì, đặc biệt là giúp chúng dễ sinh nở hơn.
Cho chó Poodle ra ngoài vận động sẽ tốt hơn khi chúng mang thai
Poodle là giống chó vô cùng thông minh và đáng yêu. Nếu bạn muốn mua em pet này về làm bạn thì hãy tìm đến Azpet shop. Chúng tôi là địa chỉ chuyên bán các giống chó cảnh đa dạng về màu sắc và chủng loại. Azpet shop cam kết những chú chó bán ra có chất lượng tốt nhất và giá thành cạnh tranh.
Thông Tin Liên Hệ
Địa chỉ Shop: Số 59, Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Trại sinh sản 1: Ngõ 310 Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
Trại sinh sản 2: 521 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 0888.08.3388
website: https://traichopoodle.com
Cách Nhanh Nhất Biết Chó Mang Thai Bao Lâu Thì Đẻ
Mặc dù đa số các loại thú cưng đều có khả năng tự trải qua giai đoạn sinh con của mình. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá lo lắng hoặc bạn muốn đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cả chó mẹ và chó con thì có lẽ những thông tin sau đây sẽ phù hợp với bạn.
Bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc về chó mang thai bao lâu thì đẻ và những cách chăm sóc chó mẹ sau khi sinh.
Thông thường, trong những ngày đầu mang thai những chú chó cái sẽ không có những biểu hiện quá đặc biệt và dễ nhận biết.
Tuy nhiên, đến khoảng từ tuần thứ hai trở đi, thì những dấu hiệu nhận biết chó mang thai sẽ xuất hiện nhiều và chính xác hơn.
Chằng hạn như, khi mang thai chó cưng sẽ có những thay đổi trong cả tâm lý và thể chất. Chính vì thế, mà chúng thường sẽ kén chọn thức ăn thậm chí là bỏ bữa.
Do đó, nếu chó cưng của bạn gặp phải tình trạng này bạn nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng và kích thích chúng ăn nhiều hơn bằng cách sử dụng sữa và những món ăn mà chúng yêu thích.
Ngoài ra, những dấu hiệu như mệt mỏi, buồn bã, lười vận động và ngủ nhiều cũng được xem là một trong những dấu hiệu thường xuất hiện khi chó cái mang thai.
Tuy nhiên, càng về sau thì những dấu hiệu này sẽ càng rõ rệt và chính xác. Bởi lẽ, khi bước qua tuần thứ bảy của thai kỳ bụng của chúng sẽ to lên.
Đồng thời bạn cũng có thể quan sát được sự cử động của những chú chó con trong bụng mẹ.
Hơn thế nữa, trong giai đoạn này đầu ngực của chó mẹ cũng sẽ đổi màu hồng hào hơn và cũng to hơn so với bình thường.
Thông thường, để tính được chu kỳ mang thai của chó cưng hay để xác định được chính xác chó mang thai bao lâu thì đẻ.
Bạn cần nắm được ngày gần nhất mà chó cưng giao phối. Bởi vì, đây sẽ là lúc mà những bào thai sẽ bắt đầu hình thành trong bụng của chó mẹ.
Theo các chuyên gia, câu trả lời cho câu hỏi chó mang thai bao lâu thì đẻ thường trong khoảng từ 56- 65 ngày.
Tuy nhiên, tùy vào giống và kích thước mà mỗi chú chó sẽ có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian mang thai của mình.
Khoảng thời gian sau khi sinh, những chú chó thường sẽ có sức khỏe khá yếu và cần được sự chăm sóc chu đáo để có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Chính vì thế, nếu chú chó của bạn sắp sinh con thì những thông tin sau đây có thể sẽ rất cần thiết cho bạn.
Chó mang thai bao lâu thì đẻ và chế độ dinh dưỡng sau sinh?Ngoài những vấn đề như chó mang thai bao lâu thì đẻ bạn cũng nên quan tâm đến chế độ ăn và lượng dinh dưỡng có trong thức ăn của chó cưng.
Theo một số lời khuyên, bởi vì trong giai đoạn này chó mẹ sẽ cho chó con bú sữa.
Chính vì thế mà chó mẹ nên được ăn những loại thức ăn dành cho chó con. Hàm lượng protein, canxi cũng như là hàm lượng dinh dưỡng có trong những loại thức ăn này, có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc tiết sữa của chó mẹ.
Trong giai đoạn sau sinh chó mẹ cũng sẽ ăn nhiều hơn so với bình thường. Do đó, bạn nên lưu ý để đảm bảo cho chúng có thể nạp được lượng thức ăn đầy đủ cho cơ thể.
Nên đặt thức ăn và nước uống ngay bên cạnh ổ đẻViệc thiết kế chỗ để thức ăn và nước uống gần với ổ đẻ của chó cưng sẽ giúp chúng dễ dàng tiếp cận được mà không phải di chuyển quá xa.
Điều này sẽ khiến chúng cảm thấy yên tâm hơn khi không phải rời xa con của mình.
Nên dọn dẹp và vệ sinh ổ đẻ của chó mẹ sau khi sinhTrước đó, để thuận tiện cho việc chó mẹ sinh con bạn đã đặt nhiều lớp vải trong ổ đẻ của chúng.
Do đó, sau khi chó mẹ sinh con xong bạn nên thay những mảnh vải đó thành những mảnh vải mới để tạo một môi trường sống sạch sẽ cho cả chó mẹ và cả những chú cún con.
Lưu ý rằng bạn nên đặt với số lượng vải vừa đủ, bởi nếu quá nhiều vải sẽ khiến chó con không tìm được đường đến với chó mẹ.
Một trong những bí quyết để tăng sức đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi để chó con có thể phát triển khỏe mạnh. Đó chính là, ngay sau khi cún con được sinh ra hãy ngay lập tức cho chúng bú sữa đầu.
Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong lượng sữa này là rất quý và tốt cho cơ thể của cún con.
Ngoài ra, sữa non cũng sẽ góp phần giúp cho những chú cún con không bị chết ngay sau khi sinh.
Hơn thế nữa, những chú chó con khi mới sinh ra thường sẽ nhắm mắt do đó bạn hãy dùng tay để giúp đỡ nhằm giúp cho quá trình bú sữa mẹ của của chúng được thuận lợi hơn.
Dấu Hiệu Chó Mang Thai, Chó Mang Thai Mấy Tháng Thì Đẻ?
1. Chó mang thai mấy tháng thì đẻ?
Một năm tuổi chó bằng 7 năm tuổi người – sự so sánh tuy không thực sự chính xác 100% nhưng cũng giúp chúng ta có thể ước lượng được độ tuổi của chó.
Vậy trong khi người mang thai 9 tháng 10 ngày thì thời gian mang thai của chó là bao lâu?
Thông thường, một chú chó cái sẽ có thời gian mang thai trung bình khoảng 9 tuần. Đây chỉ là ước lượng vì đôi khi chó có thể đẻ sớm hơn, hoặc trễ hơn. Thời gian dao động khoảng 7 ngày. Như vậy, thời gian mang thai của chó kéo dài từ 2 tháng đến 2 tháng rưỡi.
Ngoài ra, có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ chó mẹ, số lượng con mang thai, tuổi thọ của giống chó, vùng sinh sống,…mà cũng có đôi chút khác biệt trong thời gian chó mang thai. Ví dụ, các loài chó lớn hoặc đẻ ít con sẽ có chu kỳ thai lâu hơn so với chó nhỏ và đẻ một lứa nhiều con.
2. Dấu hiệu chó mang thai thông qua sự thay đổi trên cơ thểMàu sắc núm vú thay đổi: Dấu hiệu sớm nhất có thể đoán được chó có mang thai hay không chính là sự biến đổi của màu sắc núm vú. Thông thường sau khi thụ thai được 2-3 tuần, bạn sẽ thấy núm vú của chó bỗng nhiên căng tròn hơn, nhìn có vẻ hồng hào. Đây là biểu hiện của sự chuẩn bị cho việc tiết sữa để nuôi chó con sau này.
Hình dáng bụng thay đổi: Khi chó mới mang thai, kích cỡ bụng chó vẫn không có nhiều biến đổi. Tuy nhiên đến giai đoạn tuần mang thai thứ 4 và 5, eo chó sẽ hơi phình to hơn 1 tí, phần bụng thì đầy đặn. Lúc này bạn sẽ có cảm giác chó có vẻ mập ra, nhưng thực tế là các sinh linh bé nhỏ đang dần thành hình trong bụng chó mẹ đấy.
Các dấu hiệu rõ rệt: Bước qua giai đoạn cuối thai kỳ tuần thứ 6 đến thứ 9, dấu hiệu chó mang thai trở nên rõ rệt hơn. Ví dụ như bụng căng tròn, núm vú to ra, căng mịn và đôi khi có sữa. Thậm chí khi sờ tay nhẹ vào bụng chó, bạn còn có thể cảm nhận được các chú chó con đang cựa quậy.
3. Cách biết chó có mang thai hay không thông qua hành viNhững biểu hiện khó tính bất thường
Tương tự như người, khi mới mang thai chó sẽ cảm thấy cơ thể hơi khó chịu. Vì thế trong giai đoạn đầu có thể chó mẹ sẽ cư xử không giống ngày thường.
Mặc dù vậy, tùy “tính nết” và cách huấn luyện chăm sóc của bạn trước đó mà sự thay đổi này có thể theo chiều hướng dễ thương hơn (chó quấn chủ hơn, muốn được cưng nựng,…), hay theo chiều hướng khó chịu (chó khó tính, gặm nhấm lung tung, dễ cáu,…)
Chó trông mệt mỏi và ngủ nhiều hơn
Bỗng một ngày chú chó nhí nhảnh, thích phá phách của bạn trở nên điềm tĩnh, dịu dàng hơn và trông hơi mệt mỏi, chỉ thích nằm ì một chỗ và ngủ. Kèm với những biến đổi cơ thể đã nêu ở trên, thì rất có thể chó của bạn đang mang bầu. Bởi những chú chó con lớn lên sẽ đòi hỏi nhiều dinh dưỡng từ chó mẹ, làm cơ thể cho mẹ trở nên nặng nề, mệt mỏi.
Nhưng tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng chó của bạn đang bị bệnh chứ không phải mang thai. Vậy hãy quan sát và đưa chó đến bác sĩ thú y nếu thấy cần thiết.
Chó mang thai kén ăn, ăn ít
Khẩu vị của chó khi mang thai, đặc biệt vào cuối thai kỳ sẽ có nhiều thay đổi. Chó của bạn có thể sẽ ăn ít hơn, kén ăn,mỗi lần chỉ ăn một chút chứ không ăn nhiều như trước kia. Nhiều người cho rằng đó là do ảnh hưởng từ việc mang thai. Đó là do tử cung ở giai đoạn càng về cuối thai kỳ sẽ nở ra để chứa chó con ngày một lớn. Vậy nên tử cung sẽ cần nhiều diện tích, làm cho khu vực bao tử bị hạn hẹp nên chó chỉ ăn chút ít, qua loa.
Trong khi đó, dinh dưỡng hấp thụ khi mang thai tác động rất nhiều đến sức khỏe của chó con trong bụng, vậy nên bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho chó mẹ kịp thời. Ví dụ, bổ sung thêm thịt cá, sữa, chia bữa ăn chó mẹ thành nhiều bữa nhỏ,…
Chó chui vào những góc nhà tìm ổ
Theo bản năng, vào các tuần cuối thai kỳ, chó mẹ sẽ bắt đầu đi tìm ổ chuẩn bị cho việc lâm bồn. Vậy nên xu hướng của chó sẽ thích những góc nhà ấm áp, kín gió tạo cảm giác an toàn để nuôi con. Chúng thường cào đất rồi “sưu tầm” vải, quần áo hoặc các đồ vật ấm áp vào khu vực này.
4. Dấu hiệu chó mang thai giảCũng không loại trừ trường hợp chó mang thai giả hay còn gọi rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một biểu hiện khá phổ biến bạn cần lưu tâm để chăm sóc chó cưng của mình tốt hơn.
Thông thường tình trạng chó mang thai giả sẽ xuất hiện ở những chú chó mới lớn hoặc chó đã bị hư thai trước đó. Khi mang thai giả, chó thường có đầy đủ các biểu hiện của một chú chó mang thai như bầu vú căng tròn, thậm chí tiết sữa, tìm kiếm ổ đẻ. Tuy nhiên cuối cùng chó không đẻ được.
Trong vòng 1 tháng chó sẽ tự khỏi nên bạn không nên quá lo lắng. Chỉ cần quan tâm chơi đùa với chó nhiều hơn, và cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng.
5. Cách để biết chó có mang thai chính xácKhông cần phải suy đoán mất thời gian, để biết chó có mang thai thật không bạn có thể nhờ đến các công nghệ kỹ thuật hiện đại. Đa số ở các phòng khám cho thú cưng đều sẽ có kèm dịch vụ siêu âm.
Ngay sau khi chó có giao phối khoảng 3-4 tuần, nhận thấy các biểu hiện như núm vú căng hồng, chó thay đổi tính nết, bạn nên đưa chó đi siêu âm. Khi có kết quả siêu âm sớm, bạn sẽ biết cách chăm sóc chó mang thai chính xác và đúng đắn. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn giúp các bé cún phát triển mạnh khỏe hơn.
6. Những lưu ý khi nuôi chó mang bầu6.1. Chó mang thai nên ăn gì?
Nhiều người khi biết chó mang thai thường vội vàng tăng khẩu phần ăn của chó. Bắt ép chó ăn thật nhiều. Tuy nhiên như vậy không hề tốt và có thể khiến chó trở nên béo phì, thừa cân, ảnh hưởng chó con. Lúc này bạn chỉ nên bổ sung thêm một chút đạm (thêm trứng, thịt, cá,…) vào khẩu phần ăn của chó.
Tại giai đoạn thứ 3 của thai kỳ, tức từ khoảng tuần thứ 5, bạn có thể tăng khẩu phần ăn nhiều hơn vì thai bắt đầu phát triển mạnh, cần nhiều dinh dưỡng. Nếu gia đình có điều kiện, bạn cũng có thể mua cho chó các loại thức ăn dinh dưỡng đóng gói dành riêng cho chó bầu. Lưu ý lúc này chó có xu hướng ăn từng chút một, ăn nhiều lần, nhiều bữa.
6.2. Vệ sinh chó mang thai
Bạn cứ vệ sinh chó mang thai như trước đó vẫn làm, do chó đã quen như vậy. Đừng vội thay đổi cách thức sẽ khiến chó hoảng sợ.
Có thể thay loại xà phòng tắm dịu hơn, có thành phần tự nhiên để tốt hơn cho chó mẹ và con.
Nếu chó sợ tắm, bạn cần vuốt ve chúng nhiều hơn để trấn an tinh thần. Trường hợp chó vùng vẫy thì không nên ép buộc, có thể áp dụng tắm khô và sấy lông cho chó.
Khi cận ngày sinh, bạn không nên tắm chó tránh trường hợp ảnh hưởng sức khỏe của chó mẹ.
6.3. Các lưu ý khác
– Chó rất dễ bị sảy thai trong khoảng ngày 28 đến 45, vậy nên bạn cần lưu tâm, không tác động mạnh lên chó, không cho chúng nhảy cao, chơi đùa cắn nhau.
– Nếu được hãy cho chó ăn thêm các loại rau củ như bí đỏ, bí xanh, rau dền để tăng cường sắt
– Nên cho chó vận động với cường độ vừa phải như dẫn chó đi bộ, tránh trường hợp chó nằm một chỗ ù lì, lười biếng và béo phì
– Dấu hiệu chó sắp sinh như sau: Chó mẹ thở hổn hển, lè lưỡi, thở nhanh, bụng có những cơn gò mạnh
Khi chó cưng của bạn sinh, cũng đừng quên tìm hiểu thêm bài viết sau để muôi dạy chó tốt nhất: CÁCH DẠY CHÓ ĐI VỆ SINH ĐÚNG CHỖ 100% THÀNH CÔNG
2701 views
Chuột Hamster Mang Thai Bao Lâu Thì Đẻ?
Hamster mang thai bao lâu thì đẻ?
Hamster Syria : có thời gian khá ngắn chỉ hơn 2 tuần là các bé sẽ ra đời (khoảng 16 ngày)
Hamster Lùn: có thời gian mang thai trung bình từ 2-3 tuần (18-21 ngày)
Hamster Trung Quốc: khoảng 18-21 ngày
Hamster Roborovski: thời gian khá dài so với dòng Hamster, khoảng 1 tháng (23-30 ngày)
Nếu bạn có ý định trở thành một bảo mẫu tập sự cho Hamster thì hãy ghi chú lại thời gian giao phối, mang thai của bé (chế độ ăn, thời gian, biểu hiện,…) điều này không chỉ giúp bạn xác định được thời gian Hamster non sinh ra mà còn có thể giúp bạn dễ dàng chăm sóc các bé trong đợt sinh sản sau (nếu có).
Làm thế nào để nhận biết Hamster đang mang thai?Nếu bạn không biết các bé đã giao phối và Hamster cái hơi nặng cân thì bạn khó có thể xác định được Hamster có em bé hay không và thậm chí có khi các bé đã chào đời bạn mới biết rằng Hamster đã có thai.
Hamster cũng như các loài động vật khác sẽ có biểu hiện khác lạ dù ít hay nhiều trong thời kì thai kì của chúng. Chúng có thể trở nên lo lắng, hoảng loạn hơn bình thường, có thể tăng cân đột biến (dấu hiệu này không thể xác định nếu bé bị thừa cân). Hamster bắt đầu tích trữ đồ ăn và vật liệu để làm tổ riêng, bé thích ở một mình hơn và xa lánh bầy đàn, trở nên hung dữ. Không những thế, dấu hiệu phổ biến nhất và có thể nhìn thấy rõ nhất chính là bụng của bé to lên.
Một khi bạn thấy bé có dấu hiệu dạng rộng chân sau, và tới giai đoạn dự đoán thì có thể đã đến ngày sinh của bé. Phải luôn nhớ rằng thời gian này là thời gian cực kì nhạy cảm vì vậy hãy chăm sóc Hamster mẹ đúng cách để bảo đảm bé có thể mẹ tròn con vuông.
Chăm sóc Hamster đang mang thaiTrong thời kỳ mang thai Hamster, điều quan trọng là các bé được chăm sóc, để đảm bảo rằng Hamster mẹ vẫn khỏe mạnh và các em bé được sinh ra an toàn.
Đảm bảo chế độ ăn giàu protein.
Cung cấp nhiều vật liệu làm tổ tươi và sạch.
Hạn chế dọn chuồng khi không cần thiết, không để chuồng Hamster có mùi lạ.
Giữ cho khu vực sinh sống Hamster yên tĩnh và không bị xáo trộn.
Làm sạch chuồng chuột Hamster hai hoặc ba ngày trước khi các em bé Hamster chào đời.
Khi ngày sinh đến gần, hãy đảm bảo chuột Hamster có một chiếc ổ kín đáo, ấm cúng và an toàn. Bạn không cần phải quá lo lắng về việc sinh sản của bé. Hamster biết những gì nó cần làm khi trở thành một bà mẹ. Tất cả bạn cần làm là chỉ cần cung cấp đúng thực phẩm và vật liệu làm tổ.
Làm gì khi Hamster con chào đời?Cuối cùng thì sau tầm 2 tuần chờ đợi, Hamster con đã sẵn sàng bước vào thế giới này. Hãy yên tâm vì Hamster có thể tự sinh cần, tốt nhất nếu không có trường hợp xấu thì bạn không cần can thiệp vào việc này.
Về phía Hamster đực thì có một vài loài chỉ ở bên con cái vào thời kì giao phối rồi sau đó lại bỏ đi.Giống Hamster lùn thì lại rất vui vẻ ở lại bên bạn gái của mình và chăm sóc các đứa con của mình thay Hamster cái, tuy nhiên vẫn nên tách bé đực ra trong thời gian sinh sản để hạn chế ảnh hưởng tâm lý tới con cái và giảm tỉ lệ tử vong của con non càng nhiều càng tốt.
Số lượng Hamster chào đời phụ thuộc vào giống chuột Hamster của bạn, và cũng tùy thuộc vào từng con chuột Hamster. Hamster Syria thường có từ sáu đến mười con, trong khi Hamster lùn thường có năm hoặc sáu. Mặc dù vậy, chuột Hamster đã có trường hợp sinh ra hơn mười sáu em bé, vì vậy hãy chuẩn bị một ngôi nhà thật lớn cho các bé để phòng trường hợp bé sinh sản quá nhiều.
Hamster sau khi sinh conHamster con được sinh ra không mở mắt và không có lông; mẹ của chúng trừ thời gian ăn uống sẽ luôn bảo vệ chăm sóc các bé của mình. Trong thời gian này bạn tuyệt đối không được cầm, nhấc Hamster con và dọn chuồng cho chúng vì Hamster mẹ khi thấy mùi lạ sẽ ăn con mình hoặc cô lập những bé có mùi lạ với các bé khác.
Sau bốn tuần, các bé Hamster đã bắt đầu lớn và có thể nhốt riêng từng lồng (Hamster lùn có thể vẫn giữ lại bên mẹ để mẹ chăm sóc thêm 1 thời gian nữa).
Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Mang Thai Bao Lâu Thì Đẻ? Dấu Hiệu Nhân Biết? Có Nên Tắm? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!