Xu Hướng 9/2023 # Chó Mang Thai Ăn Gì Để Có Sức Khỏe Tốt Nhất Cho Mẹ Và Bé? # Top 13 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chó Mang Thai Ăn Gì Để Có Sức Khỏe Tốt Nhất Cho Mẹ Và Bé? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Mang Thai Ăn Gì Để Có Sức Khỏe Tốt Nhất Cho Mẹ Và Bé? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng ngay lập tức khi chó mang thai như lượng protein, bổ sung canxi cho chó hay số lượng bữa ăn hay không? Không, tất nhiên chó mẹ sẽ cần nhiều dinh dưỡng để đảm bảo cho sức khỏe của những đứa con trong bụng. Nhưng bạn cần phải tuân thủ theo những quy tắc khoa học về chế độ dinh dưỡng của chó mẹ khi mang thai. Vậy nên, bài viết hôm nay sẽ dành cho những bạn đang thắc mắc nên cho chó mang thai ăn gì?

Tìm hiểu thêm tại Fonti

Chó mang thai ăn gì vào nửa đầu chu kỳ?

Bình thường, chó mang thai khoảng 63 ngày (9 tuần). Trong 4 đến 5 tuần đầu tiên, lượng thức ăn nên giữ nguyên mức bình thường. Phân bổ hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn nên có ít nhất 29% protein và 17% chất béo.

Lượng carbohydrate hòa tan cao và hàm lượng chất xơ thấp rất quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và tránh hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) trong thai kỳ muộn. Bổ sung canxi cho chó mang bầu để đảm bảo chó hấp thụ đủ (từ 1 – 1,8%) và lượng phốt pho (từ 8 – 1,6 %) là rất quan trọng để chó mẹ có đủ sữa sau sinh và xương của chó con được phát triển đúng hình dạng.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, chó mẹ có thể bị mất cảm giác ngon miệng tạm thời. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng bởi đây là điều thường xuyên xảy ra đối với chó mang thai giai đoạn đầu. Chó sẽ trở lại chế độ ăn uống bình thường khi cơ thể quen với việc mang thai hơn (trong vài tuần tiếp theo). Chủ nuôi cũng không nên thay đổi thời gian ăn uống trong ngày của chó.

Thứ nhất, chó mẹ đã quen với “thời gian biểu” ấy. Thứ hai, việc thay đổi thời gian cho chó ăn một cách đột ngột có thể gây ra tác động xấu đến chó mẹ và chó con trong bụng vì chó mẹ không nhận được chất dinh dưỡng kịp thời và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như khó sinh. Vì vậy, người nuôi nên cố gắng tuân thủ lịch trình cho chó mẹ ăn trong ngày để đảm bảo chó mang bầu khỏe mạnh.

Tiếp tục khám phá:

Nửa cuối của chu kỳ, chó mang thai ăn gì

Trong nửa cuối của chu kỳ, chó mang thai cần được cung cấp lượng calo nhiều hơn khoảng 30-50% so với nửa đầu của chu kỳ, tùy thuộc vào số lượng chó con (bạn có thể kiểm tra số lượng chó con thông qua siêu âm). Trọng lượng chó mẹ nên tăng từ 15-30% trong khoảng thời gian này (bao gồm cả trọng lượng của chó con và cân nặng của chó mẹ). Một lưu ý nhỏ là luôn để một bát nước sạch bên cạnh bát thức ăn của chó để bổ sung đầy đủ lượng nước cơ thể chó mẹ cần.

Nếu bạn đã cho chó ăn những loại thức ăn có chất lượng tốt với hàm lượng như trên, có lẽ chó mẹ sẽ không cần bổ sung thêm thức ăn trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng tin rằng thức ăn cho chó mang thai nên được tăng cường thêm hai loại axit béo là EPA và DHA. Đây là những axit béo được tìm thấy tương tự trong nhiều công thức dinh dưỡng dành cho bà bầu và có tác dụng cải thiện sự phát triển hệ thần kinh của chó con khi chó mẹ mang thai. Việc bổ sung thêm dầu cá trong khẩu phần ăn hàng ngày của chó cũng giúp tăng thêm hàm lượng axit béo quan trọng này.

Đa số chó có bầu sẽ không ăn gì khi cách 12-24 tiếng trước khi sinh con. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không nên cố gắng ép chó mẹ ăn. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn rằng chó mẹ giữ đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng cách để một bát nước sạch đầy bên cạnh ổ đẻ để chó dễ dàng uống nước và không mất nhiều sức lực khi di chuyển.

Một số lưu ý chăm sóc chó mẹ ngay sau sinh

Sau khi những chú chó con được sinh ra, khẩu phần ăn của chó mẹ sẽ tăng đều đặn trong vòng 20 đến 30 ngày tới khi những chú chó con lớn lên và chăm sóc nhiều hơn.

Sau tháng đầu tiên, chó mẹ có thể ăn gấp 2-4 lần lượng thức ăn mà nó đã ăn trước khi mang thai.

1/ Thời gian cho con bú 2/ Cai sữa cho chó con

Khi được sáu đến tám tuần tuổi, những con chó con thường được cai sữa. Bạn có thể sử dụng cách “chỉ cho uống nước” để giúp chó mẹ ngưng sản xuất sữa và chuyển về chế độ ăn bình thường. Cụ thể, vào ngày cai sữa, không cho mẹ ăn gì và chỉ cho uống nước.

Ngày hôm sau, cho chó mẹ ăn ¼ lượng thức ăn hàng ngày của nó trước khi mang thai. Ngày hôm sau tăng lên thành ½ và ngày tiếp theo tiếp tục tăng lên thành ¾ lượng thức ăn so với thông thường. Đến ngày thứ năm, chó mẹ nên trở lại chế độ ăn bình thường để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Tiếp theo:

Tóm lại, chó mang thai ăn gì cũng rất quan trọng đòi hỏi chủ nuôi cần thay đổi và đáp ứng đầy đủ qua từng giai đoạn trong thai kỳ. Vì vậy người nuôi cần để ý kỹ và thay đổi khẩu phần ăn cũng như lượng thức ăn phù hợp để chó mẹ và chó con được sinh ra với sức khỏe tốt nhất.

Thức Ăn Cho Chó Mang Thai: Ăn Gì Để Mẹ Và Con Khỏe Mạnh Nhất?

Kiến thức chăm sóc chó mang thai

4 – 5 tuần đầu

Trước khi sinh, nên cho chó ăn thức ăn dành riêng cho chó mang thai chất lượng cao. Chó mẹ thường mang thai trong 62 ngày, từ 4-5 tuần đầu, cơ thể cún con không lớn lên nhiều. Vì vậy, trong giai đoạn này, chó mẹ không cần chế độ ăn bổ sung. 

Nếu cho chó mẹ ăn quá nhiều trong thời kỳ đầu mang thai, chúng sẽ dễ tích chất béo thừa, khiến chúng di chuyển khó khăn và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sẽ có khoảng 3-10 ngày, trong tuần thứ 3 mang bầu, chó mẹ không cảm thấy ngon miệng. Đây là điều bình thường, bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu chó mẹ hoàn toàn không ăn trong 1 đến 2 ngày, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y! 

Tham khảo một số sản phẩm: thức ăn cho chó.

3 – 4 tuần cuối kỳ

Trong 3-4 tuần cuối kỳ, cún con bắt đầu phát triển nhanh chóng trong bụng mẹ, điều này có nghĩa là thức ăn cho chó mang thai cần dinh dưỡng và nhiều năng lượng hơn. Cân nặng của chó mẹ sẽ tăng từ 25-30%. Người chủ cần cho cún cưng ăn với lượng tăng tương ứng. Bạn cũng nên cân nhắc chuyển đổi thức ăn cho chó mẹ sang loại chứa nhiều calo hơn. 

Chó mẹ mang thai lứa đông con thường không có đủ chỗ trong dạ dày để ăn 2 bữa lớn mỗi ngày, vì vậy người chủ cần phải chia khẩu phần ăn của chúng thành nhiều bữa nhỏ và tăng tần suất cho ăn. Một chế độ ăn cho chó mang thai thiếu chất có thể dẫn đến triệu chứng rối loạn tăng huyết áp bất thường khi mang thai, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ. 

Nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho chó mẹ trong thời gian mang thai nhưng không nên quá liều vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của chó mẹ và bé.

Không nên bổ sung canxi cho chó mẹ nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ, trừ khi được bác sĩ thú y chỉ dẫn cụ thể. Quá nhiều canxi trong

thức ăn cho chó mang thai

có thể làm tăng nguy cơ khó đẻ, gây ra chứng tích tụ canxi ở mô mềm hay các khớp chi dị tật ở chó con. 

Gần ngày sinh, cún cưng của bạn sẽ ăn ít đi một cách trầm trọng, thậm chí không ăn gì. Đó là dấu hiệu báo trước em bé sẽ được hạ sinh trong 24-48 tiếng sắp tới!!! Cứ để thức ăn của chó mẹ ra ngoài trong trường hợp nó muốn ăn. Lúc này bạn nên sẵn sàng chuẩn bị đón một lứa cún con sắp chào đời!

Copied

Poodle Ăn Hoa Quả Gì Để Tốt Cho Sức Khỏe?

Như chúng ta đã biết hoa quả rất tốt và quan trọng với sức khỏe con người, nó cũng là một trong những thứ bổ dưỡng mà chúng ta có thể ăn hàng ngày. Và bạn có biết không, hoa quả cũng là một thực phẩm ngon và bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe của thú cưng.

Nhiều người cho rằng đồ ăn có lợi cho chúng ta thì cũng sẽ phù hợp cho thú cưng của mình, nên chúng ta thường chia sẻ đồ mình ăn với các bé. Tuy nhiên với Poddle có một số loại đồ ăn, hoa quả rất có lợi cho các bé, nếu cho chúng ăn sẽ rất tốt.

Một số loại trái cây và rau tốt nhất cho chó Poodle có thể kể tới như:

Táo: Đây là một nguồn Vitamin A & C tuyệt vời và chứa đầy chất xơ giúp cho hệ thống tiêu hóa của chú chó hoạt động hiệu quả.

Chuối: Giàu kali, vitamin và đồng. Ngoài ra, chuối đặc biệt có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, do hàm lượng đường cao nên hạn chế cho thú cưng của bạn ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhiều lần.

Quả việt quất: Quả việt quất chứa đầy chất chống oxy hóa và chất xơ, có thể giúp bảo vệ thú cưng của bạn khỏi bệnh ung thư.

Bông cải xanh: Loại rau xanh đậm này rất an toàn đối với thú cưng của bạn. Nhưng chỉ nên cho ăn với số lượng rất nhỏ, vì ăn nhiều có thể dẫn tới tiêu chảy.

Dưa lưới: Cũng tốt cho Poodle tuy nhiên do nó có nhiều đường tự nhiên nên hãy hạn chế cho ăn nhiều.

Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin và chất xơ. Chất xơ có thể giúp đánh bay cao răng, giữ cho miệng của thú cưng luôn thơm tho, sạch sẽ cả ngày.

Rau cần tây: Tương tự như cà rốt, cần tây là một loại rau có hàm lượng calo, chứa chất xơ và giúp làm sạch cao răng rất tốt.

Dưa leo: Dưa chuột là an toàn một bữa ăn nhẹ ít calo an toàn cho chó. Tuy nhiên, đừng cho chó con ăn quá nhiều, vì nó có thể gây khó chịu cho dạ dày của chúng.

Đậu xanh: Đậu xanh tươi chứa đầy sắt và vitamin, làm cho chúng trở thành một lựa chọn lành mạnh cho chú chó của bạn. Hãy nhớ chỉ cho con bạn ăn đậu xanh tươi, vì những sản phẩm đóng hộp thường có thêm muối.

Trái xoài: Đừng quên loại bỏ hột xoài trước khi cho Poodle của bạn ăn vì trong hột xoài có chứa chất độc xyanua và có khả năng khiến con chó của bạn bị nghẹn.

Quả cam: Chúng nên được bóc vỏ, bỏ hạt để tránh nguy cơ nghẹt thở.

Đào: Chỉ cần bỏ hạt và cho bé yêu của bạn thưởng thức.

Lê: Đừng quên bỏ hạt và phần lõi cứng bên trong.

Khoai tây: Nếu con chó của bạn dễ bị đau bụng, một lựa chọn tốt cho bữa ăn là thịt gà luộc và khoai tây trộn đều với nhau.

Poodle là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn được nhiều loại trái cây hoa quả khác nhau. Tuy nhiên bạn cần tránh một số loại trái cây và rau quả phổ biến như tỏi, hành tây, nấm, bơ có thể độc hại.

Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của các bé những loại hoa quả trên để chúng có thể sinh trưởng, phát triển và luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên với một số bạn bận rộn việc cho thú cưng ăn đầy đủ lại khá khó khăn. Nhưng bạn đừng lo lắng, hiện nay các loại thức ăn bán sẵn, thức ăn dạng hạt cũng cung cấp đầy đủ chất dịnh dưỡng có trong rau củ quả, phù hợp cho các bé. Để mua các sản phẩm đồ ăn cho chó poodle này, bạn có thể tham khảo tại link sau:

Chó Mang Thai Bỏ Ăn Có Nguy Hiểm Không? Làm Cách Nào Để Giữ Sức Khỏe Khi Chó Đang Mang Thai

Chó mang thai bỏ ăn

Hiện tượng chó bỏ ăn trong 1 – 2 tuần đầu mang thai là hiện tượng bình thường. Trong trường hợp này, bạn cũng đừng ép chùng ăn quá nhiều. Bạn cũng nên biết chó thích ăn món gì, cho chó ăn theo khẩu vị và cũng đừng nên bắt chúng ăn quá nhiều. Nếu khoảng thời gian thai nghén của chó kéo dài khiến chó sút cân nhiều, lúc đó hãy mang chúng đến bác sĩ thú y.

Khi đưa chúng đến bác sĩ thú y, các bác sĩ sẽ cho chó bổ sung thêm canxi và lượng vitamin vừa phải. Nếu cũng cấp quá nhiều cũng giận đến hiện tượng co giật và sốt sữa khi chó sinh con.

Nguyên nhân khiến chó mẹ mang thai bỏ ăn

Biểu hiện sinh lý

Khi bạn biết rõ chu kỳ mang thai của chó mẹ bạn sẽ biết được nguyên nhân chứng bỏ ăn của chó. Và từ đó có thể phân biệt được đâu là triệu chứng bình thường hoặc bất thường.

Trong giai đoạn đầu, do cơ thể thay đổi, chó mẹ bỏ ăn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đây là những biểu hiện sinh lý bình thường của chó khi mang thai. Nên bạn không cần quá lo lắng khi chó nhà bị đang mang lại mà lại bỏ ăn.

Khi hết giai đoạn nghén mà chó vẫn lười ăn, sụt cân thì nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để nhận tư vấn dinh dưỡng kịp thời. Ở giai đoạn 3, nếu cô chó nhà bạn bỏ ăn, ăn xong nôn mửa. Đây là do tình trạng chó khi sắp sinh, bụng to chèn lên dạ dày, khi ăn quá nó dễ bị nôn. Bạn chú ý nên chia thức ăn cho chó trong giai đoạn này thành nhiều bữa.

Chó bỏ ăn đi kèm với rụng lông thành từng mảng, lở loét chính là biểu hiện chó bị nhiễm ký sinh trùng như rận chó, bọ chét hoặc nhiễm giun. Bạn nên chú ý vệ sinh nơi ở, vệ sinh cơ thể cho chó mẹ và diệt ve chó trong thời kỳ mang thai tránh lây bệnh cho chó con.

Nếu chó chán ăn kèm theo các dấu hiệu như chảy máu âm đạo. Đây là biểu hiện chó nhà bạn sảy thai. Bạn cần đưa chó đến gặp bác sĩ để có những can thiệp kịp thời.

Các giai đoạn chó mang thai và cách chăm sóc đúng

Giai đoạn đầu thai kỳ (1 – 30 ngày đầu)

Trong thời gian này, chó cái chưa có dấu hiệu mang thai. Nhưng bạn cần cân chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung thêm chất canxi vào khẩu phần ăn cho chó vì chúng mai thai thường biến ăn, thậm chí bỏ ăn và mệt mỏi.Hiện tượng biến ăn này thường xảy ra ở 3 – 4 tuần đầu mang thai. Nó sẽ kết thúc sớm sau khoảng 1 tuần. Sau đó, nếu chó vẫn biếng ăn, bỏ ăn dài ngày thì bạn cần đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y để thăm khám.

Giai đoạn giữa thai kỳ (từ ngày 35 – 45)

Lúc này cơ thể của chó mẹ mới bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng hơn. Thái độ và hành vi của chó cũng biến đổi. Đây cũng là giai đoạn bạn nên tăng cường chế độ ăn cho chúng. Bạn không nên cho chúng ăn quá nó mà chia thành từng bữa nhỏ. Bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là chất sắt.

Giai đoạn cuối của thai kỳ (sau ngày 45)

Đến khoảng sau ngày 45 thai kỳ thì bạn có thể cho chó ăn Mega-cal. Tùy theo thể trọng của chó mẹ. Thỉnh thoảng cho chúng ít sụn xương hầm thật mềm để tăng lượng canxi cần thiết. Có thể nói, các chăm sóc chó mang thai giai đoạn thai kỳ là một vấn đề khá phức tạp. Bạn nên đầu tư từ công tức đến thời gian và chi phí, cả sự yêu thương quan tâm đến chúng.

Một số lưu ý khi chăm sóc chó mang thai

Để chó mẹ có thể sinh nở an toàn, bạn nên cách li chúng khỏi những con chó khác trong nhà nếu nhà nuôi nhiều chó. Tránh chó mẹ tiếp xúc cả những con vật khác ở bên ngoài. Chó mẹ cũng cần có chế độ tập luyện thể dục và vận động hợp lý. Ngoài ra, bạn nên lưu ý trong cách chăm sóc chó mang thai với các vấn đề sau:

Cung cấp các thức ăn giàu calo, canxi và phốt-pho.

Có hàm lượng chất béo cao hơn giúp thỏa mãn nhu cầu calo cao hơn.

Dễ tiêu hóa để tối đa hóa lượng calo tiêu thụ được từ thức ăn. Có hàm lượng Protein nhiều hơn để chó con phát triển khỏe mạnh.

DHA hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh của chó con.

Cung cấp nhiều chất sắt.

Đưa chó mẹ đi bác sĩ thú y khám định kỳ và kiểm tra sức khỏe.

Đối với loài chó Pitbull và các dòng chó lông sát hoặc gần như không có lông, thể hình thấp thì vẫn có thể tắm cho chúng. Đối với các loài chó to và cao thì không nên tắm chó chúng khi mang thai. Vì thói quen lắc người liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến chó con trong bụng. Bạn nên lấy khăn thấm nước ấm và lau nhanh cho chó là được.

Tập luyện cho chó mang thai

Khi chó có những bài tập luyện thể chất, giúp cho cho khi sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Lúc đó phần xương chậu và cơ háng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trong chu kỳ sinh sản.

Trong giai đoạn cún mang thai, mọi người thường có xu hướng cho chó ăn nhiều hơn. Điều này khiến chúng có thể bị béo phì. Chứng bệnh này vô cùng nguy hiểm cho chó mang thai và nhất là trong lúc sinh đẻ của chó.

Các điều cần tránh khi cho mẹ mang thai

Khi biết chó nhà bạn mang thai bạn cần tránh những vấn đề sau:

Tiết chế chó vận động, nhất là trong 35 tuần đầu.

Không nên đánh đạp chó mẹ, va đập mạnh có thể gây sẩy thai.

Không nên quát mắng và dọa nạt chó mẹ. Bạn cần quan tâm chó mẹ vào thời điểm này hơn. Nếu như cho mẹ buồn rầu, chán nản kéo dài. Từ đó khả năng bị sẩy thai cũng tăng cao.

Cần cho chó mẹ tránh tiếp xúc với các con chó lạ. Điều này giúp hạn chế đánh nhau xảy ra. Thời kỳ này mà chó mẹ đánh nhau với chó khác, bạn sẽ có nguy cơ mất cả đàn chó con đấy.

Không nên cho chó mẹ ăn quá nhiều, điều này sẽ làm chúng bị béo phì và phát sinh nhiều bệnh khác.

Bạn nên hạn chế chó mẹ sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai. Vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chó con trong bụng. Việc sử dụng loại thuốc nào nếu chó mẹ gặp vấn đề sức khỏe nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Đồ dùng thiết yếu khi chăm sóc chó mang thai

Thức ăn cho chó con

Các sản phẩm thức ăn cho chó con được bác sĩ thú y khuyên dùng nên sử dụng cho cả chó mẹ trong 4 tuần cuối cùng khi mang thai. Do thức ăn này có lượng calo cao hơn và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Ổ đẻ cho chó mẹ

Ổ đẻ cho chó mẹ có thể là một hộp carton hoặc hộp gỗ với một lối ra vào dễ dàng cho chó mẹ và bức vách bao quanh để giữ cho con luôn nằm trong ổ. Ổ đẻ nên có kích thước đủ lớn cho chó mẹ và đàn chó con trong 3 – 4 tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu không đủ điều kiện mua có thể tự làm ổ đẻ hoặc có thể tận dụng gường nằm bình thường của chó mẹ làm ổ.

Chăn ga gối đệm

Chăn cũ, khăn tắm cũ và báo mềm nên được sử dụng để lót vào ổ đẻ cho êm và ấm. Bạn cũng nên gom dần các miếng vải thừa khác, khăn bông cũ,… Vì những chú chó sơ sinh sẽ cần sử dụng nhiều.

Găng tay y tế và chất bôi trơn

Trong trường hợp chó mẹ cần giúp đỡ trong khi sinh, bạn sẽ cần đến găng tay phẫu thuật và chất bôi trơn an toàn. Găng tay sẽ hạn chế khả năng bị nhiễm trùng và giữ tay bạn sạch sẽ. Còn chất bôi trơn sẽ giúp cho mẹ dễ có bóp tử cung để đẩy chó con ra ngoài.

Miếng sưởi ấm, đèn sưởi và chai nước nóng

Những vật dụng này sẽ giúp sưởi ấm cho chó. Miếng sưởi được đặt dưới tấm chăn lót ổ đẻ. Đèn sưởi vừa thắp sáng vừa cung cấp nhiệt, còn chai nước nóng là dành cho trường hợp cần di chuyển khẩn cấp tới bác sĩ thú y.

Tuy chó mang thai bỏ ăn là một hiện tượng bình thường nhưng bạn không chú ý sẽ dẫn đến ảnh hưởng xấu khác. Khi tình trạng này kéo dài chó mang thai sẽ mất đi dinh dưỡng, sức đề kháng dẫn đến nhiều mối nguy hại cho chó con. Vì thế bạn cần chăm sóc chúng kỹ lưỡng và chuẩn bị mọi thứ để đón đàn chó con và bảo vệ sức khỏe chó mẹ an toàn.

931 views

Ăn Bơ Có Tác Dụng Gì? Nên Ăn Thế Nào Để Tốt Cho Sức Khỏe

Quả bơ được mệnh danh là “siêu thực phẩm” vì chứa nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú. Thế nhưng không phải ai cũng biết ăn bơ có tác dụng gì và nên sử dụng loại trái cây này như thể nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng của quả bơ

Cây bơ được người Pháp mang vào trồng ở nước ta từ những năm 1940. Loại cây này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như Đồng Nai, Đắk Lắk, Lâm Đồng hay Vũng Tàu… Cây khá hợp với khí Hậu Việt Nam nên cho sản lượng và năng suất cao. Ở nước ta hiện nay có nhiều loại bơ khác nhau như: Bơ Sáp, bơ Hass, bơ Booth, bơ Tứ Quý, bơ Dài, bơ Red, bơ Ba Tư…

Cây bơ chủ yếu ra trái vào mùa hè. Quả bơ được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng nên có giá thành cao. Các thành phần dinh dưỡng có trong 450g quả bơ bao gồm:

Năng lượng: 50 Kcl

Chất béo: 4,5g

Protein: 1 g

Carbohydrate: 3 g

Kali: 140 mg

Chất xơ: 1 g

Vitamin nhóm B ( chủ yếu là B1, B2, B3, B5, B6): 16%

Vitamin E: 4%

Sắt, Mangan, Kẽm và Photpho: Mỗi loại 2%

Folate: 8%

Một số chất khác: Acid folic, viatmin C, K, gluxit …

Bơ thường được dùng ăn trực tiếp khi chín mà không cần phải qua chế biến. Đây là loại trái cây có nhiều tác dụng với sức khỏe và đang được ưa chuộng trên toàn cầu.

Ăn bơ có tác dụng gì?

Ăn bơ đúng cách mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và làn da. Cụ thể như sau:

Tác dụng của quả bơ với sức khỏe

1. Phòng chống ung thư

Quả bơ với hàm lượng chất chống oxy hóa cao có thể giúp giảm thiểu tác hại của các gốc tự do đến tế bào khỏe mạnh, qua đó ngăn ngừa ung thư.

Một số nghiện cứu cũng cho thấy sử dụng loại trái cây này có thể hữu ích cho quá trình điều trị ung thư. Nó giúp bệnh nhân giảm được tác hại của xạ trị, hóa trị đến các tế bào bạch cầu lympho trong cơ thể, qua đó hạn chế được những tác dụng phụ không tốt cho người bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bằng chứng cho thấy chiết xuất từ bơ có thể giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ác tính gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

2. Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột

Ăn bơ có tác dụng gì với hệ tiêu hóa? Bơ cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào có lợi cho hệ tiêu hóa. Cứ ăn 100g bơ bạn đã cung cấp cho cơ thể 7g chất xơ ( khoảng 27% nhu cầu chất xơ cơ thể cần trong 1 ngày). Chất này đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa như:

Nuôi dưỡng và tạo ra môi trường lý tưởng để lợi khuẩn phát triển

Kích thích tiêu hóa

Đẩy nhanh quá trình trao đổi chất

Làm mềm phân, làm tăng khối lượng phân, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ

3. Ăn bơ giúp xương chắc khỏe

Thịt quả bơ cung cấp nhiều boron. Khoáng chất này khi được hấp thụ sẽ giúp tăng cường khả năng chuyển hóa canxi – thành phần chính cấu tạo nên xương. Ngoài ra, thành phần vitamin K trong bơ cũng là một vật liệu quan trọng để hình thành nên tế bào xương.

Những dưỡng chất trên kết hợp giúp ngăn ngừa loãng xương, gãy xương, giảm nguy cơ bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở những người đã có tuổi.

4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bơ là một trong những loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Lý do bởi:

Thịt bơ chứa nhiều kali hơn hẳn so với cam hay chuối. Cứ ăn 100g thì cung cấp được 14% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể . Chất này giúp cân bằng các chất điện giải cũng như nước trong cơ thể, đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của tim mạch.

Cơ thể được bổ sung đầy đủ kali cũng góp phần làm giảm huyết áp, giúp bệnh nhân bị cao huyết áp ngăn ngừa các cơn đau tim hay biến chứng đột quỵ.

Chất Axit oleic trong bơ giúp làm giảm mỡ máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ngoài ra, ăn bơ cũng là một giải pháp đơn giản để tăng cường các loại cholesterol có lợi cho sức khỏe.

5. Ăn bơ giúp phòng ngừa các bệnh về mắt

Ngoài chất chống oxy hóa, bơ còn chứa một số hợp chất có lợi cho sức khỏe của đôi mắt như carotenoids lutein hay zeaxanthin. Chúng có tác dụng ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể ở người già.

Thêm vào đó, ẩn trong trái bơ còn chứa nguồn vitamin A phong phú. Loại vitamin này giữ chức năng làm sáng mắt, giúp cải thiện thị lực.

6. Làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt, chăm sóc da, người bệnh có thể ăn bơ để làm giảm các triệu chứng bệnh.

Đối với những người mắc căn bệnh này, thường xuyên ăn bơ giúp cung cấp một lượng lớn vitamin B12. Loại vitamin này giúp giữ nước, ngăn ngừa tình trạng bong tróc da, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, làm nhanh lành tổn thương.

Đặc biệt, thành phần chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy trong bơ còn có đặc tính chống viêm tự nhiên. Vì vậy, người bị vẩy nến ăn bơ đều đặn sẽ giúp giảm viêm da, ngăn ngừa nhiễm trùng một cách an toàn.

7. Cải thiện khả năng sinh lý cho nam giới

Đối với nam giới, thường xuyên ăn bơ giúp bổ sung một lượng lớn các vitamin E, axit oleic và kali. Những chất này có tác dụng làm co giãn cơ và kích thích lưu thông máu đến vùng kín. Qua đó giúp “cậu nhỏ” duy trì được phong độ và khả năng chiến đấu khi quan hệ, ngăn ngừa yếu sinh lý, xuất tinh sớm ở nam giới.

8. Ăn bơ làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác

Khi vào cơ thể, các chất trong quả bơ hoạt động như một chất xúc tác giúp cơ thể có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm khác lên gấp 5 lần. Chẳng hạn như nếu bạn kết hợp bơ ăn cùng rau xanh thì khả năng hấp thu và chuyển hóa chất vitamin A, D, E, K và carotenoids trong rau sẽ tăng lên đáng kể.

Ăn quả bơ có tác dụng gì cho bà bầu?

Bơ cũng là một trong những loại trái cây đứng đầu trong danh sách các thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh những lợi ích chung về mặt sức khỏe, ăn bơ còn mang đến nhiều tác dụng khác cho phụ nữ mang thai như:

Cung cấp lượng axit folic dồi dào ( khoảng 45mg axit folic/100g bơ ). Chất này giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, kích thích sự phát triển trí não của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu ở một số bà bầu. Đảm bảo cơ thể luôn tái tạo đủ máu cung cấp cho hoạt động của cả mẹ lẫn con.

Ăn bơ có tác dụng giảm các triệu chứng đầy bụng, ăn lâu tiêu, táo bón, bệnh trĩ khi mang thai

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể trong suốt thai kỳ

Vitamin B6 trong bơ giúp giảm buồn nôn, cải thiện tình trạng ốm nghén ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Cân bằng insulin, ngăn ngừa nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Bơ cung cấp kali làm giảm hiện tượng chuột rút, ổn định huyết áp trong thai kỳ, ngăn ngừa hội chứng tiền sản giật.

Bà bầu ăn bơ còn cung cấp cho cơ thể các chất béo lành mạnh và chất xơ với hàm lượng cao. Chúng góp phần giúp chị em kiểm soát tốt cân nặng, chống lại tình trạng rạn da và tăng cân quá mức trong thai kỳ.

Tác dụng của bơ đối với trẻ em

Trẻ em có thể bắt đầu dùng được bơ từ tuổi ăn dặm ( khoảng 5 – 6 tháng tuổi ). Loại trái cây này mang đến cho bé nhiều tác dụng bất ngờ như:

Cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh vặt cho bé

Giúp trẻ tăng cân đều đặn và khỏe mạnh

Bổ sung axit folic và omega 3 kích thích phát triển trí thông minh của trẻ

Bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề ở hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đặc tính kháng khuẩn của quả bơ giúp hạn chế tình trạng viêm da, hăm tã ở trẻ

Tẩy trừ các chất bị đường ruột phân hủy, giữ cho hơi thở của bé luôn thơm tho

Ăn bơ có tác dụng gì cho da mặt?

Thường xuyên ăn quả bơ giúp bạn có một làn da đẹp hơn và khỏe mạnh hơn từ bên trong. Cụ thể:

Chất chống oxy hóa trong bơ làm chậm tiến trình lão hóa da, ngăn ngừa sự gia tăng sắc tố da gây nám, tàn nhang, kéo dài tuổi xuân

Đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào da mới

Kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị mụn, làm nhanh lành tổn thương do mụn gây ra

Cải thiện sức đề kháng cho da

Cung cấp aicd oleic có tác dụng dưỡng ẩm, cho làn da luôn mềm mại, mịn màng

Vitamin C và E trong bơ có khả năng xóa mờ nếp nhăn hình thành nơi khóe mắt, trên trán hay ở khóe miệng

Thành phần chất béo polyhydroxylated trong bơ giúp ngăn ngừa ung thư da, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Tác dụng của quả bơ trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, thịt quả bơ được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Quả bơ thưởng được đem sắc uống để chữa ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị bệnh từ trái bơ như sau:

Ổn định thần kinh, giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ:

Dùng 200g thịt quả bơ (hấp chín, sấy khô), 50g hoa nhài ( phơi khô ), 30ml mật ong. Đem quả bơ và hoa nhài tán thành bột mịn, trộn đều cùng mật ong và vo thành từng viên nhỏ kích thước tương đương với hạt ngô. Cất vào lọ có nắp đậy kín dùng dần.

Mỗi lần uống 5 viên x 2 lần một ngày. Dùng nước đun sôi để nguội uống.

Dùng 300g thịt quả bơ kết hợp với 150g khương hoàng (nghệ vàng) và 50ml mật ong nguyên chất. Thịt bơ sau khi hấp chín thì đem sấy khô, tán bột. Nghệ cũng đem phơi khô rồi tán thành bột mịn. Trộn 2 thứ bột chung với mật ong làm hoàn to bằng hạt ngô, đem phơi qua 1 nắng cho khô, bảo quả dùng dần.

Để điều trị bệnh, mỗi lần uống 5 viên x 2 lần/ngày.

Cách ăn bơ tốt cho sức khỏe

Như bạn cũng thấy, quả bơ có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên những lợi ích trên chỉ đạt được tối ưu khi chúng ta ăn bơ đúng cách.

1.Bạn nên ăn bơ như thế nào?

Khi ăn bơ bạn cần chú ý:

Sử dụng những quả bơ vừa chín tới: Tránh ăn bơ còn xanh hoặc có biểu hiện hư hỏng.

Nên ăn cả phẩn xanh đậm ở sát vỏ: Các chất dinh dưỡng thường tập trung nhiều ở phần màu xanh nằm sát ngoài vỏ. Thế nhưng khi ăn nhiều người thường bỏ đi gây thất thoát một lượng lớn chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Chính vì vậy, khi ăn bơ bạn chú ý dùng thìa nạo cho sát vỏ hoặc có thể bổ bơ thành những múi cau và lột vỏ giống như ăn cam sẽ dễ dàng lấy được toàn bộ phần màu xanh.

Ăn bơ với mức độ vừa phải: Người trưởng thành khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn tối đa một quả bơ mỗi ngày. Với trẻ em thì mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn bơ lúc 6 – 7 tháng, bắt đầu chỉ 1 – 2 thìa nhỏ, sau đó tăng dần lượng bơ theo độ tuổi của bé. Tránh ăn quá nhiều dẫn đến thừa chất và gây ra một số tác dụng phụ như khó tiêu, đầy bụng, dị ứng, buồn nôn, tổn thương gan, làm giảm tác dụng của thuốc loãng máu…

Ăn ngay sau khi bổ: Bơ đã bổ ra thì bạn nên ăn ngay, đừng để quá lâu làm mất chất dinh dưỡng và hương vị của bơ. Nếu mua bơ chín về mà chưa ăn, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và cố gắng dùng hết trong vòng 1 – 2 ngày.

2. Ăn bơ lúc nào là tốt nhất?

Để đảm bảo cơ thể hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong bơ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên ăn bơ sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 tiếng. Tốt nhất là nên ăn vào buổi sáng để cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng, nâng cao hiệu suất làm việc trong cả ngày dài.

3. Cách chế biến bơ ngon nhất

– Làm sinh tố bơ:

Bạn có thể xay bơ nguyên chất hoặc kết hợp với chuối để làm sinh tố. Do chuối đã có sẵn vị ngọt nên bạn không cần cho thêm đường hoặc sữa đặc sẽ dễ gây tăng cân. Nếu muốn tăng vị béo thì có thể thêm một chút sữa tươi không đường vào.

Cả hai loại trái cây đem lột vỏ, cắt nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố, thêm sữa tươi vào xay nhuyễn. Tiếp tục cho thêm lượng đá vừa đủ vào xay thêm vào phút nữa cho tất cả hòa quyện vào nhau. Chỉ đơn giản vậy thôi bạn đã có ngay một ly sinh tố thơm ngon mát lạnh và vô cùng có lợi cho sức khỏe.

– Bơ dầm mật ong:

Nhiều người thích ăn bơ dầm hơn vì như vậy sẽ cảm nhận được hết vị béo ngậy của quả bơ. Với món ăn vặt này, bạn chỉ cần cắt đôi quả bơ, tách hạt, lấy phần thịt cắt nhỏ cho vào ly rồi dầm chung với mật ong cho nhỏ ra là được. Có thể cho thêm ít đá bào và sữa đặc tùy theo sở thích.

– Kem trái bơ:

Đây cũng là một trong những cách ăn bơ được nhiều người ưa thích. Để làm kem, bạn hãy xay nhuyễn bơ cùng với nước cốt dừa, đường và sữa tươi lượng vừa đủ. Sau đó đổ hỗn hợp vào khay và để vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 3 tiếng là đã có kem ăn.

– Chế biến các món ăn ngon từ bơ

Từ bơ, các bà nội trợ đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn ngon giúp thay đổi khẩu vị cho cả nhà như:

Bánh mì nướng phô mai phết bơ dằm

Bơ lăn bột chiên xù

Salad bơ rau củ

Rau câu bơ

Thịt xông khói cuộn bơ nướng

Bánh nước nhân bơ…

Những ai không nên ăn bơ?

Người bị dị ứng với thành phần trong quả bơ:

Những người có cơ địa nhạy cảm thường có nguy cơ cao bị dị ứng khi ăn bơ. Do vậy, nếu lần đầu sử dụng loại trái cây này, bạn nên thận trong khi thấy một số dấu hiệu như buồn nôn, da bị nổi mẩn ngứa, đau đầu, khó thở, chóng mặt… sau khi ăn.

Ngoài ra, những đối tượng bị dị ứng với một trong các thành của quả bơ được đề cập ở trên cũng tuyệt đối không được ăn bơ, dù là ăn tươi hay đã qua chế biến.

Người đang bị bệnh, đặc biệt là bệnh ở đường ruột:

Bơ chứa quá nhiều chất dinh dưỡng nên không thích hợp cho bệnh nhân đau yếu, người đang gặp vấn đề ở đường ruột. Trường hợp này ăn nhiều bơ sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy do cơ thể không dung nạp được hết chất dinh dưỡng. Nếu có thì cũng chỉ nên ăn từ 1/2 quả bơ mỗi ngày.

Bơ chứa nhiều collagen. Chất này khi không được tiêu hóa hết sẽ tích tụ trong gan khiến tế bào gan bị tổn thương. Vì vậy mà người đang mắc các bệnh về gan nên hạn chế sử dụng.

Người đang bị béo phì hoặc đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân

Bơ chứa nhiều chất béo nên không tốt cho người bị béo phì. Ăn nhiều sẽ gây tăng cân mất kiểm soát. Nếu đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân, bạn cũng nên hạn chế thêm bơ vào trong thực đơn.

Phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ nếu ăn quá nhiều bơ có thể bị giảm tiết sữa và khiến trẻ bị đau bụng. Tốt nhất chỉ nên ăn với một mức độ vừa phải.

Hướng dẫn cách chọn mua quả bơ ngon, chín tự nhiên

Hiện nay, các loại bơ bán trên thị trường đa phần đều được ủ chín bằng thuốc, nếu sử dụng sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe. Để lựa chọn mua được quả bơ ngon, chín tự nhiên bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:

Chọn những quả bơ chắc tay, bóp nhẹ thấy hơi mềm, vỏ ngoài căng bóng và hơi sần sùi. Bơ chín tự nhiên thường sẽ chín dần về phía đuôi chứ không chín đều như bơ được nhúng thuốc.

Tránh mua những quả đã mềm nhũn vì khi chín quá, bơ rất dễ bị nẫu ruột bên trong.

Cầm quả bơ lắc nhẹ nếu nghe rõ tiếng hạt lăn bên trong thì thịt quả sẽ mỏng, hột to không ngon. Nếu bạn muốn ăn loại bơ béo ngậy thì nên chọn những trái khi chín vỏ vẫn giữ được màu xanh sáng bóng xen lẫn vài điểm vàng. Những quả bơ thuôn dài, khi chín vỏ chuyển sang màu tím thường có nhiều xơ.

Cuống quả bơ chín tự nhiên thường chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu sẫm, mềm. Chính vì vậy nếu bạn thấy quả bơ đã chín mà cuống vẫn còn xanh nguyên thì có nghĩa là bơ đã được ngâm hóa chất.

Ngoài ra, quả bơ ngâm hóa chất khi ăn thường có vị đắng. Do bơ được bẻ khi còn non nên vị nhạt, không béo ngậy như những quả bơ già chín tự nhiên.

Có thể bạn chưa biết

Cho Chó Poodle Ăn Gì Để Có Sức Đề Kháng Tốt Và Cơ Thể Khỏe Mạnh?

1. Tổng lượng calo hàng ngày với chó Poodle

Chó poodle ăn gì để có một cơ thể khỏe mạnh? Một con Standard poodle trưởng thành thông thường nặng từ 20-30kg. Hội đồng nghiên cứu của Viện hàn lâm quốc gia – khuyến cáo rằng chó poodle có kích thước này nhưng ít hoạt động cần khoảng 989 – 1.272 calo mỗi ngày. Chó poodle hoạt động nhiều (đi bộ, chạy bộ,…) cần từ 1.353 – 1.740 calo mỗi ngày. Với chó lớn tuổi , tần suất hoạt động thấp sẽ cần ít calo hơn. Đặc biệt nếu chúng mắc các căn bệnh có thể làm giảm khả năng vận động của chúng (như chứng loạn sản xương hông).

2. Chó poodle ăn gì và tiêu chuẩn chọn thức ăn

Bạn nên lựa chọn loại thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm. Kiểm tra kỹ các thông tin dinh dưỡng và sử dụng trên bao bì thức ăn. Như vậy, bạn sẽ tránh nhầm lẫn mua phải thức ăn gần hết hoặc quá hạn sử dụng. Người nuôi cũng nên kiểm tra liệu thức ăn có đạt tiêu chuẩn AAFCO hay không. Thức ăn khô đạt chuẩn AAFCO thường cung cấp ít nhất 18% protein cho chó poodle trưởng thành và 22% protein cho chó con và chó mẹ mang thai hoặc cho con bú. Lượng protein này giúp cung cấp các axit amin thiết yếu mà chó poodle cần.

Hầu hết những hãng sản xuất thức ăn đều có sản phẩm theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của chó. Chó con sẽ phát triển nhanh hơn nếu được cho ăn loại thức ăn chuyên dành cho chó con dưới 1 năm tuổi. Loại thức ăn khô cho chó poodle thường chứa tỷ lệ chất béo và protein cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu của chó. Chó Poodle trưởng thành, từ 8 tuổi trở lên, cần ít protein, chất béo nhưng nhiều carbohydrate hơn để giúp ngăn ngừa béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.

3. Thành phần cần có trong bữa ăn của chó poodle

Chế độ ăn cho chó Poodle phải cung cấp đầy đủ protein, carbohydrate, chất béo, ngũ cốc, rau, vitamin và khoáng chất cần thiết để chó phát triển khỏe mạnh. Đầu tiên, hãy chochó ăn những thực phẩm giàu protein như thịt bò, gà, heo. Tiếp theo, chọn thức chứa chất béo lành mạnh như dầu thực vật và dầu cá. Giúp cung cấp năng lượng cho chú chó xù và giữ cho bộ lông của chúng xoăn, dày, sáng bóng và mềm mại. Các loại ngũ cốc chứa nhiều carbohydrate như gạo nâu, lúa mạch và yến mạch sẽ dễ tiêu hóa hơn ngô, bột ngô, đậu nành hoặc lúa mì. Trái cây và các loại rau củ cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời cho thú cưng nhà bạn.

4. Theo dõi cân nặng

Trọng lượng cơ thể cần phải được theo dõi và kiểm tra liên tục. Như vậy, bạn sẽ sớm phát hiện và điều chỉnh chế độ ăn tùy theo nhu cầu cá nhân của chó. Để xác định xem chó Poodle của bạn thừa cân hay thiếu cân, hãy nhìn và dùng tay cảm nhận khu vực xương sườn của chúng. Nếu bạn nhìn thấy xương sườn lộ rõ bên hông chó, có khả năng chú chó của bạn bị thiếu cân. Nếu bạn cảm nhận được lớp mỡ dày thay vì xương sườn, chó có nguy cơ bị thừa cân. Chủ nuôi phải điều chỉnh lại khẩu phần ăn phù hợp với thể trạng của chó.

Chó Poodle dễ mắc bệnh loạn sản xương hông – một rối loạn bẩm sinh gây ra dị tật và thoái hóa một hoặc cả hai khớp hông. Bệnh này có thể trở nên tệ hơn nếu thú cưng bị béo phì. Bởi vì các khớp xương sẽ bị ảnh hưởng khi phải mang thêm trọng lượng. Nếu chó poodle béo phì, chủ nuôi nên cho ăn các loại hạt chứa ít calo và nhiều chất xơ. Đó là cách để giữ cho chó cảm thấy no lâu hơn sau bữa ăn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi đổi qua loại thức ăn mới.

5. Tránh các bệnh đường ruột chó poodle thường gặp a. Bệnh giãn dạ dày

Poodle là giống chó có lồng ngực sâu. Theo một nghiên cứu của Mỹ, những loài chó như vậy dễ mắc bệnh giãn dạ dày nhiều hơn những loài chó khác. Bệnh giãn dạ dày xảy ra khi dạ dày chó bị sưng quá thường xuyên. Dạ dày chó sẽ bị sưng khi bị khí lấp đầy. Dạ dày chứa đầy khí thường xuyên sẽ chặn các lối thoát bình thường để lấy khí cũng như cung cấp máu cho dạ dày. Đây là một tình trạng nguy hiểm và chó có thể bị tử vong. Dấu hiệu dễ nhận biết của chứng này có thể bao gồm: chó cố gắng nôn mửa, chảy nước dãi nhiều, dạ dày sưng, lờ đờ, cơ thể yếu. Nếu bạn nghi ngờ rằng chó poodle bị sưng dạ dày, hãy đưa chúng đến bệnh viện thú y ngay lập tức.

Để ngăn chặn căn bệnh này, chủ nuôi hãy chia khẩu phần hàng ngày thành hai hoặc ba bữa ăn nhỏ thay vì một bữa lớn. Việc chia thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp chó dễ tiêu hóa hơn, đồng thời duy trì ổn định mức đường trong máu. Nên cho chó ăn theo một lịch trình có sẵn, vào khoảng cùng thời gian mỗi ngày. Lưu ý, không cho chó ăn ngay trước hoặc sau khi tập thể dục (đi bộ, chạy bộ,…). Cung cấp cho chó đầy đủ lượng nước cần thiết theo nhu cầu. Nếu bạn làm vậy, chó poodle sẽ không uống quá nhiều nước trong hoặc sau bữa ăn.

b. Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận)

Chó Poodle, đặc biệt là giống Standard rất dễ mắc một số bệnh di truyền làm ảnh hưởng đến sự thèm ăn và sự phát triển của chó. Bệnh Addison là một trong những tình trạng như vậy. Chó poodle mắc bệnh Addison có thể bị mất cảm giác ngon miệng, hay tiêu chảy và nôn mửa. Tình trạng này kéo dài khiến chó bị sụt cân và suy dinh dưỡng.

Chó Poodle cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn con đực. Nếu bạn nhận thấy rằng chú chó xù của mình không còn háo hức với việc ăn uống. Tốt nhất hãy đưa chó đến bác sĩ thú y. Nói với bác sĩ thú y về bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống gần đây. Vì những thay đổi này cũng có thể gây khó chịu đường tiêu hóa. Đồng thời khiến chó có nguy cơ mắc bệnh Addison.

Tóm lại, việc hiểu rõ chó poodle ăn gì hàng ngày rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng của chó poodle cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cụ thể là protein, carbohydrate, chất béo, ngũ cốc, rau, vitamin và khoáng chất. Như vậy chó sẽ phát triển khỏe mạnh hơn. Chủ nuôi cũng cần lưu ý với những bệnh đường ruột chó hay gặp. Theo dõi và kiểm tra thường xuyên sẽ giúp chó tránh nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Mang Thai Ăn Gì Để Có Sức Khỏe Tốt Nhất Cho Mẹ Và Bé? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!