Xu Hướng 12/2023 # Chó Kiểng Và Nghề Nuôi Chó Kiểng # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Kiểng Và Nghề Nuôi Chó Kiểng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có thể nói mà không sợ lầm, là chó là loài vật được con người thuần hóa trước tiên để làm gia súc, giúp ích thiết thực cho mình trong nhiều công việc như: giữ nhà, săn bắt thú hoang dã để làm lương thực, và nhất là để có một người “bạn” trung thành cho mình.

Tổ tiên của giống chó nhà tất nhiên là chó rừng: chó sói. Chó sói thì có nhiều giống, mỗi giống có mặt một nơi ở trên trái đất. Tất nhiên, trong giai đoạn đầu thì loài sói vùng nào đích thực là tổ tiên của giống chó nhà vùng ấy. Nhưng càng ngày, do sự định cư bất ổn của con người mà chó vùng nầy lại theo chủ đến ở một vùng khác, từ đó, lại ra nhiều giống chó.

Theo các nhà sinh vật học thì chó nhà ở Châu Âu, tổ tiên của chúng chính là giống sói xám CANIS LUPUS. Chó ở các nước Châu Á thì tổ tiên là giống sói lớn CUON ALPINUS. Còn chó nhà ở vùng Bắc Phi, Nam Á và miềm Đông Nam Châu Âu là giống sói vàng CANIS AUREUS…

Và hiện nay thì mỗi vùng, hay mỗi nước đều tự hào có một giống chó đặc chủng của mình. Chẳng hạn như nước Đức có giống berger Đức, nước Anh có giống Berger Colley, nước Pháp có giống Berger Biard, nước Trung Hoa có giống Bắc Kinh Bekingese… Và Việt Nam mình cũng hãnh diện có giống chó săn Phú Quốc.

Hiện nay, trên thế giới càng có nhiều người thích nuôi chó kiểng. Nhiều nước đã lập Hội Bảo Vệ Súc Vật, trong đó chú ý nhất là chó, đã có Câu Lạc Bộ của những người nuôi chó, đã có khách sạn đành riêng cho chó, và từ lâu đã có nghĩa trang riêng cho chó!… Vì rằng thực sự người ta đã đối xử rất tốt với chó, coi như nó là người bạn thân rất trung thành của mình.

Xuất phát từ sự đối xử chân thành, từ lòng thương yêu vô bờ, nên chó kiểng mới được ưa chuộng, mới có giá cao, trên dưới 5.000 đô la một con. Và từ đó mới tạo lên phong trào nuôi chó kiểng không những ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, nếu chúng tôi không lầm, thì đã có hơn 150 giống chó quí hiếm trên khắp hành tinh được liệt vào danh sách chó kiểng. Tất nhiên giống nào cũng quí hiếm cả, và mỗi con có một vẻ khác nhau.

Chó kiểng có nhiều loại, lớn con có mà nhỏ con cúng có. Chó lớn con nhất là giống Saint Bernard, cân nặng khoảng 140 kí lô. Chó nhỏ con nhất có giống Yorkshire Terrier, chỉ nặng vài trăm gramme. Còn cỡ 3 đến 4 kí lô thì có rất nhiều loại.

Người nuôi chó thì mỗi người lại một ý, có người thì chỉ thích nuôi chó to, nhưng có người lại chỉ thích nuôi chó nhỏ.

Nói đến nuôi chó dùng để săn thi các cụ xưa có kinh nghiêm chọn lựa như sau:

– Con chó săn phải có một thân hình chắc nịch, mạnh bạo, đùi nở, chân thon. Mắt phải sâu, chó có loại mắt nầy thì phát hiện con mồi rất nhanh, lùng sục đúng chỗ, nên con mồi khó trốn tránh được. Chó săn thì mõm phải to, miệng phải rộng, tiếng sủa vừa ấm vừa vang xa làm khiếp vía con thịt. Quanh mồm, lông có nhiều màu là chó can đảm, thiệt dữ. Lưng như lưng ngựa, khi chạy thì ngay đuôi thì chó có khả năng chạy như ngựa, vừa nhanh vừa lâu mệt. Nhờ vào sự nhanh nhẹn đó mà nó mới đủ sức dí được con mồi. Một điều nữa là con chó lúcc nào mũi cũng ươn ướt là con chó quí, săn mồi giỏi vì thính mũi.

Được biết, người ta dùng chó săn thú bằng nhiều cách:

Dùng cho phát hiên chỗ ẩn núp của con mồi.

Chọn trước con đường thú sẽ chạy qua, tất nhiên là do mình bố trí, rồi phân chia người cầm vũ khí như lao mác, cung tên đón sẵn. Sau đó, lùa chó từ hướng đối diện lùa thú hoang về hướng mình phục kích để tiện bắn hoặc phóng lao. Dĩ nhiên đây là cách săn thú lớn như cọp beo, hươu nai, heo rừng…

Một cách nữa là dùng lưới vây một góc rừng chồi hoặc một trảng tranh, rồi người cùng bầy chó săn cố dồn thú chạy thục mạng vào hướng lưới để bắt.

Trong tất cả những cách săn mồi kể trên, con chó đều sốt sắng hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

Ngoài ra người ta dùng chó kiểng vào những công việc khác cũng nhằm mục đích mưu cầu lợi ích cho con người như: kéo xe trượt tuyết, như giúp đỡ người mù, người tàn tật, như đưa thư, đi chợ, mua báo… Hoặc dùng trong việc quân (quân khuyển), việc săn bắt hàng lậu, bài trừ ma túy, việc canh phòng, việc hình sự…

Do có những khả năng, đa hiệu như vậy nên chó kiểng bao giờ cũng là nhu cầu cấp thiết của người đời.

Và từ đó mới nảy sinh ra nghề nuôi chó kiểng.

Tại nước ta, người nuôi chó kiểng tất nhiên là lớp người nếu không giàu cũng dư ăn thừa để. Vì là nuôi làm kiểng, nên mỗi nhà chỉ nuôi một vài con, trước dạy giữ nhà, sau làm vật trang trí cho tươi nhà đẹp cửa, sang cả với xóm giềng khách khứa. Những villa, nhà có vườn tược hay đất đai rộng rãi thì nuôi chó lớn như Berger, Danois, Doberman, Boxer… còn nhà nào chật chội thì nuôi chó nhỏ như Pinscher, chó Bắc Kinh, chó Nhật, Lhasa Asos, người Hoa gọi là chó Đức Phong (loại nầy đang có giá nhất tại chợ biên giới phía Bắc).

Còn giới nuôi chó kiểng kinh doanh từ trước đến nay vẫn nuôi theo tính cách gia đình, nghĩa là nuôi nhỏ, không qui mô rộng lớn. Người nuôi ít thì vài ba con giống. Người nuôi nhiều thì vài ba chục con giống là cùng. Có nhà thì chỉ chuyên nuôi chó cái kiểng để sản xuất chó con cung ứng cho thị trường, nhưng cũng có nhà chỉ nuôi đực giống để cho phủ giống kiếm lợi.

Điều kiện phủ đực giống từ trước đến nay vẫn không có gì thay đổi:

Một là người có chó cái phải trả một khoản tiền (do hai bên giao ước) ít hay nhiều còn tùy theo trị giá của con chó đực giống ra sao. Nếu chó đực giống thuần chủng hạy thật tốt thì người chủ tính giá cao, ngược lại, chó đực thuộc vào hạng không mấy xuất sắc thì người chủ nhận giá thấp. Thường thì nhảy hai lần, mỗi ngày cách nhau một hoặc hai ngày. Nếu chó cái không “đậu thai” thì người chủ chó cái không được quyền đòi tiền lại. Tuy nhiên, lần sau có thể sẽ được thông cảm giảm giá.

Hai là chủ chó đực đến nhà bắt một con chó con, lúc đúng một tháng rưỡi tuổi. Trong trường hợp này, nếu chó cái không “đậu thai” thì người chủ chó đực coi như không nhận được gì, và chủ chó cái có lợi. Nhưng nếu chó cái đẻ con, thì người chủ chó đực được quyền chọn một con tốt nhất trong đàn chó phần mình. Nếu chó cái chỉ đẻ có một con hoặc bầy con chết hết, chỉ còn có một con, thì con đó cũng về tay chủ chó đực, chủ chó cái thiệt thòi nặng. Cũng nên kể đến trường hợp sau khi sanh con thì chó mẹ chết, thì bầy con đương nhiên là trọn quyền giao cho chủ chó cái, nếu họ “nuôi bộ” được.

Thường thì chủ chó cái thích trả tiền mặt hơn là bị bắt mất một con chó con. Và cũng thường thì chủ chó đực đề nghị bắt một con chó con, thay vì nhận tiền, nếu chó đực của họ là chó quí hiếm thực sự. Vì quí hiếm nên họ mới “làm cao”, và bắt con đem lại lợi lộc cho họ nhiều hơn.

Chó kiểng ở nước ta, trước cũng như bây giờ, có nhiều cách bán. Một là bán cho bạn bè, hàng xóm, những người thân quen. Hai là đem ra “chợ chó” bán cho những người chuyên bán chó kiểng. Lúc nào cũng có những “lái chó” lùng sục tìm mua. Với những người này thì trong tay họ lúc nào cũng có những địa chỉ cần thiết, khi cần là đến… thương lượng.

Tất nhiên, những ai nuôi chó kiểng có tính cách nhà nghề, được tín nhiệm nhờ vào những giống chó tốt thì không bao giờ… ế khách, chỉ những con “kém phẩm chất” mới đưa ra chợ Trời mà thôi.

Thị trường về chó kiểng ở Sài Gòn trong vài năm sau này trở nên… khích lệ quá chừng. Chợ bán chó trước đây chỉ có một, tọa lạc ở đường Hàm Nghi, khu chợ Cũ Sài Gòn. Nhưng bây giờ thì tại thành phố đã có đến ba chợ: một ở Cầu Mồng (bến Chương Dương), hai la tại đường Lê Hồng Phong và ba là chợ chim Thuận Kiều ở chợ lớn.

Được biết, ở ngoài Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, phong trào nuôi chó kiểng đang trên đà phát triển mạnh trong thập niên gần đây, nhờ vào thị trường ở gần biên giới Việt Trung, mua bán chó kiểng quí hiếm rất mạnh. Đó cũng là điều đáng mừng. Vì một khi số cầu càng mạnh thì người chuyên nghiệp mới hào hứng bắt tay vào việc cung cấp hăng say hơn.

Dù sao thì giới chuyên môn nuôi chó kiểng kinh doanh ở nước ta vẫn còn quá ít. Nhiều nơi cả tỉnh không có một nhà nuôi với tính cách kinh doanh. Và do đó, số chó kiểng càng ngày càng hiếm hoi đi, nhất là những loại thực quí.

Hiện nay, ở Sài Gòn muốn mua một con chó Bắc Kinh, hay một con Pinscher không biết tìm nơi đâu bày bán.

Đó là chưa nói đến việc, vì số người nuôi quá ít, số người chuyên môn về chó kiểng cũng không được bao nhiêu nên đã xảy ra tình trạng đáng buồn là chó RẶC GIỐNG vắng bóng trên thị trường, trong khi chó lai thì lại có.

Vì như ai cũng biết, với người nuôi chó chuyên nghiệp thì lúc nào cũng cố bảo tồn giống chó, vì đó là quyền lợi thiết thực của chính họ. Nếu tìm không được chó giống tốt để “phủ” thì không đời nào họ lại cho “phủ” chó lai. Nhưng, với người không chuyên thì khi túng cùng, họ chỉ cầu được sinh lợi bằng bầy chó con, dù lai chút đỉnh cũng không cần nghĩ đến!

Chính vì điều đó đã gây nên sự khó khăn không nhỏ, đối với người đang muốn bắt tay vào nghề nuôi chó kiểng để kinh doanh.

Nghề nuôi chó kiểng để kinh doanh là nghề đã thịnh hành từ lâu tại nhiều nước trên thế giới, ở đó, không còn là cách chốn nuôi cá nhân, chăn nuôi có tính cách hạn hẹp gia đình nữa, mà người ta đã tiến tới những hiệp hội, những câu lạc bộ của những người nuôi chó kiểng.

Và cũng ở những nơi đó, người ta đứng ra kinh doanh chó giống, đảm nhận phần phối giống trực tiếp và gián tiếp, qua chó đực giống và qua thụ tinh nhân tạo cho chó.

Nước ta thì chưa tiến tớí đến mức độ nầy, nhưng phong trào chăn nuôi chó kiểng đã càng ngày càng phát triển mạnh. Đó là điều đáng mừng.

Thực ra, ngay tại thành phố này, việc nuôi chó kiểng để kinh doanh cũng đã mở màn trên nửa thể kỷ nay, nhưng, trong bước đầu, số người vào nghề cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Dần dần, qua thời gian, con số đó có tăng, nhưng cũng chưa phải là con số đúng với sự mong mỏi của mọi người.

Có nhiều lý do khiến việc kinh doanh nầy bị khựng lại:

– Không có thị trường nước ngoài.

– Số người chuộng chó kiểng cũng không nhiều. Hơn nữa, con chó cũng như chiếc xe, “xài” đến năm mười năm mới thay đổi, chứ đâu phải là thứ có thể thay đổi liền liền. Đã nuôi được con chó quí, chó khôn thì người ta nuôi cả chục năm, cho đến ngày già, ngày chết.

– Lý do còn lại là do nhiều người tin dị đoan: Người ta cho rằng bán chó thì mạt, nên không mấy ai dám can đảm vào nghề.

Ngày nay, cả ba trở ngại đó đã được “tháo gỡ” nên đương nhiên phong trào nuôi chó kiểng kinh doanh lại có dịp tốt để vươn lên. Mà phong trào lại rầm rộ từ Miền Bắc, nơi có một thị trường lớn ở biên giớỉ Việt Trung.

Theo chúng tồi đó là chuyện đáng mừng.

Mừng vì nghề nầy đã có cơ hội tốt để vươn lên.

Mừng vì nhờ đó mà chúng ta mới có dịp tuyển chọn những con giống lạ, thuần chủng hiếm quí mà nuôi.

Và cũng mừng vì số người có tay nghề cao không còn hiếm hoi như trước nữa

Như vậy, thì nghề nuôi chó kiểng kinh doanh đã có nhiều điều kiện tốt để phát triển.

Số người nuôi chó quí mà chơi cũng tăng nhiều. Bằng chứng là những trường huấn luyện chó được mở ra nhiều hơn, và trường nào cũng thâu nhận được nhiều “học sinh” hơn trước.

Thực ra thì nuôi chó kiểng cũng đâu có gì khó khăn. Qua tập sách nầy, quí vị đã thấy chỉ cần chúng ta nắm vững được vài nguyên tắc cơ bản là nắm vững được thành công.

– Trước hết là chọn giống tốt (rặc giống) mà nuôi.

– Kế đó là chăm sóc chó cẩn thận, từ khâu cho ăn đến khâu tắm rửa vệ sinh chuồng trại.

– Thứ ba là theo dõi bệnh trạng, và phòng ngừa bệnh tật của chó.

Những việc đó mà làm tốt thì việc nuôi chó kiểng phải chắc chắn thành công.

Bây giờ thì những thuận lợi đã có, tuy nhiên vẫn còn một việc đáng lo, đó là nên nuôi giống chó gì đê đáp ứng đúng với thị trường tiêu thụ?

Đây là một vấn đề quan trọng và phức tạp mà chúng tôi đã đặt ra trong phần đầu của cuốn sách: Phải nắm bắt cho đúng thị trường tiêu thụ. Nghĩa là phải đáp ứng đúng mức và kịp thời những giống chó mà thị trường đang cần, đang thiếu, đang “hút”. Dĩ nhiên, đây là sự khôn ngoan cần phải có đối với người chăn nuôi. Nhưng, có điều phải nên phán đoán, nên cân nhắc xem, những giống chó kiểng mà thị trường đang cần, đang thiếu, đang hút đó là thực hay giả tạo? Giai đoạn hay lâu dài ?

Có nắm vững được điều đó, chúng ta mới dễ dàng nắm bắt được thành công. Vì rằng, thứ nào đang hút thì đang lên giá. Nếu giữa lúc nầy mà chúng ta nhập cuộc, tất nhiên phải bỏ số vốn để đầu tư khá cao, nếu không khôn khéo cân nhắc thiệt hơn thì chẳng khác nào mình đã bất đắc dĩ để dư vào một canh bạc, đước thua chưa biết ra sao!

Được biết, hiện nay một cặp chó Bắcc Kinh hai tháng tuổi kêu giá là 1.500 đô la tức là tương đương ba lượng vàng. Chúng tôi không đặt vấn đề giá đó là cao hay thấp, Vì “đồ chơi” xưa nay vốn vô giá trị, hơn nữa làm ăn mà vốn nhiều thì lời to, có sao đâu? Chỉ cần nuôi làm sao để thành công một lứa đầu là tha hồ thu vốn lại! Nhưng, điều băn khoăn cần đặt ra ở đây đối với chúng ta, là liệu cái giá đó có còn đứng vững mãi trong tương lai về lâu về dài hay không?

Xin đơn cử một thí dụ như vậy để chúng ta cùng suy gẫm. Chứ thực sự thì giống chó Bắc Kinh (Pekingese) xưa nay vốn là mặt hàng khan hiếm trên thị trường, không những ngoài nước mà ngay cả trong nước cũng vậy.

Đấy, ở đời mọi việc phải được đầu tư sự sáng ý, phải đắn đo suy nghĩ mọi lẽ thiệt hơn, ta mới hy vọng nắm chắc được thành công.

Đành rằng “có phước làm quan, có gan làn giàu” như ông bà ta xưa đã nói. Nhưng gan không có nghĩa là… nhắm mắt làm liều mà được!

Xin lễ phép thưa rằng: mọi việc làm ăn ở đời – trong đó có việc kinh doanh chó kiểng, ta không nên tự cho mình là một con bạc, chỉ cần ở sự hên xui, may rủi. Mà lúc nào ta cũng tự coi mình là một đấu sĩ đứng giữa đấu trường, muốn thắng thì phải khôn ngoan tài trí, và cần biết người biết ta ra sao mới được!

Cách Thuần Hóa Và Nuôi Dưỡng Chó Kiểng

Chó được chọn làm kiểng tất nhiên phải là loại chó quí hiếm, do ở bản chất đặc biệt của giống dòng. Có giống chó lớn con như Danois, Doberman, Berger, Boxer… nhưng cũng có giống nhỏ con như Chihuahua, chó Bắc Kinh, Tee Shu, Pinscher… lại mỗi con, mỗi tính, mỗi nết, nên đòi hỏi mỗi cách săn sóc khác nhau.

Do đó, tùy theo sở thích, tùy theo hoàn cảnh cho phép mà người chọn nuôi giống chó nầy, kẻ lại chọn nuôi giống chó khác. Có người nuôi chơi một vài con làm giống, nhưng cũng có người nuôi để sinh sản hầu kinh doanh nên phải nuôi số nhiều.

Nhưng, dù nuôi ít hay nuôi nhiều, nuôi tài tử hay nuôi chuyên nghiệp thì việc THUẦN HÓA và NUÔI DƯỠNG CHÓ KIỂNG LÀ việc ai cũng phải quan tâm. Vì rằng, chắc chắn không ai muốn nuôi một con chó “phản chủ” trong nhà, cũng không ai lại muốn nuôi một con chó có những nết xấu xa, những thói tật mà mình không tài nào sửa đổi nổi.

CÁCH CHỌN MỘT CON CHÓ TỐT

Một con chó tốt là con chó hợp với ý thích của mình từ giống dòng, từ vóc dáng, từ sắc lông, từ tuổi tác, từ tính nết… Nhưng, giống dòng có thể biết, vóc dáng sắc lông thì đã sờ sờ trước mắt, tuổi tác cũng có cách để kiểm chứng, nhưng tính nết con vật thì đâu có biểu lộ hết ra ngoài? Nên coi đó là một sự chọn lựa hên xui may rủi chăng?

Người xưa, muốn chọn chó mà nuôi, người ta phải xem tướng chó (xin xem lại bài đầu), con nào mặt mày tươi rói, sắc lông mượt mà lanh chai thì mới được chọn nuôi. Còn con nào lầm lì “như chó ăn vụng bột”, hoặc đểnh đoảng “như chó sủa ma” thì cho cho các cụ cũng chẳng thèm.

Cách coi tướng chó của người xưa, nay có người tin, nhưng cũng có người không tin, nhưng, dù sao thì chúng ta cũng phải bước những bước sau đây.

Chọn chó nhỏ mà nuôi:

nếu đó là chó con mới lẻ bầy, tháng rưỡi tuổi thì không nói làm gì. Nhưng nếu là chó lớn thì ta phải chọn chó còn tơ, như vậy mới bỏ công nuôi dạy. Vì ai cũng biết, đời sống của chó rất ngắn ngủi, trung bình độ mười năm. Sau cái tuổi đó, nếu có “thọ” hơn năm ba năm nữa thì chó cũng đã già rồi, đâu còn giúp ích gì cho ta được. Hơn nữa chó đã già thì làm kiểng cũng không còn hấp dẫn được ai!

Muốn biết tuổi chó, nhìn tướng có thể lầm, vì con chó mập mạp khỏe mạnh có thể “trẻ” hơn trước tuổi. Vậy tốt hơn hết là coi răng của chó, cũng như người ta coi răng bò để đoán tuổi bò vậy.

Được biết:

Chó một tháng tuổi đã mọc đủ răng sữa. Vì vậy, người ta phải cắt bớt răng để chó khỏi day vú mẹ, khiến cho mẹ bị đau mà trốn tránh không cho con bú.

Đến sáu tháng tuổi thì lớp răng sữa đó đều rụng hết, và mọc lên răng mới. Đây là loại “răng thật”, còn gọi là răng vĩnh viễn, vì hiện diện cho đến thời già nua của chó.

Chó một năm tuổi, nhìn răng thì thấy ở giữa mặt răng cộm u lên, chứng tỏ chưa bị bào mòn.

Chó hai năm tuổi thì mấy cái răng giữa của hàm dưới đã bị bào mòn bằng mặt, chứ không cộm u như trước nữa.

Chó ba năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.

Chó bốn năm tuổi thì hai răng giữa của hàm trên mòn bằng mặt.

Chó bảy năm tuổi trở nên thì lông chung quanh mõm, rồi đến lông mặt bạc trắng ra, y như người già bạc râu vậy.

Chó già nhìn qua biết ngay: lù đù, kém lanh lợi, thụ động, thích nằm một chỗ.

Khi chọn được một con chó tơ ưng ý rồi, ta còn phải để tâm đến việc chọn dáng vóc của nó nữa.

Chọn chó đực:

Muốn có một con chó đực tốt, ta phải chọn những con khỏe mạnh, không bệnh tật, cao lớn, ngực nở vai rộng, bộ chân cao ráo, cứng cáp, mặt phải sáng láng tỏ rõ sự thông minh. Ngoài ra, cũng phải quan sát bộ phận sinh dục của chó xem có bị bệnh tật gì không, tinh hoàn đầy đủ không.

Chọn chó cái:

Thường thì vóc dáng chó cái nhỏ hơn chó đực (tất nhiên là so sánh những con cùng dòng giống với nhau), nhưng với chó cái vóc dáng quá nhỏ ta nên loại ra. Nuôi chó cái dù làm kiểng, nhưng cũng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sau sinh con được dễ dàng. Ngoài ra, ta còn phải quan sát số vú của chó ra sao. Vú phải đều, không dị tật, núm lớn và nhất phải có tám cái đủ tiêu chuẩn. Loài gì cũng vậy, con cái mà vú lép, hay bị dị tật gì khác, thì dù có khả năng nuôi con giỏi, thì lứa con cũng không được thành công như ý.

Khi đã chọn được cho mình một con chó nhỏ hay chó tơ theo đúng tiêu chuẩn thì đã là một sự đáng hài lòng rồi. Dắt chó về nhà, tất nhiên ta phải lo đi những bước mới.

ĐẶT TÊN CHO CHÓ

Với con chó đã có tên sẵn khi mới mua về thì không nói lam gì, nhưng với chó con, hoặc chó mà mình không biết tên, thì mình nên đặt tên mới cho nó.

Tên chó không nên đặt dài dòng, chỉ một hay hai chữ mà thôi. Như vậy, vừa dễ gọi và chó lại dễ nhớ. Người ta bảo “ngu như chó” cũng có phần đúng, vì con chó vốn có tính hay quên, khi dạy điều gì ta phải chịu khó lập đi lập lại nhiều lần thì mới nhập tâm được.

Ta vốn biết con chó có tính hư ăn (Thành ngữ có câu: “Hư ăn như chó” mà) cho nên hễ nơi nào động dao động thớt, động chén động thìa, là con chó chạy theo ngay. Vậy, hễ một lần cho ăn là ta gọi to tên nó, tất nhiên nó sẽ chạy đến.

Đây cũng là giai đoạn đầu để mình và con vật làm quen, nên thỉnh thoảng ta lấy tay vỗ nhè nhẹ lên đầu nó, vừa vỗ vừa gọi tên. Nếu cần thì vuốt ve thân mình nó, nếu là chó kiểng nhỏ thì bồng ẵm nó lên ra vẻ chiều chuộng thương yêu… Tất nhiên, con chó lạ sẽ có cảm tình ngay với người chủ mới.

Biểu lộ tình cảm thương yêu, không chỉ ở sự vuốt ve con vật mà là còn phải cho ăn uống no nê, ngon miệng. Vốn là giống “tham ăn như chó” nên từ đó về sau hễ gặp chủ là nó vẫy đuôi, đó là cách ve vãn, nịnh nọt để xin ăn chứ không có gì khác.

TÌM HIỂU TÍNH NẾT CỦA CHÓ

Có hiểu được tính nết của chó ra sao thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được. Chẳng hạn chó tham ăn thì ta dùng mồi để dụ. Với chó dữ dằn lì lợm thì đành phải “người roi, voi búa”, dùng hình phạt nặng nó mới chịu nghe. Cũng như với con chó thông minh ta dạy khác, còn chó…”ngu như chó” thì dạy cách khác… Vì vậy, việc tìm hiểu bản tính của chó là việc nên làm.

Muốn được vậy, ta càng phải gây sự thân thiện với chó.

Một khi con chó đã thực sự thân thiện với người chủ mới, có nghĩa là nó đã hoàn toàn chấp nhận nơi ở mới, và đã quen thuộc với hoàn cảnh mới, nếp sống mới, thì nó tự biểu lộ bản nâng thực sự của nó ra:

Nếu tính lười biếng thì cả ngày nó cứ chúi đầu vào góc kẹt nào đó trong nhà mà ngủ.

Nếu biết giữ nhà, thì dù ngủ, chó cũng nằm ngay cửa ra vào, chứ không đi đâu xa.

Nếu biết săn mồi, săn thú thì gặp chuột ở đâu nó theo vồ đến đó. Hoặc cả ngày cứ vẩn vơ ở bên sóng chén, tủ thức ăn, nơi chứa than củi… vốn là nơi chuột bọ tới lui…

Khi gặp khách lạ vào nhà, chó dữ hay hiền ta biết rõ ngay…

Tìm hiểu được bản tính của chó ra sao rồi, thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được.

Nhưng, phải dạy dỗ bằng cách nào?

Có người khuyên ta cứ dùng lời lẽ ôn tồn, dùng sự vuốt ve để phủ dụ, dần dần con chó sẽ nghe lời, sẽ ngoan ngoãn vâng theo lời chỉ bảo của ta.

Nhưng, có người lại cho rằng, phải dùng roi vọt để dạy thì mới có kết quả tốt. Chó tuy dữ nhưng lại sợ đòn chỉ “nhá” roi lên là nó đã cụp tai khiếp vía. Đó là phương pháp của những người dạy thú dữ cọp, beo của các đoàn xiếc, với cây roi điện cầm tay.

Có người lại cho rằng, với chó chỉ cần lời nói nghiêm nghị, lệnh truyền phải chính xác, gắt gao thì nó cũng đủ sợ rồi. Cây roi nếu cần chỉ coi là vật để hù dọa chứ không nên đánh đập. Vì lỡ “chó chạy cùng đường” thì lại phản tác dụng. Khi quá sợ, thì chó sẽ nổi điên…

Có điều ta nên nhớ rằng với tình thương yêu sẵn có ta sẽ dễ dàng cảm hóa được con vật, dù đó là chó, vốn nổi tiếng ngu si và dữ tợn. Ta cũng thừa biết, đã là chó thì tất nhiên chúng có nhiều nết xấu: sủa bậy, cắn càn, ăn vụng… Nếu không vướng tật nầy thì nó cũng vướng phải nết kia. Nhưng dù sao cũng phải biết rõ đúng bệnh để mà trị, biết đúng chứng để uốn nắn thì công việc dạy dỗ mới dễ dàng và chóng có kết quả như ý hơn. Hơn nữa, với chó kiểng, con chó luôn sống gần với mình, nếu khôn ngoan hơn, giỏi giang hơn, tất nhiên chúng trở nên con vật giá trị hơn.

Và sau đây là những bài học cần thiết, ta cần dạy cho chó:

DẠY NGỦ ĐÚNG CHỖ

Khi mua con chó về nhà, việc trước tiên là ta tìm cho nó một chỗ ngủ nhất định. Chỗ ngủ của chó tất nhiên là chỗ khuất nhưng thoáng khí, hợp vệ sinh, như gầm bàn, gầm cầu thang… Nơi đây ta để cho chó một cái hộc bằng gỗ, hoặc là một cái thau nhựa, nếu là chó nhỏ; hoặc trải một tấm mền cũ, một cái bao tải nếu là chó lớn con, và bắt buộc chúng nằm ở đó. Đây cũng là bài học đầu tiên ta truyền dạy cho con vật.

– Ta ấn đầu và mình chó vào chỗ đã định và bảo “nằm xuống”, với giọng ra lệnh. Có thể con chó sẽ ngoan ngoãn nằm, nhưng rồi… ta vừa rời khỏi thì chúng lại đi. Cũng có thể con chó bướng bỉnh: ta ấn đầu thì nó chỏng mông, mà ta ấn mông thì hai chân trước nó đã chổi dậy. Thật ít khi gặp được con chó thông minh đến độ biết nghe lời ta liền. Tuy nhiên, với cái lệnh trên, ta cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày (mà lần cuối cùng là trước khi đi ngủ), và trong nhiều ngày liên tiếp. Thế nào, con chó cũng hiểu được ý ta, và cuối cùng nó cũng phải tuân theo mệnh lệnh. Mà dù chó có tuân theo đi nữa, ta cũng vẫn phải để tâm theo dõi, để một ngày nào đó, thấy chó đi “ngủ lang” sang một chỗ khác, thì ta lại bắt nó trở về chỗ cũ.

Với con chó bướng bỉnh, không chịu tuân lời, thì chỉ còn cách xích nó lại bên cạnh chỗ nằm mà ta lựa chọn, thế nào thấy chỗ ấm áp chó cũng nằm lên đó mà ngủ. Quen hơi, sẽ tự giác nhận đó là chỗ ngủ của mình.

DẠY TIÊU TIỂU ĐÚNG CHỖ

Chó con thì chưa có trí khôn, chó lớn mới mua về thì lạ chỗ lạ nơi, nên thường tiểu tiện bậy bạ trong nhà, trong sân, đó là điều không vừa lòng người chủ. Thật ra, đây là một vấn đề không kém quan trọng, bắt buộc ta phải nghĩ tới khi đem về nhà một con chó lạ.

Dĩ nhiên, nếu nhà có vườn rộng thì điều này không cần đặt ra. Nhưng phố xá chật chội thì điều này phải nghĩ đến ngay từ đầu.

Giống chó không phải ở dơ, thường thì nó tiêu tiểu có nơi có chỗ nhất định.

Theo bản năng sinh tồn còn lưu truyền trong ký ức của chúng, thì khi tiêu xong là phải quào đất lấp kín lại ngay, vì sợ kẻ thù (như cọp, beo) phát giác ra sự có mặt của nó mà lùng bắt ăn thịt. Bằng chứng là ta thấy sau khi đi tiêu xong, con chó thường bước xa mấy bước rồi lấy hai chân trước quào đất lấp cho có lệ, rồi mới trở vào nhà. Đó là thói quen cổ xưa của tổ tiên chúng mà lúc còn là sói ở rừng, đã thâm nhập vào huyết quản chúng, có điều nay chúng đã quên dần đi… (Cứ xem con mèo quào đất lấp phân thì ta sẽ rõ).

Hiểu được điều đó, sẽ giúp ta biết được thêm rằng loài chó không cẩu thả trong việc tiêu tiểu bừa bãi.

Tất nhiên, đã nuôi chó là phải chịu hốt phân. Vì vậy, dù nhà chật hẹp, ta cũng phải tìm một nơi thích hợp để dạy cho chó tiêu tiểu.

Tuỳ theo chó lớn hay nhỏ con, ta đóng một cái máng bằng gỗ, bên trong đổ một lớp cát tương đối dày. Sau đó, khi bắt gặp chó có triệu chứng muốn tiêu tiểu, ta dẫn chúng đến chỗ có cáỉ máng cát – nếu cần nhấc chúng lên, đặt vào đó – để chúng tiêu tiểu. Chỉ cần tập một vài lần như vậy, chó sẽ biết được đó là “phòng vệ sinh” của mình, lần sau cứ tự động đến…

Sở dĩ chó quen nhanh như vậy, là do trong máng có cát, mà loài chó thi có thói quen tiêu tiểu trên đất, cát (để dễ quào che lấp kẻ thù). Hơn nữa, trong máng có lưu lại cái mùi nước đái đặc biệt của nó, nên nó cứ tìm đến khi tiêu tiểu những lần sau.

DẠY CHÓ GIỮ NHÀ

Dạy chó giữ nhà, hiểu theo đúng nghĩa là biết sủa để không cho người lạ vào nhà, biết cắn nếu người lạ (hay kẻ gian) liều lĩnh vào nhà… Nhưng, thông thường thì người mình chỉ cần có một con chó biết sủa đúng lúc khi có người lạ mặt bước vào nhà, như vậy đã coi là chó biết giữ nhà. Mà việc này thì tập không khó.

Thường thì con chó nào cũng biết giữ nhà theo cách đó cả. Nghĩa là hễ gặp người lạ vào nhà thì chúng chồm tớỉ sủa oang lên để báo động cho chủ nhà biết mà tùy nghi đối phó. Ta có câu: “chó cậy nhà gà cậy vườn” là vậy. Nhưng nếu nuôi phải con chó mà khách vào cứ nằm trơ ra, thì một là nó ngu, hai là nó nhát, ba là nó hiền.

Trong trường hợp cần chó giữ nhà mà khách lạ vô nhà chó không sủa, thì ngu hay hiền cũng coi như là một, cần phải loại ra.

Còn nếu chó nhát, thì tập cho nó dử dằn lên một tí tất nhiên nó không còn nhát nữa.

Ta tập bằng cách xích chó nằm gần cửa, rồi nhờ một người ăn mặc rách rưới, vai mang bị, đầu đội nón mê vào cửa chọc phá nó để xem nó phản ứng ra sao. Nếu con chó chồm lên mà sủa, tất là con chó cũng biết giữ nhà, thì cứ tập đi tập lại nhiều lần, chó sẽ can đảm lên mà thuần thục công việc. Nhưng, nếu làm như vậy, mà chó cứ vô tình nằm im, thì coi như là vô dụng.

Thành ngữ có câu: “chó cắn áo rách”, hễ là chó thì thấy ai ăn mặc lôi thôi đều nghĩ đó là kẻ gian nên đuổi theo sủa cắn cho bằng được. Nếu chó mà tha kẻ áo rách thì quả thực là con chó quá hiền, hoặc quá ngu rồi!

Tâm lý người mình, nuôi chó để làm kiểng, dù con chó quí biếm đến cả lượng vàng, cũng đòi hỏi nó biết giữ nhà thì mình mới vui. Nếu nuôi chó chỉ để làm kiểng không thôi, thì chắc sự quí mến cũng có phần giảm sút!

Con chó biết giữ nhà là con chó khôn, lúc nào cũng nằm ở cạnh cửa ra vào, y như người canh cửa vậy. Do đó, khi tập chó giữ nhà, trong thời gian đầu ta nên xích chó nơi cửa ra vào, ở đó nên đặt một tám bố, một miếng vả cũ để nó tiện nằm nghỉ ngơi.

DẠY CHÓ KHÔNG CẮN BẬY

Tục ngữ ta có câu: “Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng”. Có nghĩa là trong nhà có cô dâu dữ, ăn ở không biết điều thì họ hàng xa gần ai cũng tránh mặt, không dám đến nhà nữa. Còn nhà nuôi con chó dữ, gặp ai cũng cắn càn thi láng giềng dù thân quen cũng đâu dám đến. Nếu vì con chó mà mất láng giềng, tất nhiên không ai muốn. Chính vì vậy, không ai muốn nuôi chó quá dữ. Người ta chỉ muốn có con chó biết giữ nhà, biết sủa gâu gâu khi có người lạ vào nhà, chứ không ai lại muốn vì con chó dữ mà nhà có người đến… nằm ăn vạ!

Nhất đó lại là con chó kiểng. Chó kiểng là chó cần phải hiền từ, ai cũng có thể vuốt ve mơn trớn. Chó kiểng mà “dữ như chó” thì đâu gọi là chó để làm kiểng nữa!

Chó cắn bậy, đương nhiên là chó dữ, nhưng đồng thời đó cũng là con chó… mất dạy. Vì nếu nó được dạy dỗ đàng hoàng thì đâu có gặp ai cắn đó.

Muốn vậy thì ta phải tập cho chó.

Trước hết, ta phải tập cho chó kiểng biết tuân theo lời chủ. Bảo nằm là nằm. Bảo vào là vào nhà. Bảo lại đây là chó phải lại gần. Bảo đi là chó ngoan ngoãn đi chỗ khác…

Khi bảo chó nằm, ta vừa ra lệnh “nằm xuống” đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu và mình con chó nằm xuống. Cứ bắt nằm như vậy một lúc lâu. Sau đó, cứ động tác đó mà tập đi tập lại nhiều lần.

Khi bảo chó vào nhà, thì ta vừa ra lệnh “vào nhà” vừa lấy tay chỉ vào phía trong, đồng thời dậm mạnh chân một cái, chó liền ngoan ngoãn vào nhà. Động tác này cứ lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, trong nhiều ngày đến khi chó thuần thục mới thôi. Cái dậm chân đi ngay với tiếng quát, chó tưởng là mình sắp rượt đuổi nên càng lại nghe lời hơn.

Khi bảo chó “lại đây” thì ta lấy tay như ngoắt nó lại gần, bàn tay phải uyển chuyển đè cho chó kiểng hiểu rằng: lại để được chủ vuốt ve chứ không phải bị trừng phạt, nên nó đến ngay…

Xin lưu ý là không lên dồn nhiều bài học lại một lúc, một buổi học, mà phải cho chó học từ từ, động tác này xong mới sang động tác khác. Với người dạy chó chuyên nghiệp, họ cũng đi từng bước một như vậy mà thôi. Từ bài học dễ mới sang bài học khó, rồi khó hơn, khó hơn nữa…

Nếu ta trì chí tập luyện thì dù “ngu như chó” cũng có ngày chó hết ngu thôi.

Với một con chó kiểng đắt tiền mà lại được dạy dỗ khôn ngoan, chắc chắn trị giá của nó sẽ tăng lên gấp bội.

Với một con chó kiểng loại nhỏ con chừng vài ba kí lô, ẵm bồng trên tay được mà “mất dạy” hậu quả tai hại không đáng là bao. Nhưng vớỉ những con có thân hình như con bò nghé mà “vô giáo dục” thì hậu quả tai hại sẽ không lường trước được.

Với những con Berger, Boxer, Danois… nếu tự thấy không đủ khả năng dạy dỗ cho thuần thục, thì chủ nuôi dứt khoát phải đưa chúng đến trường để tập luyện.

Nói tóm lại, càng là chó kiểng, càng phải được tập luyện nhiều tính tốt.

Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Chồn Hương Và Chó Kiểng

Nắm bắt nhu cầu thương trường, chọn nuôi các loại thú “ít đụng hàng” để không dội chợ, rớt giá, áp dụng chặt chẽ các biện pháp khoa học về chăn nuôi…tất cả đã giúp người nông dân Ngô Thanh Nguyên làm giàu từ 2 loại thú là chồn hương và chó ” kiểng”. Ông Nguyên chia sẻ, ông không hề biết đến cuốn sách “Kỹ thuật nuôi chó thịt” gây tranh cái ra sao, bởi ông chỉ nuôi chó kiểng, chồn hương.

” Mấy anh cảnh giác nghe, hàng trăm chú chó ” kiểng” sủa ỏm tỏi khi có người lạ tới thăm nên “mệt” lỗ tai lắm. Riêng mấy chú chồn thì dễ thương, hiếu khách và rất lịch sự “. Ông Ngô Thanh Nguyên, 52 tuổi ngụ ấp Đông Lợi, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nói vui.

Ông Nguyên kể thêm, hồi nhỏ ông đã đam mê chăn nuôi nhiều loại chim thú khác nhau. Những năm gần đây do nắm bắt nhu cầu của thương trường nói chung, nhất là những hộ gia đình có kinh tế khá giả rất yêu thích 2 loại thú ” hiếm” là chồn hương (có nơi gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp) và chó cảnh nên ông đã nghiên cứu cách chăn nuôi, phối giống, sinh sản của 2 loại thú này và hiện rất thành công. Thị trường tiệu thụ 2 loại thú nuôi này của ông Nguyên chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa…

Chồn hương ông Nguyên nuôi có nguồn gốc là loài động vật hoang dã vừa đẹp, hiền, vừa có giá trị về kinh tế cao. Nhiều người thích nuôi chồn hương vì theo y học dân gian, mùi xạ hương của con đực là một loài thuốc quý và thịt chồn hương chế biến được nhiều món ăn ngon.

“Loại thú này bắt đầu sinh sản sau 12 tháng tuổi. Người nuôi cần chú trọng đến cách chăm sóc, áp dụng đúng kỹ thuật về vệ sinh chuồng trại, chế độ ăn uống. Mỗi năm chồn có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con. Với chồn sinh sản, người nuôi cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều, còn chồn thương phẩm chỉ cho ăn 1 lần vào buổi tối. Thức ăn chủ yếu là chuối chín, cá, chuột, đầu gà…Tuy nhiên, đầu gà phải được nấu chín trước khi cho ăn để chồn không bị nhiễm bệnh…”, ông Nguyên chia sẻ.

Theo ông Nguyên, hiện nay giá bán chồn hương từ 1,4 triệu đồng/ký. Bình quân, 1 con chồn hương nuôi từ 3-6 tháng sẽ có trọng lượng từ 1,5-2 ký bán được từ 2,2-2,8 triệu đồng/con. Ông Nguyên sắp xuất bán 50 con chồn hương, dự kiến sẽ thu về trên 130 triệu đồng. Nét đặc thù của chồn hương là càng nhiều tháng tuổi thì càng có giá. Số lượng chồn hương nuôi của ông Nguyên hiện không đủ bán cho khách hàng. Vì thế ông đang mở rộng diện tích chuồng trại để tăng số lượng chồn hương.

Bên cạnh thu lãi từ chồn hương, ông Nguyên còn rất thành công trong việc kinh doanh chó kiểng. Nếu như ban đầu ông chỉ nuôi thử nghiệm 10 con thì nay mỗi năm ông xuất bán trên 100 chú chó kiểng các loại khác nhau.

Những giống chó kiểng này có nhiều xuất xứ khác nhau, từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Phốc, Phốc lai Nhật, Nhật xù (Japanese Chin), Poodle, Alsaka, Cooker – Spaniel (Tây Ban Nha), Dachshund (chó lạp xưởng)…Bình quân, mỗi tháng đàn chó kiểng mẹ của nhà ông Nguyên cho ra đời được 15-20 chó con. Mỗi con sau khi nuôi từ 3-6 tháng tuổi có giá từ 1-10 triệu đồng/con, tùy loại, tùy giống. Với tiền bán chó kiểng, bình quân mỗi năm ông Nguyên thu về trên 400 triệu đồng.

Ông Nguyên cho biết thêm, ông không biết về cuốn sách “Kỹ thuật nuôi chó thịt” gây tranh cãi có nội dung ra sao, nhưng chó kiểng dễ nuôi. Thức ăn cho chó kiểng phải sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh và chó nuôi phải tiêm chủng định kỳ để tránh dịch bệnh.

” Để chó khỏe mạnh, có bộ lông đẹp thì chuồng nhốt phải cao ráo, thông thoáng, đủ ánh sáng, phải nhốt riêng từng con. Thường chó đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa từ 2-6 con. Chó con, sau 2 tháng có thể xuất chuồng. Đặc điểm của chó kiểng là càng ít tháng tuổi thì giá bán càng cao vì tâm lý người mua dễ huấn luyện khi chó kiểng còn nhỏ…“, ông Nguyên thổ lộ.

Tựa do Enternews đặt lạiTheo danviet

Giá Các Loại Thỏ Kiểng Hiện Nay. Địa Chỉ Bán Thỏ Kiểng Ở Tphcm

Ở khắp nơi trên thế giới, cùng với chó, mèo, hamster, v.v, thỏ cũng là một loài thú cưng được nuôi trong nhà và ngoài vườn để làm cảnh. Để thỏa mong muốn của nhiều người, bài viết sẽ tổng hợp thông tin về giá các loại thỏ kiếng, gợi ý một vài địa chỉ bán thỏ kiểng ở TP HCM.

Một con thỏ nhà có thể sống tới 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Thỏ nhà thích đùa nghịch và gặm nhấm những vật cứng như gỗ. Trong những gia đình có nuôi cả mèo và chó, thỏ còn dễ nảy sinh sự đồng cảm với hai giống vật nuôi này.

Có thể kể tên rất nhiều giống thỏ cảnh như: Angora (White Sock Turkey Rabbit), Belgian Hare, Beveren, British Giant, Californian, Cashmere Lop, Chinchilla, Dutch, English, English Lop, Flemish Giant, French Lop, Chinchilla, Dutch, English, Hymalayan, Lionhead, Miniature Lion Lop (Mini Lion Lop), Miniature Lop (Mini Lop), Netherland Dwarf, Polish, Rex, Silver Fox, Tan, Mini Rex.v.v.,

Ở Việt Nam, các loại thỏ kiểng được nuôi phổ biến thường là các giống thỏ mini (mini lop, minilop rabbit, mini rex, mini rex rabbit, thỏ Hà Lan lùn, thỏ sư tử, thỏ cảnh lulu, thỏ cảnh ruby, American lop, silver butterfly Minilop…)

Giá thỏ cảnh dao động có phổ dao động rất lớn, do có nhiều yếu tố chi phối. Ví dụ: số lượng thỏ muốn mua, thời điểm mua (có trùng với các dịp lễ, dịp tặng quà hàng năm hay không…), chương trình khuyến mại của cơ sở cung cấp, độ hiếm của giống, tuổi của thỏ cảnh, v.v. Cụ thể, có những chú thỏ mà người mua chỉ phải bỏ ra 200 ngàn đồng để rinh về nuôi nhưng cũng có khi phải chi đến hơn 1 triệu đồng hoặc cả nhiều triệu đồng mới có thể sở hữu được những em thỏ xinh đẹp, diện mạo độc đáo.

Vì vậy, liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dường như là cách tốt nhất để biết giá của loại thỏ kiểng mà bạn định mua. Ngoài ra, có thể theo dõi kênh truyền thông chính thức của cơ sở đó để kịp thời cập nhật thông tin về những con giống xinh đẹp nhất, mới nhất của họ và những chương trình khuyến mại đi kèm.

Là một trong hai thành phố lớn nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhiều người yêu thú kiểng. Do đó, đây cũng là nơi mà khách hàng có thể tìm được những địa chỉ cung cấp thỏ kiểng (và cả các phụ kiện đa dạng đi kèm) đáng tin cậy.

Đảo thỏ Alice

Địa chỉ: Hẻm 417 Tân Sơn, P12, Gò Vấp hoặc 160 Nguyễn Súy, Tân Phú, TP HCM

Điện thoại: 0901.801.790

Website: http://daothoalice.com

Cửa hàng mở cửa từ 8:00 – 21:30 từ thứ Hai đến Chủ Nhật; là nơi cung cấp các giống thỏ như thỏ tai cụp American Minilop, American Mini-rex, Thỏ tí hon Dwarf Hà Lan, Thỏ sư tử, Thỏ Minilop Litte Himalaya; Thỏ tí hon Yuki Dwarf, Silver Butterfly Minilop… và các loại phụ kiện dành cho thỏ cưng.

Shop Lolipet

Địa chỉ: 189A, đường 3/2, Quận 10, TP HCM

Điện thoại: 091 9981 000 – 097 405 1990

Website: https://lolipet.net

Shop Lolipet có 3 cơ sở tại Hà Nội và 1 cơ sở tại TP HCM. Hiện Lolipet cung cấp các giống thỏ kiểng mini là chính: thỏ kiểng mini trắng mắt đen và mắt ngọc, thỏ kiểng mini Woody Toy, thỏ kiểng Mini Minilop, thỏ kiểng Mini đốm đen, thỏ kiểng mini trà sữa,… cùng rất nhiều loại phụ kiện và cả thức ăn cho thỏ kiểng.

Nhà vật yêu

Địa chỉ: 117 – 118 Trần Hưng Đạo, phường 7 hoặc 924 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, TP HCM

Điện thoại: 028 6678 9577 – 028 6673 7907 – 028 6271 9893

Website: http://www.pet-house.com.vn

Đây là nơi cung cấp giống thỏ kiểng, thỏ sụp tai (Mini lop), thỏ mini Nether Dwarf, thỏ sư tử (Lion Head), cùng nhiều giống thú cưng khác như Hamster, mèo, chó, v.v., và cả phụ kiện cho các loại thú cưng này.

Chuồng Chó Kiểng Giá Rẻ Tại Tp.hcm

Bạn nuôi một em cún nhưng em quá nghịch ngợm, không thể để em tự do chạy nhảy trong nhà mỗi khi bạn đi vắng nhưng lại không muốn em bị xích vì sẽ gây khó chịu?! Bạn muốn đưa em đi xa, trên con xe tay ga nhưng em lại chưa biết ngồi xe máy?!… Đó là những lý do bạn cần một chiếc nhà cho chó hoặc chuồng chó cho em cún của mình. Hiện này trên thị trường có rất nhiều loại chuồng chó với đủ mọi kích cỡ, màu sắc, chất liệu khác nhau. Do đó đòi hỏi mỗi chủ nuôi phải chọn loại phù hợp với chó của mình. Những yêu cầu đơn giản nhất của chuồng là rộng rãi, vững chắc và thoải mái cho thú cưng . Và chuồng chó kiểng giá rẻ Trí Dũng là một sự lựa chọn khá phù hợp.

Đây là loại chuồng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chuồng được làm bằng kim loại, đa phần dùng Inox hoặc thép không gỉ. Ưu điểm của loại chuồng này là rất sạch sẽ, rất dễ lau chùi, có thể gấp lại nhỏ gọn (tùy loại), và quan trọng nhất là chúng rất thoáng, thích hợp với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam. Chuồng có rất nhiều kích thước, thích hợp cho mọi loại chó từ tí hon đến khổng lồ

Chuồng chó được làm bằng Inox là chất liệu phổ biến nhất, chính vì vậy dù ở bất cứ đâu, dù ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) thì bạn cũng đều có thể đặt mua một chiếc chuồng chó kiểng.

được làm bằng Inox có rất nhiều mức giá (mức giá phụ thuộc vào kích cỡ và thời điểm đặt làm). Thông thường sẽ có giá dao động trong khoảng 1,5 – 4 triệu đồng/chuồng. Ngoài ra, việc lựa chọn chuồng chó inox thanh lý cũ cũng là một lựa chọn không tồi (mức giá rẻ hơn nhiều so với mua mới). Khi đặt mua chuồng chó làm bằng Inox bạn sẽ có kèm thêm: sàn nhựa, khay kéo hứng chất thải, bánh xe gắn luôn vào phần dưới lồng để dễ dàng di chuyển.

Nuôi Chó Kiểng, Chồn Hương Thu Nhập Khá

Chồn hương dễ nuôi, dễ bán

Ông Nguyên cho biết hiện trại nuôi của ông có gần 10 giống cho kiểng được giới yêu động vật cảnh rất thích thú như chó Bắc Kinh, Phốc Sóc, Chihuahua, Pug (mặt xệ), Nhật… với số lượng hơn 100 con bố mẹ. Trước khi nuôi chó kiểng thì ông nuôi chồn hương. Vì hay bị trộm chồn nên ông nuôi chó để canh. Dần dà, đàn chó phát triển, thấy thích nên ông đã quyết định nhập thêm một số giống chó.

Ông Nguyên chia sẻ, mỗi chó con có giá bán từ 800.000 đồng đến 5 triệu đồng/con, tùy giống. Hàng tháng thu nhập từ việc bán chó con khoảng 25 triệu đồng. Đàn chồn hương khoảng 70 con, trong đó 25 con nái sinh sản. Với giá bán chồn thương phẩm từ 1,1 – 1,3 triệu đồng/kg, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Thức ăn cho chồn hương và chó giống nhau, rất đơn giản dễ tìm như đầu gà, phổi heo, cá… được nấu chín, xay nhuyễn cộng với một số vitamin và thuốc bổ khi chúng vô mùa sinh sản.

Còn lão nông Lê Quốc Dũng (78 tuổi) ở ấp Long Phụng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cũng được bà con xung quanh biết đến bởi ông có đàn chồn hương 20 con bố mẹ sinh sản, cho thu lời từ 120 – 130 triệu đồng/năm.

Ông Lê Quốc Dũng có đàn chồn hương 20 con bố mẹ sinh sản, cho thu lời từ 120 – 130 triệu đồng/năm

Ông Dũng cho biết: “Chồn hương là loại động vật hoạt động về đêm nên chúng ngủ ngày và hay đùa vào ban đêm. Chuồng nuôi đặt trong bóng râm, ít ánh sáng để chúng ngủ. Khẩu phần ăn sáng của chồn là 1 trái chuối, hay ít thịt. Chiều tối thì lượng thức ăn tăng gấp 3 lần buổi sáng để chúng có năng lượng hoạt động. Nuôi thương phẩm hay nuôi sinh sản thì khẩu phần dinh dưỡng phải khác nhau thì chúng mới phát triển theo ý muốn của người nuôi”.

Mỗi năm chồn sinh sản hai lứa, mỗi lứa chừng 4 – 6 con và thời gian con cái mang thai khoảng 2 tháng như chó hoặc mèo. Khi con cái sinh sản thì cho chúng ở một cái tổ bằng gỗ hoặc thùng nhựa to, tránh tình trạng con non rơi ra ngoài hay bị các con khác “khều” ăn thịt.

Đến hỏi thăm nhà ông Dũng nuôi chồn hương, một người hàng xóm của ông nói: “Mới đợt Tết vừa rồi, ông ấy bán được gần 60 triệu tiền chồn con đấy. 1 con chồn của ông Dũng bây giờ còn hơn 1 công mía nhà tôi”.

Thấy ông Dũng nuôi thành công nhiều bà con ở dọc kinh Long Phụng A, kể cả một số tỉnh khác như Cà Mau, Bạc Liêu cũng đến tham quan học tập. Hiện điều kiện và thủ tục chăn nuôi rất thoáng, bà con chỉ cần đến đăng kí nuôi tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh là được.

Ông Nguyên chia sẻ kỹ thuật nuôi chó kiểng

Hiện giá mỗi cặp chồn giống khoảng 5 triệu đồng, còn chồn thịt các mối lái, nhà hàng, resort ở chúng tôi các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ… thu mua giá khoảng 1,3 triệu đồng/kg.

Theo MINH ĐẢM (Nông Nghiệp)

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Kiểng Và Nghề Nuôi Chó Kiểng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!