Xu Hướng 12/2023 # Chó Husky Bị Biếng Ăn? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt Để # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Husky Bị Biếng Ăn? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt Để được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nuôi dưỡng và chăm sóc một chú chó Husky mang lại nhiều niềm vui cho những người yêu giống chó cảnh thông minh, đáng yêu này. Tuy nhiên đó lại không phải là một công việc dễ dàng. Bên cạnh các bệnh thường gặp ở chó Husky như cảm cúm, táo bón, các bệnh về mắt,… thì tình trạng Husky biếng ăn cũng khiến các chủ nhân của chúng lo lắng không kém.

Bạn muốn tìm thêm về husky?

Nguyên nhân chó Husky bị biếng ăn

Chứng biếng ăn có thể xảy ra ở tất cả các loài chó chứ không phải riêng Husky, và thường bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính là chó đang bị bệnh hoặc do bị nhiễm thói quen xấu do bạn nuôi dạy chưa đúng cách.

Chó Husky biếng ăn do bệnh

Khi Husky đột nhiên bỏ bữa, hay ăn ít hơn và tình trạng này tiếp diễn trong vài ngày sau đó thì điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là chắc hẳn chú chó cưng của mình đã bị ốm, cảm cúm hay mắc phải một chứng bệnh nào đó.

Cảm cúm thường gặp ở những chú Husky có sức đề kháng kém, do chỗ ở ẩm thấp, không sạch sẽ, do sự thay đổi đột ngột của thời tiết … Bạn có thể nhận biết Husky bị ốm qua việc quan sát các biểu hiện bên ngoài như nhiệt độ cơ thể tăng, trạng thái uể oải, mệt mỏi, vẻ mặt buồn bã, ít vận động, nằm lì một chỗ, có dấu hiệu rên hừ hừ.

Bệnh tiêu hoá cũng là một trong những lý do thường xuyên dẫn đến chứng bỏ ăn ở Husky. Nguyên nhân của chứng bệnh này là do Husky không được nuôi đúng cách, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý hoặc chó ăn phải thức ăn bẩn.

Bệnh về răng miệng cũng là một nguyên nhân bạn cần lưu ý như viêm nướu, sâu răng. Khi bị bệnh về răng, chó luôn có cảm gíac đau và khó nhai, có thể bỏ ăn. Bạn có thể kiểm tra bằng cách qua sát trực tiếp hoặc mùi hôi phát ra từ hơi thở.

Ngoài ra còn một số bệnh lý thường gặp khác như bệnh táo bón, bệnh giun, rụng lông do rối loạn nội tiết,… Những bệnh này không gây nguy hiểm ngay lập tức đối với sức khoẻ của Husky nhưng cũng cần phải được điều trị kịp thời để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chó Husky biếng ăn do bị tạo thói quen xấu

Cũng như một đứa trẻ, nếu một chú chó được nuôi dạy không đúng cách thì việc hình thành thói quen xấu là điều không thể tránh khỏi. Những chú chó dễ nuôi, dễ tính sẽ chấp nhận mọi loại thức ăn mà chủ của chúng cho và ăn một cách ngon lành. Và ngược lại, có nhiều chú chó lại kén chọn, chỉ chọn thức ăn ngon, ăn những món mà chúng thích.

Husky không phải là giống chó bướng bỉnh và không nghe lời, trường hợp chó Husky biếng ăn do thói quen nguyên nhân chính là người nuôi quá nuông chiều, không huấn luyện chó đúng cách. Nếu chỉ cho Husky ăn đồ ăn ngon, hoặc chiều theo ý chúng, cho ăn những món mà chúng thích trong một thời gian dài thì khi bạn cho ăn loại thức ăn khác chúng sẽ ngay lập tức từ chối. Và khi không còn được chiều chuộng thì Husky biếng ăn là điều đương nhiên.

Cách điều trị chó Husky bị biếng ăn

Trong trường hợp chó Husky bị biếng ăn do bệnh lý, bạn cần nhanh chóng dẫn đưa chó đi phòng khám thú y để kịp thời chẩn đoán bệnh lý và chữa trị, tránh để bệnh nặng thêm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó bạn nên yêu cầu bác sĩ thú y tư vấn thêm cách phòng tránh các loại bệnh kể trên dẫn đến tình trạng biếng ăn ở chó.

Buổi 1: Lấy một lượng nhỏ thức ăn (không phải loại thức ăn chó Husky thích) và cho ăn theo bữa như bình thường. Quan sát và chờ nếu qua bữa ăn chó vẫn không chịu ăn thì ngay lập tức mang đồ ăn đi, không dụ dỗ hay trách phạt chó.

Buổi 2: Lấy lượng đồ ăn bằng một nửa của buổi 1 mang cho chó ăn, tiếp tục chờ và quan sát. Nếu lúc này Husky đói và ăn ngon lành thì tiếp tục giữ lượng đồ ăn này thêm 1 ngày rồi sau đó cho ăn bình thường, còn trường hợp chó vẫn “chê” đồ ăn thì buổi sau giảm tiếp lượng đồ ăn thêm một nửa. Khi cảm thấy Husky đã ghi nhớ cảm giác không ăn đúng bữa sẽ bị bỏ đói thì chúng sẽ không còn biếng ăn nữa.

Trong quá trình huấn luyện, bạn có thể mua men tiêu hoá cho chó uống hoặc mang bé đi tiêm thuốc kích thích ăn uống để tạo cảm giác thèm ăn trở lại. Bên cạnh việc huấn luyện chó Husky ăn uống đầy đủ và đúng bữa thì bạn cần phải đưa ra chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp cún luôn khỏe mạnh, hoạt bát.

Tránh tuyệt đối việc cho chó ăn thức ăn thừa để qua ngày, thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng. Thỉnh thoảng nên đổi món cho chúng để tránh cảm giác chán ăn, chẳng hạn như thay đổi từ thức ăn tươi qua thức ăn khô, thức ăn dạng viên.

Luôn luôn đánh răng cho chó định kỳ. Đồng thời, bạn cũng nên mua đồ chơi gặm hay xương gặm cho chó để chúng có thể tự vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn. Cách này giúp phòng tránh những bệnh răng miệng.

Vừa rồi Fonti đã cùng bạn đi tìm nguyên nhân chó Husky bị biếng ăn, đồng thời chia sẻ một số kinh nghiệm giúp điều trị cho husky. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích và áp dụng hiệu quả trong việc chăm sóc thú cưng của mình.

Chó Bị Viêm Tai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt Để

Chó bị viêm tai là tình trạng khá bổ biến hiện nay và theo thống kê thì có khoảng 20% chó mắc bệnh này.

Tuy không phải là loại bệnh quá nghiêm trọng nhưng lại khiến chó mệt mỏi lâu dần sẽ khiến bé biếng ăn và sụt giảm cân nặng.

Chó bị viêm tai từ những nguyên nhân nào?

Tai là bộ phận có thể nói là quan trọng nhất trên cơ thể của một chú chó.

N hờ có đôi thính giác tuyệt vời nên chó có thể nghe và phát hiện những điều bất thường để cảnh báo khi có ai đó xâm nhập nhà bạn.

Tuy nhiên trong chúng ta lại không mấy quan tâm đến bộ phận này của chó và không chú ý vấn đề vệ sinh khiến chó bị viêm tai và ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của chúng.

Nguyên nhân khiến chó bị viêm tai là gì?

Các loài rận bằng cách nào đó đã tấn công và xâm nhập, bám vào tai khiến chó bị sưng tai gây khó chịu và ngứa ngáy.

Một số chú chó thường dùng chân để gãi, cào. Vì vậy mà chó bị viêm tai nặng hơn và gây rỉ máu.

Thứ hai, chó bị viêm tai do vi khuẩn. Do hoặc vệ sinh chưa đúng cách khiến cho một số loại vi khuẩn men như Malassezia pachydermatis khiến chó bị nhiễm trùng và viêm tai.

Thứ ba, bụi bẩn và nước tích tụ lâu ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tai ở chó.

Các biểu hiện khi chó bị viêm tai là gì?

Việc quan sát chó thường xuyên, nhất là kiểm tra bộ phận tai sẽ giúp cho chúng ta biết được có phải chú chó nhà mình đang bị mủ ở tai hay không.

Thường viêm tai ở cún cưng sẽ có những biểu hiện như sau:

Chó liên tục dùng chân để gãi vào tai do chúng ngứa và khó chịu

Chó bị thối tai và có mủ hôi tanh, khó chịu.

Chó bị sưng tai, đỏ rát trong cả niêm mạc và vành tai

Chó nằm một chỗ và tỏ ra mệt mỏi, lười vận động

Chó ăn ít hơn bình thường và thu mình lại một góc hoặc chó trở nên hung dữ hơn bình thường.

Bệnh viêm tai của chó tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của chó nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chú chó nhà bạn kén ăn , cân nặng sụt giảm và từ đó sức đề kháng giảm sút.

Chưa kể đến việc chó bị thối tai còn gây mùi khó chịu cho những người xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong gia đình.

Chó bị viêm tai xử lý triệt để như thế nào?

Để biết được chú chó nhà mình có bị viêm tai hay không thì chúng ta hãy quan sát các biểu hiện chó bị viêm tai kể trên hoặc mang chó đến các bệnh viện thú y để được soi tai và phát hiện.

Việc điều trị triệt để tình trạng chó bị viêm tai thì chúng ta cần dựa vào nguyên nhân khiến chúng bị viêm tai là gì để có những phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu chó nhà bạn viêm tai do ký sinh trùng và vi khuẩn thì hãy mang chó đi khám để được bác sĩ thú y kê đơn thuốc phù hợp.

Khi bị viêm tai, chúng ta cần vệ sinh hàng ngày cho chú chó thật sạch sẽ với các loại thuốc nhỏ tai cho chó chuyên dùng để loại bỏ bụi bẩn đọng lại trong tai chó.

Các loại thuốc nhỏ tai cho chó chúng ta nên mua tại bệnh viện thú y hoặc các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho cún cưng để mua được hàng chất lượng và đúng giá.

XEM THÊM:

Ngoài ra, chữa bệnh viêm tai cho chó không thể thiếu là chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để đảm bảo chó được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi

Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Chó Biếng Ăn, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

Chó biếng ăn, bỏ ăn là một vấn đề đau đầu giống với việc trẻ em kén ăn vậy. Nhiều người nuôi chó biết thức ăn của người là không tốt cho chó. Nhưng chúng không chịu ăn thức ăn chuyên dụng. Vì thương chó nên đành phải chiều theo ý thích của chúng

Nguyên nhân vì sao chó biếng ăn?

Với tất cả mọi loài chó thì đều có thể mắc chứng biếng ăn, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của nó. Chó biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng có hai nguyên nhân chính gây nên. Một là do có thể vô tình bạn tạo cho chó những thói quen xấu. Và nó khiến chú chó của bạn biếng ăn một cách vô điều kiện.

Một nguyên nhân phổ biến nữa là do chó của bạn đã bị ốm. Khi chó bị ốm thì cơ thể nó sẽ trở nên mệt mỏi và khiến nó mất đi cảm giác thèm ăn.

Chó biếng ăn do có thói quen xấu

Chó là một loài động vật rất thông minh, đáng yêu và trung thành với chủ. Và chúng còn trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn hàng ngày được ăn. Với nhiều con chó dễ tính và không kén ăn. Dù đồ ăn có không ngon hay thậm chí thiếu dinh dưỡng thì nó vẫn ăn ngon lành. Nhưng với một số con chó lại khác,chúng rất kén ăn. Nhiều khi đồ ăn chúng rất ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng lại tỏ vẻ hờ hững. Hay thậm chí là bỏ ăn. Đó là một điều rất bình thường và lí do là bạn quá chiều nó.

Bạn quá cưng chiều, yêu thương hay không kỉ luật chúng. Bạn thường cho chúng ăn đồ ăn ngon hay đôi khi chỉ cho ăn thức ăn. Rồi sau đó cho nó ăn đồ ăn không ngon như trước, chó sẽ bỏ ăn. Và dần dần nó sẽ không thèm ăn và sẽ mắc chứng biếng ăn. Chính vì vậy, không nên nuông chiều chó. Điều đó không phải tốt cho chó mà chính là hại chó và nó sẽ trở nên hư.

Chó biếng ăn do bị ốm

Khi chó đột nhiên có biểu hiện biếng ăn thì rất có thể nó đã bị ốm. Khi chó biếng ăn thì chủ thường nghĩ nó bị bệnh giun. Nhưng thực ra không phải. Chó bị bệnh giun thường gặp với những con chó dưới hai tháng tuổi, còn chó lớn thì ít hơn. Hoặc chó có thể đang bị đau răng. Khi đó bạn nên cho chó ăn thức ăn mềm hơn để giúp nó nhai dễ dàng hơn. Nếu không phải bị bệnh giun hoặc đau răng thì trường hợp cao chó đã bị ốm. Khi đó bạn cần đưa nó đến ngay bác sĩ thăm khám và chăm nó đúng cách.

Ngoài hai nguyên nhân trên chó biếng ăn có thể do vừa trải qua cuộc phẫu thuật. Vì vậy bạn nên dùng các gel dinh dưỡng cho chó. Sau khi nó khỏi thì nó sẽ ăn trở lại.

Cần phải chăm sóc chó biếng ăn như thế nào? Xác định chế độ ăn cho chó

Với chó bị ốm thì ta nên cho nó đến bác sĩ khám và điều trị. Còn với chó biếng ăn do thói quen thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc kích thích ăn chó nó. Trong quá trình tiêm ta cũng cần huấn luyện lại chó để nó không còn chê đồ ăn nữa.

Cần thực hiện chế độ ăn cho chó. Lần một chuẩn bị một lượng thức ăn cho chó và để xuống cho nó ăn. Nếu sau 15 phút nó không ăn thì bạn đem chỗ thức ăn đó đi. Không được năn nỉ hay mắng chó.Nó có thể sẽ sợ hoặc nhờn với bạn. Lần 2 (bữa ăn cùng ngày), ta cũng chuẩn bị một lượng thức ăn như vậy. Nếu chó không ăn thì ta làm như lần một. Nếu nó bắt đầu ăn thì ta xác định mức độ thèm ăn của nó. Khi chó đói và không có gì ăn thì nó sẽ thèm ăn trở lại và không bị biếng ăn nữa.

Nên đổ bỏ đồ ăn thừa sau mỗi bữa của chó

Chó biếng ăn cũng có thể do đồ ăn đã ôi thiu và nó không muốn ăn lại. Nếu cố tình cho chó ăn đồ ôi thiu thì sẽ không tốt cho tiêu hóa của nó. Đồ ăn thừa chế biến nhiều lần cũng gây mất vệ sinh và sẽ gây bênh cho chó. Từ đó nó sẽ trở nên bị biếng ăn.

Không nên cho chó ăn thức ăn thừa,ôi thiu

Nếu bạn cho chó ăn đồ ăn vào một bữa mà chó không ăn. Thì bạn cũng nên đổ đồ ăn đó đi và bữa sau thay bằng đồ ăn mới. Không nên để nó ăn lại đồ cũ vì nếu như vậy chó biếng ăn sẽ nặng hơn.

Cho chó ăn thức ăn khô

Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều đồ ăn khô cho chó. Và ta rất dễ tìm kiếm được loại phù hợp. Đồ ăn khô sẽ giúp chó dễ ăn và nó có nhiều thành phần, mùi vị khác nhau. Đồ ăn này sản xuất rất tự nhiên và tốt cho sức khỏe của chó. Nên hầu hết chó biếng ăn khi ăn thức ăn khô đều ngon miệng trở lại. Và đặc biệt giá cả của chúng cũng rất hợp lí. Vậy nên bạn có thể tìm hiểu và mua cho chó của bạn dùng thử để thấy hiệu quả của nó mang lại.

Khi chó bị ốm ta cần phải làm gì? Nguyên nhân chó bị ốm

Chó bị ốm có thể do nó nằm ngủ ở nơi ẩm thấp. Ví dụ ở ngoài sân, hiên nhà, dưới cầu thang hay nền nhà. Cũng có thể khi tắm thì bạn tắm cho chó nước lạnh. Hoặc có thể tắm nước nóng ấm cho chó nhưng không sấy khô lông cho nó khiến cơ thể nhiễm lạnh.

Hoặc có thể do chó đi chơi nhiều,hoạt động ngoài trời nhiều khiến cơ thể nó bị trúng gió. Hay thức ăn của chó bị nhiễm độc, không an toàn vệ sinh.

Chó ăn phải những thức ăn bẩn hoặc gặm nhấm đồ bẩn gây bệnh trong cơ thể nó.

Cũng có thể do chính cách chăm sóc của bạn không đúng cách, chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết chó bị ốm

Chó cũng giống như người, khi thời tiết thay đổi thì nhiệt độ cơ thể chúng cũng thay đổi. Và khi đó chúng rất dễ bị ốm. Chó không biết nói nên khi đau ốm thì chúng không biết phải nói cho bạn rằng nó đang không khỏe. Vậy nên bạn cần quan sát và theo dõi những biểu hiện của nó để phát hiện bệnh kịp thời.

Cơ thể chó uể oải,mệt mỏi, run rẩy. Vẻ mặt của nó luôn buồn bã, lờ đờ và thường nằm một chỗ. Chó ít vận động hơn thường ngày và ngủ nhiều hơn.

Chó thay đổi thói quen ăn uống. Chó biếng ăn, chán ăn hay bỏ ăn. Khi chó bị ốm thì hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng,nước tiểu hay phân của nó khác thường mọi khi.

Khi bạn quan tâm chó,vuốt ve chó thì nó sẽ không có cảm giác hứng thú như mọi khi nữa. Khi đó bạn quan sát thấy điều khác thường trên cơ thể chó như tai rũ xuống, lông không bóng mượt và nhìn nhem nhuốc. Lúc đó chó đã bị ốm.

Cách chăm sóc chó khi chó bị ốm

Khi chó bị ốm nhẹ thì ta nên đưa nó đến bác sĩ khám rồi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc. Sau đó bạn sẽ chăm sóc nó ngay tại nhà. Còn trường hợp nếu ốm quá nặng thì nó sẽ phải ở trạm thú y để nhận điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không cho chó ăn khi chó có dấu hiệu tiêu chảy,nôn mửa

Với những con chó đang khỏe mạnh nhưng tự nhiên có các triệu chứng nôn mửa hay tiêu chảy. Bạn không nên cho chó ăn. Vì nếu cho chó ăn thì nó sẽ nôn mửa nhiều hơn.

Không nên cho chó ăn những thức ăn yêu thích của nó khi bị tiêu chảy. Hoặc không để chó gặm đồ chơi,gặm xương vì có thể gây vi khuẩn trong đường ruột chó.

Đảm bảo chó luôn được uống nước

Khi chó bị ốm thì cơ thể nó rất dễ mất nước. Vì vậy bạn luôn cần phải bổ sung lượng nước cho nó. Ngoại trừ khi chó bị tiêu chảy thì không nên cho nó uống nước.

Cho chó ăn thức ăn nhạt trong mấy ngày

Sau khi chó khỏe dần hơn bạn nên cho chó ăn nhẹ. Bạn có thể cho nó ăn nhạt trong một đến hai ngày. Khẩu phần ăn nhạt nhưng cũng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Ví dụ như một phần đạm và một phần tinh bột. Lưu ý là thức ăn phải dễ tiêu hóa.

Phần tinh bột lựa chọn tốt nhất cho chó là cơm trắng. Phần đạm thường được dùng có thể là phomat, thịt gà hay thịt xé nhỏ. Chia thành nhiều bữa nhỏ cho chó ăn để nó dễ tiêu hóa hơn. Với chó biếng ăn có thể cho nó ăn thức ăn khô để dễ ăn hơn.

Hạn chế cho chó tập luyện,chạy nhảy

Khi chó bị ốm thì chúng cần nghỉ ngơi nhiều. Vì vậy nên hạn chế thời gian tập luyện của chó so với ngày thường. Nên dắt chó đi dạo một lúc cho nó thoải mái hơn. Nhưng không nên để nó chạy nhảy nhiều vì sẽ mất sức, cơ thể còn chưa khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.

Quan sát phân và nước tiểu của chó

Khi chó bị ốm ta nên chú ý lượng phân và nước tiểu của chó. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bệnh của chó. Nếu bạn thường để chó tự đi vệ sinh thì khi bị ốm, bạn nên dắt nó đi. Khi đó bạn sẽ quan sát được phân hay nước tiểu của nó để xem tình trạng bệnh.

Khi chó bị ốm sẽ không kiểm soát được cơ thể. Nên rất có thể nó sẽ đi vệ sinh không đúng chỗ. Khi đó không nên mắng hay phạt nó vì nó sẽ lẩn tránh bạn.

Cho chó khám ở trạm thú y

Nếu khi cho chó ốm mà bạn không biết cách chữa trị thì nên đưa nó đến trạm thú y. Bạn sẽ báo cáo các dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Rồi bác sĩ sẽ khám và điều trị cho chó.

Nếu bạn bận rộn không chăm sóc được cho chó khi nó ốm. Thì hãy để nó ở trạm thú y. Ở đó chó sẽ được chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Đến khi nó khỏi bệnh thì bạn hãy đưa nó về.

Hãy để cho chó không gian thoải mái Giữ chó ở trong nhà

Khi chó của bạn bị ốm thì cơ thể chúng rất yếu. Vì vậy không nên để nó ở ngoài. Chó của bạn sẽ mất kiểm soát thân nhiệt và bạn sẽ không theo dõi chúng kĩ lưỡng được khi có triệu chứng thay đổi.

Tạo ổ ngủ cho chó

Khi chó ốm ta nên tạo cho nó một cái ổ ngủ. Không nên để nó ngủ trên nền nhà vì dễ nhiễm lạnh. Khi nó ngủ trên ổ thì bạn cũng sẽ rất tiện theo dõi và chăm sóc nó. Có thể kèm theo chăn để đắp cho chó. Và chỗ ngủ phải sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh cho chó.

Bạn nên đặt ổ ngủ cho chó ở chỗ có sàn nhà dễ cọ rửa. Bởi vì nếu chó nôn mửa hay đi vệ sinh thì bạn cũng có thể dọn dẹp dễ dàng và sạch sẽ.

Giữ cho ngôi nhà luôn yên tĩnh

Cũng giống như con người khi bị ốm rất ghét tiếng ồn. Và chó cũng vậy. Bạn nên hạn chế tiếng ồn và ánh đèn để ngôi nhà luôn yên tĩnh. Nó sẽ giúp chó nhanh khỏi bệnh hơn. Khi đó nó sẽ nghỉ ngơi được nhiều hơn.

Cách li với những con chó khác

Khi chó bị ốm rất dễ lây truyền bệnh. Vì vậy nên cách li với những con chó khác để tránh truyền nhiễm.Đồng thời cũng tránh thêm vi khuẩn gây bệnh cho chó. Điều này vừa tốt cho những con chó khác vừa tốt cho chó của bạn. Chó của bạn sẽ được yên tĩnh nghỉ ngơi dưỡng bệnh.

Chó ốm cần cho ăn những gì?

Muốn cho chó nhanh khỏi bệnh thì ta cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của nó. Có thể cho chó ăn ít hơn bình thường nhưng dinh dưỡng cần cao hơn. Và thức ăn nên mềm vì chó ốm không thích nhai nhiều, khó nuốt. Tùy từng bệnh lí của chó mà cho nó khẩu phần ăn phù hợp.

Chó còi xương

Khi chó bị còi xương tức là trong cơ thể nó đang thiếu canxi. Đó là do bạn chưa chăm sóc nó hợp lí. Vì vậy cần thay đổi cách chăm sóc chó của bạn. Khẩu phần ăn của nó nên có các vitamin cần thiết như A, B, D, E.. Nên cho nó ăn nhiều thịt bò hay thịt lợn nạc. Có thể cho nó uống thêm thuốc bổ sung canxi để nó khỏi bệnh còi xương.

Chó bị tiêu chảy

Chó bị tiêu chảy có thể do bạn thay đổi chế độ ăn đột ngột. Hoặc trong quá trình chó đi dạo đã ăn phải những đồ ăn bẩn hoặc gặm nhấm chai nhựa. Hoặc cũng có thể do bạn luôn cho nó ăn đồ ôi thiu, chế biến nhiều lần.

Nếu chó bị tiêu chảy thì nên cho chó ăn một ít phô mai tươi. Không nên cho nó uống sữa.

Nếu như chó bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa thì không nên cho nó uống nước hay ăn thức ăn. Vì khi đó nó sẽ bệnh nặng hơn. Thay vào đó bạn nên cho chó ăn một ít táo vì trong táo có axit pickon. Chất này trong táo có tác dụng chữa bệnh đi ngoài. Đồng thời bạn cũng nên chó chó uống thuốc theo hướng dẫn bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn.

Chó bị táo bón

Nếu chó bị táo bón thì khi cho nó uống thuốc nên cho uống bằng nước ấm. Thời điểm này tốt nhất bạn nên cho chó ăn các thực phẩm chế biến từ sữa như bơ,phô mai. Trong khẩu phần ăn của nó nên cho ăn nhiều rau xanh hoặc có thể ăn thêm sữa chua. Để hệ tiêu hóa của nó tốt hơn.

Chó bị bệnh giun sán

Nếu chó bị giun sán thì nên cho nó ăn tỏi 3 lần/1 tuần. Hoặc cũng có thể cho nó ăn bí đỏ. Nó rất tốt trong việc điều trị giun sán. Khi đó chó sẽ khỏi bệnh.

Một năm nên cho chó đi tẩy run 2 lần để đảm bảo không bị bệnh. Đặc biệt chó nhỏ sẽ dễ bị giun sán hơn chó lớn.

Chó bị cảm lạnh

Khi chó bị cảm lạnh thì nhiệt độ cơ thể của nó sẽ giảm rất nhanh. Vậy nên bên cạnh viêc giữ ấm cho chó ta nên có khẩu phần ăn dinh dưỡng. Nên cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm để giữ thân nhiệt cho chúng. Đồng thời kết hợp uống thuốc để chó nhanh khỏe mạnh hơn.

Lưu ý khi chăm sóc chó biếng ăn

Nhiều người cho rằng để chó nhai xương, có thể mài răng, lại có thể khiến chúng vui vẻ. Nhưng các chủ nhân cần chú ý, xương gà không thích hợp để chó nhai.

Cấu tạo của xương gà là rỗng ở giữa, không đặc ruột như xương lợn và xương bò. Sau khi cắn vỡ sẽ tạo thành những hạt nhỏ. Xương gà bị cắn vỡ sẽ thành những mảnh xương sắc nhọn.

Sau khi nuốt vào dạ dày sẽ cắt vào thành dạ dày, thậm chí đâm thủng dạ dày. Khi dạ dày của chó xuất huyết, sẽ dẫn đến hiện tượng đi vệ sinh ra phân có máu, đau bụng, nôn mửa.

Nếu tình huống nghiêm trọng có thể phải làm phẫu thuật lấy ra. Chủ nhân phải hết sức lưu ý đặc biệt là đối với giống chó cỡ nhỏ.

Đồ ăn vặt có phải là đồ vật cần thiết? Có nhiều bác sĩ cho rằng dinh dưỡng của chó nếu đã được hấp thụ đầy đủ thì không cần đồ ăn vặt khác. Nhưng có bác sĩ lại cho rằng một lượng thức ăn vừa phải có lợi cho việc xây dựng tình cảm giữa chủ nhân với cún cưng.

Lưu ý để tránh việc chó lười ăn, biếng ăn

Tổng hợp ý kiến của các bác sĩ, chủ nhân của chó có thể chú ý những nguyên tắc sau để chọn đồ ăn vặt cho chó:

Chú ý thành phần của đồ ăn vặt, xem có chất phụ gia và sắc tố quá lượng hay không? Bề ngoài nhìn có tươi mới không, có màu tự nhiên không?

Tốt nhất không nên để chó có thói quen ăn đồ ăn vặt mỗi ngày.

Thời gian cho chó đồ ăn vặt tốt nhất là sau khi chúng làm được một việc tốt nào đó khiến bạn vui vẻ. Để chúng biết rằng làm một vài việc sẽ được bạn khen thưởng, cũng để chúng biết rằng bạn là người có thể quyết định cho hay không cho chúng đồ ăn vặt.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt có thể khiến chó bị béo phì, khi cơ thể chúng bắt đầu có chút thay đổi, cần chú ý cắt giảm lượng đồ ăn vặt.

Khi chó không ăn cơm, không nên dùng đồ ăn vặt thay thế.

Nếu bạn đang quan tâm: chó bỏ ăn chỉ uống nước, chó bỏ ăn và nôn ra bọt trắng, mắt chó đổ ghèn, mũi khô và nằm một chỗ.

Chó Bị Viêm Tai Có Nguy Hiểm Không, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt Để

Trường hợp chó bị viêm tai không hề hiếm gặp. Theo thống kê thì có khoảng 20% chó mắc phải căn bệnh này. Chính vì vậy, người nuôi cần tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm tai ở chó để nhận biết, chữa trị và phòng tránh cho chú chó nhà mình. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Chó bị bệnh viêm tai tức là một hoặc hai tai của chúng đã viêm nhiễm, có dịch mủ và máu chảy ra ngoài. Bệnh viêm tai trong khoa học được gọi là Otitis externa.

Khi mắc phải căn bệnh này, loài chó sẽ đau đớn, trở nên quằn quại, thậm chí còn ảnh hưởng đến thính giác của chó.

Viêm tai ngoài và viêm tai giữa ở chó

Viêm tai ngoài là tình trạng viêm mãn tính ở ống tai ngoài của chó. Trong khi đó, viêm tai giữa là tình trạng viêm ở tai giữa của chó. Cả hai thuật ngữ này được sử dụng để mô tả các triệu chứng lâm sàng và bản thân chúng không phải là bệnh.

Viêm tai ngoài thường là xảy ra khi có sự thay đổi trong môi trường bình thường của ống tai làm cho các tuyến lót ống tai giãn rộng và sản sinh ra quá nhiều ráy tai.

Dần dần, da bên ngoài (lớp biểu bì) và da bên trong (lớp hạ bì) sản sinh mô xơ quá mức (xơ hóa) và ống tai bị thu hẹp lại.

Đây thường là triệu chứng thứ phát của một căn bệnh nền khác, chẳng hạn như nhiễm trùng. Viêm tai ngoài gây đau, ngứa, và đỏ, và khi tình trạng này là mãn tính, nó thường dẫn đến vỡ màng nhĩ (tai giữa) và viêm tai giữa.

Viêm tai giữa thường xảy ra như là một phần mở rộng của viêm tai ngoài, khiến lớp màng (tai giữa) phân chia tai ngoài và tai giữa bị vỡ.

Viêm tai ngoài và viêm tai giữa ảnh hưởng đến chó và mèo ở mọi lứa tuổi và giống chó, nhưng những giống chó tai dài, chẳng hạn như chó spaniel và retriever, và chó có ống tai ngoài nhiều lông như chó săn và chó xù, dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Tác hại của bệnh chó bị viêm tai

Viêm tai ở chó là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày của chú chó. Tuy nhiên, nhiều chủ nuôi lại ít quan tâm đến căn bệnh này. Dẫn tới việc điều trị chậm, khiến hậu quả để lại nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, việc chó bị viêm tai sẽ khiến chúng mất đi khả năng nhận biết âm thanh vốn có. Khi nuôi chó, rất ít chủ nuôi chú ý tới việc vệ sinh tai cho chúng nên chỉ cần lơ là, bệnh tình sẽ nặng hơn, vi khuẩn phát triển mạnh là đã có thể đe dọa tới tính mạng của chú chó.

Chó bị viêm tai do nguyên nhân gì gây ra?

Bệnh viêm tai ở chó xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Chó bị dị ứng

Nếu ăn phải những thực phẩm hay sờ vào những đồ vật mà chó bị dị ứng thì rất có khả năng gây ra bệnh viêm tai.

Động vật kí sinh

Loài ve tai Otodectes Cynotis (còn gọi là rận tai) cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai ở chó. Bằng cách nào đó, rận tai xâm nhập thành công vào trong tai chó và tấn công làm cho tai ngứa ngáy, khó chịu.

Theo phản xạ, loài chó sẽ đưa chân lên cào để bớt ngứa những động tác này cũng sẽ khiến cho bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Nhiễm trùng tai

Thời tiết thay đổi, một số loại vi khuẩn hoặc men Malassezia pachydermatis dễ dàng xâm nhập, tấn công vào tai chó, khiến chúng dễ bị bệnh nhiễm trùng ở tai.

Đối với những chú chó có sức đề kháng cao, khỏe mạnh thì cơ thể chúng sẽ tự chống lại được vi khuẩn này. Tuy nhiên, một số chú chó sức đề kháng yếu thì vi khuẩn sẽ xâm nhập, sinh sôi mạnh mẽ.

Các ngoại vật

Bụi bẩn, râu thực vật khi tích tụ lâu ngày trong tai chó mà không được làm sạch, vệ sinh thì lâu ngày nó sẽ trở thành tác nhân gây viêm tai ở chó.

Đối với những chú chó ăn uống không khoa học, cơ thể bị thiếu hụt hoặc dư thừa hormone sẽ gây nên bệnh về da và tai.

Triệu chứng của bệnh chó bị viêm tai

Người nuôi có thể nhận biết bệnh viêm tai ở chó qua những biểu hiện sau:

Chó bị ngứa tai, liên tục gãi, cào cấu ở tai và vùng đầu.

Ngửi thấy mùi hôi, tanh trong tai chó.

Tai chảy dịch mủ và máu.

Bộ phận của tai như vành tai, ống tai đỏ rát, tai sưng tấy.

Tính tình chó trở nên hung dữ, khó chịu.

Thường xuyên mệt mỏi, nằm thu mình trong góc, không chịu vận động.

Để chẩn đoán xem chó có bị viêm tai hay không, người nuôi có thể tiến hành quan sát các triệu chứng bên ngoài của tai chó và biểu hiện của chó trong thời gian gần đây.

Để kiểm tra kĩ hơn, bạn cần mang chó đến các cơ sở thú y uy tín dể bác sỹ sử dụng ống tai soi vào vùng tai của chó, phát hiện bệnh lý cũng như nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ở chó.

Điều trị chó bị viêm tai hiệu quả

Muốn điều trị dứt điểm bệnh viêm tai ở chó, bạn cần xác định được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh là gì. Từ đó mới có thể áp dụng được phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Chúng ta có thể sử dụng Glucococticoid, dexamethasone để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm ở trong lỗ tai.

Trong trường hợp chú chó của bạn bị thay đổi hormone, hoặc dị ứng dẫn tới viêm tai thì có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt, bổ sung cân bằng hormone, đưa chú chó đi kiểm tra dị ứng… Hoặc nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ thú y để sử dụng liệu pháp miễn dịch.

Ngoài ra, việc vệ sinh tai chó sạch sẽ cũng rất quan trọng. Mỗi ngày, bạn cần phải loại bỏ dịch mủ, máu trong lỗ tai chó 2 lần vào sáng/tối. Nên sử dụng nước oxy già để làm sạch vi khuẩn. Hoặc dùng các loại thuốc nhỏ tai chuyên dụng dành riêng cho chó.

Điều trị viêm tai ngoài và viêm tai giữa

Điều trị viêm tai giữa viêm tai ngoài và viêm tai giữa thường là chăm sóc ngoại trú, trừ khi viêm hoặc nhiễm trùng đã lan vào tai trong.

Trong hầu hết các trường hợp viêm tai ngoài, một điều trị tại chỗ sau khi làm sạch hoàn toàn tai ngoài là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.

Điều trị tại chỗ có thể bao gồm thuốc giọt kháng khuẩn, corticosteroid, chống nấm men, và khử trùng. Trong trường hợp viêm tai ngoài và viêm tai giữa nghiêm trọng – nơi được xác định là có sự xuất hiện của các sinh vật gây bệnh- thuốc kháng sinh uống và thuốc chống nấm có thể được chỉ định. Corticosteroid cũng có thể được sử dụng để giảm đau và sưng ở động vật.

Các phương pháp điều trị theo dõi đối với viêm tai ngoài và viêm tai giữa bao gồm kiểm tra lặp lại dịch tiết ở tai và kiểm soát bất kỳ căn bệnh nền nào.

Bạn có thể sẽ cần phải thường xuyên làm sạch tai chó để ngăn ngừa tái phát bệnh. Với liệu pháp thích hợp, hầu hết các trường hợp viêm tai ngoài sẽ chữa trị trong vòng 3 đến 4 tuần, trong khi viêm tai giữa mất nhiều thời gian điều trị hơn, và mất đến sáu tuần để chữa khỏi bệnh.

Nếu những tình trạng này tồn tại trong một thời gian dài và không được điều trị, chúng có thể dẫn đến điếc, liệt dây thần kinh mặt, viêm tai trong, và viêm não – màng não (hiếm gặp).

Phòng tránh việc chó bị viêm tai

Để chú chó của bạn luôn khỏe mạnh, chất lượng thì việc phòng chữa bệnh là điều tốt nhất. Để phòng bệnh viêm tai, người nuôi chó cần phải lưu ý tới một số giải pháp sau:

Thường xuyên kiểm tra tai chó xem có dị vật nào không. Đồng thời vệ sinh tai của chúng sạch sẽ, lên lịch trình tắm thường xuyên.

Cắt tỉa bớt lông thừa ở vành tai để vi khuẩn, nấm đỡ xâm nhập vào tai chó.

Khi thời tiết thay đổi, môi trường ẩm thấp, không hạn chế cho chó tiếp xúc ở những nơi bụi bẩn, bụi rậm.

Đưa chú chó đi khám định kỳ tại các cơ sở thú y.

Có thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học.

Vệ sinh nơi ở của chó sạch sẽ, đặc biệt là những thiết bị, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của chúng.

Không cho chó của bạn tiếp xúc, lại gần những con chó bị bệnh. Nếu không vi khuẩn sẽ rất dễ lây lan, tấn công sang chú chó khỏe mạnh.

Việc trang bị những kiến thức về bệnh viêm tai ở chó nói riêng và các căn bệnh khác nói chung là vô cùng cần thiết. Trong quá trình nuôi, bạn cần chủ động theo dõi, phòng ngừa bệnh viêm tai, thối tai ở chó. Nếu để tới khi bị bệnh mới chữa trị thì sẽ rất phức tạp.

Để bảo vệ sức khỏe chó tốt nhất, mỗi người nuôi cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về chăm sóc và phòng ngừa tai chó bị thối, viêm nhiễm.

Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã một phần nào đó hỗ trợ các bạn thực hiện tốt công việc này.

Chó Bị Hôi Miệng: Nguyên Nhân & Cách Xử Lý

Tiêu hóa những thứ bốc mùi: Chó dùng miệng của chúng để khám phá thế giới và có thể nhai/hoặc tiêu hóa những thứ chúng thấy. Điều này đặc biệt đúng với cún con đang mọc răng ở độ tuổi 8 tuần tới 6 tháng.

Cún có thể ăn vào những thứ hôi thối hoặc thỉnh thoảng bốc mùi dẫn tới chứng hôi miệng: Ví dụ như động vật đã chết mà chúng tìm được ở sân chơi, rơm rạ, phân, rác hoặc đồ ăn hỏng.

Tiêu hóa dị vật: Cún con có thể ăn phải những thứ không tiêu hóa được. Những thứ đó có thể mắc kẹt trong dạ dày và đường ruột, gây ra bệnh cho bị hôi miệng.

Răng có mủ: Mủ ở răng là việc xung quanh răng xuất hiện nhiễm trùng. Dù khá hiếm gặp ở cún con, nhưng cún ở độ tuổi nào cũng có thể bị sâu răng. Ngoài ra, việc chó thay răng cũng sẽ gây hơi thở khó chịu cho cún nếu không được xử lý kịp thời.

Những chất độc hại cún có thể liếm hoặc nhai phải bao gồm hóa chất làm sạch, xà phòng hoặc chất tẩy rửa, vỏ đựng bột giặt hoặc nước rửa bát, và nước potpourri. Những thứ đó làm miệng cún viêm loét nhiễm trùng. Lý do khác gây ra tình trạng trên là những vết thương hở do đánh nhau. Đó là do vài chú chó bị cắn bên trong và xung quanh miệng khi đánh nhau với những loài vật khác.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm phổi và nhiễm trùng khí quản có thể gây ra tình trạng chó bị hôi miệng. Có thể dễ dàng nhận ra khi cún hô hấp (thở ra) hoặc ho.

Những vấn đề với xương: Xương cún được cho có thể vỡ và những mảnh vỡ bắn ra có thể gây chấn thương mô miệng. Mảnh xương có thể mắc vào lợi hoặc xung quanh răng và cằm. Điều đó làm mô tổn thương, gây nên nhiễm trùng và làm hôi hơi thở.

Nguyên nhân khác: Có thêm những yếu tố khác làm hơi thở có mùi nhưng thường không xuất hiện ở cún mà ở những chú chó già hơn. Đó là những căn bệnh như nha chu, u vùng hàm mặt, ung thư phổi, bệnh về thận, và tiểu đường không kiểm soát ( Ketoacidosis tiểu đường). Vài người chủ còn miêu tả hơi thở chó họ như đang nhai một con cá thối.

Nếu bạn nghi ngờ cún nhà mình có vài triệu chứng trên, không ăn, hay nôn, chậm chạp, ho khan, hoặc xuất hiện vết thương quanh miệng thì hãy lập tức tới bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ giúp bạn xem xét nguyên nhân bất thường gây cho chó bị hôi miệng

Đánh răng: Điều tốt nhất bạn có thể làm để cải thiện mùi hôi là đánh răng cho cún. Hãy xem đánh răng là thói quen tích cực. Mua từ bác sĩ thú y bàn chải chuyên dụng và kem đánh răng có vị hợp với cún của bạn. Bắt đầu chầm chậm cọ nhẹ nhàng vào răng và lợi cún và hãy khen thưởng chúng vì ngoan ngoãn đánh răng.

Đồ chơi gặm an toàn: Hãy đảm bảo cún con của bạn không nuốt mọi loại đồ chơi gặm. Vài chú cún sẽ nhai hoặc ăn đồ chơi dẫn tới nguy cơ đe dọa về tính mạng do tắc nghẽn dạ dày và đường ruột. Chắc chắn rằng mọi loại đồ chơi phù hợp với kích cỡ của cún để cún không bị nghẹn.

Thảo mộc: Thảo mộc là một phương pháp tự nhiên giúp giảm tình trạng chó bị hôi miệng. Bạn có thể thêm ½ thìa bạc hà tươi, mùi tây, hoặc ngò trong thức ăn của cún hoặc cho cún ăn thảo mộc một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể pha “trà” vào nước uống của cún.

Chọn thức ăn cho cún cẩn thận: Cho cún ăn thức ăn dinh dưỡng theo công thức. Hãy đảm bảo thức ăn không bị quá hạn. Bọc lại túi đã mở hoặc bảo quản trong hộp kín. Và phải rửa hộp đựng thức ăn thường xuyên.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Nhanh Chóng

Chó thở gấp, chó thở gấp lè lưỡi là do chó vận động quá sức, chó bị sốc nhiệt hoặc có thể bị tổn thương hô hấp. Chó thở gấp cần được chăm sóc đúng cách.

Chó thở từ 10-30 nhịp/phút tùy thuộc vào kích thước và tuổi tác của chúng. Đối với một chú chó khỏe mạnh, chó thở gấp là nhịp hô hấp nhanh, dồn dập thì chỉ khoảng thời gian ngắn sau đó nhịp thở của chó sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu chó thở gấp bất thường, chó thở gấp lè lưỡi, chó thở gấp sùi bọt mép, kèm với kiệt sức, lưỡi tái nhạt thì có thể là dấu hiệu Cún đang mắc các vấn đề bệnh lý về hô hấp hay bệnh tim.

1. Tại sao chó thở gấp?

1.1 Chó thở gấp do bị sốc nhiệt, say nắng

Chó lè lưỡi thở gấp đa phần do vận động quá sức gây sốc nhiệt, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng bức. Thú cưng thường bị sốc nhiệt vào mùa hè khi thời tiết lên tới 38 – 40 độ, nhiệt độ bên ngoài cao hơn rất nhiều so với trong phòng. Thở hổn hển giúp chó giải nhiệt khi bị nóng hoặc vận động mạnh. Đặc biệt ở một số giống chó mõm ngắn như chó Pug, Bulldog, chó sục Boston thì dễ bị thở gấp, thở hổ hển hơn những giống chó khác.

Đây là nguyên nhân chó thở gấp phổ biến nhất và cũng rất bình thường, chó thở gấp trong thời gian ngắn sau đó nhịp hô hấp sẽ trở lại bình thường. 

1.2 Chó thở gấp do bệnh lý

– Rối loạn hô hấp: Một số vấn đề về hô hấp như tê liệt thanh quản, viêm phổi và khối u phổi là nguyên nhân làm chó thở gấp, thở hổn hển thường xuyên.  

– Suy tim: Giống như người, chó có thể bị suy tim với biểu hiện thở hổn hển khó khăn, sức bền khi vận động kèm và ho nhiều.

– Hội chứng Cushing: Xảy ra khi tuyến thượng thận của chó sản xuất quá nhiều cortisol. Chó mắc bệnh thường thở gấp, luôn đói và khát nước, rụng lông …

1.3. Chó thở gấp do những nguyên nhân khác

– Ăn nhanh dẫn đến sặc thức ăn

– Chó đang bị tổn thương hay đau đớn thể xác

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc

– Sản giật ở chó sau sinh gây thở gấp dồn dập.

2. Cần làm gì khi chó thở gấp

Chó thở gấp là hiện tượng bình thường với những chú chó hiếu động thường xuyên chạy nhảy, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức.

Nếu nhận thấy chó thở gấp do vận động quá sức, bị say nắng hay bị sốc nhiệt thì bạn cần hạ nhiệt cho Cún bằng cách đưa vào chỗ râm, mát mẻ và cho uống thật nhiều nước. Để Cún nghỉ ngơi vài phút sau chúng sẽ hạ nhiệt và nhịp thở trở lại bình thường.  

Trong trường hợp chó thở gấp bất thường kèm các dấu hiệu bệnh lý thì bạn nên đưa chúng đến ngay cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận diện chó đang gặp vấn đề bệnh lý thông qua nhịp thở là:

– Tiếng thở của cún cưng dồn dập, thở hổn hển liên tục, kéo dài trên 10 phút.

– Chó thở gấp sủi bọt mép, chó thở gấp bồn chồn, đứng nằm không được

– Tiếng thở, rên âm ỉ bạn có thể cảm nhận được rằng thú cưng đang bị đau

– Lưỡi và nướu Cún chuyển sang màu trắng, tím hay xanh lam là dấu hiệu đang thiếu oxy cần cấp cứu gấp.

3. Phòng tránh chó thở gấp

– Luôn giữ cho không gian nghỉ ngơi, ăn uống của Cún sạch sẽ, thoáng mát, có thể bố trí máy lạnh hay quạt mát vào mùa nắng nóng để chó hạ nhiệt, đặc biệt các giống chó lông dày, xứ lạnh.

– Giữ cho Cún không chạy nhảy quá sức khi trời nắng nóng, đặc biệt đối với các giống chó mũi ngắn. Kiểm tra chênh lệnh nhiệt độ trong nhà, ngoài trời trước khi cho Cún ra bên ngoài để tránh sốc nhiệt.

– Luôn có nước sạch cho chó

– Tiêm phòng vắc xin đầy đủ tăng hệ miễn dịch cho cún cưng

– Thăm khám cho chó định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý nguy hiểm và điều trị sớm

4. Các câu hỏi phổ biến

 Tại sao chó thở gấp và nhanh?

Chó thở gấp có thể là do khi chó vận động quá sức, hoạt động nhiều vào trời nắng nóng, thở gấp và mạnh có thể giúp Cún giải nhiệt, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu chó thở gấp bất thường, chó thở gấp sùi bọt mép, kèm với kiệt sức, lưỡi tái nhạt thì có thể là dấu hiệu Cún đang mắc các vấn đề bệnh lý về hô hấp hay bệnh tim.

 Khi chó thở gấp lè lưỡi, bị sốc nhiệt cần làm gì?

Nếu nhận thấy chó thở gấp do vận động quá sức, bị say nắng hay bị sốc nhiệt thì bạn cần hạ nhiệt cho Cún bằng cách đưa vào chỗ râm, mát mẻ và cho uống thật nhiều nước. Để Cún nghỉ ngơi vài phút sau chúng sẽ hạ nhiệt và nhịp thở trở lại bình thường.

 Khi nào chó thở gấp cần khám thú y?

Một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận diện chó đang gặp vấn đề bệnh lý thông qua nhịp thở là:

– Tiếng thở của cún cưng dồn dập, thở hổn hển liên tục, kéo dài trên 10 phút.

– Chó thở gấp sủi bọt mép, chó thở gấp bồn chồn, đứng nằm không được

– Tiếng thở, rên âm ỉ bạn có thể cảm nhận được rằng thú cưng đang bị đau

– Lưỡi và nướu Cún chuyển sang màu trắng, tím hay xanh lam là dấu hiệu đang thiếu oxy cần cấp cứu gấp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Husky Bị Biếng Ăn? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt Để trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!