Xu Hướng 12/2023 # Chó Đặc Nhiệm Của Quân Đội Mỹ # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Đặc Nhiệm Của Quân Đội Mỹ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chúng được chọn lựa đặc biệt kỹ càng để chúng có thể xử lý các tình huống căng thẳng nhất trong khi vẫn giữ được bình tĩnh. Chúng, như khẩu hiệu của lực lượng trinh sát thủy quân lục chiến Mỹ, nhanh, không phát ra tiếng động và đầy tính sát thủ. Sủa là hành vi bị cấm.

Cho đến nay, cả thế giới đã biết “dung nhan” chú chó đặc nhiệm đã góp phần giúp quân Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố IS Abu Bakr al-Baghdadi, buộc y phải kích nổ chiếc khối thuốc nổ đeo bên mình tự sát.

Đội chó đa nhiệm

Chú chó bị thương trong vụ nổ, nhưng không hề hấn gì và đã quay lại thực hiện các nhiệm vụ khác, theo Business Insider. Là thành viên của lực lượng đặc nhiệm Delta, “danh tính” chú chó này được giữ bí mật, cho dù nó được tung hô là anh hùng. Tổng thống Mỹ Donald Trump, có vẻ đã “vi phạm” các điều khoản bí mật, đưa ảnh chú chó mà ông gọi là Conan lên khoe trên Twitter.

Mặc dù đã nhiều người biết về những chú chó phục vụ trong quân đội Mỹ, nhưng chú chó mà tổng thống Trump ca ngợi trên mạng thuộc ‘binh chủng” chó đặc biệt gọi là Đội chó đa nhiệm (MPC).

Chúng là lực lượng chó quân dụng đặc biệt, gắn với hoạt động của các lực lượng đặc nhiệm, ví dụ SEALS hay Army Rangers. Được huấn luyện để tìm chất nổ, đuổi bắt người, phát hiện các mối nguy tiềm tàng, MPC còn học kỹ thuật đổ bộ từ trực thăng, nhảy dù từ máy bay cánh bằng, đổ bộ đường biển bằng xuồng cao su. Có kỹ năng rất cao, một chú chó thuộc MPC tên là Cairo thậm chí đã tham gia hỗ trợ cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi năm 2011.

Chó thuộc MPC được chọn lựa đặc biệt kỹ càng để chúng có thể xử lý các tình huống căng thẳng nhất trong khi vẫn giữ được bình tĩnh. Chúng, như khẩu hiệu của lực lượng trinh sát thủy quân lục chiến Mỹ, nhanh, không phát ra tiếng động và đầy tính sát thủ. Sủa là hành vi bị cấm.Với tính chất công việc là tuyệt mật, hầu hết thông tin về quy trình tuyển lựa và huấn luyện chó MPC được xếp vào hàng thông tin mật.

Mỗi chú chó MPC, tuy vậy, có một đặc nhiệm phụ trách, giống như chó nghiệp vụ của biên phòng Việt Nam.

Mỗi năm 4 lần, một đội đặc nhiệm phụ trách chó MPC, huấn luyện viên, bác sỹ thú y và các chuyên gia khác thuôc Đội huấn luyện số 341 tại Căn cứ không quân Lackland ở San Antonio Texas, đại bản doanh của Chương trình chó nghiệp vụ quân đội lại ra nước ngoài tuyển lựa chó. Họ đánh giá từng con để đảm bảo chúng không có vấn đề gì về sức khỏe trong thời gian “quân ngũ” ít nhất 10 năm. Họ chiếu X-quang để đảm bảo không có chứng loạn sản trong đùi hoặc khuỷu hay các khiếm khuyết về xương. Con nào có vấn đề về da, mắt, hoặc tai sẽ bị loại.

Nếu chú chó vượt qua phần kiểm tra chiếu chụp, nó tiếp tục được xem xét về tính cách và các năng lực. Trong vòng 10 ngày, các học viên sẽ được kiểm tra khả năng tìm kiếm và phát hiện, sự hung dữ cũng như tiềm năng tiếp nhận huấn luyện.

Mặc dù các lực lượng đặc biệt trong quân đội Mỹ có các chương trình riêng để tuyển lựa chó, và đây là bí mật, hệ thống dấu hiệu, đặc điểm của chú chó để căn cứ vào đó mà chọn cũng như các lực lượng khác, chỉ có điều tiêu chuẩn cao hơn mà thôi. Sau 10 năm phục vụ quân đội, một chiến sỹ chó sẽ được “về hưu” và thường ở với một trong những đặc nhiệm đi kèm chúng suốt 10 năm qua.

Những giống chó chiến lừng danh

Chú chó anh hùng trong vụ đột kích tiêu diệt al-Baghdadi thuộc giống chó Malinois của Bỉ, một trong những giống chó phổ biến trong giới huấn luyện chó nghiệp vụ.

Trong khi quân đội Mỹ vẫn sử dụng các loài cho khác như Labrador, Golden Retriever và một số giống khác cho công tác tìm kiếm, theo dấu, giống chó phổ biến nhất được huấn luyện để trở thành chó chiến đấu là Malinois, chó chăn cừu Hà Lan và chó chăn cừu Đức (Berger). Chúng nổi danh vì sự thông minh, dễ huấn luyện, tuân thủ kỹ luật và có khả năng thích nghi tốt.

Giống chó Malinois đặc biệt được đánh giá cao về sự dũng mãnh, tốc độ, linh hoạt và năng lực sống sót trong điều kiện nhiệt độ cao. Nhiều người huấn luyện chó trong quân đội Mỹ gọi các chú chó Malinois là “quả tên lửa có lông” “maligator” (chơi chữ với từ Malinois và aligator tức là cá sấu Mỹ).

Giống chó này được tuyển mộ trực tiếp từng con ở châu Âu và khắp thế giới, đưa về Mỹ, huấn luyện đến cấp độ cao nhất.

Chúng được dạy đi tuần tra, tìm kiếm, phát hiện chất nổ và ma túy, và trải qua các bài tập để giảm độ mẫn cảm với các thiết bị xung quanh khi chúng làm việc. Chúng được làm quen và phải quen với tiếng súng nổ, với việc được thả xuống từ trực thăng, đi thuyền cao su, thậm chí là cùng nhảy dù với người.Người ta nói, mỗi con chó và công tác huấn luyện nó ngốn của ngân sách quân đội Mỹ 40.000 USD. Nếu tính cả các thiết bị chuyên dụng đi kèm chú chó MPC, chi phí này phải tăng thêm vài chục ngàn USD nữa.

Mặc áo chống đạn có gắn đèn, camera, thiết bị liên lạc và các cảm biến, đội chó đặc nhiệm có thể hoạt động không cần người dắt, cung cấp hình ảnh theo thời gian thực cho đặc nhiệm đi kèm nó, trong khi người này ra lệnh cho nó bằng lời nói thông qua thiết bị radio.

Trong giai đoạn quân ngũ, một chú chó MPC có thể tham gia hàng chục nhiệm vụ chiến đấu qua nhiều lần được triển khai và hầu hết nhiệm vụ này không được công chúng biết đến.

Một trong những nhiệm vụ như thế đã dẫn đến cái chết của Maiko, một chú chó đa nhiệm của Trung đoàn Biệt kích số 75 của lục quân Mỹ. Dẫn đường cho đặc nhiệm Mỹ tới một công trình phức hợp ở Afghanistan hồi tháng 11/2023, Maiko buộc các chiến binh Al Qaeda phải nổ súng, và do đó bị lộ vị trí. Nhờ đó, biệt kích Mỹ đã tiêu diệt cả nhóm phiến quân mà không chịu tổn thất nào, trừ sinh mạng của chú chó Maiko.

NGUYỄN XUÂN THỦY

(Kiến thức gia đình số 45)

Chiêu Tuyển Chó Kỳ Lạ Của Quân Đội Mỹ

Các lãnh đạo Lầu Năm góc đang lên kế hoạch phát triển công nghệ quét não cún con để có thể phát hiện những chú khuyển tốt nhất cho việc huấn luyện phục vụ quân đội Mỹ.

Theo đề xuất nghiên cứu mới của Cục Các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, dự án có mật danh FIDOS sẽ sử dụng việc quét cộng hưởng từ để tìm ra những ứng viên “chó chiến” tiềm năng.

Binh sĩ Mỹ Mike Forsythe cùng chú chó nghiệp vụ của mình có tên Cara đã phá

kỷ lục thế giới về việc triển khai nhảy dù người – chó cao nhất. (Ảnh: Reuters)

Lầu Năm góc tin có thể sử dụng công nghệ quét não để “tuyển lựa chó quân dịch có giá trị cao, dựa trên sự kích hoạt thần kinh của chúng trước những ám hiệu đào tạo cụ thể của người huấn luyện”. Theo các chuyên gia, những chú cún cho thấy hoạt động não mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với các ám hiệu như vậy sẽ nhanh nhạy hơn và dễ đào tạo hơn.

DARPA tuyên bố: “Dự án phục vụ 2 mục tiêu: trước hết là nhằm tối ưu hóa việc lựa chọn các chú khuyển lý tưởng cho cả hoạt động chiến đấu lẫn môi trường trị liệu của quân đội, thứ hai là nhằm sử dụng sự phản hồi thần kinh thực tiễn để tối ưu hóa quá trình huấn luyện chó, rút ngắn thời gian đào tạo, cắt giảm chi phí và tăng phản ứng học hỏi”.

Chó là động vật được sử dụng phổ biến trong quân đội Mỹ để thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, từ đánh hơi bom, phát hiện chất kích thích tới tham gia các sứ mệnh quan trọng, chẳng hạn như tìm diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden.

Lầu Năm góc được cho là đang tin dùng khoảng 2.700 con chó. Phần lớn trong số này được được mua từ châu Âu, nơi có những giống chó tốt nhất cho hoạt động của quân đội. Chi phí huấn luyện mỗi chú “chó chiến” như vậy lên tới gần 20.000USSD.

Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ sử dụng công nghệ quét não nhằm tuyển lựa

những chú khuyển tiềm năng nhất cho việc huấn luyện. (Ảnh: Daily Mail)

DARPA tiết lộ, công nghệ quét não mới cũng có thể giúp nhận diện những chú khuyển phù hợp cho các nhiệm vụ xã hội, chẳng hạn như phục hồi sức khỏe tâm thần cho con người.

“Các tiến bộ của dự án có thể được chuyển giao cho Cục quản lý cựu chiến binh Mỹ, cơ quan đang tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng về ảnh hưởng của những chú khuyển trị liệu đối với cuộc sống của các cựu chiến binh bị mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)”, trích báo cáo của DARPA

Quân Đội Mỹ Dùng “Chó Robot” Tuần Tra Căn Cứ Không Quân

Quân đội Mỹ mới đây đã sử dụng “chó robot” 4 chân có tên Vision 60 để thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo vệ căn cứ không quân trong buổi diễn tập như kiểm tra hiện trường, thu thập thông tin tình báo, tuần tra và giám sát.

Hôm 3/9 vừa qua, Lực lượng Không quân Mỹ đã tiến hành tổ chức buổi diễn tập thứ 2 với Hệ thống Quản lý Chiến đấu Nâng cao (ABMS). Tại đây, họ đã dùng mẫu “chó robot” Vision 60, còn gọi là Q-UGV (phương tiện không người lái 4 chân), trong nhiệm vụ tuần tra bảo vệ tại khu vực căn cứ không quân Nellis, bang Nevada.

Những “chú chó robot” này sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), có thể phân tích dữ liệu nhanh chóng để phát hiện và chống lại các mối đe dọa đối với tài sản quân sự Mỹ trong không gian hay những cuộc tấn công dùng tên lửa và các phương tiện khác có thể xảy ra tại quốc gia này.

Ghost Robotics, nhà sản xuất Vision 60 cho biết mẫu robot này gần như “không thể bị ngăn cản”. Hãng đã sử dụng thiết kế dạng mô-đun giúp cho robot có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ chỉ sau vài phút hoán đổi các cụm phụ kiện. Q-UGV đóng vai trò quan trọng trong việc tuần tra quanh căn cứ, thăm dò khu vực tiền tuyến, và phát hiện các đối tượng nguy hiểm.

Theo Ghost Robotics, nguyên tắc thiết kế cốt lõi của những chú robot này là giảm độ phức tạp cơ học so với bất kỳ loại robot có chân nào khác, qua đó làm tăng độ bền, sự nhanh nhẹn và sức chịu đựng của robot. Ngoài ra, nó còn hoạt động được ở mọi địa hình và môi trường.

Bên cạnh đó, Vision 60 có thể mang theo cổng kết nối thông tin cùng hệ thống máy tính để liên lạc được tốt hơn với các khí tài chỉ huy và kiểm soát nằm ở xa, đồng thời cảnh báo liên tục cho người vận hành về những nguy cơ tiềm ẩn. Ngoài ra, nó còn có độ bền cao cùng với chi phí triển khai và bảo dưỡng thấp.

Ông Will Roper, người phụ trách lĩnh vực thu nhận, công nghệ và hậu cần của Không quân Mỹ cho biết trên chiến trường trong tương lai, các binh sĩ sẽ phải đối mặt, đánh giá hàng loạt thông tin và cần dựa vào sự tổng hợp dữ liệu được thực hiện trong nano giây để có được phương án chiến đấu hiệu quả. “Phân tích dữ liệu là một nguồn tài nguyên chiến đấu quan trọng không kém gì nhiên liệu phản lực hoặc vệ tinh, là chìa khóa của chiến tranh thế hệ tiếp theo,” ông Roper nhận định.

Quân đội Mỹ kỳ vọng những “chú chó robot” này sẽ giúp mở ra một tầm nhìn mới về chiến trận trong tương lai.

Video “chó robot” 4 chân Q-UGV:

Phan Anh (tổng hợp)

Điều Chưa Biết Về Chó Chiến Binh Trong Quân Đội Mỹ

Phần lớn quân đội trên thế giới có sự góp mặt của lực lượng đặc biệt này, đó là đội chó chiến binh – được đào tạo bài bản để thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm chết người. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Những chú chó có khả năng phối hợp cực tốt với các binh lính trong chiến đấu, chúng có thể đi trước dò mìn, đánh hơi được các mối nguy hiểm từ xa hoặc làm nhiệm vụ canh gác đêm tốt hơn con người rất nhiều. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Những chú chó này đều là những giống chó đặc biệt cực kỳ thông minh và phải vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe của quân đội. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Kinh phí để huấn luyện “thành tài” một “bạn” chó đặc chủng trong Quân đội Mỹ có thể lên tới 70.000 USD, với những chú chó được huấn luyện và sử dụng cho các nhiệm vụ đặc biệt hơn thì chi phí đó sẽ còn cao hơn nữa. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ưu điểm tuyệt vời nhất của những chú lính 4 chân này đó là chúng có khả năng canh gác đêm cực tốt mà không cần bất cứ trang thiết bị nào như con người. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ngoài ra, các chú chó này cũng tỏ ra hữu dụng trong công việc dò mìn. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Với khứu giác nhạy bén và khả năng di chuyển cơ động trên mọi địa hình, những chú chó này tỏ ra cực kỳ hữu dụng trong việc tìm kiếm những vật thể khả nghi được che giấu dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trong lúc tác chiến chúng sẽ bám sát và không rời bạn nửa bước. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Thậm chí có khả năng phát hiện ra mối nguy hiểm giữa đám đông trong khi những binh lính khác chưa kịp nhận ra. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Đặc biệt có lực lượng chó còn được huấn luyện cách nhảy dù xuống nước y như người vậy. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ngoài những giờ phút chiến đấu những chú chiến binh 4 chân này vẫn luôn tỏ ra thân thiện với sỹ quan chỉ huy của mình. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Mỗi một chú chó chiến binh này đều có một sỹ quan chỉ huy trực tiếp, các chú chó đều được phong quân hàm như những người lính thực thụ và có đầy đủ trợ cấp nghỉ hưu và trợ cấp thương binh. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Luôn có những bác sỹ thú y chiến trường được huấn luyện để sơ cấp cứu và tiến hành phẫu thuật riêng cho những chiến binh đặc biệt này. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cũng giống với mọi người lính khác trên mặt trận, mỗi khi những chú chó này bị thương chúng sẽ luôn nhận được sự trợ giúp của những người đồng nghiệp bên cạnh. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Quân Đội Mỹ Phát Triển Mũ Bảo Vệ Tai Cho Chó Nghiệp Vụ

Mũ bảo hiểm mới cực ‘ngầu’ dành cho chó nghiệp vụ. Ảnh: Defenseworld

Hệ thống bảo vệ thính giác Canine (CAPS) đã được phát triển để ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn cao trong huấn luyện, vận chuyển và vận hành ở chó. Các loại mũ mới đã được phát triển theo kiểu mũ nồi thấp, vừa khít trên đầu con chó mà không cần dây đai hoặc các phụ kiện cồng kềnh.

CAPS được thiết kế linh hoạt để gắn vừa mọi kích thước, hình dạng đầu. Ảnh: ZeteoTech.

CAPS được phát triển bởi ZeteoTech – công ty công nghệ sinh học, y tế và Tiến sĩ Pete Scheifele – chỉ huy hải quân đã nghỉ hưu. Trước khi chính thức đưa vào sử dụng, CAPS đã được thử nghiệm trong môi trường thực tế.

Tai chó nhạy cảm hơn đáng kể so với tai người. Trong khi tai người bình thường chỉ có thể nghe âm thanh ở tần số dưới 20.000 Hz, tai chó có thể nghe âm thanh ở tần số lên đến 50.000 Hz.

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Quân đội Mỹ cho biết: Chó làm việc trong quân đội được sử dụng cho nhiều vai trò khác nhau, bao gồm các hoạt động chiến thuật, tuần tra, phát hiện và tìm kiếm chuyên ngành. Cho đến nay, các hệ thống bảo vệ thính giác có sẵn là cứng nhắc, cồng kềnh và khó đeo trên chó, với hiệu quả hạn chế trong việc kiểm tra bảo vệ thính giác.

Tiến sĩ Stephen Lee, nhà khoa học cao cấp tại Văn phòng nghiên cứu quân sự cho biết: “Ngay cả một chuyến bay trực thăng ngắn cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác của chó, dẫn đến hiệu suất bị suy giảm và không thể nghe lệnh của người xử lý, điều này có thể cản trở nhiệm vụ”. “Công nghệ mới này bảo vệ chó trong khi làm nhiệm vụ và có thể kéo dài tuổi thọ làm việc của chó.”

Ngay cả chuyến đi ngắn trên máy bay trực thăng cũng khiến thính giác những chú chó bị ảnh hưởng. Ảnh: ZeteoTech.

CAPS sử dụng vật liệu hấp thụ âm thanh nhẹ, chất lượng cao để chặn âm thanh không mong muốn. Không giống như bảo vệ thính giác thông thường, giải pháp này được xây dựng bằng các vật liệu linh hoạt phù hợp với hình dạng riêng của đầu chó. Tính linh hoạt này đảm bảo giảm tối đa tiếng ồn xung quanh đến tai.

Dày khoảng 2,5 cm, CAPS được thiết kế để có thể tích hợp với mũ bảo hiểm, kính bảo hộ hoặc các thiết bị bảo vệ chó nghiệp vụ của quân đội.

Những chú chó nghiệp vụ trở thành tâm điểm sau khi Conan, chú chó giống Malinois được tuyên dương vì góp công trong nhiệm vụ tiêu diệt thủ lĩnh IS của quân đội Mỹ.

Thanh Huyền

Theo Defenseworld

Chó Nghiệp Vụ Của Đặc Nhiệm Mỹ Được Huấn Luyện Như Thế Nào?

Chó nghiệp vụ của đặc nhiệm SEAL được chọn chủ yếu từ một dòng duy nhất: Malinois Bỉ. Chỉ có 1% trong số các chú chó được chọn hội đủ tiêu chuẩn để tiếp tục huấn luyện.

Yêu cầu đặt ra là các chú chó nghiệp vụ phải vượt qua bản năng hoang dã và trung thành tuyệt đối với người điều khiển.

Bài tập đầu tiên là bơi lội.

Rào cản thứ hai cần vượt qua là âm thanh. Chó nghiệp vụ của đặc nhiệm SEAL phải quen với môi trường chiến đấu toàn tiếng bom đạn bên tai. Trong hình, một binh sĩ bắn đạn huấn luyện để chó nghiệp vụ quen dần với tiếng súng.

Chó nghiệp vụ phải trải qua các bài kiểm tra thể chất khắc nghiệt để đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt nhất cho mọi cuộc chiến.

Các khóa huấn luyện vượt chướng ngại vật, mô phỏng môi trường tác chiến là điểm then chốt trong mọi bài tập.

Chó nghiệp vụ và người điều khiển sẽ dành 15 tiếng mỗi tuần để luyện tập.

“Chó đã được con người thuần dưỡng từ lâu nên một chú chó dám tấn công người là điều rất hiếm gặp”, cựu línhđặc nhiệm SEAL Mike Ritland trả lời tờ Bưu điện New York.

Các bài tập để tăng khả năng chiến đấu thực tế và xây dựng mối quan hệ bền vững giữa chú chó và người chủ của mình. Những người điều khiển thường được gọi là “cha” của những chú chó.

Trước khi tham chiến, chó nghiệp vụ được tham gia các nhiệm vụ giả định để đảm bảo gắn kết và hoạt động ăn khớp với cả nhóm.

Trên chiến trường, chó nghiệp vụ là tài sản vô giá. Bức hình một chú chó đang kiểm tra thuốc nổ.

Chó nghiệp vụ phát hiện thuốc nổ chính xác hơn bất kì người và máy móc nào.

Do đặc thù nhiệm vụ, tất cả chó nghiệp vụ SEAL đều có khả năng nhảy từ trên máy bay xuống đất mà không hề run sợ.

Dụng cụ đặc biệt cho phép chó nhảy dù trong khi vẫn được gắn chặt với người chỉ huy.

Giữa các nhiệm vụ, chó và người chỉ huy lại tập luyện với nhau để sẵn sàng cho mọi thử thách.

Theo Dân Việt

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Đặc Nhiệm Của Quân Đội Mỹ trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!