Xu Hướng 6/2023 # Chó Con Ngủ Nhiều Là Tự Nhiên Hay Là Bệnh Lý Nguy Hiểm? # Top 13 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chó Con Ngủ Nhiều Là Tự Nhiên Hay Là Bệnh Lý Nguy Hiểm? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Chó Con Ngủ Nhiều Là Tự Nhiên Hay Là Bệnh Lý Nguy Hiểm? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời gian ngủ trung bình của chó con là bao nhiêu?

Lúc mới chào đời, chó con ngủ rất nhiều. Do lúc này cơ thể thú cưng đang tập thích nghi với môi trường xung quanh. Thời gian ngủ của chó con dưới 1 tháng tuổi khoảng 20 tiếng mỗi ngày. Bạn không nên quá lo lắng khi thấy cún con ngủ nhiều bởi khi còn sơ sinh, chó con ngủ nhiều là hoàn toàn bình thường.

Càng lớn, thú cưng sẽ ngủ ít đi, thích vận động vì lúc này tứ chi và các giác quan phát triển. Cún con thích khám phá, rất hiếu động.

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với thú cưng. Tuy nhiên, khi được 2 tháng tuổi, bạn không nên để cún ngủ quá nhiều vào ban ngày mà hãy kích thích cún vận động giúp tăng cường , đề kháng, tạo sự linh hoạt cho cún con.

Chó con ngủ nhiều có phải là dấu hiệu chó bị trầm cảm

Quan sát những biểu hiện của chó con nếu thấy những dấu hiệu bất thường trong hành vi, rất có thể thú cưng của bạn đang mắc bệnh:

Khi chó con ngủ li bì, cơ thể nhìn mệt mỏi, mắt lờ đờ. Kèm theo các triệu chứng như bỏ ăn, sổ mũi, nôn mửa hay tiêu chảy. Lúc này cún đã mắc bệnh. Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y để có những chẩn đoán kịp thời. Tránh việc không xác định rõ loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh dùng thuốc bừa bãi gây hại cho cún cưng.

Chó con lúc ngủ sẽ có một số dấu hiệu co giật, cắn sủa. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu bình thường. Cún cưng có thể đang có một giấc mơ. Bạn hãy lại gần, vuốt ve bộ lông cún để chúng nhanh chóng trở lại giấc ngủ.

Nếu những dấu hiệu co giật ngày càng xuất hiện nhiều trong giấc ngủ và thời gian kéo dài, hãy đánh thức cún con để cún không cảm thấy mệt mỏi. Bạn cũng có thể mang cún đi khám.

Chó không phải là vật vô tri vô giác. Chúng cũng biết biểu lộ tình cảm như con người. Với chó con, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chó bị stress:

Chó bị tách đàn, chuyển đến nơi ở mới: Việc rời xa mẹ và anh em làm cún con cảm thấy buồn bã, cô độc. Cún phải thích nghi với điều kiện hoàn toàn khác biệt khiến tâm trạng lo âu, không thích giao tiếp với con vật khác. Cả ngày ở một mình và ngủ nhiều.

Không nhận được sự quan tâm của chủ nuôi: Khi bị chủ nuôi bỏ mặc sẽ phát sinh suy nghĩ tiêu cực, chán nản, tâm trạng dễ bị stress. Cún cưng sẽ có phản xạ thu mình và ngủ cả ngày.

Thay đổi chế độ ăn uống: Chó con phải thích nghi với các loại đồ ăn mới không hợp khẩu vị cũng là nguyên nhân làm cho cún không hào hứng với việc ăn, thay vào đó cún tìm đến giấc ngủ như một niềm an ủi.

Làm gì khi chó con ngủ nhiều?

Khi đã xác định nguyên nhân cún con ngủ nhiều. Bạn hãy đưa ra các biện pháp khắc phục nếu không muốn chó con bị trầm cảm. Đây là một căn bệnh rất khó chữa và để lại nhiều hệ lụy.

Dành nhiều thời gian cho thú cưng

Việc thích nghi với môi trường sống mới không dễ dàng gì với cún con. Vì vậy bạn hãy cung cấp đầy đủ vật chất cho cún. Thay đổi bữa ăn hàng ngày phong phú giúp cún ăn ngon miệng hơn. Thi thoảng có thể thưởng cho cún các loại đồ ăn mà cún yêu thích. Cùng boss đi dạo hay chơi đùa là cách để hòa nhập với môi trường và quên đi nơi ở cũ.

Thời gian này không nên để những vật nuôi khác làm phiền đến cún. Sau một tuần, khi boss đã quen dần với nhà mới, để thú cưng chơi đùa cùng đồng loại hay vật nuôi khác. Tránh tình trạng sau này chúng sẽ đánh nhau tranh giành lãnh thổ hay đồ dùng.

Sự động viên, quan tâm của bạn là niềm an ủi lớn nhất với thú cưng. Chúng sẽ cảm thấy yên tâm và được chăm sóc. Hằng ngày bạn hãy dành thời gian để vuốt ve, tâm sự. Sau này ,rất có thể cún sẽ trở thành người bạn tri kỷ. Nơi để bạn trút buồn vui. Và hãy luôn khen thưởng khi chúng biết nghe lời và là tốt việc gì đó cũng là cách động viên tinh thần boss.

Chó con ngủ nhiều nếu như vẫn ăn uống hoạt động bình thường thì không cần quá lo lắng. Bởi đây chỉ là hiện tượng sinh lý mà loài động vật nào cũng đều phải trải qua trong từng giai đoạn phát triển từ sơ sinh. Thường xuyên quan sát những biểu hiện của thú cưng giúp bạn nhận biết những dấu hiệu bất thường trong hành vi của chó con. Từ đó mà đưa ra những hành động khắc phục kịp thời để cún con luôn phát triển khỏe mạnh.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Chó Bị Tiêu Chảy Là Dấu Hiệu Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm

Chó bị tiêu chảy hay chó bị đi ngoài là hiện tượng thường gặp đặc biệt ở chó con khi sức đề kháng còn yếu. Mặc dù đây chỉ là chứng bệnh thông thường nhưng lại là dấu hiệu của chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng của cún cưng nhà bạn.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng chó bị tiêu chảy

Chó bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra trong đó có các yếu tố ảnh hưởng như chế độ ăn uống, vận động và đó cũng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh ở chó như

Bệnh viêm đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh giun sán chó gây ra.

Bệnh ParvoVirus ở chó

Nhiễm cầu trùng.

Bệnh Care

Ngoài ra chó bị tiêu chảy cũng do ăn phải các thức ăn lạ, khó tiêu hóa gây kích thích đường ruột, chó ăn phải bả cũng dẫn tới tiêu chảy liên tục. Chế độ ăn nhiều chất, khó tiêu hóa cũng gây ra tình trạng này.

Bạn có thể dễ dàng nhận biết được bệnh của cún bằng việc xem màu sắc của phân chó.

Nếu phân chó có màu nâu đen chứng tỏ cún nhà bạn đang xuất huyết đường tiêu hóa.

Phân có máu tươi chứng tỏ cún nhà bạn đang bị xuất huyết trong khu vực ruột.

Phân màu vàng xen đen là các vấn đề gan.

Cần phải xác minh rõ ràng các triệu chứng để nhận biết bệnh từ đó có thể đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời tránh để lâu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho cún cưng.

Cách cấp cứu khi chó bị tiêu chảy

Cần theo dõi thêm các triệu chứng khác như nôn, mệt mỏi, ủ rũ… Nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn tròn hệ tiêu hóa.

Bù nước ngay lập tức cho cún tránh để cún tiêu chảy nhiều dẫn tới mất nước, kiệt sức. Ngừng toàn bộ thức ăn trong 24h kể cả các thức ăn dễ tiêu hóa. Nếu cố tình cho cún ăn có thể dẫn tới tình trạng xấu hơn. Bạn có thể sử dụng men tiêu hóa.

Sau 24 h chó vẫn tiếp tục triệu chứng tiêu chảy nên tới cơ sở thú y để được xét nghiệm và truyền nước tích cực. Với trang thiết bị, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của cún và đưa ra các biện pháp phù hợp.

Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc cho người với liều lượng nhỏ hơn để giúp chó ổn định lại đường ruột, một số mẹo vặt dân gian cũng nên được áp dụng như lá ổi chữa bệnh tiêu chảy ở chó cực kỳ hiệu quả. Cũng nhờ có lá ổi mà chú chó Golden nhà tôi đã thoát khỏi căn bệnh Parvo hiểm nghèo.

Sử dụng lá ổi để điều trị chó bị tiêu chảy

Lá ổi được biết tới là một loại lá cây có vị chát, trong y học cổ truyền lá ổi có nhiều công dụng khác nhau như chữa hôi miệng, chữa đau răng, tiêu chảy … cực kỳ hiệu quả.

Đặc biệt, lá ổi non còn chứa 3% nhựa và 7-10 % là tanin. Đây là thành phần chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra nhiều thành phần trong lá ổi nói chung còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Có lẽ vì lý do này, lá ổi được sử dụng nhiều từ xa xưa.

Cách làm: Bạn lấy 200- 300 gam lá ổi được rửa sạch bằng nước lọc, đun lửa nhỏ khi nước trong nồi còn 200- 150ml thì chắt nước ra cho cún uống khi nguội. Tôi đoán vào giai đoạn này, chó nhà bạn đã cực kỳ mệt mỏi thậm chí không hứng thú hoặc còn sức để tự uống nước lá ổi.

Hãy dùng xi lanh bơm vào miệng cún liên tục cách 2 -3 tiếng. Bạn sẽ thấy được hiệu quả tới sáng hôm sau. Chỉ cần tích cực sử dụng phương pháp này và bù lượng nước đã mất, cún cưng sẽ nhanh chóng hết tình trạng tiêu chảy.

Cách phòng bệnh khi chó bị tiêu chảy đi ngoài

Như đã giới thiệu ở trên, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra có thể do chế độ ăn uống sinh hoạt cũng có thể do các mầm bệnh, vi khuẩn gây ra. Để phòng chống tình trạng này, bạn tuyệt đối cần nhớ các nguyên tắc sau:

Tiêm phòng cho chó đầy đủ, hiện nay đã có mũi 7 bệnh cho chó rất phổ biến và hiệu quả.

Tẩy giun cho chó định kỳ 2 lần/ năm hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào khu vực sinh sống của cún. Chó con cũng cần được tẩy giun nhiều hơn.

Chú ý tới chế độ ăn uống của chó đặc biệt là những thức ăn không phù hợp với chó, các chất độc hại cần để xa khu vực vui chơi sinh sống của chó nhà.

Hạn chế cho cún ăn các loại thực vật ngoài tự nhiên có thể gây ra tình trạng nhiễm độc ở chó như trúc đào, lá khoai…

Hãy nhớ theo dõi sức khỏe định kỳ hoặc chú ý tới các dấu hiệu lạ xuất hiện ở chó khi mùa dịch bệnh tới.

Chúc các BOSS luôn khỏe mạnh!

Chó Ngủ Nhiều Có Sao Không? Một Ngày Chó Ngủ Bao Nhiêu Tiếng Là Hợp Lý?

Thay vì chơi đùa với bạn cả ngày thì chú chó bạn vừa mới nhận nuôi lại ngủ, thời gian chó ngủ nhiều hơn cả khi thức. Điều này khiến bạn vô cùng lo lắng, vì hiện nay tình trạng chó bị trầm cảm xuất hiện khá nhiều. Liệu chó ngủ nhiều có sao không? Một ngày chó ngủ bao nhiêu tiếng là hợp lý?

Chó ngủ nhiều có sao không?

Khi thấy chó ngủ nhiều điều đầu tiên các bạn cần làm là quan sát chúng trong vài ngày thay vì hoảng loạn hoặc bỏ qua biểu hiện này. Đối với độ tuổi chó còn nhỏ, chó thường rất mê ngủ. Giấc ngủ lúc này sẽ giúp chó nhanh chóng phát triển, khỏe mạnh, giảm bớt đi mệt mỏi sau những giờ hoạt động.

Nếu chú chó của bạn bình thường năng động bỗng dưng lại ngủ quá nhiều điều này báo động đến tình trạng sức khỏe của chó. Thay vì mừng rỡ khi gặp được bạn chú chó này chỉ nằm cuộn tròn ngủ, lười vận động trong nhiều ngày thì rất có thể chó mắc phải căn bệnh trầm cảm hoặc những căn bệnh ở loài chó khác. Lúc này các bạn cần đưa chó cưng của mình đến gặp bác sĩ thú y để chuẩn đoán bệnh.

Một ngày chó ngủ bao nhiêu tiếng là hợp lý?

Việc đảm bảo giấc ngủ đủ, khoa học cho chó là cách để chú chó của bạn nhanh phát triển và khỏe mạnh. Thông thường chó sẽ ngủ trung bình từ 9 đến 12 tiếng mỗi ngày, thời gian còn lại chó sẽ hoạt động, vui chơi hoặc thức để trông nhà. Riêng chó con có thể ngủ đến 16 giờ trong một ngày. Tuy nhiên giấc ngủ sâu của chó chỉ chiếm 10% trong tổng thời gian ngủ trung bình của chó. Tất nhiên thời gian ngủ này sẽ giảm ít dần đi theo độ tuổi của chó.

Khi chú chó của bạn bỗng dưng bị mất ngủ, thời gian ngủ của chó rất ít thì các bạn nên mang chó đi kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân. Ngoài ra, các bạn cần tập cho chó thời gian ngủ hợp lý ngay từ khi chó còn rất nhỏ, tạo nên chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học dành cho chó cưng của mình.

Mèo Bị Rụng Lông Ở Đuôi Có Phải Là Bệnh Nguy Hiểm?

+ Mèo bị rụng lông ở cổ và cách thức chữa trị

+ Mèo bị rụng lông theo mảng có phải là bị ghẻ không?

1. Nguyên nhân nào làm cho mèo bị rụng lông ở đuôi

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho mèo bị rụng lông ở đuôi và trong số đó thì có một số nguyên nhân chủ yếu là :

1.1 Mèo bị lông đuôi thưa

Gọi nôm na là lông đuôi thưa nhưng thực chất đây là việc tăng sản tuyến ở đuôi của mèo, nhằm báo hiệu về những tuyến đang hoạt động quá mức ở trên vùng đuôi mèo. Khi các tuyến này sản sinh ra các chất bài tiết ở dạng sáp thì sẽ dẫn đến những thương tổn cứng giòn và làm cho lông đuôi bị thưa, rụng dần.

1.2 Nhiễm trùng vi khuẩn

Việc rụng lông đuôi ở mèo có thể là vì mèo đã bị nhiễm trùng vi khuẩn do trong quá trình sinh hoạt hàng ngày không được vệ sinh sạch sẽ, hoặc không được chăm sóc vùng đuôi.

1.3 Mèo bị rận tấn công

Trong số các loài ký sinh trùng sống trên mèo thì rận là loài có sức tấn công khá lớn khiến cho chú mèo luôn bị bồn chồn phải gãi nhiều và xuất hiện tình trạng rụng lông ở các vùng trên cơ thể, kể cả vùng đuôi.

1.4 Mèo bị mắc bệnh về da

Việc rụng lông ở đuôi khi đi kèm với những triệu chứng như bị bong tróc những mảng da lớn, có nốt nổi mẩn đỏ lan rộng hoặc lông sau khi bị rụng không mọc lên được thì điều đó chứng tỏ chú mèo nhà bạn đang bị mắc một căn bệnh nào đó về da.

Khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường này thì bạn cần phải dành thời gian để theo dõi sự phát triển của bệnh cũng như biểu hiện của chú mèo để có được biện pháp xử lý phù hợp.

2. Liệu mèo bị rụng lông ở đuôi có phải là biểu biện của một căn bệnh nguy hiểm?

Có thể thấy việc mèo bị rụng lông ở đuôi tuy không phải là điều gì bất bình thường hay là biểu hiện của một căn bệnh gì đó khá nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chú mèo, nhưng đó cũng được xem là một dấu hiệu mà bạn cần phải hết sức lưu ý.

Bởi việc rụng lông đuôi này nếu không được chăm sóc đúng cách, phát hiện và điều trị kịp thời thì về lâu dài sẽ có thể tiến triển nặng hơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Vì vậy mà bạn nên đưa chú mèo nhà mình đến gặp bác sĩ thú y để được thăm khám, làm rõ nguyên nhân bị bệnh cũng như có được sự tư vấn cụ thể về cách chăm sóc, điều trị.

Vấn đề mèo bị rụng lông ở đuôi có phải là bệnh nguy hiểm đã được giải đáp. Mong là với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về điều này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Con Ngủ Nhiều Là Tự Nhiên Hay Là Bệnh Lý Nguy Hiểm? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!