Xu Hướng 6/2023 # Chó Có Thay Răng Không Cần Lưu Ý Gì Khi Chó Mọc Răng # Top 6 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chó Có Thay Răng Không Cần Lưu Ý Gì Khi Chó Mọc Răng # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Chó Có Thay Răng Không Cần Lưu Ý Gì Khi Chó Mọc Răng được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

4.7

/

5

(

7

bình chọn

)

Quá Trình Và Thời Gian Mọc Răng Ở Chó

Chó con khi ra đời cũng chưa mọc răng, phải từ 3 đến 8 tuần tuổi mới mọc đủ 28 răng sữa.

Sau đó lần lượt thay răng sữa từ 4 tháng tuổi, mọc răng vĩnh cửu, hoàn chỉnh vào 6-8 tháng tuổi. Việc thay răng sữa ở chó cún là sinh lý tự nhiên.

Công thức răng của chó con dưới 2 tháng tuổi là 2x(cửa 3/3 +nanh 1/1+hàm trước 3/3) = 28 chiếc.

Và khi đủ 6 – 8 tháng tuổi trở đi là 2x (Cửa 3/3 + Nanh 1/1 + Hàm trước + 4/4 Hàm sau 2/3) = 42 chiếc.

Chú thích: Trong ngoặc là số răng của nửa hàm cùng 1 phía, số “cửa 3/3” nghĩa là mỗi hàm trên và hàm dưới đều có 3 chiếc răng cửa.

Chó sẽ có 42 chiếc răng vĩnh cửu bao gồm răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm, răng hàm “răng ở hàm trên và hàm dưới là giống nhau”.

Như vậy cún con vừa thay răng vừa mọc tới 6 – 8 tháng tuổi với bộ răng vĩnh cửu nếu gẫy mất là không mọc lại nữa.

Vì thế chủ nuôi nên lưu ý không cho chú chó thường xuyên ăn, gặm xương cứng hay gặm những món đồ chơi cứng, sắc nhọn làm ảnh hưởng không tốt tới răng chó.

Có thể nhìn vào răng để đoán tuổi chú chó đó. Nếu chó dưới 1 tuổi răng thường có màu trắng đẹp, thưa, nhỏ gọn và sắc nhọn.

Khi được 2 năm tuổi thọ răng to, dài hơn, răng đã chuyển sang màu mờ đục và cao răng đã bắt đầu xuất hiện.

Chó được 3 tuổi răng bắt đầu ố vàng, càng già thì răng chó càng ố vàng, giảm độ sắc nhọn và bị mòn dần.

Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Chó Thay Răng

Khi chó thay răng, chúng cũng sẽ có những biểu hiện cơ thể nhất định mà chúng ta cần nắm bắt để biết được tình trạng sức khỏe của chú chó của mình, cũng như thăm khám nếu gặp vấn đề bất thường.

vậy dấu hiệu nhận biết khi chó thay răng là gì?

Biếng ăn hoặc bỏ ăn: Đây là dấu hiệu mà chúng ta có thể nhận biết dễ dàng nhất khi chó thay răng.

Hầu hết các chú chó khi thay từ răng sữa sang răng vĩnh viễn sẽ bị đau nướu.

Do đó, chúng cảm thấy không muốn ăn mà ăn ít hơn so với bình thường.

Gặm nhấm các đồ vật mà chúng tìm được: Sự thay thế từ răng sữa sang răng vĩnh viễn, sẽ khiến chú cún của bạn khó chịu do các chiếc răng trưởng thành sẽ mọc xuyên qua nướu.

Vậy nên chúng thường tìm các vật cứng để nhai nhằm làm giảm cơn đau nhức.

Đây là hai dấu hiệu đơn giản và dễ nhận biết nhất khi chó mọc răng mới, mà chúng ta có thể biết được nếu quan sát bằng mắt thường.

Và khi chú cún của mình thay răng, chúng ta cần chuẩn bị những gì?

Những Lưu Ý Khi Chó Mọc Răng

Quá trình này sẽ diễn ra tự nhiên và đơn giản nhưng chúng ta cũng cần lưu ý một vài điều sau:

Chó mọc răng có bị sốt không?

Thông thường khi chó thay răng sẽ có biểu hiện bị sốt nhẹ, người nuôi cần theo dõi thường xuyên để có biện phát xử lý khi có bị sốt.

Tiến hành kiểm tra nhiệt độ cho cún cưng thường xuyên, bổ sung thêm nước uống, đồ ăn mềm, vitamin B, C để tăng sức đề kháng cho chó cưng.

Chó mọc răng hay cắn

Trong giai đoạn mọc răng, chó thường hay cắn những vật dụng trong nhà như: giày dép, ghế sofa, nhằm giảm bớt sự khó chịu khi mọc răng.

Bạn cần phải chú ý hơn trong thời gian này nếu không muốn gặp phải những rắc rối.

Những đồ vật trong nhà cần được cất giữ cẩn thận, cho cún con cắn gặm những vật dụng phù hợp để giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn.

Bấm răng nanh cho chó con

Vấn đề này đòi hỏi kỹ thuật cao nên tốt nhất là bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y, để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như chó cưng.

Chó Có Thay Răng Không?

Với câu hỏi chó có thay răng không thì câu trả lời là có. Một chú chó con bắt đầu mọc răng sữa là vào lúc được 3 đến 4 tuần tuổi với những chiếc răng nhỏ và sắc sọn.

Tuy nhiên, giai đoạn này chúng chưa thể ăn gì ngoài sữa mẹ nên chúng chỉ có răng nanh và răng cửa mà chưa có răng hàm phía trong.

Cần Chú Ý Gì Khi Đang Trong Giai Đoạn Chó Thay Lông Và Thay Răng

Khi chăm sóc thú cưng đòi hỏi bạn cần nhiều kiến thức căn bản. Với mỗi thời kỳ cụ thể, các chú chó có thường có những thay đổi khác nhau về sinh lý. Đặc biệt, trong giai đoạn thay lông và thay răng của nó.

Những điều cần chú ý khi chó thay lông

Bộ lông đối với mỗi chú chó là bộ phận rất quan trọng. Không chỉ có tính thẩm mỹ cao, còn là áo giáp bảo vệ cho nó. Bộ lông giúp nó tránh các tia cực tím nguy hiểm từ ánh mặt trời. Hạn chế những ảnh hưởng với môi trường xung quanh. Nhưng tới lúc chó rụng lông rồi thì sao? Do thời kì thay lông bình thường hay do những tác nhân khác gây ra?

Trong khi chó thay lông, nó sẽ rụng nhiều lông tạo ra nhiều rắc rối khó chịu. Nguyên nhân vì chó thay lông theo chu kì sinh lý hoặc cũng có thể vì chó thay lông do bị bệnh. Chính vì lẽ đó, Dogily xin đưa ra những nguyên nhân cơ bản khi chó thay lông cho bạn tham khảo.

Chó thay lông do chu kì sinh lý

Chu kì thay lông sinh lý là khi nào?

Chó thay lông là điều hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo. Vì đó là thời kì thay lông sinh lý của chó. Thường thì các chú chó cái tơ thay lông sinh lý đầu tiên ở thời điểm từ 6-8 tháng tuổi. Chúng sẽ thay lông trước thời kì động dục. Bạn cứ xem đây là thời gian dậy thì của những cô chó.

Thay lông sữa thành một bộ lông mềm mượt óng ả. Đánh dấu bước đầu vào ngưỡng cửa trưởng thành của chúng. Có khả năng màu bộ lông thay sẽ không giống như bộ lông ban đầu. Cứ vào thời điểm trước động dục hai tháng thì chó sẽ thay lông một lần. Lặp lại như một chu kỳ.

Nhưng riêng đối với chó đực, thời kì thay lông sẽ không dễ thấy như chó cái. Do đó, muốn xác định đúng thời kì thay lông của nó thì bạn phải quan sát thật kĩ.

Lưu ý là giai đoạn thay lông sinh lý này cũng phụ thuộc vào tình trạng của thú cưng. Nếu được chăm sóc tốt và chúng vui vẻ khỏe mạnh thì thời kì thay lông sẽ diễn ra mau hơn.

Những điểm cần lưu ý trong quá trình thay lông sinh lý

Trong khi thay lông nếu chú chó vẫn khỏe mạnh và không bị tổn thương da thì không có gì đáng lo. Chúng không có biểu hiện kích ứng da, gầu, mẩn đỏ hay cảm thấy ngứa ngáy vùng thay da. Thì bạn hãy yên tâm là chú chó của bạn thay lông là điểu bình thường.

Nếu chú chó có những biển hiện như ở trên thì bạn nên xem xét coi nguyên nhân là gì. Hoặc muốn chắc chắn thì bạn có thể đưa đến bác sĩ thú y để chẩn đoán. Tuy nhiên việc này không phải là điều quá nguy hiểm nên không cần lo lắng nhiều.

Những nguyên do khác khiến chó phải thay lông

Thường thì chó thay lông do thời kì sinh lý. Nhưng mà có những tác nhân khác làm cho giai đoạn thay lông đó không diễn ra theo chu kì. Việc thay lông sẽ diễn ra bất thường vì chúng phải loại bỏ lớp lông cũ bệnh đi. Chính vì lẽ đó, nhiều lý do khiến cho bộ lông của chó không được óng ả, khỏe mạnh và rụng nhiều hơn bình thường.

Thay lông do thú cưng thiếu chất dinh dưỡng và các chất khoáng cần thiết khác

Mỗi chú chó đều có chu kì thay lông nhất định. Việc chúng rụng lông bất thường khiến thay đổi quá trình thay lông cũng hay thường xuyên xảy ra. Về khía cạnh dinh dưỡng, chó cần được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đầy đủ trong quá trình trưởng thành và phát triển.

Chế độ ăn không cân đối do nhiều yếu tố gây nên. Có khả năng khẩu phần ăn không đầy đủ các chất, đặc biệt là những chất có lợi cho da và lông cùng móng như Vitamin H, Biotin, kẽm hay một số Vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin A, B….

Thiếu các chất dinh dưỡng như trên khiến chó bị rụng lông nhiều ở chỗ tai và gáy. Rụng lông không đồng đều làm cho quá trình thay lông kéo dài, diễn ra khó hơn.

Và trong giai đoạn thay lông của chó, bạn hãy cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cho nó. Các vitamin này sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ trong quá trình thay lông của chó.

Thay lông vì rụng quá nhiều do rối loạn nội tiết tố

Cơ thể của thú cưng cũng có cơ chế điều tiết phức tạp giống như con người. Chính vì thế, khi chú chó bị rối loạn nội tiết tố cũng tạo ra tình trạng rụng lông để mọc lông thay chỗ lông bị rụng. Lúc này nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những rối loạn nội tiết tố thường là do sự rối loạn của các hóc môn cùng sự hoạt động bất thường của tuyến giáp. Với các hóc môn bội oestrogen (Hyperestro-genism) hoặc tuyến giáp trạng ít hoạt động (Hypothyroidism) hay Cushing (cường chức năng vỏ thượng thận) khiến chó rụng nhiều lông. Đây là trường hợp khiến chúng buộc phải thay lông. Và cũng là cơ chế tự bảo vệ cơ thể của bản thân thú cưng.

Nhưng mà đối với rối loạn nội tiết tố gây ra thì khá phức tạp. Nó cho thấy sức khỏe của chú chó bạn đang gặp vấn đề. Vì thế bạn nên đưa thú cưng đến ngay trung tâm thú y để được điều trị kịp thời.

Cần thiết phải thay lông vì kí sinh trùng, nấm, vi khuẩn

Chó bị rụng lông sẽ gây nhiều rắc rối đối với chủ nuôi. Thời gian thay lông dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều nguyên do. Và rụng lông cũng sẽ dẫn đến chó bắt đầu giai đoạn thay lông. Đối với những chú chó bệnh do kí sinh trùng, vi khuẩn hay nấm gây nên. Chứng rụng lông thường gây ra nhiều hậu quả xấu. Vừa làm mất đi tính thẩm mỹ của thú cưng, các kí sinh trùng này còn làm tổn thương da và gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng khác. Khiến chú chó bị lở loét, bị hoại tử cả thân hình khi bị ghẻ ngứa.

Biểu hiện đơn giản và dễ thấy nhất là việc rụng lông. Chó sẽ rụng lông nhiều ở các khu vực bị ghẻ. Những nơi đó rụng theo từng mảng và da xung quanh sẽ bị bong tróc. Đó là nguyên nhân bạn cần chữa trị cho chúng. Có những thuốc chuyên trị bệnh do kí sinh trùng gây nên. Để cho chó mọc lại lông ở những nơi bị ghẻ đó thì trước hết bạn cần phải chữa trị cho chúng.

Sau khi da đã được diệt trùng và dần lên da mới, chó mới dần dần thay lông. Quá trình điều trị khiến chó sẽ bị đau do ảnh hưởng của thuốc. Tuy nhiên vẫn phải làm để chó có thể thay lớp lông cũ, tái tạo lại lớp da bị thương. Giai đoạn thay lông kéo dài hơn so nguyên nhân khác.

Ngoài việc bôi thuốc, chăm sóc vệ sinh cho chó cũng cực quan trọng. Vì thế, để tránh cho thú cưng mắc những bệnh trên, cần quan tâm đến vệ sinh cá nhân cơ thể của nó. Đừng nên để nó tiếp xúc với các nơi ẩm mốc quá nhiều. Vì như thế sẽ dễ dàng tạo cơ hội thuận lợi cho kí sinh trùng phát triển.

Chó thay lông khi bị cào xước

Đặc điểm phải chú ý

Với điểm này, chó chỉ thay lông một phần ở chỗ bị cào xước. Nếu các vết cắn cào ở ngoài da khá nhỏ thì bạn không cần lo lắng. Sau một khoảng thời gian, chó sẽ thay lông mới ở những nơi đó. Vùng lông thay thường mỏng ngắn hơn những nơi khác. Vì thế cần phải sau một khoảng thời gian thì lông mới như lúc đầu được.

Tuy nhiên vết cào xước sâu sẽ rất nguy hiểm, cần phải đưa nó đến trung tâm thú y để được khám và chữa trị hiệu quả hơn. Đừng nên quá chủ quan bởi vì nó có thể nguy kịch đến tính mạng do bị nhiễm trùng.

Thay lông do mùa

Đây là hiện tượng thường xảy ra khi da chó bị khô, cơ thể lại thiếu chất dinh dưỡng. Chó rụng nhiều lông nhưng không tuân theo quy luật và cơ chế nào cả. Việc chó đổi lông cũng không phải là do mắc bệnh mà là do điều chỉnh sinh lý.

Chó bị căng thẳng hay biếng ăn cũng dẫn đến rụng lông. Bộ lông sẽ trở nên xơ xác và dễ rụng hơn ở bất cứ lúc nào. Chó thay lông sẽ làm lông rụng và dính khắp chỗ.

Cách chữa trị chú chó

Để khắc phục điều này, bạn cần chú ý đến cách chăm sóc chúng thường ngày. Việc thay lông không xác định được thời gian cụ thể và tính chất của bộ lông khi thay. Do thế, khi thay lông theo mùa hay mang tính chịu tác động do hoàn cảnh ở bên ngoài nhiều hơn.

Đối với loài chó thì việc thay lông là rất quan trọng. Thay đi bộ lông cũ để tạo lớp lông mới như là việc loại bỏ đi lớp áo hỏng. Thay lông có thể vì nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan khác nhau. Yêu cầu chủ nuôi cần yêu thương và chăm sóc thú cưng cẩn thận. Thay lông nhanh chậm tốt xấu đều phụ thuộc vào cách chăm sóc chúng.

Đồng thời cũng nên cần chú ý đến cách chải lông cho chó. Việc làm này làm cho chó có bộ lông mượt mà. Đồng thời phát hiện các dấu hiệu bệnh ngoài da kịp thời. Chăm chải lông cũng giúp bộ lông chúng thoáng mát dễ chịu hơn. Không bị rối và khô nhanh hơn trong điều kiện ẩm ướt.

Sữa tắm cho chó

Bạn nên cho thú cưng sử dụng các sản phẩm chăm sóc lông da cho chó. Trong lúc vệ sinh nên dùng các sữa tắm chuyên dụng. Đồng thời hãy cho chó đi cạo lông theo chu kì để phòng ngừa những rắc rối về kí sinh trùng. Các biện pháp đơn giản này dễ thực hiện mà không tốn nhiều thời gian.

Chu kì thay răng và điều cần lưu ý khi chăm sóc chó khi thay răng

Chu kì thay răng chó

Khi nói đến chu kì thay răng chó, thì thường nghĩ ngay đến việc thay răng sữa của cún con. Cũng như con người, cún con cũng thay răng sữa để có được hàm răng hoàn thiện, chắc khỏe.

Với cún con, khi mới sinh ra thì chúng chưa mọc đủ răng. Sau khoảng thời gian 3-8 tuần, cún con mọc đủ 28 chiếc răng sữa. Khi nó bắt đầu được 4 tháng tuổi, đây là thời điểm gian chó bắt đầu thay răng. Độ tuổi trung bình thay răng sữa của chó từ 6-8 tháng. Cũng phụ thuộc vào từng chú chó.

Việc thay và rụng răng ở chó là hiện tượng sinh lý bình thường. Sau khi thay răng hoàn toàn, chó có tổng cộng 42 chiếc răng. Đó được gọi là hàm răng vĩnh cửu. Khi chó bị gãy hay sâu răng phải nhổ đi thì chiếc răng này sẽ không thể mọc lại nữa.

Cách kiểm tra răng của cún con

Khi kiểm tra số lượng răng của cún con dưới hai tháng tuổi, bạn hãy kiểm tra theo công thức sau:

2 ( Cửa 3/3 Nanh 1/1 Hàm trước 3/3) = 28 cái

Công thức hàm răng “vĩnh cửu” chó con từ 6-8 tháng tuổi trở đi:

2 ( Cửa 3/3 Nanh 1/1 Hàm trước 4/4 Hàm sau 2/3 ) = 42 cái

Chú thích công thức:

Trong ngoặc là số răng hai nửa hàm cùng một phía

Cửa 3/3 là mỗi hàm có 3 cái răng cửa. Với mỗi kí tự tương ứng sẽ được hiểu như thế.

Công thức tính răng từ bên ngoài vào trong: răng cửa, răng nanh, răng hàm trước, răng hàm sau.

Cách chăm sóc chó khi thay răng

Đối với loài chó mà nói, thay răng là hiện tượng sinh lý tự nhiên. Cũng như người, việc thay răng có thể gây ra những ảnh hưởng khó chịu đối với bản thân chúng.

Kiến thức cơ bản của chó thay răng mà bạn cần nắm rõ

Thông thường, trong lúc thay răng, sức đề kháng của chó sẽ suy giảm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Các chú chó dễ dàng nhiễm các bệnh từ kí sinh trùng, nầm và vi khuẩn. Bên cạnh đó, chúng cũng dễ dàng nhiễm bệnh từ môi trường.

Chính vì thế bạn cần đặc biệt chú ý các cách phòng chống stress, cách yếu tố khách quan khác như thời tiết, vận chuyển,… Ngoài ra, các yếu tố từ việc tách đàn, đổi chủ nuôi,… cũng khiến chúng bị ảnh hưởng. Cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của chúng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và phòng bệnh đầy đủ.

Chú ý tiêm phòng cho thú cưng

Trong lúc thay răng, để đảm bảo sức khỏe cho chó. Cần chú ý đến việc tiêm phòng cho nó. Những chủng loại tiêm phòng dành cho chó luôn được tư vẫn nhiệt tình bởi các trạm thú y.

Bên cạnh đó, chú chó nên được tiêm các vắc xin quan trọng như : Parvo, ho cũi chó, care, viêm gan truyền nhiễm,… Chó cần được tiêm vắc xin đúng liều lượng và thời gian khi tiêm.

Tẩy giun trước khi chó thay răng

Bạn nên tẩy sạch giun cho chó hàng tháng trước khi chó thay răng.

Đưa ra những khẩu phần ăn dinh dưỡng. Tăng cường sức khỏe cho cún. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin cũng là cách thường được sử dụng.

Nếu gặp bất kì bất thường nào trong quá trình thay răng, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra và chữa trị.

Lời kết

Alo Bác Sĩ: Rụng Răng Có Mọc Lại Không?

Rụng răng có mọc lại không là một vấn đề mà nhiều người băn khoăn vì răng giữ một vai trò nhất định trong việc giao tiếp, khả năng nhai và thực hiện những chức năng quan trọng khác.

Trong cuộc đời mỗi người sẽ trải qua 2 giai đoạn: mọc răng sữa và răng vĩnh viễn. Trong mỗi một giai đoạn, răng sẽ có cấu tạo và đặc điểm phù hợp với vai trò của chúng.

Với những chiếc răng sữa rụng đi thì hệ răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế và kết thúc ở độ tuổi 12. Trong độ tuổi 23 thì toàn bộ răng đều là răng vĩnh viễn, nếu rụng đi sẽ không mọc lại được nữa.

Khi răng rụng đi, mất thẩm mỹ chỉ là hậu quả đầu tiên và dễ nhận biết. Bên cạnh đó, việc mất răng sẽ ảnh hưởng không ít đến chức năng ăn nhai. Nghiêm trọng nhất là tiêu xương hàm làm xô lệch những răng còn lại.

Phương pháp khôi phục lại răng bị rụng

Lúc này, bạn cần phải đến nha khoa để bác sĩ trồng lại răng giả, khôi phục lại thẩm mỹ và chức năng ăn nhai bình thường của răng. Phương pháp trồng lại răng tốt nhất và có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm chính là , khôi phục đầy đủ chân răng và thân răng đã mất.

Theo kĩ thuật này, bác sĩ sẽ cấy ghép chân răng nhân tạo – trụ Implant vào vị trí mất răng. Sau khoảng 2-3 tháng, trụ Implant bám chắc vào xương hàm sẽ tiến hành phục hình răng sứ cố định phía trên.

✓ Nhờ có chân răng giả nên khả năng ăn nhai của răng Implant rất chắc chắn, không có sự khác biệt với răng thật.

✓ Đồng thời, trụ Implant dưới tác dụng của lực nhai sẽ kích thích lên xương hàm, ngăn chặn tình trạng tiêu xương.

✓ Tính thẩm mỹ tự nhiên như răng thật mọc từ nướu, rất phù hợp với vị trí răng cửa đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.

Răng Implant được xem là những chiếc răng thứ 3 của đời người có thể tồn tại vĩnh viễn và ngày càng được ưa thích cũng như được mọi người lựa chọn thực hiện. Dù chi phí có phần tương đối cao nhưng hiệu quả lâu dài, rất xứng đáng để đầu tư.

Trong một số tình huống chưa thể thực hiện Implant, bạn cũng có thể thay thế tạm thời bằng cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp để ngăn chặn vấn đề xô lệch răng. Tuy nhiên, hai phương pháp này vẫn không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Về sau vẫn cần phải thay mới, tốn nhiều thời gian và chi phí.

Theo sự chia sẻ của chị Quỳnh Trang (35 tuổi, quận 5) đã thực hiện cấy ghép Implant tại Nha khoa Đông Nam để thay thế cho cầu răng sứ:

” Trước đây tôi có làm cầu sứ cho 2 răng mất, bác sĩ mài thêm 2 răng nữa là thành 4 răng. Ăn nhai thì không thoải mái và rất dễ bị giắt thức ăn. Sau này 2 răng bị mài hơi đau nhức nên tôi đổi qua cấy Implant luôn. Hiện tại ăn nhai rất chắc chắn và đẹp như răng thật. “

Tại Nha khoa Đông Nam, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ. Nếu có vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ, vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số tổng đài để được giải đáp nhanh chóng.

18 Tuổi Rụng Răng Có Mọc Lại Nữa Không?

Câu hỏi

Hàm răng của con người được chia làm 2 giai đoạn: răng sữa và vĩnh viễn. Giai đoạn răng sữa bắt đầu từ lúc khoảng 6 tháng tuổi và kéo dài tới khoảng 14 tuổi. Giai đoạn răng vĩnh viễn bắt đầu từ khoảng 7 tuổi cho tới cuối cuộc đời.

Ở giữa hai giai đoạn này, có một giai đoạn mà trên hàm răng có cả răng vĩnh viễn và răng sữa, được gọi là giai đoạn răng hỗn hợp.

Hàm răng sữa sẽ có (đủ) 20 chiếc. Còn hàm răng vĩnh viễn sẽ có 28 chiếc (cộng thêm từ 0 đến 4 răng khôn, tùy từng người). Như vậy, giai đoạn răng sữa chỉ tồn tại khoảng 14 năm. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ngừng thay răng, mọc răng (trừ nhóm răng khôn) của con người.

Thông thường, tương ứng với mỗi một răng sữa sẽ là một mầm răng vĩnh viễn ở phía bên dưới. Mỗi chiếc răng sữa rụng đi sẽ có một răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.

Tuy nhiên, đó là đối với những trường hợp “chuẩn”, “không có vấn đề gì bất thường”.

Còn với những trường hợp “bất thường” thì sao? Bất thường là khi bị thiếu một hoặc nhiều hơn mầm răng vĩnh viễn. Có nghĩa là, tuy hàm răng sữa đủ (20 chiếc), nhưng phía bên dưới lại bị thiếu mầm răng vĩnh viễn ở vị trí tương ứng.

Theo nghiên cứu thì những trường hợp bất thường này chiếm tỷ lệ khoảng 2%. Lý do thì có nhiều, nhưng chủ yếu tập trung ở nhóm thiếu răng do di truyền hoặc là bà mẹ lúc mang bầu gặp phải những bất thường trong việc hình thành nên cấu trúc của mầm răng.

Thiếu răng thì đương nhiên là khi răng sữa rụng đi sẽ không có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế được.

Trường hợp này là thiếu (tự nhiên) vĩnh viễn luôn. Răng chỉ có thể được trồng lại bằng những phương pháp điều trị của bác sỹ nha khoa: làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant.

Quay trở lại trường hợp của em, em than phiền là bị “rụng một răng gần răng cửa”. Nếu em đúng nghĩa của từ “rụng” – chứ không phải gãy – thì chiếc răng đó quả thực là răng sữa rồi. Và theo như phân tích ở trên, nếu sự thay thế răng diễn ra bình thường thì sẽ nằm trong khoảng thời gian dưới 14 tuổi. Em đã 18 tuổi, thì có nghĩa là rất nhiều khả năng ở vị trí răng rụng đó không có mầm răng để mọc lên thay thế.

Tuy nhiên, cũng có thể mầm răng có nhưng bị kẹt hoặc bị lệch ở đâu đó phía dưới. Trong trường hợp này, mầm răng lệch đó có thể được bác sỹ điều trị để “bắt” nó mọc lên.

Chúc em sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!

Bs Trần Mừng – 0938999126

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Có Thay Răng Không Cần Lưu Ý Gì Khi Chó Mọc Răng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!