Xu Hướng 12/2023 # Cho Chó Poodle Ăn Gì Trong Mùa Nóng? # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cho Chó Poodle Ăn Gì Trong Mùa Nóng? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó poodle là loài chó nhỏ nhắn, dễ thương, dần trở nên quen thuộc trong cộng đồng thú cưng hiện nay. Thông thường, để nuôi một em Poodle cần chú ý rất nhiều điều từ chăm sóc lông cho tới khẩu phần ăn. Poodle có hệ tiêu hóa khá yếu nên cần cẩn trọng về chế độ ăn uống khi chăm sóc. Đặc biệt trong khi điều kiện thời tiết nóng bức khó chịu như hiện nay, thì việc cho chó poodle ăn gì càng là vấn đề gây khó khăn.

Thông thường, khẩu phần ăn của poodle chủ yếu là thực phẩm nhiều đạm, tinh bột, rau củ và trái cây. Tùy vào độ tuổi mà chế độ ăn của poodle cũng thay đổi

Các em poodle từ 1- 2 tháng vì còn nhỏ nêm cho thức ăn mềm như cháo và nên chia nhỏ cho ăn từ 4 – 5 bữa và đừng quên cho các em uống sữa. Khi poodle lớn hơn, từ 3 – 6 tháng tuổi thì có thể cho ăn đạm như nên cho ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo thịt gà, bò, tôm được băm nhuyễn. Poodle hơn 6 tháng tuổi nên thường ăn từ 2 đến 3 buổi mỗi ngày, chế độ ăn chú ý cân bằng dinh dưỡng. Không nên cho poodle ăn thức ăn cứng, xương hay nội tạng.

Vậy khi trời nóng bức chó poodle ăn gì ? Có nên cho ăn thức ăn lạnh, những đồ ăn giúp chú chó giải nhiệt hay là giữ chế độ ăn như cũ ?

Chế độ ăn uống

Có thể nói rằng mùa hè cũng ảnh hướng đến chó không khác gì con người. Khi nhiệt độ lên cao, chó poodle cũng ăn ít lại, vì vậy bạn nên chú ý giảm khẩu phần ăn của poodle tránh lãng phí. Và mùa hè thì đồ ăn rất nhanh ôi thiu vì vậy nhớ chú ý đừng cho chú poodle của bạn ăn phải đồ hư hỏng.

Chú ý chế độ ăn uống của chó cưng vào mùa nóng

Bạn nên ưu tiên những thức ăn dễ tiêu hóa, giảm lượng đạm và mỡ trong khẩu phần ăn. Nên tăng thêm chất xơ, cho con poodle của bạn ăn thêm rau củ và trái cây. Hoặc đối với thức ăn khô đóng gói sẵn thì nên bổ sung đầy đủ nước, có thể ngâm trước để thức ăn nở rồi cho ăn.

Nhiệt độ ngoài trời cao khiến cho con poodle của bạn dễ bị mất nước, vì vậy bổ sung đầy đủ nước và vấn đề rất quan trọng. Hãy nhớ cho em poodle uống nước thường xuyên.

Khi em chó poodle đã ăn no, nên dắt em đi dạo, cho vận động tiêu thực tránh bị chướng hơi hay tiêu chảy.

Nên cho chó poodle ăn gì ?

Có nên cho poodle ăn đồ lạnh không? Những thức ăn như sữa chua, hay đồ ăn vặt đặt trong tủ lạnh poodle đều ăn được. Bạn có thể cho ăn trực tiếp hoặc trộn chung với thức ăn thường giúp em chó của bạn ăn ngon miệng hơn.

Khi trời quá nóng khiến em poodle nằm thở hổn hển thì một que băng giảm nhiệt rất tốt. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa poodle yếu nên hạn chế cho ăn những thức ăn lạnh trên, nếu không em poodle rất dễ bị đau bụng.

Lưu ý cho bạn một tip nhỏ là cho em chó poodle của bạn uống một lượng canh đậu xanh phù hợp là cực kì hữu ích. Canh đậu xanh giúp giải khát, giải nhiệt rất hiệu quả.

Trên là những thông tin về thức ăn có thể cho chú chó poodle của bạn ăn trong mùa nóng, Chú Gióng hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích thật nhiều cho bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Chó Poodle Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chó Poodle

Chó Poodle nên ăn gì?

Vì không có hệ tiêu hóa khỏe mạnh như những dòng chó khác, việc cho chó Poodle ăn gì luôn phải rất cẩn thận và tỉ mỉ. Chỉ cần sai lầm một chút cũng có thể khiến chó của bạn bị rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy. Sức khỏe của chúng cũng vì thế mà yếu đi, không thể phát triển bình thường.

Với từng độ tuổi khác nhau, thức ăn dành cho chó Poodle cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

Từ 2-3 tháng tuổi

Đây là giai đoạn nhiều Poodle con được xuất chuồng về với chủ mới. Trước khi đón về, bạn nên trao đổi thật kĩ với chủ cũ về khẩu phần ăn hằng ngày của chúng để biết cách cho ăn hợp lý. Hạn chế thay đổi thức ăn của cún con quá nhanh, sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa còn yếu ớt của chúng.

Trong trường hợp muốn thay đổi thức ăn mới cho Poodle con thì thời gian thích hợp nhất là sau khoảng 1 tuần khi chúng đã quen với môi trường mới. Điều này cũng nên được thực hiện từ từ theo từng tuần trong vòng 1 tháng để bé kịp thích nghi. Có thể kết hợp 2 loại thức ăn cũ và mới theo cách sau:

Tuần 1: 75% thức ăn cũ + 25% thức ăn mới

Tuần 2: 50% thức ăn mỗi loại

Tuần 3: 25% thức ăn cũ + 75% thức ăn mới

Sau 1 tháng: 100% thức ăn mới

Thức ăn cho Poodle 2-3 tháng tuổi khá quan trọng vì nó là tiền đề cho sự phát triển của cún con sau này. Bạn có thể cho chúng ăn cháo loãng được nấu từ nước hầm xương và một số loại thức ăn khô đã được ngâm mềm bằng nước ấm hoặc sữa. Nên cho ăn thành nhiều bữa trong ngày (4-5 bữa), các bữa cách đều nhau. 

Chú ý:

2 tháng tuổi là thời điểm Poodle con vừa mới tách sữa. Do đó, việc bổ sung sữa ấm thay thế sữa mẹ là rất cần thiết, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất (protein, canxi, chất béo…) để chó con dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ và phát triển thể chất tốt hơn. 

Tuy nhiên, không nên cho chó con uống quá nhiều sữa. Mỗi ngày 200-300 ml là đủ và nên chia nhỏ, xen kẽ giữa các bữa ăn.

Từ 3-6 tháng tuổi

Giai đoạn này Poodle của bạn đã lớn thêm và khỏe thêm một chút so với giai đoạn trên. Mặc dù hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện nhưng đã tốt hơn và ổn định hơn. Vì thế, bạn có thể cho chó ăn cơm nhão thay vì cháo loãng như trước đây. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng cách cho Poodle ăn thêm các loại rau củ, thịt, tôm đã được làm mềm hoặc xay nhuyễn với cơm.

Đối với thức ăn khô, bạn cần phải ngâm trong nước nóng nhưng không nên quá 5 phút vì răng Poodle 3-6 tháng tuổi đã có khả năng nhai đồ hơi cứng. Bên cạnh đó, bạn có thể giảm số bữa ăn của Poodle xuống còn 4 bữa 1 ngày cùng 300-400 ml sữa ấm.

Chú ý: Thân hình của chó Poodle lúc này còn khá nhỏ nên chỉ cho chúng ăn vừa đủ, ăn nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe của chó.

Trên 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn phát triển mạnh của chó Poodle. Vì vậy, tần suất bữa ăn nên được giảm xuống 2-3 bữa/ ngày đồng thời nâng cao lượng đồ ăn và chất lượng thức ăn mỗi bữa. Lúc này, thay vì cháo loãng, cơm nhão, bạn có thể cho Poodle ăn những món ăn khô hơn và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cần thiết bao gồm:

Protein: có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà…

Chất xơ: có trong các loại rau, cà rốt, xà lách…

Chất khoáng: thường có nhiều trong hải sản nhưng với Poodle, chỉ nên cho ăn tôm.

Chất béo: thường có sẵn trong các loại thịt nhưng không nên cho ăn quá nhiều.

Tinh bột: có trong cơm, cháo, khoai, sắn…

Nếu không có thời gian để chế biến thức ăn cho chó cưng của mình thì bạn có thể sử dụng nguồn thức ăn có sẵn. Ưu điểm của loại thức ăn này là được thiết kế hợp với khẩu vị của mọi chú chó, tiện lợi, sạch sẽ và quan trọng hơn cả là đảm bảo đủ thành phần cũng như tỉ lệ dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng theo dõi, thay đổi linh hoạt khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi của chó.

Thức ăn sẵn cho chó Poodle có thể là thức ăn khô đóng gói (thức ăn dạng hạt) hoặc thức ăn ướt đóng hộp… Ngoài ra, còn có bánh canxi, khoáng, vitamin để bổ sung thêm vào từng giai đoạn phát triển.

Chó Poodle không nên ăn gì?

Với những bé Poodle còn nhỏ, cá là một loại thực phẩm không nên ăn vì dạ dày chúng chưa thể tiêu hóa hoàn toàn. Hơn nữa, cá có nhiều xương nhỏ, nếu không được lọc sạch thì có thể gây thủng ruột Poodle, vô cùng nguy hiểm. Chỉ cho ăn cá với những chú chó Poodle trưởng thành nhưng phải đảm bảo đã được nấu chín. Cá sống chứa nhiều trứng giun, sán rất dễ truyền bệnh cho chó hoặc gây tiêu chảy.

Bên cạnh cá thì xương cũng là loại thực phẩm cần tránh. Xương chính là tai họa với chó Poodle vì chúng không thể tiêu hóa, hấp thụ được. Không chỉ gây nên chứng táo bón, tắc ruột, đau dạ dày mà nguy hiểm hơn, các loại xương ống như xương gà có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột của Poodle. Ngoài ra, gặm xương còn làm răng chó chóng mòn, gãy, vỡ.

Tránh xa đồ ngọt

Không được cho chó ăn đồ ngọt như bánh kẹo, socola… Do đồ ngọt có thể phá vỡ quá trình tiêu hóa và là nguyên nhân dẫn đến chứng chán ăn của Poodle. Ngoài ra, chúng còn làm hỏng men răng và ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt nhiều).

Những món ăn chứa hạt tiêu, mù tạt, ớt cùng các gia vị cay khác hoặc thức ăn ôi thiu, hỏng mốc, quá hạn sử dụng cũng phải được loại bỏ. Một điều nữa mà bạn cần chú ý là những chú chó thường thích bới rác tìm đồ ăn và Poodle cũng không ngoại lệ. Vì thế, bạn luôn phải quan sát, theo dõi, tránh để chúng ăn phải rác thải hoặc uống nước bẩn.

Tuyệt đối không cho chó ăn đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo như mỡ lợn, cừu, các đồ hun khói, nội tạng động vật chưa chín hoặc các loại hạt như óc chó, hướng dương… 

Cuối cùng, không nên cho Poodle ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Đồ nóng thì nên để nguội còn đồ lạnh cần hâm nóng lại trước khi cho ăn. 

Một số lưu ý khi cho em Milu ăn

Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và khả năng chuyển hóa dinh dưỡng của từng con mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra, chó Poodle thường có xu hướng ăn nhiều vào mùa đông và ăn ít vào mùa hè.

Cho ăn đúng giờ. Chia thành nhiều bữa trong ngày và các bữa cách đều nhau. Trong một bữa không nên cho ăn quá nhiều, chỉ nên vừa đủ no.

Thức ăn thừa thì phải đổ bỏ ngay, thay bằng thức ăn mới. Thay nước 3 lần/ ngày.

Các vật dụng cho chó ăn cần được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và để nơi khô ráo.

Nếu thấy Poodle có biểu hiện khác thường như bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy thì cần kiểm tra xem khẩu phần ăn hằng ngày có vấn đề gì không. Sau 1-2 ngày mà chúng vẫn chưa khỏi thì nên ngừng cho ăn và đưa đến bác sĩ thú y. Để lâu, chó sẽ gặp nguy hiểm.

Tiêm phòng định kỳ để ngừa dịch bệnh cũng như thường xuyên tẩy giun và vệ sinh chuồng trại.

Những câu hỏi về thức ăn cho Poodle mà Milu Xinh nhận được

Poodle ăn cơm được không?

Câu trả lời là có nhưng nên cho ăn khi chúng trên 3 tháng tuổi. Lúc mới tập ăn cơm nên cho Poodle ăn lượng ít rồi dần dần tăng lên để chó kịp thích nghi, tránh bị hóc hoặc đau dạ dày. Cần cho chúng ăn cơm kèm theo thịt, rau củ để đảm bảo đủ các chất cần thiết.

Tuy vậy, không nên cho Poodle ăn quá nhiều cơm. Chỉ cần một lượng nhỏ để cung cấp đủ tinh bột cho chó. Các chất mà Poodle cần hơn cả là protein, chất xơ, chất khoáng và chất béo.

Điều bạn cần chú ý là sử dụng cơm làm thức ăn có thể gây ra một số phản ứng ngược như dị ứng da, ngứa, mẩn đỏ hoặc các bệnh về đường ruột. Do đó, bạn có thể thay thế cơm bằng các loại thức ăn khác như ngô, khoai tây, khoai lang…

Cũng có khá nhiều người cho rằng Poodle ăn cơm sẽ bị bạc lông. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân bạc lông ở Poodle không phải do chế độ ăn uống mà có thể là do vi khuẩn nấm trên da, do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, quá trình phát triển gặp vấn đề hoặc vốn dĩ chúng sinh ra đã có gen bạc lông từ bố mẹ. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng vấn đề Poodle có ăn cơm được không.

Cho cún ăn gì để đẹp lông?

Bộ lông xoăn tít, mềm mại chính là thứ đáng giá nhất mà chó Poodle sở hữu, tạo nên “nhan sắc” tuyệt vời của chúng. Bên cạnh việc chăm sóc, tắm gội, cắt tỉa thường xuyên thì chế độ ăn uống cũng ít nhiều ảnh hưởng đến bộ lông của Poodle. 

Lòng đỏ trứng gà: cho ăn khi Poodle trên 6 tháng tuổi nhưng nên ăn lượng vừa phải vì trứng khó tiêu, dễ gây đầy bụng.

Trứng vịt lộn: chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và khoáng chất giúp bộ lông óng mượt hơn.

Dầu cá Omega 3: có thể trộn thêm vào cơm, không chỉ giúp Poodle mượt lông mà còn sáng mắt hơn.

Ngoài ra, bì lợn, thịt bò sống, hoa hồi hay dầu hạt lanh đều là những thực phẩm giàu axit Omega 3 giúp lông Poodle trở nên đẹp hơn.

Poodle thích ăn gì?

Poodle rất thích đồ ăn vặt. Thực tế, ăn vặt đóng vai trò khá quan trọng trong khẩu phần ăn của Poodle, chiếm 20% lượng thức ăn chúng hấp thụ. Bạn hãy chọn những thức ăn vặt có chất lượng tốt làm phần thưởng cho Poodle khi nó vâng lời hoặc có hành động tốt.

Bạn có thể chọn thức ăn khô đóng gói sẵn như thịt gà, bò, khoai tây, cà rốt… và các loại trái cây như chuối, việt quất, mâm xôi, dưa gang…

Tráng miệng bằng yogurt không đường, ít đường hoặc phomai cũng luôn hấp dẫn chúng.

Làm gì khi cún cưng của bạn bỏ ăn?

Trường hợp Poodle bỏ ăn thường thấy là khi chúng về với chủ mới. Điều này là hoàn toàn bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Có thể là vì chúng nhớ mẹ, nhớ đàn, chưa quen với môi trường mới hoặc đồ ăn nhà bạn không hợp khẩu vị của chúng. Chỉ cần bạn kiên trì, quan tâm, chăm sóc chúng nhiều hơn thì tình hình sẽ được cải thiện.

Bên cạnh đó, khi Poodle bỏ ăn đột ngột, bạn cần phải theo dõi thật kỹ. Vì đây có thể là triệu chứng của bệnh. Trước tiên, bạn cần đổi món, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc thêm đồ ăn mà chúng thích vào khẩu phần ăn và tiếp tục theo dõi. Nếu 1-2 ngày sau, tình trạng này chưa được cải thiện thì bạn nên đưa chú chó của mình đến gặp bác sĩ thú y để có sự can thiệp và chữa trị kịp thời. 

Số điện thoại: 0929.866.555

Địa chỉ: 158, ngõ 99 Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội

Giải Pháp Hạ Nhiệt Cho Mèo Trong Ngày Hè Nắng Nóng

Tình trạng thân nhiệt tăng cao có thể khiến cho mèo bị mất nước, say nóng, và sốc. Không giống như người, cơ thể mèo không tiết mồ hôi và do đó chúng sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh thân nhiệt khi mùa hè trở nên nóng bức hơn. Tuy nhiên, bạn có thể tiến hành một số biện pháp mà Petto VietNam gợi ý để hạ nhiệt cho mèo trong mùa hè nóng bức để chúng thoải mái và khỏe mạnh.

1. Tạo môi trường mát mẻ cho mèo Bật điều hòa.

Đôi lúc điều hòa và quạt có thể làm mèo bị lạnh và gây khó chịu cho chúng sau một thời gian tiếp xúc vậy nên bạn hãy chuẩn bị chỗ ấm để mèo có thể trú ẩn nếu cảm thấy lạnh.

Hạn chế cho mèo ra ngoài khi sức nóng lên đỉnh điểm, từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Dùng quạt để lưu thông khí trong nhà.

Nếu không có điều hòa, bạn có thể dùng quạt và mở cửa sổ để làm mát ngôi nhà cũng như giúp cho mèo bớt cảm thấy nóng nực. Mẹo nhỏ: đặt quạt trước cửa sổ mở để di chuyển luồng không khí xung quanh nhà giúp hạ bớt nhiệt độ.

Cung cấp nước sạch thường xuyên. Cung cấp nước sạch cho mèo

Chuẩn bị nhiều bát nước có bề mặt tiếp xúc lớn (chẳng hạn như đĩa ăn hoặc bát dành cho chó). Bát có diện tích lớn sẽ khuyến khích mèo uống nước vì chúng không thích chạm ria vào thành bát. Bạn nên thay nước ít nhất một ngày một lần và luôn đổ đầy nước vào bát.

Cân nhắc mua vòi uống nước dành cho mèo. Nhiều con mèo thích uống nước từ vòi chảy ra và vòi nước là dụng cụ lý tưởng dành cho chúng.

Tạo điều kiện cho mèo lựa chọn địa điểm thoáng mát. Mèo thích nằm ở nơi có chất liệu sứ

Vì tính chất đặc biệt của chất liệu sứ, cho nên mèo thường hay nằm lên sàn gạch trong phòng tắm, phòng giặt giũ, và phòng bếp. Nếu mèo tìm được chỗ tránh nhiệt lý tưởng, bạn nên để yên cho chúng nghỉ ngơi.

2. Giúp mèo hạ thân nhiệt Để mèo nằm một chỗ trong những ngày nóng nực.

Thời điểm này không phù hợp để chơi đùa với mèo. Bạn chỉ nên chơi đùa với chúng ở thời điểm mát mẻ. Thay vào đó, bạn cần khuyến khích mèo nghỉ ngơi và thư giãn.

Tạo bóng râm cho mèo trú ẩn.

Nếu mèo bạn hay ở ngoài trời, bạn nên thiết kế bóng râm để giảm thiểu ánh nắng mặt trời. Bóng râm có thể ở dưới cây cối, bụi rậm, hoặc dù che. Buổi tối đóng cửa, bạn nên chú ý đến sự có mặt của mèo, tránh trường hợp mèo không thể vào nhà.

Dùng khăn ẩm để hạ thân nhiệt cho mèo.

Nếu thân nhiệt của mèo quá cao, bạn nên dùng khăn ẩm lau cơ thể chúng nhẹ nhàng và thường xuyên để chúng làm quen với điều này.

Chải lông cho mèo hằng ngày.

Bộ lông xù có thể cản nhiệt thoát ra ngoài; bạn nên chải chuốt cho mèo và để không khí lưu thông nhằm thoát bớt nhiệt, khuyến khích vào buổi sáng. Bước này đặc biệt quan trọng đối với giống mèo lông dài.

Việc mang bộ lông dày trong mùa hè có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng các chuyên gia tin rằng lông giúp cách nhiệt trong những ngày nóng nực, và có tác dụng giữ ấm vào mùa đông. Do đó việc cạo lông của mèo không giúp chúng cảm thấy mát mẻ hơn mà còn khiến da mèo bị bỏng và ung thư khi tiếp xúc với mặt trời.

Sắp xếp khu vực mát mẻ.

Bạn có thể giúp mèo hạ nhiệt bằng cách đặt hộp bìa cứng ở nơi yên tĩnh và thuận tiện, chẳng hạn như trong tủ quần áo, dưới ghế, hoặc gần địa điểm mát mẻ trong nhà. Trải một lớp vải bông hoặc vải có chất liệu thoáng mát dưới đáy hộp. Có thể cho thêm túi đá vào trong chiếc tất và đặt vào ổ nằm dưới lớp khăn để mèo cảm thấy mát mẻ hơn.

trải khăn cho mèo nằm tránh nhiệt từ sàn nhà 3. Nhận biết và điều trị say nóng để hạ nhiệt cho mèo Quan sát dấu hiệu say nóng.

Dấu hiệu say nóng: thở hổn hển và thở nhanh, đờ đẫn, tai hồng sáng, choáng, yếu ớt và không có khả năng đứng dậy, run rẩy, rùng mình, và thậm chí là co giật. Bàn chân mèo ấm.

Dùng khăn ẩm hạ thân nhiệt cho mèo và cung cấp nước.

Giống việc giải nhiệt cho chó khi bị say nắng, bạn nên trải khăn ẩm lên cho mèo đứng và cho chúng uống nước ngay lập tức. Lưu ý tránh dùng nước đá hoặc nước quá lạnh. Nếu mèo không đủ sức uống nước, bạn có thể dùng khăn ẩm chà nhẹ lên nướu răng của chúng.

Liên lạc với bác sĩ thú y để được tư vấn. đưa mèo đi gặp bác sĩ thú ý khi thấy mèo bị say nóng

Bạn có thể phải đưa mèo đi khám bác sĩ thú y để điều trị tình trạng say nóng. Bác sĩ thú y sẽ truyền dịch vào tĩnh mạch để giảm nhiệt độ bên trong và duy trì nguồn cung cấp máu bình thường đến các cơ quan.

Lời khuyên

Thường xuyên theo dõi bọ chét trên cơ thể của mèo trong những ngày hè vì chúng thường sinh sôi nảy nở nhiều hơn trong điều kiện nhiệt độ cao, khiến cho mèo cảm thấy khó chịu hơn ngoài cảm giác nóng nực.

Mèo càng lớn tuổi càng nên được chăm sóc nhiều hơn. Nếu mèo thừa cân, chúng sẽ cảm thấy nóng bức hơn.

Nếu muốn dắt mèo đi dạo trong mùa hè, bạn chỉ nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Trong trường hợp phải vận chuyển mèo đường dài bằng xe hơi, bạn nên bật điều hòa hoặc mở cửa sổ để thông khí trong lúc di chuyển, và không đậy kín lỗ thông hơi trên lồng mèo làm cản trở không khí di chuyển tuần hoàn.

Luôn cung cấp cho mèo đủ nước uống.

Luôn giữ cho nhà cửa mát mẻ. Dưới 25 độ C là phù hợp.

Nên Cho Chó Poodle Ăn Gì Tốt? Chó Poodle Ăn Cơm Được Không?

Chó Poodle ăn gì tốt?

Thức ăn của chó Poodle được chia làm hai loại: thức ăn tự chế biến và thức ăn dạng viên, đảm bảo phải cân bằng tỉ lệ thành phần chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Tuy nhiên, giống chó Poodle ăn gì còn tùy thuộc vào từng size và độ tuổi của chúng.

Thức ăn trong độ tuổi từ 1 – 2 tháng: các bé chó Poodle giai đoạn này cần được ăn cháo nhuyễn hoặc các loại thức ăn khô đã ngâm qua nước ấm hoặc sữa. Tuyệt đối không được cho chó ăn các loại xương gà, xương lợn hay các vật thể to đễ gây hóc cho cún ưng. Cho ăn 4 – 5 bữa/ ngày với lượng ít.

Thức ăn trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng: đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của các bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên cho ăn thịt gà, thịt lợn, thịt bò băm hoặc say nhỏ nấu cháo. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn các loại thức ăn khô ngâm trong nước 5 phút để chó tập ăn những đồ cứng. Thường xuyên bổ sung Vitamin, khoáng chất, trứng và chất xơ cho chó để tằng canxi và protein. Cho ăn 4 bữa/ ngày.

Thức ăn từ 6 tháng tuổi trở lên: lúc này hệ tiêu hóa của Poodle đã ổn định, bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn tự chế biến và có sẵn. Nên giảm tần suất bữa ăn xuống 2 – 3 bữa/ ngày đồng thời nâng cao số lượng cũng như chất lượng của thức ăn. Bên cạnh đó nên bổ sung các loại rau củ, bánh quy cho chúng ăn.

Chó Poodle ăn cơm được không?

Giống chó Poodle có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như cơm, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa và các loại rau củ quả khác. Cơm cần chế biến thơm ngon ăn kết hợp với thịt băm và một chút ít ra để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thú cưng.

Lúc mới tập ăn cơm nên cho Poodle ăn lượng ít rồi dần dần tăng lên để chó thích nghi, tránh bị hóc và đau dạ dày. Ngoài các bữa cơm chính cũng nên bổ sung sữa và thức ăn sẵn cho chúng.

Chó Poodle ăn gì đẹp lông?

Poodle có bộ lông “sang chảnh” nhiều màu sắc nằm trong top các giống chó đẹp nhất thế giới. Chính vì thế mà bộ lông cần được chăm sóc, chải chuốt thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm sau để chúng có bộ lông óng mượt:

Lòng đỏ trứng gà: khi Poodle trên 6 tháng tuổi bổ sung thêm lòng đỏ trứng gà cho chúng ăn, nhưng nên ăn lượng vừa phải vì trứng có thể làm chó đầy bụng.

Trứng vịt lộn: trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp bộ lông Poodle luôn suôn mượt và óng ả.

Dầu cá Omega 3: bạn có thể trộn thêm dàu cá vào cơm sẽ giúp đôi mắt của Poodle sáng và bộ lông mượt mà hơn.

Không nên cho chó Poodle ăn gì?

Poodle là giống chó có hệ tiêu hóa không được tốt so với đa số các giống chó khác. Vì thế, bạn tuyệt đối không chó chúng ăn những loại thức ăn sau đây:

Thức ăn nóng hoặc lạnh, đồ ăn mặn, trứng sống, nội tạng động vật chưa được nấu chín.

Cá chết chưa được nấu chín vì chúng chứa nhiều trứng giun sán dễ truyền bệnh cho chó.

Poodle không thể ăn xương vì hệ tiêu hóa cả chúng yếu có thể gây đau dạ dày hoặc thủng ruột.

Thức ăn quá cay (hạt tiêu, ớt, tỏi, hành tây,…) có thể khiến Poodle bị tiêu chảy.

Đồ ăn ngọt là nguyên nhân đầy bụng và ảnh hưởng xấu đến mắt của Poodle.

Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng, phân người và xác động vật.

Không cho ăn các loại hạt (óc chó, hướng dương,…)

Hình ảnh giải đáp không nên cho chó Poodle ăn gì?

Những lưu ý khi cho Poodle ăn

Chẳn hẳn đến đây bạn đã biết Poodle ăn gì tốt nhất, thế nhưng để đảm bảo chó được khỏe mạnh thì bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và sự chuyển hóa dinh dưỡng của từng con.

Nên cho Poodle ăn đúng giờ, không cho ăn quá nhiều.

Các vật dụng cho chó ăn cần được vệ sinh thật sạch sẽ bằng xà phòng và bảo quản nơi khô ráo.

Nếu thấy Poodle có các biểu hiện lạ như bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy thì cần phải ngừng ăn và đến thăm khám bác sĩ thú y.

Thay nước 3 lần/ ngày cho Poodle uống.

Khi chăm sóc chó Poodle cũng như các giống chó khác, bạn cần phải định kỳ tiêm phòng vaccine cho chúng để phòng ngừa dịch bệnh. Thường xuyên tẩy giun sán, vệ sinh chuồng trại tạo không gian sống sạch sẽ cho thú cưng.

HappyVet khuyến khích các trang trại nuôi thú cưng sử dụng thiết bị Pockit PCR để xét nghiệm, phát hiện các bệnh thường gặp ở chó như: bệnh care, bệnh Parvo,… để có phác đồ điều trị sớm và hiệu quả nhất.

Chó Poodle ăn gì tốt còn phụ thuộc vào độ tuổi và sở thích của chúng, người nuôi cần phải quan tâm và theo dõi xem chúng thích ăn gì để lên thực đơn sao cho phù hợp nhất. Tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách huấn luyện chó Poodle tại website chúng tôi

Chó Poodle Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe?

Những chú chó Poodle khi được bạn đón về nhà nuôi đều mới chỉ được vài tháng tuổi nên chúng rất cần được bạn quan tâm, chăm sóc nhất là về chế độ dinh dưỡng. Với giống chó này thì tùy vào từng giai đoạn độ tuổi khác nhau mà bạn lựa chọn thức ăn cho phù hợp, nhằm giúp cho chó có được sự hấp thu tốt nhất.

Chó Poodle có thể ăn được cả thức ăn hạt chuyên dành cho chó và các món ăn mà bạn nấu nhưng bạn nên lưu ý không cho chó ăn thức ăn được chế biến quá mặn hoặc ăn các thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng, ôi thiu…

Vậy chó poodle ăn gì tốt cho sức khỏe?

Thời điểm này thức ăn thích hợp nhất dành cho chó là sữa ấm, cháo xay nhuyễn. Bạn cũng có thể thỉnh thoảng cho chó ăn thêm thức ăn hạt nhưng cần phải được ngâm nước cho mềm ra trước khi cho chó ăn.

Các bữa ăn của chó Poodle cần được cách đều nhau vài giờ và nên tập cho chó thói quen ăn đúng giờ. Ngoài ra, bạn nên lưu ý chia khẩu phần ăn của chó thành nhiều bữa nhỏ, tránh để cho chó ăn quá no trong một bữa để cho chó tiêu hóa được tốt hơn.

Thức ăn tốt nhất cho chó Poodle ở giai đoạn này là các loại thức ăn mềm trộn cùng với các loại thực phẩm khác được xay nhỏ như cơm nát trộn lẫn với các loại rau củ, thịt băm xay (thịt lợn, thịt gà, thịt bò)…Cách làm này sẽ giúp cho chó bổ sung được khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời tăng thêm sự hấp dẫn về hương vị trong mỗi bữa ăn dành cho chó.

Ở giai đoạn này thì bạn nên giảm dần bữa sữa của chó Poodle và bạn cũng có thể cho chó ăn thêm thức ăn hạt khô để chúng có đầy đủ dinh dưỡng bởi tỷ lệ dinh dưỡng trong đó đã được trộn hợp lý, giúp chó ổn định hệ tiêu hóa.

Câu hỏi chó poodle ăn gì tốt cho sức khỏe đã tìm được câu trả lời. Mong rằng điều này sẽ hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc chú chó nhà mình.

Chó Poodle Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chó Poodle Con Từ 2 Tháng Tuổi

Phần lớn người nuôi chó Poodle hiện nay đều cho cún của mình ăn thức ăn tươi tự chế biến cùng gia đình, với khẩu phần gồm nhiều tinh bột, rau quả và ít thịt. Tuy nhiên, cần phải biết rằng chó Poodle là loài ăn thịt với hệ tiêu hóa chuyên biệt. Tuy đã thích nghi với cuộc sống gia đình, nhưng chế độ ăn vẫn khác rất xa con người.

1. Thành Phần Dinh Dưỡng

Chó Poodle cần có khẩu phần ăn riêng, với thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho chó Poodle phải đảm bảo tỉ lệ sau:

Protein (chiếm 20 – 25% khối lượng thức ăn) là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất chong chế độ ăn của chó Poodle. Thức ăn giàu đạm cho chó Poodle có thể lấy từ thịt, bao gồm thịt bò, thịt lợn, gà. Các loại nội tạng. Trứng lộn (gà vịt lộn) cũng là nguồn cung cấp đạm khá tốt.

Chất béo từ 11 – 16%. Chất béo được cân bằng tự nhiên với đạm trong thịt động vật. Chất béo có tác dụng giúp tiêu hóa nhiều loại vitamin và làm lông óng mượt, mềm mại.

Vitamin, xơ, tinh bột và khoáng chất. Trong tự nhiên, các giống chó tự bổ sung vitamin, xơ, và khoáng chất bằng cách ăn cỏ hoặc phân của các loài động vật khác. Để tránh điều này, bạn cần bắt bé Poodle của mình ăn rau củ quả bằng cách thái nhỏ và trộn với các thức ăn kể trên.

2. Hạn Chế Của Thức Ăn Tươi Với Chó Poodle

Hạn chế lớn nhất khi chế biến thức ăn tươi cho chó Poodle là thường bị thiếu canxi. Thiếu canxi là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, trong đó phổ biến nhất là hạ bàn. Để bổ sung canxi, nhiều người nuôi cho chó Poodle gặm xương. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã ghi nhận những mảnh xương nhỏ sắc nhọn làm thủng ruột của các bé cún còn nhỏ.

Để bổ sung canxi đúng cách, bạn nên cho bé Poodle của mình uống sữa tươi hoặc ăn thêm phomai. Hoặc chế biến cổ cánh gà xay thật nhuyễn cho bé ăn. Bạn chú ý là phải xay thật nhuyễn, nếu không các mảnh xương chưa xay nhuyễn khi nuốt phải cũng nguy hiểm không kém việc cho bé gặm xương.

Việc chế biến thức ăn tươi hàng ngày, hàng bữa cho chó Poodle tương đối kỳ công và tốn nhiều thời gian. Quan trọng hơn cả là rất khó đảm bảo thành phần và tỉ lệ dinh dưỡng trong từng bữa. Để khắc phục những hạn chế của thức ăn tươi, bạn nên dùng các loại thức ăn sẵn cho chó Poodle.

1. Ưu Điểm Của Thức Ăn Sẵn

Ưu điểm của các loại thức ăn sẵn là được thiết kế hợp khẩu vị với loài chó, tiện lợi, sạch sẽ và quan trọng hơn cả là đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng cho chó Poodle. Bạn chỉ cần cứ thế cho ăn, hoàn toàn không phải chế biến hay cho thêm bất cứ thành phần gì.

Thức ăn sẵn cho chó Poodle có thể là thức ăn khô đóng gói (hay thức ăn hạt), thức ăn ướt đóng hộp, … Ngoài ra còn có bánh canxi, khoáng, vitamin để bổ sung thêm vào từng giai đoạn phát triển. Mỗi loại đều có đầy đủ hướng dẫn về cách thức cho ăn và khối lượng thức ăn hàng ngày, theo từng giai đoạn, từng độ tuổi.

2. Các Thương Hiệu Thức Ăn Tốt Nhất Cho Poodle

Thương hiệu thức ăn tốt nhất cho chó Poodle được cả thể thế giới tin dùng là Royal Canin, chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe qua.

Kế đến phải kể đến Smartheart với hàng trăm hương vị đa dạng, được thiết kế dành riêng cho từng giống chó và độ tuổi khác nhau.

Morando cũng là thương hiệu rất đáng chú ý của Italia. Tuy mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng trước đó đã được tin dùng ở nhiều nước châu Âu.

Về khối lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày phải phụ thuộc vào khối lượng và độ tuổi của bé Poodle.

1. Khối Lượng Thức Ăn Hàng Ngày

Một bé Poodle sẽ cần khối lượng thức ăn mỗi ngày bằng khoảng 2.8 – 3.2% so với khối lượng cơ thể. Ví dụ một bé Poodle Tiny nặng 3kg, thì khối lượng thức ăn hàng ngày sẽ vào khoảng trên dưới 100g.

Tuy nhiên, đó là khối lượng khuyến cáo với thức ăn khô. Còn với thức ăn tươi thì theo kinh nghiệm của Thú Kiểng, khối lượng phải gấp rưỡi. Tức là với bé Poodle tiny kể trên, thì khối lượng phải là 150g thức ăn tươi. Do thức ăn tươi chứa rất nhiều nước nên không có giá trị dinh dưỡng.

2. Nên Cho Chó Poodle Ăn Mấy Bữa Một Ngày?

Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé Poodle nhà bạn. Vì ở mỗi độ tuổi, poodle có khả năng tích trữ năng lượng trong một thời gian khác nhau. Thú Kiểng hiện đang áp dụng theo công thức số bữa cho ăn như sau:

Khoảng 1 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, có thể cho ăn bột ăn dặm hoặc hạt khô ngâm sữa. Lúc này bé vẫn bú mẹ nhiều nên không quan trọng khối lượng ăn được bao nhiêu, chủ yếu là tập cho bé ăn thức ăn ngoài thôi.

Từ 2 tháng tuổi, bạn có thể cắt 2 bữa phụ đi, chỉ còn 3 bữa Sáng – Trưa – Tối. Nếu bạn mua Poodle tại Thú Kiểng thì bạn sẽ đón bé vào thời gian này. Lúc này bé đã quen ăn 3 bữa/ngày và được rèn kỷ luật ăn đúng bữa, không “mè nheo” hay cho ăn mà không ăn.

Từ 5 tháng tuổi trở đi, nếu bạn quá bận thì có thể chỉ cho ăn 2 bữa Sáng – Tối. Nhưng nếu được thì cho ăn đủ 3 bữa một ngày vẫn là tốt cho bé nhất.

Poodle nói chung không phải kén ăn. Nhìn mấy bạn ý sang chảnh vậy thôi chứ ăn uống dễ lắm, cho gì cũng ăn. Bạn chỉ cần bám sát khẩu phần ăn và cách cho ăn như trên là bé sẽ khỏe mạnh.

Nếu cần tư vấn chi tiết về dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho chó Poodle, hay cách nuôi chó Poodle, bạn có thể liên hệ với chuyên gia chăm sóc chó Poodle của Thú Kiểng theo số bên dưới để được giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng.

Nếu bạn đang tìm một bé Poodle 2 tháng tuổi khỏe mạnh, thuần chủng và được cho ăn uống khoa học, được rèn kỷ luận ăn uống, mời bạn tham khảo một vài đàn Poodle đang xuất chuồng tại Thú Kiểng bên dưới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cho Chó Poodle Ăn Gì Trong Mùa Nóng? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!