Xu Hướng 12/2023 # Chó Bully: Cách Nuôi, Chăm Sóc & Giá Chó Bully Tham Khảo # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Bully: Cách Nuôi, Chăm Sóc & Giá Chó Bully Tham Khảo được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi nói đến giống chó có “cơ bắp cuồn cuộn”, ngoại hình siêu ngầu và thân hình chắc khỏe, dẻo dai thì người ta sẽ nghĩ ngay đến giống chó Bully. Đúng như vậy, những chú chó Bully sở hữu ngoại hình như một “lực sĩ” khỏe mạnh và rắn chắc khi trưởng thành. Nếu bạn muốn nuôi giống chó này thì cần phải biết được những kinh nghiệm chăm sóc và giá bán của chúng. Chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin này ngay sau đây.

Đặc điểm của giống chó Bully

Ngoại hình đặc trưng của giống chó Bully là có cái đầu hầm hố, tráng rộng và cách xa mắt, khoảng cách hai mắt cũng khá xa, hai tai của chúng có vòng tròn và ngắn, tai có thể cắt hoặc không còn tùy và chủ nuôi. Chúng sở hữu hàm răng chắc khỏe với sức nhai cực kỳ mạnh mẽ. Chiếc môi trề là điểm đặc trưng của giống chó này. Tuy nhiên không phải môi trề là tiêu chuẩn đẹp mà môi của chúng phải khít với nhau.

Chúng sở hữu thân hình nổi bật, mạnh mẽ và rắn rỏi với phần vai và cơ bắp cuồn cuộn tạo nên một cơ thể đồ sộ. Chúng có đôi vai rất chắc khỏe và to hơn so với tổ tiên của chúng. Phần lưng tương đối ngắn, hông có thể cao hơn lưng nhưng trường hợp này khá ít gặp. Chiếc đuôi của chúng khá ngắn, thẳng và không bị quăn.

Chúng có chiếc cổ to và dài trung bình. Bộ lông của Bully rất ngắn và trông rất mượt mà, nhưng khi sờ vào thì lại rất cứng và thô. Màu lông của Bully thường có màu đơn, màu loang và màu đốm.

Thoạt nhìn thì chúng ta sẽ thấy những chú chó này trông rất dữ tợn và ghê gớm vì chúng có ngoại hình hung dữ và rất ngầu. Tuy nhiên, tính cách thật sự của chúng lại trái ngược với ngoại hình hầm hố này, đây là những chú chó rất hiền lành, thân thiện và rất biết nghe lời chủ nhân. Chúng không hề hung hăng như những chú chó khác mà ngược lại rất điềm tĩnh.

Khi chiến đấu, chúng rất hiếu chiến với những chú chó gây sự trước. Khi đó, chúng sẽ trở nên dữ tợn đúng như ngoại hình của chúng.

Kinh nghiệm nuôi chó Bully tốt nhất Chế độ dinh dưỡng

Khi chăm sóc cho Bully, bạn cần nắm được chế độ dinh dưỡng cho từng độ tuổi của chúng:

– Chó Bully nhỏ trong tuần đầu tiên khi mới sinh: Giai đoạn này chúng sẽ bú sữa mẹ, cho đến 1-2 tuần tuổi chúng sẽ mở mắt, khi đó bạn nên bổ sung thêm cháo hoặc sữa vào khẩu phần ăn của chúng.

– Bully 2 tháng tuổi: Bạn nên nấu cháo thịt bằm xay nhuyễn cho chúng để bổ sung nhiều dinh dưỡng. Giai đoạn này bạn nên cho chúng uống sữa đều đặn.

– Bully trưởng thành: Khi đó bạn hãy cho chúng ăn đầy đủ dinh dưỡng bằng cách bổ sung thịt, trứng, xúc xích,…

Nếu bạn muốn chú chó Bully của bạn phát triển với ngoại hình đẹp thì cần kết hợp chế độ ăn uống cùng luyện tập khắt khe. Hãy thường xuyên cho chúng vận động ngoài trời.

Lưu ý về thức ăn của Bully: Không cho chúng ăn nhiều ngũ cốc như cơm, ngô, khoai vì những thực phẩm này sẽ gây dị ứng cho chúng.

Cách chăm sóc

Cách chăm sóc Bully khá đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh cho chúng sạch sẽ, mỗi tuần nên tắm từ 2-3 lần. Bạn cũng không nên bỏ qua bộ răng của chúng khi chăm sóc.

Bạn hãy bố trí nơi ở, ngủ nghỉ thoải mái cho chúng. Chuẩn bị các dụng cụ như đồ chơi, bát/đĩa/khay ăn uống, chuồng, đệm nằm và thường xuyên giặt giũ, lau dọn để tránh vi khuẩn phát triển gây nên các mầm bệnh.

Dẫn chúng đi tiêm phòng và tẩy giun định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ thú y để ngăn ngừa những căn bệnh. Bổ sung nhiều canxi trong khẩu phần ăn của chúng. Ngày nay có nhiều loại thức ăn cung cấp canxi cho chó, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng thú cưng.

Khi nuôi Bully bạn nên huấn luyện cho chúng ngay từ khi còn nhỏ. Một số bài tập đơn giản mà bạn có thể huấn luyện cho chú chó Bully của mình như:

– Nghe theo mệnh lệnh: Bạn hãy dạy chúng những mệnh lệnh quen thuộc như đứng, ngồi, chạy, nằm, đi. Đây là những mệnh lệnh rất dễ và được những chú chó nghe nhiều nhất và chúng cũng dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nó.

– Chạy bộ: Mỗi ngày nên cho Bully chạy bộ từ 20-25 phút để tăng cường các cơ bắp, dẻo dai và bền bỉ.

– Mang, gặm đồ vật: Bạn hãy ném các đồ vật đi xa rồi ra lệnh cho chúng tìm và mang về, bài tập này vừa giúp chúng thông minh vừa giúp phát triển các cơ bắp lẫn cơ hàm.

Giá chó Bully là bao nhiêu?

Giá của một chú chó Bully thuần chủng tương đối cao, tùy vào đặc điểm của từng con sẽ có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Khi Bully hội tụ càng nhiều đặc điểm của giống Bully đẹp và thuần thì sẽ có giá càng cao.

Bully sinh ra tại Việt Nam, không giấy tờ có giá khoảng 7-9 triệu đồng. Những con có đầy đủ giấy tờ được nhập từ Mỹ, Thái Lan sẽ có giá cao hơn khoảng 15 triệu đồng. Giống Bully chuẩn Mỹ có giá từ 20-25 triệu đồng.

Bully trưởng thành sẽ có giá gấp đôi Bully nhỏ. Những con Bully trưởng thành nhập từ Thái có giá trên 30 triệu đồng, nhập từ Mỹ có giá trên 50 triệu đồng.

Phân biệt giống Bully với Pitbull

Nhiều người thường nhầm lẫn giống chó Bully với Pitbull vì chúng có nhiều đặc điểm ngoại hình giống nhau. Nhưng chúng vẫn có một số đặc điểm khác để phân biệt giữa hai giống chó này:

– Chó Pitbull có thân hình thon gọn và cao hơn Bully

– Pitbull có nhiều cơ bắp và cao hơn Bully

– Bully có hộp sọ to, đồ sộ, vai u thịt bắp

– Bully có tính cách hiền lành và thân thiện hơn Pitbull.

Những Cách Chăm Sóc Chó Bully Đơn Giản Và Dễ Dàng

Với mọi người mới nuôi chó bully, đang còn băn khoăn cách chăm sóc chó bully như nào là tốt nhất.

Nếu giai đoạn còn nhỏ chăm sóc không cẩn thận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển thể chất về sau.

Nhưng cũng đừng lo lắng quá, bởi việc cung cấp dinh dưỡng cho Bully con sẽ không quá khó khăn nếu bạn chú ý một số vấn đề sau:

Thường thì chó con sẽ xuất chuồng khi đủ 2 tháng tuổi, Bully con bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, rời xa vòng tay chó mẹ nên giai đoạn này các bé cực kì nhạy cảm đòi hỏi chủ nuôi hết sức lưu ý.

Chó con hệ tiêu hóa kém cộng thêm với cơ hàm yếu do đó không cho các bé ăn các loại đồ ăn cứng, khó nuốt.

Thức ăn chủ yếu trong các bữa là thịt bò, gà, lợn, cộng với cơm kết hợp thêm rau, củ và tất cả phải được xay nhuyễn hoặc bạn có thể lấy nước hầm xương nấu cháo loãng cũng rất tốt.

Thỉnh thoảng cho các bé uống thêm sữa ấm tăng sức đề kháng. Để cẩn thận nhất thì nên hỏi người bán xem trước đó bé đang ăn thực đơn như thế nào, tránh việc thay đổi thức ăn quá đột ngột khiến hệ tiêu hóa của bé khó thích nghi.

Cơ thể còn nhỏ nên lượng thức ăn cún con tiêu thụ thời điểm này cũng không nhiều.

Khẩu phần ăn chó Bully con cần được chia nhỏ thành các bữa khoảng 4-5 bữa một ngày, tương ứng với đó là 600-700 gram thức ăn.

Không nên để các ăn quá no vì rất dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa và mỗi bữa cách nhau khoảng 4-5 tiếng.

Bữa sáng: Thức ăn khô ngâm nước hoặc sữa thì càng tốt.

Bữa trưa: Cháo hoặc cơm nát, có thịt và rau củ quả xay nhuyễn trộn lẫn. Nên bổ sung thêm trái cây như: chuối, dưa hấu.

Bữa chiều: Một cốc sữa ấm khoảng 600 ml.

Bữa tối: Thức ăn khô ngâm mềm hoặc cơm, cháo.

Với một con Bully kể cả có gân guốc hay chắc lẳn thì thân hình chúng luôn có một khối lượng cơ bắp, bắp thịt khá lớn.

Đây cũng là một yếu tố do gen di chuyền vốn có của giống chó này và chính vì thể để có một lượng bắp thịt như vậy.

Khi nuôi bully nó cần đòi hỏi một chế độ khẩu phần ăn giầu đạm rất cao, và thường thì những người nuôi Bully cho chó ăn với khẩu phần ăn nhiều thịt, lòng trắng trứng, cổ gà, gan lợn, phổi bò, nội tạng động vật, trứng vịt lộn, sữa, phô mai.

Bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên bổ xung và đưa ra một khẩu phần ăn hợp lý nhất ở từng độ tuổi của chó Bully, kết hợp với các loại thức ăn có tinh bột và các tốt nhất là bạn cho chúng ăn cơm khỏe là ổn rồi.

Những loại thức ăn này này được cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng, không chứa các thành phần gây dị ứng cho chó bully, rất giàu protein giúp phát triển cơ bắp.

Bụng của loài chó này khác, đó là không hề hóp lại như chú chó khác.

Không nên so sánh Bully với loài chó khác. Bởi mỗi giống chó lại có đặc điểm khác nhau. Ví như loài chó rất gần là Pitbull.

Chúng có đặc điểm bụng hóp, cơ thể rắn chắc, người gọn gàng với các khối cơ lộ rõ.

Nhưng không phải là cứ cho ăn là chú cún sẽ xuất hiện được vẻ đẹp này. Mà cần phải tập luyện hàng ngày.

Nhưng, cũng không nên vì thế mà bắt chú chó của mình tập luyện quá khắc nghiệt. Cần cân đối, vừa sức với chú chó nhà mình. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Chế độ tập luyện cần đều đặn, để cơ bắp có thể rắn chắc hơn. Ban đầu tập luyện cần nhẹ nhàng.

Không nên gấp rút “tốc thành” mà bắt chú cún của bạn tập luyện quá khắc nghiện. Nên cho chú cún nhà bạn nghỉ ngơi hợp lý trong buổi tập.

Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chó Husky

Khí hậu phù hợp với chó Husky

Husky ngay từ khi mới sinh ra đã thích nghi với cái lạnh khắc nghiệt của vùng đất Sibir. Vậy nên, nuôi chó Husky tại Việt Nam là một thách thức không hề nhỏ.

Do đó, bạn cần chọn bắt đầu nuôi chó Husky vào các thời điểm mát mẻ, hoặc là vào mùa lạnh trong năm để tiện việc chăm sóc.Sau khi đem em về, bạn không nên để em ở ngoài trời nắng nóng 30 độ, vì có thể những em Husky quá nhỏ sẽ không thể nào chống chọi được cái nắng nóng của thời tiết mà chết.

Đối với những chú Husky lớn hơn một tí, bạn cũng cần bảo vệ chúng bằng cách như hạn chế cho chó chơi đùa dưới trời nắng gắt, cho uống nước mát, đưa chúng vào bóng râm hoặc dưới điều kiện có điều hòa.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Husky

Chó Husky ăn khá ít vì chúng trao đổi chất rất tốt. Nói như vậy không có nghĩa là bạn nhất thiết phải tiết giảm lại khẩu phần ăn cho chú chó Husky của mình. Bạn nên đáp ứng nhu cầu cơ thể của chúng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Mặc dù lượng ăn ít nhưng khẩu phần ăn của Husky cũng cần khá đầy đủ các chất dinh dưỡng như:

Protein có trong thịt, cá tăng cường sức mạnh cho các cơ.

Đạm và chất khoáng bổ sung cũng như hỗ trợ năng lượng cho cơ thể Husky

Chất xơ trong rau cỏ tăng cường tiêu hóa hấp thụ chất thật tốt.

Cho Chó husky tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một vấn đề khá quan trọng đối với giống chó Husky. Khi nuôi chó Husky, bạn cần phải cho chúng ra ngoài sân vườn rộng để chúng được chạy nhảy. Rèn luyện sức khỏe cho Husky bằng cách tập chạy bền mỗi ngày, nó cũng giúp chúng giải phóng năng lượng dư thừa nữa. Nếu như suốt ngày nhốt chúng trong phòng thì có thể chúng sẽ nổi loạn, đập phá đồ, cắn xé quần áo của bạn. Husky rất dễ bị tăng động nếu như bị giam giữ một chỗ.

Cách huấn luyện chó Husky

Thông thường, những người chủ sẽ dạy cho chó Husky tự đi vệ sinh, tập ngồi, nằm, bò cho chúng. Với bản tính hoang dã nên trước khi sử dụng nhiều bài tập khó chúng ta cần giúp chúng làm quen với môi trường sống mới. Làm quen với giờ giấc ăn ngủ đúng lúc, đi vệ sinh đúng nơi quy định,…

Đây là giống chó thông minh vì vậy chúng học rất nhanh, hiểu rất lẹ. Bạn chỉ cần kèm theo phần thưởng mỗi lần chúng làm tốt bổn phận của chúng thì sẽ trở thành thói quen.

Husky không chỉ thông minh, hiền lành mà chúng còn là một loài chó độc lập, cá tính, có cách suy nghĩ riêng. Bạn không nên áp đặt cho chúng quá nhiều vì như vậy sẽ khiến chúng cảm thấy ngột ngạt.

Cách làm vệ sinh và lông cho chó Husky

Lông Husky dễ rụng theo mùa, bạn chỉ cần chải lông cho chúng từ 2-3 lần mỗi tuần. Bạn thường xuyên sử dụng bình xịt hơi nước xịt sơ qua, bộ lông của chúng sẽ mượt mà và óng ả.

Husky là loài chó này khá ưa sạch sẽ, chúng sẽ không tự làm dơ mình. Vì vậy bạn không cần phải tắm gội cho chúng thường xuyên .Trong một tháng, bạn chỉ cần tắm cho giống chó này 1-2 lần là đủ. Tắm nhiều sẽ khiến cho lông Husky bị rụng nhanh và dễ phát sinh ra nhiều căn bệnh không đáng.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

MÈO CÚN PET SHOP

Địa chỉ: Ki ốt 6, 88 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 094 686 5620

Email: [email protected]

Website: www.meocun.com

Fanpage: https://www.facebook.com/meocunpetshop

Xin cảm ơn quý khách hàng.

Copied

Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chó Rottweiker

 Hướng dẫn cách nuôi chó Rottweiler

1)   Nuôi chó con Rottweiler . 

Mọi người khi đi mua chó cần lưu ý , chỉ nên mua chó Rottweiler  2 tháng tuổi trở lên , như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc . 

Rottweiler con từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi cho ăn 3 bữa một ngày , thời gian chia đều trong ngày cho hợp lý . Các bữa ăn cần có một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn (Không nhất thiết người ăn lúc nào thì cho chó ăn lúc đó , sẽ không hợp lý về thời gian vì ). 

Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5 , 10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn . Bữa chiều tối ăn nhiều hơn một chút và chủ chó dành thời gian thả chó nhiều hơn .  Thức ăn cho chó bao gồm : bột gạo , bột ngô , thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc ( Trâu , bò , ngựa , hạn chế thịt lợn vì khó tiêu ) . Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt . Định lựơng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể . 

Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút , nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ , sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ . Nếu chó ăn xong mà còn thừa thúc ăn , đem đổ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp ( Một số người nuôi chó có thói quen hay để thừa thúc ăn để khi nào đói chó tự ăn , như vậy là hại chó vì thức ăn thừa dễ ôi thiu chó sẽ bị đi ỉa rất dễ chết ) . Đến bữa ăn khi nghe thấy bước chân của chủ chó đã rít lên ầm ầm vì bị mùi thức ăn kích thích . Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống không sao cả . Sẽ rất rốt cho sự phát triển của chó và bộ lông sẽ rất mượt mặc du chúng ta ít chải lông . Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng . 

Sau 5 tháng có thể bổ xung hàng tuần một ít thị bò , ngựa sống nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều sau này ( Đối với chó to , canh gác và làm nghiệp vụ ) . Đừng sợ chó bị đi ỉa khi ăn thịt sống , vì bản năng hoang dã chó vẫn ăn thị sống từ các con thú trong rừng , sau khi ở với người chó mới thuần hóa ăn các thức ăn khác của người ,. 

2) Nuôi Rottweiler trưởng thành  Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với luyện tập và chạy nhảy hợp lý sẽ cho ta một con chó đẹp về hình thể , thông minh và cường tráng . Sự phát triển của chó mãnh liệt nhất là đến một năm tuổi , mọi hình dáng ,thể chất phụ thuộc vào thời kỳ này rất nhiều . Nhiều con bị hỏng chân sau , phom dáng không đạt là do cáh nuôi dưỡng của chủ chưa đúng chứ nhiều khi không phải do giống . 

Chăm sóc hợp lý và khoa học sẽ cho ta một con chó trưởng thành như ý và vô giá .  Chó trửơng thành sau một năm tuổi chỉ cần ăn một bũa một ngày là đủ , nhưng vẫn phải đủ về chất lựong ( Thịt nhiều rau it , va thỉnh thoảng cho gặm ống xương bò hoặc xương đùi bò ) . Chó nuôi vào các mục đích khác nhau , và các giống to , nhỏ thì định lượng và chất lượng cũng khác nhau . 

Chó về già thì giảm trọng lượng và chỉ nên duy trì không được để chó béo sẽ sinh nhiều bệnh về chó già . 

Tuổi thọ trung bình của chó vào khoảng 12 đến 14 năm .

CÁCH TẮM CHÓ

Tưởng chừng đơn giản, nhưng chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Có nên tắm cho chó không? – Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô, lạnh việc tắm cho chó là rất hạn chế, thậm chí người ta không tắm cho chó. – Ngược lại khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu : độ ẩm cao+ bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục. Ký sinh trùng da: Ve. mòng, ghẻ, nấm được đà tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước bốc mùi hôi…Tắm là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông- vẻ đẹp đặc trưng ĐẶC BIỆT của các giống chó lông dài : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Phốc Sóc, Bắc Kinh, Thần khuyển Tây Tạng… – Các giống chó lông ngắn : Boxer, Rottweiler, Labrador, dachshund… cũng nên tắm sạch sẽ vào mùa nóng ẩm. – Thân nhiệt chó cao hơn người : 38o5 +/- O,5oC chịu nóng rất kém. Mùa hè cần tắm cho chó cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp điều hòa thân nhiệt, tránh được bệmh cảm nóng ( heat strock ).

2. Khi nào thì không nên tắm cho chó ? – Thời tiết quá lạnh, nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC. – Chó non đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ. – Chó ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm. – Chó cái đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm mùi “đặc trưng hấp dẫn chó đực” sẽ giảm hưng phấn tính đực khi giao phối. – Chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày. – Chó mới sinh con. – Chó mới mua về nuôi. – Chó mới tiêm chích ngừa dịch bệnh. – Chó vận chuyển.

3. Cách tắm chó như thế nào? – Nước tắm chó : ấm về mùa đông, nước sạch, không tắm ở sông, hồ ao tù ô nhiễm. – Shampoo : có thể dùng các loại chuyên dụng cho chó bán tại các cửa hàng thuốc Thú y hoặc siêu thị. Hoặc một số loại shampoo của người có độ ẩm và dướng da tốt. Các loại shampoo trị ve, rận, nấm phải cỏchi định của BSTY. Chó bị bệnh ngoài da, việc tắm chó phải có ý kiến và chỉ dẫn của BSTY. – Tắm bằng nước lá cây, hoa quả : Có thể dùng quả chanh vắt nước lên bộ lông chó sau khi tắm bằng shampoo để làm tơi lông, tránh vón cục và trung hòa độ Kiềm của shampoo. Sau khi vắt vài quả chanh lên lông, lại phải xả sạch ngay bằng nước. các loại lá: Khế, bưởi, chè xanh, xà – cừ, xoan hoặc các loại lá chua, chát khác (Phải chắc chắn không độc) có thể dùng tắm chó có viêm nhiễm, lở loét hoặc ký sinh trùng ngoài da. – Thao tác tắm chó: Không được để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó. Sau khi tắm cần lau và sấy khô bộ lông, dùng que bông cotton ngoáy sâu thấm khô vệ sin tai, nhất là với giống chó tai cụp, dài như : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Labrador… Không tắm chó ở thế nằm ngửa. – Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet. – Với những con chó mới tắm lần đậu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay.

4. Bao lâu tắm chó một lần? – Tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó , tuổi chó. Điều này do chủ chó tự xác định.

Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chó Poodle

Poodle là giống chó rất dễ nuôi và dễ chăm sóc, có thể sống tốt trong các căn hộ nhỏ ở thành phố do đó Poodle được lựa chọn nuôi rất nhiều trong các gia đình hiện đại ngày nay.

Cách Nuôi Chó Poodle

Poodle là giống chó rất thông minh, học hỏi nhanh và dễ dàng huấn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng dễ học theo các thói quen xấu. Vì vậy, nếu mới mua một em poodle, bạn cần đặc biệt chú ý đến khâu huấn luyện để dậy chúng cách cư xử tốt, biết cách vâng lời và đặc biệt là đi “bậy” đúng chỗ.

Nhiều người thường bỏ qua khâu huấn luyện, hậu quả là sau 1 thời gian được sống trong sự cưng chiều của chủ, những em poodle này không biết nghe lời, sủa cả ngày lẫn đêm, đi bậy khắp nhà và thậm chí còn cắn chủ. Bạn sẽ chắc chắn sẽ không muốn rơi vào hoàn cảnh này!

Thức Ăn Cho Chó Poodle

Bạn có thể tự chế biến thức ăn tươi, hoặc dùng các loại thức ăn sẵn (khô hoặc ướt) dành riêng cho chó Poodle. Thức ăn tươi sẽ mất nhiều thời gian chế biến, và quan trọng hơn là khó đảm bảo được lượng dinh dưỡng phù hợp vì hệ tiêu hóa của chó rất khác so với con người.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thức ăn sẵn của các thương hiệu lớn, loại dành riêng cho chó Poodle (và các loại chó nhỏ). Những loại thức ăn này được chế biến hợp khẩu vị và dinh dưỡng cân bằng cho chó Poodle. Tất cả cũng đều có hướng dẫn cho ăn theo từng độ tuổi khác nhau.

Kiểm Soát Cân Nặng Của Chó Poodle

Poodle sẽ tăng cân nhanh nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều. Một em poodle mập mạp có thể trông rất cute nhưng nó cũng gây ra những vấn đề tai hại về sức khỏe, như hạn chế vận động, mỡ máu và tim mạch. Cho ăn đúng bữa là cách tốt nhất để “giữ dáng” cho em poodle của bạn. Không nên cho chúng ăn ngay khi chúng đòi, điều đó sẽ khiến em chó trở nên khó tính về lâu dài.

Hãy luôn giữ em poodle của bạn trong thể trạng tốt bằng cách đong đếm lượng thực phẩm hàng ngày, cho ăn 2 lần/ngày set tốt hơn là để thức ăn trong suốt cả ngày. Nếu bạn không chắc rằng liệu em cún của bạn có thừa cân hay không, bạn có thể thực hiện bài test đơn giản sau đây:

Đầu tiên, nhìn xuống lưng em chó, bạn sẽ thấy 1 vòng eo. Đặt 2 tay trên lưng ở khu vực eo, ngón tay cái để dọc theo xương sống, các ngón còn lại ôm xuống và ấn nhẹ. Nếu bạn có thể cảm thấy xương sườn, em poodle của bạn hoàn toàn bình thường. Nếu không em ấy đang thừa cân, bạn cần cho ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn. Còn nếu bạn có thể cảm nhận thấy xương sườn ngay khi đặt tay mà không cần ấn nhẹ, em poodle này đang gầy và bạn cần cho ăn nhiều hơn (chút xíu).

Tập Thể Dục Cho Poodle

Giống chó poodle nhìn chung thích vận động và chơi đùa, vì vậy bạn nên dắt em poodle của mình đi dạo thường xuyên, tốt nhất là mỗi buổi chiều. Công viên là nơi thích hợp để đi dạo. Bạn cũng nên mua 1 quả bóng hoặc xương cao su và chơi trò ném – bắt với em poodle, việc này không chỉ mang tính giải chí, nó còn là 1 cách huấn luyện để rèn luyện sức khỏe và tăng sự gắn kết với chủ.

* Một lưu ý rất quan trọng: luôn để mắt tới em poodle của bạn khi đi thể dục, tránh xa những con chó lớn và hung dữ, đặc biệt là giống pit bull, vì chúng có thể tấn công và cắn chết những chú chó nhỏ như poodle. Việc này không xảy ra thường xuyên, tuy nhiên cẩn thận không bao giờ là thừa.

Nguồn: Thukieng.com

Cách Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Chó Akita

Akita là giống chó quý của Nhật Bản, loài chó này nổi tiếng với sự tận tâm, tình cảm và vô cùng trung thành với chủ nhân của mình, cũng bởi vì lẽ đó mà những người yêu thích nuôi chó đều ưu tiên chọn giống chó Akita để đồng hành trong gia đình.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc tìm mua một con chó akita thuần chủng, tìm hiểu cách nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó akita một cách hiệu quả thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm và kiến thức hữu ích trong việc nuôi chó Akita.

Để nuôi chó Akita phát triển khỏe mạnh và thông minh, nhiều người đã biết cách nuôi dương, song bên cạnh đó cũng có một bộ phận người yêu thú cưng vẫn chưa biết rõ và đang còn thắc mắc về cách chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng Akita.

Những chú chó Akita Inu đáng yêu được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách, đảm bảo cho chúng lớn nhanh và khỏe mạnh

Chia sẻ từ những người yêu thú cưng từ Diễn đàn YeuThuCung:

“Đọc trên nhiều tài liệu, diễn đàn thấy mọi người thường bảo nên cho chó Akita ăn mỗi ngày từ 3 – 5 cốc thức ăn cao cấp dành cho chó. Vậy liệu có đúng không nhỉ?” – Lan Anh.“Theo mình, để chăm sóc tốt cho cún Akita thì trước tiên hãy chải lông cho chó mỗi tuần một lần. Akita thường gặp vấn đề về rụng lông khá nhiều, khiến bạn hơi vất vả khi dọn dẹp nhà. Chúng cũng cần tắm khoảng ba tháng một lần, tỉa móng, kiểm tra vệ sinh tai v.v…” – Hoàng Tú

Chia sẻ từ bài viết trên HoiNuoiTrong: “Cách nuôi chó Akita” sẽ hướng dẫn và giúp bạn biết cách nuôi cho Akita đúng cách, khỏe mạnh Chế độ dinh dưỡng của chó Akita

Chó Akita là dòng chó lớn và khỏe mạnh, để nuôi dưỡng cho chó có một sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp, mạnh mẽ thì cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của chó.

Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, chất béo, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực và vóc dáng.

Chăm sóc chó Akita theo độ tuổi

Chế độ ăn của chó Akita con từ 1 – 2 tháng tuổi được chăm sóc như việc chăm sóc chó con, cho chúng ăn cháo, cơm với thịt xé nhỏ và bổ sung các loại thức ăn khô có bán trên thị trường. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày, khẩu phần ăn của chó Akita con phải ăn khoảng 400g thức ăn và 0,5 lít sữa mỗi ngày.

Chó Akita khi được từ 2 – 6 tháng tuổi cần chăm sóc cẩn thận vì đây là giai đoạn chó cần được chăm sóc chu đáo để phát triển thể chất, trong giai đoạn này cần bổ sung vào khẩu phần ăn của chó Akita nhiều thịt, tốt nhất là thịt bò, tim gan heo, bò cắt nhỏ nấu chín, trứng, rau củ, thức ăn khô, cho chó ăn 3 bữa và uống thêm sữa mỗi ngày.

Khi chó Akita đạt từ 6 tháng tuổi trở lên, đây là thời điểm mà con chó sẽ phát triển rất nhanh và tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn, vì vậy cần phải tăng cường khẩu phần ăn và bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nhiều đạm, protein và canxi cho chó, đặc biệt là thịt, xương, nội tạng của động vật, trứng, rau củ,…

Một số điều cần lưu ý trong việc cho Akita ăn uống

Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.

Tránh chó chó ăn nhiều cơm, tinh bột, chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.

Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.

Cách làm vệ sinh cho chó Akita

Chó Akita có bộ lông dày rậm vì vậy việc chăm sóc lông cho Akita là một vấn đề cần chú ý, vì kết cấu bộ lông kép dày nên chó Akita không chịu được thời tiết nóng, nên cắt tỉa lông cho chó và cho chúng nằm điều hòa vào mùa nắng nóng. Vào mùa mưa lạnh thì cần phải chú ý đến việc giữ cho bộ lông của Akita khô ráo, nếu lông bị ẩm ướt thì sẽ gây ra các bệnh về da và có thể bị nhiễm bệnh viêm phổi.

Chú ý không nên tắm thường xuyên cho chó, chỉ nên tắm cho chó một tuần một lần. Bạn có thể cho chó phơi nắng vào buổi sáng và chiều tối để giữ cho cơ thể luôn khô ráo.

Lông của chó Akita rụng khá nhiều, bạn nên dùng bàn chải lông để chải lông hàng tuần cho chúng. Chú ý kiểm tra, vệ sinh các vùng tai, mắt, bàn chân… cho chó.

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng chó Akita Chó cưng, Chó Akita

Đăng bởi Nguyễn Liên

Tags: Akita Inu, Akita Inu đẹp, Cách chăm sóc Akita, dinh dưỡng cho akita, giá akita inu, nuôi akita

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bully: Cách Nuôi, Chăm Sóc & Giá Chó Bully Tham Khảo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!