Xu Hướng 10/2023 # Chó Biếng Ăn: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện Tình Trạng # Top 14 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chó Biếng Ăn: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện Tình Trạng # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Biếng Ăn: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện Tình Trạng được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nếu chó của bạn không hứng thú trong việc ăn uống thì rất có thể chúng đang rơi vào tình trạng biếng ăn. Vậy nguyên nhân chó biếng ăn/kén ăn là gì? Phải làm gì khi chó kén ăn?

1. Chó biếng ăn có bình thường?

Khi bạn cho chó ăn, mất bao lâu để để chúng ăn xong? Câu trả lời có thể cho biết liệu chó bỏ ăn là dấu hiệu của bệnh hay chỉ do kén ăn. Những con chó không ăn hết thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định (20 phút), có nhiều khả năng tapilu là chó kén ăn bỏ ăn. Bên cạnh đó, những chú chó không thèm ăn đồ của nó mà đòi đồ của người thì cũng thuộc loại chó biếng ăn.

Tuy nhiên, nếu chó bỏ ăn 2, 3 ngày hoặc có những biểu hiện khác (nôn bọt trắng, bọt vàng, mắt đổ ghèn, tiêu chảy…) thì bạn nên đưa chúng đến bác sỹ thú y.

2. Nguyên nhân chó biếng ăn a. Gen di truyền

Những giống chó như Pugs và Labradors nổi tiếng là háu ăn, trong khi những giống khác như chó săn cảnh lại gầy về bản chất. Chó săn mồi cũng ăn, nhưng do chuyển hóa nhanh nên chúng tăng ít hoặc không tăng cân.

b. Môi trường

Mặc dù việc cho chó ăn nghe có vẻ đơn giản, nhưng cách thức và thời điểm bạn cho ăn có thể ảnh hưởng đến lượng chúng thức ăn chúng ăn vào. Chó biếng ăn phải làm thế nào? Làm gì khi chó kén ăn? Bạn nên tạo nếp ăn tapilu thống nhất:

Lập thời khóa biểu cho giờ giấc ăn uống và làm theo lịch

Để thức ăn không quá 15 đến 20 phút.

Nếu con chó của bạn không ăn gì, hãy cất khay thức ăn đi. Việc để thức ăn lâu bên ngoài sẽ khuyến khích thói quen ăn uống xấu và mất vệ sinh của chó.

Không cho thú cưng của bạn ăn thêm thức ăn hoặc đồ ăn vặt cho đến giờ ăn tiếp theo trên lịch.

Căng thẳng, lo lắng có thể làm giảm sự thèm ăn của chó. Giống như con người, chó không ăn nhiều nếu chúng lo lắng. Điều này có thể xảy ra do những điều như cô đơn, buồn chán, những tiếng động tapilu lớn như bão, pháo hoa, hoặc lo lắng về sự chia xa (ví dụ như chúng phải ở nhà một mình nguyên ngày).

Nếu thức của chó đầy đủ và cân đối, chúng sẽ có trọng lượng khỏe mạnh và phân trông bình thường. Điều đó có nghĩa chú chó không gặp bất kỳ vấn đề gì với thức ăn bạn cho chúng. Mặt khác, một số vật nuôi có thể nhạy cảm với chế độ ăn uống hoặc dị ứng thức ăn, điều này có thể giải thích lý do chó bỏ ăn.

Bất kỳ thay đổi đột ngột nào đối với thức ăn hay cách cho ăn đều có thể gây ra các vấn đề như viêm dạ dày ruột (tiêu chảy và/hoặc nôn mửa). Để tránh điều này, bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống nên được thực hiện dần dần tapilu. Việc chuyển đổi từ loại thức ăn cũ sang loại thức ăn mới nên diễn ra trong vòng 4 đến 5 ngày thay vì ngay lập tức, để ngăn ngừa viêm dạ dày ruột có thể dẫn đến thay đổi sự thèm ăn của cún cưng.

Nếu có bất kỳ mối lo ngại nào về sự thèm ăn của thú cưng hoặc thức ăn cho chó biếng ăn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào về thức ăn cho chó.

d. Chó bỏ ăn bị bệnh gì

Nếu chú chó của bạn bỏ ăn nhiều ngày, kéo dài hơn 12 đến 24 giờ và không có dấu hiệu trở lại bình thường, hãy lập tức đem chúng tới bác sỹ thú y.

Chó con bỏ ăn uống (dưới 6 tháng tuổi)

Chó bỏ ăn tiêu chảy, đi ngoài, nôn bọt trắng hoặc nôn dịch vàng

Chó bỏ ăn và mệt mỏi, buồn bã, nằm một chỗ

Chó được chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chó (đặc biệt là chó già) dường như muốn ăn nhưng không ăn, hoặc chỉ ăn thức ăn mềm

Trong những trường hợp này, nếu chó bỏ ăn hoặc giảm cảm giác thèm ăn, bạn nên thông báo cho bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để được tư vấn kịp thời.

Có rất nhiều lý do tại sao chó bỏ ăn. Mặc dù có thể cún cưng của bạn kén ăn, nhưng sự thay đổi về khẩu vị cũng có thể là dấu hiệu về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở chó con, chó lớn tuổi hoặc vật nuôi có tình trạng sức khỏe tapilu tiềm ẩn.

Cải Thiện Tình Trạng Chó Biếng Ăn Mệt Mỏi

Chú chó nhà bạn đôi khi sẽ không chịu ăn dù bạn cho nó ăn thức ăn khô hay ướt. Chó biếng ăn có thể do căng thẳng, kén ăn, hoặc thiếu vận động. Bạn có thể kích thích sự thèm ăn và khuyến khích nó ăn bằng nhiều cách. Tuy nhiên, nếu chó tiếp tục nhịn ăn hoặc tỏ ra mệt mỏi hay đau đớn, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y.

Phương pháp 1: Kích thích sự thèm ăn

Phương pháp 1 – Kích thức sự thèm ăn

Chó có thể bị say tàu xe khi đi xa. Một số khác sẽ biếng ăn khi chuyển đến môi trường mới.

Một số chú chó không thích ăn ở nơi không thoải mái. Bạn nên đặt đĩa thức ăn cho chó ở một chỗ cố định có độ cao vừa phải, tránh để thú cưng khác tranh thức ăn với nó.

Chó biếng ăn do sự vắng mặt hay hiện diện của một thú cưng khác hoặc một thành viên trong gia đình.

Những nguyên nhân nhỏ hơn có thể là do nội thất trong nhà thay đổi hoặc ảnh hưởng của việc dọn dẹp nhà cửa.

Đôi khi chó không ăn để đòi hỏi sự quan tâm của chủ. Nếu chú chó không ăn và muốn được chú ý, bạn nên phớt lờ nó. Khi cho chó ăn, bạn đặt đĩa thức ăn xuống khoảng 10 phút, không chú ý đến nó, và bỏ hết thức ăn thừa đi nếu nó không ăn.

Chú chó có tính kén ăn.

– Giảm cho chó đồ ăn và thức ăn thừa của người: Hầu hết các chú chó đều khoái một miếng thịt nướng với khoai tây nghiền hơn là thức ăn cho chó. Nó sẽ rất vui sướng nếu bạn cho món nó thích, nhưng dần dần nó sẽ trở nên kén ăn và chỉ đợi chầu chực quanh bàn ăn.

Bạn cần để mắt đến bọn trẻ vì chúng thường rất hay cho chó đồ ăn vặt.

– Cho chó tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kích thích sự thèm ăn và khuyến khích chó ăn nhiều hơn. Để việc tập thể dục đạt hiệu quả cao, bạn nên đưa chó đi dạo trước mỗi bữa ăn. Chó sẽ nhanh chóng hình thành mối liên hệ tích cực giữa hai hoạt động đi dạo và ăn uống.

Một số giống chó cần vận động nhiều hơn, nhưng thông thường, bạn nên cho chó vận động mỗi ngày hoặc ít nhất vài lần một tuần.

Nếu không thể tham gia các hoạt động thể chất, bạn có thể chọn một số giải pháp như đưa chó đến trung tâm chăm sóc ban ngày, thuê người đưa chó đi dạo, hoặc đưa nó đến công viên dành cho chó và để nó tự chạy nhảy ở đó.

Phương pháp 2: Thay đổi thói quen ăn uống

Phương pháp 2 – Thay đổi thói quen ăn uống của chó

– Cho chó ăn vào một thời gian cố định trong ngày: Bạn nên cho chó ăn hai lần một ngày vào một khoảng thời gian nhất định, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Một số chú chó chỉ thích ăn vào giờ muộn.

Nếu chú chó khỏe mạnh và năng động, nhưng thường bị xao nhãng trước khi ăn xong, bạn nên để khay thức ăn cho nó rồi đi chỗ khác. Sau khoảng nửa giờ, bạn quay lại cất đĩa thức ăn đi dù nó đã ăn hết hay chưa. Chú chó sẽ nhanh chóng nhận ra rằng nếu nó không ăn hết trước khi làm việc khác thì sẽ không quay lại ăn được nữa.

– Khiến bữa ăn trở nên vui vẻ. Bạn có thể cho chó chơi đồ chơi có chứa thức ăn bên trong, dạy nó những trò mới và biến bữa ăn thành phần thưởng cho nó.

– Chế biến thức ăn ngon hơn. Để làm thức ăn cho chó ngon miệng hơn, bạn nên trộn thêm vài thìa thức ăn cho chó đóng hộp, hay chan thêm một ít nước ấm hoặc nước dùng.

Hoặc bạn có thể dùng nước sốt cho chó bán ở các cửa hàng thú cưng. Nước sốt được cô thành các hạt nhỏ, khi trộn với thức ăn khô và nước ấm sẽ giúp cho thức ăn của chó ngon hơn rất nhiều.

– Thay đổi môi trường cho chó ăn. Nếu chú chó vẫn không chịu ăn, bạn hãy thử một số thay đổi sau. Các thay đổi có thể mang lại lợi ích lâu dài dù chú chó sẽ cần một chút thời gian để thích nghi với chúng:

Cho chó ăn ở vị trí tách biệt với các thú cưng khác.

Thay bát đựng thức ăn, hoặc đặt bát ở độ cao thích hợp hơn.

Đổ thức ăn ra sàn cho chó ăn thay vì dùng bát đựng thức ăn.

Một số chú chó bị các hoạt động khác làm xao nhãng và không thể tập trung vào bữa ăn, do đó bạn hãy thử để khay thức ăn và nước uống cho chó ở nơi yên tĩnh để nó có thể tập trung ăn uống.

– Thay đổi loại thức ăn. Bạn có thể cho chó ăn thực phẩm của một thương hiệu khác hoặc thay thức ăn khô bằng thức ăn ướt. Các thay đổi này nên được thực hiện từ từ trong vòng một tuần: Trộn 1/4 lượng thức ăn mới với 3/4 lượng thức ăn cũ cho chó ăn trong vài ngày, sau đó tăng dần lên một nửa thức ăn cũ, một nửa thức ăn mới trong vài ngày tiếp theo và tiếp tục thay đổi dần như vậy để hệ tiêu hóa của chú chó thích nghi dễ dàng hơn với thức ăn mới.

Chuyển sang dùng thức ăn của thương hiệu khác một cách đột ngột có thể khiến chó bị đầy bụng và tiêu chảy.

– Bảo quản thức ăn. Bạn cần đảm bảo thức ăn cho chó luôn tươi và đựng trong hộp kín để giữ độ ẩm và tránh côn trùng gây hại, luôn kiểm tra hạn sử dụng khi mua thức ăn và kiểm tra thường xuyên khi bảo quản ở nhà.

Phương Pháp 3: Giải quyết tình trạng biếng ăn nghiêm trọng

Phương pháp 3 – Giải quyết tình trạng biếng ăn ở chó

– Đến gặp bác sĩ thú ý nếu chó biếng ăn không rõ nguyên nhân. Nếu chú chó đang ăn khỏe mà đột nhiên ngừng ăn, bạn cần nhanh chóng đưa chó đến bác sĩ thú y để xem nó có gặp các vấn đề về răng, đau miệng hay các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác hay không. Bác sĩ thú y có thể kiểm tra cân nặng và đưa ra lời khuyên về mức cân nặng hợp lý cho chó.

– Tìm biểu hiện chó bị ốm. Nếu chú chó có vẻ mệt mỏi, uể oải, uống quá nhiều nước, tỏ ra đau đớn, lông kém mượt mà, chướng bụng hoặc sôi bụng thì bạn cần đưa nó đến bác sĩ thú y. Phát hiện thấy giun trong phân là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chó mắc bệnh ký sinh trùng và cần được bác sĩ thú y thăm khám.

– Kiểm tra dấu hiệu xoắn dạ dày. Bệnh xoắn dạ dày xảy ra khi dạ dày của chó bị thắt nút lại. Loại bệnh này rất nguy hiểm và có thể khiến chó tử vong sau vài giờ. Bạn cần để ý một số biểu hiện chẳng hạn như chó thường xuyên nhìn xuống bụng, rên rỉ, đi đi lại lại và muốn nôn nhưng không nôn ra được. Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở dạ dày cũng có thể là biểu hiện của bệnh xoắn dạ dày và bạn cần đưa chó đi khám thú y ngay lập tức. Không cho chó nô đùa, dạo chơi, hay hoạt động mạnh trong ít nhất khoảng một giờ sau khi ăn để tránh nguy cơ bị xoắn dạ dày.

– Kiểm tra răng chó. Bạn nhẹ nhàng vén môi để kiểm tra răng chó, nếu thấy chú chó bị mất răng, hoặc răng vàng, có mùi hôi hay có mảng bám thì có thể nó bị đau răng nên không ăn được. Bạn cần đưa nó đi khám thú ý nếu phát hiện răng lung lay, sứt mẻ hoặc gãy rụng. Bác sĩ thú y sẽ chỉ cho bạn cách vệ sinh răng cho chó thường xuyên.

– Cho chó ăn thức ăn do bác sĩ chỉ định. Bác sĩ thú y có thể xây dựng cho chú chó một chế độ ăn đặc biệt để giải quyết các vấn đề về thức khỏe. Dù nhiều chú chó không thích chế độ ăn này, bạn cần khuyến khích để đảm bảo nó ăn và hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

– Trao đổi với bác sĩ thú y nếu điều trị không có hiệu quả. Nếu chú chó không chịu ăn theo chế độ ăn đặc biệt, hay sức khỏe ngày càng tệ đi, bạn cần đến gặp bác sĩ thú y ngay. Chú chó có thể cần uống thêm thuốc hoặc chuyển sang chế độ ăn thức ăn dạng lỏng.

Mặc dù bạn không nên cho chó ăn thức ăn thừa của người nhưng một số loại thức ăn của người hoàn toàn tốt cho chó và có thể là một phần thưởng tuyệt vời cho nó. Bạn có thể cho chó ăn cơm (cơm gạo trắng hoặc gạo lức), trứng và thịt gà nấu chín, bơ đậu phộng, và nhiều loại rau củ quả chẳng hạn như khoai lang, đậu xanh, cà rốt, và bí đỏ. Lưu ý, chỉ cho chó ăn các loại thức ăn này với một lượng vừa đủ để đảm bảo duy trì một chế độ ăn hợp lý.

Nếu muốn chó tăng cân nhanh chóng, bạn có thể cho chó ăn thịt băm viên. Thịt băm viên là loại thức ăn giàu chất béo làm từ thịt viên, phôi lúa mì, trứng, dầu ăn, và một vài nguyên liệu khác. Có rất nhiều công thức chế biến thịt băm viên trên mạng bạn có thể tìm và tham khảo.

Cải Thiện Tình Trạng Rụng Lông Ở Chó Pug.

Chó pug là loài thú cưng ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam. Loài chó cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc này thường cuốn hút người khác bằng sự dễ thương, không hề cáu kỉnh, khuôn mặt nhăn đặc trưng, đây cũng là lý do mà người ta hay gọi chó pug bằng cái tên chó mặt xệ.

Nhờ có hệ cơ bắp phát triển và tập tính sinh sống thích nghi tốt với khí hậu ở Việt Nam mà chó pug rất được yêu mến. Chúng có bộ lông ngắn, mịn và bóng đặc trưng.

Liệu rằng chó pug có bị rụng lông không? Câu trả lời là có, chó Pug cũng giống như tất cả các loài chó khác, có quá trình thay lông thường xuyên.

Chó Pug rụng lông khá nhiều, so sánh trong giống loài chó, Pug là loài rụng lông nhiều hơn khá nhiều loài khác. Mùa rụng lông của chó thường là cuối thu, thông thường chó Pug vẫn rụng lông thường xuyên và cũng dễ rụng, đặc biệt sau khi được tắm rửa.

Tuy nhiên chó Pug là loài không có nhu cầu tắm rửa quá nhiều, nếu các giống cho khác là 1-2 lần mỗi tuần thì chó Pug sẽ là 2-3 tuần 1 lần vì chúng rất khó thích nghi với nóng lạnh đột ngột, tắm rửa thường xuyên sẽ làm da của chó Pug yếu đi và lông cũng rụng nhiều hơn. Mặc dù không cần tắm rửa thường xuyên nhưng chó Pug rất cần được lau cơ thể bằng nước ấm, sử dụng khăn cotton và lau rửa mặt, tại các nếp nhăn của chúng thường xuyên, tránh đọng bụi bẩn hay vi khuẩn gây bệnh.

Chó Pug cần được chải lông 2-3 lần mỗi tuần, đây cũng là cách cải thiện tình trạng rụng lông ở những chú chó này. Việc chải lông thường xuyên giúp thu hồi lượng lông cần có khả năng bị rụng, không để vung vãi ra sàn nhà, thảm trải sàn hay bất kỳ vị trí nào mà chú Pug của bạn đi qua, đồng thời chải lông thường xuyên cũng giúp tuần hoàn máu trên da tốt hơn, làn da khỏe mạnh và bộ lông mượt mà hơn. Nếu chú chó Pug của bạn không gặp vấn đề về da liễu, tốt nhất hãy dùng loại lược chuyên dụng cho chó/mèo bị rụng lông để chải thường xuyên.

Tắm cho chó bằng những loại dầu tắm có thành phần dầu dừa, dầu bưởi hay dầu trà, dầu olive để tăng độ bóng, mượt và độ chắc khỏe của bộ lông. Các thành này cũng giúp cho da của chó sạch, mịn màng hơn rất nhiều.

Trong trường hợp chú chó Pug của bạn bị rụng lông nhiều bất thường, hãy cân nhắc những nguyên nhân sau:

Nhiễm vi khuẩn nấm và ký sinh trùng: ghẻ, ve bọ,…

Chó bị Stress, mắc một số bệnh về thần kinh, viêm não,…

Nếu chú chó Pug của bạn được áp dụng những biện pháp chăm sóc nhằm cải thiện rụng lông nhưng tình trạng của chúng không hề thuyên giảm, hãy cần phải đưa chó cưng của mình đến trung tâm thú y để được xét nghiệm, chẩn đoán và tư vấn của bác sỹ thú y về tình trạng của chó cưng và tuân thủ nghiêm ngặt kê đơn và điều trị của bác sỹ.

#pet_dang_yeu_com

#benh_vien_thu_cung

#petdangyeu

#meo_bi_rung_long_tren_mat

3+ Nguyên Nhân Chó Biếng Ăn Và Cách Điều Trị Chó Biếng Ăn

I. Nguyên nhân chó biếng ăn?

Có rất nhiều nguyên do để giải mã cho lý do tại sao chó biếng ăn. Lý do có thể là vì bé cún được gia đình quá nuông chiều nên hình thành nên thói quen xấu, đôi khi là do sức khoẻ không ổn định hoặc bị thay đổi môi trường đột ngột dẫn đến căng thẳng. Lúc này tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi khiến bé không còn cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng bỏ bữa.

1. Chó biếng ăn do thói quen xấu

Chó là loài vật thông minh, đáng yêu và trung thành với chủ. Chính vì vậy nhiều chú chó được chủ vô cùng chiều chuộng, nói chung là gần như là “muốn gì được nấy”. Cũng vì rất thông minh nên các chú chó có thể nhận biết và hình thành các thói quen xấu khi chủ nhân quá nuông chiều.

Chó biếng ăn do hình thành thói quen xấu.

Việc quá nuông chiều có thể dẫn đến tính vô kỷ luật và khiến cún cưng trở nên hư đốn. Hơn nữa, việc biếng ăn, bỏ ăn dài ngày có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của thú cưng.

2. Chó kén ăn do bị ốm

Nếu chú cún nhà bạn đột nhiên bỏ bữa liên tục thì rất có thể em ấy đang gặp vấn đề về sức khỏe. Khi thấy cún nhà bạn có một trong những triệu chứng sau thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ thú y ngay để kịp thời chữa trị:

Bỏ ăn liên tục, chỉ uống nước.

Mắt có thể xảy ra hiện tượng đổ ghèn, sung huyết, rụng lông nhiều thành từng mảng,…

Luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không vận động, thậm chí còn nôn ra bọt trắng.

Một số lý do dẫn đến tình trạng chó kén ăn thường thấy là: nhiễm giun sán, một số vấn đề về răng lợi hoặc tiêu hoá,… Đây là những căn bệnh không phổ biến đối với chó, thường gặp nhiều ở chó con dưới 1 tuổi nhiều hơn – độ tuổi có sức đề kháng chưa cao. 

Nếu trong trường hợp chó bỏ ăn do vấn đề về răng thì bạn có thể tạm thời cho chúng ăn những loại thức ăn mềm hơn, giúp chúng nhai dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận quan sát các biểu hiện lạ, nếu tình hình nghiêm trọng thì nên dẫn chú chó đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời phát hiện và xử lý bệnh (nếu có).

Nếu cún biếng ăn không phải bị bệnh giun hoặc đau răng thì trường hợp cao chó đã bị ốm. Lúc này bạn cần đưa nó đến ngay bác sĩ để thăm khám và có phương pháp chăm sóc đúng cách.

3. Chó lười ăn do thay đổi môi trường sống

Một số chú chó lười ăn, tiêu chảy, nôn oẹ nếu bị thay đổi môi trường sống đột ngột khiến chúng bị căng thẳng. 

Lúc này các chú chó phải làm quen tất cả mọi thứ lại từ đầu: chủ mới, bạn mới, nhà mới, âm thanh lạ,… Các yếu tố này khiến chúng bị hoang mang, bỡ ngỡ trong thời gian đầu và gây ra tình trạng biếng ăn.

4. Chó lười ăn bị cảm giác đầy bụng

Đối với dinh dưỡng hằng ngày của cún cưng, bạn cần lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu, được chế biến sạch sẽ và có nguồn gốc rõ ràng để tránh trường hợp các bé bị khó tiêu dẫn đến cảm giác không ngon miệng.

Ngoài ra, bạn không nên để bạn bè, gia đình cho cún cưng ăn những loại thức ăn để qua ngày hoặc những mẩu thức ăn rơi vãi trên sàn.

Nếu trong gia đình có tồn tại một hoặc vài thú cưng khác thì bạn phải đảm bảo không để cún cưng ăn nhầm những loại đồ ăn của những vật nuôi này. Đối với chó con, bạn phải đậy kín tất cả thùng rác trong nhà thật kỹ, tránh cho chúng lục lọi đồ ăn còn sót lại, dẫn đến vấn đề đầy bụng và khiến chó con biếng ăn.

5. Chó lười ăn do tâm lý chán nản

Cũng giống như con người, các chú chó luôn muốn được đổi mới thực đơn, được ăn những món ăn đa dạng hơn. Nếu bạn chỉ liên tục cho chúng ăn một món trong thời gian dài, những người bạn 4 chân này có thể cảm thấy chán nản khi đến bữa ăn, khiến chó con biếng ăn. Điều này lâu dần gây ra việc phải ăn miễn cưỡng, có thể dẫn đến “tuyệt thực” để phản đối.

II. Chó biếng ăn, chán ăn phải làm sao?

Để không xảy ra hiện tượng chó biếng ăn chủ nhân nên huấn luyện thói quen dùng một loại thức ăn cho chó chính ổn định ngay từ nhỏ. Khi cho ăn, để cho chó tạo thành thói quen tập trung ăn uống. Giới hạn trong 30 phút phải ăn xong. Sau đó phải thu dọn bát ăn đi luôn, không được để chó có thói quen xấu thích ăn thì ăn, không thích liền để ăn sau từ nhỏ.

Trong những tuần đầu sau khi về nhà mới ngay cả khi chú chó con nhớ mẹ, nhớ đàn mà ăn kém cũng không được bỏ đi thực đơn do chủ cũ gợi ý. Không nên cho chó ăn vặt, đồ ăn vặt tốt nhất chỉ dùng sau khi chúng làm được một việc tốt nào đó. Muốn thay đổi thức ăn cho chó con chỉ nên làm từ từ, tránh thay đổi đột ngột.

Cần siết chặt kỉ luật mỗi khi cho cún ăn. Có thể thay đổi vị trí cho ăn. Thời gian cho ăn là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Hoặc sau khi tập thể dục 2 tiếng. Định rõ thời gian và khẩu phần thức ăn cho cún. Nếu cún không ăn thì lần tiếp theo đồ ăn sẽ giảm 50%. Và khi ăn lại chỉ tăng 10%. Tần suất cho ăn cụ thể như sau:

Trước 3 tháng: 4 lần/ngày

Từ 3 – 8 tháng: 3 lần/ngày

Trên 8 tháng: 2 lần/ngày

Nếu là khi chó lười ăn do bị bệnh nên hỏi bác sĩ thú y để được tư vấn chế độ dinh dưỡng. Với những trường hợp chó biếng ăn vì đang trong quá trình phục hồi sức khỏe thì bạn không nên ép chúng quá trong giai đoạn này. Thay vào đó bạn nên tìm hiểu một số loại thuốc bổ cho chó biếng ăn.

Một trong những sản phẩm thuốc bổ hay được khuyên dùng là dùng Gel dinh dưỡng cho chó (của hãng Nourse hoặc Vegebrand), đây là một sản phẩm gel dinh dưỡng để bổ sung cho chó. Chỉ cần 2 muỗng Gel là cún của bạn đã có đầy đủ chất cho 1 ngày. Cún cưng mau khỏi bệnh và phục hồi một cách nhanh chóng.

Với những trường hợp chó bỏ ăn thông thường, bác sĩ thú y có thể kích thích cảm giác ngon miệng của cún bằng thuốc. Tiêm Catosal (của Bayer) là một trong những loại thuốc phổ biến kích thích ăn uống. Hoặc nếu không muốn tiêm, bạn có thể mua men tiêu hóa Enterogermina dạng ống của Pháp có bán tại các hiệu thuốc.

III. Những cách trị chó biếng ăn đơn giản

1. Nguyên nhân do thói quen xấu

Để bé cún nhà bạn bỏ được thói quen lười ăn, bạn nên dừng ngay những hành động nuông chiều vô điều kiện. Điều đầu tiên chính là huấn luyện chúng phải ăn đúng giờ, đúng bữa.

Lần một bạn hãy để một chén đồ ăn vừa đủ và đặt thời gian dùng bữa trong khoảng 20 – 30 phút. Sau khoảng thời gian này, nếu chú chó tỏ thái độ biếng ăn nên ăn ít hoặc bỏ ăn thì bạn nên đem chén thức ăn đó đi. Chú ý, tuyệt đối không cho bé ăn gì cho đến bữa tiếp theo hoặc la mắng chúng, khiến chúng sợ hoặc nhờn với phương pháp này.

Lần tiếp theo, bạn cũng chuẩn bị một chén thức ăn mới như vậy. Nếu bé không ăn thì tiếp tục làm như lần một, còn nếu bé bắt đầu ăn tiếp thì bạn có thể ước chừng lượng thức ăn bé cần cho bữa ăn tiếp theo. Sau khi bị đói và không thể năn nỉ được chủ nhân thì cún cưng, đặc biệt là chó con sẽ tự nhận ra là chúng phải ăn đúng bữa, không còn có thể làm nũng và chê đồ ăn nữa, từ đó loại bỏ được vấn đề chó con biếng ăn.

2. Nguyên nhân do sức khoẻ không tốt

Khi nhận thấy những biểu hiện bên ngoài cho thấy chú chó nhà bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên đưa bé đến cơ sở thú ý gần nhất để có được chẩn đoán chính xác và cách điều trị hiệu quả nhất.

Các biểu hiện bên ngoài có thể kể đến như:

Tinh thần chán nản, cơ thể mệt mỏi.

Không chịu ăn, chỉ uống nước và nôn ra bọt trắng.

Rụng lông nhiều, mắt có đổ ghèn, sưng huyết.

Không vận động thường xuyên như hằng ngày.

Sau khi được chữa trị bởi bác sĩ, các chú chó sẽ bước vào giai đoạn phục hồi sức khoẻ. Trong quá trình hồi phục bạn có thể dùng một số phương pháp sau để giúp chú cún cưng nhanh chóng bình phục và có lại cảm giác thèm ăn:

Cho bé uống nhiều nước: Khi cơ thể bị cảm sốt hoặc tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, lúc này bạn cần khuyến khích bé bổ sung đủ lượng nước giúp nhanh chóng giải độc, làm mát cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho bé uống nước nếu đang trong tình trạng nôn mửa.

Gia giảm thức ăn nhạt: Nếu cún nhà bạn đang trong quá trình hồi phục sau cơn bệnh thì chưa nên cho bé quay lại chế độ ăn như bình thường ngay. Trong những ngày đầu nên để bé ăn các đồ ăn mềm, dinh dưỡng, dễ tiêu và có vị nhạt. Sau đó mới từ từ để bé quay lại với thực đơn hằng ngày.

Hạn chế vận động, chạy nhảy: Cần để cho chó có thời gian nghỉ ngơi thoải mái, mau chóng lấy lại sức. Hạn chế những hoạt động mạnh gây mất sức, kéo dài thời gian hồi phục. Nếu sợ chúng chán nản thì có thể dắt đi dạo cho khuây khoả.

3. Nguyên nhân do lạ lẫm với môi trường sống

Nếu chó biếng ăn do bị thay đổi môi trường sống bất ngờ thì bạn cần cho bé thời gian để làm quen từ từ, lúc này hãy dành thời gian riêng với chúng nhiều hơn để chúng dần quen và tin tưởng bạn.

Bạn có thể thử các hoạt động sau để giúp bé thoải mái, vui vẻ hơn khi sống trong căn nhà mới:

Thiết kế chỗ ngủ thoải mái cho cún, có thể đặt thêm một đồ vật quen thuộc của bạn ở cạnh để chúng mau chóng quen mùi.

Dắt chó cưng ra ngoài khi đi làm việc vặt sẽ giúp có cơ hội quan sát thế giới bên ngoài, trở nên tự tin và hứng thú khám phá hơn, nhanh chóng chấm dứt tình chó biếng ăn.

Giới thiệu chó với từng thành viên trong gia đình. Có thể tất cả mọi người đến hào hứng gặp thành viên mới ngay lập tức. Tuy nhiên gặp quá nhiều người một lúc có thể chú chó hoảng hốt, nên tốt nhất là nên để bé làm quen với từng người một.

Từ từ tạo cơ hội cho chú cún gặp các bạn vật nuôi khác trong gia đình: Việc ngay lập tức phải chia sẻ không gian với những bạn thú cưng khác trong nhà cũng là một trong những nguyên nhân khiến chú chó bị sốc. Bạn nên tạo cơ hội cho chúng gặp nhau và tiếp xúc mỗi ngày một chút, tránh cho tình trạng bỡ ngỡ và xung đột khi “đang yên đang lành lại bị chia lãnh thổ”.

Cập nhật tin tức nóng hổi tại fanpage: https://www.facebook.com/fautovietnam/

Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Tránh Tình Trạng Chó Bị Cảm Lạnh

Cũng giống như người, chó cũng rất dễ bị cảm khi thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường; nhất là những ngày giao mùa, se lạnh, buốt giá khi mùa đông sắp tới gần.

Cún cưng không biết nói nên khi bị đau ốm; chúng không thể nói cho bạn biết là nó không khỏe hay bị đau chỗ này chỗ kia như con người được.

Khi bị nhẹ, hoặc mới phát bệnh thường rất khó phát hiện. Vậy nên bạn hãy quan sát và theo dõi kỹ những dấu hiệu khác thường của cún; để có biện pháp xử lý kịp thời tránh để bị nặng ra rồi sẽ rất khó và mất nhiều thời gian chữa trị.

Nguyên nhân chó bị cảm lạnh

Cún cưng là một loài động vật nên khi chúng bị ốm, cảm lạnh hay đau yếu chúng không thể nói cho chúng ta biết được. Nhất là với thời tiết ở miền Bắc nước ta với mùa đông khá lạnh và rét buốt nên cún cưng rất dễ bị cảm lạnh.

Chó bị cảm lạnh thường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân phổ biến như sau:

Thứ nhất, chuồng trại của chó được đặt ở nơi nhiều gió như ngoài sân hay những nơi ẩm thấp khiến nhiệt độ về đêm khá thấp khiến chó dễ bị cảm lạnh.

Thứ hai, chó con bị cảm lạnh do chúng ta chưa biết cách vệ sinh cho chó, cho chó tắm nhiều lần trong ngày hoặc tắm cho chó trong thời tiết lạnh nhưng không thực hiện cách lau khô hay sấy khô cho chó sau khi tắm.

Thứ ba, chó bị cảm lạnh do thường xuyên bị nhốt trong chuồng nhưng không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Việc chuồng trại luôn trong tình trạng ẩm ướt là nguyên nhân khiến chó bị cảm cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bé,

Thứ tư, chó bị cảm do thay đổi thời tiết. Đây là trường hợp dành cho những chú chó đang sống ở khu vực thời tiết nóng ấm nhưng bỗng nhiên chuyển đến nơi thời tiết có khí hậu lạnh giá. Việc thay đổi môi trường sống đột ngột khiến chó chưa kịp thích nghi dẫn đến tính trạng bị cảm.

Thứ năm, chó con bị cảm lạnh là tình trạng phổ biến hơn chó trưởng thành. Bởi vì chó con cơ thể chưa thật sự phát triển tốt cũng như sức đề kháng còn khá yếu.

Dấu hiệu nhận biết khi chó bị cảm lạnh

Một trong những triệu chứng chó bị cảm lạnh thường gặp nhất là nhiệt độ cơ thể của chó tăng lên. Cơ thể chó bị lạnh, khi nhìn trực tiếp về phía ánh sáng mắt rất khỏ mở ra, chảy nước mũi, ho nhiều mà thường dùng chân để gãi mũi.

Thời gian trung bình kể từ khi chó bị cảm lạnh cho đến khi khỏi hẵn thường mất từ vài tuần cho đến tận 2 tháng sau. Những chú chó con và hay những con chó có sức đề kháng yếu là đối tượng dễ mắc bệnh cảm lạnh nhất.

Các triệu chứng chó bị cảm lạnh trên thực tế không quá khó phân biệt nhưng đôi khi những triệu chứng này cũng gây ra một số nhầm lẫn nhất định.

Có hai trường hợp cảm cúm thường xảy ra ở cún là vào đầu mùa xuân và cuối mùa thu khi thời tiết thay đổi thất thường, khoảng thời gian này chó hay bị cảm lạnh một cách độ ngột.

Chẳng hạn như khi gió lùa vào trong phòng, người bị ướt hay sau khi tắm xong mà không sấy khô lông liền mà cứ để người ướt.

Những dấu hiệu cơ bản nhận biết chó bị ốm, ho và cảm lạnh

Cơ thể cún rung rẩy, người luôn trong trạng thái uể oải, buồn bã, mệt mỏi, vẻ mặt đờ đẫn, không còn vẻ tinh ranh, lanh lợi đùa nghịch như ngày thường nữa.

Chó ốm thường chỉ nằm im một chỗ, rất ít vận động và ngủ nhiều hơn

Chó bị chảy nước mũi, nặng thì bị ho

Thay đổi thói quen ăn uống và có biểu hiện đặc trưng nhất mà chúng ta có thể thấy đó là chó sẽ chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn rất kém

Khi cún bị ốm hay cảm lạnh thường có biểu hiệu da tái, nôn, tiêu chảy có khi có màu, thân nhiệt hạ…

Khi chúng ta đùa vui, vuốt ve, gọi chó mà nó không có vẻ thích thú, vui mừng như ngày thường thì tôi dám khẳng định chú cún của bạn đang gặp vấn để vào sức khỏe và cần phải nhanh chóng đưa chúng đến các cơ sở khám thú ý gần nhất để điều trị một cách tốt nhất.

Ngoài ra chúng ta có thể quan sát những biểu hiện bên ngoài như: tai rũ xuống, nhem nhuốc, lông bớt bóng mượt, có những vùng lông dựng đứng….

Cách xử lý khi chó bị cảm lạnh

Sưởi ấm cho chó. Cho chúng nằm chỗ ấm áp.

Cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm.

Cho chó đến cơ sở khám thú y, hoặc mua thuốc tại các hiệu thuốc thú y, các cửa hàng thú cưng để điều trị kịp

Tùy vào tình trạng của chó khi mắc bệnh cảm lạnh mà bạn có hướng xử lý phù hợp khác nhau. Nhẹ thì điều trị tại nhà, nặng thì cần đưa đến phdòng khám thú y để bác sĩ chữa trị.

Chó bị cảm lạnh đầu tiên bạn cần đưa chúng vào phòng ấm áp và đắp chăn ủ ấm để tăng thân nhiệt. Cho chó uống nước lá quế, lá tía tô ấm để giữ ấm cơ thể, phòng chữa cảm lạnh, cảm cúm rất hiệu quả.

Sau đó bổ sung dưỡng chất cho chó bằng cách ăn uống đầy đủ, nhiều nước ấm. Trong bữa ăn hàng ngày bạn nên cho chó ăn uống thêm vitamin B, C để tăng sức đề kháng. Có thể cho chó uống thêm siro cảm Prospan, siro ích chi… chữa cảm cho chó hiệu quả.

Nếu chó bị nặng hơn, tình trạng ho, viêm phổi bỏ ăn thì cần đưa đi khám chữa trị kịp thời. Tuyệt đối khi đã bị nặng rồi bạn không nên tự chữa ở nhà vì chó không như người, tiến triển bệnh nhanh hơn và nguy cơ ra đi rất cao.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cảm cúm cho chó mùa lạnh đó là luôn giữ chó trong nhà ấm áp. Khi đi ra ngoài thì chuẩn bị quần áo ấm, nếu bị mưa thì về tắm nước ấm và sấy khô, tránh để lông chúng bị ẩm ướt.

Biện pháp phòng ngừa chó bị ốm, cảm lạnh:

Không để chó nằm ngủ dưới nền nhà lạnh.

Cho cún nằm ở nơi ấm áp, tránh gió lùa: có thể tạo ổ, sắm chuồng cho chó, nệm cho chó nằm,…

Nếu tắm cho chó trong mùa lạnh thì nên vào phòng kín, ấm áp, tắm xong cần được sấy khô lông chó, tránh bị ẩm ướt gây cảm cúm.

Cho chó ăn uống đầy đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, có một sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng cơ thể phòng chống bệnh tật.

Đặc biệt, ngoài việc tiêm phòng dại, tiêm phòng viêm ruột, viêm dạ dày,… thì tiêm phòng cảm cúm định kỳ ở chó là điều không thể thiếu khi nuôi chúng.

Ngoài ra, có thể cho chó mặc áo ấm, chống lạnh cho chó, nhất là những lúc đưa chó đi dạo hay đi ra ngoài.

Không khó để nhận ra những dấu hiệu khi chó bị ốm hay cảm lạnh trên phải không nào. Vì thế, để cún cưng luôn khỏe mạnh, và sống thọ bạn hãy luôn quan tâm đến chúng; quan sát biểu hiện và hành vi của chúng hàng ngày để phòng chống và có biện pháp chữa trị bệnh, chăm sóc chó bị ốm một cách kịp thời và an toàn.

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Chứng Biếng Ăn Ở Chó

22-09-2014, 4:57 pm

0

30963

Nguyên nhân và cách điều trị chứng biếng ăn ở chó – Cũng như con người, có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé cún cưng chẳng thèm đoái hoài gì đến đồ ăn. Việc xác định được nguyên nhân của chứng biêng ăn kén ăn của chúng sẽ giúp chủ nuôi giải quyết vấn đề này dễ dàng hơn.

Nguyên nhân của chứng biếng ăn ở chó

Nếu cún cưng nhà bạn bỏ bữa, bạn có thể xem xét đến những nguyên nhân dưới đây:

Di chuyển hoặc ở trong môi trường xa lạ: Nếu cún cưng nhà bạn vẫn ăn uống bình thường cho đến khi bạn đưa bé ấy đi du lịch, hoặc là chuyển tới một nơi ở xa lạ nào đó, thì bạn nên xem xét tới trường hợp này. Chúng có thể bị ảnh hưởng bởi chuyến đi (do say tàu xe) hoặc do bước vào một môi trường không quen thuộc và không muốn ăn gì cả.

Kén ăn hoặc có vấn đề về hành vi: Có một số con chó đơn giản là kén ăn thật sự – cái này thuộc về tính cách, cũng giống như con người chúng ta vậy. Tuy nhiên, chủ nuôi nên tìm hiểu kĩ trước chó nhà mình có phải không ăn do kén hay không, đừng vội vàng đưa ra kết luận để tránh tình trạng không giải quyết được triệt để chứng kén ăn của thú cưng.

Vắc-xin: với tình trạng y học phát triển như hiện này, càng ngày càng có nhiều loại vắc-xin giúp phòng ngừa nhiều chứng bệnh nghiêm trọng và truyền nhiễm ở vật nuôi. Không thể phủ nhận lợi ích vô vàn của vắc-xin khi đã giúp cứu sống hàng triệu mạng sống của các bé thú cưng, đồng thời giúp chủ nuôi yên tâm hơn. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Và khuyết điểm nho nhỏ của vắc-xin chính là khiến các bé cún của chúng ta giảm khẩu vị ăn uống một cách rõ rệt trong khoản một vài ngày sau khi tiêm.

Bệnh: tình trạng đột nhiên giảm khẩu vị, không muốn ăn ở chó có thể là do chúng đang bị bệnh, đặc biệt là khi việc biếng ăn đi kèm với những triệu chứng mệt mỏi khác. Trong trường hợp này, chủ nuôi không cần quá lo lắng vì cún cưng sẽ khôi phục lại khẩu vị sau khi bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn yên tâm và cứ thế bỏ mặc cún cưng, cần chú ý quan sát và theo dõi tình hình của chúng vì đây là có thể là dấu hiệu đầu tiên của những chứng bệnh nghiêm trọng khác như: ung thư, nhiễm trùng toàn thân (systemic infection), bệnh về răng, gan và thận…

Cách điều trị chứng biếng ăn ở chó

Tùy vào nguyên nhân chứng kén ăn mà ta sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Thông thường, chủ nuôi nên xin tư vấn từ bác sĩ thú y để có những phương pháp giải quyết vấn đề này thích hợp nhất.

Nếu cún cưng nhà bạn bỏ ăn do bị ốm, bác sĩ thú y sẽ tư vấn cho bạn một chế độ dinh dưỡng và phương thuốc thích hợp để đảm bảo thú cưng nhà bạn có thể khỏi bệnh và phục hồi một cách nhanh nhất. Lưu ý rằng, thú cưng có thể sẽ không muốn ăn trong trường hợp này, nhưng bạn đừng nên bỏ đói thú cưng để “ép” chúng phải ăn theo chế độ đã được chỉ định. Như thế chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cún cưng mà thôi. Nếu tình hình quá nghiêm trọng, bác sĩ thú y sẽ áp dụng các loại thức ăn lỏng hoặc tiêm dinh dưỡng nếu cần thiết.

Nên nhớ rằng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tốt nhất là khi mới bắt đầu nuôi cún cưng, chủ nuôi nên ra một lịch ăn/ khẩu phần ăn hàng ngày cho bé ấy, tập cho cún cưng thói quen ăn uống điều độ. Điều này sẽ giúp chủ nuôi bớt vất vả sau này. Nếu cún cưng bỏ ăn do kén chọn hoặc do các vấn đề về hành vi khác, chủ nuôi có thể áp dụng những cách dưới đây để khuyến khích vật nuôi ăn nhiều hơn:

Cho cún cưng ăn theo lịch, thường thì 2 lần/ ngày

Giảm số lượng thức ăn

Làm cho bữa ăn của cún cưng trở nên vui vẻ hơn, ví dụ vừa ăn vừa chơi, thưởng cho cún cưng sau khi chơi thắng…

Dắt chó đi dạo trước khi ăn

Thay đổi thói quen/ hoàn cảnh ăn uống của cún cưng. Giả sử nếu thường ngày bạn cho cún cưng ăn chung với những thú cưng khác, giờ hãy thử cho cún cưng ăn một mình. Một cách khác nữa là thay đổi chén/ tô… và thử đặt chúng ở nơi có độ cao khác xem thử cún cưng nhà bạn thích cách nào hơn.

Thử các loại thức ăn khác nhau để xem khẩu vị của cún cưng thế nào. Nên nhớ hãy kiểm tra chắc chắn xem thức ăn có bị vấn đề gì không (mùi vị/ có bị hết hạn hay không/ thú cưng có dị ứng với thức ăn hay không…) trước khi cho cún cưng ăn nhé.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Biếng Ăn: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện Tình Trạng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!