Xu Hướng 6/2023 # Chó Bị Viêm Tai: Biểu Hiện, Cách Điều Trị, Phòng Tránh # Top 14 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chó Bị Viêm Tai: Biểu Hiện, Cách Điều Trị, Phòng Tránh # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Chó Bị Viêm Tai: Biểu Hiện, Cách Điều Trị, Phòng Tránh được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trường hợp chó bị viêm tai không hề hiếm gặp. Theo thống kê thì có khoảng 20% chó mắc phải căn bệnh này. Chính vì vậy, người nuôi cần tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm tai ở chó để nhận biết, chữa trị và phòng tránh cho chú chó nhà mình. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Chó bị bệnh viêm tai tức là một hoặc hai tai của chúng đã viêm nhiễm, có dịch mủ và máu chảy ra ngoài. Bệnh viêm tai trong khoa học được gọi là Otitis externa. Khi mắc phải căn bệnh này, loài chó sẽ đau đớn, trở nên quằn quại, thậm chí còn ảnh hưởng đến thính giác của chó.

Nguyên nhân gây viêm tai ở chó

Bệnh viêm tai ở chó xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Chó bị dị ứng: Nếu ăn phải những thực phẩm hay sờ vào những đồ vật mà chó bị dị ứng thì rất có khả năng gây ra bệnh viêm tai.

Động vật kí sinh: Loài ve tai Otodectes Cynotis (còn gọi là rận tai) cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai ở chó. Bằng cách nào đó, rận tai xâm nhập thành công vào trong tai chó và tấn công làm cho tai ngứa ngáy, khó chịu. Theo phản xạ, loài chó sẽ đưa chân lên cào để bớt ngứa những động tác này cũng sẽ khiến cho bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Nhiễm trùng tai: Thời tiết thay đổi, một số loại vi khuẩn hoặc men Malassezia pachydermatis dễ dàng xâm nhập, tấn công vào tai chó, khiến chúng dễ bị bệnh nhiễm trùng ở tai. Đối với những chú chó có sức đề kháng cao, khỏe mạnh thì cơ thể chúng sẽ tự chống lại được vi khuẩn này. Tuy nhiên, một số chú chó sức đề kháng yếu thì vi khuẩn sẽ xâm nhập, sinh sôi mạnh mẽ.

Các ngoại vật: Bụi bẩn, râu thực vật khi tích tụ lâu ngày trong tai chó mà không được làm sạch, vệ sinh thì lâu ngày nó sẽ trở thành tác nhân gây viêm tai ở chó.

Do Hormone: Đối với những chú chó ăn uống không khoa học, cơ thể bị thiếu hụt hoặc dư thừa hormone sẽ gây nên bệnh về da và tai.

Triệu chứng của bệnh viêm tai ở chó

Người nuôi có thể nhận biết bệnh viêm tai ở chó qua những biểu hiện sau:

Chó bị ngứa tai, liên tục gãi, cào cấu ở tai và vùng đầu.

Ngửi thấy mùi hôi, tanh trong tai chó.

Tai chảy dịch mủ và máu.

Bộ phận của tai như vành tai, ống tai đỏ rát, tai sưng tấy.

Tính tình chó trở nên hung dữ, khó chịu.

Thường xuyên mệt mỏi, nằm thu mình trong góc, không chịu vận động.

Tác hại của bệnh viêm tai ở chó

Viêm tai ở chó là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày của chú chó. Tuy nhiên, nhiều chủ nuôi lại ít quan tâm đến căn bệnh này. Dẫn tới việc điều trị chậm, khiến hậu quả để lại nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, việc chó bị viêm tai sẽ khiến chúng mất đi khả năng nhận biết âm thanh vốn có. Khi nuôi chó, rất ít chủ nuôi chú ý tới việc vệ sinh tai cho chúng nên chỉ cần lơ là, bệnh tình sẽ nặng hơn, vi khuẩn phát triển mạnh là đã có thể đe dọa tới tính mạng của chú chó.

Điều trị bệnh viêm tai ở chó

Muốn điều trị dứt điểm bệnh viêm tai ở chó, bạn cần xác định được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh là gì. Từ đó mới có thể áp dụng được phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Trong trường hợp chú chó của bạn bị thay đổi hormone, hoặc dị ứng dẫn tới viêm tai thì có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt, bổ sung cân bằng hormone, đưa chú chó đi kiểm tra dị ứng… Hoặc nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ thú y để sử dụng liệu pháp miễn dịch.

Ngoài ra, việc vệ sinh tai chó sạch sẽ cũng rất quan trọng. Mỗi ngày, bạn cần phải loại bỏ dịch mủ, máu trong lỗ tai chó 2 lần vào sáng/tối. Nên sử dụng nước oxy già để làm sạch vi khuẩn. Hoặc dùng các loại thuốc nhỏ tai chuyên dụng dành riêng cho chó.

Phòng bệnh viêm tai cho chó

Để chú chó của bạn luôn khỏe mạnh, chất lượng thì việc phòng chữa bệnh là điều tốt nhất. Để phòng bệnh viêm tai, người nuôi chó cần phải lưu ý tới một số giải pháp sau:

Thường xuyên kiểm tra tai chó xem có dị vật nào không. Đồng thời vệ sinh tai của chúng sạch sẽ, lên lịch trình tắm thường xuyên.

Cắt tỉa bớt lông thừa ở vành tai để vi khuẩn, nấm đỡ xâm nhập vào tai chó.

Khi thời tiết thay đổi, môi trường ẩm thấp, không hạn chế cho chó tiếp xúc ở những nơi bụi bẩn, bụi rậm.

Đưa chú chó đi khám định kỳ tại các cơ sở thú y.

Có thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học.

Vệ sinh nơi ở của chó sạch sẽ, đặc biệt là những thiết bị, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của chúng.

Không cho chó của bạn tiếp xúc, lại gần những con chó bị bệnh. Nếu không vi khuẩn sẽ rất dễ lây lan, tấn công sang chú chó khỏe mạnh.

Việc trang bị những kiến thức về bệnh viêm tai ở chó nói riêng và các căn bệnh khác nói chung là vô cùng cần thiết. Trong quá trình nuôi, bạn cần chủ động theo dõi, phòng ngừa bệnh viêm tai, thối tai ở chó. Nếu để tới khi bị bệnh mới chữa trị thì sẽ rất phức tạp.

Làm Sao Để Phát Hiện Chữa Trị Chó Bị Viêm Tai

Bệnh viêm tai ở chó là chứng viêm ở phía ngoài và trong ống tai. Theo thống kê hiện nay có khoảng 20% chó mắc phải căn bệnh này, bệnh viêm tai ngoài có thể xảy ra ở bất cứ giống chó nào.

Động vật kí sinh: Ve tai Otodectescynotis có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm tai ở chó. Thông qua nhiều con đường khác nhau, loài ve này có thể xâm nhập và tấn công tai của chó, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Lúc này, chó sẽ cố gắng cào cấu để giảm thiểu cơn ngứa nhưng đồng thời khiến cho tai của nó bị tổn thương nghiêm trọng.

Nhiễm trùng tai: Chó có thể bị các loại vi khuẩn hoặc men Malassezia paphydermatis tấn công gây ra bệnh nhiễm trùng tai.

Trong điều kiện bình thường, tai chó có thể tự đề kháng để chống lại vi khuẩn này.

Tuy nhiên, nếu môi trường vùng tai thay đổi do dị ứng, tiết hormone bất thường, độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, gây bệnh viêm tai ở chó.

Các ngoại vật: Râu thực vật, bụi bẩn được tích tụ trong thời gian dài trong tai chó những không được vệ sinh để loại bỏ sẽ trở thành tác nhân gây bệnh viêm tai chó.

Những bất thường do hormone gây ra: Chó bị thiếu hoặc thừa nhiều loại hormone như hormone tuyến giáp, glucocorticoids có thể gây ra các bện về da và tai.

Thường viêm tai ở cún cưng sẽ có những biểu hiện như sau:

Chó liên tục dùng chân để gãi vào tai do chúng ngứa và khó chịu

Chó bị thối tai và có mủ hôi tanh, khó chịu.

Chó bị sưng tai, đỏ rát trong cả niêm mạc và vành tai

Chó nằm một chỗ và tỏ ra mệt mỏi, lười vận động

Chó ăn ít hơn bình thường và thu mình lại một góc hoặc chó trở nên hung dữ hơn bình thường.

Bệnh viêm tai của chó tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của chó nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chú chó nhà bạn kén ăn, cân nặng sụt giảm và từ đó sức đề kháng giảm sút.

Chưa kể đến việc chó bị thối tai còn gây mùi khó chịu cho những người xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong gia đình.

Với sự đa dạng của các dạng và loại bệnh, thật khó để đoán rằng không có cách điều trị duy nhất cho bệnh viêm tai giữa ở chó. Mỗi loài đòi hỏi một cách tiếp cận riêng:

Viêm tai giữa mủ: điều trị bằng kháng sinh là bắt buộc và tai bị ảnh hưởng được điều trị bằng chlorhexidine và hydro peroxide.

Viêm tai giữa nấm: Gaselan 2% được sử dụng, tai thường xuyên được xử lý bằng dung dịch axit photphoric.

Viêm tai giữa do vi khuẩn: để điều trị, các loại thuốc phức tạp có tác dụng chống nấm và chống vi khuẩn được sử dụng, ví dụ, thuốc ở dạng thuốc xịt Surolan.

Dạng dị ứng của viêm tai giữa: bao gồm chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt trong ba tháng, thuốc nhỏ giọt được kê đơn để loại bỏ ngứa.

Nếu dị ứng có tính chất theo mùa vĩnh viễn, có thể sử dụng thuốc kháng histamine theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Chúng ta có thể sử dụng Glucococticoid, dexamethasone để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm ở trong lỗ tai.

Nếu xuất phát của bệnh viêm tai là do sự thay đổi hormone, dị ứng thì chó cần được áp dụng các liệu pháp cân bằng lại cơ thể như: Bổ sung cân bằng hormone, kiểm tra dị ứng và sử dụng liệu pháp miễn dịch.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải làm sạch, loại bỏ dịch mủ, máu trong lỗ tai chó 2 lần/ ngày bằng dung dịch nước oxy già hoặc các loại dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng, các loại thuốc nhỏ tai cho chó được bày bán tại các nhà thuốc thú y.

Khi chó có biểu hiện nặng cho chó đi gặp bác sỹ thú y: Để kiểm tra tình trạng dị ứng dẫn đến viêm tai, hoặc bổ sung thuốc để giúp chó cân bằng lượng hormone.

Và có những điều trị, liệu pháp cần thiết khác để có thể miễn dịch cho chó giảm nhanh chóng tình trạng viêm tai xuống.

Vệ sinh cho chó sạch sẽ: Vấn đề này cũng vô cùng quan trọng để giúp chó loại bỏ dịch mủ, hay máu ở lỗ tai.

Nếu bạn tự thực hiện tại nhà nên dùng nước oxy già để làm sạch vi khuẩn ở tai chó, hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai chuyên dụng dành riêng cho chó để an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

Bạn không nên cho phép chó hạ thân nhiệt

Sau khi tắm, loại bỏ nước thừa bằng tăm bông

Các thủ tục vệ sinh thường xuyên nên được thực hiện

Kiểm tra hàng ngày các auricle và làm sạch một vài lần một tuần

Nó là cần thiết để cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ của con chó

Hạn chế tiếp xúc với các động vật lạ khác

Bất cứ khi nào có thể tránh chấn thương vật nuôi và các tình huống căng thẳng.

Viêm tai giữa có thể gây điếc cho động vật, và, ngoài ra, gây ra một số hậu quả không thể đảo ngược.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn nên cẩn thận theo dõi chú chó yêu quý của mình, và không cố gắng tự kê đơn và tiến hành trị liệu.

Để bảo vệ sức khỏe chó tốt nhất, mỗi người nuôi cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về chăm sóc và phòng ngừa tai chó bị viêm tai.

Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết Gia Đình Pet đã một phần nào đó hỗ trợ các bạn thực hiện chữa trị bệnh viêm tai cho chó tốt nhất.

Làm Sao Để Phòng Tránh Và Điều Trị Chó Bị Co Giật?

Theo Siêu Pet tìm hiểu được, co giật là một rối loạn điện đột ngột, không kiểm soát được trên não bộ. Hiện tượng bệnh lý này có thể gây ra một số biến đổi trong hành vi, vận động, cảm xúc thậm chí là cả nhận thức của con vật. Có rất nhiều loại co giật khác nhau nhưng phổ biến nhất là co giật toàn thân. Đây là loại co giật gặp rất nhiều trên lâm sàng ở bất kể lứa tuổi nào.

CHÓ BỊ CO GIẬT VÌ YẾU TỐ GÌ?

Triệu chứng

Co giật là 1 tình trạng bệnh lý bộc phát rất nhanh do nhiều yếu tố tác động vào cơ thể khiến cơ thể hoạt động quá mức có thể như: Nhiễm lạnh, nhiệt độ không ổn định, cơ bắp bị tổn thương, thiếu canxi, mệt mỏi, căng cơ,…

Tình trạng co giật thường xảy ra với các triệu chứng đặc trưng đó là con vật run lẩy bẩy, tiểu tiện không kiểm soát, da và niêm mạc nhợt nhạt… Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách thì tình trạng sẽ trở nên xấu hơn, rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vào mùa lạnh nhiệt độ thường không ổn định sẽ khiến cho chú chó bị nhiễm lạnh. Khi đó, cơ thể sẽ phải hoạt động nhiều hơn, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Đến một ngưỡng nào đó cơ thể không thể đáp ứng được, các cơ bắp hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng co thắt lại, co giật toàn thân. Không chỉ thế nếu ở nhiệt độ quá thấp trong một thời gian dài toàn bộ cơ thể của con vật có thể bị ngừng hoạt động dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân thứ 2 mà Siêu Pet tìm hiểu được chính là khoảng thời gian sau khi cún cưng trải qua một quá trình vận động đầy vất vả, đặc biệt là vào mùa nóng. Vào mùa này, nếu bạn để chú chó hoạt động nhiều làm chất điện giải thoát ra bên ngoài nhanh chóng. Nếu chất điện giải mất quá nhiều sẽ dẫn đến các cơ không đủ chất điện giải để hoạt động. Khi đó chó cưng có thể bị run lẩy bẩy nghiêm trọng hơn nó sẽ không thể di chuyển được.

Nguyên nhân thứ 3 dẫn đến tình trạng co giật ở cún cưng chính là do lượng axit lactic tích tụ lại quá nhiều. Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể hoạt động với tần suất lớn và liên tục trong suốt một khoảng thời gian dài. Lượng axit lactic trong cơ bắp tăng cao dẫn đến tổn thương cơ kèm với các triệu chứng nóng rát cơ, vàng da, chuột rút hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng co giật.

Nguyên nhân thứ 4: Là do lượng canxi huyết trong cơ thể bị thiếu hụt. Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, co rút cơ bắp và cả khả năng phát triển hệ xương của cún cưng. Vì vậy, nếu cơ thể bị thiếu hụt canxi có thể gây ra hiện tượng co rút cơ, toàn thân run lẩy bẩy hoặc nặng hơn là co giật.

Nguyên nhân thứ 5: Tình trạng co giật ở cún cưng có thể là do chúng bị mắc phải một số căn bệnh có ảnh hưởng đến hệ thần kinh như: Bệnh Care, bệnh động kinh, hội chứng tăng ure huyết, hậu sản, trúng độc thần kinh…

Nguyên nhân thứ 6: Nếu cún không có tiền sử bệnh co giật thì rất có thể cún cưng bị nhiễm độc chì. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cún cưng cắn, ngậm cục pin. Khiến cho chú chó bị co giật sùi bọt mép – kích động – đau bụng…. và thậm chí nếu nhiễm độc chì nặng có thể dẫn đến tử vong.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ KHI CHÓ BỊ CO GIẬT

Trước khi ra khỏi nhà vào trời lạnh thì bạn nên cho chú cún của mình mặc ấm. Cho chúng vận động nhẹ nhàng cho ấm người trước khi ra ngoài.

Bạn nên cho chó vận động một cách hợp lý, vừa đủ sức. Nếu cún đang trong quá trình tập luyện thể lực thì bạn nên lên một chế độ tập luyện với thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Khi dắt chó cưng đi dạo, bạn không nên dùng lực quá mạnh. Hãy nhẹ nhàng, ổn định tránh tạo vết thương cho cơ bắp.

Trong trường hợp cơ bắp của cún bị tổn thương bạn nên cho chúng nghỉ ngơi. Dừng hoạt động 2 ngày để cơ thể bình phục sau chấn thương và giữ nhiệt đủ ấm cho cơ thể.

Nếu bạn muốn tăng vận động cho chó thì Siêu Pet khuyên bạn, không nên tăng một cách đột ngột mà phải từ từ, từng ngày.

CÁCH KHẮC PHỤC CHÓ BỊ CO GIẬT

Để khắc phục tình trạng này rất đơn giản. Bạn chỉ cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần của chú cún. Ngoài ra bạn nên cho chúng vận động một cách hợp lý để chúng không bị chấn thương trong quá trình vận động.

Giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp cún có vấn đề thần kinh là bạn nên đưa chú cún của mình đến gặp bác sĩ thú y. Để nhận được tư vấn cũng như được tiêm chích những loại thuốc cần thiết.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cún để kịp thời phát hiện và trị bệnh.

CÁCH PHÒNG NGỪA CHÓ BỊ CO GIẬT

Bạn nên theo dõi chú cún của mình. Nếu chúng biếng ăn, sùi bọt mép,…. thì bạn phải đưa chúng tới bác sĩ thú ý ngay để được chữa trị đúng cách. Không nên tự tiện cho chúng uống thuốc khi chưa có sự kiểm tra của bác sĩ thú ý.

Nếu chó bị co giật liên tục thì bạn nên massage nhẹ nhàng cho chúng. Không nên cho chúng vận động khi đang co giật.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-bi-co-giat.html

Chó Bị Ong Đốt Có Sao Không? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Chó bị ong đốt không thường thấy nhưng đôi khi chú chó của bạn cũng sẽ “gây sự” với loài vật nhỏ bé nhưng “có võ” này.

Biểu hiện khi chó bị ong đốt

Chó luôn là động vật hiếu động và rất thích vui chơi. Do thế không trách được thỉnh thoảng bị các động vật nhỏ khác đốt, ví như ong.

Dấu hiệu chó bị ong đốt có thể nhận biết bởi những nơi bị sưng to trên cơ thể chó. Nếu có một con ong gần đó khi vết sưng xuất hiện thì chắc chắn chó đã bị ong đốt.

Nhưng đôi khi chó cưng từ ngoài về với một cái mõm sưng thì thủ phạm có thể không phải là ong. Đôi khi là bọ cạp, rết hoặc kiến độc cắn đều có thể tạo ra cùng một triệu chứng.

Điều quan trọng là nhận biết tình trạng thế nào là nhẹ và thế nào là nghiêm trọng rất cần thiết.

Tình trạng nhẹ

Hầu hết các trường hợp, một vết đốt côn trùng bên ngoài cơ thể chỉ gây đau đớn và khó chịu cho chó cưng của bạn.

Chó rất tò mò, chúng thường dùng chân để dõi theo và cuối cùng là mõm để bắt con mồi. Điều đó khiến con chó bị chích một nhát vào mõm hoặc bàn chân.

Đôi khi các vết sưng cũng xuất hiện ở bụng hoặc lưng khi con chó nằm trên cỏ và không may đè lên một con ong đang ẩn náu ở đó.

Trường hợp này bạn có thể tự xử lý tại nhà nhằm làm dịu cơn đau cho chó cưng và vết thương sẽ nhanh chóng tan biến.

Tình trạng nghiêm trọng

Không thể loại trừ những tình huống tồi tệ có thể xảy ra khi chó bị ong đốt. Những trường hợp sau đây có thể đe dọa tính mạng của chó cưng. Nếu rơi vào những trường hợp này, đưa chó cưng đến bác sĩ thú y để chữa trị là giải pháp tốt nhất.

Chó bị ong đốt trong miệng, lưỡi, hoặc cổ họng

Một con chó thậm chí có thể bị ong chích vào lưỡi, trong miệng hoặc cổ họng. Điều này xảy ra do nó cố gắng bắt, cắn và vô tình nuốt luôn con ong.

Những vết chích này có thể nguy hiểm. Vết sưng trong miệng có thể khiến chó không thể ăn uống hoặc thậm chí chèn cổ họng khiến tắc nghẽn hoặc khó thở.

Xuất hiện dấu hiệu sốc phản vệ

Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, chó có thể bị sốc phản vệ. Dù chỉ cần một vết chích ở bất cứ đâu trên cơ thể. Đối với chó, cơ quan sốc là đường tiêu hóa (trái ngược với mèo và người, thường là phổi).

Chó bị sốc phản vệ không nhất thiết bị khó thở. Dấu hiệu bao gồm: đột ngột nôn mửa, tiêu chảy và suy nhược. Đây là trường hợp khẩn cấp tuyệt đối và phải cấp cứu ngay lập tức để giữ tính mạng của chó cưng.

Chó bị nhiều con ong đốt cùng lúc

Các triệu chứng ban đầu khi chó bị nhiều con ong đốt bao gồm sưng phù nặng, tăng thân nhiệt (nhiệt độ có thể lên đến 41oC), thở hổn hển, nhịp tim nhanh và trong một số trường hợp, chó bị yếu chân, run rẩy.

Trường hợp này phải được điều trị y tế nhanh chóng và tích cực. Vì sau này các di chứng khác có thể xuất hiện, đặc biệt là suy thận. Suy thận phát triển do chấn thương cơ tổng quát từ vết chích và tăng thân nhiệt quá cao.

Cách xử lý khi chó bị ong đốt

Nếu xác định chó cưng bị ong đốt thuộc tình trạng nhẹ, bạn có thể xử lý tại nhà theo các bước như sau:

Tìm vị trí mũi kim

Để điều trị hiệu quả, việc đầu tiên bạn phải tìm ra vị trí mà tại đó nọc độc được tiêm vào cơ thể chó. Việc này có đôi chút khó khăn vì các vết sưng to có thể phủ lấp vết chích, cộng với việc cơ thể chó lại nhiều lông.

Đã vậy, một con chó thường không đồng ý khi vết thương đang đau nhức của nó bị đụng chạm. Vì vậy bạn cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng và khéo léo.

Đôi khi cần phải sử dụng một cái kính lúp để nhanh chóng phát hiện vết chích. Bạn có thể tập trung vào nơi bị ửng đỏ nặng nhất, thường có hình tròn cỡ đồng xu.

Loại bỏ kim của con ong (nếu có)

Nếu bạn thấy cái kim của con ong vẫn còn dính trên da chó, hãy cố gắng loại bỏ nó càng sớm càng tốt. Vì cái kim vẫn có thể tiếp tục bơm thêm nọc độc trong vài phút sau khi nó tách ra khỏi con ong.

Cạo nhẹ bằng cạnh của thẻ tín dụng hoặc bìa cứng để bức nó ra. Bạn cũng có thể loại bỏ nó bằng nhíp, nhưng phải lưu ý không nhấp vào túi nọc độc, vì điều đó sẽ tiếp tục bơm hết lượng nọc độc trong túi vào cơ thể chó.

Tất cả chúng ta điều biết bị một con ong chích khó chịu đến mức nào, và chó cưng của bạn cũng sẽ cảm thấy một cảm giác bốc lửa tương tự sau khi nó tung tăng qua một vườn hoa và bị ong đốt.

Để giảm thiểu sưng và đau, bạn đặt một miếng gạc lạnh vào ngay vết chích. Sau một lúc cơn đau dịu đi, bạn có thể thoa thuốc kháng histamin sử dụng ngoài da để giảm thiểu tác dụng của nọc độc.

Trường hợp vết sưng quá to bạn có thể áp dụng hỗn hợp nước và baking soda vào khu vực bị đốt để giảm đau nhanh. Hoặc có thể bọc nước đá vào một chiếc khăn và áp nó vào vết thương.

Theo dõi chó bị ong đốt liên tục

Nếu chó của bạn chưa bao giờ bị ong đốt trước đó, bạn cần phải theo dõi để chắc chắn không có những phản ứng khác xuất hiện.

Những dấu hiệu tồi tệ hơn có thể xuất hiện như sưng tấy kéo dài, nổi mề đay, khó thở hoặc sốc phản vệ. Mang chó cưng đến bác sĩ thú y nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào.

Nếu chó của bạn đã trải qua một phản ứng nghiêm trọng trong quá khứ, lần tiếp theo có khả năng cũng nghiêm trọng tương tự. Hãy thực hiện chăm sóc y tế trước khi các triệu chứng nghiêm trọng bộc phát.

Phòng ngừa chó bị ong đốt

Ong thường sinh sôi, phát triển mạnh nhất vào thời điểm mùa hè. Đây cũng là thời gian mà bạn cần đặc biệt quan tâm đến hoạt động thường ngày của của chú chó nhà bạn.

Loài chó nói chung đều rất hiếu động nên nhiều khi vì mải chơi mà chúng quên bổ sung những nguy hiểm đang rình rập. Vậy nên, nếu không muốn cún vô tình quấy rầy đến bầy ong thì bạn cần thực hiện những biện pháp sau.

Không cho chó lại gần bụi hoa

Các bụi hoa chính là nơi ẩn náu lý tưởng của các loài ong. Nhất là vào mùa hè. Ong thường đến các bụi hoa để hút mật, làm tổ.

Khi thấy sự xâm nhập của các loài vật khác, chúng sẵn sàng tấn công lại để bảo vệ lãnh thổ của mình. Mà các chú chó lại có tính tò mò, dễ bị hấp dẫn bởi màu sắc rực rỡ của các loài nên rất dễ bị lũ ong tấn công.

Vì vậy, trong những ngày thời tiết mùa hè thì tốt nhất bạn không nên cho cún chơi gần các bụi hoa, bụi cây rậm rạp. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dắt cún vào những vườn cây ăn quả.

Vì tại các vườn cây ăn quả ong thường làm tổ rất nhiều. Chỉ cần một chút sơ suất thôi là cún sẽ là mục tiêu tấn công của bầy ong.

Dắt chó đi dạo vào đúng thời điểm

Thời điểm tốt nhất để cho cún đi dạo là vào lúc sáng sớm và chiều tối. Khi đó, không khí vừa mát mẻ lại vừa ít phải giáp mặt với lũ ong.

Vì loài ong thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi mà các loài hoa đang nở rộ. Còn vào thời điểm sáng sớm và chiều tối sẽ hiếm khi ong bay ra khỏi tổ.

Không xịt nước hoa cho chó

Các rất nhiều bạn nuôi chó thường có sở thích làm điệu cho cún. Bằng cách cho chúng mặc những bộ tra trang phục đáng yêu. Sau đó xịt nước hoa thơm phức cho cún.

Thế nhưng việc làm này lại vô tình thu hút lũ ong tiếp cận với cún. Thử tưởng tượng xem khi cún xịt nước thơm phức mà đi dạo trong vườn hoa, liệu lũ ong có để yên ? Chắc chắn là chúng sẽ tìm mọi cơ hội để tiếp cận cún nhà bạn rồi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Viêm Tai: Biểu Hiện, Cách Điều Trị, Phòng Tránh trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!