Bạn đang xem bài viết Chó Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến ở cún yêu. Nếu áp dụng đúng biện pháp chữa trị, bệnh tiêu chảy sẽ dễ dàng được giải quyết và không xảy ra biến chứng, có thể khỏi nếu các bé được chăm sóc đúng cách tại nhà.
Nguyên nhân tiêu chảy giúp ta tìm được cách điều trị phù hợp nhất
Chứng tiêu chảy ở chó con có thể đến từ nhiều nguyên nhân tuỳ theo 2 mức độ bệnh:
Tiêu chảy nhẹ: Trong quá trình chăm sóc chó con có những hành động tưởng như rất bình thường nhưng lại vô tình khiến các bé bị tiêu chảy. Chẳng hạn như việc thay đổi thức ăn đột ngột, một số bé khá nhạy cảm, không thích nghi được. Hoặc một số bé không quen đi xe, bị nhốt trong lồng hay mang tới những chỗ lạ có thể bị stress và tiêu chảy. Bên cạnh đó các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay quá nhiều mỡ, hoặc có khi là cho ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân.
Tiêu chảy nặng: Tiêu chảy có thể là một biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh Care, Parvovirus, viêm gan Hepatitis, các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun – giun đũa, giun tóc, giun móc, các bệnh do vi khuẩn như E.coli, Leptospita, Salmonella
Do các bé chó con dưới 8 tháng tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn hẳn nên khi thấy các biểu hiện như: sốt xuất huyết, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, hôn mê, phờ phạc, đi ngoài ra máu, phân đen,… thì bé đang bị tiêu chảy nặng và có khả năng cao mắc các bệnh nghiêm trọng kể trên.
Xử lý khi chó bị tiêu chảy
Đầu tiên, tạm thời ngưng cho cún con ăn trong 24 tiếng.Thức ăn trong ruột gây co bóp thành ruột để đẩy thức ăn theo đường ruột. Khi cún bị tiêu chảy, quá trình co bóp sẽ xảy ra mạnh hơn, do đó thức ăn sẽ bị đẩy nhanh hơn ở dạng phân lỏng. Kiêng cho cún ăn trong vòng 12 – 24 tiếng sẽ giúp xoa dịu và bình thường hóa hoạt động của đường ruột đang trong trạng thái nhạy cảm. Sau khi hết thời gian kiêng ăn trước tiên nên cho bé ăn lại bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho cún ăn cháo với một ít thịt gà nấu nhừ, khoai tây nghiền, cơm trắng nấu mềm, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn làm từ sữa và chứa nhiều chất béo. Nên cho ăn chia thành nhiều bữa trong ngày với khẩu phần nhỏ để dạ dày có thể hấp thu được hết. Duy trì chế độ ăn này khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo trước khi cho ăn bình thường trở lại.
Điều trị tại phòng khám thú y
Vấn đề nguy hiểm nhất khi chó bị tiêu chảy là tình trạng mất nước, trường hợp mất nước nhẹ, không bị ói có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho uống. Nếu chó không uống được thì cho vào ống tiêm bơm vào má với công thức 1 – 2 ml/ kg thể trọng / giờ tùy vào tình trạng mất nước. Còn nếu tiêu chảy đi kèm với ói mửa thì không nên cấp nước bằng đường uống vì sẽ càng kích thích ói nhiều hơn. Cách tốt nhất là tiêm truyền bằng một trong các đường: tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp này bạn nên mời bác sĩ thú y hoặc đưa bé tới phòng khám thú y gần nhất để được hỗ trợ.
Nếu chó con bị tiêu chảy thông thường thì có thể sử dụng chế độ ăn uống để điều chỉnh chứ không nhất thiết phải dùng thuốc. Hoặc bạn có thể bổ sung Probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày để giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn giúp bé mau phục hồi sau khi bị tiêu chảy. Lưu ý mua đúng loại Probiotic cho chó, tránh mua loại dành cho người vì lợi khuẩn trong ruột chó khác với người. Bên cạnh đó tuyệt đối không cho bé uống các loại thuốc tiêu chảy dành cho người bởi rất có thể dẫn đến các biến chứng khác.
Chó Con 1 Tháng Tuổi Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao?
Nguyên nhân chó con 1 tháng tuổi bị tiêu chảy?
Do chế độ ăn: chó con 1 tháng tuổi thường chưa thể ăn và tiêu hóa thức ăn như chó lớn, khi này bữa ăn chính của những chú cún con thường là sữa mẹ hoặc sữa bột. Khi chó con bị tiêu chảy bạn có thể nghĩ đến nguyên nhân bị rối loạn tiêu hóa từ thức ăn của chó mẹ có những thành phần khiến cho chó con bị tiêu chảy hoặc nguyên nhân là không hợp với loại sữa bột mà bạn mua cho chúng.
Tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng: Chó con có thể bị nhiễm ký sinh trùng trong quá trình bú sữa mẹ, nhiễm ký sinh trùng đường ruột khiến cho chúng bị tiêu chảy
Chó con bị tiêu chảy do lây nhiễm: bệnh tiêu chảy có thể xem là bệnh truyền nhiễm, với những chú chó con 1 tháng tuổi non nớt thì khả năng nhiễm bệnh càng cao nếu như tiếp xúc với phân của những con chó khác bị tiêu chảy.
Do bị bệnh: tiêu chảy có thể là dấu hiệu của một trong những bệnh nguy hiểm trên chó mà bạn không thể xem nhẹ như bệnh care, cầu trùng, bệnh parvovirut, nhiễm khuẩn đường ruột…
Chó con 1 tháng tuổi bị tiêu chảy thì phải làm sao?
Nếu nghi ngờ do thức ăn của chó chẳng hạn như không hợp loại sữa dinh dưỡng mà bạn mới mua bạn có thể cho dừng trong vòng 24 giờ xem có dấu hiệu đỡ bệnh hay không
Có thể sử dụng những loại men tiêu hóa cho chó con uống thử
Chú ý quan sát tiến triển của bệnh có ngày càng nặng cộng thêm những biểu hiện bất thường khác như sốt, đi ngoài ra máu thì ngay lập tức nên đưa đến bác sỹ thăm khám kịp thời.
Như vậy, qua bài viết hy vọng bạn đã biết chó con 1 tháng tuổi bị tiêu chảy thì phải làm sao, biết cách xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho cún cưng của mình.
Chó Bị Chảy Nước Mũi, Viêm Mũi Phải Làm Sao?
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi ở chó
Thời tiết thay đổi thất thường khiến sức đề kháng của cún cưng bị yếu, nhất là đối với chó cảnh, chó con.
Bạn tắm cho cún quá nhiều hoặc nghĩ trời nắng có thể tắm cho chúng bằng nước lạnh cũng khiến cún bị viêm mũi.
Do chó bị dị ứng với môi trường, thức ăn
Thức ăn không hợp hoặc môi trường bụi bẩn, nhiều khói bụi, thậm chí là cả mùi nước hoa quá hắc bạn sử dụng cũng có thể khiến cún bị viêm.
Khi cún hít phải dị vật hoặc côn trùng chui vào mũi làm chúng hắt hơi, sổ mũi liên tục.
Biểu hiện khi cún bị viêm mũi
Cún bị chảy nước mũi liên tục, có khi chảy nước mũi xanh
Chó hắt hơi nhiều, cảm thấy mệt mỏi, không muốn vui đùa
Hơi thở khọt khẹt, bỏ ăn, cơ thể gầy đi.
Tuy nhiên, chó bị chảy nước mũi có màu xanh hoặc trắng kèm theo dấu hiệu hắt xì cho thấy chó bị vấn đề về hô hấp hoặc đang có vấn đề về mũi hoặc bị viêm phổi.
Chó bị chảy nước mũi thì nên điều trị thế nào?
Cách điều trị khi chó bị viêm mũi
Khi thấy chó nhà bạn bị viêm mũi do sự chuyển đổi giữa hai mùa hoặc thời tiết lạnh hay bạn tắm cho cún mà không sấy khô lông,…
Lúc này bạn nên rửa sạch mũi của chúng bằng nước sạch. Sau đó dùng dung dịch natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%) (loại nước muối sinh lý thường bán ở các hiệu thuốc) hoặc dung dịch natri cacbonat hay bạn cũng có thể sử dụng nước muối ấm pha loãng để nhỏ vào mũi của chúng.
Ngoài ra bạn có thể:
Sử dụng Axit Boric 2% nhỏ mũi 3 lần /ngày, mỗi bên khoảng 3 giọt.
Dùng Vazolin bôi mũi hỗ trợ cho chó.
Cách điều trị chó bị chảy nước mũi do viêm phổi
Chó có dấu hiệu chảy nước mũi do viêm phổi sẽ có các triệu chứng như chảy nước mũi, ho ngắn, ốm, sốt có thể lên đến 40 độ C.
Khi đó, bạn nên áp dụng cách điều trị như sau: Dùng nước ấm rửa sạch mũi cho cún, sau đó bôi vazolin vào 2 lỗ mũi để ngăn tình trạng chảy nước mũi rồi cho cún uống penixiline (pheneximetinpenixiline), sunfadimezin (Sunfadimezinum – ND) và cho uống 3 cốc sữa nóng mỗi ngày.
Cho cún của bạn ăn thịt hầm và thịt xay nấu chín cho đến khi chúng khỏi hẳn, giai đoạn này không nên cho cún ăn thức ăn sống vì sức đề kháng của chúng đang yếu sẽ càng gây bất lợi cho sức khỏe. Nếu nhà bạn nuôi nhiều cún thì nên tách cún bị bệnh ra khỏi đàn để tránh tình trạng lây lan cho những chú chó khác.
Cách phòng bệnh chảy nước mũi ở chó
Vệ sinh nơi ở cho cún, cần tạo cho chúng nơi ở sạch, thoáng, mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Thức ăn nên cân bằng đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Không cho chúng ăn thức ăn lạnh hoặc những xương lớn bởi có thể gây hóc.
Khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc cún đang có biểu hiện ốm bạn không nên tắm cho chúng. Thường xuyên đưa cún đi kiểm tra sức khỏe định kỹ, vệ sinh mũi và có sổ khám bệnh dành riêng cho cún để theo dõi sức khỏe của cún một cách tốt nhất.
Tiêm vacine phòng bệnh cho chó nhà bạn để giúp chúng khỏe mạnh đồng thời tiết kiệm được khoản tiền trị bệnh cho chúng sau này. Bạn nên tiêm vacine từ khi mang chúng về nhà, giá tiêm vacine không quá đắt, chỉ khoảng 200.000 đồng/1 mũi tiêm phòng bệnh và 50.000 đồng/1 mũi phòng bệnh dại.
Làm Gì Khi Chó Bị Tiêu Chảy?
Những lời khuyên sau đây dành cho các trường hợp tiêu chảy đột ngột và tạm thời, do rối loạn tiêu hóa thông thường. Các trường hợp tiêu chảy nặng và kéo dài cần có sự can thiệp chuyên môn của bác sĩ thú y để tìm ra nguyên nhân bên trong.
Chuyên gia về thảo dược Greg Tilford Đồng tác giả quyển Herbs for Pets – The Natural Way to Enhance Your Pet’s Life
Hãy kiên nhẫn và các bạn nên biết rằng tiêu chảy dù nghe qua có vẻ rất tệ nhưng thực ra là một quá trình tự chữa trị và hồi phục tự nhiên. Nó giúp tống hết các tác nhân gây tiêu chảy ra khỏi cơ thể. Cho nên nếu bé cún nhà bạn bị tiêu chảy, bạn nên chuẩn bị tinh thần là tình trạng đó có thể kéo dài một đến hai hôm. Hãy cố khuyến khích chó uống nhiều nước, hạn chế ăn muối và cứ để mọi việc tự nhiên.
Nhưng có thể sẽ cần một chút trợ giúp, nên ông cũng giới thiệu một số thảo dược mà chúng ta có thể sử dụng như cúc La Mã, lá dâu tằm, cây du trơn hoặc mã đề, giúp làm giảm lượng nước trong đường ruột, nhớ đó mà kềm chế bệnh tiêu chảy.
Bác sĩ thú y Marty Goldstein Tác giả quyển The Nature of Animal Healing
Các bước cần thiết để xử lý bệnh tiêu chảy chính là ngưng cho chó ăn 12 – 24 tiếng, chỉ cho uống nhiều nước.
Ông cho biết hệ tiêu hóa có một phản xạ tự nhiên là khi dạ dày đầy thì đại tràng sẽ co thắt và tống những gì bên trong ra. Để phá vỡ cài vòng luẩn quẩn này khi bị tiêu chảy thì chúng ta đơn giản là ngưng cho ăn, hoặc cho ăn càng ít càng tốt.
Thực đơn do ông đề xuất sau khoảng thời gian nhịn ăn gồm có 50% khoai tây và 50% khoai lang lột vỏ luộc chín kỹ với vài lát củ cải trắng, sau đó trộn chung với thịt gà luộc, để nguội và cho chó ăn.
Tiến sĩ – bác sĩ thú y Randy Kidd Tác giả quyển Dr Kidd’s Guide To Herbal Dog Care
Không có gì trị tiêu chảy tốt bằng cây du trơn. Nó giúp làm dịu cơn đau bụng và che phủ bảo vệ niêm mạc ruột đang bị kích ứng và rất nhạy cảm. Một biện pháp tuyệt vời chữa trị rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng 1 muỗng cafe bột cây du trơn cho 10kg thể trọng, 4 – 5 lần mỗi ngày. Chúng ta nên pha vào nước và bơm cho chó. Cách này rất hiệu quả đối với các trường hợp rối loạn tiêu hóa sau các chuyến đi xa, thay đổi chổ ở hoặc thói quen ăn uống thông thường.
Tiến sĩ – bác sĩ thú y Richard Pitcairn Tác giả quyển Dr Pitcairn’s Guide to Natural Health for Dogs and Cats
Tiêu chảy chính là cơ chế tự vệ của hệ tiêu hóa, cụ thể là đưởng ruột, trước các tác nhân gây kích ứng bằng cách co bóp và đẩy mọi thứ bên trong chuyển động nhanh hơn bình thường. Các tác nhân này thì rất đa dạng, có thể là giun sán, vi khuẩn, virus, thực phẩm ôi thiu hoặc không hợp, các mảnh xương vỡ và cả những thứ không thể tiêu hóa được như lông tóc, quần áo hoặc dép cao su.
Tiến sĩ Pitcairn cũng khuyến cáo không cho chó ăn bất cứ thức ăn đặc gì trong 24 – 48 tiếng để hệ tiêu hóa nghỉ ngơi. Phải đảm bảo chó luôn có nước sạch và khuyến khích nó uống. Khi chó tiêu chảy quá nhiều, để tránh tình trạng mất nước và chất điện giải thì trong thời gian nhịn ăn, ngoài nước sạch chúng ta có thể cho chó uống nước dùng nấu từ rau, gạo và một ít thịt hay xương, thêm vào đó một chút nước tương để kích thích vị giác cũng như bổ sung axít amin và muối.
Than hoạt tính: Có bán tại các hiệu thuốc ở dạng bột hoặc viên nén, có tác dụng hấp thu chất độc. Sử dụng 1/2 – 1 muỗng cafe nếu là dạng bột hoặc 1 – 3 viên tùy theo thể trọng của chó. Có thể hòa vào nước cho chó uống mỗi 4 tiếng 1 lần trong ngày.
Sau thời gian nhịn ăn, chúng ta có thể cho chó ăn lại dần bằng cách cho ăn kèm các thực phẩm mà ta dùng để nấu nước dùng. Sang hôm sau chó đã có thể ăn sữa chua không đường và sẽ sớm ăn lại bình thường như trước. Chúng ta cũng có thể cho ăn kèm cơm trắng vài ngày sau đó để ngăn tình trạng tiêu chảy quay trở lại.
Bác sĩ Deva Khals Tác giả quyển Dr Khalsa’s Natural Dog
Tất cả các trường hợp tiêu chảy đều xuất phát từ sự mất cân đôi bên trong đường tiêu hóa. Việc đầu tiên cần làm là bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Các bạn có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách thêm sữa chua, kefir vào thức ăn của chó hoặc cũng có thể sử dụng các chế phẩm men vi sinh có bán các hiệu thuốc.
Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể cung cấp thêm chất xơ trong thực đơn sẽ giúp các lợi khuẩn phát triển hiệu quả hơn nữa, giúp nhanh chóng lấy lại sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Chất xơ có nhiều trong các loại thức phẩm gốc thực vật như rau củ và ngũ cốc.
Nguồn: Julia Henriques – Tạp chí DogsNaturally
Chia sẻ:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!