Bạn đang xem bài viết Chó Bị Tiêu Chảy Là Dấu Hiệu Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó bị tiêu chảy hay chó bị đi ngoài là hiện tượng thường gặp đặc biệt ở chó con khi sức đề kháng còn yếu. Mặc dù đây chỉ là chứng bệnh thông thường nhưng lại là dấu hiệu của chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng của cún cưng nhà bạn. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng chó bị tiêu chảyChó bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra trong đó có các yếu tố ảnh hưởng như chế độ ăn uống, vận động và đó cũng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh ở chó như
Bệnh viêm đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh giun sán chó gây ra.
Bệnh ParvoVirus ở chó
Nhiễm cầu trùng.
Bệnh Care
Ngoài ra chó bị tiêu chảy cũng do ăn phải các thức ăn lạ, khó tiêu hóa gây kích thích đường ruột, chó ăn phải bả cũng dẫn tới tiêu chảy liên tục. Chế độ ăn nhiều chất, khó tiêu hóa cũng gây ra tình trạng này.
Bạn có thể dễ dàng nhận biết được bệnh của cún bằng việc xem màu sắc của phân chó.
Nếu phân chó có màu nâu đen chứng tỏ cún nhà bạn đang xuất huyết đường tiêu hóa.
Phân có máu tươi chứng tỏ cún nhà bạn đang bị xuất huyết trong khu vực ruột.
Phân màu vàng xen đen là các vấn đề gan.
Cần phải xác minh rõ ràng các triệu chứng để nhận biết bệnh từ đó có thể đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời tránh để lâu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho cún cưng.
Cách cấp cứu khi chó bị tiêu chảyCần theo dõi thêm các triệu chứng khác như nôn, mệt mỏi, ủ rũ… Nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn tròn hệ tiêu hóa.
Bù nước ngay lập tức cho cún tránh để cún tiêu chảy nhiều dẫn tới mất nước, kiệt sức. Ngừng toàn bộ thức ăn trong 24h kể cả các thức ăn dễ tiêu hóa. Nếu cố tình cho cún ăn có thể dẫn tới tình trạng xấu hơn. Bạn có thể sử dụng men tiêu hóa.
Sau 24 h chó vẫn tiếp tục triệu chứng tiêu chảy nên tới cơ sở thú y để được xét nghiệm và truyền nước tích cực. Với trang thiết bị, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của cún và đưa ra các biện pháp phù hợp.
Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc cho người với liều lượng nhỏ hơn để giúp chó ổn định lại đường ruột, một số mẹo vặt dân gian cũng nên được áp dụng như lá ổi chữa bệnh tiêu chảy ở chó cực kỳ hiệu quả. Cũng nhờ có lá ổi mà chú chó Golden nhà tôi đã thoát khỏi căn bệnh Parvo hiểm nghèo.
Sử dụng lá ổi để điều trị chó bị tiêu chảyLá ổi được biết tới là một loại lá cây có vị chát, trong y học cổ truyền lá ổi có nhiều công dụng khác nhau như chữa hôi miệng, chữa đau răng, tiêu chảy … cực kỳ hiệu quả.
Đặc biệt, lá ổi non còn chứa 3% nhựa và 7-10 % là tanin. Đây là thành phần chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra nhiều thành phần trong lá ổi nói chung còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Có lẽ vì lý do này, lá ổi được sử dụng nhiều từ xa xưa.
Cách làm: Bạn lấy 200- 300 gam lá ổi được rửa sạch bằng nước lọc, đun lửa nhỏ khi nước trong nồi còn 200- 150ml thì chắt nước ra cho cún uống khi nguội. Tôi đoán vào giai đoạn này, chó nhà bạn đã cực kỳ mệt mỏi thậm chí không hứng thú hoặc còn sức để tự uống nước lá ổi.
Hãy dùng xi lanh bơm vào miệng cún liên tục cách 2 -3 tiếng. Bạn sẽ thấy được hiệu quả tới sáng hôm sau. Chỉ cần tích cực sử dụng phương pháp này và bù lượng nước đã mất, cún cưng sẽ nhanh chóng hết tình trạng tiêu chảy.
Cách phòng bệnh khi chó bị tiêu chảy đi ngoàiNhư đã giới thiệu ở trên, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra có thể do chế độ ăn uống sinh hoạt cũng có thể do các mầm bệnh, vi khuẩn gây ra. Để phòng chống tình trạng này, bạn tuyệt đối cần nhớ các nguyên tắc sau:
Tiêm phòng cho chó đầy đủ, hiện nay đã có mũi 7 bệnh cho chó rất phổ biến và hiệu quả.
Tẩy giun cho chó định kỳ 2 lần/ năm hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào khu vực sinh sống của cún. Chó con cũng cần được tẩy giun nhiều hơn.
Chú ý tới chế độ ăn uống của chó đặc biệt là những thức ăn không phù hợp với chó, các chất độc hại cần để xa khu vực vui chơi sinh sống của chó nhà.
Hạn chế cho cún ăn các loại thực vật ngoài tự nhiên có thể gây ra tình trạng nhiễm độc ở chó như trúc đào, lá khoai…
Hãy nhớ theo dõi sức khỏe định kỳ hoặc chú ý tới các dấu hiệu lạ xuất hiện ở chó khi mùa dịch bệnh tới.
Chúc các BOSS luôn khỏe mạnh!
Chó Bị Nôn Bỏ Ăn – Dấu Hiệu Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm
Chó bị nôn thức ăn là tình trạng thường gặp ở nhiều gia đình. Đây là cảnh báo xấu về hệ tiêu hóa của chó đang gặp vấn đề.
Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó, cần tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp sơ cứu hiệu quả. Nếu tình trạng trở nặng, cần có các phương thức điều trị thích hợp tại cơ sở y tế.
Những nguyên nhân khiến chó bị nôn, ói thức ănKhông chỉ chó mèo, ngay cả con người đôi khi cũng sẽ gặp phải tình trạng nôn ói do nhiều nguyên nhân. Tình trạng chó bị nôn thức ăn thường xảy ra khi hệ tiêu hóa của chó không được khỏe mạnh.
Chó bị nôn do sức đề kháng yếu, thiếu các vitamin cần thiếtNếu chó của bạn nôn ra dịch bọt màu vàng, rất có thể bạn đã bỏ sót một số loại vitamin cần thiết trong khẩu phần ăn thường ngày của bé. Bọt vàng cho thấy đề kháng của chó đang yếu đi, đường có thể gặp vấn đề hoặc cơ quan tiêu hóa làm việc chưa tốt.
Chó mắc bệnh Parvo, Care hoặc các vi khuẩn có hạiKhi mắc phải các bệnh lý này, chó nhà bạn sẽ bắt đầu bỏ ăn và nôn ói các dịch bọt màu trắng, lỏng, nhầy nhụa. Bạn cần phải kiểm tra chất lượng thức ăn xem chó có bị ngộ độc hay không, đồng thời nhớ xem lần tiếp xúc sau cùng của bé với những con chó khác, có con nào mắc phải Parvo, Care hay không?
Chó bỏ ăn do thay đổi môi trường đột ngộtChó bị nôn thức ăn khi bạn di chuyển quá nhanh và thay đổi môi trường sống quá đột ngột. Thời tiết thất thường cũng có thể trở thành nguyên nhân của tình trạng trên.
Chó bỏ ăn và nôn ói vì mắc các bệnh bên trong cơ thểLúc này, các bé sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Nước bọt cũng túa ra liên tục và bé sẽ nôn các bãi nôn dạng bọt trắng. Sau khi nôn, bé có xu hướng ủ rũ và nằm nhiều, không vui vẻ thì rất có thể bé đã bị viêm tụy, mật hoặc nhiễm độc tiêu hóa.
Thay đổi chế độ, khẩu phần ăn
Đây cũng được xem là vấn đề khá nhiều người khi nuôi chó gặp phải đặc biệt là các bạn khi đón cún về nhà mới. Việc thay đổi khẩu phần ăn từ nhà cũ sang nhà mới sẽ khiến cún chưa kịp thích nghi. Chúng sẽ có các dấu hiệu như chán ăn, bỏ ăn.
Vì vậy khi đón cún về nên thay đổi khẩu phần ăn từ từ, bằng cách trộn thức ăn quen thuộc với thức ăn cũ và thay đổi hoàn toàn thức ăn mới sau 1 – 2 tuần. Điều này sẽ khiến cún kịp thích nghi. Ngoài ra, mình cũng hạn chế cho cún ăn thức ăn sống, chủ yếu là hạt và ăn chín, thức ăn qua chế biến.
Nuốt phải dị vật
Trường hợp này cũng xảy ra khá nhiều, đặc biệt là khi bạn cho chó ăn xương quá lớn, một chút lơ đãng khiến dị vật mắc kẹt ở cổ. Chó khạc nhưng không được, chúng sẽ nôn khan, với trường hợp xương chắn ngang cổ họng, bạn đưa cún tới ngay phòng khám thú y nha.
Say xe, sốc nhiệt
Trường hợp tiếp theo có thể xảy ra là say xe và sốc nhiệt. Trường hợp say xe do chó chưa quen với việc ngồi trên xe lâu, chỉ cần để cún nghỉ ngơi.
Sốc nhiệt xảy ra và mùa nắng nóng, đối tượng chủ yếu là những chú chó hoạt động nhiều trong thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột. Một trong nhiều biểu hiện là chó bị ói, mửa…
Nhiễm khuẩn, viêm đường ruột
Đây là chứng bệnh cún của bạn nhất định phải gặp ít nhất một lần trong đời. Với thói quen đánh hơi, tò mò với những thứ kỳ lạ trên đường. Chó liếm phải các thức ăn lạ. Đặc biệt là chó con – hệ tiêu hóa và sức đề kháng còn yếu.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng cho cún khi chó bị viêm ruột. Bạn chỉ cần tuân thủ nguyên tắc, dừng mọi thức ăn cho cún và bù nước lại cho chúng. Việc nôn quá nhiều khiến chó ủ rũ, mệt mỏi.
Hậu quả khi chó bị nôn ói lâu ngàyChó bị nôn thức ăn là tình trạng dễ gặp bởi các vấn đề tiêu hóa, đường ruột chẳng bao giờ có thể nói trước được. Tuy nhiên, khi bắt gặp thấy trường hợp này, bạn nên chủ động tìm ra phương pháp điều trị để bảo vệ sức khỏe của bé một cách tốt nhất.
Nếu không can thiệp sớm, tình trạng nôn ói lâu ngày có thể dẫn đến:
Chó bị kiệt sức do mất nước, không được cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng.
Chó có thể bị đau nhiều, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể.
Vi khuẩn đường ruột có thể khiến hệ tiêu hóa của bé bị tác hại nghiêm trọng.
Các bệnh Parvo, Care có thể nhanh chóng lấy đi mạng sống của bé.
Môi trường sống của cả bạn lẫn thú cưng sẽ bị ảnh hưởng, bệnh này có thể lây sang các bé khỏe mạnh khác và tổn hại sức khỏe của chính gia đình bạn.
Ảnh hưởng của việc chó bị nôn
Đầu tiên là chó bị nôn ra thức ăn. Có thể bị bởi vậy ăn đồ quá nhanh, hoặc trong dạ dày của chó có lông của động vật khác. Triệu chứng dễ nhận biết chính là hay chảy nước bọt, thức ăn chưa tiêu hóa sẽ bị nôn ngược trở lại. Kèm theo cơn run rẩy mỗi lần nôn.
Bên cạnh chó bỏ ăn nôn. Thường sẽ đi kèm việc tiêu chảy ra máu, luôn bỏ ăn, trạng thái như vậy kéo dài rất có thể chó của bạn chưa được xử lý giun sán theo định kỳ, việc để lâu làm chúng sinh sôi. Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Chó bị nôn ra bọt trắng và bỏ ăn. Hiện tượng sẽ là chó luôn trong trạng thái mỏi mệt, lười ăn, thường xuyên bị tiêu chảy và nôn liên tục. Nguyên nhân có thể chó bị viêm gan, viêm não tủy, trúng độc,…
Còn dễ nhận thấy rằng chó bỏ ăn nôn dịch vàng. Đây chính là chó có trạng thái nôn ra dịch nhầy, đi ngoài, luôn nằm một chỗ, hay chán ăn. Rất có thể vì ăn thức không quen, khẩu phần bất chợt thay đổi. Nặng nhất chính là đường ruột bị nhiễm virus Parvo gây ra.
Nguy hiểm thì chó bị nôn ra máu. Thân nhiệt của sẽ tăng cao bất thường, luôn uống nhiều nước. Phần dưới bụng bị phình, đôi mắt đờ đẫn và luôn chán nản, bị tiêu chảy. Khi chó nôn ra máu, tức là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm.
Triệu chứng khi chó bị nôn
Chó bị nôn ra bọt vàng. Thường biểu hiện cho việc sức đề kháng của chó yếu đi. Nguyên nhân có thể là đường ruột có vấn đề; khẩu phần ăn thiếu Vitamin B1; nuốt phải vật lạ, cứng; ăn trúng thức ăn có độc như bả chuột, đồ ôi thiu,…
Chó bị nôn bỏ ăn do bị ký sinh và vi khuẩn gây hại, hoặc mắc căn bệnh Parvo, Care. Đường ruột có thể chưa tiêu hóa hết thức ăn, dẫn đến việc khó tiêu, cũng có thể vì bị ngộ độc. Dấu hiệu dễ nhận thấy là nôn ra phần dịch màu trắng bọt, dạng lỏng và nhầy.
Khi ăn thức ăn không hợp vệ sinh, thường xuyên di chuyển trong thời tiết thay đổi thất thường. Sẽ khiến chó bỏ ăn và nôn. Nhiệt độ sẽ thay đổi thường xuyên, bụng thóp lại, mắt trũng xuống, luôn tiết ra nước bọt chảy dài. Da nhăn nheo, mắt trũng.
Nếu bạn thấy chó thường xuyên nằm một chỗ, luôn uể oải mệt mỏi, phần đuôi luôn cụp xuống, hai chân sau yếu. Chó bỏ ăn nôn ra nước bọt, nôn mửa ngay tại chỗ. Khi đi ngoài sẽ là tiêu chảy, dạng lỏng.
Chó bị nôn ra bọt trắng. Dấu hiệu là nôn bọt có màu trắng đục, hay liếm môi vì bị thiếu nước, nuốt nước bọt với tần suất nhanh. Sau khi nôn, chó sẽ ủ rũ xuống. Rất có thể đã bị nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa, bị viêm mật, tụy.
Các loại nôn có thẻ xảy raVí như chó nôn ra dịch vàng. Phần lớn là thân nhiệt bị thay đổi khiến cho chó bệnh. Cảm lạnh, viêm phổi, giun chưa được sổ. Mắt sẽ có dấu hiệu lờ đờ, có ghèn. Lúc nôn ra dịch, dạng lỏng và có mùi hôi.
Bên cạnh cũng có hiện tượng chó nôn ra nước bọt trắng. Miệng sẽ sủi bọt màu trắng đục, nôn toàn nước và dạng nhầy. Đi ngoài thì dạng sền sệt, rất nặng mùi hôi. Bụng vì bỏ ăn mà lẹp xép, trạng thái sa sút rất nhiều.
Dĩ nhiên như vậy sẽ làm cho chó không còn cảm giác muốn ăn. Làm chó nôn bỏ ăn. Phần mũi của chó bị khô, luôn liếm mũi. Hắt hơi nhiều, nếu tình trạng kéo dài thì cho sẽ ốm rất nhanh. Nguyên nhân đa số là nhiễm bệnh.
Chó bị ói vì nuốt phải bã, hoặc ăn hay uống bị nhiễm khuẩn như Salmonella, Clostridium, E.Coli,… Nhẹ sẽ kéo dài 2-3 ngày, nặng hơn là đi ngoài ra máu, sốt cao, co gập, viền mắt có cục ghèn. Khi có triệu chứng như thế cần đưa đến bác sĩ nhanh chóng.
Phân biệt nôn ra hạt nhỏ (granular) và nôn ra hạt to lổn nhổn (chunky)Mặt khác, tình trạng nôn ra hạt nhỏ cho thấy rằng đã có sự tiêu hóa và thức ăn nằm trong dạ dày trong được một thời gian trước khi bị nôn ra. Nếu thú cưng bị nôn khan và nôn nao bụng, và thức ăn được tiêu hóa một phần và hơi lỏng, có thể có các hạt trong chất nôn, đó là dấu hiệu cho sự hiện diện của máu. Các hạt có thể trông giống như bã cà phê cũ hoặc có thể có máu thực sự.
Nôn ra nước khác như thế nàoThông thường, chất lỏng có nghĩa là chúng ta đang xem xét một số lý do khác, chẳng hạn như thận, gan, tuyến tụy, hoặc viêm dạ dày nghiêm trọng, trong đó nguyên nhân không phải là do thực phẩm hay chất kích thích. Nó cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược thực quản—[một tình trạng] giống như chứng ợ nóng của chúng ta.
Một điều cần ghi nhớ là, như Hawkins đã nói, chất lỏng đi ra từ miệng chó không phải lúc nào cũng là nôn mửa. Chó có thể bắt đầu có bị trầm cảm với tình trạng chảy nước dãi, hoặc có chất lỏng không màu chảy ra khỏi miệng. Nếu nó kèm theo các chất trong dạ dày, thì đó là nôn mửa. Nếu không, nó không phải.
Ví dụ về việc chủ sở hữu thường nhầm lẫn với nôn mửa: đó là chó sẽ ho dữ dội đến nỗi sùi bọt mép. Đây có thể là triệu chứng của ho gà, bà cho biết.
Cách chữa trị khi chó bị nôn
Chữa trị khi chó bị nôn
Khi bắt gặp chó của mình có các tình trạng nôn mửa và kèm theo triệu chứng nặng thì tốt nhất là đưa đến gặp bác sĩ thú y.
Hoặc chúng ta ra tiệm thuốc mua Cimetidine, Penicilin G, Streptomycin. Để giảm sốt thì nên tiêm Dimedron, Promix. Ngoài ra, cung cấp các Vitamin B1, C. Muốn giúp chó có lại sức thì truyền Ringerlactat, Cafein 5%, đường Glucoza.
Cách chăm sóc chó bị nôn
Giữ ấm và giúp chó thoải máiSau khi chó nôn, bạn nên vỗ về để chó biết nó không làm gì sai. Cố gắng để chó nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu chó có vẻ lạnh và run, bạn nên đắp chăn cho chó, quan tâm và giúp đỡ chó hết mực.
Bạn nên giúp chó cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể để chó nằm lên sàn một cách thoải mái để chó không cố gượng dậy hoăc đi lại.
Lau sạch lông chó bằng khăn ấm và ướt.Bã nôn khi khô có thể khiến bộ lông dính bết nên bạn cần làm sạch lông chó ngay. Bạn chỉ nên lau sạch lông khi chó nghỉ ngơi được một lúc và ngừng lau ngay nếu chó tỏ ra khó chịu.
Theo dõi dấu hiệu cho thấy chó có thể nôn trở lại.Bạn nên theo dõi sát sao kể từ lần đầu tiên chó nôn, vì tình trạng nôn mửa liên tục cần được cấp cứu. Các biểu hiện báo hiệu chó nôn trở lại bao gồm nôn khan, hoặc phát ra âm thanh như thể mắc kẹt thứ gì đó trong cổ họng; tư thế gồng cứng và đi loanh quanh không mục đích.
Điều trị ngay nếu bụng chó bị chướng lênNếu bị nôn liên tục, chó có thể bị chướng bụng – một tình trạng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng chướng bụng là cố gắng nôn nhưng không nôn được và chảy nhiều nước dãi (vì chó không thể nuốt nước dãi)
Theo dõi dấu hiệu mất nước.Khi nôn mửa, chó có thể cảm thấy buồn nôn và không muốn uống nước. Điều này, kèm theo tình trạng nôn ra chất lỏng, có thể khiến chó bị mất nước vì lượng nước mất đi lớn hơn lượng nước nạp vào.
Khi chó có biểu hiện mất nước ban đầu, bạn nên cho chó uống hỗn hợp thức uống điện giải pha với nước cách vài tiếng một lần trong cả ngày. Bạn nên đưa chó đi khám thú y nếu tình trạng mất nước không cải thiện
Biết khi nào nên đưa chó đi khám thú y.Nếu nguyên nhân gây nôn mửa ở chó là đơn giản và rõ ràng, chẳng hạn như sau khi chó đào bới rác, bạn có thể tập trung chăm sóc tại nhà và chó có thể khá hơn sau khi uống nước và kiêng ăn.
Tránh cho chó ăn trong vòng 12 tiếng.Nôn mửa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và khiến chó nôn nhiều hơn nếu được ăn ngay sau đó. Dạ dày cần có thời gian để nghỉ ngơi, và điều này còn giúp bạn xác định nguyên nhân gây nôn có phải là do thực phẩm hay không. Bạn nên tránh cho chó ăn, dù chó tỏ ra đói vô cùng. Nhịn ăn còn là cơ hội để chó loại bỏ bất kỳ thứ gì gây nôn.
Cho chó uống nước.Cứ cách 1 tiếng, cho chó uống 1 thìa cà phê nước/0,5 kg cân nặng một lần. Bạn nên tiếp tục cho chó uống theo cách này suốt cả ngày lẫn đêm cho đến khi chó uống được nước như bình thường.
Uống quá nhiều nước sau khi nôn có thể khiến chó nôn trở lại. Mặt khác, chó có thể bị mất nước nếu không được uống nước. Bạn nên đưa chó đi khám thú y nếu chó thậm chí còn không thể uống được một lượng nhỏ nước như trên.
Bổ sung nước nếu chó không chịu uốngĐể ngăn ngừa mất nước, bạn nên tìm cách bổ sung nước cho chó. Bạn có thể cân nhắc nhúng khăn vào nước và lau nướu cho chó. Cách này giúp làm mát miệng chó mỗi khi chó cảm thấy buồn nôn khi uống nước.
Hoặc bạn có thể cho chó liếm viên đá lạnh để miệng chó ướt và nạp được một ít nước vào cơ thể. Bạn cũng có thể thử cho chó uống trà gừng, cúc La Mã hoặc bạc hà ấm để xoa dịu dạ dày và đường tiêu hóa. Giống như nước, bạn chỉ nên cho chó uống mỗi lần vài thìa.
Cho chó ăn trở lạiSau 12 tiếng, bạn có thể bắt đầu cho chó ăn 2-3 thìa cà phê thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu. Thịt nạc như thịt gà không xương và bánh hamburger sẽ cung cấp cho chó lượng protein cần thiết.
Trong khi đó, khoai tây luộc, phô mai tươi ít béo và cơm đã nấu chín có thể bù đắp đầy đủ lượng cacbon-hydtrat theo nhu cầu của chó. Bạn có thể trộn 1 phần thịt nạc với 5 phần cacbon-hydtrat.
Bạn nên đảm bảo cho chó ăn thực phẩm nấu chín kỹ, không béo và không gia vị để chó dễ tiêu thay vì cho chó ăn thực phẩm thông thường.
Từ từ cho chó ăn trở lại như bình thường.Sau ngày đầu cho chó ăn nhạt, bạn có thể trộn thực phẩm nhạt với một ít thực phẩm thông thường cho một bữa ăn. Ví dụ: bắt đầu trộn theo tỷ lệ 50/50 cho một bữa ăn, sau đó tăng dần lên 3/4 thực phẩm thông thường với 1/4 thực phẩm nhạt. Bạn có thể cho chó ăn lại bình thường sau đó nếu chó không còn nôn nữa.
Biện pháp phòng ngừa chó bị nôn, bỏ ăn
Hạn chế và tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn một cách đột ngột cho cún.
Không để chó cắn hoặc ăn, nuốt những đồ chơi, dị vật gây nguy hiểm cho dạ dày và hệ tiêu hóa của chó, nhiều chủ cún cho rằng việc gặm xương sẽ tốt cho chúng tuy nhiên đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm.
Sử dụng dọ mõm và những đồ dùng ngăn cản việc cún ăn phải các thức ăn lạ ngoài đường.
Bình tĩnh và xử lý các tình huống nhanh chóng, kịp thời, đưa ngay tới bác sỹ trong các trường hợp nguy hiểm.
Tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó để tạo ra sức đề kháng tốt hơn cho chúng.
Kết luận
Rate this post
from Duy Pets https://ift.tt/2UOefM3
Share this:
Like
Loading…
Related
Chó Nôn Ra Bọt Trắng Có Thể Là Dấu Hiệu Của Các Bệnh Nguy Hiểm
Đôi khi việc chăm sóc thú cưng không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là nếu chúng bị ốm hoặc có những biểu hiện khó chịu.
Mặc dù chúng không thể truyền đạt điều đó cho bạn, nhưng bạn vẫn có thể nhận ra khi nào chó cưng không cảm thấy tốt nhất.
Nếu chó nôn ra bọt trắng, điều quan trọng là phải đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
Những nguyên nhân khiến chó nôn ra bọt trắngVì vậy, bạn cần quan sát những thay đổi trong hành vi của chó cưng để xem chúng có thật sự nôn hay không. Hầu hết các trường hợp, trước khi một con chó sắp nôn, chúng thường xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, chảy nước dãi hoặc co thắt bụng
Nếu chó thật sự nôn ra bọt trắng chúng có thể mắc các bệnh sau đâyNôn ra bọt trắng là một triệu chứng phổ biến mà cơ thể chú chó đang cố gắng tự loại bỏ một số chất đang nằm trong hệ thống tiêu hóa của chúng.
Đây có thể là một dấu hiệu của việc ăn quá nhiều cỏ hoặc nhiều bụi bẩn. Thường những con chó hay ăn những thứ trên mặt đất và nghĩ rằng đó là thức ăn.
Điều này khiến cơ thể phản ứng bằng cách loại bỏ các chất không thể tiêu hóa sau 1 đến 2 tiếng đi vào cơ thể. Miễn là chú chó không nôn liên tục, khó tiêu hoàn toàn bình thường, không gây hại.
Giống như bệnh cảm cúm ở người, bệnh ho cũi ở chó có những triệu chứng như: chảy nước mắt, chảy nước mũi, lờ đờ, ho quá mức và nôn bị nôn ra bọt trắng.
Ngoài triệu chứng nôn ra bọt trắng, bệnh này còn gây ra tình trạng sưng bụng ở chó. Căn bệnh này có thể đe dọa tính mạng nên được xử lý ngay khi phát hiện các triệu chứng.
Bệnh này xảy ra khi dạ dày chó ở trên đầy hơi, chất lỏng, tạo ra áp lực cho các cơ quan lân cận. Trong trường hợp nghiêm trọng, dạ dày thực sự có thể xoắn lại khiến thức ăn không thể đi qua dạ dày.
Một khi điều này xảy ra, việc lưu thông máu đến tim bị hạn chế và con chó có thể sốc dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Viêm ruột ở chó là tình trạng dạ dày bị nhiễm virus hoặc có số lượng lớn tế bào bị viêm (giống như đau bao tử ở người). Bệnh làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và có thể gây nôn cùng với tiêu chảy mãn tính.
Viêm tụy ở chó xảy ra khi tuyến tụy sưng lên và bị viêm. Khi tuyến tụy khỏe mạnh, thức ăn có thể dễ dàng được tiêu hóa.
Khi tuyến tụy hoạt động không bình thường, nó sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và cơ thể sẽ tìm cách khác để loại bỏ thức ăn dư thừa.
Một con chó bị viêm tụy sẽ có hành vi ăn lại thức ăn sau khi chúng vừa nôn ra.
Hạ huyết áp đường tiêu hóaĐây là một hội chứng trong đó các cơ của hệ thống tiêu hóa co bóp kém. Bởi vì thực phẩm không thể di chuyển do co bóp kém, kết quả là thức ăn di chuyển chậm bất thường và có thể đi theo hướng ngược lại với bình thường.
Trào ngược dạ dàyHãy chú ý khi chó cưng của bạn bị nôn. Nếu chó thường nôn vào buổi sáng, có thể chúng đang bị bệnh trào ngược dạ dày.
Tình trạng này xảy ra khi dạ dày bị kích thích bởi axit tiêu hóa, thường là khi bao tử trống rỗng. Trong trường hợp nghiêm trọng, axit dạ dày có thể gây tổn thương cho thực quản và khiến con chó bị đau đớn khi ăn.
Chó bị trào ngược dạ dày có thể nôn ra bọt trắng hoặc hơi vàng.
Những bệnh không thực sự khiến chó nôn ra bọt trắng Chó bị nhiễm ParvoPravo là bệnh vẫn chưa có thuốc chữa triệt để. Vì thế, cách duy nhất giúp cún cưng của bạn không mắc phải bệnh này là tiêm phòng ngay từ nhỏ.
Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của chó con bị tiêu chảy kết hợp với việc chó bị nôn ra bọt vàng, bỏ ăn, mệt mỏi thì bạn phải dừng cho cún ăn.
Tốt nhất khi chó bị Parvo thì hãy mang chúng tới bác sĩ thú ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Lưu ý là chó bị Parvo thì tỉ lệ chết là rất cao
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chó uống nước lá ổi đặc. Nước này sẽ giúp giảm nôn ói và tiêu chảy, giúp chó hạn chế mất nước và đỡ mệt mỏi hơn.
Đương nhiên nước này chó sẽ không tự uống mà bạn phải dùng xi lanh bơn thẳng vào miệng chó.
Chó bị mắc bệnh CareChó bị nôn ra bọt vàng, trắng, bỏ ăn, cũng chính là dấu hiệu của bệnh Care, căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với chó.
Bạn kiểm tra nếu dưới bụng cún cưng xuất hiện những nốt đỏ kèm những triệu chứng trên thì hãy mau chóng mang cún tới cơ sở thú y để bác sĩ điều trị.
Với căn bệnh này, càng xử lý nhanh càng tốt. Không nên tự chẩn đoán vì đến giai đoạn bệnh phát triển thì tỷ lệ cứu sống thành công là rất ít.
Chó bị bệnh dại sẽ tiết ra rất nhiều nước bọt màu trắng. Thường là ở giai đoạn cuối của bệnh. Con chó chắc chắn sẽ chết trong vòng 10 ngày kể từ khi phát bệnh.
Ngoài ra, con chó lúc này mất tự chủ, hung hăng và có thể truyền bệnh dại cho bất cứ người nào tiếp xúc gần. Nên phải thật cẩn thận khi chó phát bệnh dại.
Cũng như bệnh Care, bệnh dại không có thuốc trị, chỉ có vắc-xin phòng bệnh.
Bệnh suy giápBệnh này thường xảy ra ở những con chó già. Sự sụt giảm bất thường về nội tiết tố mineralocorticoid và glucocorticoid.
Những hormone này được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Việc sản xuất thiếu cả hai loại hormone này gây ra một số triệu chứng như suy nhược, mất nước, huyết áp thấp, trầm cảm, nhiễm độc tim, nôn ra bọt trắng, máu trong phân và sụt cân.
Cách điều trị khi chó nôn ra bọt trắngĐiều trước tiên, bạn cần nhận ra nguyên nhân khiến chó cưng bị nôn ra bọt trắng thông qua những triệu chứng được đề cập bên trên.
Nếu chó cưng bị nôn do khó tiêu hoặc ăn phải chất bẩn, điều đó chỉ có thể xảy ra một lần. Chú chó sẽ tỏ ra bình thường sau khi loại bỏ được thức ăn không phù hợp.
Nếu tình trạng nôn mửa dường như mất kiểm soát và diễn ra thường xuyên hơn, đi cùng với bất kỳ triệu chứng không khỏe mạnh nào, có lẽ bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để khám và chữa bệnh.
Một khi đã đến bác sĩ, hãy thông báo cho bác sĩ thú y về tất cả các triệu chứng và thay đổi hành vi của chó xuất hiện cùng với tình trạng nôn ra bọt trắng.
Nếu bạn thấy chó bây giờ hoàn toàn lờ đờ, chán ăn hoặc đi tiêu không đều, hãy thông báo những điều này cho bác sĩ để họ có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh.
Phương pháp phòng ngừa giúp chó không bị nôn ra bọt trắngPhòng bệnh hơn chữa bệnh, để giúp cún cưng của mình có được thể trạng tốt nhất, tránh mắc phải những căn bệnh hoặc tình huống nêu trên, bạn hãy lưu ý các vấn đề sau đây:
Tiêm phòng vắc xin ngay từ khi mới nhận nuôi để tăng sức đề kháng cho cún cưng.
Không nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của cún cưng một cách đột ngột.
Tránh không cho chó ăn những đồ ăn lạ khi cho ra ngoài (có thể dùng dọ mõm).
Không cho chó cắn hoặc nuốt phải các dị vật gây nguy hiểm cho hệ tiêu hoá của nó. Nếu chó còn nhỏ tuyệt đối không cho gặm xương lớn.
Nếu chẳng may chó nhà bạn nôn ra bọt vàng, bọt trắng thì phải xử lý nhanh chóng, bình tĩnh, kịp thời để tránh những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.
*Lưu ý:
Những biện pháp xử lý tình trạng chó bị nôn ra mật vàng tại nhà, bạn đều cần phòng hộ cho chính mình bằng cách sử dụng găng tay và sát trùng cẩn thận để tránh lây nhiễm.
Nếu không có nhiều kinh nghiệm, đừng cố chẩn đoán tình trạng bệnh của cún mà hãy mang chúng tới ngay cơ sở thú y gần nhất để bác sĩ chuyên môn cứu giúp.
Như đã đề cập trước đây, phần lớn trường hợp một con chó bị nôn ra bọt trắng không phải vì một số vấn đề đe dọa tính mạng, mà là do dạ dày khó chịu hoặc ăn quá nhiều.
Vì vậy, hãy đảm bảo chó cưng luôn có một chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng lịch trình và đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi con chó khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ, việc nôn ói dường như rất hiếm khi xảy ra.
Tại Sao Chó Rụng Lông? Đó Có Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Nguy Hiểm
Đôi khi, việc rụng lông rất nhiều ở chó chỉ là quá trình thay lông bình thường. Chó bị rụng lông khi lông của chúng đã già hoặc bị hư hại, hoặc rụng theo mùa khi thời tiết ấm lên. Nhiều giống chó bị rụng lông quanh năm. Một số giống chó như Huskies và Labradors, chúng sẽ phát triển bộ lông dày vào mùa đông và sẽ rụng vào mùa xuân. Thay lông theo mùa thường sẽ ít hơn nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ôn hòa. Nếu tình trạng rụng lông không kiểm soát được, việc chải lông cho chó 2 – 3 lần một tuần có thể loại bỏ và kiểm soát lông thừa hiệu quả.
Tại sao chó rụng lông? Liệu nguyên nhân chó rụng lông có thể là do vi khuẩn và nấm trên cơ thể chúng hay không? Vi khuẩn và nấm men vốn là những “cư dân” bình thường trên da chó, nhưng đôi khi chúng có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men trên da có thể gây rụng lông, mẩn đỏ, ngứa và có mùi hôi. Đôi khi, nhiễm trùng do vi khuẩn còn gây ra mụn mủ giống mụn bọc ở con người.
Chó cũng có thể mắc bệnh hắc lào, một loại nấm gây rụng lông và các vùng nhiễm trùng nhỏ. Nếu trên người của chúng xuất hiện các mảng đỏ, ngứa hoặc có vảy, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ sức khỏe của chúng, có thể đề nghị một số xét nghiệm và kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm để điều trị nhiễm trùng cho chú chó của bạn nếu cần thiết.
Mange là một thuật ngữ gọi chung cho các bệnh nhiễm trùng da do bọ ve. Ve là những sinh vật cực nhỏ sống trên bề mặt da hoặc trong nang lông của loài chó. Chúng gây rụng lông và ngứa ngáy bằng cách đào hang bên dưới da hoặc gặm da. Một số loài ve, như ve ghẻ, cực kỳ dễ lây lan cho cả người và những con chó khác. Các loài ve khác, như ve Demodex, không lây nhưng vẫn gây rụng lông và có thể cần được điều trị.
Bọ chét là một lý do rất phổ biến khiến chó bị rụng lông. Bọ chét có thể khiến chó của bạn cảm thấy ngứa ngáy đến mức gãi nhiều gần như là hết mọi chỗ. Đó cũng là lý do tại sao chó rụng lông nhiều đến như vậy và chúng cứ liên tục gãi. Ve và bọ chét cực kỳ dễ lây lan, vì vậy bất kỳ ký sinh trùng nào bạn tìm thấy trên chú chó của mình có thể đã lây lan sang nhà bạn và các vật nuôi khác. Nếu bạn tìm thấy dấu hiệu có bọ ve hoặc bọ chét, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc trị giun sán có tác dụng nhanh và đưa ra các mẹo để loại bỏ côn trùng trong nhà.
Chó có thể bị dị ứng giống như con người và một số dấu hiệu phổ biến nhất đó là da ngứa và rụng lông. Các bệnh dị ứng phổ biến nhất ở chó là Atopy (dị ứng môi trường với các chất kích thích như phấn hoa, nấm mốc và mạt bụi), dị ứng bọ chét và dị ứng thức ăn. Nếu bác sĩ thú y nghi ngờ chú chó của bạn bị dị ứng, họ có thể kê đơn thuốc diệt bọ chét, thuốc để giảm ngứa, thuốc kháng các chất gây dị ứng hoặc đề nghị bạn thay đổi thực phẩm để loại trừ khả năng dị ứng do thức ăn.
Dị ứng thực phẩm chỉ có thể được chẩn đoán bằng cách thử nghiệm thực phẩm trong tối thiểu tám tuần. Nếu bác sĩ thú y đưa chú chó của bạn vào thử nghiệm thực phẩm với chế độ bữa ăn có thành phần hạn chế hoặc thực phẩm kê đơn không gây dị ứng, điều quan trọng là hãy đảm bảo chú chó của bạn không ăn bất kỳ thứ gì khác trong khi thử nghiệm. Một lần ăn không đúng theo thực phẩm kê đơn có thể làm sai lệch kết quả. Nếu nguyên nhân chó rụng lông là do dị ứng và nếu được điều trị đúng cách, lông chó sẽ mọc lại và chúng sẽ hết ngứa. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tại sao chó rụng lông rất phổ biến.
Nếu chó bị rụng lông toàn thân thì vấn đề có thể nằm ở bên trong cơ thể của chúng. Về mặt sinh học, da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, và nó đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Nếu chú chó của bạn có một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, lông của chúng thường là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên bởi vì cơ thể sẽ đào thải các chất cặn bã ra khỏi da và đến các cơ quan nội tạng cần được giúp đỡ.
Các vấn đề nội tiết tố – như suy giáp, rối loạn tuyến thượng thận hoặc rối loạn hormone tăng trưởng – đều có thể khiến chó bị rụng lông. Một số con chó có thể bị rụng lông sau khi cơ thể chúng giảm đi lượng testosterone. Bệnh gan, bệnh thận và ung thư đều có thể gây rụng lông không rõ nguyên nhân. Nếu bác sĩ thú y nghi ngờ vấn đề bên trong là nguyên nhân gây ra rụng lông, họ có thể sẽ đề nghị xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và chụp X-quang hoặc siêu âm để xác định nguyên nhân cụ thể.
Cùng đi đến lý do phổ biến cuối cùng tại sao chó rụng lông.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất giải thích tại sao chó rụng lông một cách không rõ lý do. Bạn hãy đảm bảo chỗ ăn chỗ ngủ của chúng và cả ngôi nhà bạn luôn được dọn dẹp sạch sẽ. Quét dọn và lau nhà hàng ngày là rất tốt. Tuy nhiên có những thứ còn sót lại mà bạn không để ý có thể gây ra chứng rụng lông ở chó. Chó rụng lông có thể sẽ khiến bạn phải thắc mắc: chó rụng lông là bệnh gì? Có cần điều trị hay không? Nhưng đôi khi chỉ đơn giản là do vệ sinh môi trường sống không sạch sẽ.
Sau khi quét dọn và lau chùi mọi thứ, những thứ vô tình còn sót lại chính là lông chó. Đám lông rụng của chúng vô tình lại đem đến những mầm bệnh nguy hiểm. Vi khuẩn, nấm mốc, bọ chét, ve chó,… vẫn còn tồn tại trên lông rụng của chúng. Hãy tìm cách để loại bỏ đám lông rụng này.
Một cây lăn lông thú cưng có lẽ sẽ rất phù hợp cho công việc này. Quét nhà mỗi ngày thì vẫn không đủ. Nếu nhà bạn nuôi thú cưng như chó, mèo, thỏ… thì bạn nên sắm một cây lăn lông thú cưng ColoColo để vệ sinh nơi ở cho chúng. Lăn nhẹ cây lăn trên mọi bề mặt mà chúng có thể tiếp xúc: sàn nhà, ghế sofa, giường ngủ,… để làm sạch hoàn toàn lông rụng còn sót lại của chúng.
Chó Bị Chảy Nước Mắt Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không
Chó bị chảy nước mắt là tình trạng chảy nhiều nước mắt bất thường ở chó. Nguyên nhân gây bệnh do hình dạng mắt ở nhiều giống chó. Chảy nước mắt quá mức có thể do bẩm sinh bị lông mi kép hoặc quặm mi.
Các giống chó sheltie, shih tzus, Lhasa apsos, spaniels cocker, pekingese, bulldog, dachshund, và mini poodle thường hay bị lông mi kép.
Quặm mi thường gặp ở một số giống chó như shar pei Trung Quốc, pugs, mastiffs, poodle, Labrador retrievers và chow chow, ảnh hưởng đến mi trên hoặc mi dưới. Bệnh này có thể gây bệnh thứ phát dẫn đến kích ứng mắt.
Nguyên nhân chó bị chảy nước mắtChó bị chảy nước mắt có thể do mắc phải một số căn bệnh như: viêm mũi / viêm xoang, gây sưng phù bên cạnh hệ thống thoát nước mắt; chấn thương hoặc gãy xương ở mặt; dị vật trong mắt (cỏ, hạt, cát, ký sinh trùng).
Các khối u của mí mắt thứ ba, kết mạc của mắt, mí mắt, khoang mũi, xương hàm trên mặt, hoặc trong xoang nằm quanh mắt cũng sẽ được xem xét.
Tình trạng khiến ống lệ mũi (ống dẫn nước mắt) bị tắc nghẽn, cho dù là do mắc phải, hay dị tật bẩm sinh, cũng có thể gây chảy nhiều nước mắt.
Sự tắc nghẽn ống lệ mũi có thể do thiếu hụt bẩm sinh lỗ hở trên mí mắt ở hệ thống thoát nước mắt, như ở chó spaniels cocker, bulldogs, và poodles.
Việc mở thêm lỗ hở cũng có thể tạo ra các vị trí bất thường ở hệ thống thoát nước mắt, như mở lỗ dọc theo khuôn mặt dưới góc mắt, ở gần mũi. Các khả năng khác bao gồm thiếu lỗ hở từ hệ thống thoát nước mắt vào mũi.
Rối loạn giác mạc được đặc trưng bởi tình trạng trầy xước / loét, viêm hoặc không viêm giác mạc. Có thể bị viêm phần trước của mắt, bao gồm mống mắt. Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng áp lực trong mắt tăng lên. Các khối u mí mắt thường gặp ở những con chó lớn ở tất cả các giống chó.
Phẫu thuật có thể là phương pháp khả thi được áp dụng
Nếu không được điều trị chó bị viêm giác mạc có thể bị giảm thị lực
Điều trị bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ mắt.
Rửa mắt bằng nước vô trùng hoặc dung dịch muối
Sử dụng thuốc kháng sinh cho chó được bác sĩ kê đơn
Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật
Chó bị loét giác mạc nên được điều trị sớm không rất dễ bị tổn thương mắt sau khi chữa.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt bằng thuốc khàng sinh và thuốc mỡ.
Triệu chứng chó bị chảy nước mắtTriệu chứng thường gặp nhất của bệnh là chó chảy nhiều nước mắt, nước mắt chảy giàn giụa trên mặt. Các dấu hiệu khác bao gồm:
Các tật bẩm sinh bao gồm mí mắt mở lớn, làm tăng tiếp xúc của nhãn cầu ở những giống chó đầu ngắn. Tật lộn mí – mí mắt lộn ra ngoài, thường xuất hiện ở chó Great Danes, bloodhounds, và spaniels.
Chứng hay chảy nước mắt xuất hiện lúc mới sinh ở một số giống chó hoặc do sẹo mí sau chấn thương và tê liệt thần kinh mặt.
Chẩn đoán chó bị chảy nước mắtBác sĩ thú y sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chó, có tính đến các triệu chứng và các sự cố trước đó có thể dẫn đến tình trạng hay chảy nước mắt.
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X quang để kiểm tra các tổn thương ở mũi hoặc vùng xoang, và dùng thuốc quản quang để giúp phân biệt các cấu trúc.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Ngoài ra, một ít mô trong mắt sẽ được lấy để phân tích trong phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, phẫu thuật thám sát có thể là cách duy nhất để xác định chẩn đoán. Có thể cần rửa ống dẫn nước mắt để loại bỏ dị vật.
Nếu bị kích ứng rõ ràng, bác sĩ sẽ sử dụng chất nhuộm fluorescein, thuốc nhuộm không xâm lấn thể hiện chi tiết của mắt dưới ánh sáng xanh, để kiểm tra xem mắt bị trầy xước hoặc có dị vật không.
Điều trị chó bị chảy nước mắtBước đầu tiên trong quá trình điều trị cần giải quyết nguyên nhân gây kích ứng mắt: loại bỏ các dị vật ở mô ẩm của mắt hoặc giác mạc / màng cứng mắt. Điều trị ưu tiên các bệnh thứ phát về mắt như viêm kết mạc, loét giác mạc kèm viêm hoặc không, và / hoặc viêm mống mắt và các khu vực khác ở phần trước của mắt.
Điều trị thành công tổn thương chính đang ngăn chặn thoát nước mắt có thể giúp chảy nước mắt bình thường. Chó bị viêm ống lệ mũi có thể cần một ống thông đặt trong ống dẫn nước mắt để giữ nó mở và ngăn ngừa hình thành sẹo.
Nếu nguyên nhân gây bệnh do hình thành mí mắt bất thường, có thể cần phải phẫu thuật. Đây thường là một thủ thuật đơn giản, trong đó các mí mắt được đặt lại vào một vị trí bình thường và được phép điều chỉnh lại. Chó thường hồi phục nhanh và bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
Phẫu thuật cắt bỏ mi hoặc loại bỏ lông mi bằng điện phân có thể được sử dụng để điều trị tật lông mi kép.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp dựa trên chẩn đoán và kế hoạch điều trị cho chó, có thể bao gồm thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ và thuốc mỡ giảm đau. Bạn nên sử dụng loa chống liếm cho chó trong thời gian phục hồi để ngăn chó khỏi bị kích thích thêm.
Chăm sóc chó bị chảy nước mắtNếu chó bị viêm ống lệ mũi, bác sĩ sẽ muốn kiểm tra tình hình của chó bảy ngày một lần cho đến khi bệnh được chữa khỏi. Việc điều trị sẽ được tiếp tục trong ít nhất bảy ngày sau khi hết các triệu chứng để ngăn ngừa tái phát.
Nếu triệu chứng kéo dài hơn 7-10 ngày điều trị, hoặc tái phát ngay sau khi ngừng điều trị, có thể đang có dị vật hoặc chó đang bị nhiễm trùng, khi đó bác sĩ sẽ cần thực hiện chẩn đoán thêm.
Nếu thực hiện phẫu thuật để tạo ra một lỗ thoát nước mắt vào khoang mũi, ống dẫn – được gọi là canula, sẽ được kiểm tra sau mỗi 7 ngày để đảm bảo rằng nó vẫn còn nguyên vẹn.
Canula có thể cần phải được thay nếu nó trở nên lỏng lẻo hoặc bị tháo ra. Sau khi ống đã được tháo ra, nó sẽ được kiểm tra lại một lần nữa trong 14 ngày.
Tái phát là biến chứng thường gặp nhất của bệnh này, thường do tái phát nguyên nhân gây kích ứng mắt; tái phát viêm ống lệ mũi; lỗ thoát nước mắt vào khoang mũi bị đóng lại.
Ngăn ngừa chó bị chảy nước mắtChó hay hoạt động ngoài trời có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các dị vật bay vào mắt.
Chó Poodle Hay Chảy Nước Mắt Là Bị Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không?
Chảy nước mắt vốn là hiện tượng bình thường ở vật nuôi, bao gồm cả chó Poodle. Nhưng nếu chó Poodle hay chảy nước mắt một cách thường xuyên thì có thể đó là triệu chứng bất thường của một số loại bệnh lý cần được nhanh chóng điều trị.
+ Chó poodle hay mắc bệnh gì
1. Hiện tượng chó Poodle hay chảy nước mắtChó Poodle hay chảy nước mắt là hiện tượng một lượng nhỏ chất lỏng tiết ra từ tuyến lệ trong mắt của vật nuôi.
Thông thường, đây là hiện tượng chảy nước mắt bình thường và thỉnh thoảng vật nuôi có thể bị chảy nước mắt. Đó là mỗi lần chúng chớp mắt, nước mắt sẽ được giải phóng qua các ống dẫn, trần lên bề mặt của mắt để cung cấp độ ẩm, các chất dinh dưỡng và oxy cho mắt.
Hiện tượng này giúp cho mắt được làm sạch thường xuyên và đúng lúc, giúp mắt khỏe mạnh và tinh nhanh hơn. Một số thời điểm bạn sẽ thấy có lẫn ghèn lẫn trong nước mắt và tụ ở khóe mắt. Đây cũng được xem là hiện tượng bình thường cùng với việc tiết nước mắt.
Với tình huống này, bạn chỉ cần lau mắt cho Poodle bằng khắn mềm ướt mỗi ngày, thật nhẹ nhàng và tạo thói quen này cho vật nuôi.
Hơn nữa, đây có thể cũng chỉ là hiện tượng chó poodle khóc khi biểu hiện tình cảm hết sức thông thường
2. Chó Poodle hay chảy nước mắt là bệnh gì?Trong trường hợp chó Poodle bị chảy nước mắt quá nhiều, kèm theo các triệu chứng khác như: Đóng ghèn nhiều, mắt đỏ, vật nuôi dịu mắt nhiều, hay nheo mắt,… thì khả năng việc chó poodle chảy nước mắt đã không còn là hiện tượng bình thường.
Đặc biệt, khi nước mắt không có được độ trong và lỏng mà có đặc điểm nhầy đặc, dính giống như mủ, dịch nhầy, đóng gợn trong mắt gây cản trở tầm nhìn của vật nuôi thì khả năng Poodle đang mắc bệnh lý không đơn giản ở mắt
3. Chẩn đoán bệnh lý cho triệu chứng chó Poodle hay chảy nước mắtViệc chẩn đoán bệnh thông qua triệu chứng chó Poodle hay chảy nước mắt dường như quá ít căn cứ để bạn có thể tự xác định bệnh tại nhà cho Poodle. Đa số trường hợp nếu muốn xác định chính xác bệnh cho Poodle trong trường hợp này, bạn cần cung cấp các thông tin bệnh lý và lịch sử bệnh án cho bác sĩ thú y. Đồng thời, thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ kết luận được bệnh lý chính xác cho vật nuôi để biết cách điều trị sao cho hiệu quả.
Việc chẩn bệnh thường được tiến hành như sau:
– Nhỏ một giọt thuốc tê trực tiếp vào mắt, việc nhỏ này rất nhẹ nhàng và nhanh chóng, không gây ra khó chịu hay bất cứ cảm giác đau đớn nào cho vật nuôi. Lúc này, bề mặt mắt của Poodle sẽ không còn cảm giác, nhân đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt cho Poodle xem có bị đỏ và sưng mắt không, có vật lạ hay vết xước bên trong mắt không,… Đây sẽ là những nguyên nhân phổ biến khiến cho chó Poodle hay chảy nước mắt.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kiểm tra luôn lượng nước mắt đang được tiết ra có bình thường hay không để chắc chắn rằng hiện tượng này là biểu hiện của bệnh lý hay không, nếu có thì khả năng đó là bệnh lý gì.
Đa số các trường hợp nếu mắt không bị xước, không vướng vật lạ thì thường là do bị đau mắt đỏ, viêm giác mạc, nhiễm trùng mắt,… Đây là những bệnh lý rất phổ biến.
4. Điều trị chó Poodle hay chảy nước mắt như thế nào?Việc khắc phục tình trạng chó Poodle hay chảy nước mắt cần thực hiện thận trọng, dựa trên tình trạng cụ thể và bệnh lý mà vật nuôi mắc phải sau khi đã được thăm khám và chẩn bệnh bởi bác sĩ thú y có kinh nghiệm.
Thông thường, bác sĩ cũng tùy trường hợp và nguyên nhân mà đưa ra hướng xử lý cho phù hợp.
– Nếu do bị mắc dị vật bên trong sẽ tiến hành gắp bỏ và tra thuốc để ổn định lại giác mạc
– Nếu do bị mắt đỏ hoặc viêm giác mặc thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tra hoặc thuốc nhỏ mắt để trị viêm giác mạc và đau mắt đỏ
– Nếu do bị nhiễm trùng mắt, bác sĩ thường chỉ định thuốc nhỏ mắt để trị nhiễm trùng.
Thông thường, nếu chẩn đúng bệnh thì việc điều trị không gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Sự tiết nước mắt ở Poodle sẽ trở lại bình thường.
Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm thì Poodle cần được thăm khám sâu và kỹ hơn để đánh giá lại và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Lúc này, việc kiểm tra sâu cần được thực hiện tại các phòng khám thú y, bởi bác sĩ có kinh nghiệm và tiến hành điều trị tích cực cho thú cưng.
+ Chó Poodle bị đi ngoài – hướng dẫn cách “cầm tiêu” trong nháy mắt
+ Cách nuôi chó poodle 3 tháng tuổi đúng cách nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Tiêu Chảy Là Dấu Hiệu Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!