Bạn đang xem bài viết Chó Bị Ong Đốt, Triệu Chứng, Cách Phòng Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiểu về mức độ nguy hiểm khi chó bị ong đốt.Chó cũng giống như người, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và cách phản ứng của từng thể trạng mà mức độ của sự nguy hiểm khác nhau. Bên cạnh đó, mức độ của sự nguy hiểm còn phụ thuộc vào loại ong đốt, có những loại ong nọc ít độc chẳng hạn như ong mật, ong ruồi thì khi chó bị đốt sẽ không quá nguy hiểm, chỉ bị sưng tấy, đau nhức cục bộ.
Nhưng khi bị những loại ong có nọc độc mạnh như ong vò vẽ, ong bắp cày đốt thì vô cùng nguy hiểm, không những làm sưng tấy, đau nhức mà còn làm chó khó thở, suy hô hấp, nôn mửa,… và nếu không phát hiện, xử lý kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng của chó.
Các triệu chứng khi chó bị ong đốt.Khi chó bị ong đốt, mỗi triệu chứng khác nhau sẽ tương ứng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Có thể được chia thành 4 cấp độ.
Cấp độ 1: chó của bạn sẽ có triệu chứng bị sưng tấy, đau nhức và ngứa ngáy ở vùng bị đốt. Khi bị vậy, chúng thường rên rỉ, sủa và gãi lên vết thương ấy, nên chỉ cần chú ý bạn có thể phát hiện ra ngay. Đây là một triệu chứng cơ bản và hết sức bình thường vì nó là phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Cấp độ 2: triệu chứng xuất hiện là vết sưng tấy không chỉ ở chỗ đốt mà còn lan rộng ra vùng lân cận, khiến cảm giác đau nhói và ngứa ngáy theo đó lan ra. Đây là một dấu hiệu dị ứng cấp nhẹ và có thể nguy hiểm hơn nếu xuất hiện biến chứng tắc nghẽn đường hô hấp.
Cấp độ 3: triệu chứng dị ứng toàn thân (ngay tức thì). Nếu nhẹ (không nguy hiểm đến tính mạng). Thì cơ thể của chó sẽ có dấu hiệu sưng tấy, đau nhức, nổi mề đay còn nếu nặng hơn. (nguy hiểm đến tính mạng), thì sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Như khó thở, nôn mửa, tiêu chảy và chảy nước bọt.
Cấp độ 4: triệu chứng dị ứng toàn thân (sau vài ngày). Sau khi bị ong đốt vài ngày, ngoài những vết sưng tấy và sự đau nhức thì cơ thể của chó. Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau các khớp, phát ban và sốt. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Cách xử lý khi chó bị ong đốt.Khi bạn thấy những dấu hiệu, và triệu chứng như trên. Xuất hiện thì việc đầu tiên nên làm, đó chính là xử lý tạm thời. Và nhanh chóng đưa tới bác sĩ thú y, để được chữa trị và lấy thuốc.
Lấy ngòi ong: Khi thấy trên cơ thể chó, có phần nào sưng lên. Thì hãy kiểm tra vùng da bị đốt và cố gắng loại bỏ ngòi ong ra ngoài. Bằng cách dùng móng tay, hoặc một vật nào đó. Có cạnh sắc gạt ngòi ong ra ngoài thật dứt khoát. Tránh sử dụng nhíp gắp hoặc nặn ngòi vì như thế sẽ làm nọc độc lan ra.
Giảm sưng tấy, giảm đau nhức: để giảm đau cho chó, bạn có thể pha hỗn hợp. Gồm nước và bột baking soda, thoa hỗn hợp lên vùng bị đốt. Phương pháp này, sẽ giúp cơn đau giảm bớt khá nhanh. Bên cạnh đó, thêm một cách nữa dễ thực hiện hơn đó là chườm đá, bỏ đá vào chiếc khăn mỏng và áp nhẹ vào vết thương, cách này vừa giúp giảm sưng và giảm đau rất tốt.
Đưa chó tới bác sĩ thú y: Sau khi xử lý tạm thời vết đốt, cách tốt nhất. Bạn nên nhanh chóng đưa chó tới bác sĩ thú y, để chữa trị và lấy thuốc.
Tổng kết:Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Chó Bị Gãy Móng Chân
Nguyên nhân và triệu chứng của móng chân gãy ở chó
Móng chân lôi thôi của chó có thể khiến nó gặp phiền phức khi chạy nhảy. Nếu nó vô tình bị vướng vào thảm, rễ cây mà vẫn cố lao về phía trước, móng chân sẽ dễ bị gãy.
Bạn có thể sẽ biết khi nào móng chân chó của bạn bị hỏng, vì loại chấn thương này khá đau đớn.
Con chó của bạn có thể kêu la, khập khiễng và liên tục liếm vào vết thương.
Nếu một phần của móng bị treo, con chó của bạn có thể nhai nó.
Bạn sẽ thấy chảy máu rộng. Các vết bẩn có thể trên thảm hoặc trên sàn gạch.
Phần thịt màu hồng thường được bao phủ bởi móng sẽ thường xuyên bị lộ và chảy máu.
Mẹo phục hồi: Cách giúp chó của bạn chữa lànhSơ cứu cún cưng nhanh nhất có thể. Việc điều trị bao gồm bốn bước riêng biệt: kiểm tra móng, loại bỏ bất kỳ phần nào bị hỏng của móng, cầm máu và khử trùng. Sau khi bạn đã thực hiện các bước này hoặc thậm chí trước đó, tùy từng trường hợp, tốt nhất bạn nên đưa đến gặp bác sỹ thú y nếu cảm thấy không tự tin. Vì móng chân bị thương rất đau, dính máu và dễ bị nhiễm trùng, bạn phải can thiệp và sơ cứu. Đây là những gì các bác sĩ thú y khuyên dùng.
Lưu ý quan trọng: Chó thường phản ứng với cơn đau. Ngay cả những con chó thanh thản và đáng yêu nhất cũng có thể phản ứng và có khả năng cắn chủ khi bị căng thẳng. Trước khi áp dụng mõm, hãy chắc chắn rằng con chó của bạn không bị suy hô hấp. Trong trường hợp thở nặng nhọc, giảm thông khí, thay đổi màu nướu, nôn mửa, không nên áp dụng mõm vì điều này có thể làm chú chó bị ngạt.
Nói chung, chó bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng 48 giờ. Phục hồi hoàn toàn mất một thời gian, vì móng cần mọc lại để hoàn toàn che phủ những điểm yếu dễ bị tổn thương. Nói chung, điều này mất 2 tuần.
Khi con chó của bạn hồi phục, cố gắng tránh đi trên đá, cát, tuyết hoặc bùn trong khoảng hai tuần.
Bởi vì chó có xu hướng liếm và nhai vùng này nhiều lần.
Các biện pháp cầm máu và khử trùng bạn có thể làm theo cách thông thường như đối với việc bị đứt tay. Dùng vải sạch hoặc bông quấn nhẹ nhàng vào vết thương, sau đó nên đưa đến trung tâm chăm sóc chó để nhận được sự chăm sóc kỹ càng.
Chúng tôi khuyên các bạn nuôi cún cưng nên sắm những dụng cụ cắt tỉa móng và thực hiện đúng quy cách. Bên cạnh đó trong nhà cần chuẩn bị sẵn những dụng cụ y tế để sơ cứu vết thương phòng khi cần dùng đến.
Mọi thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ:
TRƯỜNG HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN DTC
Hotline: 0972 944 624
Website: chúng tôi
Email: [email protected]
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Triệu Chứng Mèo Bị Nấm Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Mèo bị nấm toàn thân, ngứa ngáy, lông rụng từng mảng,…. bệnh phát triển nhanh chóng ảnh hưởng đến sức khỏe và sắc đẹp của vật nuôi. Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh nấm ở mèo sẽ giúp người nuôi có phác đồ điều trị hiệu quả.
Bệnh nấm ở mèo là gì?
Bệnh nấm mèo là căn bệnh khá phổ biến, chúng xảy ra ở cả chó và mèo và xâm nhập vào cơ thể thông qua vết xước trên da. Nấm được tìm thấy trong đất và trong phân của động vật bị nhiễm bệnh. Mèo mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, có một số loại nấm chỉ tấn công mèo bị bệnh hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch. Một số loại nấm không gây ra hậu nghiêm trọng và dễ dàng điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, có một số loại nấm có khả năng làm hỏng da và gây nguy hiểm cho sức khỏe của nó.
Hình ảnh mèo bị nấm
MÈO BỊ GHẺ BÔI THUỐC GÌ?
Triệu chứng mèo bị nấm
Bệnh nấm ở mèo có thể gây ra một loạt các triệu chứng thường gặp như:
Mèo ngứa, khó chịu và thường xuyên gãi vùng da bị nấm.
Da đỏ có vảy, mủ nhày.
Mèo bị nấm rụng lông
.
Bề mặt da có lớp dịch nhờn có mùi hôi.
Da dầy lên và tăng sắc tố da ở các vùng da bị tổn thương.
Hạch bạch huyết sưng.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh nấm mèo
Một số loại nấm ở mèo
Mèo bị nấm có thể nhiễm một số loại nấm sau:
Malassezia pachydermatis.
Cutaneous sporotrichosis.
Disseminated sporotrichosis.
Rhinosporidiosis.
Phaeohyphomycosis.
Mycetomas.
Cryptococcosis.
Coccidioidomycosis.
Candidiasis.
Nguyên nhân mèo bị nấm
Do bọ chét cắn đốt gây ra vết thường trên da.
Ung thư tuyến tụy hoặc gan, cơ thể suy giảm miễn dịch.
Mèo không được vệ sinh, tắm rửa thường xuyên đúng cách. Đặc biệt ở những giống mèo lông dài. Sấy lông không khô hoàn toàn, độ ẩm trên da cao, lông bết lại tạo điều kiện lý tưởng cho bào tử nấm nảy mầm nhất là trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta.
Tiếp xúc với mầm bệnh.
Nhiễm nấm qua các vết thường hở trên da.
Bọ chét đốt gây nấm mèo
Chẩn đoán bệnh nấm mèo
Việc chẩn đoán bệnh nấm mèo thông qua các triệu chứng đầu tiên của chúng. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra dáng đi, chức năng thần kinh, nhịp tim, hô hấp và nhiệt độ cơ thể của mèo. Trường hợp cần sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra.
Nếu mèo của bạn có vùng da bị tăng sinh, rụng lông bác sĩ có thể cạo da và kiểm tra nó bên dưới kính hiển vi để xác định có ghẻ hay không. Điều quan trọng là chẩn đoán chính xác loại nấm da vì một số loại nấm sẽ lây sang người.
Điều trị nấm cho mèo
Mèo bị nấm có thể được điều trị bằng thuốc trị nấm cho mèo như: thuốc mỡ, thuốc kháng nấm đường uống. Trường hợp da có u nang, apse cần can thiêp phẫu thuật để cắt bỏ. Trong một số trường hợp, các u nang này tái phát lại và khó điều trị.
Những con mèo bị bệnh nặng cần được điều trị nội trú trong bệnh viện cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Bác sĩ thú y sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về cách tránh bị nhiễm bệnh trước khi bạn đưa mèo về nhà.
Sử dụng thuốc trị nấm cho mèo
Chăm sóc mèo bị nấm
Thời gian phục hồi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại nấm có trong da. Một số loại thuốc điều nấm phải mất vài tuần mới thấy sự cải thiện các triệu chứng.
Bạn có thể mang mèo về nhà tự điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ thú y, nhưng cần định kỳ thăm khám bác sĩ thú y hàng tuần để kiểm tra.
Nếu con mèo của bạn phải phẫu thuật để loại bỏ các u nang, ổ apse quá trình phục hồi của nó có thể mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc vết mổ, cách sử dụng thuốc và cách cho mèo uống thuốc, bôi thuốc. Mèo của bạn sẽ được chỉ định tháo chỉ khâu sau khoảng 7 – 10 ngày.
Trong một số ít trường hợp, bệnh nấm da ở mèo có thể bị nhiễm trùng thứ phát gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc không thể điều trị được. Bác sĩ sẽ đề nghị quá trình điều trị tốt nhất trong những trường hợp này.
Chăm sóc theo sự chỉ định của bác sĩ
XEM THÊM: CÁCH CHỮA TRỊ MÈO BỊ TIÊU CHẢY
— Mèo bị nấm kiêng ăn gì?
Mèo bị nấm rụng lông cần phải kiêng một số loại thực phẩm sau: cua, mực, cá, tôm, bơ, trứng, nấm hương, măng, những loại thức ăn giàu đạm,…. Cần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho mèo hàng ngày để chúng có sức đề kháng chống lại mầm bệnh.
— Mèo bị nấm có lây cho người không?
Nhiều loài nấm mèo có thể lây sang người, do đó trong quá trình điều trị cho thú cưng người nuôi không nên tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh.
— Làm gì khi mèo bị nấm?
Khi phát hiện bệnh nấm ở mèo cần phải đưa ngay đến bác sĩ thú y để được thăm khám và tư vấn thuốc trị nấm cho mèo tốt nhất.
– Bị nấm mèo ở người
– Trị nấm cho mèo bao lâu
– Mèo bị ghẻ
Triệu Chứng Chó Bị Giun Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Bệnh giun sán là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở cả người lẫn vật nuôi, căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm cho cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Ở loài chó, giun sán thường sinh sống bên trong đường ruột nên rất khó để phát hiện để điều trị kịp thời, chúng ta chỉ có thể tìm thấy chúng bên trong phân của chó thông qua các xét nghiệm ( Khá khó để nhìn bằng mắt thường). Vậy làm thế nào để biết được chó có đang bị giun sán hay không, triệu chứng chó bị giun là như thế nào?
Triệu chứng chó bị giun và cách điều trịCó khoảng 5 loại giun sán mà chó thường mắc phải, đó là giun chỉ và 4 loại giun khác sống trong đường ruột là giun móc, giun đũa, giun tóc và sán dây. Khi đi thăm khắm thì bác sỹ thú y sẽ biết cách nhận biết được loại giun nào phổ biến xung quanh khu vực bạn sinh sống cũng như phương pháp xét nghiệm, cách điều trị hiệu quả nhất. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách nhận biết được những triệu chứng ban đầu khi cho bị mắc giun sán và cách chữa trị phù hợp.
Các triệu chứng chó bị giun sán Những cách điều trị giun sán hiệu quả
Đối với giun móc và giun đụa thì các bạn cần phải xổ giun cho chúng và trong một khoảng thời gian nhất định của tiến trình trị, chú chó của bạn cần được đưa đi tái khám để phòng ngừa nguy cơ tái phát ( Lịch khám định kỳ sau điều trị là từ 3-6 tháng).
Có khá nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị giun móc và giun đũa, trong đó có cả những loại thuốc không cần phải kê đơn. Fenbendazole và Pyrantel Pamoate là hai loại thuốc không cần phải có sự cho phép từ bác sỹ thú y có khả năng điều trị tình trạng giun sán ở chó.
Trong trường hợp chó bị nhiễm giun đũa hay giun móc, chúng cần phải được dùng thuốc để ngăn ngừa sự xâm nhập của giun chỉ hàng tháng có chứa thành phần phòng chống giun móc và giun đũa ( Kiểm soát tái nhiễm).
Nếu chó bị nhiễm sán dây thì bạn hoàn toàn có thể dùng Epsiprantel và Praziquantel để điều trị.
Còn với giun tóc thì chúng có thể bị tiêu diệt bằng một số loại thuốc nhất định như Febantel hay Fenbendazole. Quá trình điều trị giun tóc thường kéo dài trong khoảng 5 ngày và điều trị lặp lại trong khoảng 3 tuần. Ngoài ra, chó cũng có thể uống thuốc phòng ngừa giun chỉ hàng tháng để ngăn ngừa sự xâm nhiễm của giun tóc.
Hướng dẫn cách ngăn ngừa nhiễm giun sán
Trên thị trường hiện nay có khả nhiều loại thuốc phòng tránh giun chỉ khác nhau, để có thể chọn mua được sản phẩm phù hợp thì bạn nên trao đổi với người có chuyên môn như bác sỹ thú y chẳng hạn.
Thông thường những loại thuốc ngừa giun chỉ có sẵn sẽ có dạng uống và thoa bên ngoài.
Có một số sản phẩm phòng ngừa giun chỉ có khả năng phòng chống cả bọ chét và ve chó. Tuy không hề có loại thuốc nào có thể phòng chống được toàn bộ các loại giun sán nhưng bác sỹ thú y sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với điều kiện sức khỏe của chú chó nhà bạn.
Thuốc phòng ngừa giun sán cần được sử dụng hàng tháng, mặc dù trên thị trường vẫn có loại thuốc có hiệu quả kéo dai trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ có thể ngăn ngừa giun chỉ, còn với những loại giun sán khác thì hoàn toàn không có tác dụng gì.
Nếu các bạn đang sống ở những nơi không cần thiết phải phòng chống giun chỉ thì chỉ cần cho chó dùng một số loại thuốc điều trị giun sán đường ruột như Fenbendazole, Pamoate, Praziquantel và Pyrantel là được.
Theo dõi tình trạng sức khỏe của chó thương xuyên và liên hệ ngày khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Môi trường sống xung quanh cần được dọn dẹp thường xuyên hơn để loại bỏ đi những yếu tố thúc đẩy sự xâm nhập của giun, sán hay vi khuẩn.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị giun sán nào cũng phải xin ý kiến bác sỹ thú y dù là loại thuốc đó có cần kê đơn hay không.
Trung bình cứ 6-12 tháng thì bạn đưa chó đi xét nghiêm giun sán và sức khỏe toàn diện một lần, bao gồm cả những xét nghiệm phân và máu.
Cả giun sản đường ruột và giun chỉ đều có khả năng khiến chó tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nếu chú chó của bạn bị nhiễm giun móc nặng thì phải đưa chúng đến cơ sở thú y để truyền dịch vào tĩnh mạch, thậm chí là truyền máu nếu chúng mất máu quá nhiều.
Khi xử lý phân chó các bạn nhớ lưu ý cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân chó để hạn chế giun sán có thể lây sang người.
Giun móc có khả năng lây lan sang chó chưa sanh, nếu chú chó của bạn đang mang thai thì nhớ cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu nhiễm giun sán nào.
—
Bệnh Thận Ở Chó: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh thận ở chó xảy ra ở tất cả các giống. Vấn đề này là cấp bách đối với thuốc thú y, bằng chứng là tần suất kháng cáo giúp đỡ của chủ vật nuôi. Nhưng tài liệu thống kê và lâm sàng về bệnh lý thận ở chó ít phổ biến hơn nhiều so với các nghiên cứu khoa học về tỷ lệ mắc bệnh ở mèo.
Bệnh thận thường gặpỞ chó, các loại bệnh thận sau đây là phổ biến nhất:
viêm cầu thận;
viêm bể thận;
xơ cứng thận;
đa nang;
viêm thận kẽ;
bệnh thận thiếu máu cục bộ (đau tim).
Tần suất kháng cáo của chủ sở hữu chó bị suy thận mãn tính và cấp tính là 10% của tất cả các trường hợp. Hơn nữa, bệnh khó, kéo dài, làm gián đoạn hoạt động của nhiều hệ thống và thường dẫn đến cái chết của thú cưng.
Thông thường, bệnh thận xảy ra ở những con chó trên 4 tuổi (80%), nhưng có những bệnh lý ở chó con đến một năm. Điều này rất có thể là do rối loạn tăng trưởng trong tử cung hoặc bất thường trong sự hình thành của thận.
Có một tính thời vụ trong kháng cáo – đỉnh cao rơi vào những tháng mùa thu, do điều kiện khí hậu. Thời tiết ẩm ướt, lạnh, gió dẫn đến hạ thân nhiệt và viêm thận.
Phân loại bệnh lý thậnTất cả các bệnh thận ở chó được phân loại theo một số tiêu chí:
Theo bản chất của sự biểu hiện của quá trình bệnh lý:
Tùy thuộc vào trọng tâm của thiệt hại đối với các cấu trúc của cơ thể:
mô kẽ;
bộ máy cầu thận;
ống thận;
Trong thời gian mắc bệnh:
Về yếu tố nguyên nhân:
truyền nhiễm;
ký sinh trùng;
trao đổi chất;
độc hại;
chấn thương;
Theo tính chất của phân phối:
Theo mức độ nghiêm trọng của quy trình:
nhẹ;
trung bình;
nghiêm trọng;
Theo nguồn gốc:
Bệnh thận ở chó có thể xảy ra như một bệnh lý độc lập (nguyên phát) và là kết quả của các biến chứng của các bệnh chính (thứ phát). Suy thận thứ phát xảy ra trên nền tảng của rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch (bệnh tự miễn), bệnh lý mạch máu xảy ra dưới dạng huyết khối, huyết khối, tăng huyết áp động mạch.
Triệu chứng thường gặp của suy thậnBệnh thận ở chó đi kèm với các triệu chứng chung, nhưng cũng có những biểu hiện đặc trưng chỉ của một loại bệnh lý nhất định. Các triệu chứng bên ngoài của suy thận bao gồm các triệu chứng sau:
thờ ơ và mệt mỏi nhanh chóng của động vật;
chán ăn;
giảm cân;
xanh xao của màng nhầy;
da khô;
đau khi sờ nắn ở vùng thắt lưng và khi đi tiểu;
giảm thị lực;
vi phạm hành vi và phối hợp các phong trào;
tăng ham muốn đi tiểu với giảm thể tích nước tiểu (thiểu niệu), cho đến khi chấm dứt hoàn toàn tiểu tiện (vô niệu);
giữ nước trong cơ thể dẫn đến sự hình thành phù nề;
có dấu hiệu suy tim (đặc biệt là viêm cầu thận);
quá trình viêm được kèm theo sốt;
ngộ độc với các sản phẩm sâu răng dẫn đến nôn mửa, khó chịu phân, co giật.
Các xét nghiệm trong nước tiểu ghi lại sự thay đổi thành phần, thể tích, màu sắc của nó:
nước tiểu trở nên sẫm màu, đục;
mật độ nước tiểu giảm;
trong nước tiểu có sự hiện diện của: protein, máu, tế bào biểu mô bị khử, hình trụ protein được ghi nhận, hàm lượng bạch cầu cao cho thấy bản chất vi khuẩn của bệnh.
Nghiên cứu lâm sàng về máu đánh dấu những thay đổi sau đây:
hàm lượng urê và creatine cao, chỉ ra nhiễm toan;
hàm lượng khoáng chất cao – kali, magiê, phốt pho và giảm canxi và natri;
số lượng hồng cầu giảm vừa phải (thiếu máu);
tăng số lượng bạch cầu trung tính;
tăng ESR.
Sự tiến triển của bệnh lý dẫn đến tăng nhiễm độc bởi các sản phẩm phân hủy, suy yếu cân bằng nội môi muối và pH của cơ thể, giảm quá trình trao đổi chất, tăng phân hủy protein và các quá trình nhựa bị xáo trộn. Thiếu điều trị dẫn đến sự gia tăng các thay đổi bệnh lý và cái chết của con chó.
Phương pháp chẩn đoán bệnh lýĐể xác định nguyên nhân gây bệnh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của quá trình tại các phòng khám thú y, chẩn đoán phân biệt được thực hiện. Nó được thực hiện bằng các kỹ thuật sau:
lâm sàng, sinh hóa, xét nghiệm huyết học máu và nước tiểu;
Siêu âm các chức năng và tình trạng của thận và các cơ quan bụng;
CT scan hoặc MRI trong trường hợp nghi ngờ nhồi máu thận.
Dựa trên kết quả của phòng thí nghiệm, nghiên cứu vật lý, dụng cụ và phân tích thông tin thu thập được, bác sĩ thú y đưa ra chẩn đoán và đưa ra chế độ điều trị riêng. Người ta thấy rằng nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thận ở chó là vi phạm nội dung, lỗi trong chế độ ăn của vật nuôi. Vì vậy, lỗi chính nằm ở chủ sở hữu của động vật.
Phương pháp điều trị bệnh lý thậnViệc điều trị được thực hiện bằng các phương pháp trị liệu như:
điều trị bằng thuốc;
vật lý trị liệu;
chế độ ăn uống;
điều trị phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh lý và các biểu hiện triệu chứng:
Nếu cần thiết và nhiễm độc nặng được chỉ định lọc máu:
chạy thận nhân tạo;
hấp thu máu;
trao đổi huyết tương;
lọc màng bụng.
Liệu pháp ăn kiêng có tầm quan trọng lớn trong điều trị các bệnh lý thận và ngăn ngừa tiến triển và tái phát bệnh. Với sự giúp đỡ của một chế độ ăn uống phát triển đầy đủ thành công:
giảm các triệu chứng bệnh lý ở dạng rối loạn tiêu hóa;
giảm lượng protein trong chế độ ăn uống giúp đối phó với nhiễm toan;
sự gia tăng hàm lượng chất xơ cung cấp một cách khác để loại bỏ độc tố và các sản phẩm trao đổi chất – bằng phân;
đảm bảo cung cấp khoáng chất và vitamin để phục hồi quá trình trao đổi chất;
phục hồi trọng lượng cơ thể với sự trợ giúp của các sản phẩm chứa calo phi protein, vitamin, axit béo thiết yếu.
Trong trường hợp cực đoan, phẫu thuật có thể là cần thiết, ví dụ, để loại bỏ tính toán ra khỏi thận. Vấn đề là không phải tất cả các phòng khám thú y đều có thể điều trị phẫu thuật bệnh lý thận. Để tránh các bệnh lý nghiêm trọng của thận, điều trị kéo dài và tốn kém, cần phải áp dụng các phương pháp phòng ngừa.
Phòng chống bệnh thậnCó một khuynh hướng giống với bệnh lý thận ở chó. Ví dụ, dalmatians, dachshunds, bulinois và chó sục có nhiều khả năng mắc bệnh sỏi tiết niệu hơn các giống chó khác. Do đó, chủ sở hữu phải biết các đặc điểm của giống vật nuôi của mình và thực hiện phòng ngừa bệnh lý thận:
Thường xuyên đến phòng khám thú y để theo dõi tình trạng và chức năng của thận.
Thực hiện theo chế độ uống, đặc biệt là khi cho ăn thức ăn khô và hoạt động vận động cao của chó, cũng như trong thời gian nóng.
Với độ tuổi, nên đến phòng khám thú y thường xuyên – ít nhất 1 lần trong 6 tháng.
Bệnh Ho Cũi Chó – Triệu Chứng, Điều Trị Và Cách Phòng Bệnh Ho Cũi Chó
Bệnh ho cũi chó – Triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh ho cũi chó
Bệnh ho cũi chó thực chất là bệnh viêm khí quản – phế quản, một loại bệnh về đường hô hấp thường gặp ở chó. Căn bệnh này là một dạng bệnh viêm cuống phổi giống như bệnh viêm phổi ở con người chúng ta, bệnh ho cũi chó khá phổ biến trên thế giới và đa số các bé dưới 6 tháng đều từng bị bệnh ho cũi chó ít nhất một lần trong đời.
Triệu chứng của bệnh ho cũi chó:
Ho khan, khạc, tiếng ho của chó nghe như tiếng ngỗng kêu và kéo dài từ 7 – 15 ngày
Ho khạc như bị mắc xương trong cổ
Nôn mửa
Chảy nước mũi, chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra
Chó thường tìm những chỗ râm mát, có hơi lạnh, vũng nước để nằm (nền nhà, dưới các chỗ ẩm hoặc trong nhà vệ sinh )
Mắt hơi đục nhưng khó phát hiện nếu như không có kinh nghiệm, có ghèn
Chó gầy sút nhanh do phát thêm các bệnh vi khuẩn, virus khác như Parvovirus, Carre… tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh , nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch khi đến giai đoạn cuối
Lưu ý:
Trường hợp chó bị ho cũi chó nhẹ thì vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên khi bị nặng hơn thì chúng thường bỏ ăn, sốt cao và hôn mê thì cần đưa đi bác sĩ ngay.
Các chú chó con chưa được tiêm phòng đầy đủ sẽ bị bệnh nặng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh ho cũi chó
Do Virus Canine parainfluenza kết hợp với một số vi khuẩn khác ở đường hô hấp như : Bordetella bronchiseptica… Mycoplasma
P/s: Tại Cảnh Khuyển 24h, hệ thống chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ và được khử trùng thường xuyên. Các bạn có thể xem qua một số hình ảnh ở đây
Cách chuẩn đoán bệnh:
Chó con thường xuyên ho khạc như bị mắc xương trong cổ (triệu chứng nhẹ)
Chó con ho khạc kèm ói ra dịch nhầy (đờm) (triệu chứng nặng hơn)
Thông thường để biết chính xác tình trạng bệnh của chó thì bạn cần cung cấp cho bác sĩ thú y đầy đủ về triệu chứng cụ thể, tiền sử bệnh (nếu có), mức độ tiếp xúc với các giống chó khác…Khi có đầy đủ thông tin thì bác sĩ sẽ bắt đầu xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định chính xác bệnh tốt hơn.
Cách điều trị, chữa bệnh ho cũi chó hiệu quả nhất:
Chú ý: Bệnh ho cũi không có thuốc đặc trị. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên thời gian khá lâu (1-2 tháng) và người nuôi cảm giác rất khó chịu.
[Mẹo]
Liều lượng như sau:
Chó dưới 5kg: cho uống 1/3 viên, ngày 1 lần
Chó 5-10kg: cho uống 1/2 viên, ngày 1 lần
Chó 10-15kg: cho uống 2/3 viên, ngày 1 lần
Chó trên 15kg: cho uống 1 viên, ngày 1 lần
Nếu ho không thuyên giảm thì các bạn có thể tăng liều lượng lên, tuy nhiên cần lưu ý bởi chó sẽ bị nhờn thuốc.
[Mẹo 2]
Các bạn mua Siro ho của người, loại em bé hay người lớn cũng được. Mỗi ngày đổ vào cổ của bé 1 nắp siro ho thì bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Nếu phát hiện chó có biểu hiện của bệnh ho cũi chó thì điều tốt nhất mà bạn cần làm là đưa đến phòng khám. Với những trường hợp nhẹ thì cún có thể tự khỏi nhưng vẫn tuân thủ theo nguyên tắc sau:
Truyền dịch, kháng sinh để phòng chống các bệnh khác đi kèm lúc chó yếu (xin ý kiến bác sĩ)
Hỗ trợ hô hấp và chăm sóc đặc biệt (xin ý kiến bác sĩ)
Giữ chó ở nơi khô ráo, ấm và đặc biệt kín gió
Tuyệt đối không đưa chó ra ngoài trong thời gian bị bệnh (tránh lây cho con khác)
Tách chó bị bệnh ra riêng khỏi các chú chó khác trong nhà (nếu có)
Dùng hơi nước để làm dịu khoang họng của cún bằng cách dùng máy làm ẩm, máy bốc hơi hoặc dùng nước sôi để hơi nước bốc lên (gần giống với xông người khi bị bệnh nhưng ở chó không cần trùm chăn lại)
Tránh các nơi có thuốc lá hay mùi khó chịu khác.
Có thể dùng thuốc giảm ho nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y
Có thể sử dụng thuốc ho của người (rất tốt), tuy nhiên cần dùng đúng liều lượng (người 1, chó 1/3)
Hãy chú ý đến tình trạng của cún cưng mỗi ngày, nếu sau 1 tuần mà cún vẫn bị chảy nước mũi, thở gấp, không chịu ăn thì bạn cần mang tới thú y ngay nếu như không muốn bé bị viêm phổi.
Thông thường nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc này trong 3 tuần thì bệnh ho cũi chó sẽ dần biến mất. Tuy nhiên đối với chó con, chó già hoặc chó bị yếu hơn thì thời gian sẽ là 6 – 8 tuần. Đã có một số trường hợp chó vẫn lây bệnh cho các con khác mặc dù triệu chứng bệnh đã biến mất.
Phòng bệnh ho cũi chó
Nên tiêm vaccine phòng bệnh parainfluenza 6 tháng 1 lần ngay cả với chó trưởng thành
Tẩy trùng khu vực nuôi chó thường xuyên
Giữ ấm cho chó, nuôi ở nơi khô ráo, ăn uống hợp lý và đủ chất để tăng sức đề kháng
Tránh đưa chúng đến những nơi công cộng, tập trung nhiều động vật
Luôn luôn quan sát cún cưng kĩ càng và chuẩn bị trong trường hợp cún lây nhiễm bệnh
Bài viết được tham khảo từ website American Society for the Prevention of Cruelty to Animals – ASPCA và kinh nghiệm thực tế từ trung tâm.
Lưu ý: Cách chữa ở trên có thể không có tác dụng đối với chú cún của bạn. Nếu bài viết thực sự giúp đỡ được chú cún của bạn khỏi bệnh, đừng tiếc 1 đánh giá 5* để người sau cùng thực hiện. Xin cảm ơn!
4.8
/
5
(
20
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Ong Đốt, Triệu Chứng, Cách Phòng Và Cách Điều Trị trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!