Xu Hướng 6/2023 # Chó Bị Nôn Mửa: Hướng Dẫn Cách Xử Lý # Top 12 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chó Bị Nôn Mửa: Hướng Dẫn Cách Xử Lý # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Chó Bị Nôn Mửa: Hướng Dẫn Cách Xử Lý được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó bị nôn mửa là hiện tượng các chất bị đẩy ra khỏi miệng một cách không mong muốn, dưới lực tác động và co bóp của các cơ dạ dày.

Chó bị nôn mửa chỉ đơn giản bởi vì có thể nó đã ăn phải một loại thức ăn không phù hợp, ăn quá nhiều hoặc quá nhanh trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nguyên nhân có thể phức tạp hơn – do chúng bị nhiễm độc hay gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nào đó.

Đa phần nếu ta hiểu và nắm rõ được tình hình cũng như kịp thời xử lý thì thì sẽ không sao nhưng ngược lại có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí là rối loạn tiêu hóa.

Triệu chứng

Trước khi chó bị nôn, nôn hoặc khi cảm thấy buồn nôn, chó thường chảy nước dãi, tự liếm môi và nuốt nước bọt liên tục. Đôi lúc chúng thậm chí còn ăn cỏ – để giải tỏa cảm giác khó chịu ngứa ngáy trong dạ dày, hay tự làm xao lãng cơn buồn nôn.

Cần phân biệt rõ nôn mửa với trào ngược – hiện tượng thức ăn quay ngược trở lại khỏi miệng khi chưa được tiêu hóa. Trào ngược xảy ra tự nhiên, không có sự tác động của các cơ dạ dày. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra trào ngược, hơn nữa nó lại khác hẳn với nôn mửa, vì thế không thể coi chúng là một.

Như vậy, để cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho việc chẩn đoán của bác sỹ thú y được chính xác hơn, bạn cần phải quan sát đầy đủ và cẩn thận tất cả các triệu chứng:

Tần suất nôn: Nếu con chó bị nôn một lần và vẫn ăn uống điều độ, đi tiểu bình thường thì đó có thể chỉ là một trường hợp riêng lẻ do 1 nguyên nhân cấp tính nào đó.

Có bị tiêu chảy không?

Chó có mất nước nhiều không?

Chó có lâm vào trạng thái hôn mê không?

Có nôn ra máu không?

Có giảm cân không?

Cún có thay đổi khẩu vị không?

Lượng nước uống vào và nước tiểu thải ra tăng hay giảm?

Xử lí khẩn cấp

Đối với những cơn nôn mửa nghiêm trọng, không dứt:

Loại bỏ tất cả thức ăn mà cún đã ăn gần nhất. Nếu cún cưng vẫn duy trì trạng thái tỉnh táo và chỉ nôn một lần duy nhất, không nhất thiết phải gọi bác sĩ thú y. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng sau xuất hiện, bạn cần đưa chúng đến phòng khám ngay lập tức:

Trong thành phần nôn có máu.

Cún bị sốc, mất nước, trướng bụng, sốt, tiêu chảy hay có biểu hiện mệt mỏi, chán nản.

Phần nướu răng của cún chuyển màu xanh xám hoặc vàng.

Bạn nghi ngờ cún bị ngộ độc thức ăn hay nuốt phải chất độc hại.

Chú cún của bạn là cún con, hoặc chưa từng được tiêm chủng đầy đủ.

Đối với những cơn nôn mửa gián đoạn, hoặc trong trường hợp cún không bị sốc hay mất nước:

Không cho cún ăn trong vòng 12 tiếng sau khi nôn. Cho chúng những viên nước đá để liếm, hoặc cho uống một ít nước, nửa tiếng một lần.

Sau khoảng 12 – 24 tiếng tính từ lần nôn đầu tiên, bắt đầu cho chúng ăn lại với thức ăn nhẹ. Tốt nhất là bạn nên trộn cơm với thịt ức gà, cho chúng ăn thử một vài muỗng xem chúng có tiếp tục nôn mửa không. Nếu không, cho chúng ăn một ít thức ăn nhẹ, 1 – 2 tiếng một lần.

Khi cơn nôn mửa hoàn toàn chấm dứt, bạn có thể cho cún quay lại chế độ ăn thông thường vào ngày tiếp theo.

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Tại Nhà Trong Trường Hợp Bé Bị Chó Cắn

Khi phát hiện bé bị chó cắn ngay lập tức trấn an tinh thần bé để bé tránh hoảng loạn, lo lắng.

Cần kiểm tra ngay tình trạng vết thương của bé: vết thương trầy xước da hay có chảy, nhỏ hay to, sâu hay nông, tại vị trí nào trên cơ thể … Sau đó tiến hành sơ cứu ban đầu:

1.1 Đối với trường hợp trẻ em bị chó cắn không chảy máu

Nếu vết thương chỉ là trầy xước nhẹ thì không quá lo lắng, có thể sơ cứu tại nhà và theo dõi thêm.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh.

Tiếp theo dùng các loại nước sát khuẩn như cồn 70 độ, dung dịch iod hoặc nước muối loãng để loại bỏ tận gốc mầm bệnh.

Tuyệt đối không dùng các chất kích thích để loại bỏ mầm bệnh như như axit, nước ép, nhựa cây, ớt bột

Sau khi sát khuẩn xong, dùng miếng vải mỏng băng nhẹ lại, tránh băng chặt kín vết thương.

1.2 Đối với trường hợp em bé bị chó cắn chảy máu

Nhanh chóng lau rửa vết thương và sát trùng lại bằng nước muối loãng, oxy già, cồn … Tiến hành cầm máu cho bé bằng cách đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương rồi chờ trong vòng 7 phút rồi đặt thêm miếng gạc khác. Bạn nên giữ miếng gạc đó cho đến khi máu ngừng chảy.

Nếu tại nhà có thuốc kháng sinh, thì bôi lên vết cắn ít kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. Băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng bụi bẩn và đồng thời làm giảm cơn đau ở vết cắn.

Trường hợp vết thương sâu và bị phun nhiều máu, máu bị chảy thành tia thì bạn cần phải dùng dây thun và garô xung quanh vết thương. Rồi nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu ngay. Vết thương bị chó cắn cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

Bị chó cắn rất nguy hiểm, nhất là chó dại cắn. Loại virus nguy hiểm này có thể tồn tại ở bất kì loại đồng vật nào, đặc biệt là chó, dù cho chó nhà nuôi hay chó ngoài đường thì sau khi sơ cứu vết thương xong cần nên đến trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắcxin phòng bệnh.

2.Tiêm phòng cho trẻ để đảm bảo sự an toàn

Mọi trẻ em cần được tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Tùy vào tình trạng của vết thương và tiền sử tiêm phòng mà bác sỹ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván, đồng thời tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vaccin dại và huyết thanh kháng dại:

Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.

Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… dù vết cắn nhẹ.

Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.

Không theo dõi được con vật.

Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.

3. Những điều cần biết trong cách phòng chống chó dại cắn

Thường xuyên tiêm ngừa phòng dại cho chó, mèo theo định kỳ.

Khi nuôi chó, mèo cũng cần giữ vệ sinh, tắm rửa cho có, có chuồng hoặc xích để nhốt chó lại. Khi đưa chó đi dạo hạn chế để chó chạy nhông, cần đeo rọ mõm cho chó.

Khi bị chó cắn, cần bĩnh tĩnh tuân thủ thực hiện các bước trên. Đặc biệt không dùng các loại thuốc nam, hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng đắp lên vết cắn.

Bố mẹ trông con cẩn thận, không để con vui chơi cùng chó mèo, dạy con việc tự bảo vệ bản thân, không tiếp xúc hay chọc phá chó mèo.

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Hỏa Táng Xác Chó Mèo Sau Khi Mất

Khi chó mèo cưng của mình ra đi, thật không dễ dàng để chấp nhận. Sau bao nhiêu năm gắn bó, bé đã mãi mãi rời khỏi vòng tay bạn là một điều mà bất cứ chủ nuôi nào cũng sẽ không khỏi đau buồn.

Vậy sau đó mọi người thường chọn cách nào để xử lý xác của các bé đã mất?

#1:Vứt xác xuống sông. Đây là hành động vi phạm văn hóa đô thị và gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, không ít người đã đem xác động vật vứt trôi sông khi chúng mất.

#2: Đem bỏ ở bãi rác, khu đất trống nào đó. Đây cũng là hành động vi phạm văn hóa đô thị khi vứt xác động vật chưa tiêu hủy ra ngoài môi trường cộng đồng.

Thực tế, xe rác thường sẽ không chấp nhận nhận tiêu hủy xác chó mèo dùm bạn, trừ khi bạn cho thêm họ một hai trăm ngàn. Nhưng cách này suy cho cùng cũng không được tình nghĩa cho lắm.

#4: Đem chôn. Nếu bạn có đất trống và chôn thú cưng của mình sau khi mất thì cũng là lựa chọn tốt.

#5: Giao cho các phòng mạch thú y nhận tiêu hủy xác chó mèo. Cách này được các chủ nuôi lựa chọn nhiều nhất. Nhưng bạn sẽ không thể chắc chắn được họ có thật sự hỏa táng thú cưng của bạn như họ nói hay không, bạn sẽ không có căn cứ để xác minh chính xác được đâu. Thực tế rất ít phòng mạch mang thú cưng của bạn đi hỏa táng như họ nói, mình đã từng chứng kiến và thực sự buồn.

#6: Hỏa táng chó mèo. Đây là hướng giải quyết tốt nhất và được khuyến khích nhất. Chó mèo sau khi mất được hỏa táng là hành động văn minh và cũng góp phần bảo vệ môi trường. Đây có thể xem là hướng giải quyết tình nghĩa và văn minh nhất.

Hỏa táng chó mèo như thế nào?

Hiện nay, các trung tâm hỏa táng gần như đều nhận hỏa táng xác động vật sau khi mất để góp phần bảo vệ môi trường từ sau đại dịch H5N1. Nếu ở Hồ Chí Minh, bạn có thể đến trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa để hỏa táng thú cưng của mình.

Ở đây, có dịch vụ hỏa táng dành riêng cho động vật nói chung, cũng như chó mèo nói riêng. Về chi phí hỏa táng, chắc chắn sẽ rẻ hơn ở các phòng mạch rất nhiều, một điều quan trọng nữa là bạn sẽ chắc chắn được thú cưng của mình sẽ được hỏa táng mà bình yên an nghỉ.

Thủ tục đăng ký hỏa táng chó mèo ở đây rất nhanh, bạn chỉ mất khoảng 5 phút nếu đăng ký hỏa táng không lấy cốt. Còn nếu muốn lấy cốt, bạn sẽ mất tầm 2-3 tiếng để chờ đợi lấy cốt bé ngay sau đó và có camera ghi hình cho bạn quan sát tiến trình hỏa táng bé.

Bạn cần làm gì sau khi chó mèo mất

Bạn có thể vệ sinh lại bé sạch sẽ nếu muốn. Sau đó hãy bọc bé lại bằng giấy hoặc khăn. Cuối cũng là cho bé vào thùng xốp hay thùng giấy carton và dán keo đóng gói lại để đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như tránh lây nhiễm mầm bệnh hay vi khuẩn ra bên ngoài môi trường. Cuối cùng là chở bé đến trung tâm hỏa táng để hỏa táng bé.

Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa ở Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Tân Kỳ Tân Quý, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân.

Cổng vào trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa.

Từ cổng bước vào bạn sẽ thấy có một chú bảo vệ ngồi đó. Bạn nói chú bảo vệ muốn hỏa táng chó hay mèo. Chú sẽ dắt bạn đến cái xe màu đỏ có ghi “Xe di chuyển thú cưng”. Kế bên cái xe có cái cân. Bạn để hộp đựng bé lên cân, sau khi cân, bạn để bé lên xe màu đỏ đó.

Rồi chú sẽ dắt bạn vào văn phòng đăng ký tên họ và làm thủ tục đăng ký hỏa táng. Tại đây, bạn có thể chọn hỏa táng không lấy cốt hoặc hỏa táng lấy cốt.

Giá cả: – Hỏa táng không lấy cốt: Hỏa táng cùng nhiều xác động vật khác.

Từ 1-6kg: 110,000 đồng.

Từ 7kg trở lên: Cộng thêm 16,500 đồng/kg

– Hỏa táng lấy cốt: Hỏa táng riêng chỉ mỗi bé của bạn.

Từ 1-14kg: 880,000 đồng.

Từ 15kg trở lên: 1,100,000 đồng.

Thời gian làm việc: – Thời gian tiếp nhận: 24/7. – Hỏa táng lấy cốt: 6h00 – 19h00.

Nếu chọn hỏa táng không lấy cốt, bạn chỉ mất khoảng 5 phút để đăng ký.

Sau khi nhận được phiếu thu đăng ký hỏa táng có đóng mộc đỏ, bạn có thể về rồi. Còn nếu đăng ký lấy cốt, bạn sẽ ở lại đợi tầm 2-3 tiếng để đợi nhận cốt của bé. Sẽ có camera ghi hình cho bạn quan sát quá trình hỏa táng bé.

Khuyên bạn nên đi vào lúc sáng sớm đường sẽ dễ đi và thoải mái không kẹt xe. Trung tâm mở cửa khá sớm (6h00) nên bạn có thể tranh thủ đi sớm rồi sau đó quay về đi làm sẽ vẫn còn kịp thời gian.

Chó Bị Nôn Ra Bọt Vàng Bọt Trắng Là Bị Bệnh Gì? Cách Xử Lý Ra Sao?

Chó bị nôn ra bọt vàng bọt trắng là mắc bệnh gì?

Nếu bỗng dưng một ngày, chú chó của bạn có biểu hiện mệt mỏi. Sau đó, chó nôn ra nước bọt trắng, bọt vàng. Chúng ta phải làm gì trong trường hợp đó? Khi chó bỏ ăn nôn ra nước bọt thì có thể đã mắc bệnh hoặc mắc phải dị vật trong họng. Tùy vào từng trường hợp, từng căn bệnh mà sẽ có những cách xử lý khác nhau.

Chó bị nôn ra bọt trắng vì mắc dị vật ở cổ họng hoặc dạ dày

Trong trường hợp chú chó của bạn khi ăn, gặm một thứ gì đó mà trót nuốt phải miếng quá lớn. Dị vật sẽ bị mắc lại ở cổ họng hoặc trôi xuống dạ dày. Lúc đó, cún sẽ thấy khó chịu, nghẹn tức và đau. Theo phản xạ của cơ thể, các bạn ấy sẽ có triệu chứng nôn để đẩy dị vật đó ra khỏi cơ thể.

Nếu thấy chó bị nôn ra bọt vàng bọt trắng cộng với việc liên tục há lớn miệng và co thắt bụng muốn nôn nữa thì rất có thể chó đã bị mắc dị vật. Nếu mắc ở cổ họng thì chúng ta có thể quan sát bằng mắt thấy phần cổ hơi phình ra. Hoặc nhìn qua miệng chú chó cũng có thể thấy được. Nhưng nếu mắc ở dạ dày thì hơi khó. Việc này sẽ cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ thú y để có thể gắp được dị vật ra. Các dị vật thường gặp là những khúc xương gà, xương lợn, xương cá lớn mà chú chó không nhai nhỏ ra được.

Chó bị viêm đường ruột

Viêm đường ruột là một trong những căn bệnh thường gặp ở các chú chó. Nếu thấy các em ấy có biểu hiện chó bỏ ăn mệt mỏi nôn mửa, chó nôn ra bọt trắng hay chó bị nôn ra bọt vàng thì khả năng bị viêm đường ruột cũng rất cao. Căn bệnh này sẽ kèm theo triệu chứng sốt và tiêu chảy kéo dài. Nếu không được chữa trị ngay mà để bệnh kéo dài, chú chó sẽ dần kiệt sức, mất nước và khó sống sót được.

Chó nôn bỏ ăn – dấu hiệu mắc bệnh Parvo

Parvo là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gặp ở chó. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Biện pháp hữu hiệu nhất chính là tiêm phòng ngừa cho chó ngay từ khi còn nhỏ. Parvo có thể đe dọa trực tiếp sinh mệnh nhỏ nhoi của chú chó. Chó mắc bệnh này sẽ mất sau đó khoảng 2,3 ngày. Các triệu chứng của bệnh Parvo như sau:

Chó bỏ ăn và nôn

Chó bị nôn ra bọt vàng bọt trắng

Chó mệt mỏi, ủ rũ, nằm yên một chỗ chứ không hoạt bát như hằng ngày

Tiêu chảy kéo dài, phân có bốc mùi lạ

Tuy căn bệnh Parvo nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và chữa trị kịp thời thì cún vẫn có cơ hội sống sót. Hãy mang ngay chú chó nhà bạn đến trạm y tế thú y để được xét nghiệm. Nếu kết quả cho ra dương tính với virus Parvo thì các bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh và truyền dịch cho cún.

Khi đưa cún về nhà thị bạn chó cún uống nước lá ổi đặc. Lá ổi có công dụng giảm nôn và giảm tiêu chảy. Từ đó giúp chú chó hạn chế bị mất nước. Đặc điểm của bệnh Parvo chính là làm chó mất nước nhanh dẫn đến kiệt quệ rồi chết. Vì vậy điều bạn cần làm chính là giúp chú chó hạn chế mất nước. Chó sẽ không uống nước lá ổi đâu. Bạn hãy dùng xilanh bơm vào miệng các em ấy để ép các em ấy phải uống. Trong vòng 5 đến 6 ngày, cún có thể khỏi hoàn toàn.

Chó mắc bệnh Care

Nếu chó bị nôn không chịu ăn kèm nổi các mẩn đỏ nổi khắp người thì đây là dấu hiệu cún bị bệnh Care. Bệnh này cũng là chó bị nôn ra bọt vàng bọt trắng. Nếu ai đã từng có chó mắc bệnh Care thì sẽ thấu hiểu được căn bệnh này nguy hiểm như thế nào và chăm cún cực ra sao. Bệnh Care phát triển theo từng giai đoạn và gây suy nhược cho cơ thể cún, sức đề kháng cũng giảm theo. Bệnh này tác động và ảnh hưởng tới toàn bộ cơ quan hệ thống trong cơ thể cún. Nó gây áp lực lên toàn bộ, làm cún ốm yếu và rất mệt mỏi. Nhìn chó bỏ ăn nôn thốc tháo rất đáng thương. Dấu hiệu nhận biết từng cơ quan bị tổn thương bởi bệnh Care như sau:

Hệ hô hấp: Cún bị chảy nước mũi kèm dịch màu nâu. Sau đó cún thở gấp và có tiếng khò khè

Hệ tiêu hóa: chó nôn ra dịch vàng có bọt, chó bị tiêu chảy, phân nhầy và có mùi tanh. Khủng khiếp hơn là màu phân thay đổi dần khi bệnh phát triển nặng lên. Tới ngưỡng thì cún đi ra máu và chết.

Hệ thần kinh: Mắt cún trở nên đục ngầu, nhìn lờ đờ. Xuất hiện mủ, loét. Ở bụng dưới và phần bẹn nổi lên các chấm đỏ như người bị dị ứng. Chó bị nôn bỏ ăn, người mệt mỏi. Thỉnh thoảng có thể bị co giật.

Các trường hợp khách quan khác khiến chó bị nôn ra bọt vàng bọt trắng

Ngoài bị bệnh thì còn những trường hợp khách quan khác cũng có thể làm chú chó bị nôn.

Do chế độ và khẩu phần ăn bị thay đổi đột ngột

Với các bé cún mới được “chuyển nhà” đến sống với chủ mới, do chưa quen với khẩu phần và chế độ ăn của người chủ mới khiến chó ói. Nguyên nhân là do các hệ tiêu hóa của các bé ấy chưa kịp thích nghi được với khẩu phần ăn mới. Cơ thể bé không tiếp nhận nên cho oi hết ra. Đặc biệt là các bé cún con non nớt. Với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chó con bỏ ăn và nôn là điều thường dễ thấy. Vì vậy, trước khi mua cún về, các bạn hãy hỏi chủ cũ khẩu phần ăn của các bé và tiếp tục duy trì khẩu phần ăn đó. Nếu muốn thay đổi thì cũng phải cần có thời gian và thay đổi dần dần. Vội vàng sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của các bé.

Do thời tiết mà môi trường

Có thể các bạn không ngờ tới, thời tiết và môi trường cũng là tác nhân khiến chó bị nôn ra bọt vàng bọt trắng. Môi trường là nơi sống gắn bó của cún, nếu không hợp thời tiết và môi trường thì khó mà sống được. Nôn ói chỉ là một biểu hiện của việc không thích nghi được với môi trường. Đặc biệt là môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hiện nay. Trong các thành phố lớn, khói bụi tràn ngập như sương mù. Theo một nghiên cứu gần đây nhất, Hà Nội đã đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, đứng trên cả thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc. Thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến chó bỏ ăn nôn dịch vàng.

Vì vậy, trước khi nuôi các bé thì các bạn hãy tìm hiểu xem quê hương xuất xứ của cún ở đâu và thời tiết bên đó thế nào. Nếu đưa về Việt Nam thì các bé có thích nghi được với khí hậu ở đây không.

Các phương pháp phòng tránh giúp chú chó không bị nôn

Dựa theo những nguyên nhân khiến chó nôn ra dịch vàng, chó bị nôn và đi ngoài, chúng ta có thể đúc kết lại các phương pháp phòng tránh như sau:

Đối với những giống chó cảnh hay mắc bệnh cần tiêm phòng bệnh đầy đủ

Nuôi thú cưng hợp với khí hậu thời tiết nơi bạn sinh sống

Cho thú cưng khẩu phần ăn khoa học, hợp lý, không thay đổi đột ngột

Không để chó lục lọi ăn đồ ăn linh tinh, không cho cún ăn xương quá lớn đặc biệt là các bé cún nhỏ.

Nếu thấy bé có dấu hiệu nôn ra bọt trắng, bọt vàng thì nhanh chóng đưa đến gặp bác sĩ thú y để có kết luận chính xác nhất.

Hoặc các bạn chọn một cơ sở bán thú cưng uy tín như Dogily Petshop để được tư vấn chọn một chú cún thích hợp nhất. Bạn cũng sẽ được hỗ trợ thêm thông tin cụ thể hơn về cách chăm sóc và môi trường chuẩn cho cún yêu. Hay liên hệ đến các cơ sở bệnh viện thú cưng của chúng tôi tại Hà Nội và Tphcm để được chữa trị kịp thời.

Địa chỉ: 860 Đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Địa chỉ: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Địa chỉ: 59/7a Bis, Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh

Email: dogily@gmail.com

Hotline 1: 0916299911

Hotline 2: 0965086079

https://dogily.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Nôn Mửa: Hướng Dẫn Cách Xử Lý trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!